1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô tả cấu trúc và hoạt động của tổ chức asean sáng kiến và đóng góp của việt nam cho asean trong những 10 năm gần đây

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Tả Cấu Trúc Và Hoạt Động Của Tổ Chức ASEAN. Sáng Kiến Và Đóng Góp Của Việt Nam Cho ASEAN Trong Những 10 Năm Gần Đây
Tác giả Nguyễn Bảo Linh
Người hướng dẫn Dương Thị Thục Anh
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Việc bảo đảm tính độc lập của dân tộc và chủ quyền của các nhà nước – dân tộc cũng giống như việc bảo đảm tự do và nhân quyền của các cá nhân trong xã hội – quốc dân – cơ sở của chủ nghĩ

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC - -

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CHÍNH TRỊ HỌC

Chủ đề: Mô tả cấu trúc và hoạt động của tổ chức ASEAN

Sáng kiến và đóng góp của Việt Nam cho ASEAN

trong những 10 năm gần đây.

Giảng viên: Dương Thị Thục Anh Sinh viên: Nguyễn Bảo Linh

Mã số sinh viên: 2156150023 Lớp: Quan hệ công chúng K41

Hà nội, tháng 4 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu tiểu luận 3

II NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC VÀ XU HƯỚNG CỦA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI 1 Khái niệm của chính trị quốc tế đương đại 4

2 Cấu trúc của chính trị quốc tế đương đại 4

3 Xu hướng của chính trị quốc tế đương đại 8

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ASEAN 1 Cấu trúc của tổ chức ASEAN 10

2 Hoạt động của ASEAN 14

CHƯƠNG 3: SÁNG KIẾN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM CHO ASEAN TRONG NHỮNG 10 NĂM GẦN ĐÂY 1 Sự gia nhập của Việt Nam 17

2 Sáng kiến và đóng góp của Việt Nam cho tổ chức ASEAN trong những 10 năm gần đây 18

2.1 Về Chính trị - Ngoại giao 18

2.2 Về Kinh tế 22

2.3 Về xã hội 23

III TỔNG KẾT 26

Tài liệu tham khảo 27

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến to lớnvào nửa sau những năm 60 của thế kỷ XX Sau khi các nước trong khu vực dầngiành được độc lập thì mục tiêu hòa nhập thế giới cùng nhau phát triển và phụchồi nền kinh tế do chiến tranh phá hoại cũng như hạn chế sự ảnh hưởng của cáccường quốc khác được đặt ra Trên thế giới cũng có nhiều các tổ chức hợp táckinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nướcĐông Nam Á tìm cách liên kết với nhau Năm 1968, ASEAN được thành lập tạiBăng Cốc với 5 nước thành viên Sau đó gần 3 thập kỷ Việt Nam gia nhậpASEAN với một chặng đường đầy khó khăn và phấn đấu đầy gian nan Quá trìnhhội nhập và tham gia của Việt Nam vào ASEAN gắn liền vào quá trình đổi mới,hội nhập quốc tế của đất nước Chúng ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trongđổi mới tư duy đối ngoại trở thành “thành viên chủ đô eng, tích cực, có tráchnhiê em” trong ASEAN Hơn 25 năm gia nhập, Việt Nam đã có những đóng góptích cực và không mệt mỏi nỗ lực vào sự phát triển chung của Hiệp hội Trong bối cảnh thế giới và khu vực thời gian gần đây chịu nhiều tác động từnhững biến động địa - chính trị và dịch bệnh COVID-19, những đóng góp củaViệt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nước Chủ tịch ASEAN 2020 cótrách nhiệm và đầy đủ năng lực để “chèo lái con thuyền” ASEAN vững bước đilên

Với ý nghĩa đó cho nên em đã chọn vấn đề “Mô tả cấu trúc và hoạt động của

tổ chức ASEAN Sáng kiến và đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong những

10 năm gần đây.” làm bài tiểu luận để kết thúc học phần môn Chính Trị Học củamình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

2.1 Mục đích:

Trên cơ sở tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của tổ chức ASEAN, bài tiểu luậnmong muốn được làm rõ sáng kiến và đóng góp của Việt Nam cho Hiệp HộiASEAN trong những 10 năm trở lại đây

2.2 Nhiệm vụ:

Để có thể đạt được mục đích trên, bài tiểu luận chủ yếu tập trung làm rõnhững nội dung sau đây:

- Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc và xu thế của chính trị quốc tế đương đại

