đề tà thực trạng hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay

21 0 0
đề tà thực trạng hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có rất nhiều những lý do, quan niệm và phân loại hành vi tự sát, tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào thực trạng tự sát của thanh – thiếu niên Việt Nam hiện

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

THIẾU NIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: BÙI THU HƯƠNG Sinh viên: VÕ QUẾ ANH

Lớp tín chỉ: K41.1

Lớp hành chính:LỊCH SỬ ĐẢNG K41

Hà N , tháng 5 n m 2022 ộiă

Trang 2

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

5 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

7 CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN 4

B NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HIỆN TẠI CỦA VẤN ĐỀ 10

CHƯƠNG II YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ YẾU TỐ BẢO VỆĐỐI VỚI CÁC

2.3 Các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ ở cấp độ trường học 13

CHƯƠNG III CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỰ TỬ 14

3.1 Đặc điểm của nạn nhân các vụ tự tử và tự tử không thành 14

3.2 Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử 15

3.3 Hạn chế của hệ thống dịch vụ y tế trong việc phòng chống tự tử 16 3.4 Kết luận – Những nguyên nhân khác 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

A MỞ ĐẦU 1 TÊN ĐỀ TÀI

Thực trạng hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay 2 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Tự sát hay hay tự tử là hành động của một người cố ý gây ra cái cái chết cho chính mình Có rất nhiều những lý do, quan niệm và phân loại hành vi tự sát, tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào thực trạng tự sát của thanh – thiếu niên Việt Nam hiện nay

Thời gian gần đây, với điểm mốc vô cùng nhạy cảm là các kỳ thi chuyển cấp, xã hội rúng động với các vụ tự sát của thanh thiếu niên – trẻ em, đều trong độ tuổi mới lớn xảy ra liên tiếp Mặc dù vấn đề tự sát trong giới trẻ mới chỉ được cập nhật liên tục trong thời gian gần đây, khi những vụ tự tử xảy ra trong những thời điểm gần nhau và được các sản phẩm nghệ thuật có sự tiếp cận với công chúng sử dụng như một chất liệu sáng tác và truyền tải trong cộng đồng, nhưng vấn đề này đã và đang xảy ra trong một thời gian dài Tự sát, đặc biệt là tự sát trong giới trẻ, chỉ dần được quan tâm một cách đúng đắn khi xuất hiện những cộng đồng nổi tiếng của những người trẻ (như Đài Tiếng Nói Gen Z, dàn Hội … Việt Nam, những fanpage/group/blog tập trung nhiều người trẻ) công khai nói về vấn đề sức khỏe tâm thần (mental health) hay thậm chí là hành vi tự hại, dưới góc nhìn của người thật sự đã trải qua những chấn thương đó, bằng content (cách lên bài) hài hước hoặc nghiêm túc Có thể thấy cộng đồng thế hệ cũ đã dần không coi việc tự sát là một hành vi đáng chỉ trích hay dại dột của lớp trẻ, và những hành động thiết thực được nhiều cơ quan thông tin – truyền thông kêu gọi để giúp người trẻ đặc biệt là người trẻ là trẻ em, thanh – thiếu - niên đang trong độ tuổi nhạy cảm – cảm thấy an toàn, hạnh phúc và khỏe mạnh về mặt sức khỏe tâm lý Dựa theo những vụ việc tự sát xảy ra gần đây, với chung một lý do là áp lực học tập, vấn đề bệnh thành tích và kỳ vọng ưu việt của phụ huynh học sinh đang dần được thay đổi Tuy nhiên, áp lực học tập có phải là lý do duy nhất dẫn đến những hành vi đau lòng này hay không? Ngoài sự kỳ vọng, phụ huynh, xã hội còn cần phải điều tiết những gì? Hay có thể nói, thế hệ trẻ, thế hệ

Trang 4

thanh thiếu niên còn đang bước đến bờ vực bởi những lý do nào nữa? Bài nghiên cứu sau đây xin phép được nêu lên thực trạng tự sát của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, từ đó phần nào thay đổi nhận thức, thái độ của người thân và xã hội đối với những người trẻ đã tự sát và có ý định tự sát, góp phần tạo ra một môi trường nơi thế hệ trẻ có thể lớn lên với một tâm lý khỏe mạnh hơn

3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU

Hành vi tự sát – đặc biệt là tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên – đã và đang là một vấn đề được coi trọng đặc biệt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Đã có rất nhiều nghiên cứu chi tiết và cụ thể, những báo cáo tỉ mỉ về tỉ lệ tự sát, thống kê tự sát, nguyên nhân tự sát, hay những bài báo chi tiết tỉ mỉ từ nguyên nhân tới cung cách tự sát của các nạn nhân cụ thể, có thể lấy ngay ví dụ trong ba vụ học sinh tự sát liên tiếp gần đây Những nghiên cứu, bài báo, thống kê trên đã góp phần không nhỏ trong việc định hình cơ bản tâm lý của trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam khi đang trong trạng thái bất ổn về mặt tâm lý; giúp người thân, xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về các triệu chứng tâm lý nói chung và hành vi tự sát trong giới trẻ nói riêng, bao dung và thấu hiểu hơn với những nạn nhân trẻ tuổi tự sát

Những nghiên cứu trên đã gợi ý cho tác giả với tư cách là một người trẻ từng có - hành vi tự hại (có thể coi là tập hợp mẹ của hành vi tự sát) – về việc viết nên một bài thực trạng, bản chất của hành vi tự sát hiện nay của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay Những nghiên cứu có rất nhiều, nên tác giả xin phép chỉ trích dẫn dưới đây những bài viết tiêu biểu, phù hợp nhất với đề tài

- GIỚI TRẺ NGÀY NAY ĐANG ĐỐI MẶT VỚI QUÁ NHIỀU SỰ CĂNG THẲNG?

của Youth+

- Tổng Quan Về Hành Vi Tự Sát của InPsychOut

- S i u c a iều tra qu c gia về v thành ni n và thanh ni n Vi t Na n th do Bộ Y tế T ng cục Thống ê WHO t chức

- Trung tâm phòng chống hủng hoảng tâm lý (PCP)

- Danh sách qu c gia theo tỷ tự sát, với dữ liệu của T chức Y tế Thế giới (WHO)

Trang 5

- Và các bài báo liên quan đến sự việc nhảy lầu liên tiếp của học sinh thời gian gần

đây

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1 Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng hành vi tự sát trong lớp trẻ: trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Chỉ rõ chi tiết những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự sát trong trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay

- Cơ bản chỉ ra sự tác động của những nguyên nhân trên tới tâm lý giới trẻ - Đưa ra những biện pháp khái quát hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý của giới trẻ

5 ĐỐI TƯỢNG KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng hành vi tự sát của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay

5.2 Khách thể nghiên cứu

- Giới trẻ Việt Nam hiện nay: gồm trẻ em và thanh thiếu niên

5.3 Phạm vi nghiên cứu

Trẻ em và thanh thiếu niên có độ tuổi dưới 18 tuổi sinh sống và làm việc – học tập trên lãnh thổ Việt Nam

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp thu thập thông tin:

-Phương pháp khảo sát, trưng cầu ý kiến (Anket) -Phương pháp phỏng vấn

-Phương pháp thảo luận nhóm

-Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu -Phương pháp quan sát

-Phương pháp thực nghiệm xã hội 6.2 Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Phương pháp nghiên cứu đàm thoại

Trang 6

-Phương pháp luận xã hội học

6.3 Số lượng mẫu và cách thức chọn mẫu:

- Chọn mẫu 150 thanh niên – thiếu niên có độ tuổi từ 14 – 18 tuổi, đang sinh sống và làm việc/học tập tại lãnh thổ Việt Nam

- Phỏng vấn trực tiếp từ 15 đến 20 trẻ em, có độ tuổi từ 7 – 16 tuổi, đang sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam

- Phỏng vấn trực tiếp từ 15 20 người giám hộ/cha mẹ của hai đối tượng chính được - nêu trên

- Thông tin sẽ được thu thập qua bảng câu hỏi trả lời qua mạng và hình thức phỏng vấn trực tiếp

7 CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN

7.1 Câu hỏi thu thập thông tin qua form Internet

Mục đích: Thu thập thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu Số mẫu: 150 mẫu gồm các thanh – thiếu niên

Form sẽ có số thứ tự, tên, tuổi, địa chỉ/nơi làm việc, và không bắt buộc phải điền chính xác hoặc điền đầy đủ

Mục điền bắt buộc của form bao gồm:

7.1.1 Thang đo hả năng tự sát

Thang đo mức độ trầm cảm gồm 9 điểm:

1 Mình vui quá trời luôn, mình sẽ vỡ òa nếu như niềm vui này cứ tiếp tục ấy!2 Mình đang phấn khởi, thỉnh thoảng nghĩ về những chuyện không vui nhưng nỗi

buồn đó dường như bay biến hết rồi Mọi chuyện đang dần tốt lên

3 Đây không phải ngày tuyệt nhất cuộc đời mình Mình có một số chuyện lặt vặt

nhưng mình không nghĩ đến tự tử đâu Trừ lúc mà thằng bạn ẩm ương bỗng dưng đưa ra những giả thuyết ngu ngốc

Trang 7

4 Việc tự sát không xuất hiện trong tâm trí mình trừ những lúc bị stress hoặc lo

lắng tột độ Nó giống như một lối thoát mà não mình tạo ra để thoát ra khỏi những cơn stress, nhưng không nghiêm trọng, chỉ đùa thôi!

5 Cái joke này nhạt rồi, ý nghĩ về tự sát và mấy cái linh tinh cứ hiện lên ấy Nhưng

mình đang muốn làm chuyện khác cơ, tự tử hơi xâm chiếm mình rồi

6 Mình nghĩ về tự tử rất nhiều, việc này cản trở cuộc sống của mình Mình sẽ cố để

không bận tâm đến nó Cơ mà, nhỡ có tai nạn xảy đến với mình thì mình sẽ không tránh đâu Mình tự tử một cách thụ động

7 Mình không thể ngưng nghĩ về tự tử và cũng không thể phân tán nó ra khỏi tâm

trí Mình có thể sẽ làm chuyện dại dột như uống rượu lái xe Mình đã chuyển từ tự tử thụ động sang muốn chết Mình cần có sự giúp đỡ

8 Mình không cố chống lại những ý nghĩa quẩn đó nữa mà cứ để nó thoải mái lấn

chiếm tâm hồn Mình thậm chí còn muốn lên kế hoạch để tự tử nhưng mình cũng đang cố ngăn cản bản thân

Mình đang cố để không hành động Mình ở một mình nên thật không an toàn, mình sẽ giết bản thân mất Mình cần gọi cho ai đó!

9 Mình đang lên kế hoạch kết liễu cuộc đời Mình chào vĩnh biệt mọi người, xóa

các tài khoản và viết thư giã biệt Mình rất muốn tự tử, mình cần nói chuyện với ai

đó

Từ 1 5: Bạn vẫn ổn, dù những điểm số cao bạn vẫn đôi khi lo lắng, stress.- Từ 6 9: Bạn luôn nghĩ tới tự tử và tuyệt vọng tới mức muốn tự giết mình Hãy tìm - sự trợ giúp ngay nhé!

Trang 8

7.1.2 Bảng câu hỏi đánh giá mức độ trầm cảm và rối loạn lo âu

Trang 9

7.1.3 Xác định nguyên nhân chính cho vấn đề tâm lý

Xác định nguyên nhân cơ bản tạo thành suy nghĩ/hành vi tự sát trong giới trẻ, đặc biệt là trẻ em và thế hệ thanh – thiếu niên Việt Nam ngày nay tại mục B.NỘI

DUNG Tạo thành một bảng câu hỏi lựa chọn đa đáp án (có thể lựa chọn nhiều hơn

1 nguyên nhân và bổ sung nguyên nhân khác) và lựa chọn mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân hình thành suy nghĩ/hành vi tự sát của bản thân (nếu có)

STT Câu hỏi liên quan đến nguyên nhân chủ yếu tạo nên suy nghĩ/hành vi tự sát

1 Bạn đã bao giờ có suy nghĩ/hành vi tự sát chưa?

2 Nếu có, điều đó cấu thành từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân dưới đây

3 (Những) nguyên nhân đó chiếm bao nhiêu % trong việc hình thành suy nghĩ/hành vi tự sát của bạn?

4 Bạn có lý do nào khác cấu thành suy nghĩ/hành vi tự sát của mình không?

7.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn hóa:

Mục đích: nhằm thu thập có thông tin mang tính cá thể hóa phục vụ nghiên cứu Tiến hành: do phỏng vấn đối tượng là trẻ em và phụ huynh/người giám hộ, câu hỏi sẽ được tinh giản hóa và tập trung vào các vấn đề:

- Nỗi buồn

- Sự không thoải mái trong một/một vài môi trường có dấu hiệu đặc thù - Suy nghĩ như thế nào về vấn đề tự hại?

- Đã bao giờ cảm thấy người thân/bản thân có suy nghĩ/hành vi tự hại/tự sát chưa?

7.2.1 Bộ câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn hóa dành cho đối tượng là trẻ em

Xin chào em, em có thể vui lòng trả lời một số câu hỏi của anh/chị không?

Trang 10

1 Em đã bao giờ cảm thấy đặc biệt buồn chưa?

2 Điều gì đã khiến em buồn như vậy?

3 Điều đó có được giải quyết một cách thỏa đáng với em hay không? Em có còn cảm thấy buồn bã khi nhớ lại điều đó hay không? Em có đang phải trải qua điều đó lần nữa không?

4 (đối với đối tượng phỏng vấn 14 – 16 tuổi) Em có biết đến những bạn nhỏ cùng tuổi phản ứng với nỗi buồn bằng cách tự tử không? Em có suy nghĩ như thế nào về suy nghĩ/hành vi của các bạn đó?

Xin cảm ơn em đã đồng ý tham gia phỏng vấn!

7.2.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn hóa dành cho đối tượng là phụ

huynh/người giám hộ

Chào anh/chị, được biết anh/chị là phụ huynh/người giám hộ của trẻ em – thanh

thiếu niên có độ tuổi từ 7 – 16 tuổi Đây là một độ tuổi nhạy cảm về tâm – sinh lý

Anh/chị có thể vui lòng trả lời một số câu hỏi phỏng vấn này không?

1 Anh/chị cảm thấy bé nhà mình như thế nào? Có những thay đổi gì của bé trước và sau khi bước vào tuổi dậy thì?

2 Anh/chị đã bao giờ thấy bé có biểu hiện đặc biệt tiêu cực hay chưa? Điều đó xảy ra vào lúc nào? Điều đó có diễn ra them lần nào nữa không?

3 Anh/chị cảm thấy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biểu hiện tiêu cực đó của bé? Anh/chị nghĩ nguyên nhân diễn ra điều đó xuất phát từ bé, từ anh/chị hay môi trường xung quanh?

4 Thời gian gần đây rộ lên những tin tức về trẻ em – thanh thiếu niên có suy nghĩ/hành vi tự sát, anh/chị nghĩ sao về điều này?

5 Anh/chị nghĩ điều đó có thể xảy ra với người thân của mình không?

6 Anh/chị có nghĩ mình nên thay đổi/có thể thay đổi điều gì để có thể giúp người thân của mình hình thành sức khỏe tâm lý lành mạnh hay không?

Trang 11

Cảm ơn anh/chị đã tham gia buổi phỏng vấn này!

7.3 Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài STT Bộ câu hỏi tiến hành phỏng vấn chuyên gia về vấn đề tự sát trong giới

trẻ

1 Anh/chị hãy cho biết bản chất của suy nghĩ/hành vi tự sát trong giới trẻ hiện nay? Đặc biệt là sự trẻ hóa của nạn nhân, khi những nạn nhân gần đây có độ tuổi dao động từ 12 – 16 tuổi?

2 Anh/chị hãy cho biết những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy nghĩ/hành vi tự sát gia tăng trong giới trẻ hiện nay? Trong bối cảnh trước và sau giãn cách xã hội, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy nghĩ/hành vi tự sát có sự thay đổi như thế nào? Trong bối cảnh sống thành thị và nông thôn, có sự khác biệt nào trong những nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ/hành vi tự sát trong trẻ em và thanh thiếu niên hay không?

3 Sự lãng mạn hóa hành vi tự sát trong sản phẩm nghệ thuật đại chúng và những sự việc tự sát được đưa tin rầm rộ có khả năng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra sự gia tăng tỉ lệ tự sát hay không? Có hay không nên việc siết chặt quản lý không gian mạng và những thông tin đăng tải trên mạng và điều đó có thể giảm thiểu tỉ lệ tự sát trong trẻ em và thanh thiếu niên hay không?

Cảm ơn anh/chị đã tham gia cuộc phỏng vấn này!

Trang 12

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HIỆN TẠI CỦA VẤN ĐỀ

“Hàng năm, trên thế giới có trên 800.000 người chết vì tự tử, và con số dự định tự tử còn cao hơn thế Các nước thu nhập thấp và trung bình (LMICS) đặc biệt có nguy cơ về tự tử chiếm 75% số vụ tự tử trên toàn cầu năm 2012, trong đó các nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Đông Nam Á chiếm t lệ cao nhất, gần 40% tổng số vụ tự tử (WHO, 2016) Mặc dù xảy ra ở tất cả độ tuổi, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với nhóm tuổi từ 15 đến 29 trên thế giới trong năm 2012 (sau tai nạn giao thông) Khi so sánh với khu vực Đông Nam Á cũng như Tây Thái Bình Dương, t lệ tự tử ở Việt Nam là t lệ thấp (5 vụ trên 100.000 người, số liệu năm 2012), và giảm so với năm 2000 (5,7 vụ) T lệ trẻ vị thành niên tự tử ở Việt Nam cũng tương đối thấp so với các nước trong khu vực Vào năm 2012, Blum et al đã tiến hành nghiên cứu trên 17.000 trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên; kết quả cho thấy t lệ có ý định tự tử trong vòng 12 tháng so với thời điểm nghiên cứu là 2,3% tại Hà Nội, thấp nhất trong mẫu nghiên cứu (so với 8,1% tại Thượng Hải và 17% tại Đài Bắc) Tương tự, ít hơn 1% thanh thiếu niên Việt Nam có hành vi tự sát, trong khi con số này ở Thượng Hải là 1,3% và Đài Bắc là 6,9% Báo cáo SAVY I cũng đưa ra t lệ tự tử nói chung ở mức thấp khoảng 3,4% số người được hỏi cho - biết có ý định tự tử trong năm 2003 (BYT, 2005) T lệ này có tăng lên trong điều tra SAVY II – 4,1% số người trong độ tuổi 14–25 cho biết họ có ý định tự tử (BYT và ồng tác giả, 2010).”

“Cho dù t lệ thấp như thế, quan ngại ngày càng tăng rằng tự tử ở Việt Nam bắt đầu có chiều hướng gia tăng và cần phải có những hành động thích hợp để đối phó với vấn đề này Tương tự, thời gian qua xuất hiện bằng chứng về t lệ tự tử trong nhóm thanh thiếu niên có thể gia tang, đơn cử như sự việc học sinh nhảy lầu liên hoàn vào cuối tháng 3 – đầu tháng 4 năm 2022, do đó tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân và những yếu tố thúc đẩy hành vi này là cần thiết Báo cáo tóm lược này dựa trên một nghiên cứu quy mô rộng hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam Mục đích của báo cáo tóm tắt này nhằm nêu

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan