1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Xuân Luân
Người hướng dẫn GS. TS. Lê Thị Sơn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 53,16 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN XUAN LUAN

PHONG NGUA TOI CUOP TAI SAN TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC (Dinh hướng ứng dung)

HA NOI - 2018

Trang 2

PHONG NGUA TOI CUOP TAI SAN TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi Các kêt quả nêu trong luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công trìnhnào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được

trích dẫn đúng theo quy định.

Tác gia

Nguyễn Xuân Luân

Trang 4

trường Dai học Luật Hà Nội, đồng thời tôi cũng xin bay to sự biết ơn đối với các thay, cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học K24.

Tiếp theo tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tòa án nhân dân Tối Cao, Tòa án nhán dân thành pho Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiễu dé tôi hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày to lời cam ơn đến GS.TS Lê Thị Sơn, người đã tận tình hướng dan và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Hà nội ngày 14 thang 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Luân

Trang 5

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Tòa án nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân

Tòa án nhân dân

Trang 6

NOi giai doan 2013 20 6

Bang 1.2: Số vu va số người phạm tội cướp tài sản so với số vụ va số người phạm tội của nhóm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai Goan 2013 200 6

Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản so với số vụ và số người phạm tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — UL ew scx ac 11071100 ÔÚÔÔỌÔ0ÚT oe ba TR Te EC SO dem eye ee 8 Bảng 1.4: Chi số tội phạm va chỉ số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017 -c c2 9 Bang 1.5: Chi số tội phạm, chi số người phạm tội cướp tài sản trên dia bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013 — 2Ï 7 HS SH KH nh n nh nh nh kế 10 Bang 1.6: Số vu, số người phạm tội bị khởi tố, xét xử sơ thâm về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017 . -+++<<+<++s 11 Bang 1.7: Co cau của tội cướp tai san theo loại tội phạm -. ‹- 13

Bang 1.8: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo loại và mức hình phạt áp dung 14

Bang 1.9: Cơ cấu của cướp tài sản theo hình thức phạm tội - 15

Bảng 1.10: Cơ cau của tội cướp tài sản theo dang hành vi khách quan 16

Bảng 1.11: Cơ cau của tội cướp tài sản theo đặc điểm có hay không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tỘI - - c5 3322 E33**EEE+£EEEEEEeeesseseesrsereerrs 17 Bảng 1.12: Cơ cau của tội cướp tài sản theo thời gian phạm tội 18

Bảng 1.13: Cơ cầu của tội cướp tài sản theo mức độ hậu quả về thé chất 19

Bảng 1.14: Cơ cầu của tội cướp tài sản theo loại tài sản bị chiếm đoạt 20

Bảng 1.15: Cơ cau của tội cướp tài sản theo động cơ phạm tội 21

Bảng 1.16: Cơ cau về giới tính và độ tuéi của người phạm tội cướp tài sản 22Bảng 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy

Trang 7

Bảng 1.20 Cơ câu theo giới tính, độ tuôi và môi quan hệ cua nạn nhân với người[thi KHI cass cseins khí Long nein G14 1020001240101 LAS 80801810113 WHOS RAIS LIỐNð 2 3603511448184 LARA ARERR EAEOS 688013 8S 27 Bang 1.21 Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân của tội cướp tài san 28 Bảng 1.22 Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phó Hà Nội giai đoạn 2013-20 17 2-5 + 2+E+E*EEEE2EEEEE1215112121211 11111 cEx 30 Bảng 1.23 Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cướp tài sản và các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phó Hà Nội giai đoạn 2013-2017 32 Bang 1.24 Mức độ tăng, giảm hang năm của tội cướp tài sản và tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 «- 34Bảng 1.25 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội cướp tài sảnthuộc trường hợp phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm 36Bảng 1.26: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội cướp tài sảntheo đặc điểm giới tínhh -¿- ¿2 2 k+SE+£EE+EEEEEEEEEEEEE112181121111111111e 111 xe 37Bảng 1.27 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội cướp tài sảntrong từng độ tuôi ¿5s s St xE1111811111111111111111 1111111111111 11111 g1 xe 38Bảng 1.28 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội cướp tài sản theo mức phạt tù được áp ụng ¿+ 1321133211131 111 1111111111 xe rey 39

