1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần an toàn lao động và môi trường trong dệt may

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề An Toàn Lao Động Và Môi Trường Trong Dệt May
Tác giả Đoàn Đức Khang, Trần Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Nguyễn Chí Công
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Công Nghệ May Và Thời Trang
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 6,12 MB

Nội dung

Các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động thì được g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG

********

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG

TRONG DỆT MAY

Giảng viên: Nguyễn Chí Công Lớp: 107213-K19

SV thực hiện: Đoàn Đức Khang Trần Thị Thu Hoài

Nguyễn Thị Hải Yến

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG

********

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CHUYÊN ĐỀ 2: TÌM HIỂU DANH MỤC CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LỆNH BHLĐ

1

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em cam đoan bài tiểu luận chuyên đề này là sản phẩm chúng em tự thực hiện, tổng hợp từ kiến thức đã học trên lớp và giáo trình môn học

Trong quá trình viết bài có sự tham khảo tài liệu (Giáo trình Bài giảng An toàn lao động trong dệt may / Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên) cùng với đó là sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Chí Công – Giảng viên của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên

Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu toàn bộ trách nhiệm

Hưng Yên, ngày 10, tháng 2, năm 2022

Sinh viên

Đoàn Đức Khang

Trần Thị Thu Hoài

Nguyễn Thị Hải Yến

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan 2 Danh mục từ viết

tắt 4

Lời nói mở

đầu 5

Nội dung bài tiểu

luận 6

I, Các bệnh nghề

nghiệp 6

II, Các lĩnh vực môi trường sản xuất gây ra bệnh nghề

nghiệp 8

III, Các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong lao động sản

xuất 12

IV, Khuyến nghị 13 Kết

luận 15 Danh mục tài liệu tham

khảo 16

3

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHLĐ: Bảo hộ lao động

ATLĐ: An toàn lao động

BNN: Bệnh nghề nghiệp

Trang 6

LỜI NÓI MỞ ĐẦU

Con người là tài sản quý giá nhất trên đời Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người thường xuyên phải tiếp xúc với máy móc, thiết bị, môi trường, và các điều kiện làm việc nguy hiểm khác Những điều kiện làm việc đó tiềm

ẩn yếu tố nguy hại đến sức khoẻ con người Ngày nay an toàn lao động đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm vì mức độ ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng con người rất lớn Đặc biệt trong các ngành công nghiệp an toàn lao động được đặt lên hàng đầu Vì thế trang bị kiến thức về bảo hộ lao động là bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, giảm tổn thất cho giá đình và xã hội Bảo hộ lao động mang tính chất nhân đạo

Tiểu luận này tập trung vào tìm hiểu các bệnh nghề nghiệp được quy định trong pháp lệnh bhlđ và từ đó đưa ra cách khắc phục tối ưu hiệu quả nhất

5

Trang 7

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

I, Các bệnh nghề nghiệp

*Khái niệm : Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh

Thế nào là yếu tố tác hại nghề nghiệp?

Các yếu tố có trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc

có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khoẻ người lao động

Các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.

Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và khả năng làm việc của

người lao động thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề nghiệp Những bệnh tật chủ yếu

do tác hại nghề nghiệp gây nên được gọi là những bệnh nghề nghiệp.

Sức khỏe người lao động và môi trường lao động có mối quan hệ mất thiết với nhau Nếu môi trường lao động tốt quan hệ lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa thì sức khỏe người lao động được cải thiện sẽ kích thích sản xuất tăng năng suất lao động Nếu môi trường lao động bị ô nhiễm, điều kiện lao động không tốt sẽ là suy giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh tật chấn thương, tai nạn sẽ dẫn tới tăng chi phí lao động xã hội, giảm năng suất lao động Sức khỏe người lao động chịu tác động bởi yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động như:

+ Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung chuyển, điện từ trường …

+ Các yếu tố hóa học: ở dạng rắn (chì,crom ), khí (CO, …), lỏng (axit, bazơ, kiềm…) + Bụi: bụi silic, bụi amiăng, bụi bông …

+ Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, vi rút, nấm mốc…

+ Yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgonomi như: áp lực công việc, lao động nặng, tư thế lao động, thời gian lao động nghỉ ngơi …

Ảnh hưởng của các yếu tố độc hại như trên đã đẫn đến nguyên nhân mắc các bệnh nghề nghiệp khi lao động đây là căn bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động

Người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp sẽ suy giảm khả năng lao động Xuất phát từ

sự đánh giá đúng mức độ thiệt hại mà người lao động phải chịu do tác động của nghề nghiệp mà chế độ đền bù (Bảo hiểm BNN) ra đời Chế độ này nhằm bù đắp phần nào về thiệt hại của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, giúp họ điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Trang 8

Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã xây dựng danh mục quốc tế các bệnh nghề nghiệp bảo hiểm, danh mục này gồm 29 nhóm bệnh nghề nghiệp ở nước ta, cho đến nay đã có

21 BNN được công nhận bảo hiểm

8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976

1 Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi Silíc(SiO2)

2 Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi a-mi-ăng

3 Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì

4 Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen

5 Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân

6 Bệnh nhiễm độc măng-gan và hợp chất của măng-gan

7 Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

8 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ sung thêm 8 BNN đó là:

9 Bệnh loét da,loét vách ngăn mũi,viêm da,chàm tiếp xúc

10 Bệnh sạm da

11 Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

12 Bệnh bụi phổi bông

13 Bệnh lao nghề nghiệp

14 Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp

15 Bệnh do leptospira nghề nghiệp

16 Bệnh do nhiễm độc TNT(Trinitrotoluene)

Quyết định 167/QĐ -4/2/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp mới nữa là:

17 Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp

18 Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp

19 Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp

20 Bệnh giảm áp nghề nghiệp

21 Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

Mặc dù số lượng BNN được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

 Tác hại của bệnh nghề nghiệp

Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ chức lao động

- Thời gian làm việc quá lâu, thông ca, làm thêm giờ

- Cường độ lao động, nghỉ ngơi không hợp lý

- Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp sức lao động, sử dụng công cụ phương tiện lao động quá nặng , không phù hợp với kích thước của người lao động

7

Trang 9

- Làm việc ở tư thế gò bó quá lâu, công việc lặp đi lặp lại

- Sự căng thẳng quá mức của 1 cơ quan hoặc của 1 hệ thống nào đó

Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện vệ sinh nơi làm việc

- Diện tích phân xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đặt quá sát nhau

- Thiếu thiết bị thông gió, thoáng khí hoặc có nhưng hiệu lực kém

- Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc, hoặc

có nhưng không hoàn hảo

- Chiếu sáng chưa tốt, ánh sáng không đủ hoặc chiếu sáng không hợp lý

- Việc thực hiện các qui tắc vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động còn chưa triệt để

- Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động

Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tâm sinh lý người lao động

- Quá tải về thể lực (cơ tĩnh,cơ động), hoặc phải làm việc ở tư thế bắt buộc

- Quá tải về thần kinh tâm lý được chia ra:

+ Tính đơn điệu của công việc, do phải lặp lại nhiều lần các phần việc, chu kỳ ngắn, cùng một kiểu, được biểu thị bằng thời gian phải lặp đi lặp lại công việc đó (mức độ ít

và trung bình khi chu kỳ thường xuyên được lặp lại từ 1/2 đến 1 phút, mức độ cao khi chu kỳ dưới 0,5 phút)

+ Căng thẳng thần kinh và các giác quan do công việc điều khiển máy móc phức tạp (điều khiển điện thoại, điện báo viên )

+ Nhịp điệu làm việc được biểu thị bằng số động tác trong 1 phút

II, Các lĩnh vực môi trường sản xuất gây ra bệnh nghề nghiệp

 Một số nguyên nhân chính gây ra các bệnh nghề nghiệp:

+ Làm việc trong điều kiện khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất;…

+ Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng…

+ Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 85 dB

+ Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người…

+ Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm…

+ Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng…)

Trang 10

+ Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ và đồng

vị, các tia rơn ghen

+ Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao)

Dựa vào danh sách cách bệnh nghề nghiệp thường gặp chính trên, ta chia thành 5 nhóm bệnh thường gặp và mỗi loại sẽ thường bị mắc phải trong các lĩnh vực môi trường sản xuất

*Bệnh bụi phổi

Lĩnh vực môi trưởng sản xuất gây ra chủ yếu từ

+ Cơ khí

+ Khai thác khoáng sản

+ Sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm

+ May mặc

*Bệnh điếc nghề nghiệp

9

Trang 11

Lĩnh vực môi trường sản xuất gây ra chủ yếu từ

+ Cơ khí

+ Khai thác hầm mỏ

*Bệnh da nghề nghiệp

Trang 12

Lĩnh vực môi trường sản xuất chủ yếu gây ra từ

+ Hoá dầu, dầu khí

+ Luyện kim, luyện than

+ Da giày

+ Nhựa

+ Chế biến thuỷ hải sản

*Bệnh hen, phế quản

Lĩnh vực môi trường sản xuất chủ yếu gây ra từ

+ Sản xuất giấy, da

+ Sản xuất bột ngủ cốc, dầu thực vật, mỹ phẩm, cà phê

+ May mặc

*Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp

11

Trang 13

Lĩnh vực môi trường sản xuất chủ yếu gây ra từ

+ Sản xuất hoá chất

+ Vệ sinh môi trường

+ Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử

III, Các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong lao động sản xuất Một số biện pháp khắc phục làm giảm thiểu yếu tố nguy hại đưa đến BNN: Biện pháp kỹ thuật: làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm

theo chu trình kín…thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung

Biện pháp y tế:

+ Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động

+ Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại

+ Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất…

Biện pháp cá nhân:

+ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động + Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy

có các yếu tố độc hại khác nhau

Từ 5 nhóm bệnh chủ yếu trên ta có thể đưa ra được những giải pháp giúp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp

*Bệnh bụi phổi

Trang 14

+ Luôn sử dụng trang phục bảo hộ cần thiết: mặt nạ, kính chống bụi, khẩu trang, đồng phục bảo hộ phù hợp với ngành nghề

+ Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo sau khi tăng ca + Hạn chế hút thuốc lá, rèn luyện cơ thể

+ Khám sức khoẻ định kì

*Bệnh điếc nghề nghiệp

+ Luôn sử dụng đồ bảo hộ tai trong thời gian làm việc

+ Khám sức khoẻ định kì

*Bệnh da nghề nghiệp

+ Luôn sử dụng quần áo bảo hộ chuyên dụng trong thời gian làm việc

+ Rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo sau khi làm việc

+ Sử dụng kem làm ẩm da nếu tiếp xúc với hoá chất làm khô da

+ Khám sức khoẻ định kì

*Bệnh hen, phế quản (Tương tự bệnh bụi phổi)

*Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp

+ Trang bị đồ bảo hộ chuyên dụng, đeo liều kế bức xạ trong quá trình làm việc + Vệ sinh sạch sẽ sau giờ làm việc

+ Bổ sung thực phẩm bổ dưỡng

+ Khám sức khoẻ định kì

IV, Khuyến nghị

Muốn giảm được rủi ro về tai nạn nghề nghiệp, ta phải tuân thủ công tác bảo hộ lao động được quy định Công tác bảo hộ lao động gồm các nội dung biện pháp chủ yếu sau:

* Kỹ thuật an toàn

Kỹ thuâ ‡t an toàn là hê ‡ thống các biê ‡n pháp và phương tiê ‡n về tổ chức kỹ thuâ ‡t nhằm phòng ngừa sự tác đô ‡ng của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động

Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây dựng

13

Trang 15

hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, sử dụng các thiết bị

an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng

Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn và các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn

+ Xác định vùng nguy hiểm

+ Xác định các biện pháp an toàn về quản lý, tổ chức và thao tác đảm bảo an toàn + Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết

bị tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân…

* Vệ sinh lao động

Là hệ thống các biện pháp phòng ngừa và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động

+ Xác định khoảng cách về an toàn vệ sinh.

+ Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe

+ Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động

+ Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc; kỹ thuật chiếu sáng; kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường…

Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc thiết bị, quá trình công nghệ

Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

* Chính sách chế độ bảo hộ lao động

Chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động

Các chính sách bảo hộ lao động nhằm đảm bảo thúc đẩy thực hiện việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán

bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động: kế hoạch hóa công tác bảo hộ lao động, các chế độ việc tuyên truyền, huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra,

Trang 16

chế độ khai báo điều tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động…

15

Trang 17

KẾT LUẬN

Qua chuyên đề này, chúng em được tìm hiểu các loại bệnh nghề nghiệp chủ yếu trong các lĩnh vực môi trường sản xuất, từ đó đưa ra được những biện pháp phòng ngừa các căn bệnh nghề nghiệp một cách tối ưu và hiệu quả nhất

Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Chí Công đã tạo điều kiện để chúng em có thể thực hiện phần tiểu luận chuyên đề này

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w