1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích những yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến định hướn nghề nghiệp của con cái ở huyện bình đại tỉnh bến tre

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Của Gia Đình Đến Định Hướng Nghề Nghiệp Của Con Cái Ở Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre
Tác giả Châu Mỹ Duyên, Trần Ngọc Diễm, Trần Hoàng Sang, Nguyễn Trấn Hiệp, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thanh Cẩm Ly
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Báo cáo xã hội học nông thôn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 800,05 KB

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (7)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (7)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (8)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (8)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (8)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (9)
      • 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu (9)
      • 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu (9)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (9)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu (9)
      • 1.5.2. Phương pháp chọn mẫu (9)
    • 1.6. Phương pháp xử lý thông tin (10)
  • CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (11)
    • 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu (11)
      • 2.1.1 Khái quát về tỉnh Bến Tre (11)
      • 2.1.2 Khái quát về huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre (11)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết (11)
      • 2.2.1 Khái niệm liên quan (11)
        • 2.2.1.1 Khái niệm gia đình (11)
        • 2.2.1.2 Khái niệm về hướng nghiệp (12)
    • 2.3 Một số lý thuyết áp dụng (12)
      • 2.3.3. Lý thuyết vị thế - vai trò xã hội (12)
      • 2.3.4. Lý thuyết xã hội hóa (13)
    • 2.4. Tổng quan tài liệu (13)
      • 2.4.1 Thực trạng của hướng nghiệp cho con cái từ gia đình (13)
      • 2.4.2 Ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái (14)
        • 2.4.2.1 Tài liệu ngoài nước (14)
        • 2.4.2.2 Tài liệu trong nước (14)
    • 2.5 Khung lý thuyết (15)
  • CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1 Sơ lược thông tin đáp viên (16)
      • 3.1.1 Giới tính (16)
      • 3.1.2 Khu vực sinh sống (17)
      • 3.1.3 Cơ cấu lớp học (17)
    • 3.2 Nội dung khảo sát (18)
      • 3.2.1 Nhận định của gia đình về ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp giới trẻ hiện nay (18)
      • 3.2.2 Mức độ đồng ý của gia đình với quan điểm lựa chọn nghề nghiệp của con (19)
      • 3.2.3 Nhận định nghề nghiệp (20)
      • 3.2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay . 19 (21)
      • 3.2.5 Ảnh hưởng của gia đình đến lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay (21)
      • 3.2.6 Yếu tố gây ảnh hưởng việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình (22)
      • 3.2.7 Mức độ tiếp nhận phản hồi về việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình . 21 (23)
    • 3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến lý do lựa chọn nghề nghiệp của gia đình (24)
      • 3.3.1 Lý do gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay (24)
      • 3.3.2 Thuận lợi khi lựa chọn nghề nghiệp theo gia đình (25)
      • 3.3.3 Khó khăn lựa chọn nghề nghiệp không theo quyết định gia đình (26)
      • 3.3.4 Mức độ ảnh hưởng của việc lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định của (27)
        • 3.3.4.1 Không tìm thấy hứng thú trong việc học (27)
        • 3.3.4.2 Tâm lý bị ảnh hưởng (28)
        • 3.3.4.3 Cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống (29)
        • 3.3.4.4 Tình cảm gia đình rạn nứt (30)
        • 3.3.4.5 Dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội (31)
      • 3.3.5 Mức độ ảnh hưởng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay (32)
        • 3.3.5.1 Truyền thống gia đình (32)
        • 3.3.5.2 Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai (33)
        • 3.3.5.3 Sự thương yêu quan tâm của gia đình (34)
        • 3.3.5.4 Hình mẫu từ sự thành công của người khác (35)
        • 3.3.5.5 Mong muốn công việc ổn định trong tương lai (36)
      • 3.3.6 Quyết định khi định hướng nghề nghiệp cho con (37)
  • CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN (38)
    • 4.1 Kết luận (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC BÁO CÁO XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỊNH HƯỚN NGHỀ NGHIỆP CỦA CON CÁI

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Mỗi người chúng ta được sinh ra với sứ mệnh riêng của mình Mỗi cuộc đời mang ý nghĩa riêng của nó, không ai giống ai Vậy thì công việc của mỗi người là một phần của cái ý nghĩa riêng đó Nghề nghiệp không chỉ là công cụ kiếm sống, mà nó còn là sự khẳng định cái tôi của bản thân, cái riêng của mỗi người và là nguồn cảm hứng cho cuộc đời Chính vì thế mà chọn nghề mà mình theo đuổi trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của trẻ, nhưng một trong những nhân tố phổ biến nhất và quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của con cái là gia đình Các yếu tố như cấu trúc gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, hay hành vi ứng xử đều có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghề nghiệp của trẻ Và người giữ vai trò “cầm cân nảy mực”, nền tảng cho những bước đi đầu đời của trẻ là bố mẹ chúng

Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời, tác động đến con người một cách trực tiếp và toàn diện nhất; đồng thời cũng là nơi lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Sinh thời, nói về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình” (Hồ Chí Minh, 2011)

