Kết cấu đề tàiBài tiểu luận gồm:Ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận Ba chương: Chương I: Khái quát mối quan hệ Trung – MỹChương II: Vấn đề Đài LoanChương III: Một số nhận
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu về “Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung –Mỹ từ năm 1949 đến nay” có 2 mục đích như sau:
Thứ nhất, khái quát tìm hiểu sâu về vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung Mỹ qua 2 giai đoạn từ năm 1949 đến 1990 và từ năm 1990 đến nay, nhằm tìm ra nguồn gốc,hiểu rõ về tính chất của vấn đề này
Thứ hai, đề xuất phương án giải quyết vấn đề Đài Loan trong tương lai, qua đó nhận xét đánh giá, phân tích những trường hợp rủi ro sau này.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chuyên gia để sưu tầm và phân tích tài liệu: Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Kết cấu đề tài
Ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận
VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN
Ngọn nguồn, vị thế của Đài Loan
2.1.1 Đối với Trung Quốc Đài Loan nằm ở phía Đông Trung Quốc, đối diện tỉnh Phúc Kiến, gồm hơn 80 đảo lớn nhỏ, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất, có diện tích 36.180 km2 , chiều dài từ Bắc xuống Nam là 394 km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 144 km Trước đây, trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn là một cuộc nội chiến xảy ra giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng.
Năm 1949, cuộc cách mạng do Mao Trạch Đông lãnh đạo, lật đổ chính quyền cũ,Tưởng Giới Thạch cùng bộ máy chính quyền rút về Đài Loan sau khi đã bốn năm quản lí hòn đảo này, với sự chiến thắng thuộc về Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến đồng thời cũng đưa Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, lực lượng Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch thua cuộc nên kéo ra Đài Loan đã làm nảy sinh vấn đề hình thành sự phân cách và phân trị giữa Trung Quốc đại lục với lãnh thổ Đài Loan
Về phía Trung Quốc, ban đầu Mao Trạch Đông chủ trương giải phóng Đài Loan bằng biện pháp vũ lực Tuy nhiên sau khi có sự can dự của Hoa Kỳ thì giới lãnh đạo Trung Quốc buộc phải chuyển sang chủ trương “Hòa bình giải phóng Đài Loan” với mục tiêu Đài Loan hải trở về với Trung Quốc, thống nhất tổ quốc Quan điểm của Trung Quốc vẫn luôn kiên trì với lập trường: vấn đề Đài Loan là vấn đề nội chính của quốc gia, giải quyết vấn đề Đài Loan dựa trên cơ sở chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chính phủ đại diện diện duy nhất và hợp pháp và Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc.
Từ năm 1972, Đài Loan không còn được Mỹ công nhận là một quốc gia và phải đối diện với sự đe dọa sống còn từ Trung Quốc, chủ quyền Đài Loan dần bị xóa nhòa theo đà mở rộng của các công ty nước ngoài đến làm ăn tại Trung Quốc Cùng với thăng trầm của quan hệ Mỹ - Trung, Đài Loan hiểu vị trí của mình quan trọng hơn bao giờ hết.
Trung Quốc áp dụng nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” để xử lý các vấn đề liên quan đến Đài Loan Đây làm tham vọng muốn thống nhất chủ quyền quốc gia, là kiên trì đạt được một Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đại diện trên thế giới Nhất quyết không tán thành phương án Đài Loan hoàn toàn tự trị, nghĩa là có thể tự trị nhưng là tự trị có giới hạn, vì nếu để Đài Loan hoàn toàn tự trị nghĩa là có “hai đất nước Trung Quốc” Kiên trì lập trường chỉ có một Trung Quốc, tức là kiên trì lập 2 trường nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Quyết không để cho lực lượng ngoại quốc can thiệp vào nội bộ Trung Quốc để tạo nên “hai Trung Quốc” hoặc “một Trung một Đài” Như vậy, lập trường của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ trước đến nay vẫn luôn giữ nguyên rằng: “Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là chính phủ
2 Trình Hiểu Nông (1999), Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao thế kỷ, Nxb Trung Quốc ngày nay, tr.300
8 hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.” Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không muốn đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc về bất kỳ một hình thức nào khác ngoài chính sách “Một Trung quốc”. Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa coi việc vi phạm vào chính sách “Một Trung Quốc”, hay những hành động mâu thuẫn với chính sách đó như việc cung cấp vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc là một sự vi phạm vào quyền toàn vẹn lãnh thổ của họ Về phía Đài Loan, kể từ khi Lý Đăng Huy lên cầm quyền đến nay, Đài Loan vẫn luôn kiên trì với con đường đi tới độc lập Bước vào thế kỉ 21, cùng với sự thay đổi cục diện các nước, sự hợp tác kinh tế văn hóa được nâng cao, nên chính quyền hai bên bờ cũng thúc đẩy quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế, góp phần phát triển mối quan hệ hai bên, bảo vệ sự ổn định của eo biển Đài Loan
Kể từ năm 1949, Mỹ đã công nhận chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Bắc là chính phủ đại diện cho Trung Quốc, liên tục từ chối nỗ lực của Trung Quốc muốn có đại diện tại Liên Hợp Quốc Trước khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên năm 1950, Chính quyền Tổng thống Mỹ Harry S.Truman vẫn áp dụng chính sách “Đài Loan không nằm trong phạm vi an ninh Châu Á của Mỹ” Từ khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên, Mỹ mới thay đổi chính sách với Đài Loan, điều động tàu chiến tuần tra eo biển Đài Loan, khiến Tưởng Giới Thạch nhen nhóm cơ hội phục thù Mỹ tăng cường viện trợ tối đa quân sự cho Đài Loan, biến nơi đây thành căn cứ hoạt động bí mật chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.
Tháng 2/1972, đề cập đến chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan, Richard Nixon hứa sẽ giảm dần hiện diện quân sự Mỹ ở Đài Loan, quan hệ Mỹ - Trung ấm dần lên cho đến khi chính quyền tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng Jimmy Carter đã không thông báo với Quốc hội Mỹ cũng không có bộ máy tiếp tục quan hệ với Đài Loan ở cấp độ phi chính thức. Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 22 thế giới, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Thung lũng Silicon Đài Loan là đối tác thương mai lớn thứ 11 của Mỹ.Nhờ Đài Loan, Mỹ duy trì vững chắc liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến
Trung Quốc khó có thể đẩy Mỹ khỏi Châu Á Không có gì khó hiểu khi Đài Loan là một trong số ít vấn đề mà Quốc hội Mỹ có sự đồng thuận Quốc hội Mỹ thường xuyên thông qua các đạo luật có lợi cho Đài Loan với mức ủng hộ tuyệt đối xuyên suốt nhiệm kỳ của Donald Trump.
Quan hệ không chính thức giữa Mỹ và Đài Loan được duy trì qua nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ Tuy nhiên, chính Tổng thống Trump là người đã thúc đẩy mạnh mẽ nhất quan hệ với Đài Loan Trump đã sử dụng Đài Loan như một phần của chính sách bao vây Trung Quốc Hoa Kỳ công nhận Thái Anh Văn như Tổng thống của một quốc gia Một quyết định chưa từng có.
Hai Đạo Luật là “Đạo luật Thăm viếng Đài Loan” hay “Đạo luật Đảm bảo Đài Loan” đã được Quốc hội Mỹ thông qua với mức ủng hộ gần như tuyệt đối dưới nhiệm kỳ của chính quyền Trump Theo tinh thần của các Đạo luật này, tuy quan hệ vẫn ở mức không chính thức, song quan chức các cấp của hai bên được phép gặp nhau như quan hệ giữa hai quốc gia Trump chúc mừng Thái Anh Văn trúng cử Tổng thống đầu tháng 8/2020; Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar là Bộ trưởng đầu tiên thăm Đài Loan sau
31 năm Tiếp theo là chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề kinh tế 3
Trump khôi phục Hiệp định bán vũ khí cho Đài Loan Riêng năm 2020 Hoa Kỳ bán gần 5 tỷ đô la so (năm 2018 là 330 triệu đô la) vũ khí cho Đài Loan Vũ khí cũng chuyển sang loại tấn công thay cho phòng thủ; các tàu sân bay, chiến hạm của Mỹ đã có mặt ở eo biển Đài Loan; các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ đã có mặt ở Đài Loan huấn luyện cho lính Đài Loan; những cuộc tập trận giữa Mỹ và Đài Loan liên tục diễn ra trong năm 2020 Lực lượng quân sự Mỹ đã có mặt ở eo biển Đài Loan, huấn luyện cho lính Đài Loan, tàu chiến của Mỹ có tần suất hoạt động cao nhất từ trước đến nay.
Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ (1945-1990)
Sau thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đầu hàng đồng minh, quân đội Trung Hoa Dân Quốc chấp nhận sự đầu hàng của quân đồn trú Nhật tai đây Đài Loan được tuyên bố nhượng lại cho Trung Hoa Dân Quốc ngày 25- 10-1945, Trung Quốc gọi đây là “Ngày trao lại Đài Loan”, dù những đề xuất về Đài
3 Diễn văn nhậm chức của Tổng thống nhiệm kỳ 14 của Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn, https://english.president.gov.tw
Loan độc lập đặt vấn đề về tính pháp lý của tuyên bố đó, cho rằng tuyên bố được đưa ra mà không có một hiệp ước hòa bình chính thức chuyển giao chủ quyền Trung Hoa dân quốc bắt đầu cai quản Đài Loan với một bộ máy quản lý dân sự tham nhũng, dẫn tới tình trạng bất ổn khắp nơi và căng thẳng gia tăng giữa người Đài Loan và người từ Đại Lục đến Vụ bắt giữ một người bán thuốc là và bắn vào một người gần đó ngày 28-2-1947 đã châm ngòi cho một cuộc bạo loạn trên toàn bộ hòn đảo, cuộc bạo loạn bị dập tắt bằng bạo lực và được gọi là vụ 282 Điều này lên đến cực điểm trong một chuỗi các xung đột ác liệt giữa quân Trung Hoa Dân Quốc và người Đài Loan, gồm
282 vụ việc với ước tính khoảng 10.000 – 30.000 người dân thường đã bị quân đội Trung Hoa Dân Quốc hành quyết trong “Bạch sắc khủng bố” Năm 1948, chính quyền Đài Loan tuyên bố “thiết quân luật”.
Sau khi Quốc Dân Đảng bị đánh bại năm 1949, Tưởng Giới Thạch dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là Thủ đô lâm thời của Trung Quốc Theo cùng cuộc rút lui của ông là hai triệu người tị nạn từ lục địa Trung Quốc, thêm vào với dân số khoảng sáu triệu người đã sống ở hòn đảo trước đó Ban đầu, Hoa
Kỳ bỏ rơi Quốc Dân Đảng và chờ đợi việc Đài Loan rơi vào tay những người Cộng sản Tuy nhiên, năm 1950 cuộc xung đột giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã bắt đầu xảy ra từ khi quân Nhật rút đi năm 1945, leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S Trumanmột lần nữa can thiệp và phái Hạm đội 7tới Eo biểnĐài Loan ngăn cách đảo Đài Loan và Hoa Lục, nhằm đề phòng một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc Chính sách này gọi là "trung lập hóa Đài Loan" Không đầy hai tháng sau, Truman chấp thuận lập quan hệ quân sự với Đài Loan và chuyển cho chính phủ Quốc dân đảng 14 triệu USD viện trợ quân sự và 98 triệu viện trợ kinh tế Tháng 4-1951, một phái bộ quân sự thường trực được đưa đến đây Những diễn biến này cho thấy Đài Loan dần dần trở thành một khâu không thể thiếu được trong hệ thống phòng thủ chiến lược của
Mỹ ở Tây Thái Bình Dương Theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco, bắt đầu có hiệu lực ngày 28 tháng 4năm 1952, và Hiệp ước Đài Bắc, bắt đầu có hiệu lực ngày 5 tháng
8 năm 1952, Nhật Bản chính thức rút bỏ mọi quyền, yêu sách và danh nghĩa vớiFormosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ), và rút bỏ mọi hiệp ước đã ký vớiTrung Quốc trước năm 1942 Cả hai hiệp ước đều không đề cập tới việc ai sẽ là người nắm quyền kiểm soát hòn đảo, một phần để tránh liên can vào cuộc Nội chiến Trung Quốc Những người ủng hộ Đài Loan độc lập đã sử dụng sự thiếu sót này để đặt nghi vấn về tuyên bố của cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc về Đài Loan, cho rằng tương lai của Đài Loan phải do người dân tại đây tự quyết 4 Năm 1947, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã xếp Trung Quốc vào vị trí thứ 13 trong danh sách các nước mà việc phòng thủ là quan trọng đối với Hoa Kì. Năm 1948, Ủy ban Hải và không quân hạ thấp Trung Quốc xuống hàng thứ 17 Tháng
11 – 1949, họ cho rằng do những vấn đề tiếp vận, Trung Quốc không có ý nghĩa quân sự ngay lập tức đối với Liên Xô, trong lúc “vị thế của chúng ta không bị đe dọa trực tiếp với việc mất Trung Quốc, chừng nào an ninh của các quần đảo (ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là Okinawa và Philippines) vẫn tiếp tực được giữ vững Lời tuyên bố mà Nhà Trắng đưa ra ngày 5-1-1950 về Đài Loan đã làm rõ chính sách mà Hoa Kì sẽ theo đuổi trong tương lai đối với Quốc Dân Đảng: không dính líu vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc, không cung cấp viện trợ hay cố vấn quân sự cho lực lượng Quốc Dân đảng Thậm chí giới lãnh đạo Hoa Kì cũng không gộp Đài Loan vào tuyến phòng thủ của họ ở Tây Thái Bình Dương Còn đối với chính quyền mới ở Hoa Lục, Washington xác lập một lập trường mang tính trung dung: không “thù địch thẳng thừng” mà cũng không “có thái độ hòa giải” Truman tán đồng việc kết nạp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên Hiệp Quốc là một vấn đề thủ tục, không phải là một vấn đề chính sách, nghĩa là nó không lệ thuộc vào quyền phủ quyết của Hoa Kì Trong bài diễn văn đầu tiên gửi toàn dân ngày 2-2-1953, trong vai trò Tổng thống Hoa Kì, Eisenhower đã công bố sự thay đổi đầu tiên trong chính sách đối với Trung Quốc: từ bỏ chính sách
“trung lập hóa” đối với Đài Loan trong lúc lí do khiến tổng thống Truman đưa hạm đội 7 đến tuần phòng dọc theo eo biển Đài Loan là nhằm trung lập hóa Đài Loan và ngăn ngừa một cuộc xung đột giữa Hoa Lục của Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng của Đài Loan, thì Eisenhower lại nói rõ rằng: “ không còn một lí do nào nữa, cũng như không có một lôgic nào của tình hình buộc tàu chiến Mỹ đảm nhận bảo vệ những người cộng sản Trung Quốc, cho phép họ hoàn toàn yên tâm giết hại binh sĩ chúng ta và của cả nước đồng minh liên Hiệp Quốc của chúng ta ở Triều Tiên Do vậy, tôi đã
4 Trích từ “Tóm tắt kết quả của cuộc điều tra dư luận về “Quan điểm của người dân về mối quan hệ xuyên eo biển hiện nay” Hội đồng các vấn đề về Đại Lục, 2007
Môn và Mã Tổ, nơi chính quyền Đài Loan tập trung khoảng 75.000 quân Washington liền mau chóng tthi hành mọi biện pháp quân sự cần thiết, y như thể sắp xảy ra đại chiến Hạm đội 7 được tăng cường bởi một số tàu chiến của Hạm đội 6 Đã xảy ra một số trận hải chiến và không chiến giữa quân đội Trung Quốc và lực lượng vũ trang Đà Loan Đây là cuộc xung đột vũ trang đầu tiên giữa hai bên kể từ năm 1949 Ngày 6-9, Chu Ân Lai đưa tín hiệu sẳn sàng giảm cường độ căng thẳng ở eo biển Đài Loan bằng đề nghị nối lại đàm phán Trung – Mỹ ở cấp đại sứ, vốn đã bị đình chỉ từ tháng 12-
1957 Ngày 23-10, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ bỏ việc thu hồi Hoa Lục bằng quân sự Hai ngày sau, Bắc Kinh tuyên bố chỉ pháo kích Kim Môn và Mã Tổ vào những ngày lẻ trong tháng Cuộc xung đột giảm dần cường độ Thực khó giải thích động cơ và mục đích thực sự của những người lãnh đạo Trung Quốc khi gây ra cuộc khủng hoảng trên Có thể đậy là thái độ mà Bắc Kinh biểu lộ sự bất mãn của họ trước điều mà họ cho rằng Khrushchev đang sẵn sàng nhân nhượng Hoa Kì trên đầu họ Hoặc giả Trung Quốc đang gây khó khăn chó tiến trình hòa hoãn Xô – Mỹ hầu khẳng định vị thế cường quốc thế giới ngang hàng Hoa Kì và Liên Xô Hoặc Mao muốn ra tay trước hầu tránh việc chính quyền Quốc Dân đảng tìm cách khai thác những chấn động mà đường lối “Ba ngọn cờ hồng” chắc chắn sẽ tạo ra Mặc dù tiến trình xích lại gần giữa hai nước còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại như tính tế nhị của bản thân tiến trình này và hoạt động mở rộng chiến tranh Đông Dương sang Campuchia và Lào của Nixon, hai bên vẫn tìm ra được lối thoát cho vấn đề Sau cuộc “ngoại giao bóng bàn”, giới lãnh đạo Bắc Kinh và Washington đã diễn ra một cuộc trao đổi thư từ rất khẩn trương, kết quả là ngày 8-7-1971, Kissinger bí mật bay từ Pakistan sang Trung Quốc
Từ ngày 9 đến ngày 11-7, Kissinger và Chu Ân Lai đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo trên cơ sở nhân nhượng lẫn nhau trong những vấn đề từng khiến mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng Hai bên đã xác định được ba nguyên tắc làm nền tảng cho cuộc viếng thăm Trung Quốc của Nixon - Đài Loan phải được coi như là một bộ phận của Trung Quốc và tương lai chính trị của nó phải do chính người Trung Quốc tự giải quyết lấy - Tương lai của Việt Nam sẽ được giải quyết bởi các bên đang chiến đấu ở Việt Nam sau khi đã thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và triệt thoái hoàn toàn quân đội Mỹ Nguyên tắc này được phản ánh trong đề nghị gần nhất mà Nixon gửi cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thông qua Kissinger - Tất cả các cuộc
16 xung đột ở châu Á phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình Ngày 6-7, Nixon đã đọc một bài diễn văn tại Kansas City, trong đó ông miêu tả: “một tương lai do năm đại siêu cường chi phối: Hoa Kì, Tây Âu, Trung Hoa lục địa và dĩ nhiên cả Nhật Bàn nữa” Và ý tưởng này không lâu sau đó được thực hiện ngay trong thực tế; ngày 24-
10, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chấp nhận sự gia nhập của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và xóa bỏ tư cách là thành viên của Đài Loan Hơn thế nữa, Trung Quốc còn hưởng cả chiếc ghế thường trực của Đài Loan vừa bỏ trống ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Ngày 30-10-1971, Nixon tuyên bố rằng theo lập trường của Washington “quan hệ cuối cùng của Đài Loan với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa phải được giải quyết bằng những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Đài loan và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.
Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ (1990-nay)
Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong 30 năm qua (1990-2022), cục diện quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi rộng lớn và sâu sắc, nổi bật nhất là cạnh tranh chiến lược Trung –
Mỹ , từ đó vấn đề Đài Loan cũng từng bước trở thành một điểm nóng gay gắt, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình ổn định trong khu vực và cả thế giới.
Căng thẳng Trung - Mỹ trong thời gian này phần lớn xoay quanh vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và một số hoạt động đối ngoại nhạy cảm của các chính khách Đài Loan Tháng 9/1992, Mỹ đã bán cho Đài Loan 150 máy bay quân sự F-16A, đó là lượng vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan lớn nhất kể từ sau năm 1982 Trung Quốc đã phản đối quyết liệt, cho đó là “sự can thiệp thô bạo vào nội bộ Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng quan hệ Trung - Mỹ ”, Nhưng phía Mỹ đã giải thích rằng số máy bay đó chỉ “có tính năng phòng ngự, không hề vi phạm thỏa thuận đã ký kết với Trung Quốc” Tháng 5/1995, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố cấp visa cho người đứng đầu Chính quyền Đài Loan Lý Đăng Huy sang Mỳ “hoàn toàn với tư cách cá nhân” Phía Trung
7 Lê Phụng Hoàng: Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối Chiến tranh Lạnh (1945 – 1991), trường Đại học Sư phạm T.p Hồ Chí Minh, 2005
Quốc đã kịch liệt phản kháng, cho rằng quyết định đó đã vi phạm nghiêm trọng 3 thông cáo chung Trung - Mỹ, gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ Trung - Mỹ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc bấy giờ, cả hai bên Trung - Mỹ đều né tránh một cuộc đụng độ thực sự về quân sự Tàu sân bay Mỹ vẫn giữ khoảng cách hơn 100 hải lý ở phía Đông Đài Loan, trong khi Trung Quốc cũng đã kết thúc diễn tập quân sự Tông thống Mỹ Clinton sau đó đã tuyên bố nước Mỳ sẵn sàng phát triển quan hệ có tính xây dựng hơn với Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng cho rằng phát triển quan hệ có tính xây dựng giữa Trung Quốc và Mỹ là hoàn toàn có thể được. Ngày 9/7/1999, “Tổng thống” Đài Loan Lý Đăng Huy tuyên bố quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan là “quan hệ đặc biệt giữa quốc gia với quốc gia” Tuyên bố đó đã làm dấy lên sự phản ứng quyết liệt của phía Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo “Lý Đăng Huy và nhà đương cục Đài Loan chớ có đánh giá thấp quyết tâm kiên định của Chính phủ Trung ương trong việc bảo vệ chủ quyền, tôn nghiêm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chớ có đánh giá thấp dũng khí và sức mạnh của nhân dân Trung Quốc chống chia cắt, chống Đài Loan độc lập”. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc có cớ dùng vũ lực tấn công Đài Loan, né tránh bùng nổ xung đột quân sự với Trung Quốc trong bối cảnh lúc bấy giờ, dư luận báo chí và Chính quyền Mỹ cũng không ủng hộ tuyên bố nói trên của Lý Đăng Huy Tờ “New York Time” (ngày 10/7/1999) đã cho rằng tuyên bố của Lý Đăng Huy là “chọc vào tổ ong vò vẽ” Ngày 18/7/1999, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Tổng thống Mỹ Clinton đã nhấn mạnh rằng Chính phủ
Mỹ sẽ kiên trì “chính sách một Trung Quốc” và bày tỏ hy vọng giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình Tuy nhiên, Mỹ vần tiếp tục các chương trình cung cấp vũ khí và phương tiện quân sự để hồ trợ “Đài Loan tự vệ” Có thể nói, trong 20 năm cuối thế kỷ XXI, quan hệ Trung - Mỹ đã phát triển về bề rộng, nhưng mâu thuẫn dưới tầng sâu lại ngày càng bộc lộ nghiêm trọng, chủ yếu xoay quanh vấn đề Đài Loan 8
Trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc tận dụng “thời cơ phát triển chiến lược” trỗi dậy lớn mạnh Tình thế mới đã tác động quan trọng tới cán cân so sánh lực
8 Ngưu Kim Hâm (1999), Trung Quốc trước thách thức Thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, HàNội, tr.228 lượng Trung - Mỹ, và do đó cũng tác động quan trọng tới vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa hai nước, dẫn tới tình hình căng thẳng hiện nay.
Năm 2008, đảng Quốc dân đắc cử, Chính quyền Mã Anh Cửu lên cầm quyền ở Đài Loan cho tới năm 2016(3) Trong thời gian này, lãnh đạo đảng Quốc dân đã tìm cách cải thiện quan hệ với lãnh đạo Trung Quốc, trong khi lãnh đạo Trung Quốc cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Đài Loan qua quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bờ eo biển, quan hệ chính trị giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân, nhằm tạo cơ hội cho việc
“hòa bình thống nhất đất nước.
Thế nhưng, một loạt sự kiện diễn ra trong nửa sau thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đã tác động tới quan hệ ba bên Mỹ - Đài Loan -Trung Quốc, khiến mối quan hệ này ngày càng căng thẳng, dẫn tới nguy cơ xung đột như ngày nay Cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan đầu năm 2016 đã đưa bà Thái Anh Văn của đảng Dân Tiến chủ trương “Đài Loan độc lập” lên cầm quyền Cuộc bầu cử Tổng thống Mỳ cuối năm
2016 đã đưa nhà tỷ phú Donald Trump của Đảng Cộng hòa chủ trương “nước Mỹ trên hết” lên cầm quyền Đại hội XIX DCS Trung Quốc cuối năm 2017 tuyên bố: “Chúng ta có ý chí kiên định, có niềm tin vừng vàng, có năng lực đầy đủ để làm thất bại mọi mưu đồ chia cắt Đài Loan độc lập bằng bất cứ hình thức nào, chúng ta tuyệt đối không cho phép bất kỳ kẻ nào, bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ chính đảng nào, bằng bất kỳ hình thức nào, chia cắt bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc ra khỏi Trung Quốc Bất cứ kẻ nào cũng đừng mơ tưởng để Trung Quốc phải nuốt quả đắng tổn thất lợi ích của mình”.
Sự kiện Chính quyền Thái Anh Văn của đảng Dân Tiến lên cầm quyền ở Đài Loan và Chính quyền Donald Trump của đảng Cộng hòa lên cầm quyền ở Mỹ đã tác động đến quan hệ ba bên Mỹ - Đài - Trung theo chiều hướng căng thẳng leo thang Từ năm
2018, lại có ba sự kiện tác động quan trọng tới quan hệ Trung - Mỹ nói chung Một 9 là, cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ từ năm 2018 Hai là, đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 Ba là, cuộc chiến Nga - Ukraina từ ngày 24/2/2022 10
9 Tô Cách, 1998, Chính sách Trung Quốc của Mỹ và vấn đề Đài Loan, Nxb Thế giới, Bắc Kinh, trang 74. Thông Tấn xã Việt Nam: Quan hệ Trung – Mỹ có gì mới, Nhà xuất bản thông tấn, 2002.
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐÀI LOAN TRONG TƯƠNG LAI
Vấn đề Đài Loan luôn là một trong những vấn đề được người dân trong nước quan tâm nhất Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề này trong khoảng 30
11 Tô Cách, 1998, Chính sách Trung Quốc của Mỹ và vấn đề Đài Loan, Nxb Thế giới, Bắc Kinh, trang 74.
26 năm tới Hiện nay, phương án “duy trì hiện trạng” vẫn đang nhận được sự phản hồi tích cực từ hai phía cũng như các thế lực bên ngoài Tuy nhiên, có thể rằng đây không phải là một phương án lâu dài, bởi một trong những điều được quy định trong “giới hạn đỏ” của Trung Quốc là “ trì hoãn vô thời hạn nối lại các cuộc đàm phán thống nhất hai bờ eo biển” Do đó, vấn đề Đài Loan sẽ được Trung Quốc giải quyết bằng 12 hai phương pháp chính: thống nhất trong hòa bình và thống nhất bằng vũ lực Để giải quyết vấn đề Đài Loan, điều kiện được đặt ra là:
Thứ nhất, về quân sự, ngay cả khi Hoa Kỳ và Nhật Bản can thiệp, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn có thể hoàn thành thành công mục tiêu giải phóng Đài Loan và thực hiện thống nhất hoàn toàn đất nước Điều kiện đầu tiên về cơ bản hiện đã được đáp ứng và sẽ được đáp ứng đầy đủ vào khoảng năm 2025
Thứ hai , về kinh tế, ngay cả khi Hoa Kỳ và các đồng minh tung ra các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Trung Quốc, Trung Quốc vẫn có thể duy trì sự phát triển kinh tế vì họ đã thiết lập thành công mô hình kinh tế vòng tròn kép Điều kiện thứ hai vẫn chưa được đáp ứng, theo ước tính thì sẽ mất ít nhất 5 hoặc 10 năm để thiết lập một nền kinh tế chu kỳ kép và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc khác nhau 13
Thứ ba , ngay cả khi Hoa Kỳ tiến hành phong tỏa hải quân và cấm vận đối với
Trung Quốc vì việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan và phát động một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, thì Trung Quốc vẫn có khả năng đánh bại quân đội Hoa Kỳ Trong điều kiện hiện tại, Trung Quốc có thể phải mất đến năm 2035 hoặc thậm chí là năm 2049 để đạt được mục tiêu này Về điều kiện thứ ba để giải quyết vấn đề Đài Loan, không chỉ phụ thuộc vào sự chuẩn bị về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, mà còn phụ thuộc vào sự phát triển của chính Hoa Kỳ trong 10 đến
12 Trích trong Huang Enhao, Phân tích về Khả năng Cưỡng bức Xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ và Sự can thiệp của Hoa Kỳ, Nghiên cứu về các vấn đề của Đảng Cộng sản, Tập 27, số 7, tháng 7 năm 2001, trang 48
13 Nguyễn Minh Mẫn, Chính sách của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với Đài Loan (1949- 2020), NXB Đại học
Sư Phạm TP HCM, tr.200
14 Shao Zonghai, Quan hệ xuyên eo biển - Cross- Đồng thuận eo biển và bất đồng xuyên eo biển, Đài Bắc: Công ty sách 5 South, tháng 2 năm 1998, trang 459-463.
1 Nếu Hoa Kỳ sẽ bùng phát một lần một lần nữa trong một thế kỷ của các vấn đề tài chính và quân sự Cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ giáng một đòn mạnh vào sức mạnh của Hoa Kỳ.
2 Nếu Trump trở lại vào năm 2024, gây ra xung đột nội chiến mới hoặc thậm chí là một cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ bị suy yếu rất nhiều
3 Nếu các vấn đề ở Trung Đông xuất hiện trở lại, Hoa Kỳ phải can thiệp vào các tình huống mới và các cuộc chiến mới, chẳng hạn như xung đột giữa Hoa Kỳ và Iran, sẽ gây khó khăn cho Hoa Kỳ tập trung giải quyết Trung Quốc về mặt chiến lược
Ngoài ra, trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan, nội bộ Đài Loan càng hỗn loạn thì Trung Quốc càng giải quyết tốt vấn đề Đài Loan, chính quyền Đài Loan càng cho Trung Quốc lý do thống nhất sẽ càng có lợi để Trung Quốc giải quyết vấn đề Đài Loan.
Vùng eo biển Đài Loan vẫn là nơi được đặt lên hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bởi tính chất nguy hiểm của nó Nếu thực tế muốn Đài loan độc lập và phát triển lên với sự trợ giúp của nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản thì sẽ dẫn đến đụng độ giữa ba nước lớn Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc bởi Trung Quốc coi vấn đề Đài Loan là công việc nội bộ của mình Yếu tố dễ gây thương tổn nhất đến quan hệ
Mỹ - Trug cũng chính là vấn đề Đài Loan Có những lí do vô cùng quan trọng trong cuộc tranh chấp Đài Loan mà các nhà chính trị quốc tế đã đưa ra: về phía Mỹ, nếu họ từ bỏ Đài Loan thì các nước trong khu vực, kể cả Nhật Bản, vẫn quen đi theo kẻ mạnh nhất, sẽ đứng về phía Bắc Kinh và đó sẽ là sự bắt đầu thời kì suy tàn của Mỹ Về phía Bắc Kinh, nếu để Đài Loan với đa số là người Trung Hoa tuyên bố độc lập thì sẽ không giữ chân được các tỉnh tự trị Tây Tạng và Tân Cương dân số đông đúc mà không phải là người Trung Hoa Bên cạnh đó, hòn đảo này còn có vị thế chiến lược rất lớn: chiếm được nó là kiểm soát được lối ra vào biển Trung Hoa, nơi qua lại của hàng nghìn tàu biển, kiểm soát được việc cung cấp dầu lửa của Nhật Bản, chiếm được những vũ khí tinh xảo của phương Tây cung cấp cho Đài Loan, mang lại cho lục địa sức nặng kinh tế và tiềm năng kỹ thuật của hòn đảo này Do vậy, không để mất Đài Loan là một vấn đề sống còn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Những năm gần đây, do thay đổi tình hình chính trị trong nước ở những mức độ nhất định, Mỹ đã nâng cấp quan hệ với Đài Loan, nhưng trước sau vẫn mang sắc thái tự kiềm chế để đảm bảo những chính sách của Mỹ đối với Đài Loan không làm thay đổi các quan hệ khu vực Mỹ đồng ý chính sách “một nước Trung Quốc phản đối hoặc ít nhất không ủng hộ Đài loan độc lập, duy trì ổn định và cân bằng xu thế hòa bình lạnh ở eo biển Đài Loan, thúc đẩy chính sách nước đôi, trong đó Đại Lục là chính, Đài Loan là phụ, sao cho lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực được đảm bảo” Trung Quốc cũng hi vọng phối hợp với Mỹ ngăn chặn các thế lực đòi độc lập ở Đài Loan, vừa có được khuôn khổ chính trị một nước Trung Quốc, đảm bảo hòa bình ổn định, nắm được thời cơ hòa bình cải thiện quan hệ kinh tế với Mỹ để tập trung gia tăng tiềm lực quốc gia, tạo cơ sở vật chất cho tiến trình thống nhất sau này.
Trong 30 năm qua, Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tập trung phát triển kinh tế nên chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan cũng có những bước điều chỉnh từ tuyên bố sử dụng vũ lực để thống nhất sang “thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ” Tuy nhiên, vấn đề Đài Loan đã kéo dài gần 60 năm và tiếp tục là vấn đề phức tạp trong thời gian tới, tác động đến môi trường hoà bình, an ninh khu vực và thế giới, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc Dó đó, một câu hỏi được đặt ra rằng: vấn đề Đài Loan sẽ được giải quyết như thế nào trong tương lai những năm tới? Theo những dự báo về tương lai của vấn đề Đài Loan thì sẽ xảy ra ba trường hợp chính: giữ nguyên hiện trạng, thống nhất trong hòa bình và xung đột vũ trang sẽ xảy ra Với trường hợp giữ nguyên hiện trạng sẽ gặp phải sự bất đồng về khái niệm “hiện trạng” giữa hai bên bờ Trong khi phía Trung Quốc cho rằng
“hiện trạng” là chấp nhận “Đồng thuận 1992”, chính sách “một nước Trung Quốc”; thì phía Đài Loan lại có khái niệm khác nhau về “hiện trạng”, nhìn chung là “không độc lập, không thống nhất” Với trường hợp thống nhất trong hòa bình thì để giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hoà bình, một mặt cần sự đoàn kết, thống nhất của nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan, mặt khác cần phải có sự tôn trọng và đóng góp to lớn của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền của Trung Quốc và thái độ tích cực của các bên có liên quan, đặc biệt là Mỹ Cuối cùng là trường hợp xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ khó xảy ra nhất bởi hiện thế giới đang đi vào xu hướng thiên về giải quyết trong đàm phán, hòa bình, và Trung Quốc sẽ gặp phải những bất lợi nhất định, ảnh hưởng đến tình hình đất nước cũng như người dân nếu bạo lực xảy ra Tóm lại, với tình hình hiện tại thì khả năng cao trường hợp giữ nguyên hiện trạng hai bên bờ sẽ xảy ra Bởi đây được đánh giá là phương án thích hợp với những tính toán riêng của cả hai bên nhất đồng thời cũng phù hợp với một số nước liên quan khác Và Trung Quốc sẽ luôn tìm mọi cách để có thể thống nhất với Đài Loan trong thời gian sớm nhất có thể.