Tiểu luận hình thức chính thể của một số nước trên thế giới

30 10 0
Tiểu luận hình thức chính thể của một số nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài:Theo số liệu chính thức của Liên hợp quốc trên thê giới hiện đã có 195 quốc gia trên thế giới tính đến tháng 02/2023 , 195 quốc gia sẽ tương đương 19

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

3 Trần Minh Phước Nội dung phần 1.1,1.2,1.3 Hoàn thành tốt

4 Nguyễn Quốc Khôi Nội dung phần 1.4,1.5,2.1 Hoàn thành tốt

5 Dương Minh Thông Nội dung phần 2.1,2.2,2.3 Hoàn thành tốt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu của tiểu luận 2

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ 3

1.1 Khái niệm hình thức nhà nước 3

1.3 Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể 7

1.3.1 Cách thức thành lập và trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực của nhà nước 7

1.3.2 Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước 7

1.3.3 Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước 8

2.1.2 Các đặc điểm cơ bản về hình thức chính thể quân chủ lập hiến của Vương quốc Anh 14

Trang 5

2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chính thể quân chủ lập hiến

đối với Vương quốc Anh 17

2.2.3 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chính thể Cộng hòa Tổng thống đối với Mexico 19

2.3.3 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức chính thể Cộng hòa Tổng thống đối với Mexico 22

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài:

Theo số liệu chính thức của Liên hợp quốc trên thê giới hiện đã có 195 quốc gia trên thế giới tính đến tháng 02/2023 , 195 quốc gia sẽ tương đương 195 nhà nước trên thế giới và tất nhiên không phải tất các nhà nước đều giống nhau mà mỗi quốc gia lại có những hình thức chính thể riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc trưng riêng cho mỗi nước.

Trên Thực Tế hiểu rõ và phân tích được những hình thức chính thể của các nước sẽ giúp ta dự đoán và đánh giá được các xu hướng phát triển trong tương lai, bên cạnh đó các hình thức chính còn ảnh hưởng đến cách thức quyết định và thi hành quyền lực của một đất nước và từ ảnh hưởng đó dẫn đến tác động sự ổn định và quá trìnphát triển kinh tế của một quốc gia.

Cấu trúc chính trị của một quốc gia không chỉ định hình sự phân cấp và tổ chức của chính phủ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước đó Bằng cách tìm hiểu và so sánh hình thức chính thể của các quốc gia trên thế giới,nghiên cứu và phân tích một cách rõ ràng và sâu hơn về sự tương quan giữa hình thức chính thể và sự phát triển kinh tế, xã sẽ giải thích cho ta tại sao một số quốc gia thành công trong việc đạt được sự ổn định và phát triển bền vững trong khi các quốc gia khác không thể làm được điều này.

Vậy nên nhóm chúng em lựa chọn đề tài này ko chỉ Để hiểu rõ hơn các hình thức chính thể cơ bản trên thế giới, những đặc điểm đặc thù của mỗi hình thức chính thể, để xác định được quốc gia đó thuộc hình thức chính thể nào, và từ đâu lại xuất hiện sự khác nhau đó, mà còn vì tìm hiểu các hình thức chính thể khác nhau trên thế giới giúp chúng ta có thể rút ra những bài học và kinh nghiệm để áp dụng vào việc xây dụng và phát triển đất nước của chúng ta, đồng thời nhờ vào nghiên cứu này chúng ta có thể tránh được những sai lầm từ những đất nước khác và xây dựng một hệ thống đất nước mang tính hiệu quả, công bằng và tiên tiến hơn.1

1 Nguồn: https://bankervn.com/co-bao-nhieu-nuoc-tren-the-gioi/

Trang 7

2 Đối tượng nghiên cứu:

Khái niệm về hình thức Nhà nước và những hình thức chính thể có trên thế giới, những yếu tố cơ bản của hình thức chính thể và phân loại ra các hình thức chính thể,giới thiệu sơ lược về một số quốc gia,phân tích hình thức chính thể của 3 nước với 3 loại khác nhau, từ đó nghiên cứu và Phân tích sâu hơn về các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể mỗi nước và Nhận xét ưu nhược điểm của các hình thức chính thể của các nước.

