1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những kỹ thuật, công nghệ ứng dụng AI được trong sản xuất truyền CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 352.1.. Điều này

Trang 1

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HOÀNG ĐỨC THẮNG

ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ

MÃ SỐ: 1.01.01

Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM QUỲNH TRANGSinh viên thực hiện: HOÀNG ĐỨC THẮNG

Hà Nội, năm 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Phạm Quỳnh Trang, các số liệu trong khóa luận có cơ sở rõ ràng và trung thực Tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ và chính xác Những kết luận trong khóa luận chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào!

Trang 4

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhiều tập thể, cá nhân.

Em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến sự hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của Th.S Phạm Quỳnh Trang; Xin cảm ơn Khoa Phát thanh- Truyền hình đã giảng dạy kiến thức và tạo điều kiện cho em hoàn thiện khóa luận này.

Xin cảm ơn Đài Truyền Hình Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu về đề tài Cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của anh Lê Anh Phương, Biên tập viên kênh VTV3 đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tại cơ quan

Tác giả khóa luận

Hoàng Đức Thắng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) -TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 8 1.1 Một số khái niệm liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển trí tuệ nhân tạo 12 1.3 Những ứng dụng của AI trong sản xuất các nội dung báo chí truyền thông

1.3.1 Những ứng dụng của AI trong sản xuất các nội dung báo chí truyền

1.3.2 Những kỹ thuật, công nghệ ứng dụng AI được trong sản xuất truyền

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 35

2.1 Tổng quan về các cơ quan báo chí, chương trình khảo sát thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình 35

Trang 6

2.2.2 Công cụ hỗ trợ nhà báo trong việc đồng sáng tạo tác phẩm 52 2.2.3 Các công cụ hỗ trợ việc tiếp cận và truyền tải thông điệp đến với khán giả một cách thông minh, tương tác tốt hơn 57

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN

Trang 7

Danh mục bảng biểu

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thực trạng ứng dụng các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo - AI trong quá trình sản xuất tác phẩm truyền hình của nhà báo 48 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện thực trạng ứng dụng các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo - AI trong các giai đoạn của quá trình sản xuất tác phẩm truyền hình 49 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện phản hồi của khán giả truyền hình khi xem chương trình được ứng dụng trí tuệ nhân tạo 58

Danh mục hình ảnh

Hình 2.1 Trung tâm sản xuất Đài Truyền Hình Việt Nam 40

Hình 2.2 Biên tập viên ảo trên Báo Lao Động ngày 8 tháng 7 năm 2021 54

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) trở thành thuật ngữ phổ biến hơn Có thể nói AI đang trở thành một xu thế tất yếu trong nhiều lĩnh vực đời sống và truyền thông báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (sau đây xin gọi tắt là AI) đang trở nên phổ biến hơn khi ta dễ dàng bắt gặp các phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản hay tự động trả lời thư điện tử, trợ lý google Vài năm trở lại đây, trong thế giới truyền thông, có lẽ AI đã vượt quá phạm vi “một xu thế mới” để chính thức trở thành “một phương thức mới”, “một công cụ mới” hỗ trợ đắc lực cho báo chí trong quá trình sản xuất các sản phẩm báo chí, cũng như giúp đẩy nhanh việc phân tích nghiên cứu và tham khảo dữ liệu thông tin báo chí.

Thời gian đầu, AI khi ứng dụng trong báo chí nói chung nhận được nhiều ý kiến khác nhau đặt ra về vai trò của nhà báo, hay những nghi ngại về việc liệu AI có “cướp công ăn việc làm” của các nhà báo hay không? Tuy nhiên thực tế cho thấy những ứng dụng của AI vào việc hỗ trợ nhiều hơn là thay thế hoàn toàn Bởi thực chất AI không phải được tạo ra nhằm thay thế con người, mà AI giúp con người giải phóng sức lao động để dành thời gian cho các việc khác, qua đó nâng cao hiệu quả lao động” Hiện nay có rất nhiều bằng chứng, thành tựu về việc ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất tác phẩm báo chí của các hãng thông tấn và tờ báo hàng đầu thế giới Điều này khẳng định việc áp dụng AI vào sản xuất báo chí là tiềm năng vượt trội làm thay đổi tương lai báo chí thế giới trong 5 năm tới.

Theo kênh CNBC, trong ngành công nghệ tin tức, việc sử dụng AI đang thể hiện ưu thế vượt trội về tốc độ sản xuất tin, bài So với cách thức sản xuất truyền thống thì giờ đây nhờ có sự tác động hỗ trợ của AI tốc độ sản xuất bài

Trang 9

viết đã tăng lên gấp 10 lần Thêm một ví dụ nữa khi Tập đoàn truyền thông Tamedia (Thụy Sĩ), ứng dụng AI mang tên Tobi đã sản xuất gần 40 nghìn tin về kết quả bầu cử ở nước này chỉ trong vòng 5 phút

Trước xu hướng mới và khát khao về sự đột phá trong quy trình sản xuất và chất lượng nội dung thông tin báo chí, đặc biệt là với báo truyền hình Yêu cầu về sự tinh giảm bộ máy, chú trọng đào tạo nhà báo đa phương tiện, xây dựng mô hình truyền thông đa phương tiện rất cần đến sự hỗ trợ và tham gia của AI để tạo ra một cuộc cách mạng đối với lĩnh vực báo chí truyền thông Ưu điểm của AI là điều thấy rõ và đây là xu thế tất yếu trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam việc áp dụng rộng rãi AI vào báo chí vẫn còn đó không ít thách thức Việc chưa có tập trung xây dựng và đồng bộ từ hạ tầng dữ liệu ở các quốc gia đang phát triển như nước tất nhiên gặp khó khăn Có thể thấy ngày từ vấn đề nhận thức, tổ chức xây dựng đưa AI vào hoạt động quản lý báo chí Điều này cần sự nỗ lực lớn và một kế hoạch dài hạn thực tế và hieuj quả.

Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình” hy vọng mang đến một góc nhìn mới thông qua những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về những tác động cũng như ứng dụng các giải pháp AI trong sản xuất, phát triển các nội dung báo chí truyền hình Dựa theo kết quả khảo sát, sinh viên xin mạnh dạn chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục.

