1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thực trạng thu hút đầu tư fdi của malaysia

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 90,77 KB

Nội dung

⮚ Thuận lợi: − Nguồn tài nguyên đa dạng: Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, bao gồm dầu mỏ, khoáng sản, rừng và đất đai màu mỡ, tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp khác nha

Trang 1

Thực trạng thu hút đầu tư FDI của Malaysia

1 Môi trường đầu tư

1.1 Vị trí địa lý

Malaysia là quốc gia nằm khu vực Đông Nam Á, nằm ở phía Bắc đường xích đạo, gồm hai khu vực không liền kề: Bán đảo Malaysia (Semenanjung Malaysia) hay còn được gọi là Tây Malaysia (Malaysia Barat) nằm trên bán đảo Mã Lai và Đông Malaysia (Malaysia Timur), nằm trên đảo Borneo Thủ đô Malaysia là Kuala Lumpur, nằm ở bán đảo phía Tây, cách 40 km từ bờ biển; trung tâm hành chính, Putrajaya, nằm cách Thủ đô Kuala Lumper khoảng 25 km về phía Nam.

Bán đảo phía Tây Malaysia có phía Bắc giáp với Thái Lan, có đường biến giới chung vào khoảng 480 km Phía Nam giáp với Singapore, về phía Tây Nam, qua eo biển Malacca là đảo Sumatra ở Indonesia Bán đảo phía Đông Malaysia bao gồm hai tiểu bang lớn nhất của đất nước, Sarawak và Sabah, hai tiểu bang này chiếm khoảng một phần tư phía Bắc của hòn đảo lớn Borneo và chia sẻ ranh giới đất liền với Indonesia (Kalimantan) Tổng diện tích của Malaysia là 330,803 km2, trong đó: bán đảo Tây Malaysia chiếm khoảng 40% và Đông Malaysia khoảng 60%.

⮚ Thuận lợi:

Vị trí địa lý chiến lược: Malaysia nằm ở một trong số những vị trí đắc địa trong khu vực Đông Nam Á, gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ bên cạnh đó còn

Trang 2

có eo biển Malacca Điều này tạo thuận lợi cho việc xây dựng các trạm trung chuyển lớn và cơ sở sản xuất để phục vụ cho các thị trường này

⮚ Khó khăn:

Malaysia thường phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu như mưa lũ và ô nhiễm không khí Mưa lũ có thể gây ngập lụt và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, trong khi ô nhiễm không khí, đặc biệt là trong các thành phố lớn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc Những biến đổi này có thể tạo ra không chắc chắn về nguồn cung cấp và giá cả, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư FDI

1.2 Dân số

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc: Dân số hiện tại của Malaysia là 33.471.674 người vào ngày 24/03/2023, chiếm 0,42% dân số thế giới Malaysia đang đứng thứ 45 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ ,16% dân số sống ở thành thị (25.935.659 người vào năm 2019) Độ tuổi trung bình ở Malaysia là 31,4 tuổi.

⮚ Thuận lợi:

Dân số lớn: Với hơn 33 triệu người, Malaysia có một thị trường tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài Điều này có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc phát triển kinh doanh của họ trong nước.

Trang 3

Dân số trẻ: Với độ tuổi trung bình 31,4 tuổi, Malaysia có một lực lượng lao động trẻ và năng động, có thể thu hút các công ty muốn tìm kiếm lao động trình độ cao và sáng tạo.

⮚ Khó khăn:

Cạnh tranh trong tìm kiếm lao động có trình độ cao: Mặc dù Malaysia có nhiều lao động trình độ cao, nhưng sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút nhân tài có thể là một thách thức Các quốc gia khác có thể cung cấp những chính sách và lợi ích hấp dẫn hơn để thu hút nhân tài quốc tế.

Phân phối dân số không đều: Dân số tập trung ở các khu vực đô thị lớn, trong khi các vùng nông thôn có thể gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư Điều này có thể dẫn đến sự bất đối xứng trong phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Đất nước này có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai màu mỡ cho nông nghiệp, khoáng sản và rừng rộng lớn Nguồn tài nguyên chính của quốc gia chắc chắn là dầu mỏ

Dầu Khí: là nguồn tài nguyên quan trọng của Malaysia, góp phần lớn vào doanh thu xuất khẩu Các trữ lượng dầu khí nằm ngoài khơi, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất điện năng và đảm bảo cung ứng năng lượng đáng tin cậy cho đất nước Điều này hỗ trợ phát triển kinh tế và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia.

