1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn nghiệp vụ ngoại giao chủ đề nghiệp vụ đàm phán ngoại giao

43 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số vấn đề chung về đàm phán ngoại giao
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Đào, Ngô Thành Đạt, Nguyễn Thị Lý, Bùi Thị Minh Thư, Nguyễn Thủy Tiên, Lê Yến Nhi
Người hướng dẫn TS. Trần Hùng Minh Phương
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Nghiệp vụ Ngoại giao
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 360,61 KB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu môn học (9)
  • 2. Lý do chọn đề tài (9)
  • 3. Tầm quan trọng của đề tài (10)
  • 4. Giới thiệu đề tài (10)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG (12)
    • 1. Nhận thức về đàm phán và đàm phán ngoại giao (12)
      • 1.1. Khái niệm đàm phán (12)
      • 1.2. Khái niệm đàm phán ngoại giao (13)
        • 1.2.1. Ngưỡng tối thiểu và vùng thỏa thuận (17)
        • 1.2.2. Đòn bẩy và giải pháp thay thế (17)
    • 2. Loại hình, cấu trúc và chức năng của đàm phán ngoại giao (18)
      • 2.1. Phân loại đàm phán (18)
      • 2.2. Cấu trúc đàm phán (22)
      • 2.3. Chức năng của đàm phán (23)
    • 3. Tổ chức đàm phán (25)
      • 3.1 Công tác tổ chức (26)
      • 3.2. Chuẩn bị đàm phán về nội dung (31)
    • 4. Các giai đoạn đàm phán (34)
      • 4.1. Giai đoạn đầu (34)
      • 4.2. Giai đoạn thứ hai (35)
      • 4.3. Giai đoạn kết thúc (35)
    • 5. Văn kiện kết thúc đàm phán (36)
    • 6. Nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến đàm phán (37)
      • 6.1. Nhân tố khách quan (37)
        • 6.1.1. Tương quan lực lượng (37)
        • 6.1.2. Nhân tố văn hóa (39)
        • 6.1.3. Bối cảnh trong nước (39)
        • 6.1.4. Bối cảnh quốc tế (40)
      • 6.2. Nhân tố chủ quan (40)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

Giới thiệu môn học

Nếu có một môn học có thể mở ra cánh cửa tới thế giới đa dạng và phức tạp của ngoại giao, đó chính là "Nghiệp Vụ Ngoại Giao" Môn học này không chỉ là một khám phá về cách thức các quốc gia tương tác và làm việc với nhau, mà còn là một cuộc phiêu lưu vào bản chất của sự hiểu biết, tôn trọng và hòa nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới Nghiệp vụ ngoại giao mang đến cái nhìn sâu rộng về quy trình và thủ tục của ngoại giao quốc tế Từ việc đàm phán hòa bình đến thỏa thuận thương mại, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành để hiểu và tham gia vào các hoạt động ngoại giao đa phương Môn học cũng đào tạo sinh viên về tầm quan trọng của giao tiếp hiệu quả và đàm phán trong các môi trường đa văn hóa Việc này không chỉ liên quan đến việc nắm vững ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia khác nhau mà còn đề cao kỹ năng phân tích văn hóa và khả năng thích ứng linh hoạt Hơn nữa, "nghiệp vụ ngoại giao" còn mở ra cánh cửa cho sinh viên tìm hiểu về các thách thức và cơ hội trong thế giới đa phương Qua môn học này, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý trong bối cảnh quốc tế Việc hiểu và thích ứng với các môi trường làm việc đa văn hóa không chỉ là một lợi thế mà còn là một yêu cầu cần thiết trong môi trường kinh doanh và chính trị ngày nay.

Tầm quan trọng của đề tài

Nghiệp vụ đàm phán ngoại giao không chỉ là một chủ đề quan trọng trong học thuật mà còn là một kỹ năng thực tiễn có ảnh hưởng sâu rộng đối với sinh viên Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ đàm phán ngoại giao không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về cách các quốc gia tương tác và giải quyết xung đột mà còn phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, đàm phán và thuyết phục Đặc biệt, việc học về nghiệp vụ đàm phán ngoại giao cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận các nguyên tắc và phương pháp thực tiễn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ quốc tế Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cộng đồng quốc tế và trở thành những người đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu Ngoài ra, cũng sẽ khuyến khích sinh viên phát triển tư duy phản biện, khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách kỹ lưỡng Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn trong cuộc sống hàng ngày và trong sự nghiệp sau này Vậy nên kỹ năng này vô cùng quan trọng, mở ra cơ hội mới cho sinh viên trong thế giới ngày nay đầy thách thức và cơ hội.

Giới thiệu đề tài

Đàm phán ngoại giao là một quá trình phức tạp và đầy thách thức, đòi hỏi sự thông minh,linh hoạt và sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, và quan hệ quốc tế Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tập trung vào việc hiểu rõ hơn về đàm phán ngoại giao như khái niệm đàm phán, đàm phán ngoại giao đến các loại hình, cấu trúc và chức năng của đàm phán ngoại giao… cũng như những nhân tố, thách thức ảnh hưởng đến đàm phán, cơ hội mà chúng ta đối mặt trong bối cảnh hiện nay của thế giới đa phương và đa văn hóa

Nhận thức sâu sắc về đàm phán ngoại giao là cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với các nhà ngoại giao và chính trị gia mà còn đối với mọi người, đặc biệt là sinh viên quan tâm đến lĩnh vực quốc tế và hòa bình Cuối cùng, chúng ta sẽ nhìn vào những thách thức và cơ hội mà các nhà đàm phán đối mặt, và cách mà họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để đối phó trước nhiều tình huống.

NỘI DUNG

Nhận thức về đàm phán và đàm phán ngoại giao

Từ góc độ xã hội học, đàm phán là một lĩnh vực thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi nền văn hóa, diễn ra hằng ngày, liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Dưới góc độ giao tiếp, đàm phán là quá trình mỗi bên thông qua ngôn ngữ để bày tỏ quan điểm, tìm cách thuyết phục người đối thoại hay đối phương, đối tác vì một mục đích nhất định và các bên có thể đi đến thỏa thuận sau khi đã nhân nhượng, trao đổi với nhau.

Như vậy, đàm phán là một hành vi giao tiếp nhằm mục đích đạt được thỏa thuận giữa các bên Tuy nhiên, không phải mọi hành vi giao tiếp có mục đích đều được coi là đàm phán Chỉ những hành vi trao đổi bằng lời nói giữa các pháp nhân đại diện cho quyền lợi của một cộng đồng mới được thừa nhận là đàm phán.

"Đàm" có nghĩa là thảo luận, "phán" có nghĩa là ra quyết định Từ nhiều khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa về đàm phán khác nhau Có người cho rằng, đàm phán là một phương tiện căn bản để đạt được cái mà người ta muốn từ người khác, là chiến thuật không dùng bạo lực nhằm giải quyết vấn đề có lợi nhất, có thể cải thiện tình hình hơn là không đàm phán Ý kiến khác lại nhấn mạnh, đàm phán là nhằm phân phối nguồn tài nguyên có giới hạn hoặc sáng tạo một nguồn tài nguyên mới mà không bên nào có thể thực hiện được bằng chính nguồn lực của mình hoặc giải quyết vấn đề hay cuộc tranh cãi giữa các bên Lại có nhận thức khác, đàm phán là một quá trình mà các bên cùng đưa ra quyết định mà họ có thể chấp nhận được, cùng thống nhất về những việc làm trong tương lai và cách thức giải quyết vấn đề. Đàm phán xuất hiện từ lâu, song chỉ trở thành khoa học trong thế kỷ XX, dựa trên tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như chính trị học, xã hội học, tâm lý học, Khoa học đàm phán nhấn mạnh các công cụ lý thuyết để phân tích và dự đoán hành vi cùng sự vận động của các mối quan hệ giữa các chủ thể, trên cơ sở đó xây dựng các mô hình ứng dụng dưới dạng chiến lược, sách lược, chiến thuật, kỹ thuật đàm phán. Đồng thời, đàm phán cũng được coi là nghệ thuật khi nhà đàm phán nắm chắc và vận dụng thành thạo, sáng tạo các kỹ năng đàm phán Nếu khoa học đàm phán nhấn mạnh tư duy hệ thống, chính xác, logic, thì nghệ thuật đàm phán coi trọng sự thuần thục, tinh tế trong sử dụng các kỹ năng và khả năng sáng tạo, ngẫu hứng, đột biến để vượt qua tình huống thách thức Nghệ thuật đàm phán ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đàm phán Ở góc độ thực tiễn, nghệ thuật đàm phán là nghệ thuật sử dụng các kỹ năng sẵn có, gồm các kỹ năng xử lý quan hệ xã hội, kỹ năng lắng nghe, thuyết phục, kỹ năng trình bày, kỹ năng xây dựng lập luận, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện, giải quyết vấn đề và việc vận dụng một cách hợp lý chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật, mô hình đàm phán vào hoàn cảnh cụ thể nhằm đối phó với những thay đổi.

Vậy đàm phán là hành vi giao tiếp tự nguyện hoặc có chủ ý, diễn ra trong một bối cảnh không gian, thời gian nhất định, được quy định bởi những quy tắc pháp lý chặt chẽ, trong đó mỗi pháp nhân thông qua ngôn ngữ và các thủ thuật giao tiếp tìm cách làm cho quan điểm của mình thắng thế nhằm đạt được thỏa thuận

1.2 Khái niệm đàm phán ngoại giao Đàm phán là một trong những chức năng trung tâm, một nội dung quan trọng hàng đầu của ngoại giao.

Vậy đàm phán quốc tế hay đàm phán ngoại giao là gì? Đó là trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện quốc gia về các vấn đề chính trị, kinh tế và các vấn đề khác, liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương, với mục đích thỏa thuận, nhất trí chiến lược chính trị đối ngoại, chiến thuật, hoặc phối hợp những hoạt động ngoại giao; trao đổi ý kiến, trao đổi thông tin, chuẩn bị nội dung để đi đến ký kết các điều ước quốc tế, giải quyết những tranh chấp

Khác nhau cơ bản giữa đàm phán thông thường và đàm phán ngoại giao chính là đàm phán giữa các đại diện quốc gia.

Cấp bậc người tham gia đàm phán ngoại giao (người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng ngoại giao) nói lên ý nghĩa những vấn đề bàn bạc, trao đổi, thương lượng. Theo thông lệ được chấp nhận rộng rãi, người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao, có quyền tiến hành đàm phán và ký kết điều ước quốc tế mà không cần giấy ủy quyền Các đối tượng khác phải có giấy ủy nhiệm mới được đàm phán và ký kết điều ước quốc tế Theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, công bố ngày 14/6/2005, Điều 22 khẳng định thông lệ trên, đồng thời bổ sung thêm hai đối tượng, hai trường hợp không cần giấy ủy nhiệm để đàm phán và thông qua văn bản điều ước quốc tế Đó là người đứng đầu phái đoàn đại diện thường trực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại tổ chức quốc tế hoặc cơ quan thuộc tổ chức này không cần giấy ủy nhiệm để đàm phán, thông qua văn bản điều ước quốc tế với tổ chức hoặc cơ quan đó. Đàm phán ngoại giao có thể tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp bằng con đường trao đổi thư tín ngoại giao Nhiều khi có thể tiến hành song song hai hình thức

Thông thường, công tác chuẩn bị cho đàm phán rất quan trọng, mất nhiều thời gian và công sức, từ xác định lập trường, dự thảo, văn kiện, đến bàn bạc về địa điểm, chương trình nghị sự, Đàm phán quốc tế và đàm phán ngoại giao là hai khái niệm rất gần nhau song cũng có sự khác nhau Đàm phán quốc tế là đàm phán giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau, có thể là chủ thể nhà nước, phi nhà nước Đàm phán ngoại giao trước hết là đàm phán quốc tế, song giữa các đại diện quốc gia. Đàm phán là một trong những hình thức, nội dung quan trọng nhất của công tác ngoại giao Đàm phán về vấn vấn đề đường biên giới, đàm phán đường phân chia trên biển, Chính vì vậy, trong nghĩa hẹp của từ, người ta đã thường định nghĩa ngoại giao là

"khoa học hoặc nghệ thuật đàm phán".

