1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quá trình hình thành và phát triển của hiệp hội các quốc gia đông nam á

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tác giả Nguyễn Phạm Nhã Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Mẫn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế Đông Nam Á
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Trải qua hơn 40 năm phát triển, ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện với các hoạt động trải rộng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.. Q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC

QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Họ và tên: Nguyễn Phạm Nhã Linh

MSSV: 47.01.608.070

Lớp: QTH.A

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Mẫn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2022

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations

(Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á)

đồng Kinh tế Asean)

2

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 5

I Lý do chọn đề tài 5

II Mục tiêu nghiên cứu 5

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

IV Phương pháp nghiên cứu 5

V Kết cấu đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.6 1.1 Bối cảnh 6

1.2 Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 7

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 9

2.1 Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN 9

2.2 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ASEAN 12

2.2.1 Cơ cấu tổ chức 12

2.2.2 Nguyên tắc hoạt động 15

CHƯƠNG III: TƯƠNG LAI CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 16

3.1 Cơ hội và thách thức đối với ASEAN 16

3.2 Tầm nhìn tương lai 17

CHƯƠNG IV: VIỆT NAM ĐẶT ƯU TIÊN CAO TRONG HỢP TÁC ASEAN 19

4.1 Nâng cao vị thế 19

4.2 Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt 21

4.2.1 Chênh lệch về trình độ phát triển 21

4.2.2 Năng suất lao động thấp 21

4.2.3 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 22

PHẦN KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

3

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

ASEAN có vị trí địa chính trị quan trọng và được đánh giá là một trong những khuvực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay.Với tinh thần thống nhất trong đadạng, ASEAN là mái nhà chung của các quốc gia trong khu vực với nhiều đặc trưngphong phú và đa dạng trong văn hóa cũng như phát triển Trải qua hơn 40 năm pháttriển, ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện với cáchoạt động trải rộng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Là một thựcthể chính trị, kinh tế gắn kết năng động, có vai trò ở khu vực, là tối tác quan trọng củanhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới Quá trình hình thành và phát triển củaCộng đồng Kinh tế ASEAN đã có tác động nhất định đến xu thế hợp tác kinh tế trongkhu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng

Chính vì vậy, em thực hiện bài tiểu luận này nhằm nghiên cứu về đề tài “Quátrình hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” Bài tiểu luậnnày tập trung nghiên cứu, phân tích và nhận định về quá trình hình thành và phát triển

về Cộng đồng kinh tế ASEAN, từ đó có thể xem xét được những tác động của AECtới khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng Đồng thời trên cơ sở đó có thểđưa ra được đánh giá đúng đắn hơn về quan hệ kinh tế của Việt Nam với các quốc giatrong khu vực và thế giới

II Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu về “Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á” có 3 mục đích như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á (ASEAN)

Thứ hai, nhận định về tương lai, khó khăn và thách thức mà ASEAN phải đối mặt Thứ ba, khẳng định bước tiến mới của Việt Nam khi gia nhập ASEAN

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các quốc gia Đông Nam Á

Phạm vi nghiên cứu: Quốc tế - Châu Á

IV Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp chuyên gia để sưu tầm và phân tích tài liệu: Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

4

Trang 5

Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic

V Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu gồm:

Ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận

Bốn chương:

Chương I: Quá trình hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Chương II: Quá trình phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Chương III: Tương lai của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Chương IV: Việt Nam đặt ưu tiên cao trong hợp tác ASEAN

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ

ASEAN 1.1 Bối cảnh

*Về an ninh, chính trị:

ASEAN ra đời trong bối cảnh quốc tế chiến tranh lạnh căng thẳng, hai hệ thống tưbản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu đangchạy đua vũ trang tranh giành ảnh hưởng, khu vực Đông Nam Á cũng trở thành vũ đàiđấu tranh giữa hai hệ thống chính trị thế giới, trong đó Việt Nam bị biến thành tiềnđồn của cả hai phe Chiến tranh Việt Nam leo thang đến cực điểm, trở thành cuộcchiến tranh cục bộ, chiến tranh nóng qui mô lớn nhất kể từ sau Đại chiến thứ II, trướcsau lôi cuốn 10 nước vào vòng chiến (Mỹ,VNDCCH,VNCH, Australia, New Zealand,Cambodia, Laos, Thailand, Philippines, Hàn Quốc) Với thế giới là chiến tranh lạnh,với hơn một nửa Đông Nam Á khi đó là chiến tranh nóng bỏng