- Mô tả cấu trung và hoạt động của tổ chức ASEAN

- Sáng kiến và đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong 10 năm trở lại đây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Cấu trúc, hoạt động của ASEAN và sáng kiến, đóng góp của Việt Nam choASEAN trong 10 năm gần đây

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn về không gian: Phạm vi Đông Nam Á

- Giới hạn về thời gian: từ khi ASEAN ( năm 1968) thành lập đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương phápluận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụngđểthực hiện bài tiểu luận là: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phântíchtài liệu, phương pháp lịch sử và logic, tổng hợp và phân tích đánh giá

5 Kết cấu tiểu luận

Gồm có 4 phần: mở đầu, nội dung chính, kết luận và tài liệu tham khảo

Trang 5

NỘI DUNGCHƯƠNG I: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC VÀ XU HƯỚNG CỦA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI

1 Khái niệm chính trị quốc tế đương đại

Chính trị quốc tế (chính trị thế giới) là nền chính trị được triển khai trên quy

mô hành tinh, toàn thế giới, vượt khỏi phạm vi mỗi quốc gia Đơn vị chính trịquốc tế không phải là những cá nhân, những tổ chức thuộc phạm vi quốc gia mà

là các quốc gia độc lập có chủ quyền và các tổ chức kinh tế chính trị, quân sự chính trị quốc tế

Nền chính trị của xã hội chính trị quốc tế thời kỳ trước Chiến tranh thế giới IIđược hình thành chủ yếu bởi kết quả của quá trình hình thành các nhà nước – dântộc Thế kỷ XVII – XIX là thời kỳ hình thành nhà nước – dân tộc chủ yếu ởChâu Âu, Châu Mỹ, thế kỷ XX là thế kỷ độc lập của Châu Á, Châu Phi và thếgiới Ả Rập

Từ sau Chiến tranh thế giới II, xã hội quốc tế bao gồm gần 200 quốc gia độclập có chủ quyền, hàng chục vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế Mặc dù nềnchính trị quốc tế được tạo bởi sự tác động tương tác của các quốc gia, các tổchức quốc tế, nhưng về thực chất là trật tự thế giới hai cực : Xô – Mỹ

Sau sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và sự tan rã của các nước Đông Âu,trật tự thế giới 2 cực được thay bằng trật tự đa cực

Như vậy, chính trị quốc tế (chính trị thế giới) là nền chính trị được triển khaitrên quy mô toàn hành tinh, toàn thế giới bởi sự tương tác của các quốc gia, dântộc có chủ quyền, các tổ chức quốc tế, các phong trào chính trị, các công ty quốcgia vì một trật tự thế giới mới – trật tự thế giới đa cực

2 Cấu trúc của chính trị quốc tế

2.1 Các nhà nước – dân tộc:

Trang 6

Nhà nước dân tộc là những đơn vị cơ bản tạo nên nền chính trị quốc tế đươngđại Chính sự hoạt động của các nhà nước – dân tộc thực hiện các chức năng đốinội – đối ngoại vì lợi ích dân tộc, quốc gia và quốc tế đã tạo nên những quan hệthuận chiều với nền hòa bình, ổn định và phát triển chung của nhân loại Việc bảo đảm tính độc lập của dân tộc và chủ quyền của các nhà nước – dântộc cũng giống như việc bảo đảm tự do và nhân quyền của các cá nhân trong xãhội – quốc dân – cơ sở của chủ nghĩa dân chủ – là căn nguyên tạo nên sự chuyểnđộng của nền chính trị quốc tế.

Vì vậy, để tạo ra một trật tự thế giới hòa bình, ổn định và phát triển, đòi hỏicác nhà nước – dân tộc phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc

có tính phổ biến : tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ củanhau, bình đẳng cùng có lợi Giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằngthương lượng trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế Điều kiện cho sự tôntrọng luật pháp quốc tế là:

+ Ở mỗi quốc gia, dân chủ & nhân quyền phải được tôn trọng; đồng thời cácnhà nước – dân tộc dù lớn hay nhỏ phải thực hiện đường lối đối nội đối ngoạihòa bình, hợp tác cùng có lợi

+ Các nước không được theo đuổi ý đồ tạo trật tự thế giới bằng sức mạnh quân

sự, đặc biệt các nước lớn phải loại bỏ tham vọng thống trị xã hội quốc tế, bắt cácnước nhỏ phụ thuộc các nước lớn Các nước nhỏ trên cơ sở giác ngộ lợi ích dântộc, tự lập vươn lên và tham gia tích cực vào phong trào không liên kết để bảo vệđộc lập chủ quyền và lợi ích chân chính của mình