3 Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên đề tài dựa trên cơ sở việc phân tích, nghiên cứu sâu về các hình thức chính thể hiện tại trên thế giới, So sánh và nhận xét một số hình thức chính thể của 1 số nước từ đó ta có thể tìm hiểu và cung cấp những đề xuất, phương pháp nhằm áp dụng và phát triển đất nước của chúng ta.

Để hoàn thành đề tài tiểu luận này nhóm chúng em đã sử dụng một số phương pháp:, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch,phương pháp so sánh, Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, Phương pháp liệt kê

4 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 2 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hình thức chính thể Chương 2: Hình thức chính thể một số nước trên thế giới

Trang 8

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

1.1 Khái niệm hình thức nhà nước

1.1.1 Bản chất nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin:

- Nhà nước mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề về kinh tế ,tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể tự điều hoà được)

- Về bản chất của nhà nước, theo Lê-nin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện".

1.1.2 Hình thức nhà nước

- Khái niệm: Hình thức nhà nước là dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước Hay có thể nói đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.

Hình thức nhà nước là một khái niệm gồm 3 thành phần chính: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị: dân chủ hay phi dân chủ.

Trang 9

Các yếu tố như: bản chất giai cấp của nhà nước, tương quan lực lượng giữa các giai cấp, cơ cấu giai cấp – xã hội và đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước… là những yếu tố quy định hình thức nhà nước.

- Ý nghĩa: Hình thức nhà nước là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng Việc giai cấp thống trị tổ chức thực hiện quyền lực theo hình thức nhà nước nào sẽ ảnh hưởng đến việc tiến hành sự thống trị về chính trị của nhà nước đó.2

1.2 Khái niệm hình thức chính thể

1.2.1 Tổng quan về chính thể

- Khái niệm: Chính thể là một thuật ngữ dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước Hay có thể nói chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó

Chính thể là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành hình thức nhà nước, thường được quy định trong văn bản có giá trị pháp lí cao nhất - hiến pháp Quy định về chính thể có cả một chương riêng và đồng thời nằm rải rác trong hiến pháp Nhưng trên thực tế thì chính thể có nhiều biến dạng.

- Ý nghĩa: Chính thể là một vấn đề quan trọng bậc nhất của mỗi một hiến văn Điều này có nghĩa là Hiến pháp có nhiệm vụ phải quy định chính thể của Nhà nước mình Chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quy định của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương.

1.2.2 Khái niệm hình thức chính thể

2 Luật sư Bùi Thị Nhung nói về: Hình thức nhà nước là gì? Hình thức cấu trúc nhà nước là gì?https://luatminhkhue.vn/hinh-thuc-nha-nuoc-la-gi.aspx

Trang 10

Hình thức chính thể là mô hình tổ chức ra các cơ quan nhà nước và mối quan hệ giữa chúng với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, và thường được phân tích dưới nhiều góc độ và tiêu chí khác nhau.

Hình thức chính thể là một hình thức quan trọng nhất trong các dạng hình thức nhà nước Hình thức chính thể là sự biểu hiện phần bên ngoài thành mô hình nhà nước thông qua cách thức cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước đó và những thứ khác.

Cụ thể hơn: Tìm hiểu về hình thức chính thể của một nhà nước là tìm hiểu xem :

+ Cách thức thành lập cơ quan nhà nước: về số lượng, phổ biến là ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; về cách thức thành lập các phương thức phổ biến là bầu, bổ nhiệm, thế tập.

+ Trình tự thành lập cơ quan nhà nước: song song thành lập các cơ quan độc lập với nhau hoặc kế tiếp thành lập cơ quan đại diện và cơ quan đại diện thành lập các cơ quan, hệ thống khác.

+ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước: thiết lập mối quan hệ ngang bằng, kìm chế, đối trọng hoặc thứ bậc, trên dưới hay phụ thuộc.

+ Nội dung, cách thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập cơ quan nhà nước: số lần và phương thức bầu cử cũng tạo sự khác biệt trong tổ chức và vận hành quyển lực nhà nước.

