1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An Toàn Lao Động Và Môi Trường Công Nghiệp Đề Tài An Toàn Lao Động Về Xe Nâng.pdf

39 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề An Toàn Lao Động Về Xe Nâng
Tác giả Lê Thị Huệ, Trần Thị Thu Hường, Trần Thảo Minh, Nguyễn Thái Thuỳ Vân
Người hướng dẫn TS. Đặng Quang Khoa
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành An Toàn Lao Động Và Môi Trường Công Nghiệp
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 10,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (5)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (5)
    • 1.2 Mục tiêu đề tài (6)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG (7)
    • 2.1 Giới thiệu xe nâng (7)
    • 2.2 Phân loại xe nâng (7)
    • 2.3 Cấu tạo xe nâng (10)
    • 2.4 Kiểm định xe nâng (15)
    • 2.5 Quy định về pháp luật, thông tư, nghị định về an toàn lao động với xe nâng (15)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ TAI NẠN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG (16)
  • CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN XE NÂNG (18)
    • 4.1 Hàng hóa không được sắp xếp gọn gàng trên pallet (19)
    • 4.2 Hàng hóa quá tải, nâng hàng hóa lên cao (19)
    • 4.3 Di chuyển với tốc độ nhanh, đột ngột (20)
    • 4.5 Không kịp thời phát hiện xe nâng bị hư hỏng ở bộ phận nào đó (22)
    • 4.6 Dùng xe nâng không đúng cách (23)
    • 4.7 Sự cố từ chính người điều khiển xe nâng (24)
  • CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH XE NÂNG AN TOÀN (25)
    • 5.1 Tổng quan về vận hành xe nâng an toàn (25)
    • 5.2 Quy trình vận hành xe nâng an toàn (27)
      • 5.2.1 Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành (27)
      • 5.2.2 Kiểm tra xe nâng hàng khi khởi động máy (28)
      • 5.2.3 Quan sát môi trường làm việc xung quanh của xe nâng (29)
      • 5.2.4 Trang bị đồng phục bảo hộ cần thiết (30)
      • 5.2.5 Quá trình sử dụng nhiên liệu (32)
    • 5.3 Kỹ năng vận hành an toàn xe nâng (32)
    • 5.4. Những điều cần chú ý trong quá trình vận hành xe nâng (34)
    • 5.5 An toàn xe nâng trong một số trường hợp (35)
      • 5.5.1 An toàn xe nâng khi hoạt động trên dốc và sườn dốc (35)
      • 5.5.2 An toàn xe nâng hàng khi tiếp xúc với người (36)
      • 5.5.3 An toàn xe nâng hàng khi kết thúc ca làm việc (36)
  • CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do chọn đề tài

Xe nâng là một thiết bị khá tiện lợi, nó được coi như một cố máy thần kì, khá quen thuộc trong các kho bãi, nhà máy sản xuất Xe nâng giúp chúng ta nâng đỡ, di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác một cách nhânh chóng, tiết kiệm sức lao động, chi phí và nâng cao hiệu quả công việc Chính vì vậy mà xe nâng là thiết bị dùng bốc xếp di chuyển hàng hóa trong khu vực hẹp như cầu cảng, bến bãi, nhà kho, xưởng sản xuất Xe nâng có thể bốc xếp hàng hóa có trọng lượng từ vài chục ký đến hàng trăm tấn với chiều cao lên đến hàng chục mét…

Nhưng không phải ai cũng biết được xe nâng là một bộ máy nặng và nguy hiểm được sử dụng trong nhà kho, bãi vận chuyển và nhà máy để chuyển, xếp và nâng tải Ngay cả ở tốc độ thấp, chúng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thương tích và tử vong tại nơi làm việc.

Vậy vì sao phải đảm bảo lái xe nâng an toàn? Chúng ta được những lợi ích gì khi tìm hiểu về vẫn đề an toàn khi vận hành xe nâng?

An toàn trong lao động là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu ở bất cứ ngành nghề nào.

Do đó, quá trình vận hành sử dụng xe nâng như thế nào để đảm bảo an toàn cho người lái, cũng như những người xung quanh và hàng hóa là điều mà bất cứ ai, bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm

Theo thống kê OSHA của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa

Kỳ, ít nhất 85 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn xe nâng hàng năm trên toàn thế giới, 34.900 người bị thương nặng trong các vụ tai nạn xe nâng và 61.800 người bị thương nhẹ trong các vụ tai nạn xe nâng Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do xe nâng gây ra, 42% số vụ tai nạn là do lật xe nâng và tử vong, tai nạn chết người do va chạm giữa hai xe chiếm 11% Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 8% Các nguyên nhân khác chiếm 39%. Ngành gây tử vong cho xe nâng nhiều nhất là ngành sản xuất, chiếm 42% tổng số vụ tai nạn xe nâng chết người, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc vận hành an toàn xe nâng hàng.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn những tai nạn này xảy ra và bảo vệ con người chúng ta? Làm thế nào để việc vận hành xe nâng hàng an toàn hơn, đảm bảo an toàn cho chính mình và cho những người xung quanh?

Tất cả các vấn đề đặt ra ở trên đã trở thành lí do để nhóm chọn đề tài này, để có thể nắm rõ được tổng quan, vận hành đúng cách, đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất các rủi ro trong quá trình làm việc…

Mục tiêu đề tài

- Mục tiêu chính của đề tài là cung cấp những thông tin về an toàn lao động xe nâng để đảm bảo tính mạng cho bản thân, gia đình và xã hội

- Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động về xe nang, qua đó có thể đưa ra giải pháp và cách khắc phục.

