Tiểu luận các kiểu nhà nước trong lịch sử

26 0 0
Tiểu luận các kiểu nhà nước trong lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải sự phân chia các kiểu nhà nước trong lịch sử.Lịch sử xã hội của loài người đã trải qua 5 h

Trang 2

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024Nhóm:

Tên đề tài: Tội phạm giết người theo Luật hình sự Việt Nam Lý luận và thực tiễn.

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ %

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Nguyễn Toàn Thắng SĐT: 0835790761

Nhận xét của giáo viên

……… ……… ……….

Ngày 01 tháng 12 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Lí do chọn đề tài 4

2.Mục tiêu nghiên cứu 4

3.Phương pháp nghiên cứu 4

1.3.1.Chức năng đối nội 6

1.3.2.Chức năng đối ngoại 7

1.4.Bộ máy nhà nước chủ nô 7

VẤN ĐỀ 2: KIỂU NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 7

2.1.Khái niệm 7

2.2.Bản chất 7

2.3.Chức năng 8

2.3.1Chức năng đối nội 8

2.3.2Chức năng đối ngoại 8

2.4.Bộ máy nhà nước phong kiến 9

VẤN ĐỀ 3: KIỂU NHÀ NƯỚC TƯ SẢN 9

3.1 Khái niệm 9

Trang 4

3.3.1.Chức năng đối nội 10

3.3.2.Chức năng đối ngoại 10

3.4.Bộ máy nhà nước tư sản 10

4.2.2.Tiền đề tư tưởng – chính trị 13

4.3.Chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa 13

4.3.1.Chức năng đối nội 13

4.3.2.Chức năng đối ngoại 14

4.4.Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa 14

4.5.Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa 15

4.5.1.Hình thức về cấu trúc 15

4.5.2.Hình thức chỉnh thể 15

Trang 5

4.5.3.Chế độ chính trị 16

VẤN ĐỀ 5: SO SÁNH CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ, TỪ ĐÓ RÚT RA ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG KIỂU NHÀ NƯỚC 17

5.1.So sánh các kiểu nhà nước trong lịch sử 17

5.2.Ưu và nhược điểm của các kiểu nhà nước 17

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Qua nhiều biến động lịch sử, sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhà nước Đồng thời, quan điểm và nhận thức khác nhau về khái niệm nhà nước cũng như các dạng nhà nước đã tạo ra những quan điểm và ý kiến đa dạng Nhìn chung, các đặc điểm cơ bản của nhà nước, như bản chất giai cấp và vai trò xã hội, thường được thể hiện thông qua các kiểu nhà nước khác nhau Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải sự phân chia các kiểu nhà nước trong lịch sử.

Lịch sử xã hội của loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có 4 hình thái có giai cấp và tương ứng với đó là 4 kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Quy luật phát triển lịch sử thường thể hiện sự tiến bộ và hoàn thiện của kiểu nhà nước sau so với kiểu nhà nước trước, thông qua các cách mạng xã hội.

Trên thế giới hiện nay, số lượng kiểu nhà nước còn tồn tại là bao nhiêu và tại sao chúng vẫn tồn tại đến ngày nay là những vấn đề đáng quan tâm Nhìn vào kiểu nhà nước của từng quốc gia, cũng như đặc trưng của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ta có thể hiểu rõ hơn về nhiệm vụ mà mỗi người dân Việt Nam đều chịu trách nhiệm gìn giữ, phát

huy và khắc phục những hạn chế tồn tại Do đó, đề tài "Các kiểu nhà nước trong lịch

sử" là một sự chọn lựa thống nhất của nhóm chúng tôi.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài tiểu luận này là hiểu được sự ra đời các kiểu nhà nước, cơ sở tồn tại của nhà nước Căn cứ vào bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức để phân loại các kiểu nhà nước; từ đó ta xác định được ưu, nhược điểm của từng kiểu nhà nước, cơ chế tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa khi trên thế giới hiện nay còn hai kiểu nhà nước cơ bản là nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa; trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.