+ Tôn trọng sự khác nhau về chế độ chính trị của mỗi quốc gia dân tộc, các tổchức khu vực ( ASEAN, EU…) các cộng đồng có chung mối quan tâm (cộngđồng Pháp ngữ, cộng đồng Anh ngữ, cộng đồng Mỹ Latinh…); phấn đấu vì hòabình khu vực, lợi ích cộng đồng trên cơ sở những qui ước khu vực không trái vớiluật pháp và tập quán quốc tế

Trang 7

tế đa phương, có mục tiêu, quyền hạn, quy định về cấu trúc tổ chức do thànhviên của tổ chức thỏa thuận.

Các tổ chức quốc tế rất đa dạng về quy mô, lĩnh vực, tính chất, mục đích hoạtđộng nhưng đều có những đặc trưng sau:

+ Được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể (chính trị, kinh tế, xãhội…) quốc tế

+ Không có cư dân và lãnh thổ nhất định

+ Được hình thành bởi các quốc gia có chủ quyền

+ Các quyết định của tổ chức quốc tế mang tính chất khuyến nghị, không có tính

ép buộc mà chủ yếu dựa vào tính tự giác của các thành viên hoặc sức ép của dưluận quốc tế

+ Có quyền hưởng ưu đãi và miễn trừ ngoại giao; có quyền ký các điều ước quốc

tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác; có quyền trao đổi đại diện với các tổchức khác; có những nghĩa vụ quốc tế nhất định

Trong thế giới đương đại có một số tổ chức có vai trò to lớn, có ảnh hưởng sâusắc, mạnh mẽ tới nền chính trị quốc tế Đó là: Liên Hợp Quốc, Tổ chức Phongtrào Không liên kết, NATO, EU, ASEAN…

- Liên Hợp quốc:

Liên Hợp Quốc là tổ chức lớn nhất thế giới Tiền thân là Hội Quốc liên Năm

1920, từ thảm họa Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hội Quốc liền được thành lậpvới 42 nước thành viên dưới sự kêu gọi của Tổng thống Mỹ W.Uynson Tuy

Trang 8

nhiên khi Chiến tranh thứ hai bùng nổ, tổ chức này tan vỡ vì mục đích, ý tưởngtốt đẹp nhưng không có điều kiện, biện pháp hữu hiệu Khi Chiến tranh Thế giớithứ hai sắp kết thúc, Hội nghị cấp cao giữa Liên Xô, Mỹ và Anh đã thông quanhững vấn đề cơ bản thành lập Liên Hợp Quốc Ngày 24/10/1945, LHQ với 51thành viên đã được thành lập

Liên Hợp Quốc được thành lập với 4 mục tiêu: một là, duy trì hòa bình và anninh quốc tế; hai là, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôntrọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc

tự quyết; ba là, thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế

về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng quyền conngười và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc,màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; bốn là, xây dựng Liên Hợp Quốc thành trung tâmđiều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung

Để thực hiện tôn chỉ, mục tiêu đã đề ra, Hiến chương đã quy định nhữngnguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc là: Thứ nhất, bình đẳng về chủ quyềnquốc gia; thứ hai, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; thứ

ba, cấm đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế; thứ tư, không can thiệt vào nội bộcác nước; thứ năm, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; thứ sáu,giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

Kể từ ngày thành lập đến nay, Liên Hợp Quốc đã góp phần quan trọng vào việcbảo vệ hòa bình và an ninh thế giới Vai trò của Liên Hợp Quốc được thể hiện rõ: + là diễn đàn quốc tế quan trọng đấu tranh giữa các lực lượng xã hội tiến bộ, dânchủ và hòa bình với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và phản động

+ thông qua các nghị quyết mà qua đó các tổ chức chuyên môn của Liên HợpQuốc hoạt động góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các quốc gia, đồngthời để các tổ chức tiến bộ đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trang 9

Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc không phải chính phủ đứng trên các nhà nước, cũngkhông có quân đội để quyết định bằng thực lực mọi hành động của các quốc gia

- NATO – Tổ chức Hiệp ước Bắc – Đại Tây Dương

NATO (viết tắt của North atlantic treatly organization) là liên minh quân sự chính trị cho Mỹ cầm đầu Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào 1949tại Oasinhton (Mỹ) với 12 nước thành viên