- Tìm hiểu và nắm rõ quy trình kiểm tra trước và sau khi vận hành xe nâng.

- Biết được những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất và mức độ rủi ro.

- Cách vận hành an toàn và lưu ý một số trường hợp đặc biệt đáng chú ý trong quá trình làm việc với xe nâng.

- Những cảnh báo, nghiêm cấm khi vận hành xe nâng.

TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG

Giới thiệu xe nâng

Xe nâng hàng tên tiếng anh là Forklift truck là thiết bị nâng, hạ, di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác được sử dụng trong các kho, xưởng phục vụ đa dạng trong ngành công nghiệp, sản xuất, logistic, kho lưu trữ hàng hóa Xe nâng hàng có thể nâng và di chuyển các kiện hàng hóa từ vài chục ký đến vài trăm tấn tùy theo mục đích của người sử dụng.

Hiện nay, xe nâng là trợ thủ đắc lực không thể thiếu đối với ngành công nghiệp và sản xuất, giúp di chuyển, nâng hạ hàng hóa một cách dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian và giảm việc sử dụng sức người.

Phân loại xe nâng

Xe nâng tay là tên gọi của một xe nâng hàng mà nó được nâng lên và hạ xuống bằng sức người Xe nâng tay này không chỉ dùng sức người để nâng lên và hạ xuống mà còn dùng sức người để di chuyển vị trí của hàng hóa mà mình muốn Vì tính chất là dùng sức người nên xe nâng hàng này chỉ dùng cho hàng hóa nhẹ từ 500kg đến 1000kg cho loại xe nâng lên cao và di chuyển Còn loại xe nâng hàng từ 2 tấn đến 3 tấn cho loại chỉ nâng lên tầm thấp và di chuyển (nâng lên tầm thấp ở đây chỉ được khoảng 20cm).

Xe nâng hàng này là loại xe nâng dùng điện năng từ nguồn bình ắc quy và các mô tơ để hoạt động về vấn đề nâng lên hạ xuống và di chuyển Chiếc xe nâng hàng này nó có các bộ phận chức năng như một chiếc xe điện Có ghế ngồi, buồng lái, có vô lăng, có chân ga, chân phanh, và số tiến lùi Đặc biệt của xe nâng bằng điện này là nó hoạt động rất êm ái, không ồn ào Xe nâng điện phải nạp bình ắc quy thường xuyên Một ngày phải nạp cho nó khoảng 5h đồng hồ Thông thường như kinh nghiệm và hướng dẫn của nhà sản xuất là nạp bình ắc quy về đêm Khi bình ắc quy được nạp no điện thì nó sẽ sử dụng được khoảng 8h đồng hồ Chiếc xe nâng hàng này nó hoạt dộng ở các phân xưởng, nhà máy có sàn mịn, trơn hay nói cách khác xưởng phải có sàn chất lượng thì mới nên dùng loại xe nâng này Xe nâng

3 hàng bằng điện này nó được sử dụng trong các kho lạnh, kho thực phẩm… Xe nâng hàng bằng điện sử dụng bình ắc quy có 3 loại.

+ Xe nâng điện bán tự động:

Hình 2.1 Xe nâng điện bán tự động (Nguồn: Internet)

Xe nâng hàng này thì nó không có các chức năng như tôi đã mô tả trên mà nó chỉ phát triển từ xe nâng tay thôi Nó có thêm một chiếc bình ắc quy và nó có cần điều khiển để nâng hạ hàng hóa.

Một tính năng của chiếc xe nâng hàng này nữa là nó có phần di chuyển Có cần điều khiển để chiếc xe nâng di chuyển được mà không cần đến sức người Nó còn có một tay lái nhưng rất đơn giản Chiếc xe nâng hàng bằng bình ắc quy này có thể đứng lên trên và điều khiển nó.

+ Xe nâng điện đứng lái:

Hình 2.2 Xe nâng điện đứng lái (Nguồn: Internet)

Loại xe nâng hàng này rất đặc biệt vì người điều khiển đứng lên sàn của xe nâng Khi đứng lên có một chiếc bàn đạp ở dưới chân là bàn đạp phanh Bàn đạp phanh này nó là thường đóng tức là khi không được đạp xuống thì nó sẽ giữ chiếc xe và không cho nó trôi Nói một cách khác là khi không đạp xuống thì hệ thống phanh nó lại được làm việc Muốn điều khiển xe nâng hàng này thì điều cần thiết là chúng ta phải đạp bàn đạp phanh này xuống thì chúng ta mới có thể điều khiển nó di chuyển được.

Chiếc xe nâng hàng này nó có rất nhiều tính năng Mình không thể mô tả hết ở đây Xe nâng hàng này nó có tính năng đưa bình ắc quy ra để châm nước cất Tính năng đặc biệt nhất của loại xe nâng đứng lái là di chuyển trong kho hàng chật hẹp Kho hàng có tầm cao.

+ Xe nâng điện ngồi lái:

Hình 2.3 Xe nâng điện ngồi lái (Nguồn: Internet)

Khác với loại xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái có buồng lái và có ghế ngồi.

Xe nâng hàng này nó chỉ khác ô tô ở chỗ là không có chân côn (amaza) Còn các chức năng khác thì nó rất giống Nó có số và khi đạp chân ga thì nó di chuyển Còn phần nâng hạ thì

5 nó lại có cần điền khiển riêng Khi chúng ta ngồi lái là chúng ta đang ngồi trên chiếc bình ắc quy của nó Thông thường loại này nâng được hàng hóa chỉ dưới 2,5 tấn.