Trang 8

người phạm tội của nhóm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà

)[JEsti0s(0ii020 12001 Ô.Ô 7

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội cướp tài sản với số vụ và số người phạm tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 0.11110002010097 0 TP 0 6 ãổ.ổ Rita AAO DR AO ORR RAS Rs OT 8 Biểu đồ 1.3: So sánh chi số tội phạm, chỉ SỐ người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai đoạn 2013 — 2( 177 ¿- ¿5+ 2+k£Sk9EE2EE2E1212171571511211211211 111111 1xe, 10 Biểu đồ 1.4: Cơ cau của tội cướp tài sản theo loại tội phạm - 14

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo loại và mức hình phạt đã áp dụng ¬ 15

Biểu đồ 1.6: Cơ cau của tội cướp tài sản theo hình thức phạm tội 16

Biểu đồ 1.7: Cơ cau của tội cướp tài sản theo dang hành vi khách quan 17

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo đặc điểm có hay không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tỘI - . + 223221133322 EE+£EEEEEEeeseeeesrerreerrs 18 Biểu đồ 1.9: Cơ cau của tội cướp tài sản theo thời gian phạm tội 19

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo mức độ hậu quả về thé chất 20

Biểu đồ 1.11 Cơ cấu của tội cướp tai sản theo loại tài san bị chiếm đoạt 21

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo động cơ phạm tội 22

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu về giới tính của người phạm tội cướp tai sản 23

Biểu đồ 1.14: Cơ cau vẻ độ tuôi của người phạm tội cướp tài sản 23

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiỀm -¿- + s St ềSx 1 1E 1211181111112151111111111 1111111111111 11011111111 E0 24 Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tỘI 25

Biểu đồ 1.17: Cơ cầu theo nghề nghiệp của người phạm tội cướp tài sản 26

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người

Trang 9

PHAM 8/9)È(GEddầdầdầầầầddẮẮIẮIẰAẶAẰAA 27 Biểu đồ 1.19 Diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 về số vụ và số người phạm tội «2 2 s+c++xerxzExrxeei 31 Biểu đồ 1.20 So sánh diễn biến của số vụ phạm tội cướp tài sản và số vụ phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 32 Biểu đồ 1.21 So sánh diễn biến của số người phạm tội cướp tài sản và số người

phạm tội các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

SUL ITI, or sce eran tma 1400504 es AMS RES 1200.080411 RET LEN 60835 öENTB,š köAZi420804 5 ti60:1/661 33 Biểu đồ 1.22 So sánh diễn biến của số vụ phạm tội cướp tài sản và SỐ vụ phạm

tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 34

Biểu đô 1.23 So sánh diễn biến của số người phạm tội cướp tài sản và số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phó Hà Nội giai đoạn 2013-2017 35 Biểu đồ 1.24 Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm,

tái phạm nguy hiỂm 2 -©s+SE+E9EE+E£EEEEE2EEEE2EEEEE21212171211121 1171111 36

Biểu đồ 1.25: Diễn biến của cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 37Biểu đồ 1.26: Diễn biến của cơ cấu theo độ tudi của người phạm tỘI 38Biểu đồ 1.27: Diễn biến của cơ cấu mức phạt tù có thời hạn được áp dụng đối ONL TSO l861121:10819182217519081.18-1:I077 00T“ 6 RRR 40

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu dé tài - 2 5< 5c s sss£ssss£ss£sessessessessesssse 2 3 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ỨU . -° s- s sssssss=sessessessessesee 3 4 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU << 5s s55 S5 595995 95599 35 Phương pháp luận và phương pháp nghiên CỨU s 5< << s «5s ss 4 7 Cơ cầu luận Văn < 5° se s£ s©s£ sES£Es£EsES£ E334 EsS9 51339 525582535524 56 4 Chương 1: TINH HÌNH TOI CƯỚP TÀI SAN TREN DIA BAN THÀNH PHO HA NỘI GIAI DOAN 2013 — 2017 s2-css©esse+esseresee 5 1.1 Thực trang của tội cướp tai sản trên địa bàn thành phố Ha Nội giai ere Lễ r¬,ENRỈ | uueeoxetvvstotintiestiortitoietsurgitGi001601004186iG0109011790306i074X00⁄0108782100i3i01ã036i00iip8/ENEY 5

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà GIL, poe [HINH LOS = De Ts sacs kànghh recs kg gHa HN tọnghàn ga gRAš WARS PARAS LAR REA SA 5

1.1.2 Thực trạng về tinh chat của tội cướp tài sản trên dia bàn thành phố

Hà Nội giai đoạn 2013 —2(JÍ7 - - G2212 1211 111111111111 11181111811 E811 grkg 13 1.2 Diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2Ä(J Í 7 co << 5 9 4 9 9 0.0 000 0000080400090 29

1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội cướp tải sản trên địa bàn thành phố Hà Nội OER PNA (UIT, UL Fo, cseare nce: Hưgng.4.0Ep001610:8 een Lữ Em sent cc a re asta ee ae 30

1.2.2 Diễn biến về tinh chất của tội cướp tài sản trên địa ban thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 —2Ú [7 c 2c 3332211323111 35 KET LUẬN CHƯNG | 2-5-5 £ se se sEseE£ se Eseseeseseseesee 41 Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHO HÀ NỘI TRONG GIAI DOAN 2013 - 217 42

2.1 Nguyên nhân về kinh tế - xã hội -5 ° s5 2 ses2=seseseseseeses 42

2.2 Nguyên nhân về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 46

2.3 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh

Trang 11

2.6 Nguyên nhân từ phía nạn nha << 55 << 5 s59 5S 999599 55 KET LUẬN CHƯNG 2 -2 < 5 5° s2 SE sEs£EsESSEsEsESEsESsEsersesersessse 57 Chương 3: DU BAO TOI PHAM VA CAC BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA PHONG NGUA TOI CUOP TAI SAN TREN DIA BAN THANH PHO HA NOL ssessssssssssscssesssssecsssccssscesssscssscessssssnsesssesseeesssssssssssseessnssssseeesseeses 59 3.1 Dự báo tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời DIAN ẦỚIỈ GGG- GG SG 0 9 0 0.00000400004004: 0000 0000090600890 593.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội . - 2-2 <5 s sss£ss+ss£seesexsessessessesee 61 3.2.1 Biện pháp về kinh tế - xã hội ¿2-2 2 £+E+EE+EE+EE2EE2ErEerxerxerxee 61 3.2.2 Biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, pho biến pháp luật 63 3.2.3 Biện pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an ninh xã hội .- 2 2+£++£+££+££EEEEEEEEeeeeeeeeeeeeeeee 67 3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố

3.2.5 Biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tỘI ‹- ++++ss+s+ 693.2.6 Biện pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân ¿55+ + £++++seex++seexs+ 71 KET LUẬN CHƯNG 3 - << < se seEveEseEcsereeserseree 71„0007.0057 — 73DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 12

Sông Hồng, có vị trí 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ đông, nam tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào thang 8 năm 2008, Thủ đô Hà Nội có quy mô diện

tích gấp trên 3,6 lần so với trước; đạt diện tích tự nhiên là 3.324,92 km” Thu đô Hà

Nội là trung tâm về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước Hà Nội được coi là đô thị đặc biệt của đất nước và cũng là nơi tập trung đông dân cư đứng thứ 2 trong cả nước, với mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km” và là một trong 17 thành phố lớn nhất thé giới.

Trong những năm gan đây, nén kinh tế nước ta nói chung va của Hà Nội nói riêng càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa diễn ra với tôc độ càng ngày càng nhanh, cùng với sự mở cửa về mọi mặt để phù hợp với xu hướng hội nhập

quốc tế Bên cạnh những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục

thì mặt trái của sự phát triển này cũng đem lại nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi phải được giải quyết.

Do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh nên sỐ người nhập cư về Hà Nội ngày cao đông nhưng lại tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị Trong khi đó, ở nông

thôn đất nông nghiệp bị thu hồi, người nông dân được thanh toán tiền đền bù nhiều nhưng thay vào đó là tư liệu sản xuất không còn, việc giải quyết việc làm cho người lao

động vẫn chưa được đảm bảo nên dẫn đến có sự phát triển không đồng đều về đô thị và mức sống của người dân, không chỉ giữa khu vực nội thành với khu vực ngoại thành

mà còn giữa các tầng lớp dân cư ở ngay trong nội đô thành phố Những năm gần đây, những giá trị truyền thống tốt đẹp về đạo đức, tình cảm dang dan bị xuống cấp, lãng quên và thay vào đó là sự tha hóa về đạo đức, lối sống, một bộ phận không nhỏ người dân có lối sống thực dụng, buông thả, số người tham gia vào các tệ nạn xã hội, phạm tội ngày càng gia tăng Trong các loại tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua, tội cướp tài sản có diễn biến phức tạp Theo thống kê của Tòa án nhân dân tôi cao, từ năm 2013 đên năm 2017, Tòa án nhân dân các cap trên địa ban

