1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo lưu điều ước quốc tế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam

235 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BẢO LƯU DIEU UOC QUOC TE - KINH NGHIEM QUOC TE VA THUC TIEN THUC HIEN CUA VIET NAM

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thi Kim Ngân Thư ký đề tài: NCS Ths Đỗ Quí Hoàng

Hà Nội ~ 2017

Trang 2

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC cách

I | TS Nguyễn Thị Kim Ngân Trường Đại học LuậtHNL Chủ nhiệm 2 | NCS.Ths Đỗ Qui Hoàng Trường Đại học Luật HN Thư ký

3 | TS Nguyễn Toàn Thắng Trường Đại học Luật HN Tác giả 4 | TS Lê Thị Anh Đào Trường Đại học Luật HN Tác giả 5 | NCS.Ths Nguyễn Thị Hồng Yến | Trường Dai học Luật HN Tác giả 6 |NCS.Ths Mạc Thị Hoài Thương | Trường Dai học Luật HN Tác giả

7 | Ths Trần Thị Thu Thủy Trường Đại học Luật HN Tác giả § | Ths Phạm Thi Bắc Hà Trường Đại học Luật HN Tác giả vu Ths Trần Lê Duy Bộ Ngoại giao Tác giả

Trang 3

STT TÊN CHUYEN ĐÈ TÁC GIÁ

Chuyên đề 1 Một số van dé lý luận về bảo TS Nguyễn Thị Kim Ngân

lưu điêu ước quôc tê & NCS.Ths Đỗ Quí Hoàng

: Chuyên đề 2 Bảo lưu điều ước quốc tế theo TS Lê Thị Anh Đào

quy định của pháp luật quốc tế & NCS Ths Nguyễn Thị Hồng Yến

Chuyên đề 3 Pháp luật và thực tiễn bảo lưu TS Nguyễn Thị Kim Ngân 3 điều ước quốc tế của một số quốc gia - Bài & Ths Trần Thị Thu Thủy

học kinh nghiệm đôi với Việt Nam

Chuyên đề 4 Quá trình hình thành và phát TS Nguyễn Toàn Thắng 4 ltriển cá định về bảo lưu điều ước quéTOT EAE TOY CAD VE ĐẠO ME CIEN HỌC IIE Í & NICS Ths Mạc Thị Hoài Thương

tê của Việt Nam

s Chuyên đề 5 Thực tiễn bảo lưu điều ước TS Nguyễn Thị Kim Ngân & quốc tế của Việt Nam trong một số lĩnh vực Ths Pham Thi Bắc Hà Chuyên dé 6: Một số kiến nghị hoàn thiện

6 pháp luật và.nâng cao hiệu quả hoạt động bảo Ths Trân Lê Duy

lưu điêu ước quôc tê của Việt Nam

Trang 4

PHAN THU NHÁT: GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CUU L Tinh cấp thiết của đề tate ccccccccsccssscsscssscsssesscsscsssessssvsvsssassesesessssseesenseneen 5

II Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 2- ¿5 2 s+s+x+£+xezzzxze: 6 II Mục tiêu nghiên cứu của dé tài 6-5-5 x1 1811111111111 E1 11 xe 8 IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ¿2 5+ x+seEe£+xererxzxeree 8 V Đối tượng va phạm vi nghién UU ceccccscessessssesesseeescsseesstssasetsseesenseeneeen 9 VL Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tai ccccccccsscsecsseseseesessssesesseseetseeeeens 9

PHAN THU HAI: CAC KET QUA CHINH CUA DE TAI NGHIEN CUU

I MOT SO VAN DE LY LUẬN VE BAO LƯU DIEU UGC QUOC TẾ 11 1 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bao lưu trong luật điều ước quốc

TA 11

2 Định nghĩa và đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tẾ - ¿5 s52 14

3 Bảo lưu điêu ước quôc tê và một sô tuyên bô đơn phương khác cua quôc giakhi tham gia điêu ước QUOC fÊ - - - c3 2 6231113311183 1 3911118111 1111 81k cư 18

I BAO LƯU DIEU UGC THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT QUOC

TH iceeccecscscsssssscscscsesesesesesesscseseseseuesevsesesesesesssassssesesssasasacsesesesesasacsesesesesecscseseseneeeees 22

1 Quyền đưa ra bao lưu điều ước quốc té cecccccessscssessscssesssesseetsesssessesseeneeees 22 2 Các trường hợp hạn chế bảo lưu điều ước quốc tế - 2-2 2 s£c+2 23

3 Chấp thuận và phản đối bảo lưu điều ước quốc tế - - 2 2s s52 24 4 Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tẾ - - 2 2s +£++£zzx+xzszz 24 5 Rút bảo lưu va rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế -2- 2 5 252 26 6 Thủ tục liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tẾ 2 - 2 +cs+s+£sz£zcs2 27 II PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN BẢO LƯU DIEU UGC QUOC TẾ CUA MỘT SO QUOC GIA St 1111151511 11111151111111111151111111111111 111111 28 1 Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Hoa Kỳ 28

Trang 5

3 Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Cộng hòa An Độ 32

4 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ¿-¿+s+x+xvrvrerertzesesree 34 IV PHÁP LUAT VÀ THỰC TIEN BẢO LƯU DIEU UGC QUOC TẾ CUA

VIỆT NAM St St S111 1111111117111 11111111 11111111 1111111111111 36

1 Quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về

tru TL, TY, THẾNG ILE lễ ras kanu ng gHa th RRR AS RA A RIA 1/0008 AR I 0881014 362 Nội dung các quy định vê bao lưu điêu ước quôc tê trong Luật điêu ước quôc

3 Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam trong một số lĩnh vực 43

V MOT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NANG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LƯU ĐIÊU ƯỚC QUỐC TẾ CỦA VIỆT

1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc té 53

2 Kiên nghị nang cao hiệu quả hoạt động bao lưu điêu ước quôc tê của Việt

PHAN THỨ BA: NOI DUNG CÁC CHUYEN DE CUA DE TÀI

Chuyên dé 1 Một số van dé ly luận về bảo lưu điều ước quốc tế 68

Chuyên dé 2 Bảo lưu điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật quốc té 91

Chuyên đề 3 Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của một số quốc gia - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ¿2 2 s+c+cx+xsrxsrscxee 109 Chuyên đề 4 Quá trình hình thành và phát triển các quy định về bảo lưu điều

ước quốc tế của Việt Naim ¿tk EEkSx 1E 111115111111111111111111111111 E111 Xe 135 Chuyên đề 5 Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam trong một số

[Ĩnh VỰC 21110111 1011111 1111111119095 11 1kg 0 ket 154

Chuyên đề 6: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt

động bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam - 2 ©s+seEtkeEeEerkrxerered 186

Trang 6

I Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, điều ước quốc tế có một vai trò ngày càng quan trọng bởi nó không chỉ là nguồn cơ bản của luật quốc tế, tham gia điều chỉnh hầu

hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc thực

hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia Theo nguyên tắc Pacta-sunt-servanda, khi các quốc gia bằng những hành vi khác nhau biểu thị việc chấp nhận sự ràng

buộc với điều ước (ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế), quốc

gia phải tận tâm thực hiện nghĩa vụ thành viên Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia thành viên chấp nhận sự ràng buộc với nội dung quy định của điều ước đó Tuy

nhiên, có nhiều điều ước quốc tế đã chấp nhận khả năng các quốc gia không bị ràng buộc bởi một hoặc một số điều khoản của điều ước thông qua hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế Hoạt động bảo lưu có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế Nó được coi là giải pháp vừa đảm bảo việc thực hiện

đầy đủ nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế vừa đảm bảo quyền, lợi ích của quốc

Pháp luật về ky kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam đang trong quá trình được hoàn thiện Luật điều ước quốc tế năm 2016 đã được Quốc hội

nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 9 tháng 4 nam2016 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày I tháng 7 năm 2016 Day là văn

bản quy phạm pháp luật thay thế cho Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước

quốc tế năm 2005 Luật điều ước quốc tế năm 2016 trực tiếp điều chỉnh hoạt động

ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế nói chung và hoạt động bảo lưu điều

ước quốc tế của Việt Nam nói riêng Việc ban hành Luật điều ước quốc tế năm

2016 là một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp

luật Việt Nam về điều ước quốc tế Trong thời gian tới, việc triển khai thực hiện

Luật cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thực sự cần thiết góp phần xác định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động bảo

lưu điều ước quốc tế; kiểm tra, thâm định, thâm tra điều ước quốc tế có nội dung

cần bảo lưu; trách nhiệm giám sát hoạt động bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo

lưu của các quôc gia khác

Trang 7

tế liên chính phủ như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Theo đó, bảo lưu của Việt Nam cũng ngày càng tăng lên

cùng với số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Các bảo lưu, về cơ bản, được đưa ra phù hợp với các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong nước, lợi

ích và thực tế khả năng của Việt Nam Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động bảo lưu

điều ước quốc tế vẫn chưa cao và còn nhiều tồn tại như sự phối hợp giữa các cơ

quan có thầm quyền trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế; năng lực và trình độ

của đội ngũ cán bộ; nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của bảo lưu, chấp nhận

hoặc phản đối bảo lưu

Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động bảo lưu điều

ước quốc tế, làm rõ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về van dé này

từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động

bảo lưu điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các quan hệ quôc tê.

II Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

O Việt Nam hiện nay có một sô công trình nghiên cứu tiêu biêu được thực hiệnở các cap độ khác nhau đã đê cập đên vân đê ký kết, gia nhập và thực hiện điêu ước

quôc tê:

- Ths Nguyễn Thị Thuận, “Vấn đề bảo lưu trong luật diéu ước quốc te”, Tap chi Luat hoc, s6 2/1998;

- TS Lê Mai Anh, “Các vấn dé pháp lý cơ bản trong Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc té ký kết giữa các quốc gia và việc thực hiện công ước này ở

Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Hà Nội, 2004;

- Lê Văn Hường, Không Văn Hà, “Ludt điều ước quốc tế”, Nxb Tư Pháp, Hà

Nội, 2005;

- GS TSKH Nguyễn Ngọc Trân, “Nhận thức về điều ước quốc tế trong bối cảnh hội nhập”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2005;

- Ths Chu Mạnh Hùng, “Sw phát triển của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc té”, Tap chi Luật hoc - Trường Dai hoc Luật Ha Nội, Số

2/2006;

Trang 8

tiên ”, Luận án tiên sĩ Luật hoc, Hà Nội, 2008;

- TS Lê Văn Bính, “Luật diéu ước quốc tế”, Sách chuyên khảo, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010;

- Ths Lê Thị Anh Đào, “Mot số vấn dé lí luận và thực tiễn về bảo lưu trái với

đối tượng và mục đích của diéu ước quốc tế về quyên con người ”, Tạp chí Luật học

— Trường Dai học Luật Hà Nội, Số 5/2015;

- Ths Phạm Hồng Hạnh, “Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về bảo lưu diéu ước

quốc tế”, Tap chí Luật học — Trường Dai học Luật Hà Nội, Số 12/2015;

Các công trình nghiên cứu nêu trên có các mục đích nghiên cứu, phạm vi

nghiên cứu khác với Đề tài mà nhóm tác giả triển khai Các công trình này nghiên

cứu về điều ước quốc tế, quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế nói chung, hoặc bảo lưu điều ước quốc tế trong một số lĩnh vực đơn lẻ,

chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu và toàn diện về van đề bao

lưu điều ước quốc tế, cả trên phương diện pháp lý và thực tiễn của quốc gia và quốc

tế Hon nữa các công trình nghiên cứu đều được tiến hành trước khi Luật điều ước

quốc tế năm 2016 được ban hành nên thông tin nêu ra chưa cập nhật.

Ở nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo lưu điều ước quốc tế mà tiêu biểu là:

- Jean Koh Peters, “Reservations to multilateral treaties: How international

legal doctrine reflects world vision” (Bảo lưu diéu ước quốc tế da phương: Bằng cách nào học thuyết pháp ly quốc té anh hưởng tới tam nhìn thé giới), 23 Harvard

International Law Journal 71,1982;

- Marko Milanovic and Linos-Alexander Sicilianos, “Reservations to treaties:

An introduction”(Bao lưu diéu ước quốc tế: Giới thiệu), The European Journal of

International Law Vol 24 no 4;

- Thomas Giegerich, “Treaties, multilateral, reservations to” (Diéu ước quốc tê,da phương, bao lưu), Content type: Encyclopedia Entries, Article last updated:

Trang 9

- David Hunter Miller, “Reservations to treaties their fffect, and the procedure in regard thereto” (Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tế, và quy trình thủ tục liên quan), Making of Modern La Pubication, 2013;

Các công trình trên đã nghiên cứu chuyên sâu về bảo lưu điêu ước quôc tê ở các

góc độ khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa dé cập nhiêu đến thực tiễn

bảo lưu điêu ước quôc tê của các quôc gia, trong đó có Việt Nam.

Với những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy các nghiên cứu trước đây cũng đã dé cập tới van đề ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế nói chung và bảo

lưu điều ước quốc tế nói riêng ở những góc độ nhất định Tuy nhiên, qua đánh giá

tình hình nghiên cứu, việc nghiên cứu ở phạm vi chuyên sâu và cập nhật hơn về

bảo lưu điều ước quốc tế, đặc biệt là quy định pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều

ước quốc tê của Việt Nam, vẫn rất cân thiết xét cả góc độ khoa học và thực tiễn.

HI Mục tiêu nghiên cứu của dé tài

Việc nghiên cứu đê tai “Bao lưu điêu ước quốc tê - Kinh nghiệm quốc tê va

thực tiên thực hiện cua Việt Nam” hướng tới một sô mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thông hóa, phân tích, đánh giá các quan điểm về bảo lưu điều

ước quôc tê và các quy định của pháp luật quôc tê vê bảo lưu điêu ước quôc tê.

Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tê của một số

quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ ba, nghiên cứu đánh giá nội dung các quy định pháp luật và thực tiễn

bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị dé

giải quyết hài hoa lợi ích quốc gia va việc thực hiện nghĩa vụ thành viên các

điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thông qua các tuyên bồ bảo lưu.

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc tham gia và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập

quôc tê.

Trang 10

ý vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê, so

sánh; phương pháp hệ thống và phân tích tổng hợp; phương pháp suy luận logic; phương pháp lay ý kiến chuyên gia

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài được xác định cụ thê là:- Quy định của pháp luật quôc tê về bảo lưu điêu ước quôc tê

- Kinh nghiệm bảo lưu điều ước quốc tế của Liên bang Nga, Hợp chủng

quôc Hoa Kỳ, Cộng hoa An Độ và một sô quôc gia khác.

- Pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tê

trong một sô lĩnh vực của Việt Nam như quyên con người, ngoại giao lãnh sự,

nhân đạo, hợp tác dau tranh phòng chống tội phạm VI Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Dé tai cung cap tài liệu phục vu cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giảngviên và sinh viên trong Trường ĐH Luật Hà Nội, các cơ sở đào tạo, viện nghiêncứu cũng như các cá nhân, tô chức có quan tâm.

Những kiến thức pháp lý cũng như những kiến nghị được nêu ra trong đề tài là những đóng góp khoa học mang tính thiết thực, có thé phục vụ quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế cũng như hoạt động ký kết, gia

nhập và thực hiện điêu ước quôc tê của các cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Trang 11

CAC KET QUÁ CHÍNH CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định bảo lưu,

làm sáng tỏ đặc điểm của bảo lưu và phân biệt giữa bảo lưu với các tuyên bố

đơn phương khác, Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích 4 nội dung chính sau:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế, đặc biệt là quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế ký

kết giữa các quốc gia, Công ước Viên năm 1978 về kế thừa điều ước quốc tế và

Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia và tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tế Các quy định này liên quan đến các van đề như quyền đưa ra bảo lưu; các trường hợp hạn chế bảo lưu; chấp thuận va

phản đối bảo lưu; hệ quả pháp lý của bảo lưu; rút bảo lưu và rút phản đối bảo lưu; thủ tục liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế.

Thứ hai, pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của một số quốc gia

như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Cộng hoà An Độ trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp

luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế Các kinh nghiệm này chủ yếu liên

quan đến xác định thẩm quyền đưa ra các bảo lưu, chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu; nội dung bảo lưu; tính phù hợp của bảo lưu với đối tượng và mục đích của

điêu ước quôc tê; châp thuận hoặc phản đôi bảo lưu

Thr ba, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều ước

quốc tế nói chung và bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng Qua mỗi giai đoạn phát triển, các quy định về bảo lưu điều ước quốc tế càng đầy đủ, toàn diện phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị dé tiép tuc hoan thién pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này nhăm dap ứng tốt hon những yêu cầu đặt ra của quá trình Việt Nam chủ động, hội nhập quốc tẾ, ký kết và tham gia các

điều ước quốc tế ở các cấp độ khác nhau.

Thứ tr, thực tiễn bảo lưu của Việt Nam trên một số lĩnh vực như ngoal giao lãnh sự, quyền con người, nhân đạo, đấu tranh phòng chống tội phạm Từ thực tiễn, Đề tài cũng đưa ra những đánh giá, đề xuât để nâng cao hiệu quả bảo lưu

Trang 12

điêu ước quôc tê hướng tới bảo vệ day đủ quyên va lợi ich của Việt Nam khi

tham gia quan hệ quốc tế.

Những nội dung trên được triển khai thông qua 5 phần sau:

I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO LƯU DIEU UOC QUOC TE 1 Lich sử hình thành và phat triển của chế định bảo lưu trong luật điều

ước quôc tê

Bảo lưu là chê định găn liên với luật điêu ước quôc tê Vân đê bảo lưu chỉxuât hiện và đặt ra khi có sự tôn tại của các văn kiện điêu ước Chính vì vậy, lịchsử hình thành va phát triên của chê định bảo lưu luôn gan với qua trình thành vàphát triên của luật điêu ước quôc tê.

a Giai đoạn trước Chiến tranh thé giới lan thứ nhất — Học thuyết nhất trí hoàn toan (Unanimity Doctrine)

Trong giai đoạn trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sự ràng buộc của

các quốc gia với một điều ước quốc tế chủ yếu được thực hiện trên cơ sở chấp

nhận toàn bộ nội dung của điều ước Điều này dẫn đến hệ quả là, nếu quốc gia không tán thành với một hoặc một số điều khoản trong điều ước đa phương thì

quốc gia đó chỉ có sự lựa chọn hoặc là chấp nhận toàn bộ điều ước (bao gom ca

những điều khoản họ không tán thành), hoặc là không tham gia điều ước quốc tế

đó.' Sở đĩ các quốc gia đặt ra yêu cầu này là nhằm đảm bảo sự nhất trí của các quốc gia đối với các điều ước đa phương, đồng thời khuyến khích các quốc gia phải tuân thủ toàn bộ nội dung của điều ước hơn là chấp nhận một phân.

Học thuyết nhất trí hoàn toàn được các quốc gia ở châu Âu đưa ra nhằm khẳng định và đề cao sự nhất trí của toàn bộ các bên tham gia ký kết Tuy nhiên, quan điểm về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của điều ước dần thay đôi vào khoảng đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện của một số bảo lưu đối với các điều ước đa phương mà mở đầu là Công ước năm 1912 về vệ sinh quốc tế” hay Công ước Giơnevơ năm 1907 về chiến tranh trên biển.”

b Giai đoạn từ Chiến tranh thé giới lan thứ nhất đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai - Học thuyết Liên Mỹ (Pan-American Doctrine)

' Paul Reuter, Introduction to the law of treaties 78, Continuum International Publishing Group, 1995.? http://www.loc.gov/law/help/us-treaties/bevans/m-ust000001-0814.pdf

*https://ihldatabases.icrc.org/applic/ihl/ihl.nsf/Notification.xsp?documentId=565717A61A5309C6C12563FD00560FAS&action=OpenDocument

Trang 13

Trong khi các quốc gia ở Châu Âu vẫn một mực theo đuôi Học thuyết nhất

trí hoàn toàn, một cách tiếp cận khác đã phát triển ở các nước Mỹ la tinh, thường được gọi là Học thuyết Liên Mỹ Học thuyết Liên Mỹ đã mở rộng khả năng

tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương bằng cách cho phép các quốc gia thành viên bảo lưu một số quy định của điều ước quốc tế Học thuyết này thừa

nhận 4 cấp độ của quyên và nghĩa vụ qua lại giữa các quốc gia kết ước, đó là: (i) giữa các quốc gia không đưa ra bảo lưu thì điều ước quốc tế sẽ được áp dụng như nó đã được thông qua; (ii) giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia đã chấp

nhận bảo lưu, điều ước được áp dụng theo cách thức mà bảo lưu đưa ra; (iii) giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu, điều ước sẽ không có hiệu lực giữa các quốc gia đó; (iv) giữa quốc gia gia nhập điều ước đồng thời

đính kèm bảo lưu, điều ước sẽ không có hiệu lực giữa quốc gia đó và các quốc gia kết ước khác đã không chấp nhận bao lưu.”

Trong một thời gian dài, hai cách tiếp cận khác nhau về đề bảo lưu điều ước đã cùng ton tại và tác động rất nhiều đến quá trình ký kết điều ước quốc tế giữa

các quốc gia Nghiên cứu thực tiễn bảo lưu điều ước thời kỳ trước Chiến tranh

thé giới thứ II cho thay, bất kê luật quốc tế đã có sự phát triển khi tiêu chuẩn hóa

các điều khoản chính thức của điều ước quốc tế đa phương, nhưng các quan điểm về bảo lưu điều ước vẫn có xu hướng khác nhau giữa các quốc gia và giữa các khu vực trên thế giới.

c Giai đoạn từ Chiến tranh thé giới lan thứ hai đến trước năm 1969

Trong giai đoạn này, sự hình thành và phát triển của chế định bảo lưu có liên hệ mật thiết với các dâu mốc trong thực tiễn hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) và Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC).

Năm 1948, các thành viên của Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về

ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng Mặc dù Công ước này được mong chờ là

một trong những trụ cột phổ quát của nhân loại trong cuộc chiến chống lại tội ác diệt chủng Tuy nhiên, các quốc gia khi tham gia lại đưa ra các bảo lưu đối với văn kiện này Liên hợp quốc thực sự lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi vừa phải cần tới đủ số lượng thành viên dé Công ước có hiệu lực, vừa phải đối mặt

với các bảo lưu mà các quốc gia đưa ra Trước tình hình như vậy, Đại hội đồng

Liên hợp quốc đã yêu cầu ICJ và ILC đưa ra ý kiến tư vẫn về vẫn đề này:

* Tinh thần của Học thuyết Liên Mỹ thể hiện rõ tại Điều 6 Công ước Havana về Luật điều ước năm 1928

Trang 14

- ICJ đã nêu ra tiêu chuẩn về “đối tượng và mục đích” như là một phương pháp dé đánh giá các bảo lưu đối với điều ước đa phương Điều này có nghĩa là ICJ đã thừa nhận sự cần thiết của bảo lưu nhưng cố gắng hạn chế phạm vi của nó băng cách yêu cau các bảo lưu phải phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.

- ILC lại ung hộ cách tiếp cận nhất trí có tính truyền thống ở Châu Âu và kêu gọi Liên hợp quốc thông báo tới tất cả các quốc gia thành viên của Công ước:

Nếu có bất cứ quốc gia nào phản đối bảo lưu trong một khoảng thời gian nhất

định thì bảo lưu sẽ phải được rút lại, hoặc quốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không thể

trở thành thành viên của Công ước.

Điều này một lần nữa lại đây Liên hợp quốc vào tình thế khó xử Ngày 12 tháng 1 năm 1952, Dai hội đồng đã thông qua Nghị quyết số 598 (VI) để né tránh việc phải lựa chọn một trong hai ý kiến Nghị quyết này cho phép Tổng

thư ký Liên hợp quốc có quyên thông báo cho các quốc gia thành viên về bat kỳ bảo lưu nào đối với điều ước quốc tế cũng như cho phép họ rút ra bất kỳ kết luận pháp lý nào từ tuyên bố bảo lưu của quốc gia.” Giải pháp tình thé này của Đại hội đồng kéo dài cho đến năm 1959 khi Ấn Độ đã yêu cầu làm rõ giá trị pháp lý của một bảo lưu đã được đưa ra đối với Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội

diệt chủng năm 1948 Đến thời điểm này, Đại hội đồng bắt buộc phải có một lập

trường rõ ràng hơn về van dé bảo lưu Đại hội đồng đã kêu gọi Tổng thư ký thu

thập các thông tin và thực tiễn liên quan đến vấn đề bảo lưu từ các khu vực trên thé giới và đệ trình những kết quả tìm được cho ILC dé tiến hành xem xét thêm Bằng cách này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đưa ra tín hiệu đầu tiên rằng, học thuyết nhất trí hoàn toàn là một học thuyết của quá khứ và nó có tính chính trị hơn là pháp lý, cho nên những cân nhắc, xem xét sẽ được đưa ra để điều chỉnh

các van dé về bảo lưu Ba năm sau, nhóm báo cáo viên bao gồm các chuyên gia

đã trình lên ILC các quan điểm mới của họ về van đề bảo lưu điều ước - những ý tưởng mà sau 6 năm đã trở thành các điều từ Điều 19 đến Điều 23 Công ước

Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia (sau đây gọi là

Công ước Viên năm 1969).

d Giai đoạn từ năm 1969 đến nay

> Resolution 598 (VI) of 12 January 1952 on Reservations to Multilateral Conventions.Nguồn http://www.un.org/documents/ga/res/6/ares6.htm

Trang 15

Quan điểm của ICJ cùng với rất nhiều năm nghiên cứu, phân tích, tranh luận

giữa ILC và Đại hội đồng Liên hợp quốc đã trở thành nên tảng cho sự ra đời của

Công ước Viên năm 1969, tiếp sau đó là Công ước Viên năm 1978 về kế thừa của quốc gia đối với các điều ước quốc tế (sau đây gọi là Công ước Viên năm 1978) và Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước giữa quốc gia với tổ chức quốc tế hoặc giữa các tô chức quốc tế (sau đây gọi là Công ước Viên năm 1986) Đáng lưu ý là, hiện nay Công ước Viên năm 1986 chưa có hiệu lực nhưng các quy định về bảo lưu trong Công ước hoàn toàn giống với Công ước Viên năm

1969; ngoài ra, các bảo lưu liên quan đến kế thừa điều ước quốc tế trong Công

ước Viên năm 1978 cũng có sự dẫn chiếu trở lại một số quy định trong Công ước Viên năm 1969 Bên cạnh đó, Công ước Viên năm 1969 đã được thừa nhận

là sự pháp điển hóa luật tập quán quốc tế điều chỉnh các van đề về bảo lưu điều

LẻƯớc.

Việc bảo lưu được ghi nhận trong Công ước Viên năm 1969 đã đánh dấu kết

qua hoạt động thực tiễn của ICJ và ILC, đồng thời khang định sự phát triển của

chế định bảo lưu trong luật điều ước quốc tế Tuy nhiên, do thực tiễn ngày càng nhiều các quốc gia đưa ra bảo lưu khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nên năm 1993, ILC đã quyết định bố sung van dé bảo lưu điều

ước vào trong lịch trình nhằm chuẩn bị Dự thảo Công ước của Liên hợp quốc về

bảo lưu đối với các điều ước quốc tế Dự thảo hiện nay của ILC đã đề xuất các quy định mới về bảo lưu, trong đó: phân biệt bảo lưu với các tuyên bố gắn liền với điều ước quốc tế; thừa nhận bảo lưu có thé đưa ra khi quốc gia thông báo kế thừa điều ước quốc tế; bảo lưu có thể loại trừ việc áp dụng điều ước quốc tế hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đối với một phạm vi lãnh thổ cụ thể của quốc gia; bảo lưu có thể đưa ra bằng một tuyên bố chung của nhiều bên ” Những van đề mới được nêu ra trong các văn bản của ILC cũng đã cho

thay hướng phát triển, hoàn thiện của chế định bảo lưu điều ước quốc tế trong

thời gian tới.

2 Định nghĩa và đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế

Theo cách tiếp cận của Công ước Viên năm 1969, bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố don phương của một quốc gia, bat kế cách viết hay tên gọi như thé nào, dua ra khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập diéu

° http://legal.un.org/ile/documentation/english/a_cn4_558.pdf

Trang 16

ước quốc té, qua do nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản của diéu ước trong việc áp dụng đối với quốc gia do.’ Các định nghĩa tương tự cũng được ghi nhận trong Công ước Viên năm 1978 và Công ướcViên năm 1986.

Căn cứ vào định nghĩa bảo lưu được ghi nhận trong các công ước Viên năm

1969, năm 1978 và năm 1986 cũng như thực tiễn thực hiện bảo lưu trong quan

hệ quôc tê, có thê thây bảo lưu có một sô đặc trưng cơ bản như sau:a Hình thức của bảo lưu điều ớc quốc tê

Bảo lưu trước tiên là một tuyên bố đơn phương bên ngoài các điều khoản của văn kiện điều ước và được tạo ra bởi chính thành viên điều ước Tuyên bố đơn phương nay là bước đầu tiên trong quy trình tiến hành bảo lưu với tư cách như một thủ tục pháp lý một chiều nhưng có thể dẫn tới những hệ quả pháp lý đa

chiêu liên quan về sau.

Mặc dù khẳng định tính đơn phương của tuyên bố bảo lưu nhưng trong Hướng dẫn thực hành về bảo lưu điều ước quốc tế được Ủy ban Luật quốc tế Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp thứ 63 của Ủy ban vào năm 2011 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn thực hành của ILC”) lại đề cập đến khả năng xây dựng

chung bảo lưu của một số quốc gia và tổ chức quốc tế Uy ban cho rang: “Việc xây dựng chung một bảo lưu của một số quốc gia hoặc các tô chức quốc tế

không ảnh hưởng đến tính đơn phương của bảo lưu đó” Quan điểm này đã có sự phát triển hon so với Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên năm 1986.

Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc không chỉ đơn giản nhìn nhận tính đơn phương của tuyên bé bảo lưu ở khía cạnh nó do một thành viên điều ước đưa ra

mà nhân mạnh nhiều hơn đến tác động của tuyên bố bảo lưu trong mối quan hệ với phản ứng của các thành viên khác của điều ước.

Tiếp đến, tuyên bố bảo lưu là một tuyên bố đơn phương của thành viên bat

kể cách viết hay tên gọi như thế nào Đặc điềm này cho thấy hình thức hay tên gọi không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị của tuyên bố bảo lưu Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến những khó khăn nhất định khi cần phân biệt tuyên bố bảo

lưu với các tuyên bố đơn phương khác của thành viên điều ước trong thực tiễn ký kêt và thực hiện điêu ước quôc tê.

7 Xem Điều 2 điểm 1, mục d Công ước Viên năm 1969

Š http://legal.un.org/ile/texts/instruments/english/draft_articles/1_8_2011.pdf

Trang 17

b Tinh chat của bảo lưu diéu woc quốc tê

Bảo lưu là quyền của quốc gia cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế Quyền bảo lưu có thé được hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của các chủ thé đưa ra tuyên bố bảo lưu Tuy nhiên, quyền này có thé hiểu theo nghĩa rộng, đó là quyền được đưa ra tuyên bố bảo lưu và quyền được bay tỏ thái độ đối với các tuyên bố bảo lưu được tạo ra.

Bảo lưu là quyền của các thành viên điều ước quốc tế nhưng quyền này

không phải là quyền tuyệt đối và đương nhiên Việc đưa ra các tuyên bố bảo lưu sẽ gặp phải một số hạn chế như việc bảo lưu chỉ được thực hiện đối với các điều

ước quốc tế đa phương hay bảo lưu mà chủ thể đưa ra phải phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước Đặc biệt, trong trường hợp các điều ước quốc tế cắm bảo lưu hay điều ước chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản nhất định

thì quyền bảo lưu của chủ thé sẽ bị giới hạn trong phạm vi đó.

c Chủ thể bảo lưu điều ước quốc tế

Chủ thé bảo lưu điều ước quốc tế chính là các chủ thé của luật quốc tế.

Đương nhiên các chủ thể này đồng thời phải là thành viên của các điều ước quốc

tế liên quan Tuyên bố bảo lưu được đưa ra bởi các quốc gia là một hiện tượng

khá phổ biến và điển hình Thực tế này có thé được lý giải bởi tần suất tham gia

vào quan hệ quốc tế của các quốc gia cũng như Công ước Viên năm 1969 đã có

hiệu lực từ năm 1980 Tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng có quyền đưa ra

tuyên bố bảo lưu đối với các điều khoản của điều ước quốc tế mà tô chức đó là

thành viên nếu như điều ước không thuộc trường hợp bi cắm hay hạn chế bảo

lưu Ngoài ra, một số điều ước quốc tế trong các lĩnh vực hợp tác chuyên môn

cũng ghi nhận quyền bảo lưu của các chủ thé khác của luật quốc tế Việc tham gia với tư cách thành viên cũng như quyền bảo lưu của các chủ thể này sẽ tuân theo quy định của các điều ước quốc tế đó.”

d Thời điểm đưa ra tuyên bỗ bảo lưu điều ước quốc té.

Tuyên bô bảo lưu được đưa ra tai thời điêm quôc gia thực hiện các hành vi

thê hiện sự châp nhận ràng buộc với điêu ước quôc tê, cụ thê như ký, phê chuân,

chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế Trong một số trường hop,

? Hiệp định Marrakesh năm 1994 quy định về việc tham gia với tư cách thành viên WTO cũng như vấn đề bảolưu Hiệp định của các vùng lãnh thô.

Trang 18

bảo lưu có thê được thực hiện sớm hơn, ngay khi dam phan tại hội nghị hoặc khi soạn thảo, thông qua điều ước quốc tế Trong các trường hợp này, bảo lưu thường được ghi nhận trong biên bản của kỳ họp Những bảo lưu như vậy chưalàm phát sinh hệ quả pháp lý Một bảo lưu được thành viên đưa ra trước thời

điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế sẽ phải được chính thức khang định lại khi thành viên biểu thị đồng ý chịu sự ràng buộc của điều

ước Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đưa ra vào ngày mà bảo lưu

đó được tái khang định '°

d Mục dich của bảo lưu điêu ớc quốc té

Mục đích của thành viên đưa ra tuyên bố bảo lưu là nhằm thể hiện ý chí của mình về việc loại trừ hoặc thay đôi hiệu lực của một hay một số điều khoản của

điều ước trong van dé áp dụng đối với chính thành viên đó Mục dich của bảo

lưu là “giải thoát” cho bên ký kết khỏi những nghĩa vụ thực thi của một số điều khoản mà điều ước đã đặt ra Bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo

lưu ra khỏi nội dung của điều ước mà chỉ làm thay đổi quan hệ giữa các thành

viên của điêu ước trong phạm vi bảo lưu.

Bảo lưu chủ yếu hướng tới một hay một số điều khoản cụ thé của điều ước Tuy nhiên, theo Hướng dẫn thực hành của ILC”, một số tuyên bố mặc dù không hướng đến một hay một số điều khoản cụ thê của điều ước nhưng cũng sẽ được

coi là bảo lưu nêu như:

- Nhăm mục đích giới hạn các nghĩa vụ mà điêu ước quôc tê xác lập đôi vớicác thành viên;

- Nhăm mục đích thực hiện nghĩa vụ mà điêu ước quôc tê xác lập đôi với cácthành viên theo các phương thức khác;

- Nhằm mục đích thay đôi hay loại trừ hiệu lực của một hay một số điều

khoản của điều ước, hoặc toàn bộ điều ước ở một số khía cạnh nhất định, trong

việc áp dụng đối với vùng lãnh thổ của thành viên.

Bảo lưu là một hành vi có sự đan xen và pha trộn của nhiều yếu tố phức tạp

cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, cả về pháp lý cũng như chính trị.

Đề nhận diện và phân biệt được tuyên bố bảo lưu với các tuyên bố đơn phương

'° Điều 23 khoản 2 Công ước Viên năm 1969

"' http://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/draft_articles/1_8 2011.pdf

Trang 19

khác của quôc gia khi tham gia điêu ước quôc tê can căn cứ vào các đặc diém cơ bản của bảo lưu và xem xét bảo lưu trong từng trường hợp cụ thê.

3 Bảo lưu điều ước quốc tế và một số tuyên bố đơn phương khác của

quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế

Ngoài tuyên bố bảo lưu, khi tham gia điều ước quốc tế, thành viên điều

ước quốc tế còn có thé đưa ra các tuyên bố đơn phương khác như tuyên bồ giải

thích, tuyên bố không công nhận, tuyên bố chấm dút, rút khỏi hay tạm đình chỉ

điêu ước

a Tuyên bô bao lưu và tuyên bô giải thích

Giải thích điều ước là một quá trình làm sáng tỏ nội dung của các quy phạm

điều ước Một bên thành viên điều ước hoàn toàn có thé đơn phương đưa ra tuyên bố giải thích điều ước quốc tế; tuy nhiên, giải thích này không có giá trị

ràng buộc các thành viên khác trừ khi các thành viên đó đồng ý Điều này cũng được khang định trong Hướng dẫn thực hành của ILC": tuyên bố giải thích là

tuyên bố đơn phương của một quốc gia hoặc một tô chức quốc tế đưa ra khi ky,

phê chuẩn, xác nhận chính thức, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều

ước quốc tế , theo đó quốc gia hoặc tô chức quốc tế chịu sự ràng buộc của điều

ước quôc tê theo cách hiéu được đưa ra trong tuyên bô.

Rõ ràng giữa bảo lưu và tuyên bố giải thích điều ước quốc tế trong trường hợp này có nhiều điểm giống nhau: (¡) đều là tuyên bố đơn phương của thành

viên điều ước; (ii) đều được đưa ra khi các thành viên điều ước thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế; (iii) đều thé hiện quan điểm của thành viên về nội dung điều ước quốc tế hoặc quy định nào đó của điều ước quốc tế.

Tuy nhiên cũng có thé thay được sự khác biệt cơ bản giữa tuyên bố bảo lưu và tuyên bố giải thích điều ước quốc tế là mục đích và ý nghĩa của tuyên bố đó Nếu tuyên bố bảo lưu nhằm thay đôi hay loại trừ hiệu lực một hoặc một sỐ quy định của điều ước quốc tế thì tuyên bố giải thích lại hướng đến việc làm sáng tỏ nội dung quy định đó.

Mặc dù vậy, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, sự khác biệt này không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhất là khi tham gia điều ước quốc tế, thành viên điều ước cùng một lúc đưa ra nhiều tuyên bố đơn phương Có những tuyên bố quốc gia

? http://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/draft_articles/1_8 2011.pdf

Trang 20

gọi rõ là bảo lưu (reservation), tuyên bố giải thích (interpretative declaration)

nhưng cũng có những trường hợp quốc gia gọi chung là tuyên bố (declaration)

mà không rõ là bảo lưu hay giải thích hay mang một ý nghĩa khác.

Cá biệt có một số trường hợp, quốc gia gọi tên tuyên bố của mình là tuyên

bố giải thích (interpretative declaration) nhưng nội dung của nó lại không phải là

làm sáng tỏ quy định của điều ước quốc tế mà lại có nội dung của bảo lưu, tức là

` As + 2 tA 3 ^ KR -*À 2 3 aN r 13

làm thay đôi hay hủy bỏ hiệu lực của một sô điêu khoản cua điêu ước.

Sự mập mờ giữa tuyên bố bảo lưu và tuyên bố giải thích ngoài nguyên nhân do ý chí chủ quan của thành viên điều ước còn đo sự quy định chưa thực rõ ràng của Công ước Viên năm 1969 cũng như Công ước Viên năm 1986 về bảo lưu

khi tiếp cận “bảo lưu (reservation) dùng dé chỉ một tuyên bố đơn phương, bat kế

cách viêt hoặc tên gọi như thê nào ” Ngoài ra, các quy định về giải thích điêu ước quốc tế trong các công ước Viên lại khá sơ sài chỉ được dé cập trong một vài điều khoản đơn giản.

Cũng nhận thấy được sự phức tạp khi cần phân biệt giữa tuyên bố bảo lưu và tuyên bố giải thích, Hướng dẫn thực hành của ILC'” khuyến nghị các thành viên:

“Để xác định xem một tuyên bố đơn phương, được dua ra bởi một quốc gia

hoặc một tô chức quốc tế, liên quan đến một điều ưóc, là một bảo lưu hay giải

thích thì tuyên bố đó phải được diễn giải một cách trung thực theo ý nghĩa thông

thường của các thuật ngữ nhằm xác định ý định của thành viên khi đưa ra tuyên bố, dưới anh sáng của diéu ước mà nó dé cập tới ”

b Tuyên bỗ bảo lưu và tuyên bỗ không công nhận

Công nhận quốc tế là hành vi pháp lý chính trị của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính tri, kinh tẾ, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tôn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khăng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế của thành viên mới và thé hiện ý định muốn được thiết lập các

'3 Tuyên bố giải thích của Kuwait (theo cách goi của quốc gia này) đối với Điều 9 Công ước về quyền kinh tế, xãhội và văn hoá: “Chính phủ Kuwait tuyên bố rang, mặc dù pháp luật Kuwait bảo vệ quyên của tat cả người laođộng mang quốc tịch Kuwait và không mang quốc tịch Kuwait, các quy định về an sinh xã hội chỉ áp dụng chongười lao động mang quốc tịch Kuwait” Xem:https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg no=IV-3&chapter=4&clang=_en

'* http://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/draft_articles/1_8 2011.pdf

Trang 21

quan hệ bình thường, ôn định với thành viên mới của cộng đông quôc tê trong

a : 2 PRS ok kK 4k 15

nhiêu lĩnh vực khác nhau của đời sông quôc tê.

Công nhận quốc tế mặc dù là hành vi pháp lý đơn phương nhưng nó thé hiện mức độ quan hệ cũng như sẽ tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận Công nhận được thê hiện một cách

công khai hoặc ngầm định Liên quan đến các điều ước quốc tế, việc các quốc gia cùng tham gia và thiết lập quan hệ với nhau với tư cách là thành viên của

điều ước quốc tế có thê được xem như là một hành vi công nhận ngầm định Tuy

nhiên, trong nhiều trường hợp, quốc gia tham gia quan hệ điều ước nhưng lại muốn thé hiện rõ ràng ý định không công nhận quốc gia thành viên khác Khi đó, trong các tuyên bố đưa ra khi thực hiện các hành vi ràng buộc của quốc gia

với điều ước quốc tế, quốc gia sẽ nêu lên vấn đề không công nhận này bên cạnh

z ^ Ẫ 2 tos r De z RK LS RK z 2 ` 16

các tuyên bô bảo lưu hay giải thích điêu ước quôc tê (nêu có) của mình.

Mặc dù các tuyên bố nêu trên được đưa ra khi thực hiện hành vi ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế nhưng lại mang “màu sắc chính trị” thé hiện quan điểm riêng của quốc gia đối với việc không công nhận quốc gia thành viên

khác mà không nhằm mục đích thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản

trong điều ước quốc tế vi thé các tuyên bố như vậy không được coi là tuyên bố bảo lưu mà sẽ được gọi là tuyên bố không công nhận (statement of non-recognition) '”

c Tuyên bỗ bảo lưu và một số tuyên bố đơn phương khác

* Tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc té.

Xuất phat từ nguyên tắc tự nguyện bình dang, thành viên của điều ước quốc

tế có thé tuyên bố đơn phương rút khỏi quan hệ điều ước quốc tế Nếu như đó là điều ước quốc tế song phương, hành vi rút khỏi của một bên sẽ dẫn đến hệ quả tât yêu là châm dứt hiệu lực của điêu ước quôc tê; còn nêu như đó là điêu ước

'S Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2016, tr.67.

'© Khi tham gia Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Yemen đưa ra tuyên bố (declaration):“CHCDND Yemen tuyên bố rằng việc chấp nhận các điều khoản của Công ước, trong bat luận trường hợp nào,cũng không được xem như là sự công nhận hoặc có quan hệ mật thiết với Israel”.

https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY &mtdsg no=lII-3&chapter=3&clang=_en

!” Tuyên bố không công nhận (statement of non-recognition) là thuật ngữ được sử dung trong Hướng dẫn thựchành của ILC

Trang 22

quốc tế đa phương, hành vi rút khỏi của một bên không làm cham dứt hiệu lực của toàn bộ điều ước quốc tế mà sẽ chỉ thu hẹp sỐ lượng thành viên điều ước.

Trong một số trường hợp, thành viên của điều ước còn có thể tuyên bố đơn phương tạm đình chỉ việc thực hiện nghĩa vụ thành viên trong một thời gian nhất định.

Tuyên bố bảo lưu và tuyên bố chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế đều là các tuyên bé thé hiện quan điểm cũng như thái độ của thành viên đối với điều ước quốc tế và có ảnh hưởng nhất định đến hiệu lực của điều ước.

Tuy nhiên, thời điểm đưa ra các tuyên bố này khác nhau Tuyên bố bảo lưu được đưa ra vào thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế (trừ một số trường hợp nhất định có thể đưa ra sớm hơn nhưng phải được khăng định lại vào thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc) Trong nhiều trường hop, tai

thời điểm đó điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực (do chưa có đủ số lượng quốc gia hay tổ chức quốc tế phê chuẩn hay gia nhập theo quy định).

Trong khi đó tuyên bố chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế

được đưa ra khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực và các thành viên đã thực hiện điều ước quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, tuyên bố cham dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế với mục đích loại trừ hoặc hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của điều ước quốc tế đối với thành viên đồng thời từ hành vi này chấm dứt (hoặc tạm đình chỉ) quan hệ điều ước giữa thành viên đưa ra tuyên bồ với tat cả các thành viên khác Trong khi đó, tuyên bố bảo lưu làm thay đôi hay loại trừ hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu tùy thuộc vào việc phản

đối hoặc chấp nhận bảo lưu của các thành viên khác Từ việc chấp nhận bảo lưu,

quan hệ điều ước giữa các bên vẫn được duy trì, chỉ điều khoản bảo lưu bị thay đổi trong chừng mực nội dung bảo lưu đã nêu và được chấp nhận Từ việc phản đối bảo lưu có thé làm cho thành viên bảo lưu và thành viên phản đối bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan

hệ giữa hai bên còn đối với các điều khoản còn lại quan hệ điều ước vẫn diễn ra

Trang 23

Xuất phat từ thực tiễn cũng như trong Hướng dan thực hành của ILC” có đề

cập đến những tuyên bố đơn phương do thành viên đưa ra vào thời điểm thực hiện hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế nhưng không nhằm mục đích thay đôi hay loại trừ hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước quốc tế mà nhằm tuyên bố về phương thức thực hiện điều ước quốc tế ở cấp độ quốc gia.

Đương nhiên, phương thức thực hiện điều ước quốc tế này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của thành viên trong mối quan hệ với thành viên khác.”” Nếu có ảnh hưởng theo hướng hạn chế hoặc loại bỏ hiệu lực của một hay một sô điêu khoản thì tuyên bô đó sẽ là bảo lưu điêu ước quôc tê.