Có khá nhiều định nghĩa về đàm phán ngoại giao dưới các góc độ khác nhau Theo từ điển ngoại giao nổi tiếng của Liên Xô do A.Gromyko chủ biên: "Đó là trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện quốc gia về các vấn đề chính trị, kinh tế và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương, với mục đích thỏa thuận, nhất trí chiến lược, chiến thuật chính trị đối ngoại hoặc phối hợp những hoạt động ngoại giao; trao đổi ý kiến, trao đổi thông tin, chuẩn bị nội dung để đi đến ký kết các điều ước quốc tế, giải quyết những tranh chấp, " Hay trong từ điển ngoại giao nổi tiếng của nhà ngoại giao, nhà báo người Anh Harold Nicolson: “Trong ngôn ngữ nói, từ ngoại giao được sử dụng để ám chỉ nhiều nội dung rất khác nhau Nó được hiểu là quan hệ đối ngoại, trong các trường hợp khác lại ngụ ý là đàm phán Từ đó cũng được sử dụng để nói đến cơ quan ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao Cuối cùng từ đó còn có nghĩa là khả năng đặc biệt khôn khéo trong đàm phán quốc tế và với nghĩa xấu là xảo quyệt trong thương lượng.” Trong khi đó, từ điển của Pháp Le Nouveau Petit Robert định nghĩa “Ngoại giao là hoạt động chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia như đại diện quyền lợi của một chính phủ ở nước ngoài, quản lý công việc quốc tế, hướng dẫn và tiến hành đàm phán giữa các quốc gia”

Từ những khái niệm đàm phán nêu trên, cũng có thể rút đinh nghĩa về đàm phán ngoại giao.

Người đàm phán không đại diện cho quyền lợi cá nhân mà là quyền lợi của cộng đồng, có tư cách và thẩm quyền đại diện.

Nội dung đàm phán là những vấn đề hệ trọng liên quan đến quốc gia.

Ngôn ngữ sử dụng không nhất thiết là tiếng mẹ đẻ.

Bối cảnh có thể là quốc gia, khu vực và quốc tế.

Các quy tắc pháp lý được viện dẫn có thể là nội luật, điều ước quốc tế, án lệ, thông lệ quốc tế.

Thủ thuật giao tiếp hiểu theo nghĩa rộng là phương thức đàm phán, trong đó nhà đàm phán sử dụng những lập luận để bảo vệ quan điểm của mình hay bác bỏ lập luận của đối phương đồng thời tiến hành vận động hành lang, dư luận, tuyên truyền và thậm chí cả các biện pháp gây áp lực, ảnh hưởng, bắn tin, tác động tâm lý,

Như vậy, đàm phán ngoại giao là hành vi giao tiếp tự nguyện hoặc có chủ ý, giữa các đại diện quốc gia có thẩm quyền, diễn ra trong một bối cảnh không gian, thời gian nhất định, được quy định bởi những quy tắc pháp lý chặt chẽ, trong đó nhà đàm phán thông qua ngôn ngữ và các thủ thuật giao tiếp tìm cách làm cho quan điểm của mình thắng thế, nhằm đạt được thỏa thuận. Đàm phán ngoại giao là phương tiện hòa bình giải quyết tranh chấp và xung đột nảy sinh giữa các quốc gia, là một trong những phương pháp phổ biến nhất, được khẳng định trong luật quốc tế, nhằm phát triển, củng cố quan hệ giữa các quốc gia Ví dụ đàm phán tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam giữa 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam, Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn (1968-1973); đàm phán phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia với hai vòng đàm phán cấp chính phủ và 10 vòng cấp chuyên viên kéo dài 25 năm (6/1978-6/2003); đàm phán giữa Nga và Ukraine giải quyết xung đột giữa hai nước đã diễn ra được ba vòng (28/2, 3/3 và 7/3/2022),….

Xu thế ngày càng tăng của đàm phán bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX, mà nét nổi bật của giai đoạn đó là trạng thái lúc nóng, lúc lạnh của quan hệ quốc tế, chịu tác động của các nhân tố:

- Vai trò ngày càng giảm của nhân tố quân sự, sức mạnh; sự gia tăng nguy cơ hạt nhân đe dọa sự tồn tại của loài người;

- Sự bùng nổ các vấn đề toàn cầu như môi trường, bệnh tật, thiên tai và cả khủng bố quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau giải quyết;

- Sự gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau của các quốc gia do quá trình liên kết, toàn cầu hóa tạo ra;

- Liên Xô tan rã, xung đột sắc tộc bùng phát ở Nam Tư, Nga, Mônđôva, Bắc Caucasus, v.v tạo thành xung đột vũ trang kéo dài , không có trung gian hòa giải quốc tế thì khó dàn xếp được.

Bên thứ ba đứng ra giúp tổ chức quá trình đàm phán, đi đến giải quyết vấn đề.

Từ đầu những năm 1970 bắt đầu các quy trình đàm phán trong Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, tại các khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đặc điểm của quá trình đàm phán này là chương trình nghị sự ổn định Đặc thù của đàm phán hiện nay là cố gắng đạt nhiều thỏa thuận nhờ nguyên tắc nhất trí như trong ASEAN,ASEM, APEC, Nguyên tắc thông qua quyết định đồng thuận, đòi hỏi thành viên tham dự các diễn đàn quốc tế phải cố gắng tìm cách thỏa hiệp, nhân nhượng lẫn nhau, giải quyết khác biệt, bất đồng, cân bằng được lợi ích giữa các bên.

1.2.1 Ngưỡng tối thiểu và vùng thỏa thuận

Loại hình, cấu trúc và chức năng của đàm phán ngoại giao

Có nhiều cách thức phân loại đàm phán ngoại giao Các tiêu chí để phân loại đàm phán có: cấp độ đại diện; những vấn đề thảo luận; số lượng thành viên tham gia; hình thức đàm phán; mức độ thường xuyên.

- Phân loại theo cấp độ đại diện, có thể chia ra làm đàm phán chính trị và ngoại giao. Đàm phán chính trị được tiến hành ở cấp cao nhất (summit), là giữa những người đứng đầu nhà nước và chính phủ, bộ trưởng ngoại giao Đặc thù của loại đàm phán này là đại diện các bên có toàn quyền quyết định các vấn đề bàn bạc Chương trình nghị sự thường là những vấn đề lớn, quan trọng, có tính cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia Đôi khi, tại các cuộc đàm phán cấp cao, người ta xác định quan điểm chung của các quốc gia thành viên tham dự hội nghị, diễn đàn Nội dung sẽ được cụ thể hóa sau thông qua các cuộc đàm phán hay các phiên họp của lãnh đạo, chuyên viên cấp thấp hơn Trên cơ sở các cuộc gặp gỡ đó, các văn kiện cuối cùng được chuẩn bị Ví dụ: Hiệp ước Helsinki là hoạt động cuối cùng của Hội nghị vì an ninh và hợp tác châu Âu được tổ chức tại Helsinki, Phần Lan vào năm 1975 Ba mươi lăm quốc gia, bao gôm

Mỹ, Canada và tất cả các quốc gia châu Âu, ngoại trừ Albania và Anđôra đã ký hiệp ước với nỗ lực cải thiện quan hệ giữa cộng sản và phương Tây Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất các nước ASEAN tháng 2/1976 sau một loạt các nỗ lực, đàm phán ngoại giao như Thái Lan yêu cầu Mỹ rút căn cứ quân sự khỏi nước này, Philippin đề nghị Mỹ xem xét lại các hiệp ước quân sự ký kết năm 1971.

