Cùng với đó, người dân thiếu ý thức trong việc phân loại rác thải ngay tại nguồn gây nhiều khó khăn cho phân loại, xử lý và tái chế.. Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Hữu Nghị
Chu Ngọc Trường An 2010811
Nguyễn Đặng Trung Kiên 2011465
Nguyễn Quốc Thiện 2010645
Lê Hoàng Vân Khánh 2010326
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
Trang 2MỤC LỤC
THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1
RÁC THẢI NHỰA 1
NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ 9
RÁC THẢI DỆT MAY VÀ THỜI TRANG 12
RÁC THẢI TRONG Y TẾ 16
RÁC THẢI TRONG TRƯỜNG HỌC 18
Trang 3THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở nước ta hiện nay khoảng 24,5 triệu tấn và chất thải rắn công nghiệp là 8,1 triệu tấn Trong đó, rác thải nhựa, nilon hiện đang là một vấn đề khiến Chính phủ phải đau đầu Ước tính, mỗi ngày nước ta xả ra khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa
và có từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn được xả ra đại dương Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, lượng rác thải nhựa trên biển của nước ta nhiều thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines Việt Nam có tổng cộng 112 cửa biển và 80% rác thải trên biển đều trôi ra từ đây Trong đó, phần lớn đều là rác thải sinh hoạt.
Trong khi đó, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại đô thị hiện nay đạt khoảng 70% đến 85% và ở nông thôn chỉ khoảng 40% đến 55% Đối với hoạt động công nghiệp, tỷ lệ thu gom rác thải rắn đạt chỉ 31% Phương pháp xử lý rác thải phổ biến nhất ở nước ta vẫn là chôn lấp và đốt thủ công Cả nước hiện có hơn 660 bãi chôn lấp nhưng chỉ khoảng 120 bãi là hợp vệ sinh Theo phạm vi, nơi có tỷ
lệ phát sinh rác thải nhiều nhất là khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng Điều này đã và đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý rác thải ở nước ta vẫn còn hạn chế, chẳng hạn như: Rác chưa được phân loại tại nguồn; Thiếu công nghệ; Thiếu nguồn lực;….Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu quy định và giải pháp đồng
bộ Hiện nay, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu xử lý rác thải đô thị đạt 90% vào năm 2025 và 100% vào năm 2050 Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi mỗi người dân phải chủ động trong vấn đề phân loại và vứt rác đúng nơi quy định, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa về quy trình xử lý rác thải.
RÁC THẢI NHỰA
1.1 Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ
Rác thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũbằng nhựa,… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm
Trang 4Chai nhựa chiếm phần lớn trong lượng rác thải nhựa hiện tình trạng ô nhiễm rácthải nhựa đáng báo động Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng
1.2 Rác thải nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất
ra với mục đích chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, nĩa nhựa, hộp xốp,… dùng 1 lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người
Theo báo Môi trường & Đô thị đưa tin, trong tổng số các loại rác thải nhựa thải
ra môi trường thì có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng 1 lần, và con số này đang không ngừng tăng lên mỗi ngày
Bởi đồ nhựa dùng 1 lần rất tiện ích với cuộc sống bận rộn vì tính nhanh, gọn, nhẹ, sau khi sử dụng chúng ta không cần mất công chùi rửa Thế nhưng sự tiện lợi này
đi kèm với nguy hại cực lớn cho môi trường và cả sức khỏe của chính chúng ta
Cốc nhựa dùng một lần được sử dụng nhiều nhất là ở các cửa hàng đồ uống, đồ
ăn nhanh và tại các sự kiện, buổi dã ngoại…
2 Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam
2.1 Tình trạng sản xuất và tiêu thụ nhựa tại Việt Nam:
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ nhựa trong cuộc sống hằng ngày cao hàng đầu thế giới
Trang 5Báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết vào năm 2015, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ đến 5 triệu tấn nhựa Con số tiêu thụ này đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 1990 – 2018, nếu như năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm thì đến năm 2018 con số này đã lên đến 41,3 kg nhựa/năm
2.2 Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam:
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới)
Đơn cử như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã
có 7% – 8% là rác thải nhựa, nilon
Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm trọng
2.3 Thực trạng xử lý, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam:
Việc xử lý, tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ
có 10% còn lại là được tái chế (Theo ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) Trong khi việc xử lý theo cách chôn, lấp, đốt có rất nhiều nhược điểm, gây hại cho môi trường, con người
Những vấn đề mà việc xử lý, tái chế rác thải nhựa gặp phải có thể nhắc đến: Lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải nhựa ở nước ta chưa phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ, diễn ra chủ yếu ở một số doanh nghiệp nhỏ Những đơn vị này có vốn đầu tư hạn chế, công nghệ đã lỗi thời, thiếu kế hoạch… nên hiệu quả chưa có
Trang 6Cùng với đó, người dân thiếu ý thức trong việc phân loại rác thải ngay tại nguồn gây nhiều khó khăn cho phân loại, xử lý và tái chế Như trong 3.000 tấn rác đem đi tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ thu được 50 – 60 tấn nhựa tái sinh chấtlượng thấp (Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam).
3 Tác hại, hậu quả của rác thải nhựa đến môi trường
Chính vì tình hình rác thải nhựa đang lên đến mức báo động như trên, thì tác hại
mà chúng gây ra cho môi trường cũng không hề nhỏ
Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm – 500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…
Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái
Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước:
Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ungthư,…
Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng vàngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật
có lợi cho cây ở dưới lòng đất
Trang 7Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởngđến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…
4 Phong trào chống rác thải nhựa
Đẩy mạnh khâu tuyên truyền và thuyết phục người dân hạn chế dùng đồ nhựa, đặc biệt là đồ nhựa một lần
Khuyến khích sử dụng đồ dùng nhiều lần, đồ có nguồn gốc thiên nhiên như tre, sậy, lá chuối thay thế cho đồ nhựa
Kêu gọi người dân vất rác đúng nơi quy định, chủ động phân loại rác ngay từ nguồn
Phát động phong trào kêu gọi người dân chung tay dọn rác
Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa…
Trang 9Phân loại rác tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xâydựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới
có thể phân hủy Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuấtphân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường
Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi Tâm lý người dân cho rằng, việcphân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho cácbãi rác Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người Vấn
đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra
Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưavào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người
Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thểthu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được
Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường
Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…
Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Trang 10Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình Cách nhận biết như sau:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ramùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết ), vỏ trái cây,
- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế Rác táichế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, ), các loại nhựa Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ
Lợi ích khi phân loại rác tại nguồn
- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải
ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển,
xử lý
Phương pháp thu gom rác
- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost)
- Thu gom rác khó phân hủy
+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải
để bán lại cho cơ sở tái chế
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,
Trang 11Có thể nói, việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn.
NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Ở Việt Nam, tình trạng xả rác bừa bãi trong các khu dân cư đã không còn là vấn đề xa
lạ mà đã là một vấn đề nhức nhối đang báo động nhiều năm nay, đặc biệt là nước thải
Trang 12Xả nước thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra tại nhiều cụm dân cư trên
địa bàn TP Hồ Chí Minh
Nguồn gốc của xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư
Nước thải khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt của người dân và nước mưa
Nước thải sinh hoạt là là nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt của người dân, bao gồm: tắm giặt, vệ sinh, tẩy rửa, nấu ăn…Chúng được thải ra từ các hộ dân nằm trong khu dân cư đó
Trang 13Nước mưa: bản thân nước mưa không gây ô nhiễm nhưng mái nhà và sân bãi được trảinhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, nước mưa sẽ cuốn theo các chất thải và đất cát xuống hệ thống thoát nước sẽ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước ảnh hưởng đến môi trường.
Đặc biệt ở các công ty xí nghiệp nằm ở khu dân cư, đây là những nơi thải ra một lượngnước thải rất lớn trong quá trình làm việc
Đặc trưng tính chất và thành phần của nước thải sinh hoạt khu dân cư
Có hàm lượng chất hữu cơ lớn ( từ 50 – 55% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh Đồng thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho quá trình vận chuyển hóa chất bẩn trong nước
Do nước thải khu dân cư có chứa một hàm lượng chất hữu cơ cao và hàm lượng chất dinh dưỡng Nito, photpho nên phù hợp với các phương pháp xử lý sinh học Bên cạnh
đó nước thải khu dân cư con chứa hàm lượng dầu mỡ và các tạp chất lớn như bao bì, nilon, rác,,,nên kết hợp các phương pháp cơ học và hóa lý để xử lí triệt để
Tác hại của nước thải khu dân cư:
Các chất hữu cơ hòa tan (BOD/COD): diễn ra sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ dẫn đến sự thiếu hụt oxy trong nước, gây ảnh hưởng đến thủy sinh Nếu thiếu hụt DO trầm trọng sẽ xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí, gây mùi hôi
Các chất dinh dưỡng (N,P): hàm lượng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, kích thích sự phát triển của tảo, rong rêu trong nước
Chất rắn lơ lửng (SS): làm đục nước, mất mỹ quan
Vi sinh vật gây bệnh: lan truyền các bệnh trong môi trường nước như: thương hàn, tả lị,… có thể thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Biện pháp:
Về phía người dân:
- Người dân trong các khu dân cư phải có ý thức tự giác xả nước thải đúng nơi đúng chỗ
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người xung quanh
Về phía chính quyền địa phương:
- Chính quyền địa phương cần đưa ra những phương pháp xử lý nước thải hợp lý hơn,