4 Bố cục đề tài

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 5 vấn đề chính:

Vấn đề 1: Kiểu nhà nước chủ nô.Vấn đề 2: Kiểu nhà nước phong kiến.Vấn đề 3: Kiểu nhà nước tư sản.Vấn đề 4: Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Vấn đề 5: So sánh các kiểu nhà nước trong lịch sử, từ đó rút ra ưu và nhược điểm của từng kiểu nhà nước.

Trang 8

B NỘI DUNG

VẤN ĐỀ 1: KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ1.1.Khái niệm

Nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp chủ nô Nhà nước chủ nô là hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người Chế độ chiếm hữu nô lệ phát sinh trong thời kỳ tan rã của công xã nguyên thủy Hai giai cấp chính của chế độ chiếm hữu nô lệ là chủ nô và nô lệ Do điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, cùng các yếu tố tác động bên ngoài, khác nhau nên ở các khu vực địa lý khác nhau, sự xuất hiện nhà nước chủ nô cũng khác nhau Nhưng cơ bản, nhà nước chủ nô xuất hiện ở phương Đông và phương Tây là rõ ràng nhất

1.2.Bản chất

Nhà nước chủ nô còn gọi là nhà nước chiếm hữu nô lệ Cơ sở kinh tế của nhà nước là chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ Cơ sở xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do khác Chủ nô là một bộ phận thiểu sốnhưng nắm toàn bộ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, còn nô lệ là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải nhưng phụ thuộc vào chủ nô Tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do có địa vị khác với nô lệ nhưng vẫn trong quỹ đao chi phối của chủ nô về chính trị, kinh tế, tư tưởng.

1.3.Chức năng1.3.1 Chức năng đối nội

Chức năng củng cố và bảo vệ chế độ tài sản: chức năng thế hiện bản chất của chủ nô Vì giai cấp chủ nô có quyền sở hữu tuyệt đối về tư liệu sản xuất và sức sản xuất của nô lệ

Chức năng quân sự đàn áp chống lại sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp lao động khác: xuất phát từ mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ mà nhà nướcđã triển khai các cuộc đàn áp dã man bằng quân sự đối với các cuộc nổi dậy, phản kháng của nô lệ Chức năng đàn áp tư tưởng: giai cấp chủ nô đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nô lệ để đàn áp bóc lột họ bằng việc xây dựng hệ tư tưởng tôn giáo cho mình.

Trang 9

1.3.2 Chức năng đối ngoại

Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: giai cấp chủ nô thực hiện khát vọng làm giàu cướp bóc, bắt tù binh bổ sung vào đội quân nô lệ và mở rộng phạm vi thống trị Chức năng bảo vệ Tổ quốc: Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhà nước chủ nô đã sử dụng cách tổ chức triển khai lực lượng quân đội, xây dựng thành trì, pháo đài thần công,…

1.4.Bộ máy nhà nước chủ nô

Bộ máy nhà nước chủ nô được cấu tạo đơn giản theo mô hình quân sự - hành chính, đứng đầu là vua (quốc vương, hoàng đế) Sự phân chia chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước lúc đầu chưa cụ thể Về sau, do sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ và các cuộc đấu tranh giai cấp, nên bộ máy nhà nước ngày càng đượchoàn thiện và trở nên khá phức tạp Nhiều cơ quan mới được hình thành nhưng nòng cốt vẫn là quân đội, cảnh sát và các cơ quan cưỡng chế khác.

VẤN ĐỀ 2: KiỂU NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN2.1 Khái niệm

Là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt Các cuộc khởi nghĩa của chủ nô diễn ra liên tiếp làm lung lay chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ lệ nông phát triển và hình thái kinh tế- xã hội phong kiến đã hình thành và thay thế hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ.

2.2.Bản chất

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái xã hội phong kiến có tiến bộ hơn so với chiếm hữu nô lệ ở chế độ sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất và sở hữu cả nông dân của địa chủ phong kiến Xã hội có kết cấu phức tạp đứng đầu làvua chúa, sau là quý tộc như thổ hào, hào trưởng, lệnh tộc… Giai cấp nông dân sống trong

Trang 10

các lãnh địa, lao động trên ruộng đất của vua chúa, tuy tự do hơn nô lệ nhưng vẫn bị bóc lột nặng nề.

2.3.Chức năng2.3.1 Chức năng đối nội

Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, bảo vệ độc quyềnvề sự chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến bằng luật pháp.Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao độngkhác Do phải chịu nhiều sự bóc lột dã man, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi dậy đòi công bằng, chống lại sự áp bức tuy nhiên đều bị đàn áp.

2.3.2 Chức năng đối ngoại

Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: là phương tiện phổ biến giải quyết mâu thuẫn, mở rộng lãnh thổ, bành trướng, tăng cường phạm vi ảnh hưởng của nhà nước mình ra bên ngoài làm cho nhà nước phong kiến luôn trong tình trạng chiến tranh Chức năng phòng thủ chống xâm lược: không có nhà nước nào có thể tránh khỏi hiện trạng bị lăm le bờ cõi của những nhà nước khác lớn hơn nên ngoài việc gây chiến,nhà nước còn phải tiến hành xây dựng pháo đài, thành lũy, phòng tuyến, xây dựng quân đội thường trực… để phòng thủ, bảo vệ an toàn cho đất nước

2.4.Bộ máy nhà nước phong kiến

Trang 11

Bộ máy nhà nước thời phong kiến là giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Vì khi đó bộ máy nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là các quan lại Ở địa phương đứng đầu là hành pháp, tư pháp và đội ngũ quan lại địa phương Trong nhà nước phong kiến,các cơ quan: quân đội, cảnh sát, tòa án là bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.

VẤN ĐỀ 3: KIỂU NHÀ NƯỚC TƯ SẢN3.1 Khái niệm

Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sắn xuất, nền kinh tế hàng hoá - thị trường

3.2.Bản chất

Bản chất của nhà nước tư sản do chính những điều kiện nội tại của xã hội Tư sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng.

3.2.1 Về cơ sở kinh tế

Trang 12

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất (chủ yếu dưới dạng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền…), được thực hiện thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư.

3.2.2 Về cơ sở xã hội

Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp trong đó có hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Trong hai giai cấp này giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội Giai cấp vô sản là bộ phận đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chúnh trong xã hội Về phương diện pháp lý họ được tự do, nhưng không có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là người bán sức lao động cho giai cấp tư sản, là đội quân làm thuê cho giai cấp tư sản Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiều tầng lớp xã hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức…

3.2.3 Về cơ sở tư tưởng

Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ – đa nguyên, nhưng trên thực tế luôn tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3.3.Chức năng3.3.1 Chức năng đối nội

Chức năng chính trị càng được thể hiện rõ nét nhất khi nhà nước tư sản chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ phát xít Điển hình là chế độ phát xít Đức Chức năng kinh tế nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Chức năng xã hội được nhà nước thực hiện nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Trang 13

Chức năng trấn áp về tư tưởng là một trong những chức năng quan trọng nhằm trấn áp của nhà nước tư sản.

3.3.2 Chức năng đối ngoại

Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do.

Chức năng phòng thủ là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do.

Thiết lập và phát triển các quan hệ ngoại giao để giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đối thoại với những chính sách đối ngoại mềm dẻo.

3.4.Bộ máy nhà nước tư sản

3.5.Hình thức nhà nước tư sản3.5.1 Về hình thức chính thể

Chính thể quân chủ lập hiến là hình thức quá độ khi giai cấp tư sản chưa giành được thắng lợi hoàn toàn và đây chính là hình thức thỏa thuận giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến.

Trang 14

Chính thể cộng hòa tổng thống thì trong hình thức này, tổng thống là người nắm quyền lực chính trị Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu hoặc do đại hội cử tri bầu ra theo nhiệm kỳ Khi thực hiện quyền lực nhà nước, tổng thống độc lập với nghị viện và có quyền ngang bằng với nghị viện.

Chính thể cộng hòa đại nghị hay còn gọi là chính thể cộng hòa nghị viện Đặc điểm của mô hình này là thủ tướng là người nắm quyền lực chính trị và là người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị của chính phủ Thủ tướng luôn là thủ lĩnh của đảng chiếm ưu thế trong nghị viện, vì vậy, quyền hạn của thủ tướng là rất lớn.

3.5.2 Về chế độ cấu trúc

Nhà nước đơn nhất có đặc điểm cơ bản của nhà nước đơn nhất hình thức này phổ biến nhất của nhà nước tư sản Hình thức đơn nhất tồn tại ở Pháp, Thụy Điển, Nga, Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Phần Lan,…Đây là hình thức nhà nước chỉ có một chính phủ, một hiến pháp, một quốc tịch, một hệ thống pháp luật thống nhất, một hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thống nhất (gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp), các cơ quan chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo quy định chung của chính quyền trung ương.

Nhà nước liên bang được áp dụng ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Thụy Sỹ,… Trong các nhà nước liên bang có nhiều nước thành viên (bang) Nhà nước liên bang có hiến pháp và hệ thống pháp luật của mình Đồng thời thì các bang không có chủ quyền riêng và không có quyền tách khỏi liên bang Trong cơ cấu tổ chức, các bang đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Hiến pháp và các đạo luật của nhà nước liên bang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ và có hiệu lực cao nhất, là cơ sở của toàn bộ hệ thống pháp luật liên.

Nhà nước liên minh là sự liên kết giữa các quốc gia độc lập vì những nhiệm vụ chính trị, quân sự hoặc kinh tế bằng hiệp ước do các thành viên liên minh thỏa thuận Chính quyền liên minh có cơ cấu tổ chức không chặt chẽ và chỉ gây được ảnh hưởng mang tính quyền lực đối với các nước thành viên trong một số lĩnh vực nhất định Điển hình là liên minh ở Mỹ từ 1776 – 1787, Đức 1876, Liên minh Thụy Sỹ 1848, hiện nay có liên minh Châu Âu.

Trang 15

3.5.3 Về chế độ chính trị

Chế độ dân chủ tư sản là cơ chế chính trị tốt nhất Nó được biểu hiện bởi các dấu hiệu: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bộ máy nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực, có sự thừa nhận sự bình đẳng của công dân trước pháp luật và người dân được sử dụng rộng rãi các quyền tự do dân chủ như quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có sự tồn tại công khai của đảng cầm quyền, các đảng phái độc lập và có tổ chức xã hội tiến bộ, nguyên tắc pháp chế tư sản được thực hiện như có thiết chế giám sát hiến pháp bằng hệ thống tòa án tư pháp

Chế độ quân phiệt là cơ chế sử dụng bạo lực của các nhóm tư sản phản động lũng đoạn Đặc trưng của chế độ này là mọi quyền tự do, dân chủ bị hạn chế tới mức tối đa; các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội độc lập bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị đàn áp dã man, các thể chế dân chủ bị vô hiệu Biến dạng của chủ nghĩa quân phiệt là chế độ phát xít Chế độ phát xít xóa bỏ hoàn toàn các thể chế dân chủ tư sản, cấm mọi tổ chức, đảng phái đối lập hoạt động, thực hiện đàn áp dã man, khốc liệt đối với những người tiến bộ trong nước và thực hiện khủng bố tàn bạo với các dân tộc bị chúng xâm chiếm Ví dụ như chế độ phát xít ở Ý năm 1922, phát xít Đức năm 1933,…

VẤN ĐỀ 4: KIỂU NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4.1.Khái niệm

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

4.2.Bản chất4.2.1 Tiền đề kinh tế

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan