Mục đíchTrên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục và đào tạo hiện nay, từ đó đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo Việt Nam dưới sự lã
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
TIỂU LUẬN MÔN: XÂY DỰNG ĐẢNG
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
TIỂU LUẬN MÔN: XÂY DỰNG ĐẢNG
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… ……… ……….1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG……… ………
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VIỆT NAM HIỆN NAY……… 7 2.1 Giáo dục Việt Nam từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới đến nay………7 2.2 Những điểm mới trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về giáo dục
và đào tạo……… 7 2.3 Thực trạng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt
đọng……….19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………20
Trang 4KẾT LUẬN………22 DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN………23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….23
Trang 5là quốc sách hàng đầu” Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nội dung,phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục và đào tạo hiện nay” làm đề tài chobài tiểu luận của mình!
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nội dung, phươngthức Đảng lãnh đạo giáo dục và đào tạo hiện nay, từ đó đánh giá thựctrạng giáo dục và đào tạo Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo trong tình hình mới
2.2 Nhiệm vụ
- Nêu bật được những khái niệm liên quan đến nội dung, phương thức
Đảng lãnh đạo giáo dục-đào tạo hiện nay
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra ưu điểm và khuyết điểm còn tồn đọng.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trong tình
hình mới
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục
và đào tạo hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề đổi mới của giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Đề tài của tiểu luận dựa nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung, phương thức vàquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục-đào tạo hiện nay
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận này gồm có: phương pháplịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phươngpháp so sánh
5 Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu trích dẫn và Danhmục Tài liệu tham khảo, bài luận được chia thành 3 chương, 6 tiết và 3 tiểutiết
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Một số khái niệm liên quan
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, giáo dục là hoạtđộng tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một ngườinào đó làm cho người ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực nhưyêu cầu đề ra; đào tạo là hoạt động tác động có hệ thống đến người nào đólàm cho người ấy có những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo những tiêuchuẩn nhất định
Giáo dục theo nghĩa chung là hoạt động trao truyền kiến thức, kỹ năng
và thói quen từ thế hệ này sang thế hệ khác Giáo dục thường diễn ra dưới sựhướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học của mỗingười Giáo dục được chia thành các giai đoạn khác nhau hướng đến sự hoànthiện nhân cách con người
Đào tạo là hoạt động trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng nghềnghiệp để người học lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mộtcách có hệ thống, giúp họ có khả năng đảm nhận được một công việc nhấtđịnh trong xã hội
Như vậy, giáo dục - đào tạo là hoạt động cung cấp kiến thức và rènluyện kỹ năng nhằm hình thành những năng lực và phẩm chất cho người họctheo những tiêu chuẩn nhất định của bậc học, ngành học
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhânhay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức Nhiệm vụ lãnh đạo cóthể thuộc một người hoặc một tổ chức
Đảng lãnh đạo là khái niệm chỉ chức năng, chức năng lãnh đạo của tổchức đảng, khác với chức năng quản lý của Nhà nước, hoặc chức năng tậphợp quần chúng của các đoàn thể chính trị xã hội Khái niệm Đảng lãnh đạo
Trang 81được các nhà kinh điển Mác-Lênin nêu ra vào những năm cuối của thế kỷXIX, khái
Trang 94niệm này được hiểu là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấpcông nhân chống áp bức, bóc lột, thực hiện vai trò tiên phong, phụng sự Tổquốc và phục vụ nhân dân để có được sự đồng tình, ủng hộ một cách tựnguyện của đại đa số nhân dân lao động đối với Đảng của giai cấp côngnhân.
Như vậy có thể hiểu Đảng lãnh đạo giáo dục - đào tạo là sự địnhhướng, dẫn dắt của Đảng đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo bằng quan điểm,đường lối và thông qua các chính sách, pháp luật của Nhà nước thực hiệnmục tiêu cải cách, phát triển và đổi mới giáo dục - đào tạo góp phần nâng caođời sống xã hội, đưa đất nước ngày một phát triển và vươn lên trong thời kỳcông nghiệp hóa - hiện đại hóa
1.2 Nội dung Đảng lãnh đạo giáo dục - đào tạo
Đảng lãnh đạo về chính trị, tư tưởng: Đảng vạch ra đường lối, chủtrương và tuyên truyền, vận động xây dựng nền giáo dục Việt Nam hướngđến mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạonên con người mới xã hội chủ nghĩa “vừa hồng, vừa chuyên” Bên cạnh đó,định hướng nội dung, hình thức giáo dục tư tưởng phù hợp với người dạy vàngười học
Đảng lãnh đạo về chuyên môn: Đảng đề ra các quan điểm, giải phápphát triển giáo dục, đào tạo như:
- Lãnh đạo đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu,chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơchế quản lý để tạo được chuyển biến căn bản và toàn diện của nền giáodục nước nhà, tiếp cận trình độ giáo dục thế giới
- Lãnh đạo xây dựng nền giáo dục hiện đại, bảo đảm công bằng về cơ hộihọc tập cho mọi người, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, ngườinghèo và các đối tượng chính sách được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ
có cơ hội học tập
Trang 10- Lãnh đạo hoàn thiện và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chútrọng phân luồng đào tạo sau trung học phổ thông; bảo đảm liên thônggiữa các cấp đào tạo Đổi mới giáo dục đại học, xây dựng một số trườngđại học
Trang 115đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước Mở rộng quy mô dạynghề và trung học chuyên nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng cáctrung tâm giáo dục cộng đồng, tích cực triển khai hình thức giáo dục từxa; động viên nhân dân tham gia xã hội hóa công tác giáo dục - đào tạo…Đảng lãnh đạo về tổ chức, cán bộ ngành giáo dục và đào tạo: Đảnggiới thiệu, bố trí các đảng viên ưu tú nắm giữ những vị trí lãnh đạo, quản lýchủ chốt trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo Đồng thời, Đảng quan tâm đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo có đủ số lượng, chấtlượng và có cơ chế chính sách bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý đối với họ.Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng và đảng viên trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo: Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng và đảng viêntrong sạch, vững mạnh trong các cơ quan, địa phương, đơn vị trên lĩnh vựcgiáo dục – đào tạo Phấn đấu có các tổ chức đảng trong tất cả các hình thứcđào tạo Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đào tạo.Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Đảnglãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng hoạch định chínhsách về giáo dục - đào tạo Có cơ chế để các đoàn thể nhân dân tham gia vàoviệc hợp tác song phương, đa phương về giáo dục, đào tạo Đảng tổ chứcthực hiện thành công những chủ trương đó và tham gia có hiệu quả công tácxây dựng chính quyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
1.3 Phương thức Đảng lãnh đạo giáo dục - đào tạo
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, nghị quyết và văn kiện của Đảng:Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII “về định hướng chiến lượcphát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vànhiệm vụ đến năm 2020”, hay như Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghịTrung ương 8 khóa XI “về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo”
Đảng lãnh đạo thông qua công tác tuyên truyền, vận động: Để giáodục, đào tạo là quốc sách hàng đầu cần phải đổi thimới căn bản, toàn diện cácmặt
Trang 126hướng tới giáo dục con người phát triển toàn diện và phát huy được tiềmnăng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, quan điểm về giáodục và đào tạo bằng pháp luật và chính sách của Nhà nước: Đảng thể chếhóa đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo bằng pháp luật và chínhsách của Nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học… Lãnh đạoNhà nước đổi mới và nâng cao năng lực quản lý giáo dục và đào tạo Nhànước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý
và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật tạo môi trường cạnhtranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, chống bệnh thành tích và hìnhthức trong giáo dục và đào tạo
Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt độngtrong các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo: Đảng bố trí, phân công cán bộ,đảng viên nắm giữ các vị trí chủ chốt, nhất là vai trò của người đứng đầutrong bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo Đồng thời phát huyvai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo
Đảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiệnđường lối phát triển giáo dục của Đảng Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạtđộng giáo dục và đào tạo để kịp thời chấn chỉnh những tiêu cực, lệch lạctrong phát triển giáo dục và đào tạo
Trang 161diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học
Trang 1710tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến qua Internet, truyền hình, cấc hoạtđộng xã hội “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương,
ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc,ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhậpquốc tế” [2; tr 233]
Sáu là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dụcViệt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, “Lấy chấtlượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo Xây dựng và triển khai thực hiện lộtrình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối vớicác học sinh tiểu học và trung học cơ sở” [2; tr.138] Đồng thời, hoàn thiện
cơ chế, chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xuthế của thế giới và điều kiện của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm công bằng xãhội và các giá trị cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa Nhấn mạnh hơnyêu cầu thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong giáo dục và đàotạo Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thịlớn, các nơi có điều kiện, thí điểm cơ chế cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn
có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường
Bảy là, tiếp tục hoàn thiện các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạotheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đẩy mạnh đổi mớiđồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý và quản trịnghiệp vụ chuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện cóhiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục
và đào tạo Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phụcbệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục vàđào tạo Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểmđịnh chất lượng giáo dục và đào tạo, thi tốt nghiệp trung học phổ thông vàtuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề Xây dựng vàthực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục vàđào tạo
Trang 181Tám là, đặt ra mục tiêu Việt Nam tham gia thị trường đào tạo nhân lựcquốc tế, vì vậy yêu cầu cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh vànâng
Trang 1911cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ củacác cơ sở giáo dục và đào tạo “Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo vớinghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới;hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạomạnh” [2; tr.138] Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động,cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽchính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục là khâu then chốt, sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đàotạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cảithiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục Đặt mục tiêu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạttrình độ tiên tiến trong khu vực.
Qua đó, ta có thể thấy được nhiều ý nghĩa sâu sắc trong các điểm mới
về giáo dục và đào tạo của Đảng trong các văn kiện của Đại hội XIII:
- Khẳng định tính kế thừa, sự nhất quán trong quan điểm của Đảng tacoi giao dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để Việt Nam phát triểnnhanh và bền vững, thực hiện khát vọng phát triển đất nước trong thờigian tới
- Thể hiện sự nhanh nhạy của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thích ứng với
xu thế thời đại, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, thành tựu củagiáo dục và đào tạo trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
- Tiếp tục làm sáng tỏ hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, có lộ trình và bước đi phù hợp, lấy con người là trung tâm,trên nền tảng của sự phát triển giáo dục và đào tạo
2.3 Thực trạng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệpcủa Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
Trang 201triển và luôn được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội ở nước ta Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới cănbản, toàn
Trang 2112diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệuquả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện
và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu giađình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựngnền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơcấu và phương thức hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm cácđiều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hộihóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dụcViệt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”
Sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời, mặc dù trong bối cảnh đấtnước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta đã có những chuyển biếncăn bản về chất lượng và hiệu quả, được các tổ chức giáo dục thế giới ghinhận và đánh giá cao Trong giai đoạn mà đại dich COVID-19 làm gián đoạnviệc dạy và học của học sinh, giáo viên và các nhà trường trên toàn cầu, giáodục và đào tạo của Việt Nam vẫn luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực vượt quanghịch cảnh để áp dụng những phương pháp mới vào việc dạy học Ngoàinhững thành tích kể trên, chất lượng giáo viên qua từng năm luôn được chútrọng nâng cao, đội ngũ nhà giáo và các cán bộ quản lý đào tạo tăng mạnh về
số lượng, đồng thời đạt chuẩn, trên chuẩn trình độ đào tạo Đặc biệt, trongthời điểm dịch bệnh căng thẳng trên cả nước khiến các em học sinh có hoàncảnh khó khăn không thể học tập trực tuyến tại nhà, chương trình “Sóng vàmáy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động vàotháng 9 năm nay đã hỗ trợ