Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật +Chính trị là khoa học: - Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đòi sống xã hội loài người,xuất hiện cùng với gia
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÀI TẬP TỰ HỌC
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
Giảng viên : TÔ THỊ OANH
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THU HOÀI
Mã sinh viên : 2352020060
Lớp tín chỉ : CTH_K43_8
Hà Nội – 03/2024
BÀI TỰ HỌC
Trang 2Câu 1 Chính trị là gì? Trình bày đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của Chính trị học? Phân tích luận điểm “Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”
1 Khái niệm chính trị
Trước chủ nghĩa Mác, có nhiều quan niệm khác nhau về chính trị:
- Ở Hy Lạp cổ đại, chính trị được hiểu là công việc nhà nước
+ Platôn: Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao, chính trị là nghệ thuậtcai trị
+ Arixtôt: Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xãhội
- Ở Trung Quốc cổ đại, chính trị được hiểu là sắp đặt, lo liệu, quản lý để xã
Theo quan điêm cùa chù nghĩa Mác-Lênin:
- Chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích giữa các giai cấp
- Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước Cái căn bảnnhất của chính trị là việc tô chức chính quyên nhà nước
Trang 3- Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.
- Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
Khái quát lại, chính trị là mối quan hệ giữa các giai câp, dân tộc, quốc giaxoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyên lực chính trị, mà tập trung ở quyềnlực nhà nước
2 Đối tượng của Chính trị học
* Khái niệm Chính trị học:
- Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị như một chỉnh thể,lấy quyền lực chính trị làm phạm trù trung tâm, nhàm nhận thức và vận dụngnhững quy luật, những vấn đề có tính quy luật chi phối sự vận động và biến đổicủa lĩnh vực chính trị và toàn bộ đời sống xã hội
- Là khoa học chính trị, nghiên cứu lĩnh vực chính trị, những quy luật chínhtrị của đời sống xã hội mà trực tiếp là những quy luật, tính quy luật hình thành,phát triển của chính trị, quyền lực chính trị và cơ chế , phương thức sử dụng quyềnlực chính trị, cũng như những hình thức tổ chức thể chế chính trị
+ Đối tượng của chính trị học :
Chính trị học nghiên cứu khái quát đời sống chính trị của xã hội nhăm đạtđược những tri thức mang tính bản chất từ đó làm cơ sở cho việc nhận thức đúngđắn những quy luật, tính quy luật chi phối toàn bộ đòi sống chính trị; là khoa họcnghiên cứu đời sống chính trị xoay quanh vấn đề trung tâm, then chốt là quyền lựcchính trị
Từ đây có thể xác định đối tượng của Chính trị học là nghiên cứu chính trịnhư một chinh thể nhằm nhận thức và vận dụng những quy luật và tính quy luậtchung nhất cùa đời sống chính trị
Cụ thể, Chính trị học nghiên cứu:
Trang 4- Chức năng, nhiệm vụ cụ thê:
+ Trang bị cho các nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, kinh nghiệm cầnthiết để giúp cho hoạt động của họ phù hợp với khách quan, tránh sai lầm, chủquan, duy ý chí
+ Trang bị cho mỗi công dân kiến thức để họ có thái độ, động cơ đúng đắn,
có cơ sờ khoa học để đánh giá những sự kiện chính trị diễn ra trong nước và quốctế
+ Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đôinội, đối ngoại, ra các quyết định chính trị phù hợp
- Bên cạnh những mặt tích cực như đề cao giáo dục, khuyên sống nhânnghĩa, tu dưỡng bàn thân, theo tôn ti trật tự trên dưới tư tưởng Nho gia không chútrọng khoa học kỵ thuật, khoa học tự nhiên, mà chi "tâm chương, trích cú", hoài cô,mang tính bảo thủ, trì trệ, không thích ứng với xu thế phát triên của lịch sử, đã kìmhãm đât nước ta nhiêu thê kỷ
- Hiện nay, chúng ta đang cố gắng khai thác, phát huỵ mặt tích cực cùa Nho
Trang 5giáo và hạn chê măt tiêu cực của nó đê xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4 Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
+Chính trị là khoa học:
- Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đòi sống xã hội loài người,xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nưóc, gan liên với quyền lực, với đấu tranh giaicấp và đấu tranh dân tộc
- Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có lôgíc pháttriển nội tại, có quy luật phát triển khách quan
- Chính trị là một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến trithức lý luận hoàn chỉnh, phản ánh quy luật vận động khách quan của chính trị
- Do hạn chế lịch sử và bị chi phối bời lợi ích giai cấp, nên chính trị trởthành đặc quyền của giai cấp thống trị Nó chi trở thành khoa học đích thực khi chủnghĩa Mác-Lênin ra đời
- Ngày nay, chính trị thực sự trờ thành một khoa học với đối tượng, phươngpháp nghiên cứu riêng
- Chính trị là một khoa học, nên phải đối xử với nó như một khoa học
- Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xâydựng chủ nghĩa xã hội luôn xác định chính trị (đường lối chính trị, chính sách và tôchức thực tiễn) là một khoa học
+ Chính trị là nghệ thuật
- Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực,quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) sử dụngmọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị
Trang 6- Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợpvới thực tiễn để đạt hiệu quà cao nhất.
- Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, “giống đại số hơn
số học”; “người mù chừ đứng ngoài chính trị” (Lênin) Nó đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảocao, tầm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị
- Chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lui đúng lúc),những giải pháp, thoả hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng
- Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xừ
lý các tình huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép biện chứng giữakhách quan và chủ quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị
- Chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt sự vận độngcủa xã hội, dự báo chính xác tình thế và thời cơ cách mạng
- Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sừ dụng con người, nghệ thuật vậnđộng quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng
- Chính trị là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (Hồ Chí Minh)
+ Mối quan hệ biện chứng:
- Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, bởi chính trị đòi hòi phải đối
xử với nó đạt tói nghệ thuật, và nó chỉ thực sự là nghệ thuật khi nhận thức và hànhđộng theo đúng quy luật khách quan (khoa học)
- Bản thân chính trị là một khoa học cũng đã phàn anh tính nghệ thuật của
nó, bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ
- Là lĩnh vực nhạy càm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàngtriệu người, chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác, gắn với thực tiễn,tuân theo quy luật khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sựnhạy cảm, tinh tế, mưu lược đạt trình độ cao
Trang 7- Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và tính nghệ thuật kếthợp, bổ sung cho nhau Nếu tuyệt đối hoá tính khoa học của chính trị dễ rơi vàochủ nghĩa giáo điêu, máy móc; nếu tuyệt đối hoá tính nghệ thuật không tuân theokhoa học thì chính trị chỉ còn lại là những mánh khoé lừa đảo, mỵ dân, sớm muộncũng bị vạch trần.
Câu 2 Phân tích nội dung tư tưởng chính trị của Pháp gia? Ảnh hưởng của tư tưởng đó đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay?
1 Hoàn cảnh ra đời :
-Vào thời chiến quốc, quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh
mẽ Phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc dẫn đến giai cấp địa chủ mới và thươngnhân ra đời Do áp dụng phương thức sản xuất tiến bộ và chính sách kinh tế phùhợp nên tầng lớp này đã nắm giữ , chi phối nền kinh tế đất nước.Tuy vậy , tầng lớpquý tộc cũ vẫn nắm quyền lực chính trị và đang trở thành vật cản của phát triển xãhội Yêu cầu tập trung kinh tế và quyền lực để kết thúc tình trạng phân tranh cát cứ
mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển,Pháp Gia ra đời đáp ứng được yêu cầutrên Tư tưởng Pháp gia được áp dụng thành công và đưa nước Tần trở thành báchủ, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 Trước Công Nguyên
+Phái Pháp gia gồm nhiều nhà tư tưởng, nhiều trường phái khác nhau như:+ Phái trọng pháp: Quản Trọng, Thương Ưởng
+Phái trọng thuật: Thân Bất Hại
+ Phái trọng thế: Thận Đáo
+Hàn Phi tử là người tổng kết và phát triển học thuyết này
2 Hàn Phi Tử và tư tưởng chính trị của phái Pháp gia:
a Hàn Phi Tử (280 – 233):
-Là nhà tư tưởng cuối cùng của thời Tiên Tần, con vua nước Hàn Là họctrò của Tuân Tử – nhà tư tưởng lớn nhất đương thời
-Tác phẩm kinh điển “Hàn Phi Tử” của ông nổi bật cho tư tưởng Pháp gia
b Tư tưởng chính trị của phái Pháp gia:
Trang 8Hàn Phi Tử cho rằng:
+ Xã hội loài người luôn luôn biến đổi, phát triển theo hướng đi lên Bảntính con người ta là ham lợi Điều này ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệtrong xã hội
+ Chính trị đương thời không nên bàn chuyện nhân nghĩa cao xa mà cần cóbiện pháp cụ thể cứng rắn, kiên quyết Từ nhận thức đó, học thuyết chính trị củaông được xây dựng trên cơ sở thống nhất pháp – thuật – thể
+Pháp luật là những quy ước, chuẩn mực khuôn mẫu do vua ban ra, đượcphổ biến rộng rãi để nhân dân thực hiện Pháp luật phải hợp thời, đáp ứng đượcnhu cầu của sự phát triển xã hội Pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp vớitrình độ của dân chúng Pháp luật phải công bằng để kẻ mạnh không lấn át kẻ yếu.+ Quyền lực phải tập trung vào một người là vua Vua dề ra pháp luật, quanlại theo dõi việc thực hiện, dân là người thi hành
+Thuật là thủ đoạn hay thuật cai trị của người làm vua để kiểm tra, giám sáthay điều khiển bầy tôi Thuật là phương pháp tuyển chọn, sử dụng người đúngchức năng Như vậy, thuật là yếu tố cần thiết, bổ trợ và làm cho pháp luật được thihành.Thuật phải được giữ bí mật , kín đáo không được tiết lộ với bất cứ ai.+ Vua không được để lộ sự yêu ghét của mình đề phòng quần thần lợi dụng + Thế là uy thế, quyền lực của người cầm quyền Quần thần phục tùng nhàvua, chịu theo sự ràng buộc bởi quyền uy của nhà vua Quyền lực đảm bảo cho sựthi hành pháp luật
+ Thế phải tuân thủ theo nguyên tắc tập trung, không được chia sẻ, khôngđược để rơi vào tay người khác Vua phải nắm chắc hai phương tiện cưỡng chế, đó
là “nhị bính” (thưởng và phạt) Thưởng phạt phải căn cứ trên cơ sở pháp luật chứkhông thể tùy tiện Vua cũng phải phục tùng pháp luật
Hàn Phi Tử cho rằng, “pháp”, “thuật”, “thế” cần phải kết hợp làm một, trong
đó “pháp” là trung tâm, “thuật” và “thế” là những điều kiện tất yếu trong việc thihành pháp luật Pháp luật phải phục vụ lợi ích chung
Trang 9+ Ý nghĩa:Đứng lên lập trường của giai cấp địa chủ mới, tư tưởng Pháp gia
đã khai thông các bế tắc xã hội, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.Tưtưởng Pháp gia đã phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền,góp phần không nhỏ cho việc củng cố chế độ phong kiến đời Tần Tuy còn mangtính sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của các luồng tư tưởngsau này.Tính đa dạng của các học thuyết nói lên tính phức tạp của thức tiễn chínhtrị , sự khốc liệt trong thời kỳ hình thành và phát triển các chế độ phong kiến Cuộcđấu tranh giữa hai phái Pháp gia và Nho gia phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa giaicấp quý tộc và giai cấp địa chủ mới do có tư tưởng cấp tiến.Phái Pháp gia đã tíchcực thúc đẩy lịch sử phát triển và có công trong việc thống nhất đất nước
3 Sự ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Pháp gia đến đời sống chính trị
-xã hội Việt Nam hiện nay Sự du nhập của Pháp gia vào Việt Nam:
- Thời phong kiến: các vua chúa đã biết đề ra các quy tắc, chuẩn mực xã hộibuộc mọi người phải tuân theo Tư tưởng cai trị bằng pháp luật xuất hiện ở ViệtNam từ thời nhà Lý (luật hình thư), thời Trần và đến thời Lê đã được đề cao Bộluật Hồng Đức là điển hình của tư tưởng phápquyền của nhà nước phong kiến ởnước ta
+ Thời hiện đại: Trước hết đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý
và duy trì sự phát triển bền vững của đất nước
+ Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta giành được độc lập, chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự ra đời của Hiến Pháp đầu tiên năm 1946, đánh dấu
sự tồn tại và phát triển củamột quốc gia độc lập Hiến pháp năm 1946 dần dầnđược sửa đổi và hoàn thiện để ngày càngphù hợp với tình hình phát triển kinh tế xãhội của đất nước
+ Cho đến hôm nay, nhờ sự có mặt của luật pháp mà nước ta đã duy trì đượcchế độ xã hội xãhội chủ nghĩa, duy trì được sự ổn định chính trị tạo đà cho kinh tếphát triển) Sự ảnh hưởng của Pháp gia đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam
- Ảnh hưởng tích cực:
Trang 10+ Pháp luật giữ cho xã hội ổn định và phát triển theo hướng tích cực.+ Nhờ pháp luật vì lẽ phải và phục vụ lợi ích chung mà trong những nămqua công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta đã đạt được một sốthành tựu đáng kể Đó là thành tựu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh quốcphòng,… Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ hóa xã hội được mở rộng (Nhân dân làngười bỏ phiếu để bầu ra lực lượng đại diện cho mình)
+ Sự công bằng của pháp luật đã đảm bảo cho việc thực hiện nó một cáchnghiêm túc Yếu tố nàykhông những duy trì sự ổn định chế độ mà còn kích thíchviệc tìm ra nhân tài cho đất nước
1 Khái quát.
-Điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: +Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bóc lột xã hội nặng nề,
+Đời sống nhân dân cực khổ
+Phong trào yêu nước ở Việt Nam đã phát triển và thoái trào
+Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu
Là một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh , tư tưởng chính trị HồChí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ: Bản thân Hồ Chí Minh là một "nhàchính trị chuyên nghiệp" Lĩnh vực chính trị Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh để tâm nhiều hơn cả
-Chính trị là một lĩnh vực mà Hồ Chí có nhiều sáng tạo độc đáo Nhất là sự
Trang 11sáng tạo ấy có ảnh hưởng tích cực tới cách mạng thế giới, được quốc tế thừa nhận
+Nguồn gốc ra đời tư tưởng HCM:
Từ phương diện Chính trị học, có thể hiểu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh làsản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân vàphong trào yêu nước,là lý luận về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩanhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng conngười, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ vàgiàu mạnh, góp phần tích cực vào cách mạng thế giới
2 Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh như sau:
a Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Trong toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, tư tưởng baotrùm là tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Tư tưởng đó được Ngườiquán triệt và thể hiện trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng là “độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" Đây là hạt nhân cốt lõi nhất trong tư tưởngchính trị Hồ Chí Minh, đồng thời là tư tưởng trọng tâm xuyên suốt toàn bộ hệthống Độc lập dân tộc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung:
- Dân tộc đã phải thoát khỏi nô lệ (dưới mọi hình thức ) bằng con đườngcách mạng do chính dân tộc đó tiến hành
- Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phủ có quyền tự quyếtđịnh sự phát triển của dân tộc mình
- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự chứ không phải giả hiệu,phải thực hiện các giá trị như tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với nhândân chứ không phải chỉ là những lời tuyên bố hoa mỹ
- Độc lập về chính trị phải gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt: kinh tế,văn hoá, xã hội Phải tự giành lấy bằng con đường cách mạng, tự lực tự cường và
tự trọng Người cho rằng, một dân tộc không có khi năng ý thức độc lập, tự lực, tự
Trang 12cường thì dân tộc đó không xứng đáng được hưởng độc lập
+ Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phảithực sự gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mang tính phổ biến củacách mạng thế giới, mang tính quy luật của thời đại, trong đó độc lập là tiền đề, làđiều kiện để đi đến chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là bảo đảm chắc chắnnhất, thực chất nhất cho độc lập dân tộc Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội trở thành xu hướng mang tính phổ biến của cách mạng thế giới, mang tính quyluật của thời đại
- Từ đó rút ra ý nghĩa: Người khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sảnthì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệpcủa chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” Đó là con đường đúng đắnnhất để giải phóng dân tộc ta và các dân tộc bị phụ thuộc Tư tưởng cách mạng đócủa Người đã đặt nền tảng vững chắc cho đường lối xuyên suốt toàn bộ quá trìnhcách mạng Việt Nam
b Tư tưởng về đại đoàn kết
-Nguồn gốc hình thành tư tưởng:
Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh,trở thành chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta và là một nhân tố cực kỳ quan trọngthường xuyên góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
và nhân dân ta qua mọi thời kỳ Hồ Chí Minh quan niệm sức mạnh là ở đoàn kếttoàn dân, ở mẹ sự đồng lòng của toàn xã hội Đoàn kết trên lập trường của giai cấpcông nhân, được thực hiện trên mọi phương diện: đoàn kết giai cấp, đoàn kết dântộc, đoàn kết quốc tế
-Vai trò của tư tưởng: Đoàn kết, theo Hồ Chí Minh, phải dựa trên cơ sở có
lý, tổ tình, có nghĩa; đoàn kết là để phát triển, để làm tốt hơn nhiệm vụ cách mạng,cách mạng muốn thắng lợi thì phải đoàn kết; đoàn kết lấy liên minh công - nông -trí thức làm nền tảng, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để bảo đảm
Trang 13hài hòa giữa các lợi ích
-Ý nghĩa: Chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vừa là sự đúc kết và pháthuy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước, giữnước và phát triển đất nước, vừa thể hiện tinh thần bất hủ chủ nghĩa Mác -Lênin là
“Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới đoàn kết lại” Trong sựnghiệp đổi mới hôm nay, Đảng và nhân dân ta hơn bao giờ hết, đã và đang giươngcao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”
c Tư tưởng về xây dựng thể chế chính trị:
Bản chất của nhà nước:
- Hồ Chí Minh rất chú trọng tới xây dựng Nhà nước kiểu mới- nhà nước dânchủ cộng hoà Điều mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là tính chất nhà nước Nhànước đó có phải là nhà nước của dân hay không? Chế độ dân chủ có phù hợp vớichế độ nhà nước không?
- Tư tưởng của nhà nước của dân, do dân và vì dân: Hồ Chí Minh khẳngđịnh: Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân; Bao nhiêu quyềnhạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân,Sự nghiệpkháng chiến kiến quốc là công việc của dân, Chính quyền từ xã đến Chính phủTrung ương do dân cử ra, Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nóitóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân
- Về dân chủ: Dân chủ có nghĩa là “dân làm chủ” Hồ Chí Minh quan niệm,giá trị thực chất của dân chủ là phải có cơm ăn, áo mặc học hành Người chỉ rõvai trò động lực của dân chủ, xem dân chủ là chìa khóa của tiến bộ xã hội Ngườichủ trương thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhân dân, giáo dục nhân dân ý thứcchấp hành pháp luật, quyền gắn liền với nghĩa vụ của công dân, dân chủ gắn vớipháp luật, gắn với tập trung Hồ Chí Minh phê phán bệnh độc đoán chuyên quyền,quan liêu, vô chính phủ Người chỉ rõ “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng
Trang 14hoà tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam " và "Dotổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra chính phủ Chínhphủ đó là thật là chính phủ của toàn dân." “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểuQuốc hội và Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân”
- Nhà nước pháp quyền: Về bản chất giai cấp của nhà nước ta, Hồ Chí Minhchỉ rõ rằng, Đảng ta là Đảng cầm quyền, nhà nước ta do Đảng cộng sản Việt Namlãnh đạo, mang tính chất dân chủ nhưng dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mànòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức, do giai cấp công nhân lãnhđạo, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý xã hội bằnghiến pháp và pháp luật, thực hiện sự thống nhất quyền lực nhưng phân công, phâncấp rõ ràng
- Về cán bộ nhà nước: Cùng với những quan điểm trên Hồ Chí Minh còn nêulên quan điểm phục vụ của cán bộ nhân viên nhà nước là: "Việc gì quan lợi cho dân,thì phải làm cho kỳ được Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh Chú ý thật
sự đến quyền lợi của nhân dân thì trước hết phải quan tâm đến quyền lợi thiết thânhàng ngày của dân", chống đặc quyền đặc lợi và các tiêu cực khác, giữ bộ máy nhànước thật trong sạch
-Người căn dặn cán bộ phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhân dân, côngbằng và bình đẳng, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, thực hành "cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư", nếu phạm khuyết điểm thì cả quyết công khai sửa lỗi củamình Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân đã trởthành nguyên tắc xuyên suốt, thuộc về bản chất của nhà nước ta từ năm 1945 đếnnay và mãi mãi về sau này, chủng nào xã hội còn giai cấp và nhà nước
d Lý luận về đảng cầm quyền
- Phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về đảng chính trị nóichung, đảng của giai cấp công nhân nói riêng Hồ Chí Minh luôn coi xây dựngĐảng của giai cấp công nhân Việt Nam là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, là nhân
Trang 15tố quyết định trước hết đối với mọi thắng lợi của cách mạng
+ Bản chất: Theo cách thể hiện của Hồ Chí Minh, thì: “đảng cách mệnh” cónghĩa là “đảng của giai cấp vô sản”, “đội tiên phong của vô sản giai cấp”, xây dựngtrên cơ sở những nguyên tắc về đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủnghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho tổ chức và mọi hoạtđộng của Đảng
+ Sự ra đời: Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự hình thành một Đảng cộngsản ở Việt Nam vừa quán triệt đầy đủ học thuyết Mác Lênin về Đảng cộng sản,vừa phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa lạc hậu chậm phát triển, nơi cótruyền thống đấu tranh yêu nước lâu đời của nhân dân, nơi số lượng giai cấp côngnhân còn ít ỏi nhưng đã có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từdấu Đảng cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin vớiphong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam
+ Hệ tư tưởng: Ở Việt Nam, quan điểm trên của Hồ Chí Minh có ý nghĩacực kỳ quan trọng đối với chính sách đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử, đối vớiviệc xây dựng củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân, giai cấpnông dân và tầng lớp trí thức đối với việc tăng cường lãnh đạo của giai cấp côngnhân mà đội tiên phong đó là Đảng cộng sản Việt Nam, đối với việc giải quyết cácvấn đề về mối quan hệ giữa Đảng - giai cấp - dân tộc cả trong cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
e Về phương pháp cách mạng
- Là lãnh tụ chính trị của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳngnhững đã xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng nước ta mà còn xác định vàvận dụng những phương pháp cách mạng đầy sáng tạo Cũng như các nhà kinhđiển, bản thân Hồ Chí Minh chưa đưa ra một định nghĩa về phương pháp cáchmạng, song Người và bác thấy về phương pháp cách mạng trong mọi thời kỳ, mọigiai đoạn cách mạng, trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, phương phápcách mạng của Hồ Chí Minh vừa là cách mạng vừa là nghệ thuật mang tính thực
Trang 16tiễn sâu sắc Nó rất đa dạng và phong phú Có những phương pháp thuộc từng lĩnhvực, từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng, có những phương pháp chungđược vận dụng cho toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam Có thể hiểu phươngpháp cách mạng Việt Nam theo hai nghĩa như sau:
- Theo nghĩa rộng: đó là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thựctiễn
- Theo nghĩa hẹp: đó là cách thức tiến hành cách mạng với tính cách là hệthống các nguyên tắc được thể hiện bằng hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp
để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng thành hiệnthực
- Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng vô sảnđược vận dụng và phát triển một cách sáng tạo vào một nước thuộc địa nửa phongkiến Nó thể hiện đầy đủ ba yếu tố tác động biện chứng với nhau trong một thểthống nhất: Yếu tố về hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp với tính cách làthống các nguyên tắc Hồ Chí Minh nhằm định hướng, điều chỉnh hành động, yếu
tố chủ thể hành động là các lực lượng cách mạng, trong đó giai cấp công nhân vàđội tiền phong của nó là Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo, quần chúng nhândân là lực lượng tiến hành cách mạng,yếu tố về mục tiêu cách mạng là độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
+ Có thể khái quát một hệ thống các phương pháp cách mạng chung, cơ bảncủa Hồ Chí Minh như sau:
- Xuất phát từ thực tế Việt Nam, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Namlàm mục tiêu cho mọi hoạt động cách mạng
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tập hợp, huy động là lượng toàn dân; kếthợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Dĩ bất biến, ứng vạn biến
- Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế, lực
- Biết thắng từng bước, biết phát động và biết kết thúc chiến tranh
Trang 17- Kết hợp các phương pháp đấu tranh cách mạng một cách sáng tạo + Tổng Kết:
- Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh mà nội dung cốt lõi là “độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội” cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người là sự vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, một nước thuộc địanửa phong kiến tiến lên chủ nghĩa- xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tư tưởng
Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản tinh thần quý báu của toàn Đảng, toàn dân ta Nó đã
và đang biến thành lực lượng vật chất hùng hậu và là kim chỉ nam cho cách mạngViệt Nam
- Ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng việc học tập tư tưởng Hồ ChíMinh là học tập tinh thần cách mạng, khoa học và nhân văn cao cả của Hồ ChíMinh, là nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của Hồ Chí Minh để xửtrí mọi việc
3 Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết chính trị Mác-Lênin và điều kiện Việt Nam.
- Dưới ánh sáng chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đúc kết được nhiều điềuquan trọng, trong đó đáng chú ý:
- Thứ nhất, khi phân chia các thứ cách mạng, nếu lấy tư tưởng làm tiêu chíthì có ba loại: tư bản cách mạng, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng; nếu lấymục tiêu của từng dân tộc và nhân loại thì có hai loại: dân tộc cách mạng và thếgiới cách mạng
- Thứ hai, lý luận do phân tích kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trongnước ta từ trước đến nay kết luận thành Vì vậy, “Học chủ nghĩa Mác-Lênin khôngphải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩaMác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam
+ Những sáng tạo của Hồ Chí Minh:
- Việt Nam là một nước thuộc địa,trước hết phải giành độc lập dân tộc:
Trang 18Hồ Chí Minh khẳng định chúng ta phải làm dân tộc cách mạng là vì mâuthuẫn dân tộc giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam sống thân phận nô lệ vớimột bên là bọn cướp nước là mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu của xã hội ViệtNam thuộc địa Giải quyết mâu thuẫn ấy để giành lại độc lập, tự do là nhiệm vụhàng đầu, không giành được độc lập dân tộc thì không có gì hết Hồ Chí Minh chỉrõ: “hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc đế quốc chủ nghĩa đang tậptrung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc Các thuộc địa trở thành nền tảng củalực lượng phản cách mạng” Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắnglợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạngchính quốc Chủ Nghĩa Tư Bản chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng taphá bỏ được nền móng của lâu đài Chủ Nghĩa Đế Quốc Vận dụng, phát triển sángtạo chủ nghĩa Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng ởchính quốc, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa hai vòi”,
để khẳng định cách mạng ở các nước thuộc địa là một trong những “cái cánh” củacách mạng thế giới Những luận điểm của Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng,phát triển sáng tạo mà còn góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú chủ nghĩaLênin về cách mạng thuộc địa
- Độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh chỉ rõ giải phóng dân tộc trước hết nhưng theo con đường cáchmạng vô sản, tức là độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên ChủNghĩa Xã Hội Cách làm này vừa tránh được “vết xe đổ” của con đường phong kiến
và tư sản ở Việt Nam vừa không trở thành người bắt chước Thực chất đây là sự vậndụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin trong giải quyết mối quan hệ giữa dântộc và giai cấp, độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội trong điều kiện cụ thể củanước ta Kết hợp sáng tạo giữa “quy luật nhất định” và “con đường khác nhau”, HồChí Minh cho thấy có nhiều con đường để đi tới mục tiêu duy nhất là Chủ Nghĩa XãHội (cộng sản) Đó là “sự gặp gỡ giữa dân tộc và thời đại” Độc lập dân tộc và ChủNghĩa Xã Hội có mối quan hệ biện chứng “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
Trang 19hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Nước độc lập là điều kiệntiên quyết để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội Còn Chủ Nghĩa Xã Hội là thước đo giá trịcủa độc lập dân tộc
- Vận dụng, phát triển sáng tạo về Đảng Cộng sản:
+ V.I.Lênin đưa ra quan điểm Đảng Cộng sản ra đời là sự kết hợp ChủNghĩa Xã Hội khoa học và phong trào công nhân Hồ Chí Minh khẳng định ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước Việt Nam
+ Theo Người, “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc,không thiên tư, thiên vị” Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Lêninkhông chỉ bổ sung yếu tố phong trào yêu nước vào sự ra đời của Đảng Cộng sản
mà còn cho thấy phong trào yêu nước có khả năng kết hợp với phong trào côngnhân, vì cả hai phong trào cùng một nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt là chống xâmlược, giành độc lập dân tộc Sự xuất hiện một yếu tố mới là phong trào yêu nướckhông những không hạ thấp vai trò của Chủ Nghĩa Xã Hội khoa học, ngược lại tỏ
rõ ràng ở các nước thuộc địa như Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin có một mảnhđất màu mỡ, “lực lượng vật chất” không chỉ là phong trào công nhân mà còn có cảphong trào yêu nước
- Vận dụng, phát triển sáng tạo về lực lượng cách mạng:
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin nêu khẩu hiệu “Giai cấp vô sản vàcác dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Khẩu hiệu đoàn kết của Hồ Chí Minh chứa đựng ba tầng đoàn kết: đoàn kếttrong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và tỷ lệ thuận giữa sức mạnh đoànkết và khả năng thành công Người chỉ rõ: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh,cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnhcàng quyết” Khái niệm “dân tộc cách mệnh” trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 20chứa đựng một hàm lượng khoa học, sáng tạo lớn trong việc tổ chức lực lượngcách mạng, chính xác là xây dựng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc Toàn thểdân tộc Việt Nam bị áp bức đồng tâm hiê …p lực đánh đuổi thực dân Pháp, “thà chếtđược tự do hơn sống làm nô lệ” Người cũng luôn khẳng định tinh thần “bốnphương vô sản đều là anh em”
- Vận dụng, phát triển nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ:
Việt Nam cùng loại hình phương thức quá độ gián tiếp như nước Nga,nhưng với những đặc điểm một nước thuộc địa, tiến trình cách mạng Việt Nam từgiải phóng dân tộc đến dân chủ nhân dân, xây dựng CNXH là sự kế tục một cáchmật thiết, đan xen, đồng thời, mặt này trong mặt kia trong cùng một quá trình vậnđộng các mặt kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN Tất nhiên có trọng tâm, ởmỗi bước có mặt nổi lên chi phối, không thể “vượt bỏ giai đoạn”, nhưng cũngkhông thể “từ từ từng bước” Đặc điểm đó của chế độ dân chủ nhân dân, đồng thờicũng liên quan đến đặc điểm của thời kỳ quá độ của một thứ cách mạng điển hình.Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là như thế và nhất định phải như thế Chế độ dânchủ nhân dân có thể gọi là “quá độ của quá độ” Nó không phải là một chặngđường của thời kỳ quá độ, nhưng là một chế độ có tính chất quá độ, ít nhiều làmchức năng của thời kỳ quá độ
- Theo Hồ Chí Minh, “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giaiđoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Nói đặc điểm to nhất có thể hiểu là khó khăn,phức tạp nhất, một cuộc chiến đấu khổng lồ Nói tiến thẳng là theo tinh thần củachủ nghĩa Lênin về con đường phát triển bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa trongnhững điều kiện lịch sử cho phép Nhưng bỏ qua không có nghĩa là đốt cháy giaiđoạn, chủ quan, nóng vội, phiêu lưu làm ẩu, duy ý chí
- Đặc điểm to nhất chứa đựng trong đó mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ
ở nước ta là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu của Chủ Nghĩa XãHội phải có một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa khoa học
Trang 21tiên tiến với một bên là trình độ thấp kém, lạc hậu do thực dân, phong kiến để lại.Thực tế lạc hậu của xã hội Việt Nam cho thấy thời kỳ quá độ ở nước ta xuất hiện
hệ thống mâu thuẫn đan xen, phức tạp, vừa mang tính đối kháng vừa mang tínhkhông đối kháng, xét đến cùng đó là mâu thuẫn giữa con đường Xã Hội Chủ Nghĩa
và con đường tự phát Tư Bản Chủ Nghĩa
- Quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam trong điều kiện đồng thời tiếnhành hai chiến lược cách mạng, thực hiện hai quy luật trên một ý nghĩa nào đó là
“trái ngược” nhau: xóa bỏ và xây dựng Chúng ta phải vừa cải tạo vừa xây dựng,vừa sản xuất vừa chiến đấu Điều này chưa có tiền lệ Theo Giáo sư Nhật Bản,Singô Sibata, “một trong những cống hiến quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh và củaĐảng Lao động Việt Nam là đã đề ra lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội trongkhi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân Theo tôi được biết, Đảng Lao độngViệt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng mácxít trên thế giới áp dụng lý luậnnày”
Câu 4 Khái niệm quyền lực chính trị? Trình bày quá trình hình thành quyền lực chính trị và sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước? Tại sao nói: Ở Việt Nam, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân?
1 Định nghĩa quyền lực chính trị
- Quyền lực chính trị là quyền được sử dụng sức mạnh chính trị cho mục đíchchính trị và phải được nhà nước thừa nhận (hoặc được thừa nhận về mặt nhà nước)được tổ chức thành những hình thức khác nhau.Khi 1 chủ thể có lực nhưng không
có quyền về mặt chính trị thì chủ thể đó hoặc là ngấm ngầm,hoặc là công khaidùng sức mạnh này trong các mối quan hệ và hoạt động của mình Và kết cục,hoặc
là sức mạnh chính trị ấy bị lực lượng chính trị đối lập của giai cấp đang cầm quyền
đè bẹp,xóa bỏ,hoặc là sớm muộn nó sẽ buộc lực lượng chính trị đối lập ấy phảithừa nhận nó về mặt nhà nước ,như vậy trong 1 nhà nước cũng có khả năng tồn tại
2 loại quyền lực chính trị của giai cấp thống trị và quyền lực chính trị của các giaicấp hay các nhóm hội không thống trị
2 Trình bày quá trình hình thành quyền lực chính trị và sự chuyển hóa