1.2.3 Phân loại hình thức chính thể

Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản: - Chính thể quân chủ:

Trang 11

+ Khái niệm: Chính thể quân chủ là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nuớc được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối

Ví dụ: Hoàng đế truyền ngôi cho thái tử,…

+ Đặc trưng: Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền lực cao nhất

Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu Nhưng vẫn có những con đường khác để một người sở hữu toàn bộ quyền lực như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền,…

Chính thể quân chủ còn được chia ra thành các loại chi tiết hơn như: * Quân chủ chuyên chế: Nhà vua có thể thâu tóm mọi quyền hành từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp, nhà vua đứng trên pháp luật

* Quân chủ hạn chế (lập hiến): là mô hình tiến bộ hơn Quyền lực thần bí, truyền ngôi của nhà vua bị hạn chế, phải nhường chỗ cho các thiết chế khác của nhà nước chứ nhà vua không nắm giữ tất cả…

- Chính thể cộng hòa:

+ Khái niệm: là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.

Ví dụ: Cả nước cùng nhau bầu cử để chọn ra tổng thống hay chủ tịch

+ Đặc trưng: Quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử.

Chính thể cộng hoà có tính chất dân chủ, tiến bộ hơn.

Trang 12

Nhân dân ở mức độ khác nhau là chủ thể được quyền tham gia vào các công việc Nhà nước

Chính thể cộng hòa được chia ra thành hai loại chi tiết hơn :

* Cộng hoà đại nghị: Hai nhánh quyền lực hành pháp và lập pháp phụ thuộc và có sự phối ,kết hợp với nhau.

* Cộng hoà tổng thống: Hai nhánh quyền lực hành pháp và lập pháp không có mối quan hệ nào.

1.3 Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể 3

1.3.1 Cách thức thành lập và trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực của nhà nước

- Cách thức thành lập:

+ Bầu và Bầu Cử: Là quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền.

+ Bổ nhiệm: Là việc công chức, viên chức được quyết định trao cho một chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời hạn trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị.

+ Thế tập: đời đời nối nhau được lĩnh chức vụ - Trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực của nhà nước:

+ Thứ nhất: theo thứ tự trước sau và thành công trong công việc thiết lập được cơ quan trước mới có thể thiết lập được cơ quan sau.

+ Thứ hai: thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương độc lập với nhau.

1.3.2 Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước:

3 Pháp luật đại cương về các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể:

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap-luat-dai-cuong/13-cac-yeu-to-co-ban-cua-hinh-thuc-chinh-the-kl/39243272

Trang 13

Có hai loại cơ bản:

+ Quan hệ ngang bằng về vị trí.

Ví dụ: Quyền lực của các cơ quan nhà nước được xếp ngang hàng với

nhau Không mang tính trên dưới, mọi quyền lực đều ngang bằng với nhau + Quan hệ không ngang bằng về vị trí.

Ví dụ: Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất của cơ quan

quyền lực nhà nước Nghĩa là chỉ có họ mới được cơ quan được nhân dân uỷ quyền (trao quyền lực).

1.3.3 Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực của nhà nước:

Có hai hình thức mà người dân có thể tham gia vào nhà nước dân chủ: + Dân chủ trực tiếp: Với dân chủ trực tiếp, người dân của một quốc gia phải trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật pháp của quốc gia đó thay vì bầu ra các đại diện để chấp thuận các luật đó

Ví dụ: Bầu cử , kiến nghị các cơ quan, biểu quyết khi nhà nước cho trưng

cầu ý dân; sáng kiến của công dân; sáng kiến chương trình nghị sự; bãi miễn + Dân chủ gián tiếp: Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của Cộng đồng, đất nước.

Ví dụ: Tổ trưởng, Đoàn trưởng.

Ý nghĩa: Việc tham gia của nhân dân vào việc hình thành các cơ quan nhà nước và cách thức vận hành của cơ quan đó đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

1.4 Phân loại hình thức chính thể

Trang 14

Khi nghiên cứu hình thức chính thể của nhà nước, ta không thể bỏ qua ba khía cạnh cơ bản mà phải xem xét kỹ lưỡng: đó là khía cạnh về cơ quan nào trong nhà nước được trao quyền lực cao nhất để quản lý và điều hành các hoạt động của nhà nước, khía cạnh về cách thức mà cơ quan đó được hình thành từ đâu, do ai và theo quy trình nào, và khía cạnh về sự tham gia của nhân dân trong các tổ chức và hoạt động của cơ quan đó như thế nào, có phản ánh được ý chí và lợi ích của nhân dân hay không Hình thức chính thể của nhà nước được hiểu là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của Nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, với nhân dân và với các tổ chức xã hội khác Để phân loại hình thức chính thể của nhà nước, ta có thể dùng nhiều tiêu chí khác nhau, tùy theo mục đích và phạm vi nghiên cứu, nhưng một trong những tiêu chí phổ biến và quan trọng là cách mà người đứng đầu nhà nước được bầu hoặc bổ nhiệm bởi cơ quan nào, có phải là cơ quan đại diện cho nhân dân hay không, và có quyền hạn như thế nào.Dựa vào đó có thể phân chia

Là một hình thức chính thể trong đó một người duy nhất nắm quyền lực và quyền lực tối cao đối với nhà nước, thường là suốt đời và theo quyền cha truyền con nối Có hai loại chế độ quân chủ chính: chính thể quân chủ chuyên chế, chính thể quân chủ hạn chế.

+ Chính thể quân chủ chuyên chế: Trong chính thể quân chủ chuyên chế,

quốc vương nắm quyền lực tuyệt đối, không bị kiểm soát đối với nhà nước và người dân Quốc vương thường kế thừa vị trí của họ bằng quyền sinh ra và phục vụ suốt đời Mọi quyền lực chính trị đều thuộc về nhà vua, người ban hành và

Trang 15

thực thi luật pháp mà không cần ý kiến của cơ quan lập pháp hoặc công dân Trong lịch sử, các chính thể quân chủ chuyên chế rất phổ biến trong các hệ thống phong kiến và vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở một số quốc gia như Brunei, Eswatini (trước đây là Swaziland), Oman, Ả Rập Saudi và Thành Vatican

+Chính thể quân chủ hạn chế: Trong chính thể quân chủ hạn chế, quốc vương chia sẻ quyền lực chính thức với một hoặc nhiều nhánh của chính phủ dân cử như thủ tướng và quốc hội Quốc vương thường đóng vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ với tư cách là Nguyên thủ quốc gia và có thể có các quyền lực dự trữ đối với chính phủ mà hiếm khi được thực hiện trên thực tế Quyền lực bị giới hạn, chia sẻ và xác định bởi hiến pháp Vương quốc Anh là một ví dụ về chế độ quân chủ lập hiến, nơi Nữ hoàng Elizabeth II chính thức là Nguyên thủ quốc gia trong khi Thủ tướng lãnh đạo chính phủ Các chế độ quân chủ lập hiến khác bao gồm Tây Ban Nha, Canada, Úc và nhiều vương quốc thuộc Khối thịnh vượng chung

Vì vậy, tóm lại, các chính thể quân chủ tập trung quyền lực vào một cá nhân nhưng mức độ quyền lực đó có thể thay đổi đáng kể Các chính thể quân chủ chuyên chế trao quyền kiểm soát đáng kể vào tay một người cai trị duy nhất trong khi các chính thể quân chủ hạn chế đặt ra các giới hạn và sự cân bằng cho một vị vua mang tính biểu tượng thông qua các cơ cấu quản trị dân chủ Theo thời gian, các chính thể quân chủ chuyên chế phần lớn đã nhường chỗ cho các mô hình hiến pháp với quyền lực được phân bổ nhiều hơn.

1.5.2 Chính thể cộng hòa:

Là hình thức tổ chức Nhà nước trong đó người đứng đầu Nhà nước được bầu ra bởi người dân và quyền lực chính trị được nắm giữ bởi người dân và các đại diện được bầu của họ thường được chia thành ba loại là: cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp.

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan