1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô chính phủ việt nam thực hiện trong giai đoạn 2019 2020 đối với nền kinh tế trong nước

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính sách tài khóa Fiscal Policy: 1.1.1 Khái niệm của chính sách tài khóa:-> một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2019-2020, với ảnh hưởng của dịch covid -19 đã khiến cho nên kinh tế Việt Nam cũng như toàn thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế nặng nề Áp lực của suy thoái kinh tế, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để củng cố lại Trong đó, đưa ra các biện pháp để hoạch toán kính tế là việc làm cấp thiết cho tình hình hiện nay.

Hoạch toán kinh tế là các chính sách bao gồm chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ Bất kì một quốc gia nào cũng phải đưa ra chính sách thích hợp để đưa nền kinh tế phát triển tới mức tối đa nhất có thể Song để đưa ra được một chính sách hợp lí là một việc làm khó khăn, vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, một quyết định sai lầm sẽ dẫn đến những thiệt hại khôn lường Chính vì thế, bài viết này chúng ta sẽ đề cập tới các chính sách mà Việt Nam áp dụng trong thời kì dịch covid-19 nhằm tìm hiểu và nhận xét các chính sách mà chính phủ áp dụng có tác động tích cực hay tiêu cực tới nền kinh tế.

Trong bài tiểu luận này chúng em xin trình bày tới thầy cô và các bạn chủ đề:” Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô chính phủ Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 đối với nền kinh tế trong nước” Nội dung đề tài gồm các phần sau:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết về chính sách kinh tế vĩ mô

Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020

Chương 3: Tác động chính sách đã lựa chọn đối với nền kinh tế

Kết luận: Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành bài nhưng không thể không có những sai sót, mong thầy cô và các bạn nhận xét và góp ý kiến Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn!

Trang 2

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

1 Chính sách tài khóa (Fiscal Policy): 1.1.1 Khái niệm của chính sách tài khóa:

-> một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động

kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/ hoặc thuế của chính phủ.Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.

Gồm hai loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp.

- Chính sách tài khóa thu hẹp (chính sách tài khóa thặng dư): Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.

1.1.2 Nội dung của chính sách tài khóa:

- Để dự đoán các thay đổi trong hành vi chi tiêu sẽ ảnh hưởng thế nào đến sản lượng và giá cả, chúng ta sử dụng mô hình tổng cung (AS)- tổng cầu (AD).

Trang 3

Hình 1.1: Mô hình tổng cung, tổng cầu AS - AD (Sgk)

Chính sách tài khóa mở rộng(chính sách tài khóa thâm hụt): Là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua: Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

- Cân bằng vĩ mô xảy ra ở sản lượng thực tế GDP trong điều kiện việc làm đẩy đủ xảy ra ở sản lượng tiềm năng Do vậy,nền kinh tế gặp phải một khoảng cách GDP(sự chênh lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế).

- Mục tiêu ở đây là dịch chuyển đường tổng cầu sang phải Thiếu hụt AD là mục tiêu tài chính.

Trang 4

Hình 1.2: Sự thiếu hụt tổng cầu

* Tăng chi tiêu Chính phủ (G):

- Giải pháp đơn giản nhất cho thiếu hụt tổng cầu là tăng chi tiêu chính phủ Điều này sẽ dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, đưa chúng ta tới gần việc làm đầy đủ hơn Vì thế chi tiêu Chính phủ tăng lên là một hình thức chính sách kích thích tài khóa(chính sách tài khóa mở rộng).

- Chính phủ không cần lấp đầy toàn bộ thiếu hụt tổng cầu, vì theo hiệu ứng số nhân thì mỗi đồng chi tiêu tăng thêm sẽ làm cho tổng cầu chi tiêu tăng lên gấp nhiều lần(phụ thuộc vào số nhân) Công thức tính sự kích thích tài chính mong muốn là:

Kích thích tài chính mong muốn = Thiếu hụt AD / Số nhân

* Hiệu ứng lấn át:

- Khi gia tăng mua sắm của chính phủ kích thích tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, nó cũng làm cho lãi suất tăng, và một mức lãi suất cao hơn sẽ làm giảm chi tiêu cho đầu tư và từ đó làm giảm tổng cầu Sự suy giảm tổng cầu vì lãi suất tăng khi chính phủ thực hiện chính sách tài chính mở rộng được gọi là hiệu ứng lấn át (crowdung out effect) Tổng cầu giảm làm giảm bớt mức sản lượng cân bằng.

* Cắt giảm thuế:

Trang 5

- Mặc dù chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ có thể lấp được khoảng cách GDP nhưng việc mua hàng của chính phủ vẫn không phải là con đường duy nhất để làm điều đó Cầu tăng lên có thể sinh ra từ các khoản tăng tiêu dùng hay đầu tư cũng như từ chi tiêu tăng lên của chính phủ Nó cũng có thể đến từ nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu tăng lên Các quyết định tiêu dùng và đầu tư có thể thay đổi Chính sách tài chính có thể khuyến khích những thay đổi như vậy Chính phủ không chỉ mua hàng hóa dịch vụ mà còn đánh thuế Bằng cách hạ thuế, chính phủ làm tăng thu nhập khả dụng Người tiêu dùng không chỉ hết mỗi đồng có được từ cắt giảm thuế mà họ sẽ tiết kiệm một phần và chi tiêu một phần Như vậy:

Tổng ban đầu trong tiêu dùng = MPC X số thuế cắt giảm

Chính sách tài khóa thu hẹp(chính sách tài khóa thặng dư): Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.

- Mối đe dọa của lạm phát gợi cho thấy rằng sự kiềm chế tài chính (tức là áp dụng chính sách thu hẹp) đôi khi là một chính sách thích hợp Nếu tổng cầu quá mức gây ra tăng giá thì mục tiêu của chính sách tài chính sẽ là giảm tổng cầu chứ không phải kích thích nó Sự khác nhau ở đây là chúng ta sử dụng các công cụ ngân sách theo kiểu ngược lại Giờ đây chúng ta muốn giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế.

- Đầu tiên chúng ta phải xác định chúng ta muốn dịch chuyển đường tổng cầu bao xa, sau đó tính toán chi tiêu chính phủ hoặc thuế phải thay đổi bao nhiêu để đạt tới sự dịch chuyển mong muốn.

- Biết quy mô của tổng cầu dư thừa, ta có thể tính sự kiềm chế tài khóa mong muốn như sau:

Kiềm chế tài khóa mong muốn = Lượng dư thừa AD / Số nhân

Trang 6

* Cắt giảm chi tiêu chính phủ:

- Lựa chọn thứ nhất để cân nhắc là cắt giảm chi tiêu Chính phủ Đầu tiên, ta tính kiềm chế tài khóa mong muốn, như trên đã tính Sau đó cắt giảm chi tiêu Chính phủ đúng bằng số đó.

Cắt giảm chi tiêu Chính phủ (G) = Kiềm chế tài khóa mong muốn

* Tăng thuế:

-Những khoản tăng thuế có thể được sử dụng để làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái Người ta sẽ phản ứng bằng cách giảm tiêu dùng Khi người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” thì họ sẽ khời động quá trình số nhân và dẫn tới sự dịch chuyển lớn hơn nhiều của tổng cầu

Tăng thuế mong muốn = Kiềm chế tài khóa mong muốn / MPC

- Nói cách khác, những thay đổi trong thuế phải luôn lớn hơn thay đổi mong muốn trong những khoản rò rỉ hay các khoản thêm vào Việc làm lớn hơn bao nhiêu là tùy thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng biên.

1.1.3 Mục tiêu của chính sách tài khóa:

Nhằm điều chỉnh sản lượng để đạt đến sản lượng tiềm năng.

+ Chính sách tài khóa mở rộng: mục tiêu là tăng tổng cầu.

Tăng chi tiêu chính phủ Hiệu ứng lấn át Cắt giảm thuế

Tăng ban đầu trong tiêu dùng

+ Chính sách tài khóa tiền tệ: mục tiêu là giảm tổng cầu

Cắt giảm chi tiêu chính phủ Tăng thuế

1.1.4 Công cụ của chính sách tài khóa:

Trang 7

Chính phủ sử dụng hai công cụ là thuế (T) và chi tiêu của chính phủ (G) để điểu tiết vĩ mô nền kinh tế.

B=T – G * (B: ngân sách chính phủ)

+ B > 0: Ngân sách thặng dư

+ B < 0: Ngân sách thâm hụt

+ B = 0: Ngân sách cân bằng

- Chi tiêu chính phủ (G) gồm hai loại : chi mua sắm hàng hóa dịch vụ (như mua vũ khí; xây dựng và sửa chửa đường xá, cầu cống; trả lương cho các cán bộ nhà nước; …) và chi chuyển nhượng (như trợ cấp cho người nghèo, người khuyết tật…) làm tăng

1.2.1 Khái niệm của chính sách tiền tệ:

-> Chính sách tiền tệ là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được một tập hợp các mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.

1.2.2 Nội dung của chính sách tiền tệ:

*Thị trường tiền tệ:

- Cầu tiền tệ:Là tổng lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thỏa mãn nhu cầu trao đổi, thanh toán và tích lũy giá trị.

- Theo Keynes, có ba động cơ làm cho mỗi chúng ta muốn nắm giữ tiền:

Trang 8

+ Nhu cầu giao dịch: Cầu giao dịch là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để dùng cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ hàng ngày.

+ Nhu cầu dự phòng (cầu dự phòng): Lý do khác khiến người ta giữ tiền là nỗi lo sợ những ngày “xấu” Một tình huống khẩn cấp bất ngờ có thể cần tiền để mua trên mức nhu cầu giao dịch bình thường Do đó, người ta sẽ giữ nhiều tiền hơn một chút so với dự chi của họ.

+ Nhu cầu đầu cơ (cầu đầu cơ): Người ta cũng giữ tiền cho các mục đích đầu cơ, để họ có thể phản ứng được với những cơ hội hấp dẫn về tài chính.

- Lý thuyết về cơ cấu đầu tư: Một cơ cấu đầu tư tốt nhất thường bao gồm cả những tài sản có mức độ rủi ro ít và những tài sản có mức độ rủi ro nhiều.

- Cung tiền tệ:Là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng Vì mức cung ứng tiền tệ bị ngân hàng trung ương kiểm soát, nên nó không phụ thuộcvào các biến số

kinh tế khác Đặc biệt, nó không phụ thuộc vào lãi suất

Hình 1.3: Cân đối thị trường tiền tệ.

- Cân bằng cung cầu tiền tệ:

- Những nguyên nhân làm dịch chuyển trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu:

+ Sự cắt giảm cung ứng tiền tệ

Trang 9

+ Tăng thu nhập thực tế

+ Tăng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng

Lãi suất cao hơn cân bằng -> dư cũng tiền -> mọi người cố gắng mua trái phiếu -> giá trái phiếu tăng lĩa suất giảm.

NHTW thay đổi lượng tiền cung ứng thông qua ba công cụ là lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở; như vậy có nghĩa là ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất cân bằng.

- Thay đổi cung tiền tệ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng Sự dịch chuyển của đường cầu tiền tệ cũng có thể đem lại kết quả tương tự Khi đường cầu tiền dịch chuyển sang phải hoặc sang trái (gây ra bởi những yếu tố khác với lãi suất chẳng hạn như thu nhập hoặc giá cả hàng hóa thay đổi) thì lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ cũng sẽ thay đổi.

* Chính sách tiền tệ mở rộng: là ngân hàng trung ương ở rộng mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

- Mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là thay đổi những kết quả kinh tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong tổng cầu.

- Mục tiêu của chính sách này là tăng tổng cầu Cơ chế của việc làm như vậylà hạ thấp lãi suất Như vậy, ta thấy mục tiêu kích thích nền kinh tế của ngân hàng trung ương được thực hiện theo ba bước sau:

+ Gia tăng cung tiền

+ Giảm lãi suất

+ Tăng tổng cầu

* Chính sách tiền tệ thắt chặt: Chính sách mà Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.

Trang 10

- Giống như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đôi khi tìm cách tăng cổng cầu, đôi khi lại cố gắng hạn chế tổng cầu Khi lạm phát đe dọa, mục tiêu của chính sách tiền tệ là giảm tốc độ chi tiêu Nếu thành công sự giảm sút chi tiêu sẽ làm cho tổng cầu nằm trong giới hạn các khả năng sản xuất của chúng ta.

- Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ thắt chặt (chống lại lạm phát) cũng tương tự như cơ chế dùng để chống lại thất nghiệp, chỉ có hướng là ngược lại Trong trường hợp này, chúng ta tìm cách giảm chi tiêu bằng cách tăng lãi suất Ngân hàng trung ương có thể đẩy lãi suất lên bằng cách bán trái phiếu, tăng lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tất cả hành động này sẽ làm giảm lượng cung tiền và giúp hình thành một lãi suất mới cao hơn.

- Mục tiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt là hạn chế tổng cầu Để việc hạn chế thành công, hành vi chi tiêu ơhari phản ứng lại dược với lãi suất Như vậy, việc thắt chặt tiền tệ được thực hiện bằng:

+ Giảm cung tiền

+ Tăng lãi suất

+ Giảm tổng cầu

- Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ khá đơn giản nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng hoạt động tốt như ta hy vọng Có một vài vấn đề nảy sinh có thể hạn chế khả năng của ngân hàng trung ương trong việc thay đổi cung tiền, lãi suất hay tổng cầu:

Thứ nhất,ngân hàng trung ương không thể kiểm soát trực tiếp việc cung ứng tiền

Thứ hai, đôi khi cung ứng tiền được mở rộng nhưng lãi suất vẫn có thể không giảm xuống Khả năng lãi suất không phản ứng lại được với những thay đổi trong cung tiền tệ được minh họa bằng khái niệm bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền tệ, số tiền này sẽ sẵn sàng được hấp thụ hết mà không hề giảm lãi suất.

Trang 11

Thứ ba,các quyết định đầu tư được thúc đẩy không chỉ bởi lãi suất mà còn bởi những kỳ vọng Mục tiêu của ngân hàng trung ương vẫn không được đáp ứng ngay cả khi ngân hàng trung ương thành công trong việc hạ thấp lãi suất.

1.2.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

- Nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền, thay đổi những kết quả kinh tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm…

+ Chính sách tiền tệ mở rộng: mục tiêu là tăng tổng cầu.

Gia tăng cung tiền Giảm lãi xuất Tăng tổng cầu

+ Chính sách tiền tệ thắt chặt: mục tiêu là hạn chế tổng cầu.

Giảm cung tiền Tăng lãi xuất Giảm tổng cầu

1.2.4 Công cụ của chính sách tiền tệ:

- Chính phủ sử dụng công cụ là lãi xuất, dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu, hạn mức tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở nhằm tác động trực tiếp vào đầu tư tư nhân, điều tiết nền kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng (https://www.slideshare.net/NguynMinh2/cc-cng-c-ca-chnh-sch-tin-t)

+ Lãi xuất: thông qua chính sách chiết khấu vơí các ngân hàng, Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) sẽ quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng, ảnh hưởng đến quy mô huy động.

+ Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà các ngân hàng phải giữ lại tại NHTW không hưởng lãi, không đầu tư, không cho vay để đảmbảo khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng

+ Chính sách chiết khấu: là một trong những hình thức cho vay ngắn hạn của NHTW đối với ngân hàng thương mại, khai thông năng lực thanh toán của các NHTM

Trang 12

+ Hạn mức tín dụng: là mức nợ tối đa mà NHTW đã hạn mức; dùng để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng và kiểm soát mức cung tiền của mình

+ Nghiệp vụ thị thường mở: là hoạt động mua, bán chứng khoán do NHTW thực hiện dùng để điều tiết khối lượng tiền cung ứng.

Trang 13

CHƯƠNG 2:

CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN2019-2020

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019-2020 trong đại dịch Covid-19 rơi vào tình trạng suy thoái (người lao động có việc làm ít, giá cả tăng, sản lượng

giatm) Tuy nhiên , kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trươtng với tốc độ tăng GDP nhờ vào:

2.1 Các chính sách tiền tệ

Thứ nhất, điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT,đồng thời, CSTT

cũng được phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để điều tiết thanh khoản, kiểm soát tiền tệ, giảm thiểu áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế4

+Lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức 2,31% (năm 2019 là 2,01%) (gắn bản đồ vào)

Trang 14

Thứ hai, liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn, để

hỗ trợ nền kinh tế

+ Đến thời điểm hiện tại 18/12/2020 tổng phương tiện thanh toán tăng 12,83% so với cuối năm 2019.

+ Giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên + Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD giảm 1,5%/năm so với cuối năm 2019 (cuối năm 2020 là 4,5%/năm)

+lãi suất cho vay bình quân của các NHTM áp dụng cho các khoản vay mới phát sinh giảm hơn 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục giảm 0,07%/năm đến hết tháng 01/2021

Trang 15

Thứ ba,song song với định hướng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế,NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ

+Đến 22/02/2021, hệ thống các TCTD đã: (1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 265.191 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với dư nợ 366.309 tỷ đồng; (2) Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 625.064 khách hàng với dư nợ 1.061.522 tỷ đồng; (3) Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến 22/02/2021 đạt 2.655.887 tỷ đồng cho 426.134 khách hàng.

+ Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 169.770 khách hàng với dư nợ 4.230 tỷ đồng, cho vay mới đối với 2.258.413 khách hàng với số tiền 81.000 tỷ đồng.(bảng đồ)

Trang 16

Thứ tư, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy

trình, thủ tục cho vay ,đồng thời, NHNN chủ động thường xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng an , lành mạnh.

+Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 12,17% so với cuối năm 2019 +tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu định hướng, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đi đôi với chất lượng tín dụng

Thứ năm, điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, phù hợp với

thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT;

Trang 17

+cuối năm 2020, tỷ giá trung tâm ở mức 23.131 VND/USD, giảm -0,1% cuối năm

+Nhà nước tại hệ thống ngân hàng, kiểm soát tiền tệ, tạo điều kiện để giảm lãi suất trái phiếu chính phủ khoảng 0,78 - 1,41%/năm ở các kỳ hạn 5 - 30 năm so với cuối năm 2019 và kéo dài kỳ hạn phát hành (tập trung ở kỳ hạn 10 - 15 năm, chiếm khoảng 80% khối lượng phát hành) trong năm 2020.

(Tham khảo:http://tapchinganhang.gov.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-ho-tro-nen-kinh-te-chong-do-voi-dai-dich-covid-19-va-dinh-huong-nam-202.htm?

=> Chính phủ Việt Nam đã sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để làm tăng tổng cầu , hạn chế nền kinh tế bị suy thoái

2.2 Các chính sách tài khóa2.2.1 Tiêu dùng hộ gia đình

- Người Việt bớt sắm sửa, chi nhiều hơn cho sức khỏe : công ty nghiên cứu thị trường Q&me năm 2020, 80% người tham gia khảo sát bị ảnh hưởng tài chính, 93% có kế hoạch tiết kiệm và quản lý tài chính

- Để tiết kiệm cắt giảm các khoản ăn ngoài (61%), giải trí (54%), làm đẹp( 43%) Ngoài ra, gần 40% người tham gia khảo sát dùng các khoản tiết kiệm để mua các gói bảo hiểm cao cấp

2.2.2 Đầu tư: giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

- Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến 30/11/2020 là 336.012,19 tỷ đồng đạt 71,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (470.600 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2019 đạt 53,96% kế hoạch Quốc hội giao

Ngày đăng: 15/04/2024, 19:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w