2 Tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI đối với lĩnh đời sống xã hội như: Đề tài “Nhìn lại 25 năm phát triển ngành trí tuệ nhân tạo” của GS.TS Hồ Tú Hảo (Giám đốc Khoa học Viện John von Newmann, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đề tài này nghiên cứu về lịch sử phát triển trí tuệ trong suốt 25 năm qua và những dự đoán những

Trang 10

xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo trong tương lai; Nghiên cứu “Phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của GS.TSKH Hồ Đắc Lộc, PGS.TS Huỳnh Châu Duy (Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) Với cách tiếp cận rộng hơn về trí tuệ nhân tạo hiện diện ở các ngành nghề trong xã hội và ứng dụng trực tiếp trong công nghệ tạo ra những bước tiến mới đề tài này nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của AI trong cuộc sống từ thực trạng ứng dụng đến giải pháp nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo nói chung tại Việt Nam; “Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” của nhóm nghiên cứu TS.Nguyễn Thắng (Trưởng nhóm), TS La Hải Anh, Ths Nguyễn Thu Hương, Ths Phạm Minh Thái, Ths Nguyễn Thị Kim Thái và Nguyễn Thị Vân Hà dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), đề tài này nghiên cứu về cuộc cách mạng 4.0 nói chung trong đó có nhắc đến vai trò của trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong hoạt động thông tin truyền thông Với góc nhìn tổng quan nhóm tác giả đã chỉ ra xu thế tất yếu của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới và liên hệ tại Việt Nam Trong lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung, truyền hình nói riêng, các nghiên cứu về ứng dụng của AI trong sản xuất các nội dung báo chí truyền hình có nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn đã, đang và sẽ được triển nghiên cứu một cách sâu rộng, liên tục và có ảnh hưởng đối với ngành báo chí truyền thông Có thể kể đến Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ “Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và mạng lưới kết nối vạn vật trong thành phố thông minh” của Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh với hệ thống đánh giá tổng quan về trí tuệ nhân tạo AI, BIG IDEA, IOT, những ứng dụng của AI trong các ngành, lĩnh vực trong xã hội trong đó có báo chí truyền thông; Luận văn “Vấn đề tổ chức sản xuất sản phẩm nội dung số của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam” của Th.s Nguyễn Thị Phương Trinh, đề tài này nghiên cứu, đánh giá về tổ chức sản xuất sản phẩm nội dung số của kênh

Trang 11

VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam từ đó đánh giá ưu, khuyết điểm của hoạt động tổ chức truyền thông số và đưa ra giải pháp nhằm phát triển hiệu quả hoạt động sản xuất nội dung số tại kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam Ngoài ra hiện tại chưa có một tài liệu, nghiên cứu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong báo chí truyền thông một cách chi tiết và sâu sắc nhất Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình, đề tài khoa học có liên quan trước đây Thêm vào đó quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận sẽ tiếp tục đánh giá việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong sản xuất nội dung truyền hình, vạch ra những nguy cơ, hạn chế của nó, thúc đẩy việc rèn luyện kỹ năng này cho mỗi người làm truyền hình, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan báo chí và các nhà quản lý báo chí về việc nâng cao nghiệp vụ sản xuất các nội dung truyền hình dựa trên những ứng dụng của AI cho các phóng viên.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu vai trò, ứng dụng cũng như thực trạng của xu hướng sử dụng AI trong công tác sản xuất các sản phẩm báo chí truyền hình Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất các sản phẩm báo chí truyền hình bằng AI.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, sinh viên đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:

● Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình.

● Khảo sát thực trạng ứng dụng AI trong sáng tạo, sản xuất các sản phẩm báo chí truyền hình Từ đó rút ra đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế.

Trang 14

truyền hình nói riêng và hiệu quả kế hoạch “chuyển đổi số” báo chí nói chung tại Việt Nam.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

+ Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ AI - Trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, sáng tạo sản phẩm của phóng viên, nhà báo, người làm truyền hình nói riêng và các đài truyền hình nói chung.

+ Một số nội dung của khóa luận sẽ làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về sản xuất truyền hình nói chung và kỹ thuật ứng dụng AI trong sản xuất các sản phẩm trên truyền hình nói riêng; góp phần vào việc nâng cao kỹ năng sáng tạo tác phẩm cho những người làm phóng sự điều tra truyền hình Đồng thời, thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

+ Quá trình nghiên cứu đề tài cũng giúp người thực hiện đề tài nâng cao hơn về cơ sở lý luận báo chí và khả năng hoạt động trong chuyên môn của mình, nhất là sáng tạo các phẩm báo truyền hình dựa trên những ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong tương lai.

8 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 03 chương Cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ứng dụng AI - Trí tuệ nhân tạo trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình

Chương 2: Thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình hiện nay

Chương 3: Những giải pháp nâng cao ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI trong sản xuất sản phẩm Báo chí truyền hình

Trang 16

TUỆ NHÂN TẠO (AI) -TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁOCHÍ TRUYỀN HÌNH

1.1 Một số khái niệm liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình.

1.1.1 Trí tuệ nhân tạo

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về AI Trong đề tài “Nghiên cứu lý luận chính trị nước ngoài” - TS Lê Xuân Tùng đã viết: “Tiếp cận ở góc độ đơn giản hơn, có thể hiểu AI là những hệ thống thể hiện hành vi thông minh bằng cách phân tích môi trường của chúng và đưa ra hành động với một mức độ tự chủ nhất định - nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể Nói cách khác, AI liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật cho phép máy móc tiến gần hơn đến một số phương diện nhận thức của con người.”[29]

Theo Andreas Kaplan - Giáo sư về Công Nghệ Mới và Chuyển Đổi Kỹ Thuật Số tại Trường Kinh Doanh ESCP thì thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy móc (máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề" [14]

Còn theo như phân tích của Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Khoa học và Công nghệ, AI thuộc ngành khoa học máy tính do con người tạo ra và để hỗ trợ cho con người xử lý dữ liệu với số lượng lớn và tốc độ cao.

AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao Hiện mỗi ngày

Trang 17

trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data) Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người [31]

Trong Ấn phẩm “WIPO Technology Trends 2019 - Artificial Intelligence” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Trí tuệ nhân tạo là một kỹ thuật số mới sẽ tác động sâu sắc đến thế giới, chuyển đổi cách chúng ta sống và làm việc” [30]

Ở thời điểm hiện tại có thể nói có rất nhiều các khái niệm liên quan đến AI và được định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau Điểm lại tổng hợp định nghĩa trí tuệ nhân tạo AI được hiểu như sau: Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science) Đây thực chất là dạng trí trí tuệ thông minh do con người lập trình ra với mục tiêu cụ thể đó là biến chiếc máy tính thành công cụ hỗ trợ hoạt động tự động hóa các hành vi thông minh giống như con người sở hữu.

Điểm khác biệt to lớn nhất của AI so với lập trình logic đó là việc ứng dụng các hệ thống máy học (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người nhưng là kiểu xử lý mà con người đang làm tốt hơn máy tính hiện tại

Ví dụ rõ nhất là việc máy tính sở hữu tư duy, trí tuệ như con người như: biết tư duy hay lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như con người, có tiếng nói, biết nhận thức ngôn ngữ, khả năng thu thập và xử lý dữ liệu lớn hơn và chính xác hơn con người.

Trang 18

Hiện tại trí tuệ nhân tạo đang dần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có báo chí Báo chí là ngành có đặc điểm ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số nhiều trong hoạt động sản xuất tác phẩm báo chí nên việc ứng dụng AI đã và đang có những bước tiến mới đầy tiềm năng.

Sau khi tham khảo và tổng hợp của các nguồn, tác giả khóa luận đưa ra định nghĩa về trí tuệ nhân tại như sau: Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ do con người tạo ra bằng việc sử dụng công nghệ máy tính lập trình lên các chương trình xử lý thông minh hơn, tự động hóa để hiện thực hóa những điều mà con người chưa thể thực hiện hoặc thực hiện chưa chính xác dựa vào hệ thống dữ liệu đầu vào được con người đưa vào Trí tuệ nhân tạo có thể đạt tới khả năng hiểu biết, phân tích, đưa ra kết quả và thích nghi Trí tuệ nhân tạo sinh ra để thay đổi cuộc sống của con người trở nên tiện nghi hơn, hiện đại hơn, phát triển hơn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo là việc ứng dụng những thành tựu khoa học về trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động trong đời sống con người, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, truyền thông… nhằm hỗ trợ con người xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, tối ưu, hệ thống hơn, thông minh hơn Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực trong cuộc sống là xu thế tất yếu tạo ra nhiều bước đột phá mới.

1.1.2 Báo chí truyền hình

PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại” đã nêu khái niệm về truyền hình như sau: “Truyền hình bao gồm các chương trình thời sự, chính luận, chương trình giải trí, chương trình phim Truyền hình là lĩnh vực đa nghề, có tính tổng hợp, như ánh sáng cho truyền hình, trang trí sân khấu cho truyền hình, mộc sân khấu truyền hình âm thanh.” [8]

Trong đó hình ảnh và âm thanh là yếu tố chính cấu thành nên hình thức truyền tải nội dung của truyền hình “Với sự kết hợp giữa hợp giữa hình ảnh động và âm thanh truyền hình đem lại cho con người cảm giác về một cuộc sống

Trang 19

đang hiện diện trong trước mắt Đó là sự thật được cô đọng lại, làm giàu hơn ý nghĩa và sáng tỏ hơn về nhận thức và phong phú hơn về những khía cạnh, đường nét sinh động” [18]

Về mặt hình truyền tải truyền hình được chia ra thành 4 hình thức: “Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV) Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV) Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí, … Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV)” [22]

Trong lĩnh vực của đời sống xã hội đương đại truyền hình tham gia như một nhân tố chủ động, tích cực nhằm thúc đẩy sự hình thành của những trào lưu, xu hướng, tạo nên sự thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội Sự ra đời của truyền hình góp phần tạo nên hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn thêm về chất lượng

Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng hơn, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ về hình thức và phong phú hơn về nội dung

1.1.3 Sản phẩm báo chí truyền hình

“Sản phẩm báo chí truyền hình là sản phẩm được tạo ra từ quá trình tổ chức sản xuất truyền hình đưa đến phục vụ công chúng” [28]

Tổ chức nội dung sản phẩm truyền hình là việc lập kế hoạch, sắp xếp, dự kiến các đề tài, chủ đề của các chương trình, kênh chương trình truyền hình sao cho hợp lý, dễ theo dõi Các dạng thức tổ chức nội dung sản phẩm truyền hình: Tùy theo tính chất đặc thù từng kênh, Format chương trình, tùy theo định hướng phát triển, kinh doanh của cơ quan chủ quản có thể chia ra 3 dạng tổ chức nội dung: Tổ chức nội dung sản phẩm riêng lẻ, tổ chức nội dung hàng loạt, tổ chức

Trang 20

nội dụng sản phẩm theo định kỳ.

Như vậy trong quá trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền hình cần sự phối hợp của nhiều yếu tố công nghệ sản xuất kết hợp cùng sự sáng tạo của nhà báo Một sản phẩm báo chí truyền hình là kết quả của quá trình làm việc kết hợp giữa nhiều khâu, công đoạn để phù hợp với mục tiêu truyền tải thông tin đến khán giả xem truyền hình.

1.1.3 Những thuật ngữ chuyên môn

VR, AR, chatbot, SEo… giải thích vài dòng để người đọc hiểu

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển trí tuệ nhân tạo

Theo đánh giá về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của chính phủ do Oxford Insights (Vương quốc Anh) và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada thực hiện, năm 2021, Việt Nam hiện xếp vị trí thứ 62 toàn cầu.

Việt Nam đã có sự đầu tư mạnh mẽ, đúng hướng, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả Các kết quả nghiên cứu không chỉ được tận dụng để phát triển các sản phẩm công nghệ có giá trị thương mại mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề đặt ra từ cuộc sống.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong sản xuất, phát triển các ngành nghề lĩnh vực trong xã hội đã được tập trung áp dụng trong nhiều năm qua Xuất phát từ nhu cầu thực tế và xu thế tất yếu sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI nói riêng và công nghệ số nói chung đã và đang được chính phủ, nhà nước ta tập trung đầu tư, phát triển nhằm tạo ra những thay đổi tích cực Từ năm 2014, AI đã được Nhà nước ta đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển của Việt Nam Mới đây trong Quyết định Số: 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ Tướng Chính phủ về “Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã khẳng định Việt Nam đang bước vào thời kỳ cần tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số để bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia Đồng thời khẳng định công nghệ

Trang 21

số hiện nay đã và đang dần thấm sâu vào đời sống nhân dân vì thế từ thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số và xã hội số Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số sẽ giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong phát triển kinh tế số và xã hội số Quyết định thể hiện rõ tầm nhìn hoạch định cho sự phát triển bền vững:

Phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.

Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp [19]

Như vậy có thể thấy rằng việc ứng dụng và sử dụng có hiệu quả công nghệ số đã trở thành mục tiêu quốc gia mang tính chất chiến lược được Đảng và Nhà nước chú trọng và tập trung xây dựng Báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng trong thời gian qua đã có những ứng dụng thực tế và tích cực nhằm vận dụng ưu điểm của trí tuệ nhân tạo AI vào quá trình sản xuất, thông tin đến với công chúng Chiến lược được ban hành với hy vọng tạo ra cú huých cho sự phát triển AI của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.

Trang 22

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: “Khoa học công nghệ nói chung, công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo nói riêng là công cụ mang lại những thời cơ rất lớn để Việt Nam phát triển nhanh hơn, bắt kịp với các nước phát triển." Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là vấn đề “khó hiểu” nhưng có thể chia ra thành các bài toán nhỏ, giúp giải quyết những vấn đề cụ thể ở Việt Nam như trong y tế, giáo dục, điều khiển giao thông… Nhiều vấn đề nhỏ, cụ thể góp lại sẽ thành một sản phẩm lớn Bởi lẽ bản chất của các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay của Việt Nam đều hướng đến việc phát triển một xã hội an toàn, văn minh, phục vụ một đất nước hùng cường Khi tham mưu cho Chính phủ xây dựng những chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề cập đến nội dung trí tuệ nhân tạo Tháng 10/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kế hoạch triển khai "Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2025" nhằm liên kết nối các bên để phát triển, nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy công nghệ phát triển ở các lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh.

Với những nhiệm vụ lớn phải thích ứng với thay đổi của công nghệ số và sự chủ động làm chủ công nghệ, báo truyền hình đã đạt được những thành tựu nhất định Bên cạnh đó với những rào cản thực tế về công cuộc “chuyển đổi số” truyền hình vẫn đứng trước áp lực phải vừa học tập vừa ứng dụng nên còn nhiều mục tiêu chưa đạt được và chưa hoàn thành hiệu quả Thực trạng đó đòi hỏi cần có giải pháp tháo gỡ và tập trung phối hợp thực hiện trong thời gian tới.

1.3 Những ứng dụng của AI trong sản xuất các nội dung báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng

Thực tế cho thấy, ngành báo chí trong thời đại 4.0 hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ Đặc biệt, công nghệ đã, đang và sẽ khiến cách vận hành ngành báo chí thế giới phải thay đổi Với việc không phải là nguồn duy nhất phát thông tin, muốn phát triển, báo chí cần có sự thay đổi từ mô hình tổ chức

Trang 23

đến cách sản xuất tin tức, chấp nhận sự tương tác, giám sát thậm chí lắng nghe phản biện rất mạnh từ cộng đồng Đây cũng được xem là chìa khóa dẫn đến thành công của cơ quan báo chí trong thời đại thông tin đang được lan truyền một cách chóng mặt.

Hãy cùng phần điểm qua những ứng dụng cực kỳ hữu ích của AI trong sản xuất các nội dung báo chí nói chung và truyền hình nói riêng:

AI phân tích văn bản tự động

Ứng dụng phân tích văn bản tự động là áp dụng các thuật toán hoặc chương trình cho văn bản để phân tích văn bản đó Các ứng dụng này được cài đặt trên máy tính hoặc được lập trình thành những website chuyên biệt sử dụng kết hợp các công cụ từ việc phân tích chính tả, ngữ pháp đến phân tích nội dung trùng lặp thông tin qua đó giúp người dùng dễ dàng kiểm soát nội dung soạn thảo của mình về cả hình thức và nội dung

Có thể nói đây chính là một chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nội dung trên Internet Việc các văn bản tự động được tự động phân tích sẽ giúp nhanh chóng phát hiện ra việc đạo văn mà không cần tới hoạt động lập luận, phân tích từ con người

Nhờ chức này của AI mà các cơ quan báo chí có thể phát hiện ra các hành vi vi phạm bản quyền kịp thời, nhanh chóng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời

Phiên dịch nội dung

Đây là dạng trí tuệ nhân tạo giúp xử lý ngôn ngữ tự nhiên, qua việc sử dụng các thuật toán tạo điều kiện “tương tác” giữa con người và máy móc AI này phát hiện ngôn ngữ qua dạng văn bản, âm thanh giọng nói, hình ảnh và chuyển thể sang các ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới Hiện nay ứng dụng AI này có nhiều phiên bản có thể sử dụng mà không cần internet như các máy phiên dịch (Mesay, Okayo, Xiaomi) và ở các dạng trang website cần internet để truy cập.

Trang 24

Nhờ có công nghệ tiên tiến của AI mà các văn bản ngôn ngữ khác đều có thể tự động dịch một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp Từ đó giúp AI loại bỏ những rủi ro trong quá trình dịch và giúp phóng viên tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể Tuy nhiên AI phiên dịch nội dung này hiện tại vẫn còn hạn chế qua việc thiếu nhận thức bối cảnh, chưa dịch sát nghĩa; giao tiếp chưa tự nhiên; thiết khả năng hài hước, nhạy cảm về vấn đề văn hóa khi dịch ra nhiều thứ tiếng của các quốc gia trên thế giới; chưa thể nhận dạng được ngôn ngữ cơ thể.