5

Trang 6

Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng 5 nước Thailand, Indonesia, Malaysia,Philippines và Singapore đã họp và công bố Tuyên bố Bangkok, thành lập Hiệp hộicác nước Đông Nam Á (ASEAN) Trong Tuyên bố Bangkok xác định rõ: “Nhận thứcđược sự tồn tại của các mối quan tâm lẫn nhau và các vấn đề chung giữa các nướcĐông Nam Á và tin tưởng vào sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa các mối quan hệđoàn kết sẵn có trong khu vực; mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc chohành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á, các nước ĐôngNam Á có trách nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khuvực và bảo đảm sự phát triển của đất nước một cách hòa bình và tiến bộ, quyết tâmbảo đảm sự ổn định và an ninh không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hínhthức hoặc biểu hiện nào…” Tuyên bố cũng nêu tôn chỉ, mục đích của hiệp hội gồm 7điểm, đến 40 năm sau vẫn còn nguyên giá trị Hiệp hội mở rộng cho tất cả các quốcgia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên Từ lờituyên bố này đến khi hiện thực hóa nó phải mất hơn 30 năm (30/4/1999), một chặngđường khá dài.1

*Về kinh tế:

Các nước Đông Nam Á thời kỳ cận đại từng bị chủ nghĩa thực dân xâm lược thốngtrị hàng trăm năm, nền kinh tế mang nặng những hậu quả nặng nề của chế độ thuộcđịa, nửa thuộc địa, phong kiến nên sau khi giành độc lập nền kinh tế các nước đềunghèo nàn lạc hậu, cơ cấu kinh tế què quặt mất cân đối, chủ yếu là nông nghiệp độccanh, công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên nhiên liệu Đến giữa thập niên

1960 khi ASEAN ra đời, xuất phát điểm về kinh tế còn thấp Ngay từ khi mới thànhlập, ASEAN đã đặt trọng tâm vào vấn đề hợp tác kinh tế, thể hiện ở nội dung cácchương trình, các lĩnh vực hợp tác và cơ cấu tổ chức: 8/11 Ủy ban thường vụ thời kỳ

1967 – 1976 thuộc lĩnh vực kinh tế - tài chính thương mại – dịch vụ - giao thông vậntải – du lịch v.v… Nhưng như trên đã nói xuất phát điểm của các nước ASEAN – 5/6thấp, cơ cấu kinh tế của mỗi nước (trừ Singapore) rất giống nhau, nước nào cũng khátvốn / tư bản và kỹ thuật, cần thị trường xuất nhập khẩu nên khả năng hợp tác nội khối

để bù đắp những thiếu hụt cho nhau rất hạn chế

1 Nguyễn Văn Lịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) – Quá trình phát triển và hoạt động TPHCM 1995.

6

Trang 7

Nhưng sau những khó khăn ban đầu, các nước ASEAN đã tìm ra mô hình pháttriển kinh tế phù hợp cho mỗi nước, hợp tác với nhau để xây dựng chiến lược, chươngtrình phát triển kinh tế cho cả tổ chức ASEAN Cơ chế đối tác với các nước phát triển

và các tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế - là những bước đi sáng tạo, hiệu quả củaASEAN, vừa tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu pháttriển của ASEAN

1.2 Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

*Thành lập:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 saukhi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore vàThái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc)

+ Ngày 8/1/1984, Brunay Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viêncủa Hiệp hội lên thành 6 nước

+ Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên củaASEAN lên thành 7 nước

+ Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9 của Hiệp hội.+ Tháng 4/1999, Campuchia gia nhập ASEAN, hiện thực hóa ý tưởng thành lập mộtHiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.2

*Mục tiêu:

Tuyên bố ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Băng-cốc) năm 1967 nêu rõ mục tiêu

và mục đích của ASEAN như sau:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vựcthông qua những sáng kiến chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm củng cốnền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á

2 Website: https://luatminhkhue.vn/su-hinh-thanh-cua-asean-hiep-hoi-cac-quoc-gia-dong-nam-a.aspx

7

Trang 8

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lý và pháp quyềntrong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc củaHiến chương Liên Hợp Quốc;

+ Thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong cáclĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính;

+ Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứutrong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

+ Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông nghiệp và công nghiệp mởrộng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hànghóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao chất lượng cuộcsống của người dân;

+ Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á và duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi vớicác tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, và tìm kiếm các

phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này

Phương châm của ASEAN là :”Tầm nhìn, bản sắc, cộng đồng” 3

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+ Giải quyết sự khác biệt hoặc tranh chấp bằng hòa bình

+ Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực

+ Các quốc gia có mối quan hệ hợp tác hiệu quả

3 Declaration of ASEAN Concord II (Bali II) 9 Oct 2003.

8

Trang 9

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ

ASEAN 2.1 Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN

*Giai đoạn 1: thời kỳ xây dựng lòng tin và học cách hóa giải (1967-1976) + 8/8/1967: ASEAN chính thức được thành lập với 5 thành viên

+ Năm 1971: ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập

(ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việccông nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,không có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngoàikhu vực Theo đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng cam kết phối hợp nỗ lực mở rộngcác lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và mối quan hệgắn bó hơn nữa

+ 2/1976: Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên được tổ chức Hiệp ước Thân thiện và

Hợp tác ở Đông Nam Á và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN Mong muốn thúc đẩyhòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và nângcao khả năng tự cường khu vực của các nước ASEAN tiếp tục được thể hiện trongHiệp ước về Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), được các Nhà lãnh đạo kýthông qua ngày 24/2/1976 tại Bali, In-đô-nê-xia nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEANlần thứ nhất

Những mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên cùng với nhu cầu ổn địnhchính trị nội bộ và đảm bảo an ninh quốc gia của mỗi nước và tình hình biến độngchính trị – quân sự quốc tế và khu vực trong 10 năm đầu đã đẩy lĩnh vực hợp tác kinh

tế trở thành thứ yếu trong hợp tác ASEAN Thực trạng này đã không phản ánh đúngmục tiêu hoạt động chính của ASEAN, được ghi rõ trong tuyên bố thành lập Hiệp hộinăm 1967 Trong 10 năm đầu tồn tại, ASEAN đã thu được kết quả hết sức khiêm tốn.Vai trò vượt trội của các yếu tố chính trị – an ninh trong việc hình thành ASEAN

đã chi phối các hoạt động của Hiệp hội Mặc dầu các văn bản của Hiệp hội trước đókhông công khai nói về hợp tác chính trị – an ninh, nhưng hoạt động này trở thành

9

Trang 10

động lực chính duy trì sự tồn tại và ổn định nội bộ ASEAN, đặt nền móng cho các hợptác và liên kết khu vực tiếp theo.

Mười năm đầu tồn tại và phát triển của ASEAN là thời kỳ thử thách, xây dựnglòng tin và học cách hòa giải – giai đoạn tự ý thức mình Yếu tố chính trị – an ninhhầu như chi phối mọi hoạt động của Hiệp hội và là chất kết dính đoàn kết ASEAN trởthành một khối với tư cách là một thực thể trong hệ thống quan hệ quốc tế

*Giai đoạn 2: Giai đoạn hành động để khẳng định mình (1977-cuối 1980)

+ 1/1984: Brunay gia nhập ASEAN

ASEAN ra đời, tồn tại và phát triển lên thành một thực thể kinh tế – chính trịtương đối thống nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế không những là kết quả lớn mạnhcủa chủ nghĩa khu vực mà còn là sản phẩm của chiến tranh lạnh

Những phối hợp hành động trên mặt trận ngoại giao, chính trị về các vấn đề anninh của khu vực và quốc tế trong những thập niên 70-80 đã tạo nên chất kết dính,thúc đẩy các nước ASEAN đoàn kết lại với nhau Tuy kết quả hợp tác kinh tế cònkhiêm tốn, nhưng thành tựu của nó trên mặt trận chính trị – an ninh và sự gắn kết của

tổ chức này với nền kinh tế các nước tư bản phát triển và công nghiệp mới đã tạo dựngtiền đề ban đầu để biến ASEAN trở thành một trung tâm quyền lực mới trong hệthống quan hệ quốc tế

* Giai đoạn 3: Giai đoạn của những sáng kiến và thích ứng với toàn cầu hóa (đầu 1990-nay)

+ Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận

về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): mở đầu với việc ký kết “Hiệp địnhKhung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lầnthứ tư, tổ chức tại Xin-ga-po từ ngày 27-28/1/1992

+ Năm 1994: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập: Hợp tác về chính

trị-an ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng được củng cố

và phát triển

10

Trang 11

- Năm 1995:

+ 7/1995: Việt Nam gia nhập ASEAN

+ Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) Một trong những thành tố cơ bản của Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ năm 1971 là ý tưởngthiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

-+ 7/1997: Lào và Myanmar gia nhập ASEAN

+ 4/1999: Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở thành một tổchức khu vực gồm 10 thành viên Ðông Nam Á

+ 12/2005: Hội nghị Cấp cao Ðông Á (EAS) đầu tiên được tổ chức với sự tham giacủa lãnh đạo các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Australia

và New Zealand

+ 11/2007: Hiến chương ASEAN ra đời

+ Năm 2009: Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thànhlập

+ 31/12/2015: Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập

Trong khoảng thập niên cuối của thế kỷ XX, ASEAN đã tự lớn lên từ một tổchức nghiêng về hợp tác chính trị – an ninh trở thành một thực thể kinh tế – chính trịtương đối hoàn chỉnh, trong đó hợp tác kinh tế trở thành yếu tố và động lực thúc đẩy

sự thống nhất và liên kết khu vực

Đầu thập niên 90 đến nay là giai đoạn trong đó ASEAN đã đưa ra hàng loạt sángkiến mới nhằm thích ứng với sự gia tăng của toàn cầu hóa và thay đổi quyền lực trênthế giới thời hậu chiến tranh lạnh ASEAN trở thành một trung tâm quyền lực mới ởkhu vực châu Á – Thái Bình Dương

2.2 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ASEAN

2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họpchính thức 3 năm một lần từ năm 1992 Nhưng từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5tại Băng Cốc (tháng 12-1995), các nước thành viên ASEAN đã quyết định tổ chức các

11

Trang 12

hội nghị không chính thức xen kẽ các hội nghị chính thức Từ năm 2001, Hội nghịCấp cao đã được tổ chức thường niên Cho đến nay đã diễn ra 15 Hội nghị Cấp caoASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM): Theo Tuyên bố Bangkok năm

1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có tráchnhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khicần thiết

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM): AEM họp chính thức hàng năm và cóthể họp không chính thức khi cần thiết Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vựcmậu dịch tự do ASEAN), được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp caoASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thựchiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA

Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp táckinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụthể đó Hiện có Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp,Lâm nghiệp Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.Các Hội nghị Bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tácASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học vàcông nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành cácchương trình hợp tác trong các lĩnh vực này

Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM): JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sựhợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN JMM bao gồmcác Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN

Tổng Thư ký ASEAN: Được những người đứng đầu chính phủ ASEAN bổ nhiệmtheo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ 3 năm và có thể gia hạn thêm,nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa, Tổng Thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng vớiquyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằmgiúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN Tổng thư ký ASEAN

12

Trang 13

được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ tọa các cuộc họp của Ủy banthường trực ASEAN (ASC) thay Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng.

Ủy ban thường trực ASEAN (ASC): ASC bao gồm Chủ tịch là Bộ trưởng Ngoạigiao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giámđốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia ASC thực hiện công việc của AMM trongthời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM

Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM): SOM được chính thức coi là một bộphận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila năm

1987 SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN, họp khi cần thiết và báocáo trực tiếp cho AMM

Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM): SEOM cũng đã được thể chếhoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manilanăm 1987 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 (năm 1992), 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã

bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp táckinh tế ASEAN SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM

Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài các cuộc họp trên, ASEAN còn cócác cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các ủy banchuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề côngchức, văn hóa và thông tin Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộtrưởng liên quan

Cuộc họp tư vấn chung (JCM): Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN,SOM, SEOM và các Tổng giám đốc ASEAN JCM được triệu tập khi cần thiết dưới

sự chủ tọa của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liênngành Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại: ASEAN có 11 Bên đối thoại:Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ, Nga, Trung Quốc,

Ấn Độ và UNDP ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan.Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù

13

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w