Tóm lại, luật quốc tế nói chung và luật điều ước quốc tế nói riêng đều ghi nhận nguyên tắc Pacta sunt servanda trong việc tận tâm, thiện chí thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã cam kết Mặc dù không thé phủ nhận những hiệu ứng tích cực mà hành vi bảo lưu đưa lại trong việc khuyến khích sự tham gia sâu rộng của các thành viên cũng như góp phần mở rộng khả năng áp dụng điều ước quốc

tế; tuy nhiên, quyền bảo lưu có thé bị lam dụng trên thực tế, ảnh hưởng đến tính thống nhất trọn vẹn của văn kiện điều ước Chính vì thế, việc đưa ra bất ky một tuyên bố bảo lưu nào luôn cần phải được căn cứ vào những cơ sở pháp lý nhất

định Điều này góp phần vừa đảm bảo việc bảo lưu không bị “nhuốm” màu sắc chính trị, vừa không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trọn vẹn của điều ước

quốc tế, cũng như vẫn có thê dung hòa được lợi ích giữa các quốc gia thành viên trong quan hệ điêu ước.

Il BẢO LƯU DIEU UOC THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT

QUOC TE

1 Quyên đưa ra bao lưu điêu ước quoc tê

Trước khi có ý kiến tư vấn của ICJ về bảo lưu đối với Công ước ngăn ngừa và trừng tri tội diệt chủng năm 1948, quan điểm truyền thống đều cho rằng các bảo lưu đối với điều ước là không được phép, trừ khi bảo lưu được quy định trong điều ước; hoặc trước khi phê chuẩn điều ước, tất cả các bên của điều ước

đã chấp nhận bảo lưu đó Bằng việc đề cập đến bảo lưu được đưa ra trong

trường hợp một điều ước không có quy định về bảo lưu, Công ước Viên năm

'” http://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/draft_articles/1_8 2011.pdf

? Khi tham gia Quy chế Rome về Toà hình sự quốc tế ICC, Australia đã có tuyên bố: Các điều khoản của Quychế sẽ có hiệu lực đầy đủ trong pháp luật Australia https://treaties.un.org/doc/source/training/regional/2009/13-17October-2009/reservations-declarations-answers.pdf

Trang 24

1969, sau này là Công ước Viên năm 1978 va Công ước Viên năm 1986 đã dao ngược một cách hiệu quả quan điểm nêu trên Điều 19 Công ước Viên năm 1969, Điều 20 Công ước Viên năm 1978 và Điều 19 Công ước Viên năm 1986 quy định: Các quốc gia và tô chức quốc tế có quyền đề ra những bảo lưu khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc khi thông báo kế thừa tư

z ` tA 3 ^ PN z H K 21

cách thành viên của một điêu ước quôc tê da phương.

Phù hợp với mục đích của việc ký kết các điều ước quốc tế và lợi ích của các thành viên, luật quốc tế thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thé luật quốc tế nhưng không phải là quyền tuyệt đối Quyền này có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định Ngoài ra, bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể được thực

hiện đối với các điều ước quốc tế đa phương Bảo lưu không được đặt ra đối với các điều ước quốc tế song phương, vì các thỏa thuận trong các điều ước quốc tế

song phương hau như chỉ liên quan và có giá trị ràng buộc với hai bên chủ thé, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cho hai bên Vi vậy, nếu một trong hai bên đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký kết điều ước

2 Các trường hợp hạn chế bảo lưu điều ước quốc tế

Mặc dù thừa nhận quyền đưa ra bảo lưu điều ước của các chủ thê luật quốc tế, tuy nhiên Điều 19 Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên năm 1986

cũng nhân mạnh quyên này có thê bị hạn chê trong một sô trường hợp sau:

+ Điêu ước đó ngăn câm việc bảo lưu;

+ Điều ước đó quy định rang chỉ có thé có những bảo lưu cụ thé, trong số đó không có bảo lưu đã đề cập nói trên;

+ Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.

Hai trường hợp bảo lưu bị hạn chế đầu tiên khá dé hiểu Đối với trường hop thứ ba, các thành viên tham gia và chấp nhận ràng buộc với điều ước là đã có

chung mục đích mà điều ước quốc tế hướng tới Tuy nhiên, hiện nay, luật điều ước quốc tế chưa quy định rõ về xác định bảo lưu như thế nào là phù hợp hay không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước Các quốc gia thành viên

hoàn toàn có thé thé hiện quan điểm của mình về van dé này Trên thực tế, trong

một số trường hợp, vấn đề này được quyết định bởi các cơ quan giám sát thực

*! https://treaties.un.org/Pages/Treaties.aspx?id=23 &subid=A &clang=_en

Trang 25

hiện điều ước Việc trao thấm quyền cho cơ quan này sẽ đảm bảo tốt hon tính

thống nhất về nội dung của điều ước quốc tế Trong trường hợp điều ước quốc tế không thiết lập các cơ quan giám sát thực hiện thì việc xác định bảo lưu có phù

hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế hay không có thể thuộc thâm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế đã được các bên đệ trình giải quyết

tranh chấp phát sinh từ van đề bảo lưu dé.”

3 Chấp thuận và phản đối bảo lưu điều ước quốc tế

Quyên bảo lưu của thành viên điêu ước quôc tê, theo nghĩa rộng, vừa bao

gôm quyên đưa ra bảo lưu của chính thành viên và quyên châp thuận hay phản

đôi đôi với bảo lưu của các thành viên khác Các quy định vê châp thuận vàŠ Re 5 ~ A LA z ^ Lạ sn 23

phản đôi bảo lưu cũng được đê cập trong các công ước Viên.

- Trước hết, về chấp thuận bảo lưu: Việc chấp thuận bảo lưu có thé được quy định trong chính điều ước quốc tế, hoặc phải được sự đồng ý của tất cả các

thành viên khác hoặc của cơ quan có thâm quyên của tô chức quốc tế (nếu điều

ước về việc thành lập tổ chức quốc tế) Sự chấp thuận bảo lưu phải được thể hiện một cách rõ ràng Tuy nhiên, Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên

năm 1986 cũng cho phép sự chấp thuận ngầm định đối với bảo lưu được đưa ra,

theo đó một bảo lưu sẽ coi như được thành viên khác chấp nhận nếu thành viên

này không phản đối bảo lưu trong thời han 12 tháng kể từ ngày nhận được thông

báo về bảo lưu hoặc ngày thành viên đưa ra bảo lưu biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điêu ước, nêu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đê ra.

- Thứ hai, về phản đối bảo lưu: Theo quy định của các công ước Viên, khi một thành viên đưa ra bảo lưu, bảo lưu đó (kế cả các bảo lưu được phép) sẽ có thê là đối tượng của sự phản đối của các thành viên khác Giống như chấp thuận

bảo lưu, việc phản đối bảo lưu cũng phải được thé hiện rõ ràng, qua đó có thé xác định những hệ quả pháp lý của bảo lưu.

LệA

4 Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế

Bảo lưu điều ước quốc tế đa phương luôn dẫn đến những hệ quả pháp lý nhất định Số lượng quốc gia bảo lưu và các điều khoản bị bảo lưu có thé làm thay

đổi hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế đa phương.

? Xem “Vụ những khoản vay nhất định của Nauy” (Pháp kiện Nauy) và “Vu công ty Interhandel” (Thụy Sỹ kiệnHoa Kỳ) Nguồn http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases

?3 Điều 20 Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên năm 1986

Trang 26

Đối với các bảo lưu hợp pháp (không thuộc các trường hop hạn chế bảo lưu), luật điều ước quốc tế đã làm rõ những hệ quả pháp lý của bảo lưu trên cơ SỞ SỰ chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của các thành viên khác Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên năm 1986”, nếu một thành

viên chấp nhận bảo lưu của một thành viên khác, bảo lưu đó sẽ làm thay đôi các

quy định có liên quan của điều ước đối với cả hai bên Cụ thể, một bảo lưu sẽ

thay đổi mỗi quan hệ giữa thành viên đưa ra bảo lưu và các thành viên chấp nhận bảo lưu trong chừng mực bảo lưu Mặt khác, nếu một thành viên phản đối

bảo lưu nhưng không phản đối việc điều ước có hiệu lực giữa hai bên thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai thành viên trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra Đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ

giữa họ, bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước.

Nếu bảo lưu của thành viên điều ước quốc tế thuộc vào một trong các trường

hợp hạn chế bảo lưu, về mặt pháp lý, bảo lưu đó sẽ vô hiệu ngay từ đầu Bên đưa ra tuyên bố vẫn là thành viên điều ước quốc tế nhưng coi như không có

tuyên bố bảo lưu.” Tuy nhiên, chưa có quy định nào của Công ước Viên năm 1969 cũng như Công ước Viên năm 1986 ghi nhận rõ ràng vấn đề này Do đó,

trên thực tế vẫn còn những quan điểm khác nhau về hiệu lực của các bảo lưu đó.

Các công ước Viên được xây dựng trên cơ sở giả thuyết rằng, các bảo lưu được

đưa ra đều là hợp pháp ”” nhưng một nghiên cứu về điều ước quốc tế, nhất là các

điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người, cho thấy khá nhiều bảo lưu đối với điều ước quốc tế là bảo lưu vô hiệu (mặc dù có thể còn những quan điểm

khác nhau) Như vậy, làm thế nào để chỉ ra những bảo lưu vô hiệu trong khi không có một sự xác định cuối cùng hoặc quy định rõ trong luật quốc tế.

Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên năm 1986 quy định chung về

chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, theo logic, đó là chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu hợp pháp, nhưng điều này cũng không thé khang định chắc chan vì sự quy định chưa rõ ràng của các công ước Trên thực tế, các bảo lưu không phù hợp (ví

dụ, bảo lưu trái với đối tượng và mục đích của điều ước) ít khi được các thành

viên khác chấp nhận nhưng nó cũng không vô hiệu một cách tự động, trừ khi có

** Điều 21 Công ước Viên năm 1968 và Công ước Viên năm 1986

°° J Klabbers, “Accepting the Unacceptable? A New Nordic Approach to Reservations to Multilateral Treaties”(2000) 69 Nordic Journal of International Law 179.

°° Draft Guide to Practice, 3.1, commentary para 5.

Trang 27

quyết định của thiết chế có thẩm quyền (thiết chế giám sát thực hiện điều ước quốc tế hoặc cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp) hoặc sự phản đối rõ ràng của các thành viên điều ước Tuy nhiên sự phản đối lại phụ thuộc vào y chí chủ quan của thành viên phản đối và cũng không hăn là căn cứ chính xác vì sự phản đối này cũng có thê xảy ra đối với các tuyên bố bảo lưu hợp pháp Vậy sự phản

đối một bảo lưu không hợp pháp liệu có dẫn đến hệ quả pháp lý tương tự như phản đối một bảo lưu hợp pháp hay không? Ngoài ra, Công ước Viên năm 1969

và Công ước Viên năm 1986 còn quy định về sự chấp nhận ngầm định đối với tuyên bố bảo lưu (sự im lặng) Vậy liệu rằng, trong trường hợp này, hệ quả pháp

lý có thé là sẽ làm thay đổi quan hệ giữa bên đưa ra bảo lưu (không hợp pháp) với bên chấp nhận ngầm định trong chừng mực bảo lưu đã nêu như tương tự trường hợp chấp thuận bảo lưu hợp pháp hay không? Khó có thé chấp nhận rằng

một bảo lưu thuộc các trường hợp hạn chế bảo lưu lại có hiệu lực bình thường trong mối quan hệ điều ước giữa thành viên đưa ra bảo lưu và các thành viên khác như thể không có sự khác nhau nào giữa bảo lưu hợp pháp và bảo lưu không hợp pháp Ví dụ, một thành viên của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng đưa ra một bảo lưu cho phép không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng Khó có thể tin rằng một bảo lưu như vậy sẽ làm thay đổi các điều khoản của điều ước trong mối quan hệ giữa các quốc gia Đây chính là những van dé còn chưa rõ ràng cần được tiếp tục hoàn thiện

của các Công ước Viên năm 1969, Công ước Viên năm 1986 nói riêng và phápluật điêu ước quôc tê nói chung.

5 Rút bảo lưu và rút phản đôi bảo lưu điêu ước quôc tê

Thành viên đưa ra bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu có thê rút lại bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu vào bất cứ thời gian nào Việc rút một bảo lưu không cần có sự đồng ý của thành viên đã chấp thuận bảo lưu Việc rút một bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực đối với một thành viên khác khi thành viên này nhận được thông

báo Việc rút một phản đối bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực khi nào thành viên dé ra bảo lưu nhận được thông báo về việc rút này

Luật quốc tế hiện nay cho phép đơn phương rút bảo lưu nhưng không quy định về rút một phần bảo lưu - tức là thành viên đơn phương thu hẹp (mà không

từ bỏ) các bảo lưu đã đưa ra trước đây nhằm hạn chế hiệu lực pháp lý của bảo

Trang 28

lưu Việc rút một phần bảo lưu thê hiện thiện chí của thành viên muốn thực hiện đây đủ hơn các điêu khoản của điêu ước.

6 Thủ tục liên quan dén bảo lưu điêu ước quôc tê

Tính hợp pháp của một bảo lưu còn phụ thuộc vào việc liệu nó có đáp ứng các điều kiện về thủ tục được quy định tại Công ước Viên năm 1969 và Công

ước Viên năm 1986 hay không Tat ca các tuyên bố bao gồm tuyên bố bảo lưu, chấp nhận bảo lưu, phản đối bảo lưu, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đều phải được viết thành văn bản và thông báo cho các thành viên ký kết (trừ trường hợp chấp nhận ngầm định).

Trường hợp bảo lưu liên quan đến kế thừa điều ước quốc tế thì theo Công

ước Viên năm 1978, vấn đề bảo lưu sẽ được áp dụng các quy định liên quan được ghi nhận tại Công ước Viên năm 1969 Nhìn chung, việc xác định một bảo lưu có đáp ứng các điều kiện về thủ tục hay không thi không phải là một van đề

quá khó, bởi vì những điều kiện này được thực hiện và giám sát băng việc lưu

chiêu điêu ước quôc tê và không phụ thuộc vào ý chí của các quôc gia khác.

Tóm lại, việc bảo lưu được ghi nhận trong Công ước Viên năm 1969, Công ước Viên Năm 1978 và Công ước Viên năm 1986 đã đánh dấu kết quả hoạt

động thực tiễn của ICJ va ILC, đồng thời khăng định sự phát triển của luật quốc

tế Các quy định hiện nay về bảo lưu cho phép các thành viên điều ước, một cách đơn phương, thay đổi các nghĩa vụ của mình được ghi nhận trong văn bản điều ước đã được thông qua Một bảo lưu được đưa ra sẽ là bảo lưu hợp pháp

(và có hiệu lực), néu như hai điều kiện sau được đáp ứng: (i) đáp ứng các điều kiện về hình thức và thủ tục bảo lưu; (ii) không thuộc các trường hợp hạn chế

bảo lưu.

Tuy nhiên, một thách thức cơ bản còn ton tai trong ché dinh bao luu theo

quy định của luật điều ước quốc tế hiện nay, đó là chưa đưa ra các hướng dẫn cụ

thé hơn dé tạo điều kiện cho việc sử dụng thích hop và hợp pháp các bảo lưu đối

với điều ước quốc tế Quy định của pháp luật quốc tế hiện nay về bảo lưu điều

ước sử dụng những quy tắc chung để áp dụng và đánh giá với tất cả các điều ước đa phương, thuộc mọi lĩnh vực mà không tính đến đặc điểm của các loại điều

ước đa phương Ngoài ra, Công ước Viên năm 1969 cũng như các công ước liên

quan có rât ít các quy định cụ thê về cách thức xác định và hệ quả của bảo lưu

Trang 29

vô hiệu do trái với đối tượng và mục đích của điều ước Thực tiễn này đòi hỏi sự

thiện chí, nỗ lực của các chủ thể luật quốc tế cũng như của ILC để sớm có thể

thông qua một Công ước về bảo lưu điều ước quốc tế dựa trên cơ sở Công ước

Viên năm 1969 và Hướng dẫn thực hành của ILC.

HI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN BẢO LƯU DIEU UOC QUOC TE

CUA MỘT SỐ QUOC GIA

1 Pháp luật va thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Hợp chủng quốc

Hoa Kỳ

Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định về bảo lưu điều ước quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này được thực hiện trên cơ sở chia sẻ quyền lực giữa Thượng viện và Tổng thống Hoa Kỳ Điểm 2 khoản 2 Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định “7ổng thống Hoa Kỳ có quyên ký kết các điều ước quốc tế,

trên cơ sở các khuyến nghị và dong thuận của Thượng viện, được 2/3 Thượng ”* Trên cơ sở quy định này, nghị sỹ thông qua tại cuộc thảo luận về vấn dé nay”.

quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ liên quan đến việc phê chuẩn một điều ước quốc tế đều phải được thực hiện trên cơ sở một Nghị quyết của Thượng viện về

khuyến nghị và đồng thuận với việc phê chuẩn Trên thực tế, từ năm 1795, các nghị quyết nêu trên của Thượng viện thường đưa ra bốn vấn đề khi phê chuẩn

một điều ước quốc tế, bao gồm: bảo lưu, giải thích, tuyên bố và quy định nội

luật.” Như vậy, nếu Thượng viện đưa ra các khuyến nghị về việc cần phải bảo

lưu một hoặc một số quy định của điều ước quốc tế, Tổng thông Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn điều ước quốc tế đó với các tuyên bố về bảo lưu theo khuyến nghị của

Thượng viện.”

Mặc dù chúng ta vẫn nhận định rằng bảo lưu không thực hiện với điều ước

quốc tế song phương, tuy nhiên trong một báo cáo thực tế cho thấy, Thượng viện Hoa Kỳ đã bảo lưu 13 điều ước quốc tế song phương trong khoảng thời

gian từ năm 1975 đến năm 1985.” Bảo lưu đối với điều ước quốc tế song

phương thì cân sự châp thuận của bên còn lại Đôi với điêu ước đa phương,

?? The US Congress, The Constitution of the United States of America - Analysis and Interpretation (12 March2016) 521.

8 Samuel Benjamin Crandall, Treaties: Their Making and Enforcement, The Lawbook Exchange, Ltd., 2005,79-81.

°° Duncan B Hollis, Merritt R Blakeslee and Benjamin Ederington (eds), National Treaty Law and Practice,Martinus Nijhoff Publishers, 2005, 765, 775.

30 Trong ban trả lời của Đại sứ Hoa Kỳ gửi Tổng thư ký Liên hiệp quốc ngày 18/3/1996 liên quan đến bảo lưuđiều ước quốc tế, việc bảo lưu các điều ước quốc tế song phương đã được ghi nhận tại Phụ lục 1.

Trang 30

Thượng viện Hoa Ky luôn phản đôi việc tham gia vào các điêu ước quôc tê đa

phương mà không cho phép bảo lưu.”

Trong thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế, bảo lưu của Hoa Kỳ thường liên quan đên những vân đê sau:

- Hạn chế hiệu lực áp dụng của điều ước quốc tế trong lãnh thô Hoa Kỳ "

theo đó không có một điều khoản nào trong điều ước cho phép hoặc yêu cầu

pháp luật của Hoa Kỳ hoặc Hoa Kỳ thực hiện các hành động bị cam theo Hiến

pháp của Hoa Kỳ hoặc theo sự giải thích của Hoa Kỳ Theo nội dung tuyên bó, Hoa Kỳ sẽ không thực hiện quy định của điều ước quốc tế nếu như nó bị cắm theo Hiến pháp hoặc theo sự giải thích của Hoa Kỳ Nội dung bảo lưu của Hoa Kỳ chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc Pacta sunt servanda — nguyên tắc cơ

bản của luật quôc tê.

- Bảo lưu một số quy định về nghĩa vụ phải thực hiện” Qua bảo lưu của Hoa Kỳ, có thé thấy rang đa phan Hoa Kỳ viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước dé không thực hiện một/một số điều khoản của điều ước quốc tế Các

quốc gia cũng có sự phản đối đối với bảo lưu này của Hoa Kỳ, tuy nhiên, các quốc gia đều khắng định việc phản đối bảo lưu không ảnh hưởng đến mối quan

a ak # kk es v4 h , 34hệ điêu ước quôc tê giữa Hoa Kỳ và quôc gia đó.

- Bảo lưu quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp tại một cơ quan tài phán quốc té.* Việc bảo lưu các điều khoản này sẽ giúp Hoa Kỳ chủ động hon trong

việc lựa chọn cơ chế/cơ quan giải quyết tranh chấp đối với từng tranh chấp cụ thể, từ đó tạo ra thế chủ động hơn cho Hoa Kỳ.

Không chỉ đưa ra tuyên bố bảo lưu, khi tham gia các điều ước quốc tế, Hoa

Kỳ cũng có các phản ứng trước các tuyên bố bảo lưu của các quốc gia thành viên khác Hoa Kỳ đã phản đối tuyên bố bảo lưu của Pakistan khi tham gia Công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966, phan đối tuyên bố bảo lưu của Cộng

3' Thượng viện đã đưa vào Nghị quyết về khuyến nghị và chấp thuận dé phê chuẩn Công ước về vũ khí hạt nhânyêu cầu: Sau khi nộp văn kiện phê chuẩn, Tổng thống sẽ xác nhận với Nghị viện là đã thông báo cho tất cả cácquốc gia thành viên Công ước rằng Nghị viện có quyền, theo Hiến pháp Hoa Kỳ, đưa ra bảo lưu đối với Côngước, bất kế Điều 22 của Công ước (Điều 22 quy định Công ước cắm bảo lưu)

* Bảo lưu của Hoa Kỳ đối voi Công ước về ngăn ngừa và trừng tri tội diét chủng năm 1948, Công ước chống tratan năm 1984, Công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966

33 Điều 20, Điệu 7, Điều 15 Công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966

** https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY &mtdsg_no=IV-4&chapter=4&clang=_en#EndDec

3” Điều 20 Công ước quốc tế về ngăn chặn các hoạt động khủng bố hạt nhân năm 2005, Điều 9 Công ước vềngăn ngừa và trừng trị tội diét chủng năm 1948, Điều 30 Công ước chống tra tan năm 1984

Trang 31

hòa Yemen khi gia nhập Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963 Tuy nhiên Hoa Kỳ cũng nhân mạnh răng tuyên bố phản đối bảo lưu này không ảnh hưởng

đến hiệu lực của điều ước quốc tế giữa Hoa Kỳ và quốc gia liên quan Cùng với các tuyên bố bảo lưu, tuyên bố phản đối bảo lưu của Hoa Kỳ thể hiện quan

điểm, cách nhìn nhận của Hoa Kỳ về các vẫn đề được quy định trong điều ước

quốc tế.

2 Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Liên bang Nga

Những vấn đề liên quan đến các ký kết điều ước quốc tế của Liên bang Nga được điều chỉnh chủ yếu bởi Hiến pháp năm 1993 và Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995,

Hệ thống nhà nước ở Nga được quy định trong Hiến pháp 1993 dựa trên sự phân chia quyền lực giữa cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp và thừa nhận nguyên tắc “kiểm tra và cân bằng” (checks and balances) Việc ký

kết các điều ước quốc tế ở Nga chủ yếu thuộc về cơ quan hành pháp (Chính

phủ), tuy nhiên cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp được trao quyền và nghĩa vu theo Hiến pháp để tham gia vào một số hoạt động với những điều kiện nhất

Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995 quy định các danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế của Liên bang Nga, bao gồm: điều ước với danh nghĩa liên

bang (interstate treaties), điều ước với danh nghĩa chính phủ (intergovernmental

treaties), và điều ước với danh nghĩa cấp bộ liên ngành (interdepartmental

treaties).°° Dù được ký kết với danh nghĩa nào, các điều ước quốc tế đều có giá trị pháp lý bắt buộc và phải được Liên bang Nga tận tâm, thiện chí thực hiện.

Sự phân cấp thâm quyên giữa các cơ quan cũng được quy định rõ trong Luật

liên bang về điều ước quốc tế năm 1995 Theo đó, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm

thông báo cho Nghị viện liên bang (gồm Hội đồng liên bang và Viện Duma) về

việc tham gia các điều ước quốc tế với danh nghĩa liên bang và danh nghĩa chính phủ Theo yêu cầu của Nghị viện liên bang, Chính phủ sẽ đảm bảo việc cung cấp thông tin về các điều ước quốc tế đang được chuẩn bị ký kết Tham quyền quyết

định đàm phán, ký điều ước quốc tế thuộc về Tổng thống hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng liên bang, tùy tầm quan trọng và danh nghĩa ký điều ước

3 Điều 3 khoản 2 Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995.

https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/rus_e/WTACCRUS48_LEG_56.pdf

Trang 32

quôc tê Thâm quyên quyét định phê chuân điêu ước quôc tê thuộc vê Viện

Duma và Tổng thong Liên bang Nga ”

Dựa trên quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế,

Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995 của Nga quy định tương đối đầy đủ về bảo lưu điều ước quốc tế: thời điểm, điều kiện, thủ tục bảo lưu; rút bảo lưu; phản đối, chấp thuận bảo lưu Theo đó bảo lưu được đưa ra khi ký, phê

chuẩn, phê duyệt, thông qua hoặc gia nhập các điều ước quốc tế của Liên bang Nga với điều kiện là tuân thủ các điều kiện của điều ước quốc tế và các quy tắc

có liên quan của luật quốc tế Bảo lưu có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào Việc các

quốc gia khác chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của Liên bang Nga phải được tiến hành phù hợp với các điều kiện của điều ước quốc tế đó và

các quy tắc của luật quốc tế về chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu Các đề xuất cho việc chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu sẽ được thực hiện theo quy định của Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995.” Co quan có thẩm quyền quyết

định các hành vi ràng buộc của Liên bang Nga với điều ước quốc tế (Viện Duma, Tổng thống Liên bang Nga ) chính là co quan có thấm quyền quyết

định các vân đê liên quan đên bảo lưu.

Trên cơ sở quy định của Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995, thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Liên bang Nga khá phong phú Khi tham gia Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Nga đã đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với Điều 11 khoản 1 Công ước Điều 11 khoản 1 Công ước Viên năm

1961 đề cập đến việc khi không có sự thỏa thuận giữa nước cử và nước tiếp nhận về số lượng thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao thì nước tiếp nhận

có thé căn cứ vào các yếu tố khác nhau dé đưa ra con số hợp lý Tuy nhiên, Nga đã đưa ra bảo lưu theo hướng sửa đổi điều khoản này và cho rằng số lượng thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao phải theo sự thỏa thuận của hai bên.”

Tương tự như Hoa Kỳ, đối với các điều ước quốc tế đưa ra thủ tục giải quyết

tranh chấp quốc tế, Nga cũng đưa ra bảo lưu đối với những điều khoản này để bảo dam tối đa lợi ích của mình khi tham gia giải quyết tranh chấp.ˆ” Liên bang

3” Điều 7, Điều 17, Điều 18 Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995.3 Điều 25 Luật liên bang về điều ước quốc tế năm 1995.

* https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?sre=TREATY&mtdsg_no=lII-3&chapter=3&clang=_en#EndDec

*° Bao lưu đối với Công ước về quyền ưu đãi miễn trừ của Liên hop quốc năm 1946, Công ước về các quyền ưu

đãi và miễn trừ của các cơ quan chuyên môn năm 1947

Trang 33

Nga không chấp nhận thâm quyền đương nhiên của Tòa án công lý quốc tế với những tranh chấp phát sinh giữa Nga với các quốc gia thành viên của điều ước, mà chỉ chấp nhận đệ trình vụ việc ra Tòa khi tất cả các bên chấp nhận thầm

x 2 41

quyên cua Tòa.

Khi tham gia Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, dựa

trên quy định của Công ước, Liên bang Nga đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với

Điều 11, Điều 29 và Phan II Công ước Bảo lưu của Nga liên quan đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Theo đó, hợp đồng cũng như những

van dé liên quan đến hợp đồng (sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, chào hàng, chap

nhận chào hàng ) phải được lập thành văn bản nếu như bất kỳ bên nào trong

hợp đồng có địa điểm kinh doanh tại Liên bang Nga “”

Bên cạnh các bảo lưu, Nga cũng đưa ra các tuyên bố phản đối bảo lưu của

các quốc gia khác như tuyên bố phản đối của Nga khi tham gia Công ước Viên

năm 1961 về quan hệ ngoại giao đối với bảo lưu của Bahrain, A rap Xê-út, Qatar Lý do Nga phản đối là bảo lưu của các quốc gia đó không phù hợp với

đối tượng, mục đích của Công ước *

3 Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Cộng hòa An Độ An Độ là một quốc gia liên bang (Union of States) Hién pháp của An Độ

được xây dựng theo cấu trúc liên bang, nhằm phân chia quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp cho Liên bang (the Union) và các bang (the States) Liên quan đến

hoạt động đối ngoại nói chung và ký kết điều ước quốc tế nói riêng, Hiến pháp

trao quyền cho Chính quyền liên bang.

Trong trường hợp không có văn bản nào quy định, thẩm quyền ký kết và

thực hiện điều ước quốc tế thuộc về Chính phủ Hiến pháp An Độ không bắt

buộc phải có sự chấp thuận của Nghị viện Liên bang trước khi các điều ước

quốc tế được ký kết hoặc phát sinh hiệu lực Tuy nhiên, việc nội luật hóa dé thực hiện điều ước quốc tế, nhất là một số điều ước quốc tế quan trọng, cần có sự

thông qua của Nghị viện trước khi phê chuẩn điều ước quốc tế ˆ"

*! https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?sre=TREATY &mtdsg_no=lll-2&chapter=3&clang=_en#EndDec

” https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?sre=TREATY &mtdsg_no=X-10&chapter=10&clang=_en* https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?sre=TREATY &mtdsg_no=IlI-3&chapter=3&clang= en“ Ducan B.Hollis, Merritt R.Blakeslee, L.Benjamin Ederington, National treaty law and practice, Chapter ten:

“India ”, Dr.K.Thakore; Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2005

Trang 34

Theo pháp luật An Độ, việc bảo lưu với điều ước quốc tế đa phương sé được

thực hiện nếu các điều khoản của điều ước quốc tế đó không phù hợp với chính sách, pháp luật của Ấn Độ và nếu Chính phủ An Độ muốn sửa đôi hoặc loại bỏ điều khoản đó ở mức độ nhất định Bên cạnh đó, đôi khi các tuyên bố

(declarations) được đưa ra khi Ấn Độ tham gia vào các điều ước quốc tế đa

phương là dé làm rõ hoặc giải thích quan diém của An Độ với vân dé này.

Trong thực tiễn, một số bảo lưu của Ấn Độ cũng tương tự các quốc gia khác

như bảo lưu các quy định về thâm quyên giải quyết tranh chấp của cơ quan tai

phán quốc tế, trong đó có Toà án Công lý quốc tế được quy định tại Điều 9

Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 Tuy nhiên, tuyên bố bảo lưu của An Độ đã gặp phải sự phản đối của Hà Lan và Liên hiệp Vương

quốc Anh & Bắc Ai-len Cả hai quốc gia này đều cho rằng việc An Độ bảo lưu Điều 9 là không phù hợp với mục đích và đối tượng của Công ước Thậm chí Hà Lan còn tuyên bố Hà Lan không coi bat kỳ quốc gia nào đưa ra tuyên bố bảo lưu điều này là thành viên của Công wdc.” Bảo lưu tương tự cũng được An Độ đưa ra khi tham gia Công ước về thông báo sớm về tai nạn hạt nhân năm 1986, Công

ước về trợ giúp trong những trường hợp tai nạn khan cấp về hạt nhân hoặc

phóng xạ năm 1986 Việc bảo lưu những điều khoản này là dé An Độ được chủ động hơn khi lựa chọn các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp.

Ấn Độ cũng đưa ra tuyên bố bảo lưu khi tham gia vào một số hiệp định liên quan đến hàng hóa, như Hiệp định đường quốc tế năm 1973 và năm 1977.*° An Độ đã đưa ra tuyên bố bảo lưu theo hướng sửa đôi hiệu lực của một số điều

khoản của điều ước nhằm phù hợp với đường lỗi, chính sách phát triển cũng như các quy định của pháp luật trong nước về kinh tế.

Ấn Độ là một trong các thành viên của một số điều ước quốc tế liên quan đến chất gây nghiện Khi tham gia các điều ước quốc tế, An Độ đã đưa ra bảo

lưu về mục đích sử dụng các chất gây nghiện Bảo lưu của An Độ đối với Công ước đơn về ma túy năm 1961 cho phép tam thời sử dụng thuốc phiện ở trên một

sô vùng lãnh thô của An Độ với các mục đích: y tê; hút thuôc phiện; sử dung cân

* https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?sre=TREATY&mtdsg_no=IV-1&chapter=4&clang=_en#EndDec

“© https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XIX-18&chapter=19&clang=_en

Trang 35

sa, nhựa cây cân sa, chiét xuât cân sa vì mục đích phi y tê; sản xuât và kinh doanh các loại thuốc trên ˆ”.

Trong lĩnh vực quyền con người, An Độ đã đưa ra các bảo lưu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như pháp luật và tập quán khi các quy định của các điều

ước quốc tế mâu thuẫn với pháp luật trong nước hoặc thậm chí là hoàn toàn trái với các quy định của Hiến pháp An Độ Chang hạn, bảo lưu của An Độ khi tham gia Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 và Công ước về

quyền dân sự và chính trị năm 1966 Tuy nhiên, tuyên bố bảo lưu này của An Độ bị một số quốc gia như Pháp, Đức, Hà Lan phản đối Các quốc gia này cũng khẳng định việc phản đối không ảnh hưởng đến hiệu lực của Công ước giữa các

quốc gia đó với An Độ *

4 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

a Tham quyên bao lưu điều ước quốc tê

Thâm quyền bảo lưu điều ước quốc tế được các quốc gia quy định gắn với thâm quyền ký kết điều ước quốc tế, đặc biệt là thâm quyên tiến hành các hành vi ràng buộc của quốc gia đối với điều ước quốc tế Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế “bdo Iu” dùng dé chỉ một tuyên bố đơn phương, bat ké cách viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước

trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia Do vậy, việc các quốc gia quy định

cơ quan có thấm quyền bảo lưu điều ước quốc tế chính là cơ quan có thâm

quyền đại diện quốc gia tiến hành các hành vi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê

duyệt hoặc gia nhập điều ước là hoàn toàn phù hợp b Nội dung bảo lưu điều ước quốc tế

Từ thực tiễn của các quốc gia, một số quy định mà các quốc gia thường đưa ra tuyên bố bảo lưu:

- Bảo lưu quy định về việc hạn chế sự tham gia của một số quốc gia vào điều

ước quôc tê Nhiêu điêu ước quy định các quôc gia không phải là thành viên của

*” https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?sre=TREATY&mtdsg_no=VI-15&chapter=6&clang=_en#EndDec

“8 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY &mtdsg_no=IV-3&chapter=4&clang=_en

Trang 36

Liên hợp quốc hoặc không thỏa mãn các điều kiện nhất định thi không được

tham gia điều ước Nhiều quốc gia đã đưa ra bảo lưu điều khoản này vì nó mang

tính chất phân biệt, thiếu bình đăng.

- Bảo lưu quy định về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp Trên thực tế đây là điều khoản mà các quốc gia thường hay bảo lưu nhất Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đăng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc hoà bình giải quyết

tranh chấp quốc tế.