Hơn ai hết, bố mẹ luôn muốn con cái hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, một trong những thứ quyết định đến thành công đó chính là nghề nghiệp của trẻ trong tương lai Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ cảm nhận được sự yêu thương và ủng hộ của bố mẹ sẽ thấy tự tin hơn trong việc tự lựa chọn nghề nghiệp mà mình yêu thích hay hứng thú Bố mẹ luôn cố gắng hết sức để mang lại cho con cái những điều tốt đẹp nhất từ điều kiện học tập và vui chơi giải trí đến những hỗ trợ về kinh tế trong tương lại Cụ thể là một hỗ trợ kinh tế vững vàng cũng giúp trẻ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống, đặc biệt là việc chọn ngành học Bằng sự phong phú về kinh nghiệm và kiến thức, cùng với mối quan hệ gần gũi, bố mẹ trở thành điểm tựa an toàn để trẻ dựa dẫm và nghe theo, đặc biệt đối với những quyết định lớn như nghề nghiệp của mình

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bố mẹ đã vô tình hay cố ý đẩy con cái vào con đường công danh họ chọn, hay đặc biệt là đăt những ước mơ của mình lên con cái Nhiều đứa trẻ cảm thấy sợ sự phản đối của bố mẹ khi chúng muốn theo đuổi con đường nghệ thuật hay âm nhạc mà không phải những ngành nghề có triển vọng cao như bác sĩ hay luật sư Hay nhiều khi, nghề nghiệp của trẻ cũng phải dựa theo truyền thống của gia đình Ví dụ như, đối với các cơ sở kinh doanh gia đình, bố mẹ thường mong muốn con trẻ là người kế thừa và phát triển kinh doanh nên trẻ thường có xu hướng bị ép buộc lựa chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng gia đình mà quên đi những đam mê hay sở thích của bản thân Vẫn còn các bậc cha mẹ khác áp lực lên con cái của họ để phấn đấu cho sự thăng tiến trong sự nghiệp, trong khi họ lầm tưởng rằng họ đang khuyến khích con cái của họ để đạt được những địa vị ấy

Bên cạnh đó, không thể không nói tới rằng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều tới sở thích của con cái mình Cha mẹ có thường áp đặt các mục tiêu của mình cho con cái hoặc nhìn thấy những thành tựu của con mình như là một sự phản chiếu về chính bản thân họ Vì vậy, trong khi cha mẹ thể hiện sự quan tâm chân thành và nỗ lực cho kế hoạch phát triển sự nghiệp của con cái, họ không chú ý đến việc cho phép con cái khám phá ra mình là ai Kết quả là, trẻ em cảm thấy lúng túng và mơ hồ khi phải đưa ra quyết định về nghề nghiệp của chính bản thân, thứ mà liên quan trực tiếp đến khả năng và niềm đam mê của mình Thay vào đó, trẻ thường đi theo “lối mòn”, theo sắp đặt của cha mẹ

Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa cù lao như Lộc Thuận, Vang Quới Đông, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà người dân gọi là đồng bưng lớn Người dân Bình Đại chủ yếu làm vườn (chủ yếu là dừa, một bộ phận nhỏ trồng bưởi ), làm ruộng, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò huyết, nghêu ) Ngoài nghề làm vườn, làm ruộng còn có nghề trồng giồng và nghề đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển Cũng vì điều kiện nơi đây chủ yếu là gắn liền với nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên một bộ phận đa số người dân sẽ có xu hướng tư vấn cho con cái lựa chọn nghề nghiệp ở thành phố khác, tiếp nối nghề của ba mẹ hoặc là làm trong các khu công nghiệp tại Thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre Vì vậy việc “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của con cái ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết Từ bài nghiên cứu có thể góp phần trong việc giúp chúng ta tìm hiểu lý do, những ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọn nghề của các bạn trẻ thông qua một địa điểm cụ thể, bên cạnh đó đánh giá vai trò, tầm quan trọng của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp của con cái Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp giúp ba mẹ có cái nhìn khách quan và đưa ra định hướng nghề nghiệp cho con cái một cách tốt nhất.

Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua bài nghiên cứu “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của con cái ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” có thể góp phần trong việc tìm hiểu, đánh giá tầm quan trọng của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp của con cái, bên cạnh đó giúp chúng ta tìm hiểu những yếu tố, lý do ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ thông qua một địa điểm cụ thể tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre Từ bài nghiên cứu sẽ là cơ sở đề đề xuất một số giải pháp giúp ba mẹ có cái nhìn khách quan và đưa ra định hướng nghề nghiệp cho con cái một cách tốt nhất

Nhằm đạt được mục tiêu chung của nghiên cứu, nghiên cứu có ba mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với con cái huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Mục tiêu 2: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lý do lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với con cái ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Mục tiêu 3: Giải pháp nâng cao sự hiểu biết của gia đình góp phần giúp con cái lựa chọn nghề nghiệp

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu 1: Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với con cái huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre như thế nào?

Câu 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lý do lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với con cái huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre?

Câu 3: Những giải pháp nào góp phần nâng cao sự hiểu biết của gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp con cái huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre?