Trang 4

Khoáng Sản: Malaysia cũng có một số địa điểm khai thác khoáng sản như vàng, đồng, thiếc, cát silic, bô xít và đá vôi.

Nông Lâm Nghiệp: Nông nghiệp là một ngành quan trọng ở Malaysia vì nó chiếm khoảng 12% GDP quốc gia Ngoài ra, lĩnh vực này còn tạo cơ hội việc làm cho khoảng 16% dân số Ngày nay, đất nước này là nước xuất khẩu hàng đầu về cả nông sản và tài nguyên thiên nhiên trên thế giới Một số sản phẩm nước này xuất khẩu bao gồm gỗ, dầu cọ, cao su tự nhiên, thuốc lá và hạt tiêu

⮚ Thuận lợi:

− Nguồn tài nguyên đa dạng: Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, bao gồm dầu mỏ, khoáng sản, rừng và đất đai màu mỡ, tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp khác nhau và thu hút FDI trong nhiều lĩnh vực.

− Tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên: Malaysia có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên đáng kể, giúp đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư trong ngành năng lượng.

⮚ Thách thức:

− Môi trường: Sự mở rộng nhanh chóng của công nghiệp rừng, đặc biệt sau thập niên 1960, đã mang lại những vấn đề về xói mòn nghiêm trọng với các nguồn tài nguyên rừng quốc gia.

− Thiếu hụt tài nguyên: Trên đất liền, Malaysia thiếu hụt tài nguyên khoáng sản − Cạnh tranh: Malaysia đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc

gia khác, như Việt Nam, trong lĩnh vực bán dẫn.

Trang 5

1.4 Văn hóa – xã hội

Malaysia là một đất nước đa văn hóa do sự hòa trộn của những nền văn hoá Mã Lai, Trung Quốc, Ấn Độ,v.v và nền văn hóa bản địa Orang Asli (thổ dân).

Mặc dù ở Malaysia có những con đường và những tòa cao ốc hiện đại và họ ứng dụng những công nghệ truyền thông hiện đại nhất, người dân Malaysia vẫn bảo tồn những truyền thống, phong tục xa xưa mà vẫn giữ gìn những giá trị truyền thống Người Malaysia nổi bật với tính cách nồng nhiệt và thân thiện, đó là một đặt điểm nổi bật tượng trưng cho một đất nước giàu truyền thống của họ.

Tôn giáo: Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia Theo số liệu thống kê gần đây, Malaysia có 61,3% Hồi giáo (Sunni), Tôn giáo khác: 19,8% Phật giáo 9,2% Cơ Đốc giáo 6,2% Ấn Độ giáo 3,4% khác

⮚ Thuận lợi:

Đa dạng văn hóa: Sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa như Mã Lai, Trung Quốc, Ấn Độ và văn hóa bản địa Orang Asli tạo nên một xã hội đa dạng, linh hoạt và mở cửa Điều này có thể thu hút các nhà đầu tư từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

⮚ Khó khăn:

Trang 6

Ngôn ngữ và giao tiếp: Sự đa dạng văn hóa có thể tạo ra khó khăn trong giao tiếp và hiểu biết văn hóa, đặc biệt đối với những người không quen với văn hóa và ngôn ngữ của Malaysia

1.5 Chính trị - pháp luật

Malaysia theo mô hình quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến với Quốc vương là lãnh đạo tối cao Hệ thống chính trị của Malaysia theo mô hình gần với hệ thống Quốc hội Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh Nguyên thủ quốc gia cao nhất là Quốc vương Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Pháp luật của Malaysia có những đặc điểm quan trọng như hệ thống pháp luật kết hợp gồm pháp luật quốc gia và pháp luật Hồi giáo, Hiến pháp Liên bang và Hiến pháp các bang thành viên, hệ thống tòa án đa dạng, và đa dạng về văn hóa và tôn giáo Công dân Malaysia được bảo vệ quyền cá nhân và tham gia vào quyết định chính trị, trong khi các đảng chính trị cạnh tranh để kiểm soát chính phủ Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được thúc đẩy, và pháp luật áp đặt các hình phạt cho vi phạm pháp luật, bao gồm tù chung thân và tù tập trung Tất cả những yếu tố này cùng tạo nên một hệ thống pháp luật phức tạp và đa dạng, phản ánh sự đa dạng và phức tạp của quốc gia Malaysia.

⮚ Thuận lợi:

Trang 7

Sự mạnh mẽ của hệ thống pháp luật tại Malaysia là một yếu tố quan trọng giúp nước này thu hút FDI Chỉ số thực thi pháp luật của Malaysia xếp hạng cao trong bảng xếp hạng quốc tế (đứng thứ 55 trên tổng số 142 quốc gia), tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các nhà đầu tư dài hạn.

⮚ Khó khăn:

Hình 1 Biểu đồ thể hiện sự ổn định chính trị của Malaysia

Dựa vào biểu đồ, ta có thể nhận thấy rằng tình hình chính trị tại Malaysia đã trải qua nhiều biến đổi và không ổn định Trong thời gian gần đây, chỉ số ổn định chính trị tại đây chỉ đạt mức 0.14 trên tổng điểm 2.5 Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các quốc gia quan tâm đến việc đầu tư vào Malaysia.

1.6 Điều kiện kinh tế

Kinh tế Malaysia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiếp cận mức phát triển Năm 2019, quốc gia này có quy mô GDP danh nghĩa đạt 365,3 tỷ USD, lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 33 thế giới, thứ 11 châu Á Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 11.484 USD/người

Trang 8

● Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp Malaysia sử dụng khoảng 10% dân số và đóng góp 7% GDP (Theo số liệu Ngân hàng Thế giới, năm 2019) Malaysia là quốc gia sản xuất dầu cọ, gỗ nhiệt đới và xuất khẩu gạo lớn

● Công nghiệp: Ngành công nghiệp Malaysia sử dụng khoảng 27% dân số và đóng góp 37.4% GDP (Theo số liệu Ngân hàng Thế giới, năm 2019) Malaysia đã tận dụng nguồn nguyên liệu thô như dầu, khí đốt, đồng và Bauxile để phát triển công nghiệp Ngoài ra, Malaysia còn là quốc gia sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới Đây cũng là một trong những điểm mạnh giúp Malaysia thu hút nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài và qua đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia Nhất là khi Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao và phần mềm

● Dịch vụ: Ngành dịch vụ Malaysia sử dụng khoảng 63% dân số và đóng góp 54.2% GDP (Theo số liệu Ngân hàng Thế giới, năm 2019) Các dịch vụ chính liên quan tới hoạt động thương mại phân phối, du lịch và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giao thông Trong đó, du lịch có tiềm năng phát triển nhất, chiếm 7% GDP với 26.1 triệu khách du lịch đến từ nước ngoài.

Trang 9

● Cơ sở hạ tầng của Malaysia đã được phát triển và cải thiện đáng kể, bao gồm hệ

thống giao thông hiện đại với đường cao tốc, đường sắt, cảng biển và sân bay quốc tế Các cảng biển như Port Klang và Tanjung Pelepas đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu Sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) là một trong những sân bay lớn và hiện đại tại Đông Á Malaysia cũng có hệ thống năng lượng đáng tin cậy và đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm khu công nghiệp và trung tâm nghiên cứu Tất cả những cải thiện này đã hỗ trợ sự phát triển kinh tế của quốc gia và thu hút đầu tư và thương mại quốc tế.

Malaysia đã xây dựng một hệ thống kết nối mạnh mẽ với các nền kinh tế khác, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới Với việc là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, CPTPP và RCEP, Malaysia tận dụng cơ hội để mở rộng thương mại và đầu tư với các đối tác quan trọng Chính phủ Malaysia đã đặt ra các chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Với Kuala Lumpur là một trung tâm tài chính và kinh tế quốc tế, Malaysia thu hút sự chú ý từ các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế Đồng thời, việc đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng vận tải và logistics cũng đã cải thiện khả năng kết nối với các cảng biển, sân bay và đường giao thông quan trọng Các doanh nghiệp Malaysia thực hiện các dự án đầu tư hải ngoại, mở rộng sự hiện diện và tăng cường kết nối với các thị trường quốc tế.

Hơn nữa, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cũng được khuyến khích, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cao cấp Tất cả những nỗ lực này đã giúp

Trang 10

Malaysia xây dựng và duy trì một mạng lưới kết nối mạnh mẽ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô và doanh nghiệp quốc tế mở rộng hoạt động của mình

Nền kinh tế Halal của Malaysia:

'Halal' là một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là 'được phép' hoặc 'hợp pháp' trong đạo Hồi Nó thể hiện những giá trị phổ quát tốt đẹp và lành mạnh, bao gồm tính bền vững trong phục hồi sức khỏe, chăm sóc động vật và môi trường, thương mại công bằng và chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức.

