Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Tuyến. Mọi tham khảo được dùng trong Luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Lê Đình Rực
Trang 1UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA
Lê Đình Rực
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Thanh Hóa, 2023
Trang 2UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA
Lê Đình Rực
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 88229042
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Văn Tuyến
Thanh Hóa, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Văn Tuyến Mọi tham khảo được dùng trong Luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình
Tác giả luận văn
Lê Đình Rực
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Những đóng góp của luận văn 10
7 Bố cục luận văn 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA 12
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa 12
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 12
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa 23
1.2 Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên 31
1.2.1 Khái quát về xã Thọ Diên 31
1.2.2 Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên 33
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN,HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA 39
2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý di tích lịch sử - văn hóa 39
2.1.1 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 39
Trang 52.1.2 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Thanh Hóa 40
2.1.3 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân 43
2.1.4 Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thọ Xuân 45
2.1.5 Ủy ban nhân dân xã và Ban quản lý Khu di tích lịch sử - văn hóa xã Thọ Diên 47
2.2 Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch 49
2.2.1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa 49
2.2.2 Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy 51
2.2.3 Tổ chức quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 53
2.2.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 60
2.2.5 Huy động các nguồn lực nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa 62
2.2.6 Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư về di tích lịch sử - văn hóa 64
2.3 Đánh giá công tác quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 65
2.3.1 Ưu điểm 65
2.3.2 Hạn chế 66
2.3.3 Nguyên nhân 67
Tiểu kết chương 2 69
Trang 6Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 70
3.1 Định hướng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 70 3.2 Dự báo những tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý di tích lịch
sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 76 3.2.1 Những tác động tích cực 76 3.2.2 Những tác động tiêu cực 79 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay 80 3.3.1 Nâng cao công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý 80 3.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn trong quản lý di tích lịch
sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 82 3.3.3 Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền, quảng
bá di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 83 3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa 84 3.3.5 Phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển
du lịch 85 3.3.6 Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn tạo
và khai thác di tích lịch sử văn - hóa phục vụ phát triển du lịch 87 3.3.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm 89
Trang 73.4 Một số khuyến nghị 90
3.4.1 Khuyến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 90
3.4.2 Khuyến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 91
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 103
Trang 8UNESCO Tên tiếng Anh: United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization
Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc)
VH - TT Văn hóa -Thông tin
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách Ban QL khu DT LS-VH xã Thọ Diên 49
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Thọ Diên 42
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Thọ Diên 48
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có hàng ngàn năm lịch sử gắn với nền văn hóa lâu đời Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương và nhân dân Việt Nam luôn có ý thức gìn giữ những di sản văn hóa thể hiện hồn cốt, bản sắc dân tộc Chính vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống
di sản văn hóa (DSVH) vô giá của dân tộc là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (nền đại công nghệ 4.0) hiện nay để xây dựng quê hương, đất nước
và hội nhập quốc tế lại càng trở nên quan trọng Đặc biệt làm tốt công tác quản lý di sản văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đặt ra đối với chính quyền, các cơ quan quản lý
di sản văn hóa hiện nay ở các địa phương
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa (LS-VH), bề dày khoa bảng, hiếu học, là vùng quê sinh thành, nuôi dưỡng các vị anh hùng, hào kiệt, hiền tài cho quê hương, đất nước, nổi tiếng là vùng đất sinh thành các bậc đế vương gắn với những bước thăng trầm trong trang sử hào hùng, là nơi có những con người làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa, Thanh Hóa với gần 1535 di tích, tiêu biểu gồm cả DSVH thế giới, các di tích quốc gia đặc biệt và nhiều di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh Thanh Hóa không chỉ biết đến các di sản văn hóa nổi tiếng như: Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu di tích lịch sử - văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đền Bà Triệu, Bên cạnh những di sản vật thể, người dân xứ Thanh còn lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể, thể hiện sự sáng tạo, nét đẹp, sự phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần đó là các loại hình nghệ thuật
Trang 12diễn xướng dân gian như: Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trò diễn dân gian Xuân Phả, Hò sông Mã, dân ca Đông Anh,… các làng nghề truyền thống: chiếu cói Nga Sơn, làng nghề đúc đồng truyền thống Đông Sơn,…
Huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa có đóng góp lớn, là nơi giữ được hệ thống giá trị văn hóa có ý nghĩa tạo nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng Trong mỗi thời kỳ lịch sử, huyện Thọ Xuân đều có những nhân vật anh hùng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các vị hoàng đế anh minh, tướng tài có công trong công cuộc giải phóng dân tộc để lại niềm tự hào cho thế hệ con cháu, đồng thời trao truyền lại một hệ thống di sản quý báu như: Quần thể di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lê Hoàn, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh Trong số đó, tiêu biểu là hệ thống di sản văn hóa tại xã Thọ Diên: đền thờ Thức Quốc Công Nguyễn Nhữ Lãm, đền thờ Quốc Mẫu và giá trị văn hóa phi vật thể: làng nghề bánh gai Tứ trụ, tương làng Mía
Trong số các xã ở Thọ Xuân, tiêu biểu ta phải kể đến một xã vùng trung du huyện Thọ Xuân là xã Thọ Diên, tại nơi đây với lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc người dân địa phương còn lưu giữ được hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đặc sắc về cội nguồn lịch sử - đặc trưng văn hóa, ẩm thực xứ Thanh
Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa tại xã Thọ Diên hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn xã, chưa chú trọng khai thác phát triển
du lịch đối với hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn xã nhằm phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương Xuất phát từ những lý do nêu trên, với nguyện vọng tha thiết của một người con Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong việc chung tay, góp sức nhằm phục vụ sự nghiệp bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị hiệu quả
hệ thống DSVH, di tích vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Trang 13Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ
Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch” làm luận
văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý văn hóa
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý di sản văn hóa nói chung gắn với phát triển
du lịch đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau Dưới đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan:
2.1 Các công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa nói chung ở các địa phương trong nước gắn với phát triển du lịch
Trên phương diện nghiên cứu di sản văn hóa, di tích nói chung ở các địa phương trong nước, số lượng công trình nghiên cứu là khá lớn, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Năm 2007 trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành địa lý của tác giả Lê
Văn Tuấn nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng và định hướng khai
thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị phục vụ và phát triển hoạt động du lịch” Luận văn đã phân tích tiềm năng các di tích lịch sử - văn hóa, và
đưa ra định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Tuy nhiên tác giả không chú trọng vai trò quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị
- Năm 2008, trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành Địa lý của tác giả
Hoàng Trọng Tuân với đề tài: “Định hướng khai thác các di tích lịch sử phục vụ
phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” Tác giả đã xác định một số phương pháp
thích hợp trong nghiên cứu, đánh giá về hệ thống di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, xác định những tồn tại và nguyên nhân trong thực trạng khai thác các di tích lịch sử -văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử, tuy
Trang 14nhiên tác giả chưa đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa: Quản lý di tích lịch sử
văn hóa trên địa bàn huyện Mê Linh của tác giả Vũ Hà Phương Luận văn đã
giới thiệu khái quát về huyện Mê Linh, di tích lịch sử - văn hóa của huyện, trên
cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý di tích, tác giả đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý di tích và đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế và gắn hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển du lịch ở huyện Mê Linh trong giai đoạn hiện nay
- Năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa: “Quản lý nhà nước về
văn hóa trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” của Hoàng Thị Thu
Thủy đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Mê Linh, từ đó đề xuất giải pháp phát huy giá trị và nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa, đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với giá trị văn hóa tại huyện Mê Linh trong giai đoạn hiện nay
- Năm 2014, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của tác giả
Trương Quốc Huy nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn và phát huy DSVH ở huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa” Tác giả đã nêu vấn đề vai trò của hoạt động bảo tồn và
phát huy DSVH trong xã hội hiện đại; đánh giá những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn huyện Hậu Lộc và chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ để tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị và định hướng phát triển du lịch trên nền hệ thống DSVH của địa phương
- Năm 2015, học viên Hoàng Công Huy nghiên cứu và viết Luận văn thạc
sĩ với đề tài: “Quản lý lễ hội truyền thống ở Huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội” Tác giả đã tập hợp, thống kê các lễ hội truyền thống của huyện Mê Linh
trong đó lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng được tìm hiểu và nghiên cứu thông qua các hoạt động của UBND Huyện, BQL di tích đền thờ Hai Bà Trưng trong công tác
Trang 15tổ chức, quản lý lễ hội và thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với di tích và trong mùa lễ hội tại di tích
- Năm 2017, luận văn thạc sỹ quản lý công của tác giả Vũ Thế Hùng
nghiên cứu với đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” Đề tài đã tập trung làm rõ thực trạng
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa và thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong thời kỳ hội nhập hiện nay
2.2 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên
- Nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học phải kể tới
công trình Địa chí huyện Thọ Xuân, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản
năm 2005 Công trình đã nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Thọ Diên, nêu bật một số nhân vật lịch sử và di tích liên quan trên vùng đất Thọ Diên ngày nay vốn thuộc tổng Lôi Dương xưa Những nhân vật lịch sử được đề cập đến phải kể tới: Phạm Thị Ngọc Trần, Trịnh Thị Ngọc Lung, Nguyễn Nhữ Lãm… Bên cạnh đó tác phẩm cũng phân tích những giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể ở Thọ Diên như đặc sản bánh gai làng Mía (Tứ Trụ), các phiên chợ quê, các phong tục tập quán tiêu biểu
- Năm 2012, tác giả Nguyễn Xuân Kỳ và Nguyễn Đình Quế đã xuất bản
cuốn sách: “Lịch sử - Văn hóa địa phương Thọ Xuân, Thanh Hóa” Đây là tài
liệu giúp giáo viên tham khảo, dạy lồng ghép vào chương trình lịch sử địa phương; giúp học sinh học tập, tham khảo để có thêm những hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương Tuy nhiên, dưới góc độ giáo dục, cuốn sách chỉ mang tính chất tuyên truyền, nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng Thọ Xuân đến học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường
Trang 16- Năm 2015, tác giả Hoàng Hùng, Lê Xuân Kỳ ra cuốn sách “Thọ Xuân -
Di tích và Danh thắng” Đây một ấn phẩm được in màu toàn bộ, nguồn tư liệu đa dạng, nhiều tư liệu lần đầu được công bố Sách giới thiệu những di tích và danh thắng tiêu biểu của huyện Thọ Xuân với hệ thống hình ảnh phong phú, chất lượng cao, khắc họa đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của Thọ Xuân và góp phần quảng bá hình ảnh Thọ Xuân với du khách gần xa Đây thực sự là tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân
- Năm 2019, tác giả Lê Đình Tư với bài viết “Bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa - lịch sử huyện Thọ Xuân” đã chỉ ra được một số hạn chế, khó khăn
trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thọ Xuân Khẳng định các giá trị văn hóa, lịch sử, các di sản văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử là nền tảng, là nguồn động lực cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Thọ Xuân nói riêng trong thời gian tới, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và của cả cộng đồng
- Ngoài công trình nghiên cứu mang tính hệ thống kể trên, các tác phẩm khác thường chỉ lựa chọn giới thiệu về một số di tích, nhân vật lịch sử ở Thọ Diên hoặc làng nghề bánh gai nổi tiếng ở đây Có thể kể tới các tác phẩm như:
Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 3, Nxb Thanh Hóa, Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh (Hoàng Anh Nhân), Nxb VH Dân tộc, 2006… Các website, các
bài báo giới thiệu về các khai quốc công thần gắn với vùng đất Tứ Trụ, đặc sản bánh gai Tứ Trụ… nhưng nội dung các bài báo mới dừng lại ở mức độ giới thiệu, chưa có nghiên cứu khoa học sâu sắc
Nhìn chung đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và các công trình về khai thác, phát huy giá trị
Trang 17di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân nhưng chưa có công trình nghiên cứu về công tác quản lý, khai thác hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch Đây là một khoảng trống nghiên cứu cần được giải quyết để có thể bổ sung luận cứ khoa học giúp cho địa phương nâng cao hơn nữa việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh phát triển
du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Thọ Diên nói riêng và huyện Thọ Xuân nói chung
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý
di tích lịch sử - văn hóa Trên cơ sở đánh giá thực trạng, ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên hiện nay Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hữu hiệu hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân phục vụ phát triển du lịch
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu Tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan về công
tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân Tập hợp một cách
đầy đủ có hệ thống toàn bộ tư liệu hiện có về hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa tại xã Thọ Diên
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về công tác quản lý di tích lịch sử
- văn hóa và giới thiệu tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch
Trang 18- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch (đánh giá và nêu rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.)
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2020 (Năm 2020 khi Đền thờ Nguyễn
Nhữ Lãm tại xã Thọ Diên tiến hành trùng tu tôn tạo) đến năm 2022 (Thời điểm UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số: 3276/QĐ - UBND ngày 29/09/2022 phê duyệt đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030)
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Công tác quản lý hệ thống di tích
lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và hệ thống văn bản luật của Nhà nước làm cơ sở lý luận để làm cơ sở tiếp cận, phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trang 19- Phương pháp tiếp cận liên ngành:
Tác giả vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành tức là tác giả tiếp cận các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành để giải quyết các nội dung của đề tài, trong đó sử dụng các phương pháp của các ngành khoa học chủ yếu là quản lý văn hóa, sử học, văn hóa học, xã hội học Các phương pháp được sử dụng linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn nghiên cứu nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tài liệu:
Tác giả thực hiện thu thập, tập hợp, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, quy hoạch phát triển du lịch của địa phương đang được lưu giữ tại các thư viện, kho lưu trữ, phòng tư liệu và trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp khảo sát, điền dã:
Tác giả tiến hành công tác điền dã, khảo sát bằng phỏng vấn, điều tra
xã hội học về hiệu quả cũng như hạn chế tồn tại của công tác quản lý, khai thác; bảo vệ và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân gắn với phát triển du lịch
- Phương pháp chuyên gia:
Trong quá trình thu thập tư liệu và tổ chức nghiên cứu, đề tài thường xuyên tranh thủ, lĩnh hội ý kiến, quan điểm của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa - du lịch của địa phương để thảo luận, đánh giá các nội dung liên quan đến đề tài
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp:
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích tài liệu, điều tra khảo sát, điền
dã, phỏng vấn trực tiếp, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tác giả thống kê, phân tích, tổng hợp và nêu lên thực trạng từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị
Trang 20nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân
6 Những đóng góp của luận văn
+ Về lý luận:
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn một địa phương;
- Cung cấp, bổ sung, hoàn thiện thông tin khoa học về công tác quản lý
di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch của một địa phương trên cơ sở những đặc thù về tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch
và tài nguyên văn hóa
+ Cung cấp quan điểm khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch của một địa phương
- Về thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học
và thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân trong bối cảnh hiện nay nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa-du lịch tại địa phương để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tổ chức khai thác, phát huy giá trị, tiềm năng du lịch của địa phương
7 Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau:
Trang 21Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa và tổng
quan tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tích lịch sử - văn hóa gắn với
phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Định hướng, dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch
Trang 22Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
+ Khái niệm Di tích
Theo Đại từ điển tiếng Việt giải thích: Di tích là các dấu vết của quá khứ, chủ yếu là nơi cư trú và mộ táng của người xưa được khoa học nghiên cứu Theo nghĩa di tích văn hóa thì nó là di sản văn hóa bất động [54, tr 533] Như vậy, di tích là tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ Di tích là tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu giữ lại
Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thì khái niệm Di tích là những dấu tích, vết tích vật chất có giá trị trong quá khứ trải qua sự biến thiên của lịch sử, sự dầm mưa dãi nắng, qua thời gian còn tồn tại cho đến ngày nay [53]
Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, những loại hình được coi như di tích là [53]:
- Di tích kiến trúc: các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bi
ký, các hang động cư trú và những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu
- Nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết
mà do tính chất kiến trúc, tính chất đồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu
Trang 23Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thì khái niệm di chỉ là các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học và xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu [53]
Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thì
khái niệm di vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học; Cổ vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên; Bảo vật quốc gia được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quí hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học
Theo giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Văn hóa đưa ra một khái niệm khoa học về di tích như sau: “Di tích là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử; do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [28, tr 23]
Như vậy, Di tích là một không gian vật chất, cảnh quan thiên nhiên cụ thể, khách quan; nó không những là sự kết tinh giữa cảnh quan thiên nhiên và những giá trị lao động do con người trong lịch sử sáng tạo ra mà còn chứa đựng những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Khái niệm Di tích lịch sử - văn hóa
Hiểu rõ về khái niệm di tích lịch sử - văn hóa là hiểu rõ về thành tố quan trọng cấu thành nên di sản văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa không chỉ
là một công trình kiến trúc mà còn là minh chứng của một nền văn minh cụ thể, phát triển quan trọng hay một sự kiện lịch sử Di tích lịch sử - văn hóa là
bộ phận cấu thành quan trọng của di sản văn hóa Di tích là những gì còn lại qua thời gian; là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho những thông tin quan
Trang 24trọng để khôi phục các trang sử dân tộc Đó là những tài sản quý giá mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế, qua di tích lịch sử văn hóa, ta hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc.Trong các cuốn Đại từ điển tiếng Việt, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là: “Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại” [54]
Theo Điều 1, Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và
Di chỉ (thường được gọi là Hiến chương Venice) thì khái niệm di tích LSVH:
Không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển
có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử [23, tr.1]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam cho biết: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành khảo cổ học, sử học… Di tích là di sản văn hóa lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [54]
Theo Luật Di sản Văn hóa do Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [41]
Ở đây, có thể hiểu rộng ra các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố… gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng…
Theo điều 28 Luật Di sản văn hóa quy định Di tích LSVH [41] phải có một trong các tiêu chí sau:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
Trang 25c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử [41, tr.17-18]
Theo điều 11 của Nghị định số: 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa thì di tích được phân ra thành 04 loại hình [20]:
Một là, di tích khảo cổ học gồm những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi
bật, đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
Hai là, loại hình di tích lịch sử bao gồm những công trình xây dựng,
địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, của địa phương hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch
sử của dân tộc;
Ba là, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm: công trình kiến
trúc, nghệ thuật quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
Bốn là, loại hình di tích danh lam, thắng cảnh Cảnh quan thiên nhiên
đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù [20]
Di tích được xếp hạng theo như sau:
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia
Trang 26Di tích quốc gia đặc biệt được địa phương lập hồ sơ xếp hạng và trên
cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và quyết định đề nghị tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia
Di tích quốc gia được địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia
+ Di tích cấp tỉnh: là di tích của địa phương
Di tích cấp tỉnh được địa phương lập hồ sơ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở VHTT&DL, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp hạng di tích cấp tỉnh
+ Khái niệm Quản lý
Khái niệm về quản lý được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra; mỗi ngành khoa học đều có những đối tượng quản lý riêng phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu mà đưa ra những khái niệm quản lý khác nhau Trong Đại từ điển tiếng Việt, “quản lý” được hiểu là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp Đối với xã hội có trình độ ngày càng cao, do đó yêu cầu quản lý ngày càng lớn và vai trò của quản lý ngày một tăng lên [54, tr.1288] Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ thể hơn: “Quản
lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” Theo ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý được hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định
Trang 27hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định [54]
Theo Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành như sau:
- Chủ thể quản lý : là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể luôn
là con người hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định
- Đối tượng quản lý: Đối tượng quản lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác
- Khách thể quản lý chịu sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội
- Mục tiêu của quản lý: là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý định trước Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các động tác quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp Quản lý ra đời chính là nhằm đến mục tiêu hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong tất cả các lĩnh vực của xã hội
Như vậy, Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp và các quy định có tính pháp lý
+ Khái niệm Quản lý văn hóa
Các nhà nghiên cứu tiếp cận với văn hóa trên ba bình diện hoặc riêng rẽ hoặc tổng hợp: Văn hóa với tính chất là một nền văn hóa; văn hóa với tính chất là những cái/thuộc tính văn hóa; văn hóa với tính chất là những hoạt động văn hóa Tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về khái niệm quản lý
hoạt động văn hóa
Trang 28Quản lý nhà nước về văn hóa mang tính chất đặc thù, gắn với công tác
tư tưởng, quyền lực nhà nước Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của Quốc gia bằng quyền lực của Nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế chính sách, nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc Quản lý nhà nước về văn hóa thuộc chức trách của các đơn vị Nhà nước (Chính phủ, UBND, Bộ, Sở, Phòng) thông qua hệ thông pháp luật, thể chế, chính sách của nhà nước… bất