Giả thuyết 1: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với con cái huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Giả thuyết 2:Có nhiều giải pháp góp phần cải thiện ảnh hưởng gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp con cái huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến lựa chọn nghề nghiệp của con cái ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

• Khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình

• Đối tượng khảo sát: Ba mẹ có con cái đang học THPT

• Phạm vi không gian: huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

• Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp là chủ yếu Số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập từ 60 mẫu khảo sát của các bậc phụ huynh có con cái đang học THPT tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành thu thập số liệu: lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng

Phương pháp xử lý thông tin

Các số liệu thu thập được xử lý, phân tích qua phần mềm chuyên dụng SPSS

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên) Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng và ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện trong đó gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và Thành Phố Bến Tre (Cổng thông tin điện tử Bến Tre, 2020)

2.1.2 Khái quát về huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Huyện Bình Đại nằm trên cù lao An Hoá, so với các huyện khác ở tỉnh Bến Tre thì Bình Đại có phần cô lập, nằm lẻ loi trên một dãy cù lao Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa cù lao như Lộc Thuận, Vang Quới Đông, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà người dân gọi là đồng bưng lớn Người dân Bình Đại chủ yếu làm vườn (chủ yếu là dừa, một bộ phận nhỏ trồng bưởi ), làm ruộng, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò huyết, nghêu ) Ngoài nghề làm vườn, làm ruộng còn có nghề trồng giồng và nghề đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển, nghề đánh cá ở Bình Đại là một nghề có truyền thống lâu đời và có những nét độc đáo riêng Ở các xã Thừa Đức, Thới Thuận, Thạnh Phước có những gia đình chuyên sống bằng nghề trồng giồng Đặc sản dưa hấu mà Nguyễn Liên Phong từng ca ngợi trong Nam Kỳ phong tục, nhân vật diễn ca: “Tư bề Thừa Đức nội thôn, Đất trồng dưa hấu ngọt ngon quá chừng”, chính là dưa hấu Cửa Đại Dưa Cửa Đại từng được bằng khen trong hội chợ đấu xảo canh nông Nam Kỳ do Pháp tổ chức vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ này Ngoài ra, bí đỏ Giồng Giếng (Thạnh Phước), mãng cầu Thới Thuận cũng là đặc sản có tiếng trong vùng (Cổng thông tin điện tử, 2013).

Cơ sở lý thuyết

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” (Hoàng Phê, 1997)

“Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên” (Đỗ Nguyên Phương, 2004)

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người (Bách khoa toàn thư, 2005)

2.2.1.2 Khái niệm về hướng nghiệp

Năm 1970, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã đưa định nghĩa về hướng nghiệp một cách đầy đủ là: “Hướng nghiệp là làm cho cá nhân nhận thức được các đặc tính của mình và phát triển những đặc tính đó để chọn ngành học và hoạt động chuyên môn trong mọi hoàn cảnh của đời sống với mong muốn được phục vụ xã hội và phát triển trách nhiệm của mình.” Như vậy, quan điểm này đã là một kim chỉ nam cho nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Có thể thấy, hướng nghiệp là định hướng sự nghiệp cho mọi thành viên trong xã hội, để giúp các cá nhân được phát triển tốt nhất cũng như đưa xã hội đi lên Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, ổn định, họ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân; đồng thời tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện

Như vậy, định hướng nghề nghiệp với giới trẻ là sự hi vọng vào tương lai của con cái Nghề nghiệp chúng ta lựa chọn là công việc sẽ gắn bó với bản thân suốt đời và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần, vật chất của mỗi cá nhân Với xã hội, việc mỗi cá nhân lựa chọn nghề phù hợp cũng góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao động thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững Cha mẹ định hướng phẩm chất, nhân cách phát triển hiểu biết nghề nghiệp của con cái về bản thân và hiểu biết về nghề giúp con có điều kiện tốt nhất để nâng cao hiểu biết của bản thân về tri thức cũng như thế giới nghề nghiệp để con có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân và mong ước của gia đình Định hướng nghề nghiệp cho con là thống nhất về nhận thức chủ quan của cha mẹ, năng lực của bản thân học sinh và giá trị của nghề nghiệp.

Một số lý thuyết áp dụng

2.3.3 Lý thuyết vị thế - vai trò xã hội

Lý thuyết vị thế - vai trò giúp chúng ta lý giải những khác biệt giữa các cá nhân, các nhóm trên cơ sở sự khác nhau về nguồn gốc, dòng dõi gia đình, của cải, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại

Tiếp cận lý thuyết để làm rõ sự khác biệt về đặc điểm gia đình, đặc trưng nhân khẩu của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên? Cha mẹ đã giáo dục con em họ ứng xử như thế nào khi các em là với vai trò là con cháu trong gia đình, khi các em với vai trò là một học sinh của trường, lớp, và khi các em là một thành viên tham dự và môi trường xã hội xung quanh để phù hợp với các vai trò mà các em có một vị trí trong các môi trường đó?

2.3.4 Lý thuyết xã hội hóa

Xã hội hoá là quá trình tiếp nhận nền văn hóa của xã hội nhờ đó chúng ta học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội Xã hội hoá cũng được xem là sự chuyển giao văn hoá giữa các thế hệ, và là cách thức mà các cá nhân trở thành thành viên của một xã hội, thể hiện những trải nghiệm của mình và xử sự theo những hành vi mà họ được học trong nền văn hoá của xã hội mà họ sống Thông qua quá trình xã hội hoá, con người chấp nhận và thích nghi với những quy tắc của xã hội, sử dụng chúng để quy định hành vi của mình

Quá trình xã hội hoá diễn ra đầu tiên ở môi trường xã hội nhỏ là gia đình - nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình Dần dần đứa trẻ xâm nhập vào môi trường xã hội rộng lớn hơn như nhà trường, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, bạn bè… Con người ngày càng tiếp xúc với nhiều thông tin phong phú thì nhân cách ngày càng được phát triển và hoàn thiện Xã hội hoá là một chức năng then chốt của gia đình, có vai trò không thể thay thế trong việc biến một cá nhân từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội Nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người.

