NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Tổng quan về Doanh thu
Dưới đây là một số khái niệm về doanh thu:
Theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 18 – Doanh thu được định nghĩa là: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn”
Theo hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa kỳ (FASB) định nghĩa “Doanh thu là dòng vào hoặc sự gia tăng khác của tài sản hay là việc thanh toán nợ phải trả (hoặc phối hợp cả hai) xuất phát từ việc phân phối hay sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hay các hoạt động khác cấu thành các hoạt động chủ yếu hoặc trung tâm của DN”
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) thì doanh thu được hiểu là “tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban hành và công bố bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam) “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ tài chính:
“Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ Đại học Kinh tế Huế phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.”
Một số khái niệm liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu trương mại: là số tiền người mua được hưởng do mua hàng với số lượng lớn theo thỏa thuận
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
- Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thu bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
- Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng
- Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có dầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá
Theo Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu được phân loại như sau:
Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động…
Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giũa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ
Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Ngoài ra, tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể phân chia theo mặt hằng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ,theo số lượng tiêu thụ ( doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ) Đại học Kinh tế Huế
1.1.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, quy định về điều kiện ghi nhận doanh thu như sau: Đối với doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàn hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa (trừ các trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn bốn điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó
1.1.1.4 Nguyên tắc xác định doanh thu
Theo Chuẩn mực Kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” các khoản doanh Đại học Kinh tế Huế
+ Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
+ Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
+ Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGA HIỀN
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền
2.1.1 Giới thiệu về Doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền
Nơi đăng kí quản lý: 03 Lịch Đợi, Phường Phường Đúc, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế Đại diện pháp luật: Nguyễn Hiền
Ngày bắt đầu hoạt động: 15/01/2004
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/2004 Những ngày đầu mới thành lập doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì số lượng lao động còn ít, cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa quen với thị trường, tâm lý và nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên với sự lãnh đạo của ban giám đốc và qua một thời gian nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp đã khắc phục được những khó khăn ban đầu từ đó ngày càng phát triển, mở rộng thị trường và ngày càng tăng thêm các loại mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật, có điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ vể tài chính…
Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền hoạt động trong ngành bán buôn thực phẩm ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Có địa chỉ tại 03 Lịch Đợi, Phường Phường Đúc, Thành phố Huế Đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ông Nguyễn Hiền Được cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/2004, từ đó đến nay công ty đã đi vào hoạt động được 19 năm Đại học Kinh tế Huế
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền hiện đang kinh doanh các ngành nghề sau:
- NBuôn bán thực phẩm (ngành chính)
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền hoạt động với các chức năng chính là bán buôn thực phẩm và buôn bán đồ uống phục vụ nhu cầu sử dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, khách hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh trên toàn quốc
Ngoài ra, doanh nghiệp còn hiện đang kinh doanh ngành nghề vận tải hàng hóa bằng đường bộ nhằm mục đích vận chuyển đa dạng các hàng hóa với thời gian vận chuyển ngắn đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, tổ chức và các khách hàng
- Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường
- Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi
- Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả, ngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội Đại học Kinh tế Huế
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
(Nguồn Phòng Kế toán – Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: là người có quyết định cao nhất, đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật Người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện
Phó Giám đốc: Là người điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và ủy quyền
Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ tìm đối tác, nhà cung cấp, quảng cáo và giới thiệu và đưa ra các chiến lược kinh doanh, phân phối sản phẩm đến các đầu mối và người tiêu dùng, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, lập kế hoạch và các phương án kinh doanh
Phòng Kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lí kinh tế- tài chính của doanh nghiệp Nhằm sử dụng vốn hợp lí, đúng mục đích đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì liên tục và đạt hiệu quả cao Ghi
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Đại học Kinh tế Huế chép, tính toán, phản ánh, đối chiếu tình hình luân chuyển tài sản và vốn tại những thời điểm nhất định Phải phản ánh chính xác các chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh lãi lỗ Đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức và hạch toán thống kê, lập các báo cáo quyết toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đóng thuế và các khoản phải nộp vào Nhà nước
Phòng nhân sự: Tổ chức và quản lý nhân sự của công ty, tuyển dụng nhân sự và lập kế hoạch tuyển dụng nguồn lực Tiến hành các quy định, ký kết hợp đồng, thực hiện các chế độ và chính sách đối với người lao động: mức lương, phụ cấp, lương thưởng BHYT, BHXH… a) Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán
(Nguồn Phòng Kế toán – Doanh nghiệp tư nhân Nga Hiền) b) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc tham mưu trong việc quản lý công tác chính, giám sát, điều hành phòng kế toán, tổ chức hướng dẫn và hạch toán theo đúng pháp luật Tổ chức ghi chép và phản ánh kịp thời, trung thực mọi nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính để lập báo cáo để từ đó đưa ra những hướng quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty có hiệu quả
Thủ kho: Kết hợp với bộ phận kế toán hoặc mua hàng trong việc lưu chuyển các loại chứng từ hàng hóa Lưu trữ và bảo quản các loại phiếu nhập và xuất kho