3CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI .... Lí do chọn đề tài Qua tìm hiểu, chúng ta biết được Việt Nam hiện nay đang
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
Nhóm: (Lớp Moocx-12CLC)
Tên đề tài: Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt
Nam thời kỳ đổi mới
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ HOÀN THÀNH (%)
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
- Trưởng nhóm: Đặng Thế Quang Vinh SĐT: 0981282027
Trang 3MỤC LỤC
PHN MỞ ĐU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu 2
6 Cấu trúc bài tiểu luận 2
PHN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 3
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3
1.2 Tính tất yếu, khách quan của việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 1.3 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 9
2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và đổi mới tư duy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9
2.2 Thành tựu và hạn chế của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới 12
2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới 16
2.4 Trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 19
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC HÌNH ẢNH iii
PHỤ LỤC iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO v
Trang 4PHN MỞ ĐU
1 Lí do chọn đề tài
Qua tìm hiểu, chúng ta biết được Việt Nam hiện nay đang dần hội nhập quốc tế
và đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để thực hiện được điều này, ta cần phát huy và tận dụng nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn đầu tư, công nghệ kĩ thuật, khoa học, Và sau khi tìm hiểu kĩ về môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên, chúng em phần nào cũng đã hiểu rõ hơn về đường lối, chính sách của Đảng
ta về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời kỳ đổi mới, nhờ có những đường lối, chính sách ấy mà nước ta dần thoát khỏi lạc hậu, nghèo đói, để từ đó trở thành một đất nước có nền kinh tế vững mạnh, sánh ngang với các nước trong khu vực
và ngày càng vươn xa ra thế giới Với mong muốn học hỏi và chia sẻ một số hiểu biết sau khi tìm hiểu về chủ đề này, nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài nghiên cứu:
“Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới”
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp cho mọi người nói chung và các bạn sinh viên nói riêng hiểu và nắm
rõ hơn về chủ đề nhóm chúng em đã chọn, đó là “Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới”, nhóm chúng em sẽ nêu lên
những nội dung về chủ đề này một cách khái quát, rõ ràng, dễ hiểu và chi tiết nhất, tập trung vào vấn đề đưa ra, ngắn gọn và súc tích, không lạc đề và giúp cho người đọc dễ nắm đượ phầnc trình bày của nhóm Đâycũng chính là mục đích nghiên cứu đề tài trên của nhóm chúng em
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới
Phạm vi nghiên cứu:
− Không gian: nước ta
− Thời gian: 01/04/2023- 14/05/2023
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận được hoàn thành qua 4 bước: Tra cứu - Tổng hợp - Phân tích - Kết Luận Trong đó, các bước tra cứu và tổng hợp sẽ lấy thông tin từ các tài liệu, các bài luận, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu Tiếp theo
đó là
vận dụng kiến thức đã học để phân tích Cuối cùng là đưa ra kết luận dựa trên thực tiễn và kết quả đã nghiên cứu
5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu khái quá về đường lối công nghiệp t hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới và cách vận dụng thực tiễn để thực hiện đường lối ấy ở nước ta hiện nay Qua đó, góp phần nâng cao cái nhìn đúng đắn hơn về đề tài mà nhóm chúng em đã chọn cũng như giúp cho mọi người hiểu hơn về mục tiêu, quan điểm, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực trạng, hạn chế, nguyên nhân cũng như giải pháp, định hướng, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức
6 Cấu trúc bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 2 chương chính:
CHƯƠNG 1: Lý thuyết về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới
CHƯƠNG 2: Thực tiễn đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trang 6PHN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI :
HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hiểu theo cách đơn giản, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế
mà ở đó nông nghiệp đứng vai trò chủ đạo sang nền kinh tế mà công nghiệp là chủ đạo Hoặc bao quát hơn, Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi quá trình sản xuất từ thủ công sang tự động, đây là một đóng góp có vai trò vô cùng o lớn đối với sự phát ttriển kinh tế và xã hội của tất cả các nước
Theo cách lý giải phổ biến, hiện đại hóa là một quá trình mà ở đó những yếu tố mang tính truyền thống cũ được nâng cấp sang trình độ tiên tiến, hiện đại đổng thời tạo
ra nhiều tiện ích mới, nâng cao chất lượng cuộc sống
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là cụm từ được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay, với tính chất “công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa và kết hợp với nhau trong một quá trình” Việc tiến hành công nghiệp hóa, h n đại hóa là cuộc biến iệđổi mang tính chất căn bản và toàn diện về những hoạt động kinh tế, xã hội Khái niệm
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng xác định rộng hơn và bao hàm cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh với cả dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội Tất cả đều được sử dụng trên những phương tiện hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao
1.2 Tính tất yếu, khách quan của việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cùng với sự phát triển thì vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một
xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay Vấn đề này có thể được xem là một quy luật phổ biến, bên cạnh đó còn là một xu thế khách quan Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được thể hiện rõ nét, xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ y , bao gồm:ếuQuy luật phổ biến của sự phát triển
• Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
• Do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới
• Do yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Trang 71.2.1 Quy luật phổ biến của sự phát triển
Quy luật phổ biến của sự phát triển chính là nguyên nhân đầu tiền của tính tất yếu việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đi đôi với sự phát triển sẽ dẫn đến những mặt thay đổi để phù hợp với thực tại, đây là một quy luật hiển nhiên được thể hiện thông qua sự phát triển của lực lượng xã hội và lực lượng sản xuất
1.2.1.1 Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng xã hội
Ngày qua ngày, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ đơn giản ở việc phát triển kinh tế mà đi kèm với sự phát triển của xã hội Theo như tháp nhu cầu của Maslow, thì nhu cầu chính của con người được chia ra làm 5 cấp bậc Từ những nhu cầu bậc thấp nhất như ăn, uống, sinh hoạt… đến nhu cầu bậc cao hơn như được sống an toàn, ổn định, tôn trọng, khẳng định bản thân Thì con người chính là tế bào của xã hội và là đại diện Dẫn đến quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội cũng gắn liền tương tự với nó Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được biểu lộ rõ nét qua sự phát triển mọi mặt của xã hội mà con người mong mỏi hướng tới.Việc diễn ra công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho nền kinh tế đi lên nhanh chóng, gia tăng năng suất lao động, có nhiều cơ hội và việc làm dẫn đến cuộc sống ổn định và phát triển Nhân dân cũng từ đó được hưởng nhiều phúc lợi xã hội hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế hơn, Thõa mãn những nhu cầu mong muốn Bên cạnh đó điều này cũng góp phần ổn định chính trị, xã hội Trong quá trình gầy dựng và phát triển đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một yêu cầu khách quan
1.2.1.2 Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất
Đầu tiên phải kể đến trong quy luật này đó chính là sự biến đổi của việc cơ khí hóa Đây là sự cải cách từ dùng sức chính là lao động thủ công chuyển đổi thành lao động máy móc, điều này cho phép sử dụng các thiết bị tân tiến hiện đại hơn cho việc ứng dụng vào sản xuất đại trà “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” Hình ảnh quen - thuộc với người Việt Nam trong thời kỳ trước, nhưng để theo kịp với sự phát triển của thế giới thì cần có sự cải cách và tiến bộ
Đồng thời với việc chuyển đổi sang cơ khí hóa cần có sự ứng dụng mạnh mẽ của các thành tựu khoa học, công nghệ Thành tựu khoa học, công nghệ ra đời và phát triển
Trang 8chính là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc ứng dụng rộng rãi và đúng cách các thành tự khoa học, công nghệ sẽ khiến cho năng suất lao động được tăng cao Đây chính là tên lửa tạo cơ hội giúp Việt Nam tiến nhanh hơn trong việc theo đuổi sự tiên tiến, hiện đại
Để theo kịp tiến trình này thì nâng cao nguồn nhân lực là nguyên nhân không thể
bỏ qua Đây chính là nguyên nhân rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta Nguồn nhân lực tại Việt Nam ngày càng được nâng cao và phát triển vì đây chính là tiền đề cốt lõi được xây dựng trong những năm vừa qua
Cuối cùng là vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cách hợp lí Khi tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tồn tại song song với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu lao động cũng phải hợp lí và hiệu quả Nguồn lao động phát triển tạm gác với “cái cày” – lao động thủ chân tay chuyển sang lao động tri thức
Từ đó người lao động phải học hỏi nhiều hơn để theo kịp sự phát triển, phát tiếp thu những thông tin, tri thức, được đào tạo sâu hơn và bài bản
1.2.2 Yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội- Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước Việt Nam vì nó được hình và phân bố hợp lí trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân Theo định hướng của chế độ Chủ nghĩa xã hội thì việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu cho sự phát triển triển và lợi ích của toàn xã hội Ở nước Việt Nam ta, đây là vấn đề được đặc biệt chú trong và quan tâm để đạt mục tiêu tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân Vận dụng quá trình này tạo ra cơ hội to lớn cho việt phát triển và xây dựng đất nước Tóm lại đối với việc quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa như nước ta thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu
1.2.3 Rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đã có nhiều thành tựu nổi bật được cả thế giới công nhận Do đó việc rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cũng là một nguyên nhân tất yếu của việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sau khi bắt đầu quá trình đổi mới thì Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu
Trang 9to lớn Trong giáo dục, từ một quốc gia có đến 95% đồng bào chịu nạn mù chữ thì nay Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông
Á Thái Bình – Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới Về kinh tế, từ một quốc gia
có nền kinh tế nghèo nàn kém phát triển sau khi bước vào cuộc đổi mới thì kinh tế Việt Nam đang đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 42 trong 177 nền kinh
tế được World Bank xếp hạng năm nay Bên cạnh đó nước ta cũng đẩy mạnh và phát triển nhiều lĩnh vực khác như y tế, khoa học – công nghệ ,… Đây là cơ hội lớn cho nước ta được hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, tiếp nhận học hỏi thêm công nghệ và tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa của toàn nhân loại
Tóm lại việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã rút ngắn những khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam với các nước trên thế giới như: cơ cấu sản xuất, năng suất lao động, chất lượng nguồn lao động,… khiến cho nền kinh tế tăng trưởng, và đất nước phát triển toàn diện hơn
1.2.4 Yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Yếu tố cuối cùng của tính tất yếu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính
là sự đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đây chính là một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Năng suất lao động phải nâng cao thì xã hội mới tăng trưởng được, mà điều này phải dựa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cần phải kết hợp hài hòa mối quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất Muốn đất nước phát triển theo định hướng của chủ nghĩa xã hội thì năng suất lao động luôn được đòi hỏi nâng cao hơn và hơn nữa để theo kịp với bước tiến thời đại Đồng thời cũng phải đảm bảo sự hài hòa của ba yếu tố trên Cuối cùng là phát huy tính khả năng vượt trội của chủ nghĩa xã hội Để đạt được mục tiêu đề ra là
xã hội sau phát triển hơn xã hội trước thì cần phải hoàn thành tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 101.3 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3.1 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 1-1994)
đã đánh dấu bước đột phá về phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hội nghị nêu rõ "Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện dại, có cơ cấu kinh tế - hợp lý, quan hệ sân xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quộc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, -
xã hội công bằng, văn minh" Hội nghị chỉ rõ: từ nay đến năm 2000, việc đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải nhằm đạt và vượt các mục tiêu đã xác định trong chiến lược kinh tế xã hội năm 1991- -2000 Tiếp đó, ở mỗi giai đoạn phát, triển Đảng ta đã có những mục tiêu cụ thể, Đại hội X của Đảng xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Hình 1.1 Đại hội lần thứ VIII diễn ra tại hội trường Ba Đình, Hà Nội bàn về những giải pháp
thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới
(Nguồn: Internet)
Trang 111.3.2 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Về quan điểm chỉ đạo phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng ta
đề ra tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 1994) và tiếp tục được phát triển, bổ sung ở các Đại hội VIII, Đại hội IX và Đại hội X của Đảng Các quan điểm cơ bản đó:
1-• Công nghỉệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
• Công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
• Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản sự phát triển nhanh, bền vững
• Khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hoá
• Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi tường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
Hình 1.2 Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh quán triệt Nghị quyết số 29
-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045”
(Nguồn: Internet)
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và đổi mới tư duy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1.1 Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986
Sau 5 năm thực hiện khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đại hội đại hiểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 1960) đã khẳng định rằ- ng: " miền Bắc nước ta cần phải tiến ngay vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, và có đủ điều kiện để bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội"
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được xác định tại Đại hội lần thứ III của Đảng là: "Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân dối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghièp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại" Để thực hiện mục tiêu chủ trương đó, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá III) đã đề ra phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý; kết hợp phát triển chặt chẽ công nghiệp và với nông nghiệp; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.Ngày 30-4-1975, miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất hai miền cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trước tình hình trong nước và quốc tế
có nhiều thay đổi, trên cơ sở những nhận thức cơ bản về công nghiệp hoá ở miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 1976) đã đề ra đường lối -công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản - xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa
Trang 13xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất"
Sau 5 năm thực hiện đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV
đề ra (1976 1981) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3 1982) đã -
-có sự điều chỉnh: “Cần lập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp
nặng trong một cơ cấu công nông nghiệp hợp lý"- Cho thấy đó là sự điều chỉnh đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam Tuy như vậy, trong những năm 1960
- 1985, chúng ta đã không làm đúng những sự điều chỉnh chiến lược quan trọng này
Hình 2.1 Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 15 đến
18/12/1986 tại Hà Nội
(Nguồn: Internet)
2.1.2 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến đại hội X
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 1986) với tinh thần
-"nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hoá thời kỳ năm 1960 - 1985: chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng
cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế Do tư tưởng chủ