Trong các cuộc đàm phán ngoại giao có sự tham dự của các đại diện ngoại giao, quan chức, chuyên viên các quốc gia thành viên thường không có quyền hạn quyết định, giải quyết dứt điểm các vấn đề, luôn phải xin chỉ thị của lãnh đạo và thực hiện các chỉ thị của trung tâm Thành công của những cuộc thương lượng ấy phụ thuộc rất nhiều vào sáng kiến, kỹ năng thương lượng của người đàm phán.

- Phân loại theo chủ đề, có đàm phán kinh tế, quan hệ chính trị, môi trường, vấn đề xã hội và các vấn đề khác, Ví dụ: Vòng đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác có FTA với ASEAN bắt đầu từ ngày 9/5/2013, đến ngày 15/11/2015, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký RCEP.

- Phân loại theo số lượng các quốc gia tham gia đàm phán, có đàm phán song phương và đàm phán đa phương. Đàm phán đa phương phức tạp hơn về kế hoạch chuẩn bị, thủ tục và cả chiến lược,chiến thuật đàm phán Trong lịch sử quan hệ quốc tế trước thế kỷ XV, chủ yếu là đàm phán song phương Đầu thế kỷ XV bắt đầu xuất hiện đàm phán đa phương của các vương quốc Đông Âu ở Luxcơ Hội nghị Vienna (Áo) (từ tháng 10/1814 đến tháng6/1815) với 216 đại diện các nước châu Âu lúc đó (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) là hoạt động ngoại giao đa phương lớn nhất tính đến lúc bấy giờ.

Các diễn đàn đa phương trong lịch sử chủ yếu giải quyết vấn đề lãnh thổ Sau này, nội dung thảo luận, thương lượng tại các diễn đàn đa phương ngày càng được mở rộng và xuất hiện khái niệm mới về ngoại giao đa phương.

Ngoại giao đa phương là cùng nhau xem xét những vấn đề quốc tế hoặc những vấn đề được quan tâm chung bởi một số hay nhiều quốc gia Hoạt động đó được tiến hành hoặc tại hội nghị được triệu tập đặc biệt hoặc hoạt động thường xuyên hay trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia ở các lĩnh vực khác nhau, hoặc bằng con đường thư tín, gặp gỡ ngoại giao, Ví dụ: các hội nghị của ASEAN, Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết, NATO, Liên minh châu Âu hoặc tại các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc Các kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc với sự tham gia của đại diện 193 quốc gia thành viên là hoạt động ngoại giao đa phương rộng lớn nhất hành tinh.

- Các hình thức đàm phán khác là đàm phán trực tiếp, đàm phán gián tiếp Đàm phán trực tiếp là các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đối, đàm phán Đàm phán gián tiếp là đàm phán qua trung gian.

Ví dụ: Giữa Palestine và Israel đã nhờ trung gian Na Uy thương lượng Hiệp định Oslo năm 1993 về quan hệ giữa hai nước này Vào cuối tháng 10/1991, sau chiến tranh Vùng Vịnh, Ixraen và các nước Arập lập mặt trận chống lại Iraq.

Trong khi đó, phong trào Intifada đã lan rộng khắp vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng Trước thực trạng trên, một hội nghị vì hòa bình Israel - Arập được tổ chức tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha Dưới sự bảo trợ của Washington và Moscow, hội nghị lần đầu tiên có sự xuất hiện của phái đoàn đàm phán Ixraen và Palextin Phái đoàn Palestine tham gia cùng với Phái đoàn Jordan vì Tel Aviv từ chối sự tham gia trực tiếp của Phong trào giải phóng Palestine (PLO).

Sau đó, một loạt các cuộc đàm phán song phương và đa phương đã diễn ra trong nhiều tháng, ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng không đạt được sự tiến bộ nào Từ đó, các bên đi vào đàm phán bí mật với một nỗ lực cao là đạt được một thỏa thuận hòa bình cho cả Ixraen và Palextin.

Tháng 01/1993, Israel đã bãi bỏ đạo luật năm 1986 cấm Israel tiếp xúc với PLO Từ tháng 01 đến tháng 8/1993, Na Uy là nơi đã diễn ra ít nhất 14 cuộc họp bí mật Ngày 27/8/1993, Israel tiến hành đàm phán bí mật với PLO để đạt được thỏa thuận về chế độ tự chủ bắt đầu ở dải Gaza và Jericho (vùng Bờ Tây bị chiếm đóng). Để thực hiện sứ mệnh của mình, chính quyền Oslo, đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao

Na Uy Johan Joergen Holst đã dựa vào mối liên hệ lâu dài của ông với nhà lãnh đạo Yasser Arafat cũng như các liên kết chặt chẽ giữa Công đảng Nauy cầm quyền với đối tác Israel của mình Ngày 29/8/1993, Israel tuyên bố thỏa thuận về phác thảo một chính phủ tự trị Palestine lâm thời ở dải Gaza và một phần nhỏ của Bờ Tây bị chiếm đóng xung quanh Jericho Ngày 10 tháng 9 cùng năm, Tel Aviv công nhận PLO là đại diện của nhân dân Palestine.

Ngày 13/9/1993, tại Washington, nhà lãnh đạo Y.Arafat và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin ký "Tuyên bố nguyên tắc" lịch sử, còn gọi là Hiệp định Oslo Hiệp định vạch ra kế hoạch 5 năm để người Palestine ở Bờ Tây và dải Gaza dần dần tự quyết vận mệnh.

Tổ chức đàm phán

Hình thức tổ chức đại hội chỉ dùng cho các tổ chức xã hội như Đại hội những người ủng hộ hòa bình Các loại hình thương lượng giữa các quốc gia là hội nghị, cuộc họp cấp cao (summit), kỳ họp, cuộc gặp ở các cấp độ khác nhau,

Bất cứ hình thức thương lượng nào cũng đều phải chuẩn bị kỹ càng Thành công của đàm phán phụ thuộc nhiều yếu tố như: thế và lực của các bên tham gia đàm phán, hoàn cảnh và điều kiện khách quan, trình độ của nhà thương lượng (khả năng trình bày, lập luận, quan điểm đàm phán, thuyết phục đối tác) Địa điểm đàm phán và cả điều kiện vật chất cho các đoàn đại biểu cũng không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thương lượng Tất cả đó là nhiệm vụ trong giai đoạn chuẩn bị với hai nội dung chính: tổ chức và lý luận.

Nội dung của công tác này là xác định chương trình nghị sự, thời gian, địa điểm đàm phán; chọn phòng họp, nhà họp phù hợp, xác định thành phần đoàn thương lượng; tổ chức công tác hậu cần cho đoàn, đảm bảo thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, dự thảo bố trí chỗ ngồi, soạn thảo quy chế về thủ tục. Đối với nước đăng cai, chủ nhà, các cuộc thương lượng cần phải hết sức quan tâm đến việc tạo không khí chính trị thuận lợi.

Tuyệt đối không để xảy ra việc biểu tình phản đối nơi các đoàn ngoại giao lưu trú, không cho phép tuyên truyền bất lợi trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất là đe dọa gây áp lực và khủng bố Việc bố trí chỗ ở, làm việc cho các đoàn phải chú ý nguyên tắc bình đẳng Nơi diễn ra cuộc thương lượng phải bảo đảm đủ phòng họp chung, phòng riêng cho từng đoàn, cho trưởng đoàn, ban thư ký, có các phương tiện liên lạc, máy móc, thiết bị cho họp báo Các trung tâm hội nghị quốc tế đạt tiêu chuẩn cao như Paris, New York, Bắc Kinh, Bangkok, Do yêu cầu cấp bách nên nhiều cuộc đàm phán dùng cả lâu đài làm chỗ họp như: lâu đài Livadia ở thành phố Yalta, Cream, Ukraine là nơi họp Hội nghị cấp cao giữa Mỹ, Liên Xô, Anh vào tháng 02/1945, Lâu đài Cecilienhof ở Potsdam, Đức nổi danh vì tại đây, vào tháng 7/1945, Thủ tướng Anh

W Churchill, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, T Stalin và Tổng thống Mỹ H. Truman đã gặp gỡ để ký kết Hiệp ước Potsdam phân chia nước Đức thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai Trụ sở Liên hợp quốc ở New York là nơi họp tiêu chuẩn Công trình được xây dựng năm 1945-1953, gồm khu nhà 38 tầng, nơi họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ban thư ký, Thư viện, Phòng họp Đại hội đồng với 3.400 chỗ ngồi, được trang trí bởi tranh của các họa sĩ nổi tiếng thế giới. Ở Việt Nam, hiện tại đã có những địa điểm để tổ chức hội nghị quốc tế như Khách sạnDaewoo, Mellia, Trung tâm Hội nghị Lê Hồng Phong, Cung văn hóa Hữu nghị Việt-

Xô và nhất là Trung tâm Hội nghị quốc gia, nơi đã diễn ra Hội nghị cấp cao APEC 14 vào tháng 11/2006 Việt Nam đã đủ năng lực, kinh nghiệm cũng như cơ sở vật chất - kỹ thuật tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ VII (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VI (1998) và Hội nghị cấp cao ASEM V (10/2004) và Hội nghị cấp cao APEC 14,

Một việc quan trọng của công tác tổ chức là thành lập đoàn đại biểu quốc gia Việc này do Bộ Ngoại giao chuẩn bị Thành phần đoàn đại biểu, đoàn đàm phán, cấp đại diện phụ thuộc vào tầm quan trọng của chương trình nghị sự, vấn đề thương lượng Một quy định chung cho đàm phán là phải cùng cấp bậc trưởng đoàn, cùng số lượng thành viên Đoàn đàm phán có thể đông đến vài trăm nhưng cũng có khi chỉ là vài người. Đoàn Trung Quốc tham dự Hội nghị Geneva về Triều Tiên và Đông Dương năm 1954 lên đến 2.014 người, đoàn Liên Xô còn có số lượng thành viên đông hơn Đây là hai đoàn đông nhất hội nghị. Đoàn đàm phán Hiệp định nhận trở lại, hợp pháp hóa công dân Việt Nam - Ucraina vào tháng 6/2004 ở Kiev chỉ có 4 thành viên Thông thường, đoàn đại biểu, đoàn đàm phán gôm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, thư ký, thành viên, cố vấn, chuyên viên, phiên dịch, bộ phận kỹ thuật.

Trưởng đoàn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tiến trình đàm phán Trưởng đoàn cần phải nắm chắc nội dung thương lượng, khả năng, trình độ các thành viên Nếu trưởng đoàn vắng mặt, thì thường cử phó trưởng đoàn thay thế.

Thư ký đoàn đàm phán thương lượng có trách nhiệm lo công tác chuẩn bị cho đàm phán Chức trách của thư ký đoàn đàm phán thường là ghi nhật ký các phiên họp, tham gia chuẩn bị chương trình nghị sự, phân phát tài liệu, quản lý vấn đề làm biên bản các phiên hội đàm, chuẩn bị văn bản cuối cùng Ngoài ra, thư ký đoàn đàm phán còn có nhiệm vụ dự thảo báo cáo về hội nghị cho trưởng đoàn.

Tham gia đoàn đàm phán có đại diện các bộ, ngành, tổ chức liên quan Ví dụ: Đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ của Việt Nam bao gồm đại diện Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp,

Chuyên viên và cố vấn đoàn thương lượng là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực, các ngành khoa học khác nhau Chính họ đảm bảo cho năng lực đàm phán của đoàn Ngoài ra, tham gia đoàn đàm phán còn có các chuyên gia thạo công tác văn phòng Đó chính là bộ phận thư ký.

Cần phải thông báo sớm thành phần đoàn và sự thay đổi thành phần đoàn cho nước chủ nhà hoặc nước đăng cai hội nghị.

Tại phiên đầu tiên, cần thành lập Ban thư ký Tổng thư ký là thành viên đoàn đại biểu của nước chủ nhà Có thể nói, thư ký của hội nghị còn có vị trí như người thứ hai sau chủ tịch (chủ tọa) hội nghị, ở vị trí bên trái chủ tọa hội nghị

Trách nhiệm của thư ký hội nghị:

- Tư vấn cho chủ tịch về các vấn đề khác nhau, liên quan đến thủ tục;

- Tư vấn cho chủ tịch về dự thảo chương trình hội nghị;

- Chuẩn bị cho chủ tịch các tư liệu khác nhau;

- Đảm bảo liên lạc hiệu quả giữa chủ tịch và các đoàn;

- Đảm bảo chuẩn bị những nội dung cần thiết cho các hội thảo, các văn kiện và dịch sang tiếng nước ngoài, kể cả văn kiện cuối cùng:

- Lên kế hoạch, tổ chức và giám sát công việc của Ban thư ký, kể cả đội ngũ kỹ thuật.

Nhiệm vụ của Ban thư ký: tổ chức và điều hành, nhân bản, hệ thống hóa tài liệu và đảm bảo tài liệu cho các đoàn, liên hệ với báo chí, Nói cách khác, Ban thư ký đảm bảo công việc để hội nghị diễn ra suôn sẻ Một trong những công việc khác phức tạp của Ban thư ký là lên danh sách đại biểu, danh sách diễn giả.

Có lúc, những người được mời thường thông báo không có khả năng dự hội nghị rất muộn hoặc các diễn giả được mời luôn muốn có được vị trí tốt Người ta cho rằng, được phát biểu ngay ngày đầu của hội nghị sẽ gây ấn tượng, song ở vị trí thứ hai là tốt nhất.

Có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình chuẩn bị như phân phát tài liệu, kể cả biên bản họp giữa các đại biểu Đoàn đại biểu không chỉ có văn bản bằng một thứ tiếng, mà còn cần phải có tài liệu bằng tất cả các thứ tiếng làm việc Tại nhiều hội nghị, có đoàn thường không đưa bài phát biểu trước cho Ban thư ký.

Các giai đoạn đàm phán

Đàm phán là quá trình phức tạp, đôi khi kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, nhiều năm Các nhà nghiên cứu về thương lượng quốc tế thông thường chia quá trình đàm phán làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu (nghiên cứu, thăm dò, tranh luận, dự đoán).

- Giai đoạn thứ hai là nêu lập luận và xác định khuôn khổ chung, thỏa thuận trong tương lai.

- Giai đoạn kết thúc, thỏa thuận quan điểm, lập trường.

Thực tiễn không cho phép xác định thật rõ ràng các giai đoạn, mà hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh nảy sinh trong quá trình đàm phán.

Mặc dù trong giai đoạn chuẩn bị đã cơ bản xác định mục tiêu, lập trường và lợi ích của đối tác (đối thủ), song vẫn còn hàng loạt vấn đề chưa được sáng tỏ Do vậy, trong giai đoạn đầu phải làm rõ, loại bỏ những yếu tố, vấn đề không chính xác, không rõ ràng trong lập trường của bên đối thoại/đối thủ Đôi khi, nếu cần, ngay ở giai đoạn đầu này cũng có thể đưa ra đề nghị, để thấy được thực chất, đầy đủ vấn đề thương lượng.

Tại các hội nghị quốc tế, bao gồm các kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong quá trình thảo luận, đại biểu có thể trình bày quan điểm lập trường và các vấn đề không thuộc chương trình nghị sự, cũng có thể kiến nghị để đưa vấn đề vào chương trình nghị sự. Đặc điểm của loại thương lượng thường xuyên là thảo luận cả vấn đề thực hiện các thỏa thuận Trong trao đổi nên nêu lập luận, ý kiến của mình Điều đó tạo bầu không khí tâm lý ảnh hưởng tốt đến tiến trình đàm phán.

Trong giai đoạn đầu, việc làm rõ những điểm chung của các bên sẽ tạo cơ sở cho tiến trình tiếp theo của đàm phán bởi thực tế cho thấy, đôi khi, tại giai đoạn này, có nhà đàm phán có thể thảo luận ngay các vấn đề chi tiết, vụn vặt, thứ yếu để kéo dài thời gian Từ đó có thể dẫn tới tình trạng các bên không làm sáng tỏ những điều quan trọng và kết quả là có sự hiểu khác nhau về thỏa thuận ký kết.

Trình bày lập luận các kiến nghị khi có những điểm đông.

Nhà thương lượng nào cũng muốn thuyết phục đối tác/đối phương chấp thuận đề nghị của mình Nếu có điểm tranh luận, mâu thuẫn, xung đột không chấp nhận được của đối tác/đối tượng đàm phán cần phải nêu ngay và có viện dẫn rõ ràng, cụ thể với luật pháp quốc tế Một cách khác là từ chối thảo luận các đề nghị không thể chấp nhận.

Tóm lại, ở giai đoạn này, dùng lập luận để không chỉ thuyết phục người đối thoại về tính đúng đắn, hợp lý trong quan điểm của mình, mà còn để làm sáng tỏ những điểm không thể chấp nhận, không thể thỏa thuận của đối tác Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai đoạn này là đạt được đồng thuận, thiết lập lập trường chung về các vấn đề chính, tạo điều kiện xác định khuôn khổ chung của thỏa thuận trong tương lai.

Trong quá trình thảo luận, khi các bên có nhận thức khác nhau về vấn đề cốt lõi, vấn đề nguyên tắc thì cần tìm cách tháo gỡ và phương án đúng đắn là thỏa hiệp.

Giai đoạn thứ hai kết thúc thì xác định được khuôn khổ của thỏa thuận trong tương lai. Nhiệm vụ của giai đoạn kết thúc là thỏa thuận lập trường và nội dung các văn kiện sẽ ký kết Ở giai đoạn này, đàm phán được đẩy mạnh với sự tham gia của các chuyên gia. Các bên đưa kiến nghị, dự thảo nghị quyết, văn bản, bổ sung, sửa chữa, dự thảo hiệp định,

Vê thỏa thuận lập trường, có hai thủ thuật: trước hết là soạn thảo công thức chung, sau đó đi vào chi tiết Công thức chung xác định khuôn khổ thỏa thuận trong tương lai, còn chi tiết là hiệu đính văn bản, không phụ thuộc vào việc đó có đạt được hay không khuôn khổ thỏa thuận Thỏa thuận đạt được ở giai đoạn này có thể là những nguyên tắc, cấu trúc của văn bản, những định hướng chung của lãnh đạo các đoàn đàm phán; phương án thỏa hiệp của dự thảo văn bản Sau đó là hiệu đính văn bản và thông qua nội dung, câu chữ của văn bản.

Các giai đoạn không phải bao giờ cũng được tuân thủ chặt chẽ theo trình tự thời gian mà chỉ có tính tương đối Đôi khi ở giai đoạn kết thúc vẫn nảy sinh vấn đề cần làm sáng tỏ một số chi tiết hoặc cần xử lý Do đó, phải căn cứ vào mục tiêu, chức năng và loại hình đàm phán để xác định giai đoạn nào là chủ yếu, cơ bản Ví dụ: nếu mục đích thương lượng chỉ là tác động vào dư luận xã hội thì vị trí trung tâm trong thương lượng là giai đoạn làm rõ lập luận, quan điểm, lập trường Do vậy, đạt được thỏa thuận ở đây không quá quan trọng nữa nên không cần giai đoạn kết thúc.

Nhìn chung, để đạt được những kết quả thực tế, khi đàm phán cần phải tuân thủ tính nhất quán trong giải quyết nhiệm vụ.

Văn kiện kết thúc đàm phán

Thương lượng kết thúc bằng việc thông qua các văn kiện được nhất trí Thông thường, kết quả đàm phán được thông báo tại họp báo, trừ thỏa thuận mật không công bố Các văn kiện kết thúc bao gồm hiệp ước, công ước, hiệp định, nghị định thư, tuyên bố, thông cáo, hoặc thỏa thuận trao đổi thư, công hàm tương tự, Các văn kiện đó khẳng định quyền, trách nhiệm của các chủ thể luật pháp quốc tế.

Ví dụ: Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên ở Singapore ngày 12/6/2018 Tổng thống D Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã có một cuộc trao đổi quan điểm chân thành, sâu sắc, toàn diện về các vấn đề liên quan tới thiết lập quan hệ Mỹ - Triều Tiên, xây dựng nền hòa bình vững mạnh và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên Tổng thống D Trump cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, còn Chủ tịch Kim Jong-un thì tái khẳng định cam kết vững chắc và không thay đổi về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo

Triều Tiên Tin tưởng rằng thiết lập quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên và thế giới, đồng thời nhận ra rằng quá trình xây dựng niềm tin tưởng lẫn nhau có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Tổng thống D Trump và Chủ tịch Kim Jong-un ra Thông cáo chung tuyên bố: (i) Mỹ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết thiết lập các mối quan hệ thể theo nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng (ii) Mỹ vàCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ cùng nhau nỗ lực xây dựng một cơ chế hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên (iii) Tái khẳng định "Tuyên bốPanmunjom" ngày 27/4/2018, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên (iv) Mỹ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết tìm kiếm hài cốt tù binh chiến tranh và người mất tích (POW/MIA), trong đó có việc đưa về nước ngay lập tức những hài cốt đã được tìm thấy.

Nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến đàm phán

Tương quan lực lượng giữa các bên đàm phán có ảnh hưởng quyết định tới kết quả đàm phán Muốn đàm phán thành công trước hết phải hiểu rõ tiềm lực, lợi thế của các bên Nếu tương quan lực lượng tương đối cân bằng nhau thì đàm phán sẽ dễ đạt kết quả Nếu cán cân lực lượng không cân bằng thì bên mạnh hơn sẽ có xu hướng hành động áp đặt, còn kẻ yếu sẽ bị khuất phục; khoảng cách quyền lực càng nhỏ thì đàm phán càng dễ có kết quả; tổng quyền lực nhỏ thì dễ đạt kết quả hơn; các bên có quyền lực cân bằng dễ đạt kết quả hơn là có quyền lực cạnh tranh; các bên coi nhau bình đẳng về quyền lực và có quan hệ cá nhân tốt hơn là không bình đẳng về quyền lực, Tuy nhiên, sức mạnh tổng lực quốc gia không hoàn toàn đồng nghĩa với lợi thế đàm phán Điều này tùy thuộc vào mối quan tâm của các bên Nước nhỏ nếu bất cần, sẵn sàng từ chối đàm phán sẽ có lợi thế hơn nước lớn, mạnh Khi nói về quan hệ giữa ngoại giao và sức mạnh quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: "Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi Thực lực là cái chiêng, mà ngoại giao là cái tiếng Chiêng có to tiếng mới lớn"' Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 13 (tháng01/1967) nhận định:

"Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường"'.

Lập trường vững vàng, chú trọng vận động, thuyết phục, kiên trì chờ đợi, đấu tranh có lý, có tình, cùng nghệ thuật ứng xử khôn khéo, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh giá

"là một nhà chính trị tầm cỡ, Người có khả năng phân biệt được cái gì có tính chất sống còn bắt buộc phải chiến đấu và cái gì có thể đàm phán, dù là đau đớn; điều đó tạo thành năng lực đứng vững trên đường lối chiến lược, đồng thời vận động giữa những sự cản trở cực kỳ to lớn"2 Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: "Hồ Chí Minh là bậc thầy trong việc nắm bắt quy luật cách mạng, nắm vững thời và thế, biết cách tạo thời và thế, từ đó mà phấn đấu giành thắng lợi từng bước, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, biết tiến, biết thoái, có lúc thoái một bước để tiến hai bước, luôn luôn nắm vững mục tiêu từng lúc, kiên trì phấn đấu, tập trung lực lượng đạt tới mục tiêu đó"3 Ở đây cần nói thêm, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" là tư duy biện chứng, là phương châm, nguyên tắc xem xét, giải quyết, đàm phán những vấn đề chiến lược và sách lược trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Trong đàm phán các vấn đề phức tạp, Hồ Chí Minh luôn nắm vững mục tiêu chiến lược và sách lược, đồng thời mềm dẻo, linh hoạt về sách lược để "thêm bạn bớt thừ" Một nước nhỏ khi đàm phán với nước lớn, muốn đàm phán có kết quả, hơn nữa muốn chiến thắng, không những cần chiến lược đúng mà còn cần có phương sách, sách lược khôn khéo Giáo sư sử học Hungary Laszlo Saglo cho rằng, Hồ Chí Minh đã sử dụng đến mức tối đa sự mềm dẻo xung quanh tấm thảm xanh để thăm dò những khả năng cho một giải pháp hòa bình có thể thực hiện được bằng thỏa hiệp Tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản Trung Quốc có ghi lại một cuộc trao đổi thẳng thắn, thể hiện quan điểm lý - tình, giữa Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông về việc giải quyết bất đồng Trung - Xô: Mao Trạch Đông biểu thị sẽ dùng phương thức "đoàn kết - phê bình - đoàn kết" đối với Liên Xô; cho rằng: "Phải dùng ngôn ngữ khoa học, giống như Mác, Ăngghen, Lênin đã sử dụng khi phê bình Phê bình phải rõ ràng, chuẩn xác, sinh động" Hồ Chí Minh bổ sung: "Phải thêm tình đồng chí".

Qua sự cọ xát với nền chính trị, ngoại giao nước lớn, nền ngoại giao Việt Nam hiện đại từng bước trưởng thành về nhận thức và phương thức ứng xử cũng như kỹ năng, nghệ thuật đàm phán Trong mỗi quá trình đàm phán, những đặc tính bất biến và khả biến cần được định hình rõ nét Quan hệ Việt - Trung dù trải qua nhiều biến thiên lịch sử nhưng vẫn có tầm quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối ngoại Việt Nam Phương lược ứng xử của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, bên cạnh nhiều mặt thành công cũng vẫn có một số tồn tại, đều liên quan đến việc nhìn nhận và xử lý tính bất biến và khả biến này.

Văn hóa có ảnh hưởng lớn đến đàm phán, đến các thành tố cơ bản của đàm phán như chủ thể, cấu trúc, chiến lược, chiến thuật, tiến trình đàm phán Văn hóa quy định quan điểm, cách tư duy, cách ứng xử của chủ thể đàm phán Văn hóa ảnh hưởng tới tổ chức, quyền hành dành cho đoàn đàm phán Văn hóa ảnh hưởng sự lựa chọn chiến lược đàm phán hòa hoãn hay không khoan nhượng, cách giành chiến thắng thông qua việc đạt được thỏa thuận về nguyên tắc trước hay vấn đề cụ thể trước Văn hóa ảnh hưởng tiến trình đàm phán, nhất là hiệu quả giao tiếp giữa các chủ thể đàm phán: đi thẳng vào vấn đề hay vòng vo, ảnh hưởng đến đánh giá kết quả đàm phán Sự khác biệt về văn hóa có thể gây ra hiểu lầm trong giao tiếp, gây khó khăn cho việc phiên dịch, giải thích vấn đề Văn hóa quan trọng vì trong đàm phán có nhân tổ con người Động cơ, tâm lý con người ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến đàm phán Ví dụ nhu cầu "phải thắng",

"đánh bại" người đối thoại; nhu cầu được công nhận là "tốt", "giỏi" hay "mạnh mẽ", nhu cầu "bảo vệ nguyên tắc" hay "tiền lệ" trong đàm phán, nhu cầu "công bằng",

"danh dự", bảo vệ "danh tiếng" Đây là những nhân tố vô hình bám rễ vào giá trị và cảm xúc của cá nhân Thậm chí, trang phục, cách nói to hay nhỏ, cách bắt tay cũng ảnh hưởng đến đàm phán.

Bối cảnh đàm phán trong nước có ảnh hưởng tới đàm phán. Đó là trò chơi hai cấp độ Cấp độ một là đàm phán giữa các nhóm lợi ích trong nước, cấp độ hai là đàm phán giữa các quốc gia.

Mâu thuẫn hay thống nhất giữa các nhóm lợi ích trong nước đều ảnh hưởng tới đàm phán ngoại giao Trong chế độ đa đảng, mối quan hệ giữa hai cấp độ nội bộ và quốc tế rất dễ nhận ra.

Nhân tố chính trị, ngoại giao, nhất là tính chất mối quan hệ song phương với đối tượng đàm phán có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả đàm phán Bối cảnh quốc tế được xem như bàn cờ lớn, trên đó diễn ra các cuộc đàm phán Muốn chuẩn bị tốt cho các cuộc đàm phán phải nghiên cứu kỹ cục diện kinh tế, chính trị thế giới, khu vực, tính chất mối quan hệ song phương đa phương với các đối tác Tình hình quốc tế, khu vực, quan hệ hai nước tốt thì thuận lợi cho đàm phán, ngược lại sẽ cản trở, thương lượng khó thành công.

Ngoài nhân tố khách quan, đàm phán muốn thành công cần có các nhân tố chủ quan.

Có nhiều nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả đàm phán Đặc biệt là kiến thức, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhà đàm phán, dũng khí nhà đàm phán Đàm phán không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật Là khoa học, đàm phán nhấn mạnh các công cụ phân tích như chiến lược, chiến thuật, mô hình đàm phán Còn nghệ thuật, chính là sự thuần thục, sự vận dụng sáng tạo các kỹ năng đàm phán như biết thuyết phục, biết nắm bắt thời cơ, tạo thời cơ trong đàm phán, biết thỏa hiệp, nhân nhượng đúng lúc, đúng chỗ, linh hoạt, khéo léo, biết cương, biết nhu, biết tiến, biết lui khi cần thiết.

Ngoại giao là nghệ thuật của các khả năng, nhà thương lượng muốn thành công phải nắm chắc nghệ thuật "ngũ tri": "biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến" đã được phương Đông đúc kết.

TỔNG KẾT

Đề tài nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về quá trình và yếu tố ảnh hưởng trong đàm phán và đàm phán ngoại giao Điều quan trọng nhất là sự nhận thức về vai trò quan trọng của đàm phán trong việc giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy hòa bình và phát triển Qua việc phân tích chi tiết từ khái niệm cơ bản đến các giai đoạn và văn kiện kết thúc, tài liệu đã nêu rõ tầm quan trọng của sự chuẩn bị và tổ chức cẩn thận. Đặc biệt, nó đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc hiểu và đánh giá môi trường bên ngoài, bao gồm các yếu tố khách quan như tương quan lực lượng, văn hóa, và bối cảnh quốc tế Điều này làm nổi bật vấn đề rằng đàm phán không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà còn phải xem xét những yếu tố bên ngoài mà các bên đàm phán đang hoạt động.

Trên cơ sở những phân tích và nhận định này, đề tài kết luận rằng hiểu biết sâu sắc về quá trình và yếu tố ảnh hưởng trong đàm phán là chìa khóa để đạt được kết quả tích cực Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển các phương pháp và công cụ hỗ trợ cho quá trình đàm phán và đàm phán ngoại giao, nhằm nâng cao hiệu quả và kết quả của các cuộc đàm phán trong tương lai.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w