Xe nâng động cơ đốt trong Đây là loại xe nâng sử dụng các loại nhiên liệu như dầu, xăng hay gas với động cơ tương ứng để thực hiện hoạt động của xe Đối với dòng xe này thì thích hợp khi nâng những loại hàng hóa có khối lượng lớn, nâng số lượng lớn trong thời gian ngắn, yêu cầu phải sử dụng xe liên tục thì những xe nâng như xe nâng tay hay nâng điện đều không phù hợp để sử dụng Thêm vào đó thì các loại nhiên liệu sử dụng cũng tương đối rẻ so với nhu cầu nên đây là dòng xe được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do thuận tiện, hiệu suất sử dụng cao cũng như có thể dễ dàng sử dụng.

Cấu tạo xe nâng

Cấu tạo chung của xe nâng ngồi lái

Xe nâng ngồi lái có 2 dòng chính: một là loại sử dụng động cơ đốt trong, hai là loại sử dụng năng lượng điện.

Cấu tạo xe nâng sử dụng động cơ đốt trong (xăng, dầu diesel, gas)

Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel, gas, xăng để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ Loại xe được dùng để nâng những loại hàng hoá có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh Chúng thường được thấy trong các nhà máy sản xuất, trong các doanh nghiệp vận tải logistics Về cấu tạo, chiếc xe này gồm có một số bộ phận sau:

Hình 2.4 Cấu tạo xe nâng (Nguồn: xenangtot.net)

1 Hệ thống di chuyển phía sau

Bao gồm lốp và xy lanh lái tổng thành được điều khiển bằng vô lăng thông qua hệ thống thuỷ lực từ van chia.

Lốp phía sau của xe nâng thường có kích cỡ nhỏ hơn so với lốp trước Và thường được chia làm 2 loại chính là lốp hơi và lốp đặc Tuỳ theo mục đích công việc và môi trường công việc, chúng ta cần lựa chọn loại lốp phù hợp.

Hình 2.5 Hệ thống di chuyển phía sau (Nguồn: xenangtot.net)

2 Xy lanh nghiêng (Inclined cylinder)

Tác dụng nghiêng khung nâng về phía trước 6 độ và ngả về phía sau 12 độ Giúp cho việc lấy hàng hoá và di chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng, an toàn hơn.

Xy lanh nghiêng thường có kích thước ngắn hơn so với xy lanh nâng hạ Do khoảng cách nghiêng chỉ từ 6 độ đến 12 độ là khoảng cách tương đối nhỏ.

3 Hệ thống di chuyển phía trước

Gồm lốp trước, hệ thống truyền động, hệ thống phanh trước Đây là hệ thống làm việc liên tục với cường độ cao Do đó, trong công tác bảo trì, chúng ta cần kiểm tra kỹ với những bộ phận này.

Không giống như ô tô, xe nâng hàng thường có hệ thống truyền động được lắp ở phía trước, giúp cho quá trình thay thế và sửa chữa trở nên dễ dàng hơn.

Hình 2.6 Hệ thống di chuyển phía trước (Nguồn: xenangtot.net)

4 Càng nâng, nĩa nâng (Fork)

Càng nâng có thiết kế hình dạng giống như chữ “L” được đặt ở phía đầu của xe nâng. Gồm có 2 phần chính là phần dài nhô ra được tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá hoặc pallet, phần còn lại được liên kết với giá nâng.

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều kiểu dáng và kích thước càng nâng khác nhau. Nhìn chung, các kích thước phổ biến nhất và được nhiều người dùng lựa chọn nhất sẽ dao động từ 1 mét – 2 mét Người sử dụng cần nắm rõ công việc của mình để có thể lựa chọn được loại càng nâng phù hợp.

Hình 2.7 Càng nâng, nĩa nâng (Nguồn: xenangtot.net)

Cấu tạo xe nâng gồm nhiều bộ phận được lắp ráp với nhau, giá nâng cũng vậy Đây là bộ phận được lắp với càng nâng và di chuyển dọc theo khung nâng nhờ các hệ thống xy lanh và xích Các con lăn dẫn hướng được gắn trên giá nâng có tác dụng giúp cho giá nâng có thể hoạt động ổn định và không bị rung lắc trong quá trình làm việc Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước của giá nâng cũng càng tăng.

Hình 2.8 Giá nâng (Nguồn: xenangtot.net)

Là bộ phận quan trọng, quyết định đến chiều cao nâng hàng hoá của xe nâng Gồm có hai loại cơ bản là loại 2 khung và loại 3 khung nâng được lắp lồng ghép với nhau, thông qua hệ thống con lăn và đường ray trong khung.

Khung nâng được làm từ loại vật liệu thép có cường độ cao, khả năng chống chọi với sự va đập mạnh tốt.

7 Xy lanh nâng (Cylinder Lift)

Tác dụng tạo ra lực nâng để thắng được trọng lượng của hàng hoá.

Các hư hỏng thường xuyên xảy ra đối với xy lanh nâng là mòn xước, tróc và rỗ bề mặt làm việc.

8 Cabin (Khoang điều khiển) Đây là phần trung tâm của xe, nơi chứa vô lăng, bàn đạp phanh, ga, bảng taplo và các thiết bị an toàn cho xe nâng.

9 Thùng chứa nhiên liệu và động cơ

Với dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel, xăng thì thùng nhiên liệu thường được đặt ở vị trí dưới ghế ngồi Với dòng xe nâng sử dụng năng lượng gas thì bình gas sẽ được đặt ở vị trí sau xe nâng, gần với đối trọng.

Thông thường các thùng chứa này có cấu tạo đơn giản, thường có sức chứa khoảng 60 lít – 200 lít, đủ để xe hoạt động trong 24 giờ.

10 Đối trọng của xe nâng

Nếu nhắc đến cấu tạo xe nâng mà chúng ta lại bỏ quên bộ phận này thì quả thực là một sai lầm nghiêm trọng Đây là bộ phận có vai trò quan trọng, dùng để cân bằng trọng lượng hàng hoá, giúp xe nâng thăng bằng khi bốc dỡ.

Hình 2.9 Đối trọng của xe nâng (Nguồn: xenangtot.net)

Cấu tạo xe nâng sử dụng năng lượng điện

Về cấu tạo, xe nâng điện cũng có đầy đủ các bộ phận giống như xe nâng sử dụng động cơ đốt trong Chỉ có đôi chút khác biệt nằm ở thùng nhiên liệu và hệ thống di chuyển.

- Thùng nhiên liệu của xe nâng điện lúc này được đổi thành bình ắc quy.

- Hệ thống di chuyển phía trước được đổi thành mô tơ di chuyển.

Kiểm định xe nâng

Quy định kiểm định xe nâng: Thông tư 54/2016/TT - BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Quy trình kiểm định xe nâng

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài: bước này ta dùng mắt thường quan sát xem xe nâng mới hay cũ; bánh xe có mòn không, mòn đều không; các phớt của xilanh nâng hạ khung động, xilanh nghiêng khung…có bị chảy dầu hay không; gương chiếu hậu , còi, đèn còn không; càng nâng có bị mòn, biến dạng, nứt hay không;…

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật: bước này chúng ta dùng máy móc thiết bị chuyên dùng để kiểm tra: như máy đo khoảng cách, thước kéo, thước kẹp, sau đó tiến hành thử tải… Bước 4: Các chế độ thử tải – phương pháp thử.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Chu kỳ kiểm định xe nâng

Theo quy định thì thời hạn kiểm định định kỳ một chiếc xe nâng hàng là 2 năm Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.

Quy định về pháp luật, thông tư, nghị định về an toàn lao động với xe nâng

Theo Thông tư 51/2015/TT – BLĐTBXH

Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2016.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI XE NÂNG HÀNG SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ, CÓ TẢI TRỌNG NÂNG TỪ 1.000KG TRỞ LÊN.

NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ TAI NẠN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG

Trang web cục an toàn lao động kiểm tra và đánh giá 1 trong số 6 trường hợp tử vong tại nơi làm việc có liên quan đến xe nâng và khoảng 25 phần trăm tất cả các vụ tai nạn xe nâng của Việt Nam diễn ra trong ngành xây dựng Những người hiểu tầm quan trọng của an toàn xe nâng có thể hạn chế rủi ro và ngăn ngừa tai nạn xe nâng trước khi chúng xảy ra, bất kể lĩnh vực kinh doanh.

Chạy xe nâng người lên hoặc xuống xe vận chuyển Đây là nguyên nhân chiếm 50% tai nạn xe nâng người, những yếu tố xung quanh chẳng hạn như đường đi, lên hoặc xuống từ hai độ cao khác nhau sẽ làm xe nghiêng hoặc lật, phải thật sự lưu ý và chú ý Người vận hành xe phải đảm bảo đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm để xử lý.

Nâng xe khi đang ở vị trí nghiêng Điều kiêng kị nhất đối với những lái xe nâng chính là điều khiển xe khi xe đang nghiêng về một bên và không đứng thẳng trên mặt đường Tai nạn này là do người sử dụng xe quá chủ quan và ẩu, bởi xe đang ở trạng thái nghiêng mà vận hành thì 99% là sẽ gặp sự cố

Một vấn đề tai nạn lớn với xe nâng hàng xảy ra là xe nâng bị lật Khoảng 35% tai nạn xe nâng là do các vấn đề tải trọng, thường xuyên nhất là khiến xe nâng bị lật nghiêng Tải đặt không cân bằng cộng với việc người điều khiển thiếu kinh nghiệm góp phần vào một số tai nạn xe nâng lớn.

Xe nâng có tỉ lệ cao trong việc gây tai nạn dẫn đến tử vong do va chạm hay chạy quá tốc độ Mang hàng công kềnh che khuất tầm nhìn, hoặc đi góc khuất không bấm còi gây va chạm với người đi bộ Người đi bộ không đi đúng làn đường khi va chạm gây chấn thương, nặng có thể tử vong Va chạm với xe nâng khác hoặc vật xung quanh do chạy quá tốc độ, không đi đúng làn đường gây nguy hiểm cho ngươi lái xe nâng.

Rơi đổ hàng khi vận hành xe nâng

Hàng chất quá cao, không có neo giữ cố định gây rơi đổ Nâng hàng quá cao, gây lệch trọng tâm khiến rơi đổ hàng Đây là nguyên nhân thường thấy nhất khi vận hành xe nâng. Tai nạn về rơi đổ hàng không chỉ gây thương tích cho người vận hành, mà còn có thể ảnh hưởng người hoạt động gần khu vực rơi đổ hàng Đặc biệt là hàng rơi đổ trên cao có thể gây tử vong cho người đi bộ ở dưới.

Thường những xe nâng hàng sẽ không có đồ bảo vệ an toàn như tay vịn, dây thắt an toàn khi phanh gấp hoặc cua gâp có thể bị mất thăng bằng và ngã xuống Tai nạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như cột sống, chấn thương cho người điều khiển xe nâng.

NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN XE NÂNG

Hàng hóa không được sắp xếp gọn gàng trên pallet

Đây có lẽ là hoạt động thường ngày của công việc vận hành xe nâng Tuy nhiên, công việc này rất dễ gây ra nguy hiểm vì nếu không được đưa lên giá kệ một cách chính xác thì hàng hóa sẽ bị rơi, gây nguy hiểm cho người điều khiển xe nâng và những người ở trong kho.

Hình 4.1 Cách xếp hàng gọn gang và đúng chuẩn (Nguồn: Internet)

Hàng hóa quá tải, nâng hàng hóa lên cao

Một trong những tai nạn xe nâng thường xảy ra nhất có lẽ là do các vấn đề tải trọng, thường xuyên nhất là khiến xe nâng bị lật nghiêng Nâng bị quá tải là nguyên nhân làm cho xe nâng hư hỏng, giảm tuổi thọ Mỗi một bộ phận trên xe đều bị ảnh hưởng Có thể kể đến, bánh xe sẽ bị nứt, hoặc bị nổ lốp, má phanh sẽ nhanh bị hao mòn Khi nâng hàng lên quá cao sẽ có nguy cơ rớt rất cao, và sẽ gây tai nạn đến những người làm việc xung quanh cũng như chính bản thân tài xế vì xe dễ bị lật và hàng thì dễ bị rơi, đổ Bởi vì nâng hàng quá nhiều gây nên tầm nhìn hạn chế Việc quan sát không toàn diện là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn xe nâng Người điều khiển xe nên chú ý quan sát gương chiếu hậu và di chuyển với tốc độ chậm trong những khu vực bị khuất tầm nhìn.

Hình 4.2 Xe nâng bị mất cân bằng (Nguồn: Internet)

Di chuyển với tốc độ nhanh, đột ngột

Di chuyển tốc độ quá nhanh có thể khiến xe nâng bị lật, văng người lái gây ra những thương tích, nguy hiểm hơn là nếu không phanh kịp, có thể gây tai nạn ảnh hưởng tới những người làm việc xung quanh Không chỉ vậy, tăng tốc đột ngột còn làm tiêu hao nhiên liệu nhanh chóng, động cơ dễ bị hỏng, mòn lốp xe… Đặc biệt, khi cho xe di chuyển qua một góc cua hay xuống dốc, xe nâng rất dễ bị trượt sang một bên, lật, đổ nếu như bạn sử dụng phanh xe không đúng cách

Hình 4.3 Xe nâng di chuyển với tốc độ nhanh (Nguồn: Internet)

4.4 Không có sự tập trung

Việc không tập trung là nguyên nhân gây nên rất nhiều vụ tai nạn xe nâng hiện nay. Đây là nguyên nhân mà chúng ta có thể khắc phục được 100% Ai cũng hiểu được trong quá trình lao động bản thân người lái xe đã thực sự mệt mỏi, mất tập trung, nhưng cũng đừng để nó là nguyên nhân khiến bạn và mọi người không thể an tâm làm việc Chỉ cần một phút lơ là của lái xe sẽ dẫn đến những tai nạn hi hữu

Hình 4.4 Sự mất tập trung trong cuộc việc (Nguồn: Internet)

Không kịp thời phát hiện xe nâng bị hư hỏng ở bộ phận nào đó

Xe nâng của bạn sẽ bất ngờ gặp sự cố hư hỏng trong lúc vận hành nếu không kịp thời phát hiện và khắc phục có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng Chẳng hạn những nguyên nhân từ sự cố hư hỏng như:

– Hệ thống lái bị trục trặc.

– Hệ thống phanh bị sự cố mất kiểm soát.

– Hệ thống thủy lực trong quá trình truyền tải bị rò rỉ.

– Hệ thống còi, đèn báo hiệu, bộ điều khiển không hoạt động được.

– Các bánh răng bị mòn hoặc bị vỡ.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do xe nâng đang sử dụng đã quá hạn hay không rõ nguồn gốc xuất xứ hay xe nâng không được kiểm tra thường xuyên, bảo trì bảo dưỡng theo định kỳ Những điều này làm tăng khả năng những tính huống xấu có thể xảy ra bất chợt trong lúc vận hành xe nâng.

Hình 4.5 Xe nâng đã quá hạn sử dụng (Nguồn: Internet)

Dùng xe nâng không đúng cách

Dùng xe nâng để nâng người mà không dùng các rào chắn bảo vệ.

Dùng xe không đúng múc đích Ví dụ như không dùng xe nâng người chuyên biệt mà dùng xe nâng hàng để nâng người.

Hình 4.6 Dùng xe chở hang nâng người (Nguồn: Internet)

Sự cố từ chính người điều khiển xe nâng

Sự chủ quan, cẩu thả trong quá trình vận hành: Đôi khi vì ỷ lại kinh nghiệm của bản thân, các bác tài có thể bỏ qua các nguyên tắc an toàn.

Tài xế không được đào tạo về cách sử dụng các loại xe nâng Khi không được đào tạo một cách bài bản, tài xế có thể vô tình mắc phải những lỗi vận hành do thiếu hiểu biết, gây nên những tai nạn không đáng có.

Sử dụng xe đã bị hư hỏng, đã cũ hoặc thiếu các bộ phận: Nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ, xe nâng có thể bị hư hỏng bất chợt trong lúc làm việc, như phanh bị hỏng, móc hàng bị gãy, gây nên tai nạn

Thiếu công cụ làm việc phù hợp như phụ kiện, phụ tùng hay đồ bảo hộ.

Không có sự chuẩn bị trước các dụng cụ sửa chữa chuyên dụng hay thiết bị phòng chống cháy nổ, cấp cứu,….

Giờ giấc làm việc không hợp lý, môi trường làm việc căng thẳng, áp lực sản xuất lớn gây ức chế tâm lý cho lái xe nâng.

Không gian làm việc chật hẹp, không đảm bảo độ sáng, có nhiều vật cản trong lối đi.

Kỹ thuật vận hành xe nâng tiến, lùi, quay đầu,… không đúng.

Không thông báo hay có bảng thông báo việc xe nâng đang làm việc trong khu vực gần khu dân cư hay có người dân đi vào.

Hình 4.7 Kỹ năng cần có của tài xế khi lái xe nâng (Nguồn: Internet)

VẬN HÀNH XE NÂNG AN TOÀN

Tổng quan về vận hành xe nâng an toàn

Xe nâng hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của các nhà kho, nhà xưởng Nếu không được điều khiển theo đúng quy cách vận hành, chúng sẽ đe dọa nghiêm

21 trọng đến sự an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí khiến người điều khiển hoặc người đi bộ khác tử vong Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp xe nâng cũng được tích hợp nhiều tính năng an toàn nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn cho người và hàng hóa. Bên cạnh đó là một người vận hành xe nâng, chúng ta cần phải tìm hiểu và tuân thủ để loại bỏ các mối nguy khi sử dụng xe nâng.

Hình 5.1 Nguyên tắc an toàn khi lái xe nâng (Nguồn: Internet)

Một số quy tắc chung về an toàn xe nâng mà người vận hành cần tìm hiểu và tuân thủ:

- Người vận hành phải được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng: Chứng chỉ bao gồm chứng chỉ an toàn và chứng chỉ vận hành, hai loại giấy này phải riêng biệt Doanh nghiệp chỉ cho phép người vận hành đã qua lớp huấn luyện an toàn về vận hành xe nâng, và đã được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề lái xe nâng.

- Tìm hiểu tổng quan thông kê về xe nâng và các vụ tai nạn liên quan: Hơn 1.000.000 xe nâng đang hoạt động trên khắp Việt Nam Tai nạn xe nâng khiến doanh nghiệp tốn

135.000.000 đô la mỗi năm Khoảng 70% các vụ tai nạn có thể tránh được nếu được đào tạo bài bản Ước tính có 110.000 vụ tai nạn xe nâng mỗi năm Khoảng 20.000 công nhân bị thương mỗi năm trong các vụ tai nạn liên quan đến xe nâng

Biết phân loại các loại xe nâng để vận hành phù hợp

Biết các mối nguy hiểm thường gặp khi vận hành xe nâng

Biết các yêu cầu về quyền lợi của người vận hành xe nâng

Người sử dụng xe nâng hàng trước tiên phải trải qua lớp huấn luyện đào tạo an toàn vận hành xe nâng, và được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng hàng, An toàn và vệ sinh lao động.

Quy trình vận hành xe nâng an toàn

5.2.1 Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành.

Việc kiểm tra xe nâng hàng trước khi vận hành là rất cần thiết, với những cách kiểm tra cơ bản này, giúp cho Người lái xe nâng hàng ngày vững chắc tay lái hơn Đảm bảo an toàn cho Người vận hành xe nâng với những Người xung quanh hoặc hàng hóa.

Các vấn đề cần kiểm tra gồm:

Phanh xe: để đảm bảo phanh vẫn hoạt động tốt, không bị mòn.

Bánh lái: Kiểm tra độ linh hoạt của bánh lái, độ mòn, vật lạ gắn vào.

Thiết bị điều khiển: kiểm tra nút điều khiển lên cao, xuống thấp,…

Thiết bị cảnh báo: kiểm tra hoạt động của còi, đèn xi nhan,…

Bánh xe: kiểm tra xem các bánh vẫn còn căng đảm bảo để di chuyển.

Kiểm tra nguồn năng lượng (điện ắc quy hoặc nhiên liệu).

Nếu phát hiện có bất cứ hư hỏng hay lỗi kỹ thuật thì không nên sử dụng xe, đưa xe đi bảo dưỡng và có các biện pháp khắc phục, sửa chữa hư hỏng để tránh gây nguy hiểm. Đảm bảo các thiết bị an toàn đã được đặt đúng chỗ, bao gồm cả lan can bởi đây là một bộ phận quan trọng bảo vệ người sử dụng khi lên cao.

Khi tất cả những khâu chuẩn bị đã đảm bảo và hoàn tất thì người sử dụng có thể sẵn sàng và yên tâm để vận hành xe nâng người.

5.2.2 Kiểm tra xe nâng hàng khi khởi động máy.

Khởi động máy, kiểm tra màu khói ống bô: Màu khói thải của ống bô xe nâng cho ta biết được nguyên nhân gây ra màu khói đó Đối với màu khói có màu nâu nhạt thì được coi là tốt.

Khởi động máy, kiểm tra tay lái chuyển hướng: Tay lái chuyển hướng hoạt động bình thường khi chúng ta xoay vô lăng lái xe nâng thì bánh xe sẽ chuyển hướng Diều đó chứng tỏ hệ thống lái vẫn hoạt động bình thường.

Kiểm tra thắng tay xe nâng: Thắng tay hoạt động hay không khi cho xe nâng đứng ở chân sườn dốc và cài thắng tay, nếu xe nâng không trôi thì thắng tay vẫn hoạt động tốt. Kiểm tra cần vô số có hoạt động bình thường không: Kiểm tra cần số ở các vị trí số, cần số nhẹ nhàng không thấy gì bất thường là được

Kiểm tra cần điều khiển ben (xi lanh) nâng hạ, ra vào: Kiểm tra cần điều khiển xem các cơ cấu như: nâng, hạ càng, sang ngang càng, xi lanh nghiêng khung, xi lanh lái có hoạt động bình thường không.

Kiểm tra bàn đạp thắng: Trước tiên hãy kiểm tra tĩnh trước, có nghĩa là đạp bàn đạp khi xe nâng đang đứng yên trước Sau đó mới chạy tiến, chạy lùi và kiểm tra thắng. Kiểm tra bàn đạp Ambaya (côn, ly hợp): Kiểm tra bàn đạp côn, ly hợp xem có bị ngẹt không Việc kiểm tra này sẽ giúp cho vận hành xe nâng dễ dàng hơn.

Kiểm tra còi: Còi điện, còi lùi: đo âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, vị trí đặt máy đo là cao 1,2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A) Đánh giá theo mục 2.1.8 QCVN 13: 2011/ BGTVT

- Kiểm tra đèn pha trước, sau, đèn xi nhan

Hình 5.2 Kiểm tra tình trạng hoạt động của xe nâng (Nguồn: Internet)

5.2.3 Quan sát môi trường làm việc xung quanh của xe nâng

Trong khi vận hành xe nâng, phải chú ý và tuân theo bất kỳ quy tắc và hướng dẫn nào của doanh nghiệp

Người vận hành chỉ được lái thiết bị trên đường được chỉ định vạch sơn của xe nâng Quan sát tất cả các dấu hiệu, đặc biệt là các dấu hiệu trên tải trọng sàn tối đa được phép và chiều cao giải phóng mặt bằng.

Nhận biết chiều cao của tải trọng, cột buồm và bảo vệ trên cao của xe nâng khi đi vào hoặc ra khỏi các tòa nhà.

Cẩn thận khi vận hành xe nâng gần mép của bến tải hoặc đường dốc – xe nâng có thể rơi qua mép – giữ khoảng cách an toàn với mép.

Không hoạt động trên các tấm cầu, trừ khi chúng có thể hỗ trợ trọng lượng của xe nâng và tải.

Hình 5.3: Môi trường hoạt động của xe nâng (Nguồn: Internet) Đảm bảo điều kiện nơi làm việc: Bề mặt nơi làm việc phải đủ vững chắc để hỗ trợ xe nâng, tải trọng và người vận hành, phải không có lỗ, mỡ, dầu hoặc các vật cản có thể khiến xe nâng bị trượt, trả lại, và hoặc có thể lật nhào Bề mặt nơi làm việc và các điều kiện trên cao và các yếu tố cần xem xét khi di chuyển bao gồm: Điều kiện trơn trượt: Có nguy cơ trượt khi đi trên dầu, mỡ, nước hoặc các sự cố tràn khác Xe nâng có thể bị lật khi di chuyển trên băng, tuyết, bùn, sỏi và các vùng không bằng phẳng.

Vật cản và bề mặt không bằng phẳng: Có nguy cơ bị lật khi đi qua vật cản, lỗ hổng và va chạm.

Giới hạn tải của sàn: Có nguy cơ sập sàn nếu không thể chống đỡ trọng lượng của xe nâng, tải trọng và người vận hành.

Khe hở trên cao: Có khả năng bị hỏng đèn, ngăn xếp, cửa, vòi phun nước và đường ống Thiệt hại đối với tải cũng có thể xảy ra và xe nâng có thể bị lật khi di chuyển và va vào chướng ngại vật trên ca

5.2.4 Trang bị đồng phục bảo hộ cần thiết

- Việc vận hành các thiết bị lớn như xe nâng chịu trách nhiệm rất lớn đối với người vận hành, nhân viên môi trường và nhân viên xung quanh.

- Đối với những người thường đeo kính cận hoặc kính áp tròng, kính an toàn tiêu chuẩn có thể bảo vệ mắt của người vận hành khỏi mọi nguy cơ từ môi trường có thể gây nguy hiểm cho việc mất thị lực trong quá trình vận hành.

- Nói chung, nên đeo kính bảo vệ, đặc biệt thích hợp cho những người vận hành làm việc ngoài trời tiếp xúc với gió hoặc bụi.

- Kính bảo vệ có thể đảm bảo rằng bụi hoặc các vật nguy hiểm khác sẽ không lọt vào mắt của người điều khiển, từ đó mang lại tầm nhìn rõ ràng trong toàn bộ quá trình vận hành của xe nâng.

- Nếu người lái xe nâng tiếp xúc với hóa chất, làm tổn thương thị lực hoặc tổn thương nghiêm trọng đến mắt thì kính bảo hộ cũng là một phần quan trọng trong quá trình vận chuyển hóa chất, hàng hóa nguy hiểm cho người lái xe nâng. Ủng bảo hộ

Kỹ năng vận hành an toàn xe nâng

Bước 1: Trước khi khởi động xe

Trước khi khởi động xe nâng hàng người lái xe cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất Tuy nhiên, một điều mà bạn cần chú ý khi điều chỉnh ghế ngồi là phải cần đảm bảo chìa khóa xe nâng ở vị trí OFF Ghi nhớ thắt dây an toàn trước khi vận hành xe nâng hàng.

Kéo thắng tay, đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.

Cắm chìa khóa vào ổ, bật chìa khóa sang vị trí ST động cơ sẽ được khởi động.

Bước 3: Sau khi khởi động xe

Bạn cần làm mát động cơ cho đến khi đồng hồ đo nhiệt độ nước chỉ 50 độ và kiểm tra các hạng mục dưới đây trong khi làm mát động cơ:

Tất cả các đồng hồ báo

Kiểm tra xe động cơ có gây ra tiếng động khác thường nào hay không

Xem màu khói xả có bình thường không

Vận hành các cần điều khiển: cần điều khiển xa nâng, cần điều khiển nghiêng để chắc chắn các cần điều khiển đều hoạt động bình thường.

Bước 4: Khi lái xe nâng

Trong quá trình vận hành xe nâng, người lái nên chắc rằng khu vực xung quanh đã an toàn trước khi khởi động.

Lưu ý không được vận hành càng xe nâng trong khi đạp bàn đạp ga

Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoảng 15 – 20cm, nghiêng trụ nâng về phía sau hoàn toàn.

Trong khi đạp bàn đạp cắt số/thắng, kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc sau, sau đó thả thắng tay và bàn đạp cắt số trong khi đạp bàn đạp ga dần dần.

Luôn sang số khi xe nâng đã được dừng hẳn để đảm bảo ăn toàn và bảo vệ các thiết bị.

Bước 5: Dừng và đỗ xe nâng

Khi dừng xe bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga (hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi) và đạp thắng để giảm tốc độ xe.

Bên cạnh đó, hãy hạ càng nâng xuống sát sàn và nghiêng trụ nâng về phía trước khi đỗ xe và tiếp theo kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.

Sau đó, bật chìa khóa về vị trí OFF và rút chìa khóa khi không vận hành xe nâng. Trong trường hợp chìa khóa đang bật ở vị trí ON thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt và có âm thanh cảnh báo

Hình 5.5 Vận hành xe nâng an toàn (Nguồn: Internet )

Những điều cần chú ý trong quá trình vận hành xe nâng

Để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành, hãy đảm bảo thực hiện đúng theo những quy tắc sau:

Tuyệt đối tránh lật xe Xe nâng không có hàng dễ lật hơn khi có hàng.

Tránh xe cua đột ngột chỗ nền nghiêng

Lên xuống xe phải đúng kỹ thuật

Luôn giữ cho xe của bạn sạch sẽ, quần áo, giày dép, tay cầm, bàn đạp ly hợp, phanh, không có dầu mỡ hoặc trơn trượt.

Khi khởi động động cơ để ngồi ngay ngắn trên ghế trên cabin, cần tiến lùi về vị trí trung gian khi khởi động động cơ.

Ghế có thể điều chỉnh để dễ dàng thao tác của người lái.

Khi khởi động xe nâng, sau đó tiến hành kiểm tra còi và chắc chắn không có người hay vật cản ở gần xe

Phải kiểm tra công việc bình thường và tác dụng tốt của phanh, ly hợp Kiểm tra thao tác nâng hạ.

Không ai khác ngoài người lái xe sẽ ngồi trên cabin hoặc càng nâng trong khi xe đang hoạt động.

Không được phép có người giữ hàng khi vận chuyển hàng hóa. Đừng để xe vào nơi tầm nhìn bị che khuất Khi xe trên đường cong phải đi chậm, bấm còi cho mọi người biết.

Luôn quan sát hướng đi của xe.

Không sử dụng gương chiếu hậu khi lùi xe Gương chiếu hậu cho người lái xe phía sau khi xe đang di chuyển, không sử dụng gương chiếu hậu để lùi xe Luôn luôn nhìn về hướng của xe.

An toàn xe nâng trong một số trường hợp

5.5.1 An toàn xe nâng khi hoạt động trên dốc và sườn dốc.

Luôn luôn nên làm khi xe nâng trên dốc

- Đi chậm khi xuống dốc

- Luôn lái thẳng lên hoặc xuống dốc, không bao giờ quay xe khi vận hành xe nâng trên đường dốc.

- Nếu tải chặn chặn tầm nhìn của người vận hành xe nâng, hãy sử dụng bộ định vị.

- Đảm bảo càng phải cách mặt dốc 20-25 cm khi lên hoặc xuống dốc với tải.

Không bao giờ làm khi xe nâng trên dốc

- Không chuyển hướng khi đi qua đoạn đường dốc hoặc sườn dốc.

- Không dừng xe nâng trên dốc, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp Trong trường hợp khẩn cấp luôn luôn chêm các bánh xe và khóa phanh tay.

5.5.2 An toàn xe nâng hàng khi tiếp xúc với người.

Luôn đảm bảo không có người và vật cản trong phạm vi hoạt động của xe nâng khi khởi động và vận hành nó

Luôn kiểm soát tốc độ chạy xe, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện khác trong phạm vi hoạt động, nhất là những khu vực di chuyển có tầm nhìn hạn chế. Không vận hành xe nâng khi trong xe đang chở đến 2 tài xế

Không cho người không có phận sự ngồi chung buồng lái xe nâng trong khi đang vận hành xe

Tuyệt đối không được rời khỏi xe khi động cơ của xe đang còn hoạt động.

5.5.3 An toàn xe nâng hàng khi kết thúc ca làm việc

- Đỗ xe nâng ở nơi an toàn, trên mặt đất; không bao giờ lên dốc.

- Rời khỏi xe nâng với khung nâng nghiêng về phía trước và các càng hoàn toàn hạ xuống đất.

- Áp dụng phanh đỗ xe (phanh tay), chọn trung tính, tắt động cơ và rút chìa khóa.

- Trả lại các phím hoặc các thiết bị kích hoạt khác cho chúng nơi giữ an toàn.

- Báo cáo mọi sự cố hoặc khiếm khuyết ngay lập tức cho người giám sát.

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w