Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và sự thành công của một tổ chức, một tập thể hay công ty.. Giúp chúng ta có thể hiểu rõ được c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
⸎ -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Đăng Thịnh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Họ & tên thành viênMSSV
Bùi Minh Hoàng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
⸎ -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Đăng Thịnh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Họ & tên thành viênMSSV
Bùi Minh Hoàng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 3PHẦN A: MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Các công trình nghiên cứu có liên quan 2
2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 2
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 2
3.Mục tiêu nghiên cứu 2
4.Đối tượng nghiên cứu 2
5.Phạm vi nghiên cứu 3
6.Phương pháp nghiên cứu 3
7.Đóng góp của tiểu luận 3
8.Kết cấu của tiểu luận 4
1.2.Mô hình Phong cách lãnh đạo 5
1.2.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 5
1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 6
1.2.3 Phong cách lãnh dạo tự do 6
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới phonh cách lãnh đạo 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – STEVE JOBS 9
2.1.Khái quát về Steve Jovs 9
2.2.Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 9
2.2.1 Phân tích thực trạng của phong cách lãnh đạo của Steve Jobs trong suốt quá trình ông điều hành Apple 10
2.2.2 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 10
2.2.3 Phân tích theo các tiêu chí của Steve Jobs 11
2.3.Đánh giá thực trạng 13
2.3.1 Những thành quả đạt được từ Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 13
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại từ Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 14
2.3.3 Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại 14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TỐT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 15
3.1.Cơ sở đề xuất giải pháp 15
Trang 43.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội liên quan, tác động đến vấn đề nghiên cứu 15
Trang 5PHẦN A: MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, có được sự thành công của một doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc rất lớn vào phong cách lãnh đạo Nếu có phong cách lãnh đạo hợp lý cần phải có những điều kiện được đáp ứng theo những nhu cần khác nhau của người lao động, có thể phát huy được hết sức mạnh của cá nhân cũng như của cả một một tập thể lao động, vận dụng hiệu quả các nguồn lực đã có và đạt được mục tiêu cáo nhất của tổ chức đề ra
Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và sự thành công của một tổ chức, một tập thể hay công ty Giúp chúng ta có thể hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo sẽ giúp cho người lãnh đạo tạo ra các chiến lược, chính sách giúp hiệu quả hơn trong công việc và giúp đưa công ty hoặc tổ chức đạt được kết quả tốt hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo là rất đa dạng, từ các yếu tố khác nhau như: yếu tố nhân cách, đến các yếu tố môi trường xung quanh, đặc biệt là trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn Nghiên cứu đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nhân tố này và tìm kiếm cách giải quyết những vấn đề phát sinh.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mình, từ đó giúp chúng ta có thể cải thiện các kỹ năng lãnh đạo của mình và một số kỹ năng khác.
Tiểu luận về các nhân tố này sẽ tác động lớn ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo cũng là một đề tài có tính thực tiễn cao, giúp cho những người lãnh đạo cũng như những người trong tổ chức thêm hiểu biết và định hướng đúng đắn để giúp tổ chức hay công ty phát triển.
Vì vậy, việc chọn đề tài tiểu luận về các nhân tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo là rất cần thiết và hữu ích cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế và khai thác các nhân tố giúp ích cho chúng ta.việc nghiên cứu thực trạng phong cách lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn trong nước là rất cần thiết đễ có những cái nhìn thực tế về phong cách lãnh đạo Từ đó có thể đề suất ra một số
Trang 6giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo, giúp doanh nghiệp của nước ta có thể hội nhập với xu thế chung của thế giới.
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Avolio, B.J., Bass, B.M., & Jung, D.I (1999) Re examining the components‐ of transformational and transactional leadership using the Multifactor Leadership Questionnaire Journal of Occupational and Organizational Psychology, 72(4), 441-462.
Công trình này đánh giá các thành phần của phong cách lãnh đạo biến đổi và giao dịch thông qua việc sử dụng câu hỏi nhiều yếu tố Kết quả của nghiên cứu này có thể đóng góp cho việc phát triển phong cách lãnh đạo hiệu quả.
Yukl, G (2002) Leadership in organizations (5th ed.) Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
Công trình này khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo bao gồm kỹ năng, năng lực và tính cách của người lãnh đạo Từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị về cách phát triển phong cách lãnh đạo hiệu quả "The effects of leadership styles on team performance in Vietnamese companies" (Le Bach, 2019).
Nghiên cứu này khảo sát tác động của các phong cách lãnh đạo đến hiệu suất của nhóm làm việc trong các công ty tại Việt Nam.
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đứng trước tầm quan trọng của Phong cách lãnh đạo trong một tổ chức nên mục tiêu của bài nghiên cứu đặt ra ở đây: Giúp hiểu được tầm quan trọng của Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong một tổ chức hay công ty Từ đó tìm ra hướng giải quyết tốt nhất bằng cách vận dụng tốt các phong cách lãnh đạo cho công ty hay tổ chức.
4 Đối tượng nghiên cứu
Trang 7Nhân viên: Người làm việc cho tổ chức và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phong
cách lãnh đạo của các quản lý
Quản lý: Những người đứng đầu cảu một tổ chức và có quyền quyết định, ảnh
hưởng đến hoạt động và tác động trực tiếp tới động lực, tâm lý, suy nghĩ và hành vi, cách làm việc của các nhân viên.
Khách hàng: Với các tổ chức kinh doanh, phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng
đến hình ảnh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng.
Nhà đầu tư: Với các tổ chức có vốn điều lệ, phong cách lãnh đạo đóng vai trò
quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Các chuyên gia về quản lý và lãnh đạo: Các chuyên gia này có nhiệm vụ
nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị để giúp các tổ chức cải thiện phong cách lãnh đạo và tối ưu hoá hiệu quả hoạt động.
5 Phạm vi nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng tới Phong cách lãnh đạo là rất đa dạng và rộng Các nhân tố bao gồm những yếu tố về tích cách, năng lực, kinh nghiệm và kiến thức, khả năng quản lý thời gian, mối quan hệ với nhân viên, khách hàng và đối tác, phương pháp truyền đạt thông tin và hướng dẫn, cách thức quyết định và giải quyết vấn đề, sự ủng hộ từ đồng nghiệp và cấp dưới, cũng như nhiều yếu tố khác Nghiên cứu các nhân tố này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo cải thiện năng lực quản lý và giúp họ phát triển phong cách lãnh đạo hiệu quả hơn.
6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng đồng thời dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:
Thứ cấp: Các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, báo cáo liên quan đến phong cách lãnh đạo,,
Sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bản hỏi với các nhà lãnh đạo thuộc 600 doanh nghiệp tại 7 vùng.
7 Đóng góp của tiểu luận
Tiểu luận có thể cung cấp một nền tảng lý thuyết và phân tích sâu hơn về các yếu tố này, giúp cho việc nghiên cứu và hiểu sâu hơn về chủ đề Ngoài ra, luận văn có thể trình bày các trường hợp thực tế trong các công ty hoặc tổ chức, để
Trang 8cho thấy những khía cạnh của các nhân tố ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo, và giúp cho việc hiểu và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tốt hơn Các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo có thể bao gồm các yếu tố như tính cách, kỹ năng, giáo dục và kinh nghiệm, môi trường làm việc, mối quan hệ cá nhân, và những áp lực, thách thức đối với lãnh đạo Tiểu luận có thể phân tích rõ ràng và cặn kẽ các yếu tố này và đi sâu vào tác động của chúng đến Phong cách lãnh đạo của từng người.
Cuối cùng, tiểu luận có thể đề xuất các phương án để cải thiện và phát triển Phong cách lãnh đạo bằng cách tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng này Việc đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả là một phần rất quan trọng trong việc hoàn thiện tiểu luận về các nhân tố ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo.
8 Kết cấu của tiểu luận
Phần mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo ngoài ra tiểu luận còn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới Phong các lãnh đạo Chương 2: Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng tới Phong các lãnh đạo – Steve Jobs
Chương 3: Giải pháp về các nhân tố ảnh hưởng tới Phong các lãnh đạo
Trang 9PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1.Các khái niệm liên quan
1.1.1 Lãnh đạo
Lãnh đạo là chức năng liên quan đến vấn đề lãnh đạo, động viên và thông tin trong tổ chức nhằm hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức Từ đó rút ra được là lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến một nhóm theo hướng thực hiện các mục tiêu như: Cung cấp những chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên; Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết các xung đột; Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định.
1.1.2 Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là những hành vi và cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo áp dụng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, gây ảnh hưởng đến một nhóm người để hướng tới mục tiêu chung.Phong cách lãnh đạo xác định cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch và chiến lược để hoàn thành mục tiêu, nhằm đáp ứng kỳ vọng kinh doanh cũng như sự thịnh vượng và phát triển của một tổ chức Một nhà lãnh đạo thường áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo để giải quyết các tình huống kinh doanh khác nhau.
1.2.Mô hình Phong cách lãnh đạo
1.2.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền Khái niệm:
Là phong cách mà nhà lãnh đạo nắm giữ mọi quyền lực, hạn chế sự tham gia của cấp dưới , cũng như quyền kiểm soát đều nằm trong tay nhà lãnh đạo; không tham khảo ý kiến nhân viên, không cho phép ý kiến, giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh; quản lý bằng thưởng phạt.
Ưu điểm:
- Quyết định nhanh chóng và dứt khoát - Chuỗi mệnh lệnh rõ rang
Trang 10- Bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hoặc lỗ hổng kỹ năng của nhân viên
Nhược điểm:
- Giảm tinh thần đoàn kết
- Ý tưởng bị giới hạn và kiềm hãm sự phát triển cá nhân 1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo dân chủ là nhà quản trị ra quyết định sau khi bàn bạc, trao đổi và tham khảo Điều nay khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định và tự quyết định mục tiêu, phương pháp
Ưu điểm:
- Phát triển sự sáng tạo của nhân viên
- Khuyến khích sự năng nổ trong công việc tham gia và đóng góp ý kiến
- Mở rộng góc nhìn và quan điểm
- Giúp nhân viên phát triển bản thân và tăng sự trung thành, giữ chân nhân tài
Nhược điểm
- Có nguy cơ đưa ra giải pháp kém chất lượng
- Nếu như nhà lãnh đạo không quyết đoán thì thường sẽ khó đưa ra định hướng đúng đắn nhất Khi đó sẽ dẫn tới việc các quyết định bị sai lệch và chậm chạp.
- Khi xảy ra bất đồng quan điểm, ý kiến đưa ra không được chấp thuận dễ dẫn đến giảm tinh thần và sự hài lòng của nhân viên 1.2.3 Phong cách lãnh dạo tự do
Khái niệm:
Nhà quản trị sử dụng ít quyền lực, dành cho cấp dưới độ tự do cao, vai trò của nhà quản trị là giúp đỡ tạo điều kiện cho cấp dưới thông qua cung cấp thông tin và các phương tiện khác.Phong cách lãnh đạo tư do mang
Trang 11tính ủy quyền, cho phép các thành viên có quyền đưa ra quyết định và đóng góp ý kiến.
Ưu điểm:
- Khuyến khích sáng tạo và đổi mới - Khuyến khích phát triển cá nhân Nhược điểm:
- Vai trò không rõ ràng: phong cách lãnh đạo tự do sẽ khiến có các thành viên trong tổ chức cảm thấy không chắc chắn về vai trò của mình.
- Các nhà lãnh đạo mang phong cách lãnh đạo này thường ít tham gia vào quá trình làm việc nên thường bị coi là thiếu trách nhiệm dẫn đến sự thiếu gắnkết giữa các thành viên trong tổ chức - Nhân viên không đủ trình độ chuyên môn để làm việc thì sẽ ảnh
hưởng đến hiệu suất làm việc.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới phonh cách lãnh đạo
1.3.1 Yếu tố hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác
Hoàn cảnh môi trường là yếu tố đầu tiên tác động tới phong cách lãnh đạo Khi thay đổi một môi trường mới, phần lớn các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách làm việc tại môi trường làm việc trước đó vào môi trường làm việc hiện tại, như khi một công ty mới thành lập sẽ có một môi trường làm việc khác với một công ty đã hoạt động lâu năm nên phong cách lãnh đạo sẽ khác nhau Tuy nhiên để tổ chức vận hành một cách tốt nhất, người lãnh đạo cần tự thích nghi và thay đổi để phù hợp nhất với văn hóa của môi trường làm việc mới.
Ví dụ như khi quản lý trước đó làm việc tại một tổ chức có người lãnh đạo theo phong cách tự do thì sang môi trường mới sẽ có xu hướng lãnh đạo theo phương thức này.
1.3.2 Yếu tố tâm lý
Tâm lý của nhà lãnh đạo cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới phong cách lãnh đạo Phần lớn mọi người khi mới bắt đầu với công việc
Trang 12đều có phần e ngại và không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình Có thể nhà quản lý chưa có đủ thời gian để thích nghi với môi trường mới hoặc cũng có thể cần có thêm điều kiện, sự tiếp xúc, tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp,… để có thể định hình được phong cách lãnh đạo mà mình sẽ áp dụng.