Tổng quan tài liệu

2.4.1 Thực trạng của hướng nghiệp cho con cái từ gia đình

Bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, đứng trước một thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng, giới trẻ thường lúng túng trong việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp Phần lớn các em chọn nghề theo cảm tính, dựa vào thị hiếu, nhu cầu của gia đình và sự lôi kéo của bạn bè… mà chưa chú ý đến năng lực, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, Trường ĐHSP Hà Nội, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do bản thân giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nghiệp, thiếu thông tin về những yêu cầu của ngành nghề, do vậy các em thường chưa đánh giá đúng năng lực của mình khi chọn ngành nghề

Tuy nhiên, thực tế hiện nay đa số giới trẻ còn định hướng môt cách phiến diện vào việc tiếp tục học tập ở bậc đại học và hướng vào các nghề thiên về trí óc Có rất nhiều nguyên nhân, song một trong số các nguyên nhân của thực trạng này là do các em chưa được chuẩn bị để bước vào cuộc sống thực tế Các em không có kinh nghiệm về hoạt động lao động, không được cung cấp thông tin đầy đủ về các ngành nghề khác nhau trong xã hội Điều này phụ thuộc vào rất nhiều quá trình giáo dục hướng nghiệp cho giới trẻ của nhà trường và gia đình

PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh nhận định: Gia đình là thành tố có sức ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngành nghề và sự thành công trong tương lai của mỗi cá nhân

Do đó, việc nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho giới trẻ lứa tuổi THPT và việc tổ chức hướng nghiệp cho các em là một vấn đề cấp thiết, một nhiệm vụ không thể thiếu mà mỗi gia đình, mỗi bậc phụ huynh cần phải quan tâm trong giai đoạn hiện nay

Cha mẹ với tư cách là nhà giáo dục đầu tiên khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển nhân cách, cũng như định hướng nghề nghiệp của trẻ phù hợp với thời đại Cha mẹ là người gần gũi, hiểu được hứng thú, năng lực, sở thích, điểm yếu của các em nhất Những tác động giáo dục từ gia đình sẽ có tác dụng hữu hiệu đối với giới trẻ đang học THPT

2.4.2 Ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái 2.4.2.1 Tài liệu ngoài nước

Trên thế giới, hướng nghiệp là một trong những vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm và đạt được nhiều kết quả Có nhiều bài nghiên cứu cho thấy dù ở nhiều nước phương Tây, con cái được tự lập từ sớm nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp như: Một số yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp ở trường trung học của học học sinh của Borchert năm 2002; The influences and motivations on which students base their choice of career của Kniveton; hay nghiên cứu của Williams năm 2016, của Udoh và Sanni năm 2012,…

2.4.2.2 Tài liệu trong nước Ở Việt Nam, về mặt lí luận, yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cũng có nhiều bài nghiên cứu như bài nghiên cứu của Trần Văn Quí và cộng sự năm 2009, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định 283 chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học; hay bài Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An; Dù đã đánh giá được yếu tố cha mẹ có nhiều ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của con nhưng để đi sâu tìm hiểu tác động ra sao, ảnh hưởng như thế nào thì chưa có

Khung lý thuyết

Thông tin chung -Giới tính

Tìm hiểu các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến lý do lựa chọn nghề nghiệp của con cái ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Những yếu tố ảnh hưởng của gia đình Đề xuất giải pháp

Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của con cái chịu ảnh hưởng từ gia đình

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sơ lược thông tin đáp viên

Hình 3.1 Cơ cấu giới tính

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Theo kết quả khảo sát từ Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm trong cơ cấu giới tính tham gia khảo sát không có sự chênh lệch quá lớn giữa Nam và Nữ Tỷ lệ Nam chiếm 60% cho thấy sự ảnh hưởng trong lựa chọn nghề nghiệp cho con cái trong gia đình có khuynh hướng chịu tác động từ người bố nhiều hơn Tỷ lệ Nữ chiếm 40% cho thấy mức độ ảnh hưởng của phụ nữtrong gia đình cũng chiếm phần đáng kể khi chiếm đến 40% số lượng tham gia khảo sát Điều đó cho thấy cả bố và mẹ đều có sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái trong gia đình

Hình 3.2 Khu vực sinh sống

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Hình 3.2 cho thấy không có sự chênh lệch quá lớn giữa gia đình sống ở vùng trung tâm huyện và vùng sâu nông thôn Có 50,09% số mẫu khảo sát đến từ vùng nông thôn cho thấy sự quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với con cái rất được chú trọng Bên cạnh đó có 40,91% số phiếu đến từ khu vực thành thị khu vực trung tâm huyện nơi có điều kiện giáo dục tốt hơn cũng thể hiện sự quan tâm của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái với số phiếu gần như tương đối so với vùng nông thôn Điều này cho thấy dù ở khu vực nào gia đình luôn có sự quan tâm và tầm ảnh hưởng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái

Hình 3.3 Cơ cấu lớp học

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Qua khảo sát Hình 3.3 cho thấy có sự chênh lệch lớp học trong số lượng gia đình tham gia phỏng vấn Trong đó Lớp 12 chiếm 51,52% có tỷ lệ cao nhất cho thấy sự quan tâm về yếu tố nghề nghiệp của cha, mẹ đối với khối lớp 12 là cao nhất vì đây là lớp sắp bước vào giai đoạn đại học vì thế thu hút được sự quan tâm từ gia đình Kế tiếp Lớp 11 chiếm 31,82% đứng thứ hai trong số lượng khảo sát, đây là khối lớp sắp bước vào giai đoạn cuối cấp nên việc định hướng nghề nghiệp cũng quan trọng không kém Cuối cùng Lớp

10 chiếm 16,67% chiếm phần trăm thấp nhất trong khảo sát, nhưng cũng cho thấy được sự quan tâm từ phía gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai Qua đó cho thấy gia đình luôn có sự quan tâm, ảnh hưởng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái dù ở cấp học nào điều đó cũng được thể hiện qua số liệu khảo sát.

Nội dung khảo sát

3.2.1 Nhận định của gia đình về ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp giới trẻ hiện nay

Hình 3.4 Nhận định của gia đình về ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp giới trẻ hiện nay

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Theo kết quả khảo sát Hình 3.4 cho thấy sự ảnh hưởng của gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp là tương đối lớn Với 68,18% nhận thấy gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ hiện nay Trong khi chỉ có 31,82% cho rằng không có sự ảnh hưởng từ phía gia đình trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay Từ đó có thể thấy gia đình có sự ảnh hưởng trong việc lựa chọn nghề nghiệp

3.2.2 Mức độ đồng ý của gia đình với quan điểm lựa chọn nghề nghiệp của con

Hình 3.5 Mức độ đồng ý của gia đình với quan điểm lựa chọn nghề nghiệp của con

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Hình 3.5 cho thấy có sự tương đồng giữa hai mức độ khảo sát Trong đó gia đình đã từng tiếp nhận quan điểm nghề nghiệp của con mình chiếm 59,09% cho thấy gia đình có sự lắng nghe ý kiến trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp Mặc khác có 40,91% gia đình chưa từng tiếp nhận ý kiến trong việc lựa chọn nghề nghiệp, cho thấy quan điểm quyết định một chiều từ phía gia đình vẫn còn tồn tại khá cao

Hình 3.6 Nhận định nghề nghiệp

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ kết quả Hình 3.6 cho thấy sự nhìn nhận về nghề nghiệp của các gia đình có sự khác nhau Phần lớn gia đình có cái nhìn đúng về nghĩa của nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 63,64% hầu hết gia đình đều có tìm hiểu trước khi lựa chọn Tiếp theo là nhận định nghề nghiệp là một công việc kiếm ra tiền chiếm 21,21% và nghề nghiệp là một kỹ năng làm ra sản phẩm chiếm 9,09% Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nhận định trên là nhận định nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động 6,06% điều này cho thấy chỉ có phần ít gia đình chưa có cái nhìn đầy đủ về định nghĩa nghề nghiệp

Là một lĩnh vực hoạt động lao động Là một kỹ năng làm ra sản phẩm

Là một…đáp ứng nhu cầu xã hội Là một công việc kiếm ra tiền

3.2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

Hình 3.7 Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ kết quả Hình 3.7 cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là yếu tố gia đình chiếm 50% cho thấy gia đình có ảnh hưởng lớn trong việc lựa chọn nghề nghiệp Tiếp đến là yếu tố nhà trường chiếm 21,21% có thể thấy nhà trường cũng có tác động không nhỏ đến việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh Cuối cùng là ba yếu tố xã hội chiếm 10,61% và yếu tố bạn bè, người yêu chiếm tỷ lệ như nhau 9,09% điều này cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng không lớn đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay Phân tích cho thấy gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, bạn bè và người yêu là yếu tố có ảnh hưởng nhỏ nhất

3.2.5 Ảnh hưởng của gia đình đến lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay Qua kết quả khảo sát Hình 3.8 cho thấy có sự chênh lệch giữa các yếu tố được khảo sát Trong đó yếu tố ảnh hưởng trong lựa chọn nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 43,94% cho thấy phần lớn gia đình nhận thấy có sự ảnh hưởng của gia đình trong lựa chọn nghề nghiệp Có sự tương đồng giữa hai yếu tố ảnh hưởng trong suy nghĩ và ảnh hưởng trong ra quyết định đều chiếm 22,73% đây cũng là hai yếu tố chiếm tỷ lệ khá cao, từ đó có thể thấy được sự ảnh hưởng của gia đình không chỉ tác động trong việc lựa chọn nghề nghiệp mà còn cả trong suy nghĩ và việc ra quyết định Chiếm tỷ lệ thấp nhất là yếu tố ảnh hưởng trong lựa chọn trường 10,61% cho thấy gia đình dành ít sự quan tâm cho việc lựa chọn trường học tốt hơn là một nghề nghiệp phù hợp Qua phân tích cho thấy gia đình có sự ảnh hưởng lớn trong việc lựa chọn nghề nghiệp và ít ảnh hưởng trong lựa chọn trường học

Xã hội Nhà trường Gia đình Bạn bè Người yêu

Hình 3.8 Ảnh hưởng của gia đình đến lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023) 3.2.6 Yếu tố gây ảnh hưởng việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình

Hình 3.9 Yếu tố gây ảnh hưởng việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Thông qua kết quả Hình 3.9 cho thấy tác động từ những yếu tố trên đến gia đình có sự khác biệt lớn Trong đó yếu tố ảnh hưởng 34,85% và rất ảnh hưởng 31,82% chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy có sự ảnh hưởng từ các yếu tố trên đối với việc lựa chọn nghề nghiệp

43.94% Ảnh hưởng trong suy nghĩ Ảnh hưởng trong ra quyết định Ảnh hưởng trong lựa chọn trường Ảnh hưởng trong lựa chọn nghề

Rất không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

21 của gia đình đối với con cái Yếu tố bình thường chiếm 30,3% có thể thấy một số gia đình ít chịu tác độn từ các yếu tố trên Chiếm tỷ lệ thấp nhất là hai yếu tố rất không ảnh hưởng 1,52% và không ảnh hưởng 1,51% vẫn có một số ít gia đình không chịu tác động từ các yếu tố trên Từ đó có thể thấy phần lớn gia đình chịu ảnh hưởng từ các yếu tố trên

3.2.7 Mức độ tiếp nhận phản hồi về việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình

Hình 3.10 Mức độ tiếp nhận phản hồi về việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Hình 3.10 cho thấy có sự khác biệt giữa các yếu tố trong việc tiếp nhận phản hồi từ gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay Yếu tố bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 39,39% từ đó cho thấy gia đình chưa có sự lắng nghe đối với phản hồi về nghề nghiệp của con cái Tiếp theo yếu tố không tiếp nhận chiếm 30,3% cho thấy phần lớn gia đình vẫn chưa có sự tiếp nhận ý kiến từ phía con cái Kế đến yếu tố tiếp nhận chiếm 27,27% vẫn còn số ít gia đình có sự lắng nghe ý kiến về nghề nghiệp của con cái nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ chưa cao Cuối cùng hai yếu tố rất không tiếp nhận 1,52% và rất tiếp nhận 1,52% có tỷ lệ thấp nhất như nhau Qua đó cho thấy phần lớn gia đình vẫn chưa có sự tiếp nhận ý kiến về nghề nghiệp của con cái

Rất không tiếp nhận Không tiếp nhận Bình thường Tiếp nhận Rất tiếp nhận

Yếu tố ảnh hưởng đến lý do lựa chọn nghề nghiệp của gia đình

3.3.1 Lý do gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay

Hình 3.11 Lý do gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ Hình 3.11 cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay Trong đó yếu tố xu hướng nghề nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ cao nhất 34,85% điều đó cho thấy gia đình có xu hướng quan tâm đến những nghành nghề được nhiều người lựa chọn trong xã hội hiện nay Yếu tố truyền thống gia đình chiếm 25,76% trong nghiên cứu chứng một phần lớn gia đình vẫn chú trọng yếu tố truyền thống trong lựa chọn nghề nghiệp cho con cái Tiếp theo hai yếu tố có chênh lệch không quá lớn là Tác động từ yếu tố bên ngoài 16,67% và mong muốn của cha mẹ 15,15% Chiếm tỷ lệ thấp nhất là yếu tố cơ hội việc làm sẵn có chiếm 7,58% cho thấy việc chọn nghề nghiệp chịu ít tác động từ yếu tố này Qua nhận định trên cho thấy phần lớn gia đình lựa chọn nghề ngiệp cho con cái thường dựa vào xu hướng của xã hội hiện nay

Xu hướng nghề nghiệp hiện nay Truyền thống gia đình Mong muốn của cha mẹ Tác động từ yếu tố bên ngoài

Cơ hội việc làm sẵn có

3.3.2 Thuận lợi khi lựa chọn nghề nghiệp theo gia đình

Hình 3.12 Thuận lợi khi lựa chọn nghề nghiệp theo gia đình

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Kết quả khảo sát từ Hình 3.12 cho thấy khi lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định từ gia đình sẽ mang đến một số thuận lợi nhất định Được gia đình ủng hộ 39,39% chiếm tỷ lệ cao nhất, điều đó cho thấy phần lớn gia đình sẽ ủng hộ con cái lựa chọn nghề nghiệp theo mong muốn của gia đình Tiếp đó thoải mái về mặt tinh thần chiếm 25,76% thể hiện được sự thoải mái của con cái khi không chịu áp lực từ gia đình Có sự tương đồng giữa hai yếu tố giảm áp lực học tập 12,12% và ổn định trong thi cử 12,12% cho thấy sự thoải mái hơn trong học tập khi lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định gia đình Cuối cùng gia đình hòa thuận vui vẻ chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,61% khi lựa chọn theo mong muốn của gia đình thì mọi người đều vui vẻ tuy nhiên yếu tố này chỉ chiếm số ít trong khảo sát Qua đó cho thấy lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định gia đình mang lại sự ủng hộ cao và thoải mái về mặt tinh thần

12.12% Được gia đình ủng hộ Thoải mái về mặt tinh thần Giảm áp lực học tậpGia đình hòa thuận vui vẻ Ổn định trong thi cử

3.3.3 Khó khăn lựa chọn nghề nghiệp không theo quyết định gia đình

Hình 3.13 Khó khăn lựa chọn nghề nghiệp không theo quyết định gia đình

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Qua khảo sát Hình 3.13 cho thấy có sự khác biệt giữa các yếu tố trong khảo sát Trong đó yếu tố không được sự ủng hộ từ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 46,97% cho thấy phần lớn gia đình tham gia khảo sát đều không có sự ủng hộ con cái chọn nghề nghiệp theo ý muốn trái với mong muốn gia đình Kế tiếp yếu tố gia đình kém hòa thuận vui vẻ chiếm 19,7% và căng thẳng trong học tập chiếm 15,15% điều đó có nghĩa là gia đình không có sự vui vẻ có ảnh hưởng đến việc học rất lớn Cuối cùng yếu tố chèn ép về mặt tinh thần 9,09% và khả năng thi cử kém 9,09% có tỷ lệ tương đồng nhưng cũng có ảnh hưởng tương đối với con cái khi không lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định gia đình

Từ đó cho thấy có nhiều ảnh hưởng về mặt tinh thần đối với con cái khi không lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định từ gia đình

Không được sự ủng hộ từ gia đình Căng thẳng trong học tậpChèn ép về mặt tinh thần Gia đình thiếu hòa thuận vui vẻKhả năng thi cử kém

3.3.4 Mức độ ảnh hưởng của việc lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định của gia đình

3.3.4.1 Không tìm thấy hứng thú trong việc học

Hình 3.14 Không tìm thấy hứng thú trong việc học

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Thông qua kết quả khảo sát Hình 3.14 cho thấy có sự khác biệt về mức độ trong yếu tố không tìm thấy hứng thú trong việc học Có 34,85% đồng ý với yếu tố này điều đó thể hiện phần lớn gia đình đều có nhận định đúng về yếu tố này trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái Tiếp theo mức độ rất đồng ý chiếm 24,24%, mức độ bình thường chiếm 21,21%, mức độ rất không đồng ý chiếm 15,15%, cuối cùng mức độ không đồng ý 4,55% chiếm tỷ lệ thấp nhất Từ phân tích trên cho thấy phần lớn gia đình có sự đồng ý lớn hơn không đồng ý đối với yếu tố không tìm thấy hứng thú trong việc học

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.4.2 Tâm lý bị ảnh hưởng

Hình 3.15 Tâm lý bị ảnh hưởng

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Qua kết quả phân tích Hình 3.15 cho thấy có sự khác biệt lớn trong các mức độ khảo sát mức độ rất không đồng ý không nhận được sự lựa chọn nào từ kết quả nghiên cứu Mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 30,3% điều đó thể hiện sự lựa chọn nghề nghiệp một cách chủ quan từ gia đình có ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý Kế tiếp mức độ rất đồng ý chiếm 27,27%, mức độ bình thường chiếm 24,24%, cuối cùng mức độ không đồng ý 18,18% chiếm tỷ lệ thấp nhất Từ đó cho thấy việc lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định gia đình có tác động lớn đến tâm lý giới trẻ hiện nay

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.4.3 Cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống

Hình 3.16 Cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ kết quả Hình 3.16 cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ lựa chọn Cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống Trong đó mức độ đồng ý 45,45% chiếm tỷ lệ cao nhất điều đó chứng tỏ việc lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định của gia đình có tác động lớn đến sự ổn định trong cuộc sống Tiếp theo mức độ rất đồng ý chiếm 25,76%, mức độ bình thường chiếm 13,64%, cuối cùng hai mức độ rất không đồng ý và không đồng ý chiếm tỷ lệ như nhau 7,58% Điều này cho thấy việc lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định từ gia đình có sự ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.4.4 Tình cảm gia đình rạn nứt

Hình 3.17 Tình cảm gia đình rạn nứt

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Thông qua kết quả nghiên cứu Hình 3.17 có sự chênh lệch khá lớn giữa các mức độ trong yếu tố tình cảm gia đình rạn nứt Mức độ đồng ý 37,88% chiếm tỷ lệ cao nhất điều đó cho thấy phần lớn gia đình có phần quan tâm đến tình cảm của các thành viên trong gia đình khi lựa chọn nghề nghiệp cho con Tiếp đến mức độ bình thường chiếm 34,85%, mức độ rất đồng ý chiếm 16,67%, mức độ không đồng ý chiếm 9,09%, cuối cùng mức độ rất không đồng ý 1,52% chiếm tỷ lệ thấp nhất Điều đó cho thấy đối với yếu tố này gia đình có sự quan tâm nhiều hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.4.5 Dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội

Hình 3.18 Dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Qua kết quả khảo sát Hình 3.18 cho thấy có sự khác nhau giữa các mức độ trong yếu tố dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội Trong đó số lượng gia đình cảm thấy bình thường với yếu tố này chiếm tỷ lệ cao nhất 33,33% điều này thể hiện sự thiếu quan tâm của gia đình đối với yếu tố này khi lựa chọn nghề nghiệp cho con Tiếp theo là mức độ đồng ý chiếm 22,21%, mức độ không đồng ý chiếm 18,18%, mức độ rất đồng ý chiếm 16,67% Cuối cùng mức độ rất không đồng ý chiếm 10,61% có tỷ lệ thấp nhất trong các mức độ Từ đó cho thấy gia đình ít có sự quan tâm đến yếu tố này

Rất không đồng ý Không ảnh hưởng Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.5 Mức độ ảnh hưởng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay

Hình 3.19 Truyền thống gia đình

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ kết quả nghiên cứu Hình 3.19 không có sự chênh lệch quá lớn giữa các mức độ trong yếu tố truyền thống gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp Trong đó mức độ đồng ý 33,33% chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy truyền thống gia đình có ảnh hưởng lớn đối với việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ hiện nay Tiếp theo mức độ rất đồng ý chiếm 22,73%, mức độ bình thường chiếm 21,21%, mức độ rất không đồng ý chiếm 16,67%, cuối cùng mức độ không đồng ý 6,06% chiếm tỷ lệ thấp nhất Qua đó cho thấy phần lớn gia đình có sự đồng thuận cao đối với việc lựa chọn nghề nghiệp theo yếu tố này

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.5.2 Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai

Hình 3.20 Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Theo kết quả từ Hình 3.20 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa các mức độ đối với yếu tố xu hướng nghề nghiệp tương lai Mức độ rất đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 50% điều đó thể hiện xu hướng nghề nghiệp có tác động lớn đến quyết định lựa chọn từ phía gia đình Kế tiếp mức độ đồng ý chiếm 18,18%, mức độ bình thường 15,15 và mức độ không đồng ý 15,15% chiếm tỷ lệ như nhau, mức độ rất không đồng ý 1,52% chiếm tỷ lệ thấp nhất Điều đó cho thấy gia đình rất quan tâm đến yếu tố này

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.5.3 Sự thương yêu quan tâm của gia đình

Hình 3.21 Sự thương yêu quan tâm của gia đình

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ kết quả khảo sát Hình 3.21 cho thấy có sự tương đồng giữa một số mức độ trong yếu tố sự quan tâm thương yêu của gia đình Trong đó có sự tương đồng giữa ba mức độ rất đồng ý 28,79%, mức độ đồng ý 28,79% và mức độ bình thường chiếm 28,79% điều đó thể hiện phần lớn gia đình có sự đồng thuận cao đối với yếu tố này, phần lớn sự lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ sự quan tâm của gia đình Tiếp theo mức độ không đồng ý chiếm 7,58%, cuối cùng mức độ rất không đồng ý chiếm 6,06% thấp nhất trong các lựa chọn Qua đó cho thấy phần lớn lựa chọn nghề nghiệp thường xuất phát từ tình thương gia đình

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.5.4 Hình mẫu từ sự thành công của người khác

Hình 3.22 Hình mẫu từ sự thành công của người khác

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Qua kết quả phân tích Hình 3.22 hình mẫu từ sự thành công của người khác có sự chênh lệch giữa các mức độ Trong đó mức độ đồng ý chiếm 31,82% chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy sự thành công từ bên ngoài có sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ ngày nay Kế tiếp mức độ rất đồng ý chiếm 28,79%, mức độ bình thường chiếm 27,27%, mức độ không đồng ý chiếm 7,58%, cuối cùng mức độ rất không đồng ý 4,55% chiếm tỷ lệ thấp nhất Qua đó cho thấy yếu tố này có sự tác động nhất định đối với gia đình trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp đối với con mình

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.5.5 Mong muốn công việc ổn định trong tương lai

Hình 3.23 Mong muốn công việc ổn định trong tương lai

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Từ kết quả Hình 3.23 cho thấy có sự không tương đồng giữa các mức độ đối với yếu tố mong muốn công việc ổn định trong tương lai Trong đó mức độ rất đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất 42,42% từ đó nhận thấy được rằng một công việc ổn định trong tương lai có ảnh hưởng lớn đến quyết định nghề nghiệp từ gia đình Kế tiếp mức độ đồng ý chiếm 24,24%, mức độ bình thường chiếm 16,67%, mức độ không đồng ý chiếm 10,61%, cuối cùng mức độ rất không đồng ý chiếm 6,06% chiếm tỷ lệ thấp nhất Qua đó có thể nhận thấy yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của gia đình đối với giới trẻ hiện nay

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

3.3.6 Quyết định khi định hướng nghề nghiệp cho con

Hình 3.24 Quyết định khi định hướng nghề nghiệp cho con

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2023)

Theo kết quả khảo sát Hình 3.24 có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nhận định liên quan đến yếu tố quyết định khi định hướng nghề nghiệp cho con Thảo luận cùng con chiếm tỷ lệ lớn nhất 65,15% cho thấy phần lớn gia đình trước khi đưa ra quyết định đều có sự tham khảo ý kiến từ con mình Nhận định đồng ý với mong muốn của con chiếm 30,3% đứng thứ hai trong yếu tố cho thấy một số ít gia đình có xu hướng tiếp nhận mong muống từ phía con cái Cuối cùng đưa ra ý kiến và bắt buộc con tuân theo 4,55% chiếm tỷ lệ thấp nhất điều này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ gia đình thay con quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp Từ đó cho thấy gia đình dần có xu hướng tiếp nhận ý kiến từ con cái, tuy nhiên vẫn còn số ít gia đình áp đặt suy nghĩ lên việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái

3.3.7 Giải pháp giúp cho việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ trở nên tốt hơn

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w