kỳ hoạt động văn hóa nào cũng cần có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước đảm bảo một phần quan trọng trực tiếp quản lý công trình văn hóa và những
cơ sở trực tiếp phục vụ nhu cầu văn hóa của nhân dân
Quản lý văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, thường được hiểu là: Công việc của Nhà nước được thực hiện thống qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung Ngoài ra, quản lý văn hóa còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn [30, tr.26]
Hoạt động quản lý văn hóa chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: con người, chính trị, pháp luật, thông tin, kinh tế, khoa học kỹ thuật… Quản lý văn hóa không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng lại có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Về phương diện kinh tế thì văn hóa luôn là nhịp cầu dẫn đường cho hoạt động kinh tế, tạo cơ sở cho kinh tế phát triển
Để thực hiện công tác quản lý cần phải dựa vào các công cụ quản lý là các chính sách về luật pháp, chiến lược phát triển, quy hoạch, đề án bảo vệ và
Trang 29phát huy di sản, nguồn lực, tài chính, các công trình nghiên cứu khoa học… nhằm đạt được các mục đích đã đề ra
+ Quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Quản lý DT LS - VH còn là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLS - VH, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực Các DT LS - VH cần được tôn trọng và bảo vệ vì đây là tài sản vô giá, được trao truyền qua nhiều thế hệ Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những DT LS - VH có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như đặc thù của nước ta hiện nay thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước, đồng thời bảo tồn được các giá trị của của bản sắc văn hóa dân tộc [30]
Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa, Quản lý di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động nằm trong công tác quản lý di sản văn hóa Luật Di sản văn hóa đã dành một chương (V) để nói
tới nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa với 04 mục, 15 điều (Từ điều
54 đến điều 68) [42], cụ thể như sau:
Mục 1: Nêu rõ nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước
và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa gồm 3 điều (từ điều 54 đến
điều 56) quy định những nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa và
trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các Bộ, các
cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, Hội đồng tư vấn chuyên môn về văn hóa [42]
Mục 2: Nêu rõ các nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa gồm 06 điều (từ điều 57 đến điều 62) với các nội dung Nhà
Trang 30nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn hóa và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Quy định rõ việc sử dụng các nguồn tài chính để bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa; Quyền thu phí và lệ phí [42]
Mục 3: Hợp tác quốc tế về di sản văn hóa gồm 3 điều (từ điều 63 đến
điều 65) quy định các chính sách của Nhà nước trong việc hợp tác quốc tế,
khuyến khích tổ chức cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam và 6 nội dung hợp tác quốc tế về di sản [42]
Mục 4: Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa gồm
03 điều (từ điều 66 đến điều 68) quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của thanh
tra chuyên ngành về di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ thanh tra; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo của tổ chức, cá nhân; Thẩm quyền thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa [42]
Qua những cơ sở lý luận như trên, Tác giả luận văn nhận thấy sử dụng
đưa ra khái niệm quản lý di tích lịch sử văn hóa như sau: Quản lý DT LS-VH
là quá trình tác động liên tục của chủ thể (cơ quan quản lý Nhà nước) lên đối tượng quản lý (các di tích, các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác di tích) bằng hoạch định cơ chế, chính sách, bằng pháp luật, bằng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra để nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
+ Khái niệm về Du lịch:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm Du lịch như sau: Du lịch
là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách khu dịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch [54]
Trang 31Tại Điểm 1 Điều 3 Chương I, Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017 quy định rõ: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác
+ Du lịch tâm linh:
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở, vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần… Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi
đi du lịch
+ Phát triển du lịch bền vững
Với xu thế hội nhập hiện nay, các nhà nghiên cứu đưa ra thuật ngữ
“phát triển du lịch bền vững” Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về
phát triển bền vững bắt đầu được đề cập, tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch có liên quan đến phát triển bền vững Nhiệm vụ trọng tâm của những nghiên cứu này nhằm để giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa trong khi tiến hành các
Trang 32hoạt đông khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững
Mặc dù, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác liên quan ở Việt Nam còn có những quan điểm chưa thật sự thống nhất
về khái niệm phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số các ý
kiến đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có
quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [35]
Còn theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại Hội nghị
về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992
thì: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng
các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hôi, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” [35, tr.6]
Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức, và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt đông phát triển khác Một trong những trọng tâm quan trọng hàng đầu của phát triển du lịch bền vững hiện nay là hướng tới sự cân
Trang 33bằng giữa các mục tiêu về kinh tế - xã hội và mục tiêu bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa cộng đồng trong khi phải tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa được quy định tại Chương 5 mục 1 điều 54 Luật DSVH năm 2001, sửa đổi bổ sung năm
2009 và trên cơ sở thực tiễn triển khai các hoạt động quản lý, nội dung cụ thể
Hệ thống DTLS-VH được đưa vào quy hoạch tổng thể bao gồm các loại hình như: di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, cụm di tích lịch
sử - văn hóa cấp quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo từng quần thể phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ áp dụng triển khai thực hiện một cách có
Trang 34hiệu quả từ việc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích, xây dựng kế hoạch tổng thể về các khu DT LS - VH đang bị xuống cấp để có phương án tu bổ Đồng thời, xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực lâu dài để đáp ứng cho nhu cầu từng giai đoạn và của từng địa phương [21] góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DT LS - VH, hạn chế việc làm biến dạng, sai lệch, lấn chiếm, hay hủy hoại không gian của di tích
Mục tiêu cần hướng tới của việc tổ chức, quản lý, quy hoạch di tích lịch
sử - văn hóa là đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích, đồng thời khai thác phát huy giá trị di tích đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của dân và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội,
1.1.2.2 Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy
Tại kỳ họp thư 9, Quốc hội khóa X đã ban hành Luật DSVH số 28/2001/QH10 ngày 14/6/2001 và được sửa đổi bổ sung năm 2009, cùng với
hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật di sản văn hóa là cơ sở quan trọng cho các cấp quản lý ban hành hệ thống văn bản có liên quan trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Luật di sản văn hóa gồm 7 chương, 74 điều, nội dung chủ yếu như: khái niệm, các loại hình di sản văn hóa, giải thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy các DSVH, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ DSVH; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân và trong việc bảo vệ DSVH, xác định quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý và các hình thức sở hữu khác đối với DSVH; những mục đích của việc sử dụng và phát huy DSVH; các điều cấm nhằm bảo vệ DSVH Đối với việc giữ gìn và phát huy các di tích, văn bản Luật này quy định các nội dung chủ yếu: Phân hạng các di tích; Thẩm quyền, thủ tục xếp hạng các di tích; các khu vực bảo vệ di tích; tổ chức quản lý bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích; bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; thẩm quyền phê duyệt các dự án bảo quản, tu
Trang 35bổ và phục hồi di tích; trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án với việc bảo vệ
di tích trong quá trình xây dựng; việc thăm dò, khai quật khảo cổ [41]
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật DSVH số 32/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH số 28/2001/QH10 Đối với các di tích lịch sử - văn hóa, luật này sửa đổi bổ sung một số nội dung về: khái niệm công trình DT LS-VH, phân hạng công trình di tích, thủ tục và thẩm quyền xếp hạng di tích, khoanh vùng bảo vệ di tích, các yêu cầu về trùng tu tu bổ di tích, bổ sung trách nhiệm của cơ quan nhà nước và chủ đầu tư trong việc quản lý, thực hiện dự án trùng tu di tích lịch
sử - văn hóa [42]
Ngoài luật di sản văn hóa, các cơ quan còn ban hành các văn bản pháp
lý làm phong phú và chặt chẽ hơn các quy định về quản lý di tích như: Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 đã được Bộ Trưởng Bộ VHTT ký Quyết định phê duyệt số 1706/QĐ-BVHTT, ngày 24/7/2001 [17]; Nghị định số 15/2013/NĐ-
CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì công trình di tích được phân loại, phân cấp một cách rõ ràng để quản
lý chất lượng trùng tu phù hợp với đặc thù công trình di tích; Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 của Bộ trưởng Bộ VHTT về việc ban hành Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông
tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi
Trang 36di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Nghị định số
166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh, Thông tư Liên tịch số BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -
19/2013/TTLT-Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Thông tư
số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích
Tổ chức thực hiện theo các quy định nhà nước nêu trên sẽ góp phần quản lý chặt chẽ quá trình trùng tu di tích, đặc biệt là đảm bảo trùng tu theo đúng nguyên gốc của di tích Với hệ thống những văn bản trên đã chứng tỏ các thể chế, chính sách về quản lý DT LS - VH ngày càng hoàn thiện để công tác quản lý di tích tốt hơn Từ đó để các địa phương nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng định hướng và ban hành hệ thống văn bản đúng quy trình theo quy định, đảm bảo được tính dân chủ, hợp lý và hiệu quả cao khi triển khai
Trang 37Trong quá trình phát huy các giá trị của di sản văn hóa, nhà nước và các
tổ chức cá nhân căn cứ vào các văn bản pháp lý đã có, căn cứ vào Luật di sản văn hóa và công ước quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam đã tham gia, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử
- văn hóa như: Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19 tháng 05 năm 2009 về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu
bổ và phục hồi di tích, công văn số 2379/BVHTTDL - DSVH ngày 17 tháng
07 năm 2012 đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch và công bố quy hoạch khảo cổ ở địa phương; Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Thông tư Liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Thông tư
số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích, tổ chức kiểm kê và công bố danh mục kiểm kê di tích để tiến hành bảo tồn, trùng tu di tích và phải tuân thủ quy định giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành nên di tích
Các cán bộ cơ quan chuyên môn tại các địa phương phải có kế hoạch lập danh sách các di tích đã xuống cấp thông báo cho cơ quan có trách nhiệm
và bằng nguồn vốn của Nhà nước, của địa phương, của nguồn xã hội hóa thực hiện quy trình thủ tục hồ sơ tu bổ di tích theo quy định Bên cạnh đó cần chú
Trang 38trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ văn hóa có kinh nghiệm hơn trong công tác tuyên truyền xuống cơ sở các giá trị của di tích và đẩy mạnh tuyên truyền bảo
vệ DTLS-VH thông qua hệ thống đài phát thanh cơ sở và các hình thức khác
1.1.2.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trước hết phải hiểu rõ về di tích đó (tức là hiểu rõ đối tượng quản lý) Như vậy thì việc nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng phải được thực hiện một cách thật thấu đáo,
kỹ càng trên tất cả các mặt và khía cạnh khác nhau
Việc nghiên cứu để biết giá trị, phân loại các di tích, nhận thức những mặt tiêu biểu và những nét tiềm ẩn, đề ra hướng bảo vệ, phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả nhất
Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, tìm hiểu giá trị và phát huy di tích các cấp quản lý đặc biệt là cấp cơ sở tại địa phương cần tham mưu tổ chức các cuộc hội thảo, buổi khảo sát, nghiên cứu, từ đó làm
cơ sở để tìm ra giải pháp cho những vấn đề quản lý di tích lịch sử - văn hóa
mà xã hội rất quan tâm
Yếu tố quan trọng nhất trong vai trò quản lý là việc phát huy hiệu quả nguồn nhân lực Vì thế, Bộ VHTT&DL và nhiều địa phương đã rất chú trọng đến việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chuyên gia nước ngoài tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và tham gia trùng tu di tích
Luật DSVH cũng đã quy định “Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH” [41] Tổ chức đào tạo và nâng
cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ về quản lý
DTLS-VH cần được thực hiện một cách nghiêm túc với hệ thống kiến thức đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với
Trang 39di tích lịch sử - văn hóa, đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa theo Luật DSVH đã quy định
1.1.2.5 Quản lý các nguồn lực nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cần rất nhiều nguồn lực khác nhau Trước hết là nguồn lực tài chính, đây được xem là nguồn lực quan trọng
Nguồn tài chính được thể hiện ở các mặt như sau:
- Thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, kinh phí theo chương trình mục tiêu quốc gia, chống xuống cấp di tích;
- Huy động các nguồn lực từ cộng đồng (khoản tài trợ, công đức và các khoản thu khác) Đây là hình thức xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Nhưng các tổ chức cá nhân trong xã hội là một trong những nguồn lực lớn Xác định việc trùng tu di tích cần sự đóng góp của toàn xã hội nên tại Điều 57 Luật DSVH đã xác định “Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH”, trong đó nguồn tài chính để bảo
vệ và phát huy giá trị DSVH bao gồm: “Ngân sách nhà nước; các khoản thu
từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị DSVH; tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài” [41]
Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH Đồng thời, tổ chức cho cộng đồng quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đó đúng mục đích và có hiệu quả Thông qua việc đóng góp, tài trợ của nhân dân, các địa phương đã ghi nhận bằng các hình thức thích hợp thể hiện sự ghi công của cộng đồng đối với các cá nhân và khuyến khích được cá nhân đóng góp cho sự phát triển vì cộng đồng
Trang 40Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn kinh phí xã hội hóa đóng góp chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và tôn tạo lại các di tích gắn với tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu… còn đối các di tích thuộc loại hình khảo
cổ, lịch sử, lưu niệm danh nhân… thì ít thu hút được sự quan tâm đầu tư của cộng đồng mà chủ yếu dựa vào nguồn tài chính của nhà nước
Thứ hai, là nguồn nhân lực để thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Nguồn nhân lực chính là cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa Nguồn nhân lực này phải đảm bảo là lực lượng được đào tạo, có trình độ về công tác quản lý, kiến thức lịch sử - văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
1.1.2.6 Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư về di tích lịch
sử - văn hóa
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một trong những chức năng của cơ quan quản lý nhà nước Đối với lĩnh vực quản lý di tích lịch sử - văn hóa cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra về lĩnh vực văn hóa và lĩnh vực xây dựng cơ bản
Theo đó thanh tra nhà nước về văn hóa có nhiệm vụ:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa; thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa; tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di tích lịch sử - văn hóa; kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa [41]
- Cơ quan QLNN về xây dựng cơ bản và cơ quan thanh tra khác thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng và quản
lý di tích lịch sử - văn hóa; thanh tra việc thực hiện quy hoạch, thiết kế, dự