1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ NÔNG THÔN Đề tài XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH LÀNG THÔNG MINH

13 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBỘ MÔN KINH TẾ NÔNG THÔN

BÀI TẬP

HỌC PHẦN KINH TẾ NÔNG THÔN

Đề tài: XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH LÀNG THÔNG MINH 

Trang 2

MỤC LỤC

.Tổng quan về “Làng thông minh” 3

II.Lợi ích của mô hình “Làng thông minh” 4

III.Mô hình “làng thông minh” trên thế giới và tại Việt Nam 5

* Mô hình làng thông minh tại Lapland (Phần Lan) 5

* Mô hình “làng thông minh” tại Việt Nam 6

*Mô hình “làng thông minh” tại xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn)7 IV.Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai mô hình làng thông minh tại Việt Nam 8

V.Các giải pháp để tăng cường, đẩy mạnh mô hình “làng thông minh” tại Việt Nam 10

Trang 3

XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH LÀNG THÔNG MINH I.Tổng quan về “Làng thông minh” 

 "Làng thông minh" được đề cập đến như một hình mẫu cộng đồng tại các vùng nông thôn, là mô hình cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các nền tảng công nghệ kỹ thuật số, tận dụng các thế mạnh và cơ hội của địa phương để phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách nông thôn, thành thị Theo đó, trong mô hình “làng thông minh”, người dân sẽ có một không gian đáng sống, được kết nối cũng như thụ hưởng các tiện ích và dịch vụ xã hội tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Đến nay, LTM đã được công nhận là một cách tiếp cận cộng đồng để phát triển nông nghiệp bền vững trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại, ứng phó với các bất định không chắc chắn, rủi ro (biến đổi khí hậu, biến động thị trường, thiên tai, lũ lụt …) Mô hình này còn tạo động lực cho các lĩnh vực khác như: du lịch sinh thái, du lịch sức khỏe, du lịch y tế, du lịch trải nghiệm, du lịch nghiên cứu cùng phát triển. 

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo văn bản “Ban hành Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã (Phiên bản 1.0), dự kiến gồm những nhóm tiêu chí sau tiêu chí chung: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; mức độ chuyển đổi số bao gồm 5 mức độ: Khởi động, kết nối, cơ bản, nâng cao, toàn diện.

Năm 2019, các tiêu chí được dùng để xác định Làng thông minh tại Cộng hòa Litva được đưa ra sau khi tiến hành thử nghiệm tại 5 làng trong giai đoạn 2011-2018 10 tiêu chí chính bao gồm: Tham quan làng ảo; yếu tố văn hóa bản địa; hỗ trợ/sản xuất lương thực địa phương; cận toàn diện; đổi mới xã hội, công nghệ kỹ thuật và năng lượng sinh học; phục hồi các dịch vụ nông thôn; có áp dụng các sáng kiến kinh tế và hoạt động kinh doanh mới; đảm bảo môi trường bền vững; có sự hợp tác/đối tác giữa người dân với các tổ chức địa phương; có không gian tự nhiên riêng biệt, yếu tố văn hóa và giải trí độc đáo. 

Các định hướng phát triển Làng thông minh của Liên minh châu Âu qua Mạng lưới Phát triển nông thôn châu Âu (ENRD), đề cập đến sự tham gia của cộng đồng địa phương và việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số được coi là yếu tố cốt lõi, tập trung vào một số tính năng chính: chiến lược Làng thông minh xác định những thách thức, nhu cầu, tài sản và cơ hội; Hợp tác, liên kết đối tác và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; Làng thông minh tìm kiếm các giải pháp bắt nguồn từ lãnh thổ địa phương có thể tạo ra giá trị và lợi ích cho cộng đồng; Đổi mới xã hội và kỹ thuật số là đặc trưng của Làng thông minh Mô hình Làng thông minh đã được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng thí điểm Trong mô hình

Trang 4

Làng thông minh, việc xây dựng bộ tiêu chí, các chỉ số để đánh giá, đo lường mức độ thông minh của mỗi ngôi làng có thể có sự khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn gắn với phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường sinh thái.

II.Lợi ích của mô hình “Làng thông minh”

Tại "làng thông minh", dân cư được tạo điều kiện sống tốt hơn, thông qua kết nối công nghệ và tiện ích xã hội tốt hơn nhằm tối ưu hóa chất lượng cuộc sống Bằng cách tạo ra một môi trường sống hấp dẫn, "làng thông minh" cung cấp động lực cho sự phát triển đa dạng và bền vững trên nhiều lĩnh vực như: ứng dụng công nghệ kết nối để có nông nghiệp thông minh, du lịch truyền thống phù hợp phong cách du lịch mới (đặt tour, homestay, du lịch cộng đồng, ẩm thực, thanh toán không tiền mặt …qua Internet), môi trường được quan trắc, giám sát và báo cáo hàng ngày, sức khoẻ người dân và du khách được đảm bảo (y tế thông minh).