Năm 2020, nền kinh tế Halal đóng góp khoảng 7,5% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia Malaysia hiện dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Kinh tế Hồi giáo Toàn cầu (GIEI) Trong Kế hoạch Malaysia lần thứ 12, một trong những chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Malaysia là thông qua việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Halal để chiếm được thị phần đáng kể hơn trên thị trường Halal toàn cầu.

Thành phần lớn nhất của Nền kinh tế Halal ở Malaysia là lĩnh vực dịch vụ thực phẩm (Các phân khúc sản phẩm thực phẩm Halal chính bao gồm thịt, gia cầm và hải sản chế biến, trái cây và rau quả chế biến, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và ngũ cốc, dầu và chất béo, và bánh kẹo, với doanh thu kinh doanh trong lĩnh vực này ước tính đạt 31 tỷ USD (128,8 tỷ RM) vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt 47,6 tỷ USD (201,02 tỷ RM) vào năm 2025 Dược phẩm Halal cũng đang phát triển, với doanh thu kinh doanh là 4,0 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng lên 4,8 tỷ USD vào năm 2025 Malaysia được coi

Trang 11

là quốc gia dẫn đầu về dược phẩm Halal trên toàn cầu do thiết lập tiêu chuẩn dược phẩm Halal đầu tiên trên thế giới.

Nền kinh tế Halal của Malaysia đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Với sự gia tăng của thị trường Halal trên toàn cầu, Malaysia đã tận dụng cơ hội này để phát triển và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế.

Malaysia nổi tiếng với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Halal chất lượng cao, và điều này đã tạo ra cơ hội xuất khẩu rộng lớn Chính sách chính phủ hỗ trợ như giảm thuế và tài trợ nghiên cứu và phát triển đã kích thích sự đầu tư trong lĩnh vực này, giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất

Chứng nhận Halal cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư Hệ thống chứng nhận mạnh mẽ không chỉ giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, mà còn tăng cường niềm tin của người tiêu dùng Điều này là quan trọng đối với các doanh nghiệp quốc tế muốn thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng của Malaysia.

Ngoài ra, ngành du lịch Halal cũng đóng góp vào việc thu hút đầu tư nước ngoài Malaysia không chỉ có những danh lam thắng cảnh tuyệt vời mà còn cung cấp các dịch vụ lưu trú, nhà hàng và giải trí phù hợp với nguyên tắc Halal Điều này thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế muốn đầu tư vào ngành du lịch Halal và phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du khách Hồi giáo.

Trang 12

Một điểm mạnh khác của nền kinh tế Halal là sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Chính phủ Malaysia đã đưa ra các biện pháp để hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Halal, giúp chúng phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tổng cộng, nền kinh tế Halal không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp Malaysia định vị mình là một trung tâm Halal toàn cầu.

2 Thực trạng thu hút FDI của Malaysia

Trên toàn lãnh thổ Malaysia hiện nay có khoảng gần 600 khu công nghiệp Các khu công nghiệp của Malaysia có quy mô diện tích khác nhau, trung bình trong khoảng từ 20ha đến trên 500ha và được phân thành nhiều khu công nghiệp nhẹ, khu công nghiệp vừa và khu công nghiệp nặng tùy thuộc vào loại ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp và quy mô diện tích của từng khu Khu công nghiệp nhẹ có quy mô diện tích từ 20-200ha, tập trung sản xuất các ngành, nghề như chế biến thực phẩm, dệt may, thiết bị y tế, công nghiệp hỗ trợ Loại vừa thì có quy mô diện tích từ 00-600ha, tập trung sản xuất các ngành như chế tạo máy móc, thiết bị, điện tử và chế biến gỗ Và lớn nhất là khu công nghiệp nặng có quy mô diện tích từ 500-3000ha, tập trung sản xuất các ngành, nghề như hóa dầu, kim loại Phần lớn các khu công nghiệp của Malaysia do các cơ quan nhà nước đầu tư như: các công ty phát triển kinh tế, Cơ quan phát triển vùng, Hội đồng hành lang vùng và một số công ty tư nhân đầu tư.

Từ năm 1996, Malaysia đã khuyến khích đầu tư cho các dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học, quang điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến Để thu hút

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w