1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Đến nay, có thể nhận diện các khu vực hoạt động chính của truyền thông xã hội ở Việt Nam mà nhiều cá nhân đang tham gia thường xuyên, cụ thể như: Các cuộc thảo luận trên các diễn đàn trự

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, kể từ 2005, khi mà Internet băng thông rộng được triển khaimạnh và xã hội Internet Việt Nam phát triển bùng nổ, thì các hoạt động truyềnthông xã hội cũng trở nên rất sôi động Đến nay, có thể nhận diện các khu vực hoạtđộng chính của truyền thông xã hội ở Việt Nam mà nhiều cá nhân đang tham giathường xuyên, cụ thể như: Các cuộc thảo luận trên các diễn đàn trực tuyến, trênchức năng phản hồi của các bản tin điện tử; các hoạt động đưa tin và xuất bản của

cá nhân trên Internet, chẳng hạn như đăng bài trên website cá nhân, viết blog entry,đăng tải video clip lên YouTube, viết status và note Facebook, đăng tải hình ảnhtrên Internet; các hoạt động kết nối và phát tán thông tin trên môi trường mạngđiện tử, chẳng hạn như tag các mục nội dung cho bạn bè trên mạng, chia sẻ cácmục nội dung, chia sẻ tài liệu trên dịch vụ đám mây…Theo số liệu của Bộ Thôngtin và Truyền thông, đến hết năm 2014, Việt Nam là một trong những quốc gia pháttriển internet nhanh trên thế giới với hơn 32 triệu người sử dụng internet, tươngđương tỷ lệ 35% số dân Cùng với đó, thông tin điện tử trên mạng internet, baogồm báo chí điện tử và truyền thông xã hội cũng có sự phát triển rất nhanh chóng.Tính đến cuối năm 2014, nước ta có hơn 300 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động.Bên cạnh đó, một số lượng rất lớn các blog cá nhân cũng góp phần đáng kể pháttriển truyền thông xã hội Kết quả nghiên cứu của một công ty chuyên về điều tra

xã hội học trong lĩnh vực internet cho thấy, hơn 95% số người truy cập internet đểđọc thông tin, chủ yếu thông qua các website tổng hợp và các mạng xã hội Theo

đó, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin là nhu cầu chủ đạo của người dùnginternet Hơn nữa, những số liệu thống kê không chính thức cũng cho thấy cácwebsite truyền thông xã hội chiếm đến 80% số lượng người sử dụng thường xuyêntrong số 10 website lớn nhất ở Việt Nam.Facebook mới đây đã đưa ra một số thống

Trang 2

kê về thói quen và hành vi sử dụng Facebook của người Việt Theo đó, có 20 triệungười Việt Nam sử dụng Facebook mỗi ngày và trung bình mỗi người dành ra tới2,5 giờ trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh.Thống kê cũng cho thấy tại Việt Nammỗi tháng có tới 30 triệu người dùng Facebook, trong đó có 27 triệu người có sửdụng các thiết bị di động để truy cập mạng xã hội này Nếu tính trên phạm vi hàngngày, số người truy cập Facebook nói chung và số người truy cập Facebook qua diđộng nói riêng lần lượt là 20 triệu và 17 triệu người.

Theo các cấp độ tương tác, từ truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cánhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng, truyền thông nhóm ( trong đó

có truyền thông gia đình) có nghĩa hết sức cơ bản, quan trọng Trong bối cảnh kinh

tế thị trường và truyền thông số, truyền thông gia đình và truyền thông nhóm nóichung có biểu hiện suy giảm, đứt đoạn, lan tỏa và gây ra những hệ quả khó lường

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “ Những kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm” làm đề tài tiểu luận.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, chưa thấy xuất hiện những công trình khoa học nghiên cứu mộtcách đầy đủ, toàn diện về những kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm Tuy vậy,trong một vài chục năm trở lại đây cũng có một số nhà khoa học quan tâm đến cácvấn đề kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm

Tác phẩm Cơ sở lý luận báo chí của PGS.Ts Nguyễn Văn Dững được biên soạntrên cơ sở tham khảo và kế thừa các tài liệu ở trong và ngoài nước trong nhữngnăm gần đây, kết quả nghiên cứu – giảng dạy, đặc biệt là cố gắng bám sát yêu cầutổng kết thực tiễn báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng như trong môi trườngtruyền thông số, toàn cầu hóa và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng

Trang 3

Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành của nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông, Cục Báo chí là cẩm nang hữu ích dành cho mỗi phóng viên, biêntập viên cũng như những người làm công tác quản lý báo chí trong quá trình tácnghiệp, tác phẩm có sự tập hợp, hệ thống hóa đầy đủ các văn bản quy phạm phápluật về lĩnh vực báo chí hiện nay

Tác phẩm Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại của nhà

xuất bản Thông tin và truyền thông đề cập đến một số xu hướng mới của báo chítruyền thông hiện nay, với mong muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đadiện về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới

và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông

Cuốn sách Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí-Thực tiễn và xu hướng phát triển cung cấp cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về báo chí hiện nay, giúp người

đọc hiểu rõ bản chất của hoạt động báo chí và mỗi trang báo, số báo, chương trìnhphát thanh, truyền hình, thậm chí là một tác phẩm riêng lẻ cũng thấm đẫm mồ hôi,công sức, trí tuệ của nhiều người Bên cạnh đó, cuốn sách còn trình bày một cáchtoàn diện và đầy đủ nhất về bộ máy tòa soạn của các cơ quan báo chí, bao gồm tất

cả các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình, hãng tin tức, báo mạng điện tử

và cả xu hướng phát triển của báo chí

Cuốn sách Biên tập báo chí của nhà xuất bản Thông tin và truyền thôngđược viết để phục vụ đối tượng chính là sinh viên báo chí, những người đang làmcông tác biên tập tại các cơ quan báo chí, truyền hình, xuất bản Nội dung cuốnsách sẽ trả lời cho bạn đọc các câu hỏi như: những ai biên tập báo chí, vị trí và đặcđiểm của công tác biên tập là gì, những loại lỗi phổ biến trên báo và các lỗi hi hữu,xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt, những nguyên tắc khi biên tập, người biên tậpcần những tố chất gì để hoàn thành tốt công việc trong các tòa soạn đa phương

Trang 4

tiện, những loại kiến thức biên tập viên phải có để phục vụ cho công việc, nhữngđiều cần chú ý khi biên tập các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xãhội, Pháp luật, Thể thao Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ quy trình xuất bản ởcác tòa soạn báo, hay nói cách khác là con đường đi của một bài viết, từ bản thảocủa phóng viên tới tờ báo trên tay bạn đọc hoặc các trang điện tử, chương trìnhphát thanh, truyền hình.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Từ cơ sở lí thuyết và thực tiễn, hệ thống hóa những kỹ năng cơ bản củatruyền thông nhóm Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, người nghiên cứuxác định phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Một là, làm sáng tỏ những vấn đề về nhóm xã hội, truyền thông nhóm.

- Hai là, chỉ ra những kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những kỹ năng cơ bản của truyền thông nhóm

- Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông nhóm

từ năm 1986 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm

chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật trong lĩnh vực báo chí

- Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp két, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết một số nhiệm vụ của đề tài

Trang 5

ăng-6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về những kỹ năng cơ bản củatruyền thông nhóm

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm hai chương, phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo

Trang 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG NHÓM 1.1 Quan niệm về truyền thông