Theo các chuyên gia của Hợp tác xã Nông nghiệp số, nhìn vào các mô hình "làng thông minh" trên toàn cầu thì, nếu bắt đầu triển khai mô hình này theo cách riêng biệt và phù hợp với tình hình Việt Nam ngay từ bây giờ, chúng ta có thể tiến gần hơn tới phạm vi thế giới Điều này giúp cải thiện đời sống của cư dân nông thôn và thu hẹp khoảng cách với những tiêu chuẩn quốc tế Mô hình “làng thông minh” còn mang lại nhiều lợi ích trong Chiến lược xây dựng nông thôn mới Dưới đây là một số cơ hội và lợi ích từ việc áp dụng mô hình này:

 Cơ hội về hoạt động kinh tế số thông qua sử dụng Cơ sở dữ liệu nông nghiệp số, lợi ích cụ thể đầu tiên là người nông dân có thể Tiếp cận với nhiều thông tin hơn để ra quyết định sản xuất chính xác hơn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường thông qua các nền tảng số của doanh nghiệp hay nhà nước cung cấp để kết nối với các dịch vụ đầu vào sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ cơ giới hoá, vay tín dụng, tiếp cận khuyến nông số, dịch vụ dự báo thời tiết khí hậu, bảo hiểm nông nghiệp, dịch vụ BVTV, dịch vụ bảo quản, vận chuyển, thu hoạch, tiếp cận thông tin về nhu cầu của người mua, các tiêu chuẩn của thị trường…

 Dịch vụ giáo dục, y tế được cải thiện: Mô hình “làng thông minh” hướng đến việc cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế thông minh Người dân có thể sử dụng các ứng dụng di động, telemedicine, và cơ sở y tế kỹ thuật số để có thể theo dõi sức khỏe của bản thân từ đó giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Trang 5

 Hộ nông dân, trang trại, HTX, hay doanh nghiệp sản xuất cũng có thể áp dụng các công nghệ sản xuất của nông nghiệp chính xác, áp dụng công nghệ tự động hoá để có thể tối ưu hoá từng phần của quá trình sản xuất với bón phân, tưới nước, xử lý thuốc BVTV…, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm ô nhiễm môi trường với sự hỗ trợ của các nền tảng số.

 Tăng cường tham gia dân chủ: Các công nghệ kết nối giúp người dân tham gia vào quản lý và quyết định về cộng đồng.

⇒ Mô hình “làng thông minh” đem lại cho người dân rất nhiều cơ hội và lợi ích, nó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng phúc lợi xã hội thông qua sự nâng cao chất lượng của những dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, giao thông,

III Mô hình “làng thông minh” trên thế giới và tại Việt Nam * Mô hình làng thông minh tại Lapland (Phần Lan) 

Làng thông minh Bắc cực Lapland, hay “Arctic Smart Village” (ASV), đang nằm ở vị trí dẫn đầu Liên minh châu Âu trong việc vận dung các giải pháp phát triển nông thôn bền vững, hiện đại, trên nền tảng phát huy các giá trị tài nguyên và điều kiện tự nhiên ở Bắc cực ASV đã định nghĩa một “sân chơi” mới cho bất cứ ai mong muốn trở về cuộc sống nông thôn yên bình thơ mộng, để tránh khỏi sự ồn ào xô bồ chốn đô thành Làng thông minh Lapland không chỉ có sức hút đối với khách du lịch, mà còn chào đón những cư dân từ đô thị di chuyển về, tăng thêm sức sống cho khu vực. Làng thông minh Bắc Cực Lapland là mô hình mẫu mực cho những dấu hiệu nêu trên Bắt đầu từ giải pháp xây dựng nhà ở thân thiện với cư dân và môi trường, các nhà quản lý làng cũng áp dụng các ứng dụng tích hợp dữ liệu để tăng cường quản lý tài nguyên, cũng như các hoạt động hàng ngày trên địa bàn của cư dân Mô hình nhà ở Lapland áp dụng phương thức xây nhà rẻ hơn, nhưng tối ưu được năng lượng để giảm chi phí sinh hoạt cho người dân. 

Lapland là một trong những nơi đầu tiên ở Phần Lan áp dụng sáng kiến chuyên môn hóa thông minh Đây là một cách tiếp cận toàn diện, có hệ thống, đặt trọng tâm vào các giải pháp quản trị, liên kết cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm trên thế mạnh và điều kiện sẵn có tại địa phương, với sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ 4.0 Làng thông minh Lapland đã cho thấy, công nghệ kết hợp với giá trị nông thôn bản địa không những có thể phát huy giá trị văn hóa của các nền văn minh Châu Âu mà còn giúp người dân nông thôn có việc làm, cuộc sống thịnh vượng hơn…

Chính quyền địa phương tại Lapland tập trung phát triển thế mạnh đặc trưng của từng cụm khu vực và tìm kiếm giải pháp dựa trên hệ sinh thái theo dạng tự cung tự cấp Trong đó, năm nhóm hoạt động quan trọng của mô hình làng thông minh này giúp tạo giá trị gia tăng, tăng việc làm, đổi mới diện mạo nông thôn, đổi mới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là an ninh an toàn, quy hoạch thiết kế, nền tảng công nghiệp, liên minh nông thôn và môi trường sinh

Trang 6

thái Quy hoạch và thiết kế các khu vực trong làng thông minh giúp cải thiện cơ sở vật chất, tập trung nguồn lực và tận dụng lợi thế các khu vực khác nhau Đơn cử, các sản phẩm nông nghiệp được bán ở chợ gần trang trại, nông trường nhằm kết hợp hoạt động tham quan, trải nghiệm văn hóa cho du khách Việc quy hoạch đường xá thuận tiện, phân chia các khu vực sản xuất, nghỉ dưỡng, trải nghiệm mua sắm kết hợp thực hành nông nghiệp, sẽ tăng khả năng cạnh tranh của địa phương trong quốc gia cũng như trên quốc tế.

Làng thông minh Bắc cực Lapland cũng có một mạng lưới chuyên hỗ trợ giải pháp công nghệ cho những tổ chức kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực Mạng lưới này giúp doanh nghiệp dễ dàng liên kết với các nhà tài trợ và cơ quan chức năng Để tăng trưởng đồng đều giữa các khu vực, chính quyền dựa trên chỉ số mức độ sẵn sàng về công nghệ làm thước đo cung cấp các giải pháp phù hợp với khả năng của từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

* Mô hình “làng thông minh” tại Việt Nam 

Về tiềm năng làng thông minh, xã kết nối ở Việt Nam: Theo thống kê công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dân số khu vực thành thị năm 2019 ở Việt Nam là khoảng hơn 33 triệu người, chiếm 34,4%; còn ở khu vực nông thôn là hơn 63,1 triệu người, chiếm 65,6% Như vậy, có thể thấy một sự cần thiết phải có các giải pháp mới cho người dân nông thôn Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 dân số Tuy nhiên, về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP toàn quốc, theo số liệu Tổng cục thống kê Có thể thấy, một lượng lớn lao động ở khu vực nông thôn đang chưa phát huy hết tiềm năng của họ Ở nông thôn, sinh kế của người dân vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. 

Ngoài ra, còn xuất hiện những mô hình kết hợp nông nghiệp với văn hoá bản địa để tạo ra các sản phẩm phi nông nghiệp như du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch sức khoẻ, du lịch tâm linh…Đây là hiện tượng có thể thấy ở hầu như tất cả các vùng nông thôn tỉnh thành nào trên lãnh thổ nước ta, như Ba Vì, Sơn La, Đồng Tháp, Bến Tre, Hoà Bình, Hà Giang, Tiền Giang, Huế… Dù vậy, các hoạt động này còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát Đặc biệt là chưa hề tạo ra được những liên minh làng xã vững mạnh, hiệu quả, kết nối được toàn bộ thế mạnh của nông thôn các địa phương, trở thành mô hình mẫu mực cho toàn quốc noi theo. 

Mô hình làng thông minh ở Việt Nam đang có những tín hiệu khởi động cho giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn 2030 - 2045 Các làng thông minh tuy ở vùng nông thôn nhưng sẽ không thua kém đô thị về sức sản xuất, về năng suất lao động, về tính cạnh tranh, an sinh và hưởng các dịch vụ xã hội, góp phần tạo ra một không

Trang 7

gian đáng sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị nếu được đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ kết nối Đặc biệt, mô hình này còn tạo động lực cho các lĩnh vực du lịch sinh thái, du lịch sức khỏe, du lịch y tế, du lịch trải nghiệm, du lịch nghiên cứu cùng phát triển.

Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã mang lại nhiều tác động tích cực tới đời sống người dân khu vực nông thôn Phát huy thành quả đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đưa nội dung về công nghệ số trong nông thôn mới thành một nội dung trọng tâm trong các giải pháp phát triển Chính phủ đã ban hành Quyết định 318/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 Trong đó, đã đưa những định hướng điều chỉnh, nâng cấp bộ tiêu chí Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới phù hợp đặc thù của vùng miền, nâng cao các chỉ tiêu, chỉ số kinh tế, xã hội khu vực nông thôn, đặc biệt là đưa ra một số tiêu chí về ứng dụng các giải pháp công nghệ số gắn với chương trình chuyển đổi số quốc gia Bên cạnh đó, trong tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu có đặt ra yêu cầu mỗi xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có ít nhất một mô hình thôn thông minh. 

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp công nghệ số thí điểm mô hình “Xã thông minh” bao gồm: xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương); xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn); xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình); xã An Nhơn (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp); xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) và xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế)

*Mô hình “làng thông minh” tại xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) 

Tới nay, mô hình đã lắp đặt trạm phát sóng di động 4G; trạm wifi công cộng tại khu vực UBND xã; xây dựng các kênh giao tiếp, tương tác thuận tiện hơn với người dân; nâng cấp hệ thống loa truyền thanh thông minh, cài đặt phần mềm chuyển văn bản sang âm thanh thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo AI; triển khai các hoạt động thương mại điện tử nhằm quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương; triển khai nền tảng kết nối thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản của xã; phần mềm bán hàng Shop One; triển khai cầu truyền hình và nền tảng hỗ trợ hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth tại trạm y tế.

Mô hình đã đạt một số kết quả cụ thể như sau:

 Về chính quyền xã thông minh: Việc thực hiện chuyển đổi số đã được thực hiện nghiêm túc trong quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản, không gây tồn

Trang 8

đọng trong tiếp nhận, xử lý văn bản Đến nay, đã tiếp nhận và giải quyết 692 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên hệ thống Một cửa điện tử Trang điện tử của xã được huyện hỗ trợ, xây dựng từ năm 2012 và được nâng cấp trong năm 2020.

 Về giao tiếp với người dân: Việc thực hiện mô hình đã thay đổi cách thức giao tiếp giữa chính quyền xã với nhân dân thông qua hệ thống loa phát thanh thông minh, giúp tuyên truyền nhiều nội dung hơn, nhanh hơn và kịp thời hơn mà không phát sinh biên chế phát thanh viên Thông tin của chính quyền xã được gửi đến nhân dân thông qua các nhóm zalo một cách nhanh chóng, giúp người dân nắm bắt kịp thời các nội dung, tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo xã, tăng cường sự tin tưởng, gần gũi hơn giữa chính quyền và nhân dân Người dân được hỗ trợ sử dụng wifi, mạng internet công cộng miễn phí, được tập huấn, tiếp cận và sử dụng nhanh chóng hình thức tư vấn, bán hàng qua mạng.

 Về thương mại điện tử và quảng bá thương hiệu: các đơn vị tham gia xây dựng mô hình thí điểm đã hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương trên mạng internet; hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội, sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 Về dịch vụ xã hội: Trong lĩnh vực y tế, hỗ trợ trang bị thiết bị y tế thông minh Telehealth và nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa để truyền nhận âm thanh, hình ảnh kết nối với các bệnh viện trong cả nước Trong lĩnh vực giáo dục, các trường học trên địa bàn đã được số hóa, sử dụng hồ sơ điện tử, cung cấp sổ liên lạc điện tử SMAS (SMS Parents, SParent), phân hệ quản lý thư viện và tuyển sinh đầu cấp cho các nhà trường; thực hiện nộp các khoản đóng góp của học sinh qua hệ thống tài khoản ngân hàng.

 Mô hình thí điểm làng thông minh tại xã Vi Hương đã mang lại một số kết quả tích cực, nổi bật trong lĩnh vực y tế, giáo dục thông minh và thương mại điện tử cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương Tuy nhiên, mô hình còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình triển khai vì Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nên hạ tầng còn khá lạc hậu, nhiều cơ sở dữ liệu của các ngành, địa phương chưa được số hóa hoặc đã số hóa nhưng còn phân tán, nhỏ lẻ, thiếu tính kết nối, liên thông Một số người dân, doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích do chuyển đổi số mang lại; kiến thức, kỹ năng trong chuyển đổi số còn ở mức thấp, kể cả đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan, địa phương, đơn vị.

Trang 9

IV.Khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai mô hình làng thông minh tại Việt Nam

Mặc dù đã được triển khai thí điểm tại một số xã trên địa bàn cả nước và mang lại kết quả tích cực, nhưng có thể thấy, việc triển khai mô hình làng thông minh tại Việt Nam còn một số khó khăn, vướng mắc sau:

Các yếu tố khách quan

 Việt Nam có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, các vùng sản xuất nông nghiệp phân bố trải dài theo các vùng khí hậu khác nhau Với sự đa dạng về vùng miền, dân tộc và các sản phẩm nông nghiệp, rất khó có thể áp dụng một mô hình làng thông minh cụ thể mà cần linh hoạt theo điều kiện từng địa phương.

 Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ và manh mún Năm 2017, cả nước có gần 14 triệu hộ nông dân sở hữu khoảng 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra khá chậm, vẫn còn hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5 ha Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, không tập trung khiến cho việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ số còn hạn chế.

 Văn hóa và thói quen sản xuất: Sự đa dạng về văn hóa cũng gây ra nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số Việc ứng dụng, chuyển đổi số cho cộng đồng nông thôn cần phù hợp với tập quán, đời sống văn hóa cộng đồng và sự phát triển các dịch vụ kinh tế - xã hội Việc áp dụng cùng lúc nhiều nền tảng số trên các lĩnh vực Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số có thể dẫn đến việc “quá tải” cho chính quyền cấp xã cũng như chưa phù hợp với nếp sống nông thôn, điều kiện văn hóa, canh tác, sản xuất của nông dân Người dân một số vùng còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa thay đổi được thói quen canh tác từ lâu đời, không có nguồn tài chính để cơ giới hóa, chuyển đổi canh tác sau khi dồn điền đổi thửa.

Các yếu tố chủ quan:

 Trình độ công nghệ chung của cả nước còn thấp, thị trường khoa học công nghệ kém phát triển, tình trạng vi phạm bản quyền, mất thông tin, bí quyết, quy trình công nghệ diễn ra phổ biến.

 Chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tương đối thấp, chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo ở nông thôn năm 2019 chỉ đạt 16,3% Kỹ năng sử dụng công

Trang 10

nghệ thông tin của người dân ở nhiều vùng còn hạn chế, trình độ học vấn chưa cao nên việc tiếp thu kiến thức khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất chưa đạt yêu cầu; kiến thức, kỹ năng trong chuyển đổi số còn ở mức thấp Đặc biệt, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra trong quá trình chuyển đổi số và xây dựng làng, xã thông minh.

 Về thể chế, chính sách: chưa ban hành được các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ tiêu chí cụ thể, quy trình xây dựng làng thông minh Hiện nay, các địa phương thực hiện thí điểm chỉ đang lồng ghép vào các tiêu chí của chương trình nông thôn mới, do đó, chưa khuyến khích, thúc đẩy nhân rộng các mô hình làng thông minh trên cả nước.

 Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin còn lạc hậu, hạ tầng viễn thông băng rộng kém phát triển ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; mức độ bảo mật và an toàn thông tin kém Nhiều vùng còn khó khăn, chưa bảo đảm tiếp cận internet, chưa có nhiều thiết bị điện thoại thông minh Trang thiết bị cho các cán bộ, công chức xã còn hạn chế, cấu hình kỹ thuật thấp, lạc hậu, thời gian sử dụng quá lâu Hệ thống Logistic cho nông nghiệp quy mô nhỏ, manh mún, thiếu kết cấu hạ tầng mềm cho ứng dụng kỹ thuật số, thiếu các trung tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, vườn ươm khởi nghiệp.

 Về cơ sở dữ liệu: nhiều cơ sở dữ liệu của các ngành, địa phương chưa được số hóa hoặc đã số hóa nhưng còn phân tán, nhỏ lẻ, thiếu tính kết nối, liên thông, chia sẻ giữa các cấp, các ngành.

V.Các giải pháp để tăng cường, đẩy mạnh mô hình “làng thông minh” tại ViệtNam 

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn thông minh Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền và người dân Để từ đó tích cực, chủ động học hỏi và mạnh dạn ứng dụng công nghệ số vào xây dựng chính quyền số, vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp số và phát triển xã hội số ở nông thôn Để làm được điều này, cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, các mô hình khuyến nông về vai trò và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Ngày đăng: 15/04/2024, 22:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w