- Bao lưu theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hiệu lực thi hành cuađiêu ước quôc tê.

- Bảo lưu quy định của điều ước chưa phù hợp với các nguyên tắc của pháp

luật quốc gia.

c Tính phù hợp của bảo lưu với doi trợng và mục dich của điều ước quốc

LáA

Qua thực tiễn của các quốc gia cũng có thé thay rang bao lưu là quyền của quốc gia, tuy nhiên nó phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc chung của

pháp luật quốc tế Nội dung của tuyên bồ bảo lưu, về nguyên tắc, chỉ được coi là

hợp pháp nếu nó không thuộc các trường hợp điều ước quốc tế không cho phép

bảo lưu (điều ước quốc tế cam hoàn toàn bảo lưu, hay chỉ cho phép bảo lưu một

phần) và bảo lưu phải phù hợp với đối tượng, mục đích của điều ước quốc tế.

Khi quôc gia bảo lưu điêu ước quôc tê cân cân nhac vân dé này.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các bảo lưu có nội dung ưu tiên áp dụng pháp luật quốc gia khi có sự xung đột với pháp luật quốc tế, bảo lưu nhăm tạo ra sự phân biệt đối xử, bảo lưu nhằm làm thu hẹp phạm vi áp dụng điều ước quốc tế thường dé gây ra tranh cãi về sự phù hợp với đối tượng, mục dich của điều

ước quốc tế Tuyên bố bảo lưu như vậy có thé sẽ bị phản đối từ phía các quốc

gia thành viên hoặc sẽ gặp vướng mắc khi giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế

d Phan doi bảo lưu điều ước quốc tế

Bên cạnh việc thực hiện quyền đưa ra bảo lưu của mình, các quốc gia cũng tiến hành phản đối bảo lưu của các quốc gia thành viên khác Các phản đối bảo lưu một phần dựa trên các quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều

ước quôc tê, một phân cũng trên quan điêm, cách nhìn nhận của quôc gia đôi với

Trang 37

các vân đê mà quôc gia thành viên bảo lưu Có những tuyên bô bảo lưu với nộidung tương tự nhưng nêu đưa ra ở điêu ước quôc tê này không vâp phải sự phản đối nhưng với điều ước quốc tế khác lại bị phản đối khá quyết liệt.

Khi tiến hành phản đối bảo lưu của quốc gia thành viên khác, quốc gia đưa

ra phản đối, dựa trên các quy định của Công ước Viên năm 1969, cũng nêu lên

hệ quả pháp lý của hành vi phản đối Trong đa số trường hợp, phản đối bảo lưu không làm chấm dứt quan hệ với tư cách thành viên điều ước giữa quốc gia bảo

lưu và quốc gia phản đối bảo lưu Giữa các quốc gia vẫn có quan hệ điều ước nhưng sẽ không bị ràng buộc bởi điều khoản đã bị bảo lưu Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, quốc gia phản đối bảo lưu nêu rõ là sẽ không duy trì quan hệ điều ước với quốc gia đã đưa ra bảo lưu Những vấn đề nêu trên cho thấy, việc

phản đối bảo lưu không chỉ thuần tuý là hành vi mang tính pháp lý, dựa trên quy

định của luật quốc tế mà còn chịu tác động bởi các yếu tố chính trị, dựa trên quan điêm của quôc gia phản đôi bảo lưu.

Xét cho cùng thì bảo lưu luôn là một vấn đề cần thiết và quan trọng đối với

mỗi điều ước quốc tế Các quốc gia dùng quyền bảo lưu dé thể hiện quan điểm, bảo vệ lợi ích của quốc gia và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Nói

chung, những quy định về bảo lưu hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn của quan hệ quốc tế Nó giúp các chủ thé luật quốc tế nói chung va

các quốc gia nói riêng đảm bảo được thực chat của các thỏa thuận đồng thời cho phép một số quốc gia khắc phục được những khó khăn riêng của mình Việc

tham gia ký kết các điều ước và lĩnh vực ký kết ngày càng mở rộng kéo theo đó là sự thay đổi và đa dạng của các bảo lưu.

IV PHAP LUAT VÀ THUC TIEN BẢO LƯU DIEU UOC QUOC TE

CUA VIET NAM

1 Quá trình hình thành và phat triển các quy định của pháp luật Việt

Nam về bảo lưu điêu ước quôc tê

Quá trình hình thành và phát triển các quy định về bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam gan với quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp

luật Việt Nam về điều ước quốc tế Quá trình này có thể chia thành hai thời kỳ:

(i) trước khi ban hành Hiến pháp năm 2013 và (ii) sau khi ban hành Hiến pháp

năm 2013.

Trang 38

a Thời kỳ trước khi ban hành Hiến pháp năm 2013 * Giai đoạn từ năm 1945 đến trước đổi mới năm 1986

Đây là giai đoạn đất nước gặp muôn vàn khó khăn Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiễn hành các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Ở giai đoạn này, trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam bị bao vây, cô lập, SỐ lượng điều ước quốc té Việt Nam ký kết và tham gia chưa nhiều Chính vì lẽ đó, các quy phạm pháp luật

về điều ước quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn này rất ít, chỉ dừng lại ở các

quy định chung trong các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 Các bản Hiến pháp chủ yếu dé cập đến thâm quyền của

các cơ quan như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong hoạt động đối ngoại

nói chung và ký kết, thực hiện điều ước quốc tế nói riêng.”

Ngoài các quy định chung trong các bản Hiến pháp, chưa có bất kỳ văn bản

pháp luật nào cụ thể hóa, điều chỉnh hoạt động ký kết và thực hiện điều ước

quốc tế của Việt Nam và vì lẽ đó, ở giai đoạn này, Việt Nam chưa có bất kỳ quy định nào về bảo lưu điều ước quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam đã có một số tuyên bố bảo lưu như khi tham gia các Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn

nhân chiến tranh năm 1949."

* Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 1992

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã có sự đôi mới Việt Nam khăng định muốn làm bạn với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị Sự thay đôi này đã tạo ra bước ngoặt trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Số lượng điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ngày càng tăng Để phục vụ cho quá trình hội nhập, Việt Nam đã quan tâm hơn đến hoạt động ký kết, gia nhập điều ước quốc tế trong đó bao gồm cả vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 và chính sách đổi mới của Đảng, ngày 27 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện

* Điều 23, Điều 49 điểm h Hiến pháp năm 1946; Điều 53, Điều 64 và Điều 74 Hiến pháp năm 1959; Điều 83,Điều 100 và Điều 107 Hiến pháp năm 1980.

°° Việt Nam đưa ra bảo lưu đối với Điều 10 Công ước Giơnevơ năm 1949 về cải thiện tình cảnh của những ngườithuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ bị thương hoặc bị bệnh; Điều 10 Công ước Giơnevơ năm 1949 vềcải thiện tình cảnh của những người thuộc các lực lượng vũ trang trên biển bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tau;Điều 4, Điều 10, Điều 12 và Điều 85 Công ước Giơnevơ năm 1949 về đối xử với tù binh chiến tranh; Điều 11 vàĐiều 45 Công ước Giơnevơ năm 1949 về bảo hộ dân thường trong chiến tranh Nguồn: https://ihl-databases.1erc.org/applic/1h1/1hl.nsfNotification.xsp?action=openDocument&documentld=3092893761F§178BC1256402003F9940

Trang 39

điều ước quốc tế năm 1989 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1989) Ngày 28

tháng 5 năm 1992 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị dinh182/HDBT quy định chi tiết Pháp lệnh nay Đây là những văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Cũng tại Pháp lệnh năm 1989, lần đầu tiên bảo lưu điều ước quốc tế đã chính thức được ghi nhận, đặt cơ sở nền tảng về mặt pháp lý cho hoạt động bảo

lưu điều ước quốc tế trong thực tiễn.” Tuy nhiên, các quy định về bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các quy định về nội dung và thời điểm bảo lưu So với quy định của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước

quốc tế, Pháp lệnh năm 1989 quy định còn thiếu và chưa cụ thé.

* Giai đoạn từ năm 1992 đến trước khi ban hành Hién pháp năm 2013

Trong giai đoạn này, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn

phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới Ngày 15 tháng 4 năm 1992 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm

1992 Hiến pháp năm 1992 đã quy định cụ thể thâm quyền ký kết điều ước quốc

tế của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ cũng như thẩm quyén của các cơ

quan trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam ”

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 28 tháng 8 năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 (sau đây gọi tat là Pháp lệnh năm 1998) và ngày 18 tháng 10 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/1999/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh năm 1998 Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định 161/1999/NĐ-CP đã tạo ra bước phát triển của pháp luật Việt Nam về điều ước

quốc tế nói chung và bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng Nếu như Pháp lệnh năm 1989 chỉ có quy định chung về nội dung, thời điểm bảo lưu thì Pháp lệnh

năm 1998 đã cho thấy sự hoàn thiện đáng kể các quy định về bảo lưu điều ước quốc tế Lần đầu tiên, Pháp lệnh năm 1998 đã đưa ra định nghĩa bảo lưu điều

ước quốc tế.” Pháp lệnh năm 1998 cũng đã bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế như thâm quyền, trình tự, hình thức và nội dung bảo lưu”; thâm quyền, trình tự, hình thức và nội dung rút bảo lưu.”

>! Điều 10 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989

*2 Khoản 13 Điều 84, khoản 10 Điều 103, khoản 8 Điều 112 Hiến pháp năm 1992.* Khoản 7 Điều 2 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998** Điều 15 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998°° Điều 16 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998

Trang 40

Tuy nhiên, Pháp lệnh năm 1998 vẫn có một số hạn chế như chưa quy định về phản đối bảo lưu hay đưa ra bảo lưu khi ký các điều ước quốc tế (đối với các

điều ước có thé phát sinh hiệu lực ngay sau khi ký).

Năm 2001, Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước

quốc tế, đặt ra yêu cầu đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật

ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sau đây gọi tắt là Luật năm

2005) Về tổng thé, Luật năm 2005 là một “bước tiến” so với Pháp lệnh năm

1989 và Pháp lệnh năm 1998 cả về số lượng các chương, điều cũng như nội dung và hình thức văn bản, trong đó có nhiều quy định liên quan đến bảo lưu

điều ước quốc tế.

Điểm thay đổi cơ bản đầu tiên của Luật năm 2005 so với Pháp lệnh năm 1998 là quan niệm về điều ước quốc tế Theo Pháp lệnh năm 1998, điều ước

quốc tế có thể ký kết với các danh nghĩa: Nhà nước; Chính phủ; Toà án nhân

dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ” Còn theo Luật năm 2005, điều ước quốc tế Việt Nam ký kết

hoặc gia nhập chỉ bao gồm điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và nhân danh

Chính phủ” Sự thay đổi này dẫn tới thay đổi phạm vi những thoả thuận quốc tế

áp dụng quy định bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam.

Luật năm 2005 còn dành riêng Chương IV quy định những vấn đề pháp lý

về bảo lưu điều ước quốc tế Nội dung của Chương IV, ngoài kế thừa các quy

định của Pháp lệnh năm 1998, còn bô sung, hoàn thiện nhiều quy định mới liên quan đến: trách nhiệm của cơ quan thực hiện chức năng đối ngoại về điều ước

quốc tế”, chấp nhận và phản đối bảo lưu do bên ký kết nước ngoài đưa ra”, rút bảo lưu và rút phản đối bảo lưu”” Tất cả những quy định được bồ sung, hoàn

thiện nêu trên hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1969 về

luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và đều hướng tới việc bảo vệ các quyền

và lợi ích của Việt Nam khi kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên Tuy nhiên, các quy định về bảo lưu trong Luật năm 2005 vẫn còn một số tôn tại

và hạn chê như: chưa quy định cơ chê chịu trách nhiệm của cơ quan hữu quan

°° Diều 1 Pháp lệnh ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998*” Điều 7 Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005*Š Điều 55 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005

*° Điều 56, 57, 58 và 59 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 20055° Điều 60 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w