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừngnâng cao Con người luôn tạo cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, đầy đủđặc biệt là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình Một trong những nhu cầu đó

là trao đổi thông tin sự ra đời của nhu cầu này đã tạo ra sự phát triển của truyềnthông Vậy khái niệm truyền thông là gì và sức mạnh của ngành truyền thông hiệnnay đối với cuộc sống của con người Khái niệm truyền thông được hiểu là quátrình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người vớinhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức Khái niệm truyền thôngcòn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của

xã hội

Ngày nay ngành truyền thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người pháttriển Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanhchóng Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống Từ khái niệmtruyền thông bạn cũng thấy rằng chính nhờ truyền thông mà con người được gắnkết với nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua facebook, tivi, báo chí,… cóthể gắn kết với nhau và tạo ra một vòng kết nối bền chặt và sâu rộng Ngành truyềnthông ảnh hường vô cùng lớn đối với nhà nước Nhờ truyền thông nhà nước có thểđưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dânnhanh nhất Dựa vào truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền, đưa ra các thăm

dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy cũng như chính sách mở rộng phát triểnđất nước Nhờ ngành truyền thông nhà nước nhận được sự đồng thuận cao của dânchúng Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sống,pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân Phương tiện truyền

Trang 7

thông giúp tất cả mọi người có thể giải trí, học tập cách sống điều tốt đẹp của cácdân tộc trên thế giới Truyền thông là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợichính đáng của người dân Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyềnthông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùngbiết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Truyền thông là công cụ hiệuquả để các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phầnphát triển nền kinh tế quốc gia Qua khái niệm truyền thông bạn cũng nắm đượckhả năng đưa thông tin vào công đồng xã hội của truyền thông là rất lớn Vì vậy,bản thân là một người sử dụng thông tin bạn cần chắt lọc thông tin và tận dụngnguồn thông tin để nâng cao kiến thức cho bản thân Ngành truyền thông có haimặt, vì vậy, cần phát huy mặt tốt của nó để phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

1.2 Khái niệm chung về nhóm xã hội

Nhóm xã hội là cộng đồng người được hình thành trong quá trình hình thànhphát triển lịch sử xã hội, giữ vị trí nhất định trong hệ thống các quan hệ xã hội, do

đó có tính ổn định trong những thời kỳ phát triển lâu dài trong quá trình phát triển

xã hội ( các nhóm xã hội như: dân tộc, bộ tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi…)

Từ khái niệm trên có thể thấy nhóm xã hội như một cộng đồng người có giớihạn tương đối, thống nhất trên cơ sở những dấu hiệu nhất định Sự tồn tại củanhóm xã hội không thể tách rời hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội Xã hội tácđộng tới các cá nhân thông qua nhóm Vì vậy, cần phải xem xét những ảnh hưởngcủa nhóm với tư cách là người trung gian giữa cá nhân và xã hội Cần phải xem xétnhóm như là một tập hợp, một tiểu hệ thống của xã hội trong một bối cảnh xã hộirộng lớn Hoạt động xã hội, dạng cụ thể và những hình thức của nó là yếu tố liênkết cơ bản và là dấu hiệu chính của nhóm xã hội Sự tham dự chung của các thànhviên của nhóm vào trong một hoạt động chung phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của

Trang 8

nhóm Ngược lại, cơ cấu xã hội, tiểu văn hóa của nhóm cũng ảnh hưởng tới hoạtđộng của các thành viên Những thông số cơ bản nhất của nhóm là thành phần, cấutrúc, các quá trình của nhóm, chuẩn mực và giá trị nhóm Mỗi một thông số có thể

có những ý nghĩa rất khác nhau phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận nào đó đượcdùng trong nghiên cứu Thành phần của nhóm có thể được miêu tả theo những chỉbáo hết sức khác nhau như giới, nghề nghiệp, tuổi đời Tất nhiên không thể có mộtphương thức thống nhất để miêu tả thành phần nhóm Trong mỗi trường hợp cụ thểcần phải bắt đầu từ chỗ nhóm thực tế nào đó được lựa chọn như là khách thểnghiên cứu: lớp học trung học, đội bóng, đội xây lắp máy, Nói cách khác lập tức

ta đưa ra một tập hợp nào đó các đặc trưng của nhóm phụ thuộc vào dạng hoạtđộng mà nhóm này gắn vào

Nhóm là chủ thể của hoạt động và nhận thức, nên việc phân tích cấu trúchoạt động của nhóm rất quan trọng Vì thế, về cấu trúc nhóm, có thể nêu một sốbiểu hiện như cấu trúc giao tiếp, cấu trúc lựa chọn, cấu trúc quyền lực

1.3 Phân loại nhóm xã hội

*Theo quy mô, chia thành nhóm lớn và nhóm nhỏ:

Nhóm lớn: là những cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử xãhội, giữ vị trí xã hội nhất định trong hệ thống các quan hệ xã hội; các thành viêntrong nhóm có quan hệ với nhau theo các mục đích, giá trị xã hội, chuẩn mực hành

vi chung của xã hội Các nhóm lớn như: dân tộc, giai tầng xã hội, các bộ tộc, nhómnghề nghiệp, các nhóm hình thành theo giới, lứa tuổi…cũng có nhóm tự phát, ngẫunhiên như đám đông, khan giả trong hội trường, trên sân vận động…Cơ chế điềuhòa các hành vi xã hội trong nhóm lớn được thực hiện thông qua phong tục tậpquán, truyền thống, hệ thống pháp luật, dư luận xã hội… từ đó tạo ra những nghi

lễ, lối sống, nếp sống của các thành viên và các nhóm xã hội Các thiết chế xã hội

Trang 9

giám sát, kích thích những hành vi mong muốn và ngăn cấm những hành vi khôngmong muốn của xã hội; tạo lập các quan hệ xã hội cần thiết để đảm bảo sự ổn định

và phát triển toàn xã hội

Nhóm nhỏ: là một tập hợp người có quan hệ trực tiếp, thường xuyên, liên kếtvới nhau trong hoạt động chung, tồn tại trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định Cácnhà tâm lý học xã hội đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của nhóm nhỏ như sau:

- Quy mô: từ 2-3 cho đến 30-40 người, chẳng hạn như một lớp học, thậm chíhơn 100 người

- Các thành viên trong nhóm có quan hệ trực tiếp, thường xuyên với nhau

- Hoạt động thống nhất, tương hỗ giữa các thành viên theo những mục đích,nhiệm vụ nhất định

- Cơ cấu tổ chức nhóm tương đối ổn định

- Nhóm nhỏ bao giờ cũng có người đứng đầu (thủ lĩnh, lãnh đạo), điều hànhcác quan hệ xã hội trong nhóm

- Có khả năng tái sản xuất ra các giá trị vật chất, tinh thần

*Theo hình thức tổ chức, chia thành nhóm chính thức và không chính thức:

Nhóm chính thức là nhóm thực hiện những công việc cụ thể theo cơ cấu tổchức Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và địnhhướng các hoạt động cá nhân Nhóm chính thức có thể phân loại nhỏ hơn haythành nhóm chỉ huy và nhóm nhiệm vụ:

- Nhóm chỉ huy được xác định theo sơ đồ tổ chức Nó bao gồm một nhàquản lý và một số nhân viên dưới quyền Ví dụ, nhóm gồm hiệu trưởng trường tiểu

Trang 10

học và mười hai giáo viên hay nhóm kiểm toán bưu chính bao gồm một tổ trưởng

và năm nhân viên

- Nhóm nhiệm vụ bao gồm một số người cùng làm việc để hoàn thành mộtcông việc nào đó theo sự phân công của tổ chức Nhóm này không quá chú trọngđến thứ bậc trong các mối quan hệ Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu, nhóm dự án…Cần lưu ý rằng tất cả các nhóm chỉ huy đều là các nhóm nhiệm vụ Tuy nhiên, cácnhóm nhiệm vụ chưa chắc đã phải là các nhóm chỉ huy

Nhóm không chính thức là các liên minh giữa các cá nhân được hình thànhkhông phụ thuộc vào cơ cấu cũng như mục tiêu của tổ chức Trong môi trường làmviệc, các nhóm này được hình thành do nhu cầu về giao tiếp xã hội Nhóm khôngchính thức lại có thể phân thành nhóm lợi ích và nhóm bạn bè:

- Nhóm lợi ích là nhóm mà các thành viên liên kết với nhau để đạt được mộtmục tiêu cụ thể mà mỗi người trong số họ quan tâm Chẳng hạn, các nhân viên cóthể họp lại với nhau, nêu ra yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo trong việc tăng lương,giải quyết chế độ, thực hiện các cam kết về đào tạo và phát triển nhân lực,…

- Nhóm bạn bè được hình thành khi các cá nhân có những đặc điểm chung,bất kể họ có làm việc cùng nhau hay không Những đặc điểm chung có thể là tuổitác, sở thích (cùng thích thể thao, âm nhạc, du lịch), quan điểm…

Các nhóm không chính thức thực hiện một chức năng quan trọng là thỏa mãn nhucầu xã hội của các thành viên: họ có thể cùng nhau chơi thể thao, cùng nhau ăntrưa, cùng nhau nghỉ ngơi, cùng nhau đi làm hoặc về cùng nhau Mối quan hệ giữacác cá nhân trong nhóm, mặc dù mang tính không chính thức, song có ảnh hưởngrất lớn đến hành vi và kết quả làm việc

Trang 11

1.4 Truyền thông 1-1 nhóm

Truyền thông 1-1 nhóm sẽ đạt được những hiệu quả cao khi nhóm đã có cácquy chế hoạt động, các vai xã hội trong nhóm ( có thủ lĩnh, lãnh đạo) đã xác địnhđược cụ thể, có uy tín với nhóm Truyền thông 1-1 nhóm là một loại hoạt động củamình vào một nhóm xã hội nào đó ( 1 nhóm), với các tác động có chủ đích.Như vậy, nếu đứng ở vị trí của nhà truyền thông (1) trong cụm từ 1-1 nhómchính là chỉ người phát thông tin) thì truyền thông 1-1 nhóm cũng có những điểmtương đồng với truyền thông cá nhân vì về cơ bản, đó là việc truyền tin của một cánhân đến một nhóm Nhưng điểm khác nhau cơ bản là: phạm vi tác động và gâyảnh hưởng của truyền thông 1-1 nhóm không phải là một hay nhiều cá nhân riêng

lẻ, mà là một nhóm người xác định, chịu sự tác động trong tính tổng thể của nó.Khái niệm truyền thông 1-1 nhóm cũng có thể bao hàm cả nhóm lớn và nhóm nhỏ.Tuy nhiên, trong thực tế phạm vi nhóm nhỏ được sử dụng chủ yếu trong các kỹnăng truyền thông 1-1 nhóm

Truyền thông 1-1 nhóm cũng có thể có đối tượng là các nhóm lớn được thựchiện thông qua các phương tiện truyền thông cá nhân hoặc phương tiện truyềnthông đại chúng Chẳng hạn, một bài phát biểu trước hội trường lớn của một bộtrưởng sau đó đăng lại nguyên văn trên tờ báo là diễn đàn của chính ngành đó Khiphát biểu tại hội trường, vị bộ trưởng đó sử dụng phương tiện truyền thông cá nhân( bài phát biểu), còn khi đăng lại trên báo, thì đã chuyển sang sử dụng truyền thôngđại chúng như một công cụ để tác động đến đại chúng, nguồn phát lúc này là cơquan truyền thông đại chúng Cùng một bài phát biểu nhưng tính chất hai lầnchuyển tải ấy là hoàn toàn khác nhau

Trang 12

1.5 Truyền thông trong nhóm

Trong một nhóm, nhất là các nhóm có quy mô lớn, đến một giai đoạn phát triểnnào đó thường bao hàm các nhóm nhỏ Sự chia sẻ thông tin, suy nghĩ, tình cảmtruyền thông trong nhóm được thực hiện bởi các cấp độ chính như sau:

- Cấp độ 1: Được thực hiện bởi các cá nhân trong các nhóm xác định trong cộngđồng Ví dụ: truyền thông giữa các sinh viên trong một lớp học

- Cấp độ 2: Truyền thông giữa một nhóm nhỏ với một hay vài nhóm nhỏ kháctrong một nhóm lớn Ví dụ: truyền thông giữa sinh viên Báo chí khóa 22 và cácsinh viên Báo chí khóa 24

- Cấp độ 3: Truyền thông giữa một vài nhóm nhỏ này với một và nhóm nhỏkhác trong cùng một nhóm lớn ( Ví dụ: truyền thông giữa nhóm sinh viên cáctrường kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh và các sinh viên các trường nghệ thuật

ở Hà Nội)

- Cấp độ 4: Truyền thông giữa các nhóm nhỏ trong các nhóm lớn khác nhau ( vídụ: giao lưu giữa các sinh viên báo chí và toàn thể bộ đội đóng quân trên một vàihòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa)

- Cấp độ 5: Truyền thông của một nhóm lớn đối với công chúng Ví dụ như:truyền thông của ngành giáo dục với công chúng về các bước tiến hành cho việc ramột bộ sách mới cho học sinh tiểu học

- Cấp độ 6: Truyền thông giữa các nhóm lớn ( các cơ quan, tổ chức, cộng đồngdân cư một quốc gia, một khu vực) với các nhóm khác có chung hay chưa có sựthống nhất về mục tiêu và tính chất hoạt động Ví dụ: truyền thông giữa các tổchức trong Liên minh Cứu trợ trẻ em, giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vàcác cơ quan hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ…

Trang 13

Môi trường và phạm vi của truyền thông nhóm phụ thuộc vào kích thước, tínhchất, đặc biệt là quy tắc, mục tiêu và trình độ phát triển của nhóm trong mối quan

hệ với các thông điệp của quá trình truyền thông Chẳng hạn, nếu nhóm đang ở giaiđoạn hình thành, chưa có những chuẩn mực, các quy định chung trong phươngthức hành vi và ứng xử, hiệu quả hoạt động truyền thông nhóm chắc chắn sẽ khôngđạt được trong bộ máy, khả năng tác động đến các vấn đề truyền thông Truyềnthông 1-1- nhóm và truyền thông trong nhóm đòi hỏi các kỹ năng và thái độ phùhợp; như thái độ thân thiện, gần gũi, tôn trọng; kỹ năng chia sẻ, tìm kiếm tươngđồng và tôn trọng sự khác biệt

Trang 14

CHƯƠNG II: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRUYỀN THÔNG NHÓM VÀ

NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN 2.1 Tổ chức các buổi nói chuyện hoặc trình bày

Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiếnhành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyêntruyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp

Ưu điểm của tuyên truyền miệng là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và traođổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp Có thể giải thíchđược những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công khai trên cácphương tiện thông tin đại chúng - Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoạigiữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thựchiện được chức năng thông tin cả 2 chiều, không mang tính áp đặt - Tuyên truyềnmiệng có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và "kênh" phi ngônngữ - Tuyên truyền miệng có điều kiện và nhiều khả năng tiến hành một cáchthường xuyên và rộng rãi ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau Báo cáo viên

có khả năng thích nghi với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nhiệm

vụ tuyên truyền được giao

Nhược điểm là lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một chiều, không quay trởlại Vì vậy, người nói cần thận trọng, người nghe cần chú ý nếu không, không lấylại được lời đã nói và không nghe được lời báo cáo viên đã nói - Phạm vi về khônggian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trực tiếp (dù đã có phương tiệnkhuyếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm và thời điểm nhấtđịnh - Dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người và ởcác địa điểm khác nhau

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w