1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng động cơ xe kia sorento ứng dụng sửa chữa mô hình động cơ diesel xe tải vinaxuki 1,2 tấn

90 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, em cũng không tránh khỏi những lúc khó khăn khi viết nội dung cũng như tìm hiểu về quy trình sửa chữa thân vỏ, quy tình sơn và quy trình bảo dưỡng bề mặt sơn. Với sự góp sức lớn của các anh kỹ thuật viên tại xưởng đồng sơn, đã cặn kẽ hướng dẫn cho em hiểu hơn về những quy trình này và đã cho phép em được chụp lại những bức ảnh quý giá về các quy trình tại xưởng đồng sơn để bài luận văn tốt nghiệp của em được rành mạch và sinh động hơn. Luận Văn Tốt Nghiệp. Cuối cùng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến bản lãnh đạo của nhà trường và các Khoa Phòng ban chức năng đã tạo điều kiện cho em được học tập và trải nghiệm những điều tốt đẹp trong suốt 4 năm đại học. Dù đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp nhưng bản thân em còn hạn chế một số về mặt kiến thức nên bài luận văn tốt nghiệp này em khó có thể tránh những sai sót không mong muốn. Kính mong nhận được sự ưu ái và ý kiến đóng góp từ các thầy và từ đó em đút kết được những kinh nghiệm sâu sắc cho quá trình đi làm sau này.

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM VIỆN CƠ KHÍ

- -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ XE KIA SORENTO ỨNG DỤNG SỬA CHỮA MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ

DIESEL XE TẢI VINAXUKI 1,2 TẤN

Ngành : Kỹ thuật ô tô Chuyên ngành : Cơ khí ô tô

Giảng viên hướng dẫn : Dương Minh Thái Sinh viên thực hiện : Lê Quốc Vũ MSSV : 1951080292 Lớp : CO19D

Tp Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô nước ta đã có những bước phát triển lớn, sản lượng ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu không ngừng tăng lên, các công ty ô tô trong nước và các doanh nghiệp liên kết với các tập đoàn ô tô nước ngoài được mở rộng về quy mô và số lượng, cùng với đó là những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới được áp dụng trên ô tô cũng đã có mặt tại Việt Nam Vì vậy, việc tìm hiểu các kỹ thuật này và lập các quy trình chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng để từ đó có thể đưa ra những thiết kế mới hoặc cải tiến là nhiệm vụ của các kỹ sư ngành cơ khí ô tô

Với mục tiêu như vậy, em đã chọn thực hiện đề tài “Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng động cơ xe Kia Sorento và ứng dụng mô hình động cơ Diesel xe tải VINAXUKI 1,2 tấn” và đã được Viện Cơ Khí – Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM duyệt và cho phép thực hiện

Bằng những kiến thức đã tại trường, thời gian thực tập tốt nghiệp cùng với sự hướng dẫn và quan tâm của thầy Dương Minh Thái em đã hoàn thành đề tài này Vì kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Minh Thái, người đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Và cũng là người đưa ra những ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ G4KE XE KIA SORENTO 1

1.1 Tổng quan về động cơ G4KE trên xe Kia Sorento 1

1.1.1 Khái quát về động cơ G4KE trên xe Kia Sorento 1

1.1.2 Kết cấu động cơ G4KE và thông số kỹ thuật 2

1.1.2.1 Kết cấu động cơ G4KE 2

1.1.2.1 Thông số kỹ thuật 3

1.2 Các hệ thống trên động cơ G4KE 3

1.2.1 Cơ cấu trục khuỷu, piston, thanh truyền 3

1.2.1.1 Piston và thanh truyền 3

CHƯƠNG 2 BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ G4KE 12

2.1 Tổng quan về bảo dưỡng động cơ 12

2.1.1 Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng 12

2.1.2 Các công việc bảo dưỡng chính 13

2.2 Bảo dưỡng động cơ G4KE 14

2.2.1 Bảo dưỡng động cơ mốc 5000 km 14

2.2.1.1 Lợi ích của việc bảo dưỡng động cơ 5000 km: 14

2.2.1.2 Các công việc bảo dưỡng động cơ mốc 5000 km 14

2.2.2 Bảo dưỡng động cơ mốc 10000 km 15

2.2.3 Bảo dưỡng động cơ ở mốc 20000 km 17

2.2.4 Bảo dưỡng động cơ ở mốc 40000 km 19

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ G4KE XE KIA SORENTO 21

Trang 7

3.1 Chuẩn bị dụng cụ 21

3.2 Thông số kỹ thuật của động cơ G4KE 22

3.3 Quy trình kiểm tra và sửa chữa động cơ G4KE 25

3.3.1.Kiểm tra áp suất nén 25

3.3.2 Quy trình hạ động cơ 26

3.3.3 Kiểm tra dây xích cam 27

3.3.4 Kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt 31

3.3.5 Kiểm tra hệ thống điều phối van biến thiên liên tục (CVVT) 33

3.3.5.1 Quy trình tháo trục cam 33

3.3.5.2 Kiểm tra 36

3.3.5.3 Quy trình lắp trục cam 38

3.3.6 Kiểm tra nắp culasse 40

3.3.6.1 Quy trình tháo nắp culasse 40

3.3.6.2 Kiểm tra 42

3.3.6.3 Quy trình lắp mặt culasse 44

3.3.7 Kiểm tra và sửa chữa thân máy 46

3.3.7.1 Quy trình tháo thân máy 46

3.3.7.2 Kiểm tra thân máy 48

3.3.7.3 Kiểm tra thanh truyền 50

3.3.7.4 Kiểm tra piston và xéc măng 51

3.3.7.5 Kiểm tra trục khuỷu 53

3.3.7.6 Quy trình lắp ráp piston – thanh truyền – trục khuỷu 54

3.3.8 Kiểm tra hệ thống làm mát 57

3.3.8.1 Quy trình thay nước làm mát: 57

3.3.8.2 Kiểm tra két nước 58

3.3.8.3 Kiểm tra quạt làm mát 59

3.3.8.4 Kiểm tra van hằng nhiệt 63

3.3.9 Kiểm tra bơm nước 64

3.3.9.1 Quy trình tháo lắp bơm nước 64

3.3.9.2 Kiểm tra bơm nước 66

Trang 8

3.3.10 Kiểm tra lọc dầu 66

3.3.10.1 Quy trình lắp ráp lọc dầu 66

3.3.10.2 Kiểm tra chất lượng nhớt động cơ 66

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG SỬA CHỮA MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ DIESEL XE

4.3 Quá trình sửa chữa và hoàn thiện động cơ 73

4.3.1 Tình trạng ban đầu của động cơ 73

4.3.2 Quy trình sửa chữa 74

4.3.2.1 Quá trình tháo và vệ sinh động cơ: 74

4.3.2.2 Kiểm tra các chi tiết động cơ 76

4.3.2.3 Quy trình lắp ráp động cơ 77

4.3.3 Hoàn thiện mô hình động cơ 80

4.3.3.1 Thông số khung mô hình 80

4.3.3.2 Hoàn thiện mô hình 80

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ G4KE XE KIA SORENTO 1.1 Tổng quan về động cơ G4KE trên xe Kia Sorento

1.1.1 Khái quát về động cơ G4KE trên xe Kia Sorento

Hình 1.1 Động cơ xăng Theta 2.4L (G4KE)

Động cơ xăng Theta 2.4L (G4KE) thuộc họ động cơ Theta/Theta II Đó là động cơ xăng 4 xi-lanh, dung tích 2.4L phun xăng trực tiếp hoặc đa điểm tùy thuộc vào thế hệ và loại xe được sử dụng Giống như các động cơ khác, Hyundai chia sẻ mẫu động cơ với hãng KIA Phiên bản 2.4L rất giống với phiên bản 2.0L của cùng dòng Theta, với một số khác biệt nhỏ do dung tích động cơ và tải trọng bên trong tăng lên

Động cơ có khối xi lanh bằng nhôm và đầu xi lanh bằng nhôm Sự dịch chuyển tăng lên đạt được bằng cách lắp một trục khuỷu mới với hành trình 97 mm (động cơ 2.0L có hành trình 86 mm) Đường kính xi lanh cũng lớn hơn Trong trường hợp này, động cơ có các piston mới với đường kính 88 mm (thay vì các piston 86 mm) Đầu xi-lanh có 4 van trên mỗi xi-lanh (tổng cộng 16 van) và trục cam kép trên cao (DOHC) Trục khuỷu dẫn động trục cam nạp và xả bằng cách sử dụng xích định thời Các động cơ Theta đầu tiên chỉ sử dụng thời gian van biến thiên liên tục (CVVT) cho thời gian nạp Thế hệ sau, động cơ Theta II, được trang bị hệ thống điều phối van biến thiên CVVT trên cả hai trục cam

Hầu hết động cơ 2.4L của Hyundai và Kia đều được trang bị phun xăng đa điểm (MFI hoặc MPI) Các động cơ mới nhất, được đặt tên là 2.4 GDI, có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp Điều đó có nghĩa là nhiên liệu được phun trực tiếp vào từng xi-lanh bằng các

Trang 10

kim phun trực tiếp nhiều lỗ đặc biệt Động cơ Hyundai 2.4 GDI có bơm nhiên liệu cao áp gắn trên đỉnh xi lanh, bơm này được dẫn động thông qua cam 4 thùy bổ sung trên trục cam xả

Tuy nhiên, động cơ G4KE cũng có một vài nhược điểm nhất định như sau:

- Hệ thống truyền động của dòng Theta liên quan đến việc xi-lanh bị trầy xước, xuất hiện do các mảnh vụn từ chất xúc tác rơi trực tiếp vào buồng đốt Thông thường, mức tiêu thụ xăng dầu tăng dần ngay lập tức xuất hiện, sau đó là tiếng gõ pít-tông

- Chất mài mòn hình thành khi xuất hiện vết trầy xước được mang đi khắp toàn bộ hệ thống và góp phần làm tăng tốc độ mài mòn của cả trục cam và bánh răng bơm dầu Và việc giảm áp suất dầu trong hệ thống thường dẫn đến việc quay các ống lót trục khuỷu Kể từ cuối năm 2011, các miếng chèn có lớp phủ composite đã được lắp đặt, tài nguyên của chúng thậm chí còn ít hơn

- Ngoài ra, theo nhà sản xuất, xích được thiết kế cho toàn bộ vòng đời của động cơ, nhưng hầu hết nó đã bị kéo căng nghiêm trọng khi chạy từ 100 đến 150 nghìn km Điều nguy hiểm chính là xích bị mở rộng thường bị nhảy và các van ở bị uốn cong

1.1.2 Kết cấu động cơ G4KE và thông số kỹ thuật 1.1.2.1 Kết cấu động cơ G4KE

Hình 1.2 Động cơ G4KE

Trang 11

1.2 Các hệ thống trên động cơ G4KE

1.2.1 Cơ cấu trục khuỷu, piston, thanh truyền 1.2.1.1 Piston và thanh truyền

Hình 1.3 Piston và thanh truyền động cơ

Trang 12

Chú thích: 1 – Xéc măng; 2 – Vòng hãm; 3 – piston; 4 – Thanh truyền; 5 – Bạc lót trên; 6 – Chốt piston; 7 – Bạc lót dưới; 8 – Vỏ thanh truyền; 11 – Phớt đuôi trục

khuỷu

1.2.1.1.1 Piston

- Chức năng: tiếp nhận lực khí thể truyền qua thanh truyền để làm quay trục khuỷu và nhận lực quán tính từ trục khuỷu giúp động cơ được làm việc liên tục

- Cấu tạo: gồm 3 phần chính

 Đỉnh piston: là phần trên cùng của piston, cùng với xylanh và nắp xylanh tạo thành không gian buồng cháy đỉnh của piston có dạng lõm

 Đầu piston: gồm đỉnh piston, vùng đai lắp các xéc măng lửa và xéc măng dầu và xéc măng khí làm nhiệm vụ bao kín Trong quá trình động cơ làm việc, đầu piston truyền phần lớn nhiệt lượng do khí cháy truyền qua, do đó, vấn đề tản nhiệt cho đỉnh piston rất quan trọng để tăng tuổi thọ cũng như độ bền  Thân piston: là phần phía dưới rãnh xéc măng, có nhiệm vụ chịu lực ngang N

và dẫn hướng cho piston chuyển động trong xylanh

1.2.1.1.2 Thanh truyền

- Chức năng: là chi tiết trung gian truyền chuyển động từ chi tiết này đến chi tiết khác Nó là chi tiết dạng càng Loại chi tiết có một hoặc một số lỗ cơ bản cần gia công đạt độ chính xác cao mà đường tâm của chúng song song với nhau

- Cấu tạo: gồm 3 phần

 Đầu nhỏ: có dạng hình trụ rỗng, là phần lắp với chốt piston, bên trong có bạc lót ghép chặt vào đầu nhỏ, phía bên trên có lỗ dầu bôi trơn cho bạc

 Thân thanh truyền: phía trong có khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn, kích thước của thân được thiết kế tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to để phù hợp với quy luật phân bố lực quán tính lắc đều của thanh truyền, còn chiều dài thì đồng đều  Đầu to: nối với trục khuỷu gồm hai nửa, nửa trên liền với thanh truyền, nửa

dưới chế tạo rời

Trang 13

1.2.1.2 Trục khuỷu

Hình 1.4 Trục khuỷu động cơ

Chú thích: 1 – Vòng bi chính trên; 2 – Vòng chặn trục khuỷu; 3 – Trục khuỷu; 4 – Vòng dưới trục khuỷu; 5 – Bạc biên; 6 – Vòi phun làm mát piston

- Chức năng: là một trong những chi tiết quan trọng nhất, cường độ làm việc lớn nhất và giá thành cũng cao nhất trong động cơ Có nhiệm vụ nhận lực từ piston do thanh truyền chuyển tới tạo ra momen xoắn làm quay bánh đà truyền đến các cơ cấu truyền động và dẫn động trục cam bơm nhớt

- Cấu tạo:

 Đầu trục khuỷu: được lắp vấu để khởi động hoặc để quay, puly dẫn động quạt gió, bơm nước, các bánh răng dẫn động trục cam,…

 Cổ trục khuỷu: nằm trên cùng đường tâm với đầu trục khuỷu Các cổ khuỷu có chung kích thước đường kính

 Má khuỷu: là bộ phận liên kết chốt khuỷu và cổ khuỷu

 Đối trọng: đóng vai trò giúp cân bằng các lực và mô men quán tính không cân bằng của động cơ, giảm tải cho ổ trục và là nơi khoan bớt các khối lượng thừa khi cân bằng trục khuỷu

 Đuôi trục khuỷu: dùng để lắp các chi tiết để dẫn động công suất động cơ ra ngoài

Trang 14

1.2.2 Hệ thống làm mát

Hình 1.5 Hệ thống làm mát động cơ

Chú thích: 1 – Quạt làm mát; 2 - Ống nước từ máy về két nước; 3 – Ống nước từ két nước vào máy; 4 – Bộ tản nhiệt; 5 – Bình chứa nước làm mát; 6 – Tấm chắn gió;

7 - Ống hồi về bình nước phụ; 8 – Bình nước phụ; 9 – Nắp két nước

- Chức năng: điều hòa nhiệt độ động cơ xe bằng việc giảm bớt nhiệt độ do quá trình đốt cháy nhiên liệu sản sinh, duy trì mức nhiệt độ ở ngưỡng cho phép, giúp động cơ và các chi tiết máy trong xe hoạt động ổn định nói riêng và xe vận hành an toàn, ổn định - Nguyên lí hoạt động:

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống làm mát

Khi nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn 90o thì lúc này van hằng nhiệt đóng không cho nước đi qua két nước mà nước phải đi qua đường ống phụ, lúc này nước làm mát chỉ đi bên trong động cơ và không đi qua két nước Khi nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 82o thì lúc này van hằng nhiệt mở ra cho dòng nước đi qua két nước và được sự hỗ trợ của quạt

Trang 15

làm cho nhiệt độ nước giảm xuống và lại tiếp tục đi vào để làm mát động cơ Van hằng nhiệt mở hoàn toàn khi nhiệt độ nước làm mát là 95o được bố trí ở đường nước vào

1.2.3 Hệ thống bôi trơn

Hình 1.7 Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ

Chú thích: 1 – Tỳ xích; 2 – Xích dẫn động trục cân bằng; 3 – Tỳ xích; 4 – Bộ căng xích; 5 – Bánh xích dẫn động; 6 – Bộ trục cân bằng; 7 – Cacte nhớt ( không có cảm biến); 8 – Cacte nhớt (có cảm biến); 9 – Cảm biến mức dầu; 10 – Đế lọc nhớt; 11 –

Vòng đệm khung lọc dầu; 12 – Bộ tản nhiệt dầu; 13 – Lọc dầu

- Chức năng: chức năng giảm thiểu mài mòn động cơ, các bộ phận chuyển động tránh tiếp xúc trực tiếp với nhau Hệ thống bôi trơn hoạt động như một chất làm sạch trong động cơ khi nó di chuyển các hạt bụi bẩn, các hạt bụi nhỏ sẽ được giữ lại trong bộ lọc dầu trong khi các hạt lớn được giữ lại trong bình dầu Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu khí thải bằng cách tạo ra một vòng đệm giữa thành xylanh và các vòng xéc măng Hệ thống bôi trơn cũng giúp giảm mài mòn ổ trục bằng cách hoạt động như một bộ đệm khi ổ trục bị tải nặng đột ngột

- Nguyên lí hoạt động: Khi động cơ hoạt động, dầu bôi trơn từ đáy các-te sẽ được bơm dầu hút và vận chuyển đến lọc dầu.Từ bộ lọc, dầu sẽ được cung cấp tới bề mặt các chi

Trang 16

tiết cần được bôi trơn như piston, xi lanh, trục cam - bạc trục cam, trục khủyu - bạc trục khuỷu, nắp máy, …Ngoài ra dầu cũng sẽ được cung cấp tới các hệ thống sử dụng áp suất dầu để hoạt bên trong động cơ như hệ thống điều khiển phân phối khí (VVT-i) Sau cùng, dầu sẽ được hồi trở về đáy các-te để tái sử dụng Nguyên lý hoạt động của hệ thống này giúp quá trình lưu thông tuần hoàn, đều đặn của chất bôi trơn qua các bộ phận Từ đó, đảm bảo cho các chi tiết của động cơ được bôi trơn đầy đủ và hoạt động ổn định hơn

1.2.4 Hệ thống phân phối khí

Hình 1.8 Cơ cấu phân phối khí

Chú thích: 1 – Nắp chụp cam; 2 – Nắp chụp cam; 3 – Trục cam xả; 4 – Trục cam nạp; 5 – Bánh răng cam xả; 6 – Bánh răng cam nạp; 7- Miễng lót trên trục cam xả; 8 – Miễng lót dưới trục cam xả; 9 – Con đội xupap; 11 – Móng ngựa; 12 – Lò xo

xupap; 13 – Phốt gít; 14 – Xupap; 15 – Nắp culasse; 18 – Ron culasse

Động cơ xăng Theta 2.4L dùng cơ cấu phân phối khí cam - xupap Xupap được bố trí theo kiểu treo trục cam được đặt trên nắp máy Có 2 trục cam được đặt song song trên mặt nắp máy(DOHC):

- Trục cam dẫn động cho xupap thải

Trang 17

- Trục cam dẫn động cho xupap nạp

Ở động cơ này trục cam tác động trực tiếp lên đuôi xupap

- Chức năng: Cơ cấu phân phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí Thải sạch khí thải khỏi xilanh và nạp đầy khí hỗn hợp hoặc không khí mới vào xilanh để động cơ làm việc liên tục Để đảm bảo công suất cực đại của động cơ, cần phải hút càng nhiều hỗn hợp không khí - nhiên liệu vào xilanh và thải ra càng sạch khí cháy càng tốt Vì thế, hỗn hợp không khí - nhiên liệu và quán tính khí cháy được tính đến trong quá trình thiết kế tăng tối đa thời gian mở xupap

1.2.5 Hệ thống nhiên liệu

Hình 1.9 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Chú thích:

1 – Mô đun điều khiển động cơ (ECM) 2 – Cảm biến áp suất tuyệt đối (ATPS) 3 – Cảm biến nhiệt độ khí nạp (IATS)

4 – Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (ECTS) 5 – Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)

Trang 18

6 – Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKPS) 7 – Cảm biến vị trí trục cam (CMPS) 9 – Cảm biến tiếng ồn (KS)

10 – Cảm biến oxy (H2OS)

12 – Cảm biến áp suất ống rail (RPS) 13 – cảm biến vị trí chân ga (APS) 14 – Cảm biến áp suất bình xăng (FTPS) 15 – Cảm biến mức nhiên liệu (FLS) 16 – Bộ chuyển đổi áp suất (APT) 17 – Cảm biến ETC

18 – Kim phun

19 – Van điều khiển thanh lọc (PCSV) 20 – Van điều khiển dầu vào CVVT 21 – Van điều khiển dầu ra CVVT 22 – Van điện từ nạp biến thiên (VIS) 23 – Van điều khiển áp suất nhiên liệu 24 – Van CCV

25 – Môbin đánh lửa 27 – Bơm nhiên liệu

- Chức năng: gồm 1 số bộ phận chính

• Bình nhiên liệu : là nơi chứa nhiên liệu

• Bơm nhiên liệu: tạo áp suất bơm nhiên liệu tới các vòi phun

• Bộ điều áp: điều chỉnh áp suất nhiên liệu vào vòi phun Ngoài ra, bộ điều áp còn duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu cũng như cách thức duy trì ở van một chiều của bơm nhiên liệu

• Vòi phun: Vòi phun phun nhiên liệu vào các cửa nạp của các xi lanh theo tín hiệu từ ECU động cơ

- Nguyên lí hoạt động:

Khi động cơ làm việc, nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất, xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun, không khí được hút vào xilanh ở kì nạp nhờ sự chênh lệch áp suất Do quá trình phun được điều khiển theo nhiều thông số về tình trạng và chế độ làm việc của động cơ nên hoà khí luôn có tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ

Trang 19

1.2.6 Hệ thống xử lí khí thải

Hình 1.10 Sơ đồ hệ thống xử lí khí thải

Chú thích: 1 – Van PVC; 2 – Hộp đựng; 3 – Van điều khiển thanh lọc (PCSV); 4 – Cảm biến áp suất bình xăng (FTPS); 5 – Van CCV; 6 – Cảm biến mức nhiên liệu

(FLS); 7 – Bộ lọc không khí bình xăng; 8 – Bầu khí thải

- Chức năng: Hệ thống xử lí khí thải ngăn không cho khí thải đi vào khí quyển và tận dụng khí này trở lại đường ống nạp, sau đó đốt cháy ở điều kiện hoạt động thích hợp của động cơ Ngoài ra, hệ thống còn chuyển đổi chất gây ô nhiễm (HC, CO, NOx) thành các chất vô hại nhờ bộ chuyển đối chất xúc tác trước khi đưa ra ngoài

- Nguyên lí hoạt động: Sau khi ra khỏi động cơ, khí thải sẽ đi qua đầu xi lanh với chức năng là van xả của động cơ Tiếp đó, khí thải sẽ đến cổ góp và được gom về một đường ống duy nhất Bộ phận tiếp theo khí thải đi qua là bộ xử lý khí thải Tại đây, các thành phần độc hại trong khí thải như NOx, CO, PM, HC… sẽ được chuyển hóa thành các chất an toàn hơn như nước, CO2 … Cuối cùng, khí thải sẽ qua bộ giảm âm trước khi thoát ra ngoài và kết thúc hành trình luân chuyển trong hệ thống khí thải ô tô

Trang 20

CHƯƠNG 2 BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ G4KE 2.1 Tổng quan về bảo dưỡng động cơ

2.1.1 Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng

- Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện rất nhiều những công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất Những công việc này, được thực hiện với các loại xe sau một thời gian sử dụng là 6 tháng hoặc di chuyển quãng đường là 10000 km Nhằm đảm bảo xe ô tô luôn hoạt động trạng thái tốt nhất Ngăn ngừa sớm những hư hỏng có thể dẫn đến xe nằm đường hoặc những phiền phức không đáng có khi đang vận hành xe Không những thế, luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông và dễ dàng quản lý chất lượng phương tiện

- Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng:

 Vận hành ổn định: Sau một thời gian sử dụng không tránh khỏi những hao mòn, hỏng hóc Bảo dưỡng sẽ giúp kiểm tra nhiều chi tiết/bộ phận xe và khắc phục sớm các hư hỏng (nếu có) Vì vậy, xe sẽ luôn duy trì hoạt động ổn định, an toàn hơn

 Duy trì hiệu suất tối đa: Sau mỗi lần bảo dưỡng, xe sẽ được kiểm tra và chăm sóc toàn diện Việc làm này sẽ giúp chiếc xe luôn vận hành trong trạng thái an toàn cao và đạt hiệu suất tốt nhất

 Nâng cao tuổi thọ của xe: Khi mọi sự cố, hỏng hóc được khắc phục sớm nhờ bảo dưỡng định kỳ, giúp chiếc xe sẽ luôn hoạt động lý tưởng Mọi bộ phận, chi tiết của xe sẽ có độ bền cao hơn và chiếc xe cũng được nâng cao tuổi thọ

 Tăng giá trị của xe: Sau mỗi quá trình bảo dưỡng các bộ phận bên trong, bên ngoài xe đều được kiểm tra và chăm sóc kỹ càng Vì vậy, xe luôn xuất hiện với một phong độ tốt nhất và giá trị kinh tế của xe sẽ được giữ vững

 Tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế: Nhiệm vụ quan trọng nhất của bảo dưỡng xe định kỳ là giúp phát hiện sớm các sự cố và xử lý kịp thời Khi đó, những hư hỏng nặng sẽ được hạn chế và ta sẽ tối ưu được chi phí sửa chữa, thay thế

Trang 21

2.1.2 Các công việc bảo dưỡng chính

- Thay dầu động cơ: Dầu động cơ có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ… cho động cơ ô tô Nếu dầu động cơ không được thay thế định kỳ sẽ khiến động cơ nhanh hao mòn, dễ bị hư hại, xe bị nóng máy…

- Thay lọc dầu động cơ: Lọc dầu động cơ có tác dụng loại bỏ cặn bẩn trước khi dầu tham gia vào chu trình bôi trơn mới Nếu lọc dầu không được thay thế định kỳ thì chất lượng dầu nhớt sẽ bị ảnh hưởng

- Thay lọc gió động cơ: Lọc gió động cơ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi không khí đi vào buồng đốt Nếu lọc gió không được thay thế định kỳ thì lọc có thể bị tắc nghẹt do bám nhiều bụi bẩn Điều này gây cản trở không khí đi vào buồng đốt, ảnh hưởng đến tỉ lệ hoà khí

- Thay lọc nhiên liệu: Lọc nhiên liệu có tác dụng loại bỏ các tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồng đốt Nếu lọc nhiên liệu không được thay thế định kỳ, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn làm giảm hiệu quả đốt cháy, ảnh hưởng đến công suất động cơ

- Thay bugi: Bugi có nhiệm vụ tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí để động cơ sinh công Sau thời gian dài làm việc bugi dễ bị bẩn, mòn, chảy… dẫn đến đánh lửa yếu, đánh lửa chậm, không đánh lửa… do đó cần vệ sinh và thay thế định kỳ

- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap: Khi động cơ làm việc, do xupap tiếp xúc với khí cháy nhiệt độ cao nên dễ bị giãn nở Do đó cần có khe hở để khi bị giãn nở vẫn có thể đóng kín vào cuối kỳ nén Tuy nhiên nếu khe hở quá lớn thì lại khiến thời điểm đóng - mở của xupap bị sai lệch Do đó cần thường xuyên kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap về đúng chuẩn

- Kiểm tra các dây đai trên động cơ: Dây đai động cơ giúp động cơ dẫn động cho hệ thống điều hoà, bơm két nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện… Sau thời gian dài làm việc, dây đai dễ bị mòn, nứt… do đó cần kiểm tra định kỳ để thay thế kịp thời khi bị xuống cấp

- Vệ sinh kim phun: Kim phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu để tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt Sau thời gian dài làm việc, kim phun thường bị bám nhiều muội than, cặn bẩn do đó cần vệ sinh

Trang 22

2.2 Bảo dưỡng động cơ G4KE

2.2.1 Bảo dưỡng động cơ mốc 5000 km

2.2.1.1 Lợi ích của việc bảo dưỡng động cơ 5000 km:

- Kịp thời phát hiện những lỗi, hỏng hóc: làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành an toàn của xe Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì tất cả những vấn đề được phát hiện sớm đều dễ khắc phục, giải quyết và tốn ít chi phí nhất

- Kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của những hệ thống quan trọng như: hệ thống lốp, phanh,… Với xe mới, dù chỉ mới xuất xưởng chưa được bao lâu nhưng vẫn cần kiểm tra sức khỏe cho xe để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt

2.2.1.2 Các công việc bảo dưỡng động cơ mốc 5000 km - Thay dầu động cơ

(1) Để xe trên mặt phẳng, về số P và kéo phanh tay

(2) Mở nắp ca bô, rút que thăm nhớt và kiểm tra mức nhớt hiện tại

(3) Xác định vị trí ốc xả dầu động cơ, chờ đợi dầu xả hết và siết chặt ốc xả

Hình 2.1 Xả dầu động cơ

Trang 23

(4) Thay dầu mới cho động cơ Dùng que thăm dầu để kiểm tra lưu lượng dầu

Hình 2.2 Thay dầu mới cho động cơ

(5) Cho động cơ nổ 5 phút, tắt máy và kiểm tra lại mức nhớt

- Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ: Lọc gió thường nằm sau cửa hút gió, phía sau

lưới tản nhiệt Lọc gió được đặt trong một hộp bảo vệ hình tròn hoặc vuông (1) Xác định vị trí, tháo và đưa lọc gió ra ngoài

(2) Dùng vòi hơi vệ sinh hộp đựng lọc gió và lọc gió (3) Lắp lọc gió vào vị trí cũ

- Vệ sinh thổi bụi khoang máy: tránh tình trạng bụi bẩn tích tụ và làm mài mòn các chi

tiết trong khoang động cơ

- Kiểm tra các chi tiết: hệ thống dây điện, ống dẫn, khớp nối, van điều khiển, đai truyền

động (tình trạng, sức căng dây đai), hệ thống làm mát, bổ sung dung dịch làm mát nếu cần, kiểm tra két nước, kiểm tra dầu trợ lực lái, tình trạng ắc quy,…

2.2.2 Bảo dưỡng động cơ mốc 10000 km - Thay dầu động cơ

(1) Để xe trên mặt phẳng, về số P và kéo phanh tay

(2) Mở nắp ca bô, rút que thăm nhớt và kiểm tra mức nhớt hiện tại

(3) Xác định vị trí ốc xả dầu động cơ, chờ đợi dầu xả hết và siết chặt ốc xả (4) Thay dầu mới cho động cơ Dùng que thăm dầu để kiểm tra lưu lượng dầu (5) Cho động cơ nổ 5 phút, tắt máy và kiểm tra lại mức nhớt

- Thay lọc dầu động cơ

(1) Đỗ xe trên mặt đất bằng phẳng Khởi động động cơ và để nó nóng lên

Trang 24

(2) Sau khi nâng xe lên, tháo nắp lỗ nút xả dầu để xả dầu động cơ và siết chặt (3) Tháo bộ lọc dầu bằng cờ lê lọc dầu

 Kiểm tra và làm sạch bề mặt lắp đặt bộ lọc

 Bôi dầu động cơ sạch vào miếng đệm của bộ lọc dầu mới

Hình 2.3 Tháo lọc dầu bằng cảo lọc dầu

(4) Đổ đầy dầu động cơ mới, sau khi tháo đồng hồ đo mức dầu động cơ

(5) Khởi động động cơ và kiểm tra xem có rò rỉ không, đồng thời kiểm tra đồng hồ đo dầu hoặc đèn để biết dấu hiệu áp suất nhớt

- Kiểm tra bình acquy

(1) Tắt động cơ, dùng đồng hồ kiểm tra acquy chuyên dụng để kiểm tra (2) Ngắt cọc bình acquy, tháo cực âm trước để tránh chạm mass

(3) Vệ sinh các đầu cực và gắn lại

(4) Gắn máy đo bình vào và chọn mức đo hợp lí (5) Nổ máy và in phiếu

Hình 2.4 Máy đo bình

Trang 25

- Kiểm tra lọc gió động cơ

(1) Xác định vị trí, tháo và đưa lọc gió ra ngoài (2) Dùng vòi hơi vệ sinh hộp đựng lọc gió và lọc gió (3) Lắp lọc gió vào vị trí cũ

- Kiểm tra nắp bình nhiên liệu, đường ống nhiên liệu, khớp nối và van điều khiển hơi nhiên liệu

- Kiểm tra tình trạng, sức căng và cơ cấu đai truyền động

- Kiểm tra nắp két nước, tình trạng két nước và các đường ống của động cơ đối với hệ thống làm mát

2.2.3 Bảo dưỡng động cơ ở mốc 20000 km - Thay dầu và lọc dầu động cơ

(1) Để xe trên mặt phẳng, về số P và kéo phanh tay

(2) Xác định vị trí ốc xả dầu động cơ, chờ đợi dầu xả hết và siết chặt ốc xả (3) Tháo bộ lọc dầu bằng cờ lê lọc dầu

 Kiểm tra và làm sạch bề mặt lắp đặt bộ lọc

 Bôi dầu động cơ sạch vào miếng đệm của bộ lọc dầu mới

(4) Đổ đầy dầu động cơ mới, sau khi tháo đồng hồ đo mức dầu động cơ

(5) Khởi động động cơ và kiểm tra xem có rò rỉ không, đồng thời kiểm tra đồng hồ đo dầu hoặc đèn để biết dấu hiệu áp suất nhớt

- Thay lọc nhiên liệu

(1) Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, tắt máy và đợi động cơ nguội hoàn toàn

(2) Nới lỏng nắp bình nhiên liệu, tháo cầu chì của bơm nhiên liệu và bơm tiếp vận, khởi động xe cho đến khi động cơ tự tắt vì hết nhiên liệu để xả hết áp suất nhiên liệu

(3) Tháo acquy, tháo đường ống nhiên liệu ra khỏi bộ lọc (4) Tháo lọc nhiên liệu và đưa ra ngoài

Trang 26

Hình 2.5 Tháo lọc nhiên liệu

(5) Thay lọc nhiên liệu mới và gắn lại đường ống dẫn Xem tín hiệu Check Engine, khởi động động cơ và kiểm tra

Hình 2.6 Kiểm tra tín hiệu check Engine

- Thay nước làm mát

(1) Tắt động cơ và chờ đến khi máy nguội hoàn toàn Sau đó, mở nắp két nước ra (2) Xả hết nước mát cũ ra ngoài thông qua lỗ xả ngay dưới đáy két nước và đậy lại (3) Châm nước làm mát mới, được pha với nước cất theo tỉ lệ 1 : 1 và đổ đầy bình tản nhiệt Khởi động động cơ và kiểm tra

Hình 2.7 Châm nước làm mát

Trang 27

2.2.4 Bảo dưỡng động cơ ở mốc 40000 km - Thay lọc gió động cơ

(1) Xác định vị trí, tháo và đưa lọc gió ra ngoài

(2) Dùng vòi hơi vệ sinh hộp đựng lọc gió và thay lọc gió mới

Hình 2.8 Thay thế lọc gió

(3) Lắp lọc gió vào vị trí cũ

- Thay nhớt và lọc nhớt động cơ

(1) Để xe trên mặt phẳng, về số P và kéo phanh tay

(2) Xác định vị trí ốc xả dầu động cơ, chờ đợi dầu xả hết và siết chặt ốc xả (3) Tháo bộ lọc dầu bằng cờ lê lọc dầu

 Kiểm tra và làm sạch bề mặt lắp đặt bộ lọc

 Bôi dầu động cơ sạch vào miếng đệm của bộ lọc dầu mới

(4) Đổ đầy dầu động cơ mới, sau khi tháo đồng hồ đo mức dầu động cơ

(5) Khởi động động cơ và kiểm tra xem có rò rỉ không, đồng thời kiểm tra đồng hồ đo dầu hoặc đèn để biết dấu hiệu áp suất nhớt

- Thay lọc nhiên liệu

(1) Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, tắt máy và đợi động cơ nguội hoàn toàn

(2) Nới lỏng nắp bình nhiên liệu, tháo cầu chì của bơm nhiên liệu và bơm tiếp vận, khởi động xe cho đến khi động cơ tự tắt vì hết nhiên liệu để xả hết áp suất nhiên liệu

(3) Tháo acquy, tháo đường ống nhiên liệu ra khỏi bộ lọc (4) Tháo lọc nhiên liệu và đưa ra ngoài

(5) Thay lọc nhiên liệu mới và gắn lại đường ống dẫn Xem tín hiệu Check Engine, khởi động động cơ và kiểm tra

Trang 28

- Thay nước làm mát

(1) Tắt động cơ và chờ đến khi máy nguội hoàn toàn Sau đó, mở nắp két nước ra (2) Xả hết nước mát cũ ra ngoài thông qua lỗ xả ngay dưới đáy két nước và đậy lại (3) Châm nước làm mát mới, được pha với nước cất theo tỉ lệ 1 : 1 và đổ đầy bình tản nhiệt Khởi động động cơ và kiểm tra

- Vệ sinh kim phun

(1) Tắt động cơ và đợi đến khi động cơ nguội hoàn toàn (2) Mở nắp capo, xác định vị trí kim phun cần vệ sinh

Hình 2.9 Vệ sinh kim phun

(3) Tháo cầu chì bơm xăng hoặc có thể tháo trực tiếp nắp bơm xăng để ngắt nhiên liệu (4) Ngắt kết nối nhiên liệu từ bơm xăng đến ống rail

(5) Lắp ống chuyên dụng vệ sinh kim phun thật chắc để đảm bảo ống được kết nối với ống rail không bị xì Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh kim phun

(6) Tiếp theo, nhẹ nhàng vặn van xả áp suất và quan sát đầu nối có bị xì không

(7) Tiến hành nổ máy ở tốc độ cầm chừng 3 phút rồi tăng tốc động cơ trong 6 giây Khi dung dịch vệ sinh đã hết, tháo dụng cụ vệ sinh và lắp lại kim phun

Trang 29

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ G4KE XE KIA SORENTO

Trang 30

3.2 Thông số kỹ thuật của động cơ G4KE

Thời gian đóng mở xupap

Xupap nạp Mở Sau ĐCT (ATDC) 70 ~ trước ĐCT (BTDC) 380

Trang 31

Xupap thải 0,030 ~ 0,054 mm (0,00118 ~ 0,00212 in) Đường kính ngoài 31,964 ~ 31,980 mm (1,2584 ~ 1,2590 in) Đường kính lỗ khoan 32,000 ~ 32,025 mm (1,2598 ~ 1,2608 in) Đường kính ngoài đến lỗ khoan 0,020 ~ 0,061 mm (0,00078 ~ 0,00240 in)

Đầu máy

Độ phẳng của bề mặt xilanh

Nhỏ hơn 0,05 mm (0,0019 in) cho tổng diện tích nhỏ hơn 0,02 mm ( 0,0007 in) cho phần

Đường kính ngoài piston 87,970 ~ 88,000 mm (3,46338 ~ 3,46456 in) Khoảng cách giữa piston và

Trang 32

Đường kính ngoài chốt piston 21,997 ~ 22,000 mm (0,86602 ~ 0,86614 in) Đường kính trong lỗ chốt piston 22,003 ~ 22,007 mm (0,86626 ~ 0,86642 in) Khe hở chốt piston 0,003 ~ 0,010 mm (0,00012 ~ 0,00039 in) Đường kính bên trong lỗ đầu nhỏ

của thanh truyền 22,005 ~ 22,011 mm (0,86634 ~ 0,86657 in) Khe hở giữa lỗ chốt piston và

thanh truyền 0,005 ~ 0,014 mm (0,00020 ~ 0,00055 in)

Đường kính bạc lót trục khuỷu 51,942 ~ 51,960 mm (2,04496 ~ 2,04567 in) Khe hở dầu trục khuỷu 0,020 ~ 0,038 mm (0,00079 ~ 0,00150 in) Khe hở dọc trục khuỷu 0,07 ~ 0,25 mm (0,0028 ~ 0,0098 in)

Thân máy

Đường kính xilanh 88,00 ~ 88,03 mm (3,4645 ~ 3,4567 in)

Độ phẳng của bề mặt

Nhỏ hơn 0,05 mm (0,0019 in) cho tổng diện tích nhỏ hơn 0,02 mm (0,0007 in) cho phần 100

Áp suất nhớt (tại 1000 vòng/phút) 117,68kPa (1,2kgf/cm3 , 17,06psi)

Trang 33

3.3 Quy trình kiểm tra và sửa chữa động cơ G4KE

3.3.1.Kiểm tra áp suất nén

- Do động cơ tiêu hao dầu quá mức hoặc tiết kiệm nhiên liệu kém, nên cần kiểm tra áp suất nén

(1) Làm nóng động cơ Để động cơ đạt đến nhiệt độ hoạt động bình thường (2) Tháo kim phun và dùng tuýp 16mm để tháo 4 bugi đánh lửa

Hình 3.1 Tháo bugi đánh lửa

(3) Kiểm tra áp suất nén của xilanh

- Lắp đồng hồ nén vào lỗ bugi và mở hết ga Đo độ nén khi động cơ đang khởi động

Hình 3.2 Đồng hồ kiểm tra áp suất nén

- Thông số áp suất nén:

 Áp suất nén: 1,324kPa/200-250 vòng/phút  Áp suất tối thiểu: 1,177kPa

 Áp suất chênh lệch giữa các xilanh: 100kPa trở xuống (4) Lắp lại bugi đánh lửa và kim phun

Trang 34

3.3.2 Quy trình hạ động cơ

- Lưu ý:

 Sử dụng tấm phủ để tránh làm hỏng bề mặt sơn của xe

 Đánh dấu tất cả các hệ thống dây điện và các đường ống dẫn để tránh nối sai (1) Tháo nắp động cơ

(2) Tháo bộ lọc không khí

(3) Tháo ốc xả két nước, đường ống dẫn của két nước

(4) Ngắt kết nối các giắc cắm: hệ thống điều khiển động cơ (A), chùm dây dẫn điện (B)

Hình 3.3 Các giắc cắm kết nối với động cơ

(5) Ngắt kết nối các ống nhiên liệu và đường ống hồi dầu trợ lực lái để xả dầu (6) Tháo các cao su động cơ

(7) Hạ động cơ bằng xe nâng, cẩn thận để không làm hư hỏng bất kỳ bộ phần nào xung quanh thân xe

Hình 3.4 Hạ động cơ

Trang 35

3.3.3 Kiểm tra dây xích cam - Quy trình tháo dây xích cam

Trang 36

(5) Tháo dây xích cam

Trang 37

- Kiểm tra

 Kiểm tra nhông CVVT, răng nhông trục khuỷu có bị mòn, nứt hoặc gãy không Thay thế khi cần thiết

 Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của bộ căng xích và thanh dẫn hướng có bị mòn, nứt Thay thế khi cần thiết

 Kiểm tra bộ căng thuỷ lực xem hành trình piston và hoạt động của bộ tăng xích Thay thế nếu cần thiết

 Kiểm tra dây xích cam có bị giãn, mòn hoặc hư hỏng không Thay thế nếu cần thiết

- Quy trình lắp ráp dây xích cam

(1) Lắp trục cân bằng

(2) Lắp đĩa xích trục khuỷu và vòi phun nhớt

(3) Đặt trục khuỷu sao cho chốt (A) thẳng hàng với bề mặt tiếp xúc của nắp ổ trục chính

Hình 3.10 Căn chỉnh trục khuỷu

(4) Đặt cụm trục cam xả sao cho dấu (B) của đĩa xích nạp và xả thẳng hàng trên nắp quy lát Kết quả là piston số 1 được đặt ở điểm chết trên trong hình trình nén

Hình 3.11 Vị trí lắp đặt cụm trục cam

Trang 38

(5) Lắp đặt thanh dẫn hướng cam (6) Lắp dây xích cam

- Để dây xích cam không bị chùng, lắp theo thứ tự bánh xích trục khuỷu, dẫn hướng cam, bánh xích trục cam nạp, bánh xích trục cam xả

Hình 3.12 Dây xích cam

(7) Lắp bộ căng đai cam tự động

Hình 3.13 Bộ căng đai cam

(8) Sau khi quay trục khuỷu 2 vòng theo chiều kim đồng hồ, xác nhận rằng điểm chết trên của piston và đĩa xích VVT thẳng hàng với bề mặt nắp quy lát

Hình 3.14 Bánh răng cam

(9) Lắp nắp xích cam

(10) Lắp nắp giàn cò và kiểm tra rò rỉ

Trang 39

3.3.4 Kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt

(1) Tháo nắp giàn cò

(2) Đặt piston về điểm chết trên

(3) Xoay puly trục khuỷu và căn chỉnh rãnh puly với dấu xác định “T” ở bên dưới nắp quy lát

Hình 3.15 Xoay puly trục khuỷu

(4) Kiểm tra khe hở nhiệt

- Quy trình kiểm tra khe hở nhiệt

(1) Dùng thước đo độ dày, đo khe hở giữa con đội và vấu cam Ghi lại số đo khe hở van không đúng tiêu chuẩn để xác định điều chỉnh cần thiết

 Khe hở nhiệt (Nhiệt độ nước làm mát động cơ: 200 C)  Ống nạp: 0,17 – 0,23 mm

 Ổng thải: 0,27 – 0,33 mm

Hình 3.16 Kiểm tra khe hở van khi máy 1 ở ĐCT

(2) Xoay puli trục khuỷu 3600 và căn chỉnh rãnh với dấu xác định “T” của phối khí phía dưới

Trang 40

Hình 3.17 Kiểm tra khe hở van khi máy 4 ở ĐCT

- Điều chỉnh khe hở xupap nạp và xupap xả

(1) Đặt piston số 1 về ĐCT

(2) Đánh dấu xích cam trên bánh răng cam (3) Tháo nắp ổ trục cam phía trước

(4) Xoay puli trục khuỷu 150 theo chiều kim đồng hồ (5) Nhả bộ tăng của bộ căng xích cam

Hình 3.18 Nhả bộ căng xích

(6) Tháo nắp ổ trục cam nạp và cam xả (7) Buộc dây cam lại để không bị xê dịch

(8) Tính toán độ dày của bộ phận truyền động sao cho khe hở van nằm trong giá trị quy định

(9) Giữ xích cam là lắp cụm trục cam nạp và cụm CVVT Căn chỉnh các dấu trên xích cam và cụm CVVT

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w