1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Các Hoạt Động Quản Lý Và Bảo Vệ Môi Trường Của Chính Phủ Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Thực Tiễn Ở Việt Nam.pdf

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÍNHPHỦ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Dương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Khánh Lớp: Quản lý kinh tế K39A1 Mã sinh viên: 1955270024

HÀ NỘI - 2021

1

Trang 2

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Môi trường luôn là một vấn đề gây nhức nhối, nan giải đối với bất cứ quốc gia nào và nó đã trở thành vấn đề toàn cầu Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều bài toàn khó liên quan đến môi trường như: biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước… Những vấn đề tiêu cực của môi trường có tác động rất xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân, năng suất lao động sản xuất và ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam chúng ta Nguyên nhân lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đó chính là con người Chúng ta trong hàng trăm năm nay đã tàn phá môi trường, huỷ hoại những gì đẹp nhất mà tạo hoá ban cho Dù cho môi trường vẫn còn những giá trị nâng niu sự sống của ta nhưng những giá trị đó đang càng ngày cạn kiệt đi Ở Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào, để giải quyết vấn đề nan giải này, công tác, hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường phải được triển khai một cách hiệu quả, ưu việt và triệt để nhất Hiểu được tầm quan trọng của môi trường, Việt Nam ta đã ra tay hành động, đưa ra nhiều giải pháp mang tính chất bảo vệ và gìn giữ môi trường Chính vì lý do đó, em chọn đề tài “các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Chính phủ: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam.” làm đề tài tiểu luận.

2 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra, làm rõ các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam và tuyên truyền cho người dân về các hoạt động đó.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm kiếm thông tin về các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam và các Chính phủ khác trên thế giới.

2

Trang 3

5 Phạm vi và thời gian

Phạm vi: Trên sách báo, internet, các ấn phẩm và phương tiện truyền thông đại chúng…

Thời gian: Không giới hạn.

6 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu qua internet, sách báo…; sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh.

7 Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về môi trường và cái nhìn toàn cảnh về môi trường Việt Nam hiện nay.

Chương 2: Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bảo vệ môi trường.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁI NHÌN TOÀN CẢNH VỀ MÔI

TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY

I.Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về môi trường1 Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường

“Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành”.

3

Trang 4

Đối tượng quản lý môi trường là quản lý một hệ thống bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Quản lý môi trường – chính là quản lý các hành vi của các cá nhân, tập thể con người trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt,… là điều tiết các lợi ích sao cho hài hoà trên nguyên tắc ưu tiên lợi ích của quốc gia và toàn xã hội.

Quản lý môi trường có nhiều hình thức khác nhau như: quản lý nhà nước về môi trường; quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm; quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng; quản lý môi trường có tính tự nguyện… Trong đó, quản lý nhà nước về môi trường đóng vai trò quyết định Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể gây lãng phí hoặc dễ xảy ra tranh chấp do lượng tài nguyên thiên nhiên có hạn và nhiều loại tài nguyên rất khan hiếm nên cần phải có Nhà nước đứng ra tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường Bên cạnh đó việc bảo vệ môi trường không chỉ đòi hỏi phải có sự thống nhất trong phạm vi quốc gia mà còn phải có sự thống nhất trong phạm vi khu vực hoặc toàn cầu nên Nhà nước cần phải là đầu mối trong việc phối hợp các chương trình hành động vì môi trường Cùng với đó Nhà nước cần phải điều chỉnh, quản lý các ngoại ứng hoặc phải đảm nhiệm sản xuất, cung ứng hàng hoá công cộng, tức là cũng phải điều chỉnh và quản lý loại hàng hoá công cộng đảm bảo đúng giá trị của sản phẩm tránh trường hợp các sản phẩm công cộng không phản ánh đúng giá trị xã hội của nó Đồng thời, Nhà nước là chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên và môi trường nên việc quản lý về tài nguyên thiên nhiên và môi trường thuộc trách nhiệm của nhà nước Chính vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước về môi trường được xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách 4

Trang 5

kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.

Quản lý nhà nước về môi trường có 5 chức năng chính là (1) Luật định chính sách và chiến lược Bảo vệ môi trường Đây là chức năng quan trọng nhất trong năm chức năng; (2) Tổ chức, hình thành các nhóm chuyên môn hoá, các phần tử cấu thành hệ thống môi trường để định hướng cho các mục tiêu đã đề ra; (3) Điều khiển, phối hợp hoạt động giữa các nhóm, các phần tử trong hệ thống môi trường; (4) Kiểm tra, phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống môi trường; (5) Điều chỉnh, sữa chữa các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động phát triển, tận dụng cơ hội để thúc đẩy, bảo đảm cho hệ thống môi trường hoạt động phát triển bình thường.

Quản lý môi trường cũng là một nội dung quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước

2 Vai trò của nhà nước trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngtrong nền kinh tế môi trường

Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ môi trường như những hàng hoá công cộng cần thiết Phần lớn các dịch vụ môi trường khó có thể được cung cấp bởi các tổ chức tư nhân hay cá nhân, do chúng đều có tính không độc chiếm và không cạnh tranh Vì vậy, có rất nhiều người ăn theo các dịch vụ này và họ không sẵn sàng chi trả/trả quá thấp cho những dịch vụ mà họ được hưởng Khi ấy, các khoản thu sẽ không thể đủ bù chi cho dịch vụ và các cá nhân, tổ chức tư nhân không có động lực cung cấp các dịch vụ này Chính ở đây, vai trò của Nhà nước trở nên hết sức quan trọng, không thể thiếu được trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường, nhằm đảm bảo môi trường sống có chất lượng cho mọi người dân.

5

Trang 6

Nhà nước có thể vận dụng các công cụ khác nhau nhằm thực hiện công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau Theo chức năng, các công cụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể phân loại thành: (i) công cụ điều chỉnh vĩ mô; (ii) công cụ hành động; và (iii) công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp, tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt, v.v và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường

Nhà nước có thể quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách gián tiếp hơn thông qua việc định rõ các quyền đối với tài sản Khi ấy, theo định lý Coase, hiệu quả xã hội sẽ ở mức cao nhất nếu chi phí giao dịch không đáng kể và số bên tham gia phân ly.

3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về môi trường

Thực hiện quản lý nhà nước về môi trường phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau:

Bảo đảm tính hệ thống Bảo đảm tính tổng hợp Bảo đảm tập trung dân chủ.

Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Kết hợp hài hoà các lợi ích.

Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

4 Công cụ quản lý nhà nước về môi trường

Công cụ luật pháp và chính sách Công cụ kinh tế.

Công cụ kỹ thuật.

6

Trang 7

Công cụ giáo dụng và truyền thông môi trường.

II.Thực trạng và xu thế môi trường Việt Nam

Sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; trong đó kinh tế tăng trưởng liên tục, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả, Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa Những vấn đề môi trường cấp bách này đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước.

Ô nhiễm nước mặt các lưu vực sông, đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu Nhiều nguồn nước mặt đã hết khả năng tiếp nhận chất thải, trong khi hàng ngày đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải Nhiều dòng sông không còn khả năng tự làm sạch và bị biến thành nơi dẫn, tiêu thoát và chứa nước thải.

7

Trang 8

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang trở thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư đã suy giảm nghiêm trọng Tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, khi gia tăng các nguồn phát thải vào không khí kết hợp với các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù đã làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn Ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm Trong khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân Ô nhiễm trên biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét nhận chìm vật liệu nạo vét Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ

Đến nay, Việt Nam còn nhiều khu vực ô nhiễm tồn lưu, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để, nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chưa được di dời Tình trạng suy giảm nghiêm trọng sức khoẻ và sức sản xuất của đất nông nghiệp do 8

Trang 9

xói mòn, rửa trôi ở các khu vực đồi núi; ô nhiễm môi trường đất và thoái hoá đất do dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón hoá học và các loại chất thải tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục ra tăng về tần suất, quy mô và mức độ ảnh hưởng Công tác quản lý, khai thác và ô nhiễm môi trường nước của hệ thống sông xuyên biên giới diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát.

Các sự số ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và rất nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, sức khỏe của người dân, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và là bài học đắt giá cho Đất nước ta về việc phát triển kinh tế thiếu bền vững, thiếu quan tâm đầu tư thỏa đáng cho công tác cải thiện và bảo vệ môi trường.

Số lượng các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa đã gia tăng Các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh; nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.

Thực trạng và xu hướng diễn biến môi trường sinh thái của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, môi trường Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong những năm tiếp theo nếu chúng ta không có những giải pháp khắc phục kịp thời.

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

9

Trang 10

1 Công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các quốc gia châu Áa Nhật Bản

Trong suốt hơn 40 năm sau khi thành lập Cơ quan Môi trường Nhật Bản năm 1971, tình hình môi trường ở cấp quốc gia đã trải qua những thay đổi đáng kể Nhật Bản đã đạt được những thành tựu trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao Tuy nhiên, ô nhiễm không khí do ôxit nitơ ở các khu đô thị lớn và ô nhiễm nguồn nước do nước thải và xử lý chất thải vẫn tiếp tục gây ra những vấn đề lớn Bên cạnh đó, các dự án phát triển đa dạng, chẳng hạn như xây dựng các khu nghỉ dưỡng đã tạo ra nhiều mối đe dọa cho môi trường tự nhiên Thêm vào đó, quốc gia này đang phải đối mặt với những mối lo ngại mang tính toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn, mất rừng, mất cân bằng đa dạng sinh học, mưa axit và các chất thải nguy hiểm.

Tại Nhật Bản, Luật Môi trường đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản và phương hướng xây dựng chính sách môi trường Luật Môi trường của Nhật Bản được ban hành vào năm 1993, tháng 12/1994, một kế hoạch hành động có tên gọi Kế hoạch Môi trường cơ bản đã được thông qua Kế hoạch này đã làm rõ một cách có hệ thống các biện pháp do chính quyền Trung ương và địa phương thực hiện cũng như một loạt các kế hoạch hành động để gắn các công dân, doanh nghiệp và tổ chức tư nhân với trách nhiệm bảo vệ môi trường vào đầu thế kỷ XXI Kế hoạch này cũng xác định vai trò của các bên liên quan, cách thức và phương tiện để theo đuổi các chính sách môi trường có hiệu quả Bên cạnh đó, Cơ quan Môi trường Nhật Bản cũng triển khai các biện pháp hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững.

10

Trang 11

b Singapore

Singapore được biết đến là quốc đảo sạch và xanh nhất thế giới, nơi mà Chính phủ và người dân luôn nỗ lực vì sự bền vững của môi trường song song với phát triển kinh tế Chính phủ Singapore đã xác định công nghệ môi trường và năng lượng sạch là các lĩnh vực chiến lược mà Singapore có lợi thế cạnh tranh Chính phủ đã khởi xướng một số chương trình tài trợ liên quan đến hiệu suất sử dụng năng lượng, năng lượng sạch, các công trình xanh, công nghệ môi trường, vận tải xanh, giảm thiểu chất thải và các sáng kiến môi trường.

Những nỗ lực xanh của Singapore được khởi xướng từ cuối những năm 1960 khi đất nước trải qua giai đoạn công nghiệp hóa nhanh chóng Một trong những sáng kiến đầu tiên về Thành phố Vườn hay tầm nhìn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu vào năm 1967 đó là biến Singapore thành một thành phố với cây xanh dồi dào, tươi tốt và môi trường sạch Chính phủ Singapore cũng ra Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng năm 1969 Đảo quốc này đã gặt hái được những thành quả mà cả thế giới phải ngưỡng mộ đó là xây dựng một Thành phố Vườn nổi tiếng vào cuối những năm 1980.

Ngày nay, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều lo ngại về các vấn đề môi trường như sự nóng lên toàn cầu, Chính phủ Singapore đã xây dựng Kế hoạch Xanh Được ban hành vào năm 1992, đây là kế hoạch chính thức đầu tiên để cân bằng môi trường và sự phát triển kinh tế Đến năm 2002, bản kế hoạch mới được ban hành với tên gọi SGP 2012, mong muốn tiến xa hơn trong việc bảo tồn môi trường bền vững Bản kế hoạch này bao gồm các chiến lược và chương trình Singapore áp dụng để duy trì một môi trường sống chất lượng trong khi theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế Nó cũng bao gồm một danh mục các mục tiêu về môi trường cụ thể cần đáp ứng Một ủy ban điều phối và sáu ủy ban hành động có trách nhiệm giám sát việc xây dựng và 11

Trang 12

thực hiện các chương trình nằm trong Kế hoạch Xanh để đảm bảo việc đạt được các mục tiêu đã được quy định Năm 2006, Bộ Môi trường Singapore đã cập nhật phiên bản Kế hoạch Xanh mới.

c Hàn Quốc

Trong 5 năm qua, Chính phủ Hàn Quốc đã có những nỗ lực lớn trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch Điển hình như, vào năm 2010, Chính quyền thành phố Seoul đã đầu tư 8,2 tỷ USD xây dựng một trang trại năng lượng gió có công suất 2.500MW Trong năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua một kế hoạch cung cấp 1,5 triệu việc làm mới trong ngành sản xuất năng lượng sạch và cung cấp 18% lượng năng lượng sạch toàn cầu ra thị trường tính đến năm 2030.

d Trung Quốc

Các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua những sửa đổi trong Luật Bảo vệ Môi trường của đất nước này trong vòng 25 năm Theo đó, các nhà quản lý môi trường có quyền lực lớn hơn và các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các cá nhân hay tổ chức gây ô nhiễm môi trường Kể từ khi Luật Bảo vệ Môi trường của Trung Quốc được thông qua vào năm 1989, quốc gia này đã từng bước khẳng định vị thế kinh tế hàng đầu thế giới Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh đã dẫn đến hệ lụy là môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, không khí dày đặc khói bụi, các con sông bị ô nhiễm nặng nề…

Nhà sản xuất kim loại cơ bản lớn nhất thế giới này đã đưa ra các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực sản xuất kim loại từ năm 2015 Đối với những khu vực khai thác mỏ xung quanh Bắc Kinh như Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông dự kiến sẽ phải giảm 30% công suất luyện nhôm trong thời gian từ tháng 10 - tháng 3 hàng năm trong một nỗ lực để giảm lượng khói bụi.

Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đưa ra kế hoạch hành động để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí Trong đó, các công ty 12

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN