1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quan điểm của hồ chí minh về độc lập dân tộc vào việc bảo vệ chủ quyền việt nam trong giai đoạn hiện nay

32 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...6CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍMINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀO VIỆCBẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸTHUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬTBỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày… tháng … năm 2023

DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023-2024 1.Mã môn học: LLCT120314 _ 03CLC

2.Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phượng

3.Tên đề tài: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vào việc bảo vệ

chủ quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Danh sách thành viên:

1 Nguyễn Lê Huy 22142018 100% 0948613557

- Tỷ lệ %=100%: mức độ hoàn thành của từng thành viên tham gia được đánh giá bởi nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm.

Giảng viên chấm điểm

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸTHUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬTBỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày… tháng … năm 2023

KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VIẾT TIỂU LUẬNMÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023-2024 1.Mã môn học: LLCT120314 _ 03CLC

2.Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phượng

3.Tên đề tài: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vào việc bảo vệ

chủ quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Bảng phân công nhiệm vụ:

Nội dung hoàn thànhHọ và tênMức độ hoàn thànhSV kí tên

Trang 4

Nội dung 5: Tìm hiểu:

- Khái quát về chủ quyền Việt Nam

- Thực trạng việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam hiện nay

Nội dung 6: Tìm hiểu:

- Vai trò và ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 3

1.1 Quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc 3

1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân 4

1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 5

1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 6

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7

2.1 Khái quát về chủ quyền Việt Nam 7

2.1.1 Chủ quyền quốc gia là gì? 7

2.1.2 Chủ quyền Việt Nam 8

2.2.1 Chủ trương của Đảng và thành quả trong bảo vệ chủ quyền Việt Nam hiện nay 11

2.2.2 Thành quả trong bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 14

2.2.3 Những hạn chế, khó khăn, thách thức trong việc thực hiện bảo vệ chủ quyền Việt Nam hiện nay 16

2.3 Vai trò và ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vào việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam 19

2.4 Đề xuất giải pháp trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc hiện nay 22

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài trong sự thành công của cách mạng Việt Nam Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang là truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Con người vĩ đại ấy đã tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu và học hỏi con đường cứu nước từ nhiều quốc gia trên thế giới, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn chính là đi theo chủ nghĩa vô sản, giải phóng dân tộc khỏi áp bức, bóc lột Nhờ có con đường cứu nước đúng đắn của Người đã đưa cách mạng dân tộc ở Việt Nam đi đúng hướng, tiến đến thắng lợi Trong quá trình ấy, Hồ Chí Minh đã hình thành nên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị vô cùng to lớn Những tư tưởng quý báu của Hồ Chí Minh đều dựa trên cơ sở lĩnh hội tư tưởng Mác -Lênin một cách sáng tạo, kết hợp với phân tích hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta Và đồng thời, những tư tưởng vĩ đại đó cũng đã có những đóng góp to lớn cho chủ nghĩa Mác-Lenin và phong trào cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên toàn thế giới thời điểm bấy giờ Không những thế, hệ thống tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị cho đến bây giờ, vẫn luôn được Đảng, Nhà nước vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới đất nước Đặc biệt, đó là tư tưởng của Người về vấn đề độc lập dân tộc- nội dung cốt lõi trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn đổi mới đất nước, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội như hiện nay, Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều mối đe dọa “diễn biến hòa bình”, âm mưu chống phá của thế lực thù địch, đặt ra thách thức về bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong bối cảnh phức tạp hiện nay Vì thế, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc lại càng quan trọng và cần thiết, giúp toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam

Nhận thấy được tầm quan trọng và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, em chọn

đề tài: “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vào việc bảo vệ chủquyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ” làm chủ đề tiểu luận.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận là nhằm nêu rõ quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, qua đó vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vào việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn vấn đề bảo vệ chủ quyền Việt Nam - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Nghiên cứu các tài liệu, rút ra các ý chính về chủ đề; phân tích các luận điểm trong bài.

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Dân tộc vốn là một vấn đề vô cùng rộng lớn được chủ nghĩa Mác-Lênin vô cùng coi trọng Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đề cao các vấn đề về dân tộc, độc lập dân tộc và cả Cách mạng giải phóng dân tộc, coi đó là một vấn đề cấp thiết.

1.1 Quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dântộc

Dân tộc ta, trải qua hàng ngàn năm dụng nước và giữ nước, từ đó đã hun đúc cho con người Việt truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước Dân tộc ta luôn khao khát tự do, luôn khao khát nền độc lập dân tộc, đó là mong muốn thiêng liêng, bất hủ của toàn dân tộc.

Thấu hiểu được điều đó, theo Hồ Chí Minh, độc lập và tự do là khát vọng lớn lao của tất cả các dân tộc thuộc địa Vào năm 1919, dựa trên cơ sở nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được thừa nhận trên thế giới, người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xây (Pháp) với nội dung đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam Nội dung cơ bản của bản yêu sách có 2 ý chính Đầu tiên là đòi quyền bình đẳng trên cơ sở pháp luật cho người bản xứ Đông Dương, yêu cầu được hưởng các quyền giống người châu Âu Thứ hai là đòi các quyền dân chủ tối thiểu trong nhân dân.

Tuy nhiên, bản Yêu sách đã không được chấp nhận, Hồ Chí Minh đi đến kết luận muốn giải phóng được dân tộc phải dựa vào sức mình là chính, không thể trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài Người liên tục khẳng định quyền độc lập, tự do của đất nước Ngay trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xem việc đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho đất nước được độc lập là mục tiêu quan trọng

Hay trong Hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng, Người đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề giải phóng dân tộc, khẳng định "quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy" Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong bản Tuyên

Trang 9

ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đứng lên tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt, khẳng định toàn thể nhân dân Việt Nam đều yêu độc lập, nước Việt Nam có quyền độc lập, tự do và thực sự là đất nước tự do, độc lập Toàn thể nhân dân Việt Nam, bằng mọi nguồn lực, hy sinh tất cả cũng sẽ quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do đến cùng Trong hai cuộc khánh chiến chống Mỹ và chống Pháp, trong hàng loạt thư và điện phân gửi tới Liên hợp Quốc và các nước trên thế giới sau cách mạng tháng Tám, Người luôn nhấn mạnh việc toàn thể nhân dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình nhưng cũng kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc, "không có gì quý hơn độc lập, tự do." Trong bối cảnh chịu sự xâm lược của Pháp, Hồ Chí Minh soạn thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chỉ rõ “thà hy sinh tất cả”, tuyệt đối không để mất nước, không chịu cảnh nô lệ.

Hình 1.1.Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đọc trong ngày độc lập

1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân

Trang 10

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, độc lập luôn phải đi kèm với tự do Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc Người khảng định rằng con người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng, khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi giống như các dân tộc khác trên thế giới.

Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh xác định rõ mục tiêu tiến hành cách mạng của nước ta là khiến cho nước ta được hoàn toàn độc lập, người dân được tự do, thu ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo Điều này đã thể hiện rõ Người rất lo cho dân, gắn việc thực hiện độc lập dân tộc với chăn lo cho nhân dân có cơm ăn, áo mặc, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Khi đất nước đã giành được độc lập, Hồ Chí Minh lại khẳng định “Nước độc lập màdân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.1

Nguyện vọng của nhân dân ta chính là có cuộc sống hạnh phúc, cơm no, áo ấm Đó là động lực, là mục tiêu mà dân tộc hướng đến trong cuộc chiến giành độc lập dân

tộc Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dâncứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì.”2 Nguyện vọng cả đời của Người luôn là vì dân, vì nước, đó là nguyện vọng, mong muốn làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Đấy chính là động lực để Hồ Chí Minh nỗ lực làm cách mạng.

1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Với những thế lực xâm lược thù địch, chứng thường xuyên xử dụng các chiêu bài mị dân, tạo ra các Chính phủ bù nhìn, tuyên truyền “độc lập tự do” giả tạo cho nhân dân thuộc địa nhằm mục đích che đậy bản chất độc ác, áp bức, bóc lột đầy xấu xa của chúng Hồ Chí Minh chỉ rõ, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, nghĩa là người dân phải có quyền tự quyết về ngoại giao, có quân đội riêng, có tài chính riêng… thì độc lập mới là độc lập thực sự

Trang 11

Vì thế, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đối diện với tình thế đất nước gặp khó khăn, trong tình trạng thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía, nhằm bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành được, Người đã thay mặt Chính phủ Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, qua đó Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, quân đội của mình, tài chính của mình

1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Trong suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn bị kẻ thù âm mưu chia cắt đất nước, chia ra để trị Trong bối cảnh bị thực dân Pháp xâm lược, nước ta bị chia ra ba kỳ với ba chế độ cai trị riêng biệt Khi Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ, miền Bắc nước ta thì bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, trong khi đó miền Nam lại bị thực dân Pháp xâm lược Khi Pháp đã đánh chiến Việt Nam, chúng lại tiếp tục bày ra kế hoạch “Nam Kỳ tự trị” với mục đích chia nước ta ra hai miền, tiện bề cai trị

Trước bối cảnh lịch sử ấy, Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), khẳng định dân tộc ta là một thể, đồng bào Nam Bộ cũng chính là đồng bào ta Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, không bỏ rơi nhân dân miền Nam, không để đất nước bị “xẻ đôi” Người luôn xem đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam, luôn nỗ lực và kiên trì đấu tranh chống lại âm mưu chia cắt đất nước Người khẳng định rằng Việt Nam chúng ta là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được

Thậm chí trong Di chúc của Người, Hồ Chí Minh còn hết mực tin tưởng vào sự thắng lợi của nhân dân ta, khẳng định rằng kẻ thù Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất.

Trang 12

Hình 1.2 Di chúc của Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬPDÂN TỘC VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRONG GIAIĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Khái quát về chủ quyền Việt Nam

2.1.1 Chủ quyền quốc gia là gì?

Về khái niệm Chủ quyền quốc gia, Robert Beckman và Dagmar Butte đã đưa ra khái niệm cho rằng chủ quyền được hiểu là quyền độc quyền thực thi quyền lực chính trị tối cao thực hiện đối với một lãnh thổ xác định (vùng đất, không phận và một số khu vực biển nhất định như lãnh hải) và đối với những con người bên trong lãnh thổ đó Có thể nói, không quốc gia nào khác được phép có quyền lực chính trị chính thức ở bên trong Quốc gia đó Vì lẽ đó, chủ quyền có quan hệ mật thiết đến độc lập chính trị.

Chủ quyền có thể hiểu là quyền làm chủ, là quyền lực độc lập với một khu vực địa lý, thể hiện qua quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp của mỗi quốc gia Song, vẫn có những khu vực chung được luật pháp quốc tế quy định là vùng lãnh thổ chung,

Trang 13

là vùng di sản của cả nhân loại thì quốc gia chỉ có chủ quyền nhất định hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền.

Chủ quyền quốc gia còn là quyền riêng biệt, tuyệt đối, toàn vẹn của mỗi quốc gia với lãnh thổ của mình Hiểu theo nghĩa khác, chủ quyền là quyền làm chủ, quyền tự định đoạt trong một phạm vi diện tích và toàn vẹn lãnh thổ đó bằng mọi giá, bằng mọi nguồn lực và bằng mọi cách thức.

Ở đây, lãnh thổ quốc gia gồm các thành phần: một phần diện tích đất, vùng biển, vùng trời (khoảng không phía trên diện tích đất của quốc gia đó) và vùng lãnh thổ đặc biệt.

Vậy, chủ quyền quốc gia theo nghĩa đơn giản nhất, đó là quyền làm chủ với quốc gia Không những thế, nó còn là một thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia.

Chủ quyền quốc gia có 2 nội dung quyền cơ bản, đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của mỗi quốc gia với cộng đồng quốc tế Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, … và trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia.

2.1.2 Chủ quyền Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương, thuộc Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Đất nước Việt Nam chúng ta theo thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nằm dưới sự lãnh đạo chung bởi Đảng cộng sản Việt Nam; sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nước chúng ta quản lý đất nước trên cơ sở pháp luật với ba quyền hành pháp, luật pháp, tư pháp Để đi đến thành công, độc lập tự chủ như hôm nay, chúng ta đã trả qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng Đặc biệt, Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến chống Mỹ, kháng chiến chống Pháp cứu

Trang 14

nước”, vậy nên người Việt chúng ta lại càng “yêu” thêm nền độc lập, ao ước có hòa bình, cuộc sống ấm no, tự do, độc lập Tinh thần dân tộc cũng thấm nhuần tư tưởng bao thế hệ, thà hi sinh tất cả cũng nhất quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

Hiện nay, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là quyền tối cao của Việt Nam trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, được tự quyết các vấn đề nội bộ của quốc gia Hiện nay, phạm vi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, vùng đất quốc gia Việt Nam: Đây chính là vùng trên bề mặt đất liền,

có các lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam Nước chúng ta có đường biên giới lên đến 4.550 km trên thực địa, biên giới giáp Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào và Campuchia, giáp biển ở hai phía còn lại.

Vùng lòng đất quốc gia là bộ phận đặc biệt với độ sâu chủ quyền tính tới tâm Trái Đất theo nguyên tắc thế giới nói chung Còn biên giới địa lý vùng tính từ phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, vùng này xác định trong phạm vi không gian tính từ phương thẳng đứng giữa hai đường biên giới vùng đất quốc gia và biên giới vùng biển xuống lòng đất.

Vùng đất được xem như “xương sống” của đất nước, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước Những hoạt động kiểm soát trong phạm vi vùng đất cần tuân theo quy định pháp luật của quốc gia.

Trang 15

Hình 2.1 Bản đồ lãnh thổ Việt Nam

Thứ hai, vùng biển Đây là vùng phân định lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam và

các quốc gia khác liền kề hay đối diện vùng biển với nhau với đường biên giới ngăn cách chủ quyền là phía ngoài của lãnh hải (Điều 1 luật Biển Việt Nam năm 2012)

Khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam sẽ gồm: nội thủ; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Nhưng vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị trí chiến lược trọng điểm trong các chính sách về chính trị Song, vấn đề về biển đảo, tranh chấp lãnh thổ biển đảo vấn đang diễn ra do bị kẻ thù xuyên tạc lãnh thổ; đặc biệt ở hai quần biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn đang nằm có sự tranh chấp rất khốc liệt.

Thứ ba, vùng trời Đây là vùng không gian trên vùng đất lãnh thổ quốc gia và

vùng biển xác định trong không gian bằng cách tính từ phương thẳng đứng biên giới

Trang 16

Theo pháp luật Việt Nam, vùng trời quốc gia được quy định trong nhiều luật như Hiến pháp năm 2013, Luật Biên giới quốc gia, Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Luật Biển Việt Nam năm 2012

2.2 Thực trạng việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam hiện nay

2.2.1 Chủ trương của Đảng và thành quả trong bảo vệ chủ quyền Việt Nam hiệnnay

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã ra đi nhưng những cống hiến vĩ đại trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh mà người xây dựng nên vẫn luôn giữ nguyên giá trị, được Đảng và Nhà nước vận dụng trong quá trình đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay Đặc biệt, đó là bài học kinh nghiệm quý báu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn hướng tới một mục tiêu, nhiệm vụ cao cả, đó là lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền về tay dân; bảo vệ vững chắc nền độ lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Hiện nay vẫn thế, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam vẫn được Đảng đặt lên hàng đầu

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ phải “Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống” Đảng chỉ rõ trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, toàn dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn luôn cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội Hay trong Hội nghị Quân chính toàn quân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc gắn kết chặt chẽ, hài hòa, hợp lý, hiệu quả với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước

Bài học về bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ luôn là chủ trương chiến lược, nhất quán của Đảng, Nhà nước trong mọi thời đại Đặc

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w