Luận văn thạc sĩ luật học: Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn

92 0 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI DOANH NGHIỆP VA CÁC GIẢI PHAP NHAM THUC HIEN CO HIEU QUA PHAP LUAT VE QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DOANH NGHIEP O TINH LANG SON

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHAP NHAM THUC HIEN CÓ HIỆU QUA PHAP LUAT VE QUAN LÝ NHA NUOC DOI VOI DOANH NGHIEP O TINH LANG SON

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Chuyên ngành : Luật Kinh tế Hệ : Ứng dụng Mã số : CH 23 UD 075

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Dũng

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tÔI.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc ro ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

Tác gia luận văn

Lương Thị Hà Phương

Trang 4

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa NXB Nhà xuất bản

GTGT Gia tri gia tăng

QLNN Quan ly nha nước

SXKD San xuat kinh doanh UBND Uy ban nhan dan

Trang 5

Bang 2.2: Doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các HĂM Bang 2.3: Doanh nghiệp thành lập mới trung bình qua các giai doan

Trang 6

LOT NÓI DAU << s£©©+sE+9eEE+4EEAEEA407791729102410041008i0tp 1 Chuong 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE QUAN LY NHA NUOC DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP c.cssescssssssescessssesssssssessssesssssssessssecesseees 6 1.1 Khái niệm quan lý nhà nước đối với các doanh nghiệp - 6 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh HĐhỆD ccẶSScck+sseirxesserss 6

1.1.2 Khải niệm quản lý nhà nur c c3 *vEEE+eeeeeeeeeeeres 9 1.1.3 Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp - -ccccc5s¿ 10 1.2 Vai trò và nội dung của quản lý nhà nước đới với các doanh nghiệp ở Việt

1.2.1 Vai trò của quản lý nhà nước đổi với các doanh nghiệp ở Việt Nam 11 1.2.2 Nội dung của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam 14 1.3 Nội dung của pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở \4[vÐ\ | )MHIÄÄẲÄỶÄỶỒỶỒỶẶỶẦỶỒẦdO 20 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI CAC DOANH NGHIỆP Ở VIET NAM VÀ THUC TIEN THI HANH TẠI TINH LANG SƠN - 5< 5° scscssessesevsersrssessesscse 22 2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp 22 2.1.1 Các quy định về quản lý nhà nước của Chính phủ đối với các

2/12/1/8/13/7125- PB 7078586AAẺee 22 2.1.2 Các quy định về quản lý nhà nước của các bộ đối với các doanh nghiệp 23 2.1.3 Các quy định về quản ly nhà nước của UBND cấp tỉnh đổi với các 212/1/8/13/1125PEEEREERRERE.a 25

2.2 Thực trạng thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở tinh Lạng SOM - - + 3+ +33 +2 EEEEEErrrkrrekrrrkrrrkrrererrke 28

Trang 7

2.2.2 Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về quản lý nhà nước của UBND tinh Lạng Sơn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 3l Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VA THUC THI CÓ HIEU QUÁ PHAP LUẬT VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TINH LANG SƠN 51 3.1 Các phương hướng nham hoàn thiện pháp luật về quan lý nhà nước đối với ©:l0909)0108113401110200n 51 3.1.1 Quan lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải luôn gắn với việc hỗ tro và tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiỆD 55s s+s+++sss++ss2 51 3.1.2 Quản lý nhà nước đổi với hoạt động của doanh nghiệp phải dam bảo dung quy định của pháp luật; mọi hoạt động quản lý nhà nước déu phải được thực hiện trên cơ sở pháp THẬP .- s5 s << +2 52 3.1.3 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải dam bảo cho các doanh nghiệp phát triển một cách hài hòa về quy mô, phân bố hop lý các đơn vị Kin 06 cocceccccccscscscscsessssvsvsvscscscscsesesssssesessvsvacscsssesesesssesvsvacavacseseaeees 53 3.1.4 Phát triển doanh nghiệp phải gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội, các tổ chức đại điện cho người lao động a3 3.1.5 Quan lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp phải tập trung vào công tác “hậu kiểm ” đối với doanh nghiệp 56 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với các

lI0011805130119 1257 57

3.2.1 Hoàn thiện hệ thong pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho sự phát triển của doanh nghiệp 57 3.2.2 Day mạnh cải cách thủ tục hành chỉnh đối với hoạt động kinh

oanh cura Aoanh NGHIEP RE nh ca 59

Trang 8

3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp 65 3.2.7 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, kinh AOANN, vecccccccccsccscscscssvscscsssesecscsessvscscsesssvscssssvacssseevacssseecacsesees 66 3.3 Các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Lang SƠn ¿- + 55+ S+++t*£+E+t£ezeeeeeereeeses 67

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5 5° s52 csessese 73

Trang 9

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Doanh nghiệp có vi trí đặc biệt quan trong trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Doanh nghiệp phát triển góp phần tạo việc làm và thu nhập ồn định, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần đảm bảo trật tự và an sinh xã hội Có thé nói doanh nghiệp có vai trò không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định sự ôn định và lành mạnh hoá các van dé xã hội Vì vay, việc tao diéu kién va thuc day doanh nghiép phat trién 1a nhiém vu cua ca hé thong chinh tri, trong đó quan trọng nhất là Nha nước.

Nhà nước có vai trò tạo tiền đề, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển Đồng thời, Nhà nước định hướng cho doanh nghiệp phát triển theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra Tất cả những nhiệm vụ đó được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước Trên cơ sở pháp luật, Nhà nước phải đảm bảo việc thực hiện pháp luật của tất cả các doanh nghiệp trong xã hội Đó chính là hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong

kính doanh Nhà nước ta, bên cạnh việc ban hành pháp luật, còn phải thường xuyên tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, kinh doanh trong “hành lang” của pháp luật.