Cá nhân hóa nội dung tự động

Trí tuệ nhân tạo AI tạo ra đột phá lớn trong việc đóng góp cá nhân hóa người dùng, công chúng báo chí Từ việc có thể thu thập dữ liệu nhanh chóng, chính xác ở mức độ chi tiết rất cao thông qua mô hình hành vi khán giả Từ đó những người làm tiếp thị, nhà báo, nhà quảng cáo… có cơ hội tiếp cận khán giả, độc giả, khách hàng ở mức độ gần gũi hơn về tâm tư hay sở thích của từng cá nhân Hiện nay AI có thể hỗ trợ trong các hoạt động về truyền thông, marketing theo định hướng mục tiêu về cá nhân hóa ví dụ tại Programmatic Advertising (Quảng cáo nhắm đúng mục tiêu) của Google ứng dụng trí thông minh nhân tạo giúp thúc đẩy hiệu quả của các quảng cáo thông qua việc thu thập và phân tích hành vi của các nhóm khách hàng Cụ thể các quảng cáo này tiếp cận chính xác tới nhóm khách hàng có ý định mua hàng vào nhiều thời điểm thích hợp trên thiết bị thông minh của họ.

Hiện nay nhờ có AI tác động mà các nội dung cơ bản sẽ được cá nhân hoá tuỳ thuộc vào chủ đề của từng bài báo đến với từng đối tượng khác nhau Mỗi một nhóm đối tượng khán giả, độc giả đều có thể nhận được một nội dung chuyên biệt ở các thông tin được định dạng tự động

SEO (Search Engine Optimization) theo nghĩa tiếng việt là tối ưu hóa trong công cụ tìm kiếm, là một kiểu nâng cao thứ hạng của website trên các

Trang 25

công cụ tìm kiếm giúp người dùng tìm thấy trang web, bài viết dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm theo thứ tự tự đánh giá điều kiện tối ưu hóa từ cao đến thấp Hiện nay với việc internet trở thành một nơi lưu trữ tất cả các thông tin cần thiết của người dùng, điều này phản ánh hành vi của người dùng cũng thay đổi theo Từ những hành vi mua hàng trực tiếp truyền thống giờ đây người tiêu dùng chuyển qua mua hàng trên internet nhiều hơn Và trong báo chí SEO cũng có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện mức độ uy tín của nội dung được nền tảng đó đánh giá về chất lượng, tính uy tín và phù hợp với độc giả Có các hình thức của SEO sau:

SEO Text – SEO văn bản: Hình thức này phổ biến nhất và thường xuyên được bắt gặp trong các loại SEO Hình thức thể hiện qua chiến dịch SEO nhằm tăng hiển thị bài viết lên vị trí 1,2,,3,5,10,20,…đến Top 100 Tại đó bài viết là kết quả hiển thị mặc định khi người dùng truy cập vào Google Search box từ khóa mong muốn Các vị trí đúng TOP luôn được người thực hiện SEO đặc biệt quan tâm hướng tới, vì thường người dùng sẽ xem các kết quả trong trang đầu chứ ít khi xem trong các trang sau.

SEO Ảnh – Image SEO: Với nhiều cách xử lý về thông tin hình ảnh và địa chỉ hình ảnh, SEO ảnh cách đẩy các bức ảnh lên Top cao của Google khi người dùng search từ khóa tìm kiếm và chọn Tab hình ảnh thì kết quả cũng sẽ xếp hạng theo thứ tự

SEO Video hoặc Clip: Là hình thức seo trực tiếp Video khi đăng tải lên mạng xã hội như Youtube Kết quả hiển thị cho từ khóa tìm kiếm Video có thể xuất hiện trên Tab Website hoặc Video trang hiển thị tìm kiếm Google.

SEO Map – SEO theo địa điểm: Hình thức SEO được áp dụng phổ biến, loại SEO này giúp người dùng tìm kiếm được địa điểm của website, địa chỉ

Trang 26

điểm bán, văn phòng, nhà xưởng…thông qua Google Map cũng theo từ khóa tìm kiếm của người dùng.

SEO App Mobile – Ứng dụng (mới): Hình thức SEO đưa các App Mobile lên kết quả tìm kiếm Google, theo đó khi người dùng tìm trên Google sẽ hiển thị ứng dụng liên kết trên kết quả tìm kiếm.

SEO Tin tức – Báo chí: SEO web báo chí là hình thức SEO giúp địa chỉ website cơ quan báo chí có thể lên TOP và đặt ở vị trí trang trọng trên trang nhất của kết quả tìm kiếm theo từ khóa

Nhờ hoạt động thông minh của công nghệ AI mà quá trình hoạt động SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm miễn phí trên Google) trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Hoạt động của AI sẽ giúp nhà báo có thể nghiên cứu các từ khoá tối ưu hoá nội dung được phân phối tới độc giả Từ đó có thể đưa ra gợi ý cho các cơ quan báo chí có thể để sản xuất ra những nội dung lôi cuốn, phù hợp với thị hiếu của người đọc

Tự động gắn thẻ bài báo

Tự động gắn thẻ là một tính năng giúp nhà báo theo dõi lượt chuyển đổi trên trang website báo điện tử trên tất cả trình duyệt tìm kiếm Qua thẻ bài báo qua từ khóa liên quan được nhà báo đăng kèm trong bài khi đăng 1 bài báo điện tử, những thẻ này là từ khóa thuộc chủ đề tìm kiếm, từ khóa chính trong bài báo mà công chúng hay tìm đọc Chức năng AI này hiện đang được Google cung cấp cho các tài khoản quảng cáo trên google, trang web của người dùng thuộc Google.

Nhờ có chức năng này đã giúp cải thiện khả năng khám phá nội dung cho các độc giả Công nghệ AI cho phép sử dụng gắn thẻ siêu dữ liệu (megadata) Chức năng này có thể được tiến hành tự động hoặc thủ công từ đó giúp nhà báo có thể phân loại nội dung các bài viết đã được đăng, phân loại chúng nhanh hơn,

Trang 27

chính xác hơn Bên cạnh đó thông qua các thẻ này tác giả có thể kiểm tra qua công cụ quản lý website nhà báo sẽ biết được tính hiệu quả, mức độ tương tác, lượt truy cập xem, lượt nhấp, chia sẻ nội dung, tải xuống… giúp quá trình xây dựng, kiểm soát nội dung tiện lợi, thông minh hơn.

Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người Chatbot trao đổi với người dùng qua hình thức tin nhắn hoặc âm thanh Công cụ AI này thay thế cho tác giả, cơ quan báo chí tư vấn trả lời những gì độc giả, khán giả thắc mắc khi liên hệ qua các bài báo, nội dung truyền hình mà họ tiếp cận Hiện nay Chatbot được sử dụng phổ biến trong kinh doanh online, tương tác online qua internet với các dạng nội dung như: Chatbot bán hàng; Chatbot chăm sóc khách hàng; Chatbot theo kịch bản; Chatbot theo từ khóa; Chatbot tương tác theo ngữ cảnh.

Thông qua lập trình thông minh và tự động hóa những chatbot này tạo ra hiệu quả lớn trong việc tương tác với độc giả Một bot có thể học được 70% khả năng ngôn ngữ của con người và có thể là giải đáp những thắc của người tương tác y như một nhà báo

Công nghệ thực tế ảo VR, AR

Công nghệ thực tế ảo là sử dụng công nghệ máy tính để tạo ra một môi trường giả lập Đa phần các môi trường thực tại ảo là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều

Thực tế ảo Virtual Reality – VR là một trải nghiệm mô phỏng không gian, sự vật, sự việc có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực, cụ thể là tạo ra một môi trường giả lập VR được con người thiết kế qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng và hiển thị trên màn hình máy tính hoặc qua kính thực tế ảo (Oculus Rift, HTC Vive, Playstation VR…) Thông qua các lăng kính, màn hình đó, bạn có thể điều khiển và di chuyển đồ vật xung quanh bằng bộ điều khiển.

Trang 28

Thực tế ảo AR – Augmented Reality là thực tế ảo tăng cường lại giúp đưa các hình ảnh đồ họa (thông tin kỹ thuật số) vào trong thế giới thực để bạn có thể nhìn bằng mắt thường Trò chơi Pokemon Go là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất cho công nghệ này Thực tế ảo tăng cường (AR) coi thế giới thực là trung tâm nhưng tăng cường thêm các chi tiết kỹ thuật số khác,chồng thêm các tầng nhận biết và bổ sung thực tế hoặc môi trường của bạn Như vậy khác với VR khi nó thay thế hoàn toàn thực tại bởi một thế giới mô phỏng, AR chỉ bổ sung các chi tiết vào thế giới thực tại.

Các công nghệ thực tế ảo như VR, AR, và các ứng dụng giọng nói đang trở thành các phần tương tác (ở các mức khác nhau) của cuộc sống hàng ngày của chúng ta Các công nghệ khác, như AI, có thể giúp cải thiện trải nghiệm xem từ phía sau những gì đang diễn ra trên các màn hình (from behind the scenes) Ví dụ như sẽ tuyệt vời hơn khi khán giả trong tương lai sẽ được xem những bản tin truyền hình theo sở thích của họ qua công nghệ thực tế ảo sống động hơn với cảm xúc chân thật hơn.

Trong khi tất cả các công nghệ này có tiềm năng thay đổi lớn cách mà chúng ta giải trí, các công nghệ phía sau, như AI, có tác động trực tiếp lớn hơn tới trải nghiệm người xem so với các kỹ thuật tiêu dùng thường được tiếp thị nhiều hơn đang có.

Hiện nay AI đã được nhiều tổ chức báo chí sử dụng để thông qua đó lập ra những báo cáo cổ đông, tài liệu pháp lý hay thậm chí là các bài thông cáo báo chí và cả các bài báo sơ lược Nhiều tờ báo trên thế giới đã ứng dụng AI trong hoạt động của mình và nhận được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ

1.3.1 Những ứng dụng của AI trong sản xuất các nội dung báo chí truyền thông nói chung

Từ nửa cuối thế kỷ XX với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, đặc biệt là mạng Internet toàn cầu, đã xuất hiện dạng thức truyền thông mới - sử dụng các tiện ích của công nghệ kỹ thuật số để truyền thông tin đến cộng đồng

Trang 29

xã hội Nhiều loại hình truyền thông mới ra đời dần trở nên phổ biến hơn, có tác động mạnh mẽ đến nhiều nhóm đối tượng công chúng trong xã hội “Truyền thông mới là thuật ngữ rộng trong nghiên cứu truyền thông xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XX Truyền thông mới cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùng tương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông [27]

Việc sử dụng các trí tuệ nhân tạo - AI trong sản xuất báo chí nói chung được cho là một trong các hình thức truyền thông mới So với các hình thức truyền thông báo chí truyền thống, truyền thông mới có đặc điểm “ nội dung được chuyển hóa thành các dạng dữ liệu số, chủ yếu sử dụng công nghệ trên nền tảng internet để chia sẻ và thảo luận những thông tin giữa con người trong xã hội” [21] Như vậy những ứng dụng của AI trong quá trình sản xuất báo chí truyền hình nói riêng và báo chí truyền thông nói chung sẽ tập trung chủ yếu trên các nền tảng số, internet và lập trình máy tính để thực hiện các hoạt động sản xuất, quản lý báo chí.

Xu hướng chung trong thời đại công nghệ số, sự ảnh hưởng của AI và sự hỗ trợ từ robot trở nên mạnh mẽ hơn Sở dĩ như vậy mà thuật ngữ “báo chí robot” là một ứng dụng tiêu biểu: “Báo chí robot hay báo chí tự động hóa là những bài báo không phải do phóng viên (con người) viết mà do phóng viên robot viết, hay nói đúng hơn là được tạo ra từ các chương trình máy tính, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) Các chương trình này tự động phân tích, sắp xếp và trình bày dữ liệu ở một định dạng dễ hiểu, độc giả con người có thể đọc

Trang 30

Đó là việc tận dụng hệ thống AI để tìm kiếm dữ liệu từ đa dạng các nguồn sau đó tự động tổng hợp những dữ liệu này thành các bài báo hay có thể hỗ trợ nghiên cứu cho các bài viết của nhà báo Điển hình khi sử dụng các thuật toán tìm kiếm dữ liệu trên Google, Youtube, thuật toán tìm kiếm từ khóa trên trang web điện tử, các ứng dụng xem truyền hình qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo SEO nhằm tối ưu sự tìm kiếm dữ liệu đầu vào, giúp tìm kiếm thông tin nhanh chóng hơn, đúng chủ đề và nguồn dữ liệu chính xác nhất…

Các tòa soạn dễ dàng tìm ra thông tin phù hợp trong vô vàn dữ liệu từ thông cáo báo chí, bài đăng trên báo, blog, bình luận của bạn đọc, bài đăng trên mạng xã hội, hình ảnh, video và mọi loại nội dung khác Điều này giúp tòa soạn báo nhanh chóng cập những những thông tin mới nhất, phù hợp nhất phục vụ hoạt động sáng tạo nội dung, cập nhật, định hướng thông tin mới

Bên cạnh đó việc sử dụng Phiên dịch viên AI giúp nhà báo chuyển thể các tài liệu ngôn ngữ nước ngoài nhanh chóng hơn từ đó giúp quá trình quá trình xử lý dữ liệu thông tin đầu vào tối ưu thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc tìm kiếm dữ liệu, tài liệu nước ngoài theo cách làm truyền thống.

Nhóm 2: Công cụ hỗ trợ nhà báo trong việc đồng sáng tạo tác phẩm

AI tập trung vào vấn đề tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại trong quá trình viết những tin bài theo cấu trúc chung Mô hình tự động hóa này chủ yếu được dùng để tổng hợp thông tin tài chính, hay kết quả các trận đấu thể thao với số lượng lớn và cần thời gian nhanh Tờ báo Associated Press News (AI) nổi tiếng trước khi hợp tác với công ty Automated Insights chuyên về trí tuệ nhân tạo trong đó có tích hợp AI phân tích văn bản tự động giúp đã tạo ra đột phá mới Trong khi đội ngũ phóng viên kinh tế của tờ báo này chỉ có thể viết khoảng 6% báo cáo hoạt động cho 5.300 công ty Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán Tuy nhiên hai năm sau đó, hệ thống AI của AP có khả năng tạo ra 3.700 bài viết hoạt động trong quý, tức là gấp đến 10 lần [6] Đây được coi là điểm

Trang 31

vượt trội khi ứng dụng AI vào hoạt động làm báo Các công cụ hỗ trợ nhà báo chính xác hơn giảm thời gian công việc lặp lại nhiều lần nhất là các công việc liên quan đến tổng hợp Nhà báo có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu và sáng tạo tác phẩm tốt hơn.

Trong việc ứng dụng các công cụ AI vào sản xuất báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng, phổ biến nhất vẫn phải kể đến các ứng dụng như giọng đọc robot, công cụ hỗ trợ viết, hỗ trợ tìm kiếm các từ khóa, hỗ trợ phân tích về cú pháp.

● Với giọng đọc robot như Text to Speech, Robot talk, Zalo.ai, fpt.ai, viettel group.ai, vbee.ai, VTCC… đã và đang được nhiều tờ báo điện tử đa phương tiện ứng dụng để truyền tải thông tin đến với độc giả Đặc biệt ngoài việc giọng đọc Robot giống đến 99%, nó còn có thể tùy chỉnh để phù hợp với sở thích và vùng miền mình đang sinh sống Từ đó độc giả, khán giả có thể tùy chọn giọng đọc là nam hoặc nữ, giọng nói miền Nam hoặc miền Bắc, giúp nghe rõ và chính xác hơn về nội dung của bài báo ● Công cụ soạn thảo tự động hóa

Nếu trước kia chiếc máy tính ra đời hỗ trợ đắc lực cho việc soạn thảo văn bản trở nên nhanh chóng hơn, tự động nhân bản hàng ngàn bản thảo, hạn chế sai chính tả, đẹp hơn, in ấn đơn giản hơn thì giờ đây với sự hỗ trợ của AI hoạt động trở nên “nhàn” hơn cho con người Bớt lại lại những công đoạn đánh máy nhàm chán “Auto Text Typer” hay “Auto Typer” là những phần mềm giúp nhà báo soạn thảo văn bản tự động gõ ra những đoạn văn bản một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn khi đánh máy thủ công.

Với những tính năng thông minh như có thể giúp phóng viên đặt các đoạn văn bản mẫu cho các từ viết tắt sau đó chỉ cần viết từ viết tắt trên các website hoặc ứng dụng này để gọi chuỗi ký tự được đặt trước Soạn thảo văn bản tự động hóa còn có thể gõ văn bản tự động, bổ sung các văn bản vào tài liệu trên hệ

Trang 32

thống của phóng viên chỉ bằng một nút nhấn duy nhất Tính năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian cho các công việc văn phòng.

Tuy nhiên hiện tại các việc ứng dụng AI sâu hơn vào xử lý những văn bản phức tạp hay phân loại sâu về ngữ pháp vẫn chưa có một phần mềm tự động hóa hoàn thiện mà chỉ dừng lại ở các công cụ hỗ trợ, những tính năng được bổ sung mà thôi

Cụ thể với ngôn ngữ tiếng việt với hệ cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ đa nghĩa điều này vẫn cần thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.

Ở Việt Nam, cộng đồng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo xử lý ngôn ngữ tự nhiên để áp dụng vào bài toán xử lý tiếng Việt đang rất phát triển Do đặc thù của tiếng Việt và sự khác biệt về bộ ngôn ngữ trong các thư viện, công cụ hỗ trợ, nên cộng đồng các nhà nghiên cứu AI của Việt Nam đã xây dựng và phát triển một số các thuật toán, thư viện và công cụ dành riêng cho tiếng Việt Một số doanh nghiệp và trường đại học hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang nghiên cứu đưa bài toán phân loại văn bản vào ứng dụng thực tế như: Framgia, Đại học Lê Quý Đôn, FPT, Đại học Khoa học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam [23]… - Tạp chí an toàn thông tin, Ban Cơ yếu chính phủ “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong bài toán phân loại văn bản”

Nhóm 3: Các công cụ hỗ trợ việc tiếp cận và truyền tải thông điệp đếnvới khán giả một cách thông minh, tính tương tác cao hơn.

Đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc ứng dụng AI giúp Cá nhân hóa nội dung tự động Hiện nay nhóm ứng dụng AI khi áp dụng trực tiếp trên báo chí truyền hình chưa thực sự rõ nét mà dựa vào các công cụ tiếp thị các nền tảng công nghệ với trình tiếp thị như: quảng cáo Google, Youtube, Facebook… Tuy nhiên những nội dung, chương trình truyền hình khi đăng tải lên các nền tảng

Trang 33

công nghệ này hoàn toàn có thể ứng dụng AI giúp đưa thông tin truyền hình tới đúng đối tượng công chúng đang có nhu cầu Giúp họ có trải nghiệm xem truyền hình, đọc báo đa phương tiện theo sở thích về nội dung cá nhân hóa.

Để thấy được sức mạnh của AI có thể thông qua việc không phải lúc nào phóng viên cũng có thể tiếp cận và truyền tải thông điệp từ trận đấu thể thao, bầu cử ở cấp địa phương hay tại các vùng chiến sự đến với độc giả, thính giả, khán giả AI với năng lực và nguồn lực của mình có thể tự động tìm kiếm, thu thập những thông tin mới nhất trên nhiều nền tảng số để tiếp thị đến công chúng một cách thông minh Đương nhiên để đạt được điều này AI cần được lập trình và máy học đủ chuyên sâu mới có thể ứng dụng được

Tính cá nhân hóa nội dung tự động với vai trò tiếp thị, AI hiện đang được ứng dụng nhiều trong hoạt động thu thập thông tin cho hoạt động quảng cáo truyền hình Những dữ liệu và phân loại từ AI thu thập được sẽ giúp cơ quan báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng phân tích phát hiện ra hiện ra cách tốt nhất để kết nối với công chúng của từng loại hình báo chí Từ đó tạo hiệu quả cao hơn cho các nhà quảng cáo và tạo nguồn doanh thu tiềm năng cho kinh tế báo chí

Bên cạnh đó việc đưa hệ thống Chatbot tự động vào quá trình tương tác với khán giả truyền hình cũng góp phần tạo ra thay đổi lớn với hình thức truyền tải nội dung truyền hình truyền thống khi khán giả chỉ có thể gửi thư tay để bày tỏ cảm xúc, góp ý cải thiện… thì giờ đây họ có thể thoải mái trò chuyện để biết thêm thông tin và giải bày mong muốn của mình qua chatbot tự động giúp thu thập thông tin phản hồi của khán giả.

1.3.2 Những kỹ thuật, công nghệ ứng dụng AI được trong sản xuất truyền hình

Ở thời kỳ đầu khi công nghệ đã tạo nên chiếc tivi đầu tiên ra đời cũng là thời điểm loại truyền hình được khai sinh Với hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình

Trang 34

ảnh và âm thanh Đây là công nghệ với hệ thống máy móc phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó (qua anten) và phát bằng hình ảnh.

Năm 1926, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng do John Logie Baird (nhà vật lý, kỹ sư điện, nhà nghiên cứu người Anh tiên phong về vô tuyến điện và truyền hình) thực hiện Nội dung truyền hình đơn giản chỉ là một màn múa rối được chính ông thực hiện qua rất nhiều chiếc camera sau đó chuyển hình ảnh qua một màn hình Tivi gần đó.

Đến 1928 Baird tiếp tục đưa chương trình truyền hình màu đầu tiên trên thế giới ra đời

Sau này khi chúng ta đã quá quen với chiếc điều khiển tivi từ xa còn có thể tìm kiếm qua giọng nói rất tiện và hiện đại Tuy nhiên thực chất 30 năm sau khi chiếc Tivi đầu tiên được ra đời, thì điều khiển Tivi mới được phát minh Năm 1955, Eugene Polley và Robert Adler (người Mỹ) đã cho ra mắt điều khiển từ xa đầu tiên cho Tivi Từ việc thay thế những thiết bị nối cáp trước đó bằng hiệu ứng quang điện có tên “Flash-Matic” hoạt động sử dụng tương tác với Tivi Có thể nói sự ảnh hưởng của công nghệ với truyền hình như một sự song hành và hỗ trợ đắc lực để truyền tải những nội dung truyền hình sống động nhất Có lẽ vì thế mà truyền hình thu hút đông đảo lượng công trình chọn xem, tiếp cận thông tin Trong những năm gần đây việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ của trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những sự thay đổi vượt trội về trải nghiệm người dùng Với chính những nhà báo, cơ quan truyền hình AI đã và đang tận dụng lợi thế của AI vào quá trình sản xuất.

Tại khóa luận này tác giả sẽ đưa ra 03 kỹ thuật, công nghệ ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất truyền hình tiêu biểu như sau:

● Người dẫn chương trình ảo (MC ảo)

Trang 35

Thay thế người dẫn chương trình thật bằng một phiên bản đồ họa giống tới 99% từ giọng nói, trang phục, cử chỉ… MC ảo trong vài năm trở lại đây được nhiều đài truyền hình, tờ báo mạng đa phương tiện thử nghiệm đưa tin trên trong những chương trình mẫu đầu tiên Điều này có nghĩa là khi sử dụng AI qua hình thức MC ảo không cần tới người dẫn thật ghi hình tại trường quay, không cần thu âm giọng đọc mà thay vào đó với nhiều mẫu MC ảo nhiều phong cách, trang phục khác nhau cùng kết hợp cùng giọng đọc AI đa vùng miền có cảm xúc

Với công nghệ này, các phát thanh viên, biên tập viên truyền hình có thể dễ dàng sử dụng mẫu giọng nói của mình, tùy chỉnh trang phục của MC ảo và tạo ra áp dụng với nhiều mẫu kịch bản dẫn truyền hình khác nhau, cung cấp cho máy tính dữ liệu để tiến hành học sâu "deep learning" Nhiều sản phẩm MC ảo ra đời với tạo hình và nói tiếng chuẩn khẩu hình miệng, chuyên nghiệp Nhờ đó mà chỉ mất thời gian ban đầu để xây dựng nhân vật MC ảo, sau này với các bản tin được biên tập và thể hiện bởi MC giúp tiết kiệm thời gian, tổ chức quay phim, trang phục hơn trước đây

● Trường quay ảo

Trước khi mô hình MC ảo được ra mắt, công nghệ trường quay ảo cũng rất quen thuộc với khán giả truyền hình khi thường xuyên được ứng dụng trong những bản tin từ đặc biệt đến bản tin thường Trường quay ảo sử dụng công nghệ 3D thời gian thực, hiện đại, có mức giá vừa phải, phù hợp với các đài PT-TH, các Cơ quan Báo chí, Tổ chức truyền thông, Trường học,

Sống động, sáng tạo và gây ấn tượng mạnh cho người xem qua công nghệ 3D Virtual Studio đã tạo ra một sản phẩm chương trình truyền hình hoàn hảo với công nghệ trường quay ảo 3D gây ấn tượng mạnh với người xem

● Nâng cao chất lượng hình ảnh đến mã hóa phụ đề trên truyền hình

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w