Trang 13

thành tho Ha Nội đã đưa ra xét xử sơ thấm tổng số 32.609 vụ án với 55.189 người phạm tội về các tội phạm nói chung Trong đó, số vụ án cướp tải sản bị xét xử là 914 vụ với 2.087 người phạm tội (chiếm ty lệ 2,8% về vụ va 3,8% về người phạm tội) Tội phạm này có tính chất, mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội, hậu quả của chúng để lại là không nhỏ, không những xâm phạm đến quyền sở hữu mà còn xâm hại đến sức khỏe và tính mạng của công dân.

Do đó, việc nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành pho Hà Nội

để làm rõ “bức tranh toàn cảnh” về tội phạm đã xảy ra, qua đó tìm ra nguyên nhân và

đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội này là cần thiết Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gan đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội cướp tài sản từ góc độ tội phạm học ở cấp độ luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ, có thể kế đến như:

1) Luận án tiến sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa

bàn thành phố Hà Nội ” của tác giả Đỗ Kim Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà

Nội, năm 2001.

2) Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa

bàn tỉnh Quang Ngãi” của tác giả Võ Minh Tiến, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà

Nội, năm 2006.

3) Luận văn thạc sĩ luật học: “Phong ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tinhThái Binh” của tác giả Hoàng Hà Vinh Châm, Trường Dai học Luật Hà Nội, Ha Nội,

năm 2011.

4) Luận văn thạc sĩ Luật học: “Phỏng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Hồ Phước Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, năm

5) Luận văn thạc sĩ luật học: “Phỏng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnhQuang Ninh” của tac giả Lê Thị Bích Hòa, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, nắm

6) Luan văn thạc sĩ luật học: “Phong ngửa tội cướp tài sản do người chưa thành

Trang 14

phổ Hải Phòng” của tac giả Đỗ Thị Tình, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, năm 2014.

8) Luận văn thạc sĩ luật học: “Phong ngừa tội cướp tài sản trên địa ban tinh

Hải Dương” của tắc giả Nguyễn Minh Hoàng, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội,

năm 2015.

Các công trình nghiên cứu trên cũng đã đánh giá được tình hình tội phạm, giải

thích được nguyên nhân của tội cướp tai sản và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa ban cả nước hay trên địa bàn một số địa phương hoặc dé xuất các biện pháp phòng ngừa tội cướp do người chưa thành niên thực hiện trên địa ban Ha

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu từ góc độ tội phạm học tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Vì vậy, việc nghiên cứu nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017, xác định những nguyên nhân của tội phạm này và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp

nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời

gian tới là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình phạm, nguyên nhân của

tội cướp tải sản và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này.

Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2013

đến năm 2017.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tỚI.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

Trang 15

- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 - 2017;

- Xác định và giải thích nguyên nhân của tội cướp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 - 2017;

- Đưa ra dự báo tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới;

- Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thé, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thé, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp thu thập dữ liệu như phương pháp phân tích thứ cấp đữ liệu, phương pháp thống kê để xử ly dir liệu và một số phương pháp khác như phân tích, tong hợp, so sánh.

6 Những kết quả mới của luận văn

Luận văn đánh giá được tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phó Hà Nội trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này trên địa bản thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 - 2017, đồng thời đưa ra được dự báo về tình hình tội cướp tài sản trong thời gian tới cũng như đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

7 Cơ cầu luận văn

Ngoài phần mở dau, phan kết luận, phụ luc và danh mục tải liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017.

Chương 2: Nguyên nhân của tội cướp tài sản trên địa ban thành phố Hà Nội Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trang 16

1.1 Thực trạng của tội cướp tài sản trên dia bàn thành pho Ha Nội giai đoạn 2013 — 2017.

“Tinh hình toi phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong

don vị không gian và don vị thời gian nhất định”

Để đánh giá được tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 — 2017, cần phải phân tích các thông số phản ánh thực trang và diễn biến của tội phạm nay Dé làm rõ vẻ tình hình tội cướp tai sản trên địa bàn và trong giai đoạn nói trên, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân thành phó Hà Nội và số liệu do tác giả thu thập từ 109 bản án hình sự sơ thâm về tội phạm này được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội cướp tai san trong phạm vi nghiên cứu.

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế hiện của tội phạm đã xảy ra

trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất”

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017.

Dé có cái nhìn tương đối toàn diện thực trạng về mức độ của tội phạm, cần phải đánh giá mức độ của tội phạm rõ và mức độ của tội phạm an.

1.1.L1 Về tội phạm rõ

“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống kê toi phạm” “

Đề đánh giá thực trạng của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong

giai đoạn 2013 — 2017, trước hết chúng ta cần tìm phân tích các số liệu thống kê về số vụ và SỐ người phạm tội bị xét xử sơ thấm về tội cuop tài sản trong từng năm và bình quân năm trên địa bàn thành phố trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, được thé hiện cụ thê như sau:

Ị Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr L00.? Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Toi phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr I 12.3 Truong Đại học Luật Ha Nội (2012), Gido trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dan, Ha Nội, tr.102.

Trang 17

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phó Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017

Năm Tội cướp tài sản

Số vụ phạm tội Số người phạm tội Qua bảng số liệu trên có thé nhận thay trong thời gian từ năm 2013 đến 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội, TAND đã xét xử 914 vụ cướp tải sản, với 2087 bị cáo về tội cướp tài sản Như vậy, trung bình mỗi năm có 183 vụ cướp tài sản và 417 người phạm tội cướp tài sản bị phát hiện và xử lý.

Ngoài ra, dé làm rõ thực trạng về mức độ của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017 cần so sánh số vụ và số người phạm tội cướp tài sản với số vụ và số người phạm tội trong cùng giai đoạn ở các phạm vi khác như sau:

Thứ nhất, so sánh số vụ và số người phạm tội cướp tài sản với số vụ và số người phạm tội của nhóm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai

đoạn 2013 — 2017 Cụ thé được thé hiện như sau:

Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản so với số vụ và số người phạm tội của nhóm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

2013 — 2017

Giai đoạn Tội cướp tài sản Các tội xâm phạm sởhữu Tỷ lệ %

aut - Sévu (1) Sé6 người | Số vụ (3) |Số người phạm| Số vu |Số người

2017 phạm tội (2) tội 4) — | đ/@) | QM)

Tong 914 2087 10950 15852 8,3 13,1 (Nguon: TANDTC)

Trang 18

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội cướp tài sản với số vụ và số người phạm tội của nhóm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà

Nội giai đoạn 2013 — 2017

Số vu phạm tội Số người phạm tội # Tội cướp tàisản Các tội xâm phạm sở hữu

(Nguôn: TANDTC) Qua Bảng số liệu 1.2 và Biểu đồ 1.1 cho thấy, trong giai đoạn 2013 - 2017 Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thâm 10950 vụ với 15852

người phạm tội thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu Trong đó, sé Vụ cướp tài sản là

914 vụ, chiếm 8,3%; Số người phạm tội cướp tài sản là 2087 người, chiếm 13,1%.

Trong nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu theo quy định của BLHS năm 1999 thì có tới 13 tội danh Riêng tội cướp tài sản chiếm 8,3% về số vụ và 13,1% về số người phạm tội trong giai đoạn 2013 — 2017 trên địa ban thành phố Hà Nội như vậy cũng không hề nhỏ.

Thnk hai, so sánh số vụ và số người phạm tội cướp tài sản với số vụ và số người phạm tội các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 — 2017 được thé hiện như sau:

Trang 19

Bang 1.3: SO vụ và sô người phạm tội cướp tài sản so với sô vụ và sô người phạm tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017

Giai đoạn Tội cướp tài sản Tội phạm nói chung Tỷ lệ %

2013- | sấyuI) | Sốngười |Sốvu@)| Sốngười | Sovu Số người

2017 phạm tội (2) phạm tội (4) | ()/G) | Ø)J/4)

Tổng 914 2087 32609 55189 2,8 3,8

(Nguôn: TANDTC) Can cu vao Bang số liệu 1.3 có thé minh họa bằng biểu đồ thé hiện số tuyệt đối về tong SỐ VỤ, SỐ người phạm tội cướp tài sản so với tổng SỐ VỤ, SỐ người phạm tội của tội phạm nói chung như sau:

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội cướp tài sản với số vụ và số người phạm tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

Số vụ phạm tội Số người phạm tội # Tội cướp taisan