Mục tiêu ban đầu của NATO là một hệ thống an ninh khu vực Bắc – Đại TâyDương, có vai trò tối cao về quân sự, chính trị nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộngsản trong khu vực và thế giới; đồng thời, nhằm bành trướng thế lực của Mỹ ởTây Âu

NATO ra đời đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang làm cho thế giới luôn căngthẳng, tạo thế hai cực Cùng với đó, Mỹ và NATO đẩy mạng chiến lược “diễnbiến hòa bình”, và kết quả là làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu sụp đổ

2.3 Vai trò của các tổ chức quốc tế

+ Góp phần duy trì nền hòa bình và củng cố an ninh quốc tế

+ Hợp tác và hòa giải quốc tế rộng lớn

+ Tham gia quản lý những vấn đề toàn cầu và mở rộng không gian quốc tế.+ Từng bước xây dựng cơ chế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế

+ Bảo vệ quyền tự nhiên của con người, như quyền tự do, dân chủ, tự do ngônluận, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ…

3 Những xu hướng chính trị quốc tế đương đại

Thời đại ngày nay, tính quy định của nền văn minh hậu công nghiệp – văn

minh tin học đã khách quan hóa những xu hướng chính trị quốc tế, trí tuệ hóa cáchoạt động và sản phẩm của hoạt động con người tạo nên; xu hướng xã hội hóađời sống kinh tế - xã hội, xu hướng quốc tế hóa đời sống nhân loại và xu hướngtập trung hóa diễn ra đồng thời với dân chủ hóa quyền lực chính trị trong phạm

Trang 10

vi mỗi quốc gia cũng như trên quốc tế Những xu hướng này phản ánh tính mâuthuẫn, tính thống nhất của quá trình vận động của lịch sử nhân loại trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội

Như trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định những xu hướngchung trong quan hệ quốc tế:

- Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bứcxúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới Các nước ưu tiên cho phát triểnkinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với tăng cường sức mạnhtổng hợp của quốc gia

- Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên

kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế và những lĩnh vực hoạt động khác Hợptác càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt

- Các dân tộc nâng cao ý thực độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chốnglại sự áp đặt và can thiệt của nước ngoài và bảo vệ độc lập chủ quyền và nền vănhóa dân tộc

- Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng Sản và Công nhân, các lực lượngcách mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội

- Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranhtrong tồn tại hòa bình

Khi trong nhân loại còn phân chia thành các giai cấp có lợi ích đối lập nhau thìtrong bất cứ thời kỳ nào của quá trình phát triển thì việc giành ưu thế bằng sứcmạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự là điều không thể tránh khỏi Hiện nay, xuhướng hòa bính, ổn định đã trở thành đòi hỏi khách quan cho các dân tộc, cácquốc gia trên thế giới Các quốc gia ưu tiên về phát triển kinh tế, lấy phát triểnkinh tế có ý nghĩa quyết định trong tăng cường sức mạnh tổng hợp Vì vậy, đểđẩy mạnh phát triển kinh tế, các quốc gia đã tích cực tham gia vào quá trình hợp

Trang 11

tác và liên kết khu vực trên tất cả các lĩnh vực khiến việc hợp tác càng ngày càngtăng nhanh, nhưng cạnh tranh cũng càng gay gắt Tuy nhiên, các quốc gia vẫn ýthức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, các dân tộc không muốn sự áp đặt và canthiệt của nước ngoài

Nhìn chung, xu hướng áp đặt và thống trị của nghĩa đế quốc chưa bị loại bỏhoàn toàn so xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh trong hòa bình vẫn là xu hướnchủ đạo ở bất cứ các nước có chế độ chính trị - xã hội nào

Thực tế từ năm 90 trở lại đây cho thấy, các nước không phân biệt chế độ chínhtrị, không phân biệt lớn nhỏ, đều quan tâm đến quá trình vừa hợp tác vừa đấutranh trong cùng tồn tại hòa bình Đặc biệt, quá trình khu vực hóa có tính phổbiến Việc thành lập các tổ chức khu vực nhu ASEAN, AFTA, EU… đã chứngminh điều đó

Nói tóm lại, những xu hướng chính trị trên dây tác động đan xen và quy địnhlẫn nhau, tạo nên trật tự thế giới mới, phản ánh nét đặc sắc trong quan hệ thế giớingày nay Nó đã tạo nên những cơ hội mới cho quá trình phát triển, hội nhập mỗiquốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ hòa binh, giũ gìn an ninh thếgiớ, đồng thời cũng đặt các quốc gia, nhất là quốc gia lựa chọn con đường xã hộichủ nghĩa, trước những thách thức mới

CHƯƠNG II: CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ASEAN

1 Cấu trúc của tổ chức ASEAN

Từ khi thành lập đến nay thì cấu trúc tổ chức của ASEAN đã có nhiều sự thayđổi để phù hợp với khuôn khổ hợp tác ở từng thời kỳ phát triển Theo hiếnchương ASEAN, thông qua ngày 20/11/2007 và chính thức có hiệu lực từ ngày15/12/2008, bộ máy hiện tại của ASEAN gồm có những cơ quan sau:

1.1 Cấp cao ASEAN – ASEAN Summit:

Thành phần gồm những Nguyên thủ cấp cao hoặc người đứng đầu chính phủ cácnước thành viên, là cơ quan định hoạch tối cao của ASEAN Nhóm họp 2 năm

Trang 12

một lần và có thể họp bất thường khi cần thiết dưới sự chủ trì của Chủ tịchASEAN Chức năng của cơ quan là quyết định các vấn đề then chốt của Hiệphội, thực thi các biện pháp thích hợp để xử lý tình huống khẩn cấp tác động tớiASEAN, quyết định vấn đề kết nạp thành viên mới, cũng như tổ chức và hoạtđộng của một số thiết chế khác (ví dụ, bổ nhiệm Tổng thư ký ASEAN ) Cácchức năng được quy định tại điều 7 Hiến chương ASEAN

1.2 Hội đồng điều phối ASEAN – ASEAN Coordinating Council

Gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, được nhóm họp ít nhất 2 lần một năm,

có chức năng chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN điều phối việc thựchiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét theodõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng thư kýASEAN

1.3 Các hội đồng cộng đồng ASEAN - ASEAN Community Councils

Các hội đồng cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng cộng đồng chính trị-anninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đông văn hoá-xã hội Nhiệm

vụ chủ yếu cùa các cơ quan này là thực hiện thoả thuận, quyết định của cấp caoASEAN trong lĩnh vực của mình, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyênngành để hỗ trợ tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN Các quốc gia thành viên

sẽ cử đại diện quốc gia tham gia các cuộc họp của Hội đồng cộng đồng ASEAN(nhóm họp ít nhất 2 lần mỗi năm) Mỗi hội đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngànhcấp bộ trưởng trực thuộc như:

- Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh gồm 6 cơ quan

- Hội đồng cộng đồng kinh tể gồm 14 cơ quan

- Hội đồng cộng đồng văn hoá-xã hội gồm 17 cơ quan

1.4 Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN - Secretary-General of ASEAN /ASEANSecretariat

Trang 13

Là cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thực thi cácquyết định, thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏathuận và quyết định của ASEAN, và đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt độngcủa ASEAN lên Hội nghị Cấp cao ASEAN

+ Tổng thư ký ASEAN là chức vụ do cấp cao ASEAN bổ nhiêm với nhiệm kỳ 5năm, không được tái bổ nhiệm Tổng thư ký là quan chức hành chính cao cấpnhất của ASEAN Người được bổ nhiêm giữ cương vị này phải là công dân củamột trong số thành viên ASEAN, có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn Việclựa chọn phải trên cơ sở cân bằng về giới cũng như thứ tự luân phiên trong nội

bộ các nước thành viên

+ Ban thư ký ASEAN: Bao gồm Tổng thư ký và các nhân viên khác, hoạt độngnhân danh ASEAN chứ không nhân danh quốc gia mà mình mang quốc tịch + Ban thư ký ASEAN quốc gia: Đây là ban thư ký do quốc gia thành viên tựthành lập, có nhiệm vụ là đầu mối của quốc gia trong hoạt động liên quan đếnASEAN như lưu trữ thông tin về các vấn đề liên quan đến ASEAN ở cấp độquốc gia, điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở cấp độ quốc gia 1.5 Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành - ASEAN Sectoral MinisterialBodies

Là các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ

là thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN trongphạm vi phụ trách và kiến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan các giảipháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN 1.6 Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN - Committee Of PermanentRepresentatives to ASEAN

Ủy ban gồm Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại các-ta, và có nhiệm vụ đại diện cho các nước thành viên điều hành công việchàng ngày của ASEAN Theo quy định của Hiến chương, mỗi quốc gia thành

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w