Các giai đoạn tâm lý chia thành 3 phần:
Thời gian đầu khi tiếp nhận công việc lãnh đạo hay quản lý, họ thường không bộc lộ toàn bộ phong cách lãnh đạo của bản thân, khi đó nhà lãnh đạo đang thăm dò và xem xét nhân sự cũng như môi trường làm việc.
Khi ổn định công việc đây là thời điểm phong cách lãnh đạo được bộc lộ hoàn toàn.
Quá trình thay đổi phong cách lãnh đạo: Trong thời gian vận hành công ty sẽ có những tác động ảnh hưởng tới tâm lý nhà lãnh đạo, điều này sẽ khiến nhà lãnh đạo thay đổi phong cách lãnh đạo của mình để có thể hướng tới kết quả tốt nhất cho tổ chức.
1.3.3 Yếu tố môi trường đào tạo
Các nhà lãnh đạo chịu ảnh hưởng từ nhiều môi trường đào tạo và người chỉ dẫn họ, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo của người đứng đầu.
Sự ảnh hưởng chia làm 2 loại:
Theo phong cách lãnh đạo trong môi trường đào tạo: Các nhà quản lý lúc này nhận thấy được nhiều điểm tích cực từ phong cách lãnh đạo hiện hữu, từ đó họ có xu hướng xây dựng phong cách tương đồng như vậy.
Theo phong cách lãnh đạo khác môi trường đào tạo: Khi nhận thấy được sự không thích hợp và điều này ảnh hưởng gì khi theo cách lãnh đạo đó thì nhà lãnh đạo sẽ chọn một cách lãnh đạo để điều hành công ty một cách tốt nhất chứ không nhất thiết phải chọn đúng phong cách lãnh đạo từ môi trường đào tạo trước kia.
1.3.4 Yếu tố trình độ và năng lực
Đối với những người có năng lực nghề nghiệp cao, trình độ chuyên môn tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách lãnh đạo độc đoán nhằm mang tới hiệu quả công việc nhanh chóng Còn đối với các nhà lãnh đạo
Trang 13chưa có chuyên môn cao thì họ ít khi quyết đoán đưa ra quyết định ngay trong công việc, yếu tố này tạo nên một nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tự do và dân chủ, họ lắng nghe và chấp thuận nhiều hơn với ý kiến của nhân viên cấp dưới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – STEVE JOBS
2.1.Khái quát về Steve Jovs
2.1.1 Steve Jobs
Steve Jobs có tên đầy đủ là Steven Paul Jobs (24/02/1955 – 05/10/2011) là một nhà phát minh, nhà thiết kế và doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập và là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Apple Inc Ông được ghi nhận là một trong những người tiên phong của cuộc cách mạng máy tính và điện thoại di động thông minh (smartphone), đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Apple với những sản phẩm như iPhone, iPod, iPad, macbook Nhắc đến Steve Jobs thì người ta thường sẽ nghĩ ngay đến một người đi tiên phong trong cuộc cách mạng về máy tính và điện thoại thông minh Steve Jobs đồng thời cũng nắm vị trí không hề nhỏ trong việc đem lại thành công cho Apple Inc với các sản phẩm nổi bật như Iphone, Ipod, Ipad, và Macbook.
Những đóng góp của Steve Jobs:
Tác động của Steve Jobs đối với thế giới ngày nay vẫn còn tiếp tục thông qua các thành tựu của ông trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới và phát triển sản phẩm.
Khi ở vị trí lãnh đạo Apple Inc, Steve Jobs đã dẫn dắt công ty trong việc phát triển các sản phẩm đột phá, bao gồm iPod, iPhone và iPad.
Steve Jobs thành lập công ty máy tính NEXT, công ty đã phát triển một hệ điều hành mà Apple cuối cùng đã mua lại để giúp thúc đẩy dòng máy tính cá nhân cho riêng mình.
Steve Jobs đã biến Pixar thành công ty dẫn đầu trong những bộ phim hoạt hình nổi bật, cuối cùng bán công ty cho Disney vào năm 2006 với giá lên đến 7,4 tỷ USD.
Và một điều đặc biệt khi mà người ta nhắc đến CEO Steve Jobs người ta sẽ nhớ đến một nhân tài nổi tiếng với phong cách lãnh đạo độc đoán nhưng lại vô cùng phù hợp trong suốt thời gian ông làm việc tại Apple.
2.2.Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs
Như đã đề cặp ở trên thì Steve Jobs lãnh đạo nhân viên dưới trướng của mình theo phong cách độc đoán Ông hầu như nắm quyền kiểm soát mọi việc mà không cần lấy ý kiến thảo luận từ những nhân viên cấp dưới của