Dé đảm bảo cho doanh nghiệp thực thi pháp luật một cách day đủ,

nghiêm túc, Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên

ngành thâm quyền quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực cụ thể, trong đó bao gồm cả quan lý doanh nghiệp theo lĩnh vực phụ trách Sau khi thành lập, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề mà

Trang 10

của cơ quan nhà nước có thâm quyên trong lĩnh vực đó.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một nội dung không mới do đây là hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước ở Lạng Sơn Nhưng cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu nào của khoa học pháp lý nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc về cả lý luận và thực tiễn vấn đề này Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn vấn dé: “Thực trạng pháp luật về quan lý nhà nước doi với doanh nghiệp và các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

1 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, thực sự chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về đề tài này, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan phần nào đến đề tài này đã được công bó, cụ thể như:

- Các tư liệu, tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “7, ang cường moi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh” của Bộ Kế hoạch va Dau tư; Các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý và môi trường kinh doanh thúc day phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam của Bộ Kế hoạch va Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

- Các công trình nghiên cứu học thuật của một số tác giả như: Gidi pháp hoàn thiện QLNN đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam của Nguyễn Thanh Thủy ; Hoan thiện quản lý nhà nước doi với doanh nghiệp có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Da Nang của Hồ Thị Lan Huong; Nha nước tao lập môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam của Hoàng Việt Cường:

Trang 11

đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung mà chỉ mới đề cập đến van dé QLNN va van dé phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế tu nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), phát triển doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, có thể khăng định rằng cho đến nay, đây là một trong những công trình đi sâu nghiên cứu đến vấn đề QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Do đó, việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp trên địa ban tinh Lang Sơn là rất cần thiết Dé thực hiện đề tài, tác giả đã kế thừa và

tham khảo có chon lọc những ý tưởng của các tác gia đã có công trình được công bố có liên quan nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp trên dia bàn tỉnh Lang Sơn.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Đối trợng nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về QLNN đối với các doanh nghiệp nói chung va lay vi dụ minh hoa bằng các quy định về QLNN đối với các doanh nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

3.2 Pham vi nghiên cứu của luận văn

Do có nhiều cơ quan nhà nước là chủ thể quản lý doanh nghiệp, số lượng các văn bản pháp luật quy định về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là rất lớn, dung lượng luận văn lại có hạn, nên tác giả luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật thé hiện sự QLNN đối với các doanh nghiệp từ năm 1986 (là thời điểm Việt Nam tiến hành xây dựng nên kinh tế nhiều thành phân, hoạt động theo cơ chế thị trường với định hướng XHCN) đến nay cũng như lấy các ví dụ thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay.

Trang 12

doanh nghiệp và những ví dụ cụ thể trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi có hiệu quả pháp luật về QLNN đối với các doanh nghiệp (nói chung) và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (nói riêng).

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã định, tác giả luận văn đề ra và thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

1) Lam sáng tỏ những van đề lý luận về QLNN đối với các doanh nghiệp, như: Khái niệm quan lý nhà nước đối với các doanh nghiệp; Hệ thống văn ban pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; Nội dung của QLNN đối với doanh nghiệp; Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về QLNN đối với các doanh nghiệp; Về quản lý nhà nước của Chính phủ đối với các doanh nghiệp; Về quản lý nhà nước của các bộ đối với các doanh nghiệp; Về quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp; Về quản lý nhà nước của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp.

2) Trình bày thực trạng thi hành pháp luật (ưu điểm, thành công, nhược điểm, bat cập, vướng mắc ) về quản ly nhà nước đối với doanh nghiệp ở tinh Lạng Sơn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để

thực hiện luận văn.

Dé nghiên cứu dé tài đã chọn, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật; kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể, thích hợp

Trang 13

nội dung trong luận văn, tác giả sẽ chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Các kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, cụ thé là:

- Góp phan tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lý luận, tam quan trọng, vai trò, tác dụng của QLNN đối với các doanh nghiệp;

- Trình bày được thực trạng của pháp luật ở Việt Nam về QLNN đối với

các doanh nghiệp từ năm 1986 cho tới nay.

- Khái quát được thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với doanh nghiệp từ năm 1986 cho tới nay.

- Nêu ra được các giải pháp phù hợp, có tính kha thi nhăm hoan thiện pháp luật về QLNN đối với các doanh nghiệp; nâng cao nhận thức về tam quan trọng, vai trò, tac dung của QLNN đối với các doanh nghiệp và thực thi có hiệu quả pháp luật về QLNN đối với doanh nghiệp (nói chung) và trên địa bản tỉnh Lạng Sơn (nói riêng).

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương, cụ thể là:

Chương 1 Những vấn dé lý luận pháp lý về quan lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Chương 2 Thực trạng pháp luật quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi có hiệu quả pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn.

Trang 14

1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khai niệm doanh nghiệp

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước Việt Nam là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tỉnh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Với chính sách kinh tế của Nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp như vậy, có nhiều chủ thê tham gia thực hiện các hoại động sản xuất, kinh doanh trong nên kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng nhất và là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật kinh tế là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Các doanh nghiệp ở Việt Nam có địa điểm kinh doanh chính và có thé mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước dé thực hiện các hoạt động theo đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà đầu tư nước ngoài được tiễn hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với nhiều loại

hình doanh nghiệp hoặc mở chỉ nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam Trong

một số lĩnh vực thương mại, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện các hoạt

động kinh doanh trong trường hợp không có sự hiện diện tại Việt Nam.

Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, các hình thức tô chức doanh nghiệp cũng ngày càng đa dang

và các loại hình sở hữu của doanh nghiệp cũng ngày càng phong phú hơn Do đó, nêu đứng trên các quan điểm khác nhau, chúng ta có thé có các định nghĩa doanh nghiệp khác nhau.

Trang 15

trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục dich kinh doanh ”.ˆ

Nếu đứng trên quan điểm tô chức có thé định nghĩa: Doanh nghiệp là một tông thé các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm thực hiện mục đích đề ra.

Nếu đứng trên quan điểm chức năng có thể định nghĩa: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời.

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm toàn diện hơn về doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh được tô chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó dé tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của Nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Là một chủ thể kinh doanh độc lập, được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thê với tên gọi khác nhau, doanh nghiệp có những đặc trưng pháp lý trong việc thành lập và hoạt động, nó phải thỏa mãn những điều kiện

do pháp luật quy định.

1.1.1.2 Các đặc điểm của doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng Tên riêng của doanh nghiệp là một yếu tố có tính hình thức nhưng là dau hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thê độc lập của doanh nghiệp trên thương trường Tên doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp và cũng là cơ sở dé phân biệt

chủ thê trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng.

7 Luật doanh nghiệp (2014);

Trang 16

sản và để thu lợi về tài sản Bởi vậy, điều kiện tiên quyết và cũng là nét đặc

trưng lớn của doanh nghiệp là phải có một mức độ tài sản nhất định Tài sản là điều kiện hoạt động và cũng là mục đích hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch 6n định (tru sở chính) Bat cứ nhà dau tư nao thành lập chủ thé kinh doanh với tư cách doanh nghiệp, dù là Việt Nam hay nước ngoài, đều phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thô Việt Nam Trụ sở chính tại Việt Nam cũng là căn cứ chủ yêu để xác định quốc tịch Việt Nam của doanh nghiệp Các doanh

nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam, được đăng ký thành lập và hoạt độngtheo pháp luật Việt Nam là các pháp nhân Việt Nam.

Thư tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định cua pháp luật Mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh ở bat cứ lĩnh vực nào, với quy mô nào, cũng đều phải được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp một văn bản có giá trị pháp lý là “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, thường gọi tắt là đăng ký kinh doanh Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Doanh nghiệp (2014) được ghi trên cơ sở những thông tin trong hỗ sơ đăng ký doanh nghiệp do người

thành lập doanh nghiệp khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Như vậy, đăng ký kinh doanh là cơ sở cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp đồng thời cũng là cơ sở cho việc thực hiện sự kiểm soát, QLNN đối với doanh nghiệp.

Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp và chu yếu thực hiện các hoạt động kinh doanh Nói một cách khác, doanh nghiệp luôn luôn là

một tô chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động nhăm các mục tiêu xã hội khác, không phải vì mục đích lợi nhuận, như các hoạt động từ thiện tự nguyện; nhưng đó là sự kết hợp và không phải là mục tiêu bản chất của doanh nghiệp.

Trang 17

lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyên lực chính trị trong xã hội - có tính chất cưỡng chế don phương đối với xã hội QLNN được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.

Trong quá trình quản lý, nhà quản lý bằng các quyết định quản lý của

mình, tác động lên một hay một nhóm đối tượng nhất định dé buộc đối tượng

đó thực hiện những hành động theo ý chí của nhà quản lý Quản lý nhà nước

là hoạt động tô chức, điều hành của bộ máy nhà nước, là sự tác động, tô chức của quyên lực nhà nước trên phương diện lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước hiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Quan hệ giữa các cơ quan thực thi ba nhánh quyền lực nhà nước này, trước hết là quan hệ giữa cơ quan thực thi quyền lập pháp và cơ quan thực thi quyền hành pháp, xác định cách thức tổ chức bộ máy QLNN và tạo nên sự khác biệt trong cách thức tô chức bộ máy nhà nước ở các nước khác nhau Ở nước ta, quyên lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quản lý nhà nước mang các đặc điểm như sau:

- Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

- Quản ly nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ hé có quyền hành pháp

- Quản lý nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và điều hành.

Trang 18

- Quản lý nhà nước là phục vụ lợi ích công và lợi ích toàn xã hội, khôngvì lợi nhuận.

- Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta không có sự tách biệt tuyệt đối

giữa người quản lý và người bị quản lý.

1.1.3 Quản lý nhà nước doi với các doanh nghiệp

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp là những cách thức, biện pháp mà các cơ quan nhà nước có thâm quyền tác động lên quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhăm bảo đảm quản lý theo đúng mục tiêu, định hướng mà Nhà nước đặt ra và mong muốn đạt tới Đó là làm cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước hoạch định, việc quản lý được thực hiện thông qua các quan hệ pháp lý và được thể chế hoá bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật đối với các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp QLNN là sản phẩm mang tính chủ quan, nên yêu cầu phải phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thực tiễn QLNN đối với doanh nghiệp thường bao gồm các đặc điểm cơ bản sau:

Mot là, đôi tượng quản lý là doanh nghiệp mang tính chất đặc thù; việc quản lý của các cơ quan nhà nước thường mang tính gián tiếp, và chủ yếu là việc kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động theo đúng mục tiêu, định hướng đã định.

Hai là, chủ thể QLNN đối với doanh nghiệp bao gồm các cơ quan nhà nước Ở đây, do đặc thù là quản lý các doanh nghiệp, nên trong bộ máy nhà nước không tách biệt một cơ quan độc lập để quản lý đối tượng này mà gồm nhiều cơ quan chức năng cùng tham gia (Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, các sở, ban ngành); đứng đầu các cơ quan quản lý là UBND tỉnh, đưới là các sở, ngành trực thuộc và Ủy ban nhân dân các huyện Để quản lý doanh nghiệp, các cơ quan này phải phối hợp với nhau giúp UBND tỉnh quản lý doanh

nghiệp trên địa bàn.

Trang 19

Quản ly nhà nước đối với doanh nghiệp do đội ngũ công chức thực hiện

thông qua các phương thức và công cụ quản lý, nên trình độ, năng lực và đạo

đức của công chức là yếu tố quyết định trong việc QLNN đối với doanh nghiệp Ba là, cơ ché tác động của các cơ quan QLNN tới doanh nghiệp phải dam bảo các tiêu chí như tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện, phát huy những ưu thế của doanh nghiệp và hạn chế tối đa những khuyết tật của doanh nghiệp Việc tác động của QLNN đến các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên một hệ thống các công cụ, trong đó bao gồm: hệ thống pháp luật đồng bộ; hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo cơ cấu ngành, theo vùng và địa bàn, thời gian và không gian với yêu cầu hoạch định một cách khoa học; có bước đi và lộ trình cụ thé, rõ ràng Đặc biệt, việc tác động của QLNN đối với doanh nghiệp nhăm hướng tới mục tiêu chung đảm bảo phát triển 6n định của các doanh nghiệp đồng thời gắn việc thúc day phát triển các doanh nghiệp với ồn định chính trị xã hội và cân đối phát triển vùng, ngành theo mục tiêu chung.

1.2 Vai trò và nội dung của quản lý nhà nước đới với các doanhnghiệp ở Việt Nam.

1.2.1 Vai trò của quản ly nhà nước doi với các doanh nghiệp ở Việt Nam Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam có vai

trò như sau:

-Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, hạn chế những rủi ro, thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội và cho chính các doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra giữa các thương nhân với nhau, mà nó còn có mối liên hệ mật thiết giữa các doanh nhân với người dân trong xã hội Đó là các quan hệ ký kết hợp đồng kinh tế, các quan hệ mua bán

phục vụ kinh doanh hoặc quan hệ mua bán phục vụ cho cuộc sông của con

Trang 20

người Vi vay, hoạt động quản lý cua Nha nước chính là hướng tới việc bao

vệ các doanh nhân và người dân trong xã hội, và cuối cùng chính là bảo vệ xã hội trong vòng trật tự cần thiết vốn có của nó.

Đề đảm bảo quyền và và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật, như Bộ luật Dân sự; Luật

Thương mại; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Lao động; Luật Doanh nghiệp; Luật

Đầu tư; Luật An toàn, Vệ sinh lao động:

- Hạn chế hoạt động động tự phái, cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh về bản chất là hoạt động tự phát xuất phát từ

chính nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu chính đáng của chính các doanh nhân Vi vậy, nó rất dé xảy ra những bùng phát nhất thời có thể kéo theo những hệ lụy đáng tiếc ảnh hướng tới xã hội với phạm vi rộng lớn Hơn nữa, đặc điểm tự nhiên vốn có của kinh doanh chính là sự cạnh tranh giữa các doanh nhân và doanh nghiệp Vì vậy, dé đảm bảo hoạt động kinh

doanh lành mạnh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh một cách lành mạnh, Nhà nước ban hành pháp luật cạnh tranh và bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh nhăm kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh; quy định những

hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm; trình tự, thủ tục giải quyết vụ

việc cạnh tranh; biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khô pháp luật Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp,

của người tiêu dùng và phải tuân theo pháp luật.

- Đảm bao hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng kế hoạch nhà nước Đảng và Nhà nước ta đã xác định đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong nền kinh tế thị trường, các tô chức, cá

Trang 21

nhân được tự do kinh doanh và kinh doanh đúng pháp luật Nếu như trước đây, Nhà nước ta can thiệp trực tiếp vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội, thi nay phương thức điều tiết đã có những thay đổi căn bản Nhà nước thực hiện chức năng QLNN thông qua các hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ điều tiết như thuế và thu chi ngân sách, tỷ giá hối đoái, để điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ôn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.

Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước trở nên một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi dé thị trường tư nhân có thé phát huy hết hiệu quả hoạt động của minh.

- Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật

Dé đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật, các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết pháp luật, trước hết là Luật Doanh nghiệp và nhiều quy định pháp luật khác, đặc biệt là các văn bản pháp luật chuyên

ngành Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tôn trọng pháp luật, có ý thức nghiêmtúc tuân thủ pháp luật, trên cơ sở đó doanh nghiệp mới đảm bảo thực hiện trọn

vẹn quyên và nghĩa vụ của mình trong kinh doanh, phát huy được vai trò của doanh nghiệp trong nên kinh tế quốc dân.

Nhà nước, với nhiệm vụ và quyền năng của minh, đề ra pháp luật, tuyên truyền, phố biến pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật thông qua các biện pháp cưỡng chế thi hành Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có những quyền được pháp luật xác định và bảo hộ, đồng thời cũng phải thực hiện những nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với xã hội Đây là những quyền và nghĩa vụ pháp ly do pháp luật xác định và bao đảm thực hiện.

Trang 22

1.2.2 Nội dung của quản ly nhà nưóc doi với các doanh nghiệp ở Việt Nam - Triển khai thực hiện pháp luật, chính sách cia Trung wong tại địa

phương dam bảo môi trường pháp lý thuận lợi

Mot là, thực hiện chức năng QLNN về kinh tế trên địa bàn tỉnh, các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp tổ chức triển khai các hoạt động nhằm tuyên truyền, phố biến các luật và các nghị định, quyết định, chi thị, thông tư của các cơ quan trung ương đến các doanh nghiệp Các co quan QLNN đối với doanh nghiệp phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản

pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp; theo dõi, đôn đốc,

hướng dẫn việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các luật liên quan, đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhất quán tinh thần và nội dung của các luật này; tổng kết những dién hình và kinh nghiệm tốt; đồng thời, phát hiện những

việc làm không kip thời, những hành vi vi phạm, làm trái quy định của Luật

Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ

Việc thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp dé đưa pháp luật đến với doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của việc QLNN đối với doanh nghiệp Làm tốt điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các quy định của pháp luật để áp dụng, thực hiện trong doanh nghiệp mình Qua đó giúp doanh nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách, chủ trương của Nhà nước va bảo vệ chính doanh nghiệp minh trong thời kỳ hội nhập.

Hai là, hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp của Chính phủ và các cơ quan Trung ương Chính sách hỗ trợ là cơ sơ pháp lý của công tác hỗ trợ doanh nghiệp Hiện nay, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp của Chính phủ tập trung vào hai vấn đề đó là không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi dé cho các doanh nghiệp hoạt động và hình thành, phát triển Cơ chế hỗ trợ thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhắm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Trong

Trang 23

những năm gan đây, hệ thống luật pháp của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, trong đó, có nhiều chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp như: chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, thị trường, khoa học công nghệ

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, và nhiều văn bản pháp luật khác, chủ thể QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp gồm: Chính phủ; Các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác,

nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung QLNN địa phương đối với doanh nghiệp nói chung bao gồm một số nội dung sau:

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương: trong phạm vi nhiệm vụ,

quyên hạn được phân công có trách nhiệm:

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thấm quyên; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp va xử lý vi phạm

theo quy định của pháp luật;

Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp theo các

nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật

doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật vê thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các bộ, cơ quan ngang bộ: trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thâm quyền xử lý các vi phạm quy định về QLNN trong lĩnh vực này;

Trang 24

Tổ chức cơ quan đăng ky kinh doanh, quyết định biên chế co quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kinh doanh.

- Hỗ trợ đào tạo người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp

Một trong những khó khăn hạn chế của Doanh nghiệp chính là trình độ quản lý cua chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp do xuất phát điểm thấp và chưa có chính sách dao tạo cán bộ đúng dan, do vậy thiếu kiến thức và điều kiện dé áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, áp dụng tổ chức lao động khoa học vv Dé hỗ trợ Doanh nghiệp trên địa bàn, chính quyên cấp tỉnh cần có chính sách sao cho đảm bảo phương thức tô chức dao tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ QLNN về thương mại, dịch vụ và công nhân có tay nghề kỹ thuật cao trong hệ thống đào tạo của Bộ Công Thương, nhưng phải xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu và đòi hỏi của doanh nghiệp.

Tinh/thanh phố cần dé ra chính sách đào tạo và khuyến khích người tài, chuyên gia và người giỏi chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau Doanh nghiệp khi tiếp nhận người lao động được dao tao băng nguồn ngân sách phải có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí nhất định đối với Nhà nước Ngoài ra, cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản ly, chủ doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh doanh hiện dai.

+ Đối với hỗ trợ dao tao nâng cao trình độ cho lãnh đạo doanh nghiệp Đối với Doanh nghiệp có thé tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để đáp ứng yêu cầu mới về hội nhập và phát triển, nhằm hỗ trợ cho các Doanh nghiệp phát huy mọi khả năng và nguồn lực đây mạnh hoạt động SXKD,

nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Trang 25

Nội dung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân là những van đề về pháp luật trong kinh doanh, chiến lược kinh doanh, quan tri tài chính, quan tri nhân lực và quản tri maketing Cac nội dung trên cần được xây dựng cô đọng, thiết thực phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tế các doanh nghiệp Qua nội dung đào tạo sẽ giúp cho các đơn vị nâng cao được trình độ quản lý, năm bắt được các quy định của pháp luật trong lĩnh vực SXKD, nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tê

Ngoài ra, các cơ quan QLNN có thê hỗ trợ kinh phí để các lãnh đạo doanh nghiệp được tham quan, học tập kinh nghiệm và tiếp cận với thị trường

nước ngoai.

+ Đối với hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong Doanh nghiệp Lao động, là một nguồn lực rất quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy, chất lượng nguôn lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay, lao động trong các Doanh nghiệp cần được Nhà nước hỗ trợ đào tạo về kiến thức pháp luật và tác phong công nghiệp; hỗ trợ các dự án đào tạo nghề, phát triển nghề Nội dung hỗ trợ cơ bản là:

Hỗ trợ đào tạo nghé tiểu thủ công nghiệp, công nhân lành nghề, vừa đảm bảo duy trì và phát triển các làng nghề, vừa nâng cao năng lực cho lao động trong doanh nghiệp dé tạo cơ hội phát triển kinh doanh cho Doanh nghiệp.

Thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng dé án nâng cao năng lực cho hệ thống các trường dạy nghề trên địa bàn tinh theo hướng tăng cường xã hội hoá công tác dạy nghề Cải cách nội dung đào tạo sát với yêu cầu của doanh nghiệp và đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Trang 26

Hình thành những chương trình đào tạo cho lao động tại các doanh

nghiệp, mở thêm các khóa đào tạo ngắn hạn dé phục vụ yêu cầu đào tạo và

đào tạo lại nhân lực của Doanh nghiệp.

Thực hiện việc miễn thuế, hỗ trợ tài chính cho những lao động tự đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề trong doanh nghiệp.

- Kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đổi với doanh nghiệp Đối với Doanh nghiệp công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động của khu vực kinh tế này dé nhà nước có can thiệp hợp lý tới khu vực kinh tế này Công tác thanh kiểm tra thực chất là một hệ thống phản hồi và dự báo Phản hồi cho phép nha nước thấy rõ hiện trạng của khu vực kinh tế này để có sự điều chỉnh; lường trước được tương lai, mức độ phát triển của Doanh nghiệp để có can thiệp kịp thời nhằm tránh những hậu quả cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế này nói riêng Thanh kiểm tra của nhà nước được thông qua băng các hình thức chủ yếu như: giám sát, kiểm tra, thanh tra và kiểm toán nhà nước.

Trong nên kinh tế thi trường luôn mang tính hai mặt, mặt tích cực và mặt

tiêu cực Trong đó mặt tiêu cực có tác động chi phối không nhỏ tới một bộ

phận các nhà kinh doanh cũng như cán bộ làm công tác QLNN Do đó, Nha

nước phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, của các cá nhân và tô chức có liên quan dé phát hiện và xử lý

kip thời các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp như: buôn lậu, làm

hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp nhằm bảo đảm

cho kinh doanh lành mạnh, bảo đảm trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích chính

đáng của doanh nghiệp va phát triển đất nước Mục đích của công tác kiểm tra, kiểm soát là hướng dẫn Doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật, phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện pháp luật để Nhà nước kịp thời có

Trang 27

biện pháp uốn nắn, sửa chữa và ngăn chặn sai phạm của Doanh nghiệp Đồng thời, thông qua việc kiểm tra, kiểm soát còn tạo ra nguồn thông tin phản hồi từ doanh nghiệp dé các cơ quan QLNN có căn cứ đánh giá hiệu qua và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp bao gồm một số

nội dung chính sau:

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp của sự tồn tại doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp ra đời đều phải được đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ được cấp cho những doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việc kiểm tra nhằm loại trừ các doanh nghiệp không đăng ký hoặc không đủ điều kiện kinh doanh.

Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm nhắc nhở các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nội dung kiểm tra là các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, an toàn vệ sinh môi trường, chế độ kế toán, thống kê

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, ô nhiễm môi trường

Kiểm tra, kiểm soát khi có đơn thư tố cáo, khiếu nại hoặc phát hiện có những hoạt động bắt thường từ phía doanh nghiệp.

Phương thức, hình thức Kiểm tra: các cơ quan QLNN có chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp có thé tiến hành kiểm tra doanh nghiệp theo hai phương thức là một cơ quan độc lập tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp nhiều cơ quan cùng tham gia kiểm tra Hình thức tổ chức kiêm tra hoạt động Doanh nghiệp có thé thực hiện kiểm tra qua hình thức báo cáo tài chính, thống kê định kỳ đối với doanh nghiệp, kiểm tra qua thực hiện các thủ tục, qui định cần thiết đối với hoạt động doanh nghiệp, kiểm tra qua tô

chức các cuộc điêu tra chuyên môn

Trang 28

Kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên liên tục của các cơ quan QLNN, nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác

nghiệp, làm mat quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp không chi đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật mà nhăm tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ

trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

1.3 Nội dung của pháp luật về quản lý nhà nước doi với các doanh

nghiệp ở Việt Nam.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật Mọi hoạt động quản lý của Nhà nước đều phải căn cứ vào pháp luật và trên cơ sở pháp luật Trong QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp, Nhà nước ta ban hành các quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, cụ thê là:

Một là: ban hành các quy định pháp luật liên quan đến các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với DN như: việc các cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục, giấy tờ cho doanh nghiệp (như cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cấp các loại giấy phép như Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc lá, Giấy chứng nhận khai thác khoáng sản, ) hoặc việc Nhà nước ban hành các văn bản hành chính; các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Hai là: pháp luật quy định các ngưỡng trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh của DN Đó là những hành lang pháp lý mà doanh nghiệp không được

phép vi phạm, như: các quy định về điều kiện kinh doanh, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động hoặc các ngưỡng phát sinh trong quá trình hoạt động

kinh doanh khác, như các giao dịch kinh doanh (hợp đồng kinh tế, thỏa thuận kinh doanh ) với điều kiện là không được trái pháp luật.

Trang 29

Ba la: pháp luật quy định các ngưỡng trong quan tri nội bộ doanh nghiệp, như về cơ cau tổ chức và các hình thức, phương thức quản lý như thế

nào, sử dụng lao động ra sao, mối quan hệ giữa các cá nhân và các chức danh

trong doanh nghiệp như thế nào Các nội dung này thể hiện sự quản trị bên trong nội bộ doanh nghiệp.

Đối với ba nội dung trên, Nhà nước không thể quản lý một cách máy móc và can thiệp quá sâu nhằm dam bảo sự chủ động và tự do cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với những quy định liên quan đến “ngưỡng” của pháp luật Trong phạm vi ngưỡng của pháp luật, doanh nghiệp được tự do thỏa

thuận, tự do kinh doanh và tự quyết đối với mọi vấn đề nhằm đảm bảo hoạtđộng kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Trang 30

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ THUC TIEN THI HANH

TẠI TỈNH LẠNG SƠN

2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp 2.1.1 Các quy định về quan lý nhà nước của Chính phi doi với các doanh nghiệp

Pháp luật có quy định như sau: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp”.

Chính Phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong phạm vi cả nước

thông qua các bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn phụ trách về doanh nghiệp và những van đề liên quan đến phát triển doanh nghiệp.

Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về quản lý hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp Thực tiễn cho thấy, hệ thống khuôn khổ pháp luật về doanh nghiệp bao gồm các đạo luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định về quản lý hoạt động của doanh nghiệp không phải bao giờ cũng bao quát được hết các van đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp trong thực tế Việc giải quyết các van đề được thực hiện tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào từng tình huống cụ thê để áp dụng luật và các văn bản có liên quan Tuy nhiên, cũng có những tình huống năm ngoài phạm vi của các quy định pháp luật hoặc chưa được quy định trong luật Do vậy, việc thường xuyên bô sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật và

Trang 31

các quy định hướng dẫn về quản lý hoạt động của doanh nghiệp là yếu tổ quan trọng hàng đầu Nó đòi hỏi sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời phải theo kịp với xu thế chung của thế giới.

Các quy định pháp luật, nêu bao hàm được đủ các nội dung quản lý, vừa phù hợp với đặc điểm chung của các doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu định hướng phát triển của đất nước, vừa đảm bảo tính hội nhập quốc tẾ, sẽ có tác động tích cực, thúc day doanh nghiệp phát triển Ngược lại, nó sẽ triệt tiêu sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và dẫn đến hậu quả là sự quản lý tích cực cuả Nhà nước đối với doanh nghiệp không đạt được.

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp Việc tô chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Đề tổ chức tốt được bộ máy đó, trước hết phải phân công nhiệm vụ rõ ràng, khoa học và hợp lý, quy định trách nhiệm cụ thé của từng cấp, từng ngành và đặc biệt là trách nhiệm của từng người đứng đầu.

Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam quá lớn, quá cồng kénh và đang tỏ ra kém hiệu quả Rất nhiều cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhưng lại không có cơ quan giữ đầu mối cụ thể; quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan vừa thừa, vừa thiếu lại chồng chéo Vì vậy, việc tô chức một bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp một cách phù hợp và chuyên nghiệp đang trở nên cấp thiết.

2.1.2 Các quy định về quan lý nhà nước của các bộ đối với các doanh nghiệp Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

Trang 32

- Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp các điều kiện kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đổi các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công:

- Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thâm quyền quản lý nhà nước;

- Tuyên truyền, phô biến các văn bản pháp luật;

- Tổ chức quan lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghé kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi

trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;

- Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;

- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật Đội ngũ cán bộ, công chức là những người trực tiếp tham gia quản lý, trực tiếp tác động vào hoạt động của các doanh nghiệp Họ là những người đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, là những người triển khai phố biến, tuyên truyền, thực thi pháp luật Vì vậy, nêu những chính sách pháp luật được xây dựng và thực thi bởi những người có đạo đức, có tâm, có tầm và có tài, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội, từ quá trình rèn luyện đạo đức và năng lực chuyên môn thực tế, vì mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội thì những chính sách pháp luật đó mới đi vào thực tế phát huy giá trị vn có của nó Ngược lại, nếu những cơ chế, chính sách đó chỉ phục vụ cho một nhóm người hoặc vì quyền lợi cá nhân, cục bộ cho một hoặc một số cơ quan tổ chức nào đó, hoặc cả khi những chính sách pháp luật rất phù hợp và tiến bộ

Trang 33

nhưng bị vận dụng biến tướng bởi những cá nhân, tổ chức không vì mục tiêu chung của xã hội, thì sẽ gây những hậu quả xấu cho xã hội, thậm chí làm thụt lùi sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Xuất phát từ đặc điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc nâng cao đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; tăng cường và nâng cao ý thức, đạo đức

công vụ, chất lượng nhiệm vụ chuyên môn của người công chức là nhiệm vụ

hàng dau của mỗi tô chức cơ sở Đảng và tô chức chính quyên.

2.1.3 Các quy định về quản lý nhà nước của UBND cấp tinh doi với các doanh nghiệp.

Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thâm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, UBND cấp tỉnh không trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý mà

giao cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan

chuyên ngành khác đặt trụ sở tại tỉnh, thành phó.

UBND cấp tỉnh là cơ quan thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp trong

phạm vi địa phương thực hiện chức năng QLNN thông qua hoạt động chỉ đạo, điều hành, quy hoạch, kế hoạch và giao cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp huyện, thành phố trực thuộc thực hiện.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

- Chi đạo các co quan chuyên môn trực thuộc va Uy ban nhân dan

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thấm quyên; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý

vi phạm theo quy định của pháp luật;

Trang 34

- Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo các nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hànhvi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan;

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thâm quyên xử lý các vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong

[ĩnh vực nay;

- Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kinh doanh.

Căn cứ theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì UBND tỉnh Lạng Sơn có các cơ quan chuyên môn gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công-Thương, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tai, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hoa-Thé thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc Mỗi cơ quan có các chức năng và nhiệm vụ riêng, đây là các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên ngành của cơ quan chuyên môn cấp trên.

UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN thông qua các cơ quan chuyên môn của mình, trực tiếp là các cán bộ, công chức, viên chức Các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực trong đó bao gồm cả đề xuất ban hành văn bản pháp luật.

Trang 35

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy đều chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, như: kinh doanh vận tải, kho bãi, bến bãi chịu sự quản lý của Sở Giao thông Vận tải; kinh doanh xây dựng, sản xuất vật liệu xây

dựng chịu sự quản lý của Sở Xây dựng; kinh doanh thương mại, dịch vụ

khác sạn, nhà hàng, sản xuất công nghiệp chịu sự quản lý của Sở Công Thương: kinh doanh nông nghiệp hoặc dịch vụ nông nghiệp như sản xuất, mua bán phân bón, thuốc trừ sâu, lâm nghiệp chịu sự quản lý của Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh

vực kinh doanh của mình để theo đó tuân thủ các quy định của pháp luật

thuộc lĩnh vực mình kinh doanh Hiện nay, các doanh nghiệp ở Lạng Sơn đang vận động theo xu hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều văn bản pháp luật, và điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thật sự mạnh, 6n định và bền vững, có tiềm lực tài chính, có cơ cấu tô chức chặt chẽ, lao động có tay nghề phù hợp, quản lý doanh nghiệp năng động, nhạy bén để có thé đối mặt với những biến cô của thị trường Tuy nhiên đây lại là điểm hạn chế tương đối phổ biến ở doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là doanh nghiệp Lạng Sơn bởi hầu hết doanh nghiệp Lạng Sơn có qui mô nhỏ và vừa (hơn 90%), thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản trị, thiếu lao động có tay nghề phù hợp, cơ cau tô chức lỏng lẻo, hầu hết mang tính chat công ty gia đình Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý là

phải có những quy định pháp luật phù hợp, tạo động lực thúc đây doanh nghiệp phát triển, đồng thời có những cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ, đảm

bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Trang 36

2.2 Thực trạng thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với các

doanh nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn.

2.2.1 Các yếu tô ảnh hướng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

* Về điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn (còn gọi là xứ Lạng) là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông-Bắc của Việt Nam, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Băng, Thái Nguyên, Bắc Kạn Phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh Phía nam giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khâu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới Mặt khác, tỉnh có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh phía nam trong cả nước, với Trung Quốc va qua đó sang các nước vùng Trung A, châu Âu và các nước khác.”

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lang Sơn là 832.075,82 ha Dia hình

ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực

nước biển; nền nhiệt không quá cao, mùa đông tương đối dài va khá lạnh Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện va 1 thành phố trực thuộc tỉnh với 226 xã, phường, thị tran Dân số của tỉnh năm 2014 là 753.697 người, mật độ trung bình là 90,58 người/km2, (tuy nhiên tập trung nhiều ở thành phố Lang Sơn với tong số là 92.095 người với mật độ trung bình là 1.179,02 người/km2) Dân cư trên địa bàn tỉnh gồm các dân tộc chủ yêu như Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, San Chay, H’Méng ”°

Với những đặc điểm tự nhiên về vị trí địa lý trên, tỉnh Lạng Sơn có những ưu điểm cho việc phát triển kinh tế, thương mại xuấtkhâu, nhập khẩu va phát

'5 Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2014) Niên giám thong kê năm 2014, Nxb Thông kê, Hà Nội

Cục thông kê tinh Lạng Sơn (2014) Nién giám thong kê năm 2014, Nxb Thông kê, Hà Nội

Trang 37

triển nông- lâm nghiệp đặc thù Tuy nhiên, bên cạnh đó, những đặc điểm về địa hình, địa chất, văn hóa dân tộc chính là hạn chế lớn trong hoạt động quản lý

nhà nước đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. * Về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn

Từ năm 2012 đến nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bình quân hăng năm giai đoạn 2012 - 2016 ước đạt 9,35%,

trong đó ngành nông-lâm nghiệp tăng 3,42% ; công nghiệp - xây dung tăng9,78%, (trong đó công nghiệp tăng 8,56%, xây dựng tăng 12,41%); ngành dịch vụ tăng 10,82% (mục tiêu 10 - 11%) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 35,87 triệu đồng.”

Sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển khá toàn diện, đời sống của người dân từng bước cải thiện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung và giữ vững 6n định chính trị - xã hội Sản xuất

nông-lâm nghiệp có sự chuyển dịch kha rõ nét; năm 2016, giá tri sản xuất nông-nông-lâm

nghiệp đạt 6.738 tỷ đồng Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, từng bước khai thác tốt lợi thế trong các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản, xi măng, nhiệt điện, chế biến lâm sản, ước tính trong năm 2016, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 3.867 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển khá toàn diện, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc day tăng trưởng và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh Các cửa khâu ở Lạng Sơn đã phát huy được vai trò là trung tâm chuyển giao quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc Các hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục - thê thao tiếp tục được đây mạnh Công tác y tế dự phòng được tăng cường Công tác giảm nghèo, tạo việc làm và đảm an sinh xã hội thường xuyên được tập

trung chỉ đạo thực hiện, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

3 Ủy ban nhân dan tỉnh Lang Sơn (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015,

Lạng Sơn

Trang 38

Với những thành quả kế trên, nhóm doanh nghiệp trên địa bàn tinh đã

tích cực phấn đấu, gia tăng hoạt động kinh doanh, sản xuất và dần khăng định

vị trí quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhìn

chung, các doanh nghiệp trong tỉnh đã năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phan gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hang hóa, dich vụ mà các doanh nghiệp lớn it quan tâm, tham gia tích cực sản xuất các sản phẩm cung ứng ra thị

trường Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

* Thực trạng doanh nghiệp tính Lạng Sơn

Doanh nghiệp tỉnh Lang Sơn đã có bước phát triển tương đối ôn định Tính đến ngày 1/5/2016 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 1.807 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 14.345tỷ đồng Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và

nhỏ, siêu nhỏ (trên 95%); các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạngDoanh nghiép tu nhan 255 411.916.000.000 Công ty cô phan 520 5.524.984.000.000 Công ty TNHH hai thành viên trở lên 445 2.207.208.442.260 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 22 3s.820.417.251.000 ngoài

Tong số 1.766 14.164.162.375.036

°8 Sở kế hoạch và dau tư tỉnh Lạng Sơn (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014, Lang Son

Trang 39

2.2.2 Thực trang thi hành các quy định pháp luật về quản lý nhà nước của UBND tinh Lạng Sơn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.1 Những kết quả đạt được về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

* Đã xây dựng các văn bản pháp luật hướng dan về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương

Pháp luật nước ta thừa nhận quyền tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế, trong đó có quyền tự do thành lập doanh nghiệp và tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cắm Nhà nước quản lý bằng pháp luật va đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật dé từng bước hình thành hệ thống thể chế, chính sách nhằm phát triển đất nước, phát triển doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời đánh dau một mốc quan trọng trong đổi mới tư duy về mặt lập pháp của Nhà nước ta, nó là kết quả tiếp thu va thé chế hóa các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc Luật Doanh nghiêp năm 2014 đã quán triệt tương đối sâu sắc tinh than “Công dân được làm những gi pháp luật không cắm” thay vì tư tưởng “được làm những gì pháp luật cho phép” trước đây; góp phần thiết lập môi trường kinh doanh bình đăng, công bằng và không phân biệt đối xử, đó là: đề cao quyên tự do kinh doanh, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký thay cho cấp phép, xóa bỏ những quy định “xin-cho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý gây phiền hà cho doanh nghiệp; không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, coi các thành phan kinh tế đều là bộ phận cau thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; day mạnh cô phan hóa, đổi mới doanh nghiệp nhà nước Theo đó, các quy định về đối tượng thành lập doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh được xây dựng theo nguyên tắc loại trừ, như: đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp được thu hẹp; phân loại ngành, nghề kinh doanh theo danh mục loại trừ như ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề

Trang 40

hạn chế kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phân biệt rõ hai loại điều kiện kinh doanh, gồm: điều kiện có trước đăng ký kinh doanh và điều kiện có sau đăng ký kinh doanh.

Sự đôi mới to lớn của Luật Doanh nghiệp đã kéo theo những thay đôi hàng loạt của nhiều đạo luật khác Rất nhiều nghị định, thông tư giải thích và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp được ban hành nhằm hướng dẫn, cụ thé hóa tinh thần của đạo luật này Ngoài ra, các nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng là một bước tiễn quan trọng của Nhà nước ta trong việc giảm rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, rất nhiều các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính được ra đời trong đó cải cách thủ tục hành chính đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, thủ tục khai hải quan, đất đai Đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất chính là doanh nghiệp.

Bên cạnh các quy định pháp luật “cởi trói” cho doanh nghiệp, công tác hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tô chức, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật được

đây mạnh, từng bước hoàn thiện việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp, hoặc chối bỏ, đùn đây trách nhiệm.

Triển khai việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, thời

gian qua, tinh Lạng Sơn đã tập trung chi đạo các sở, ban, ngành quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân về phát triển doanh nghiệp, xây dựng và day mạnh thực hiện các chương trình kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các quyết định phê duyệt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn; thành lập các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dan tại tất cả các cơ quan trên địa bàn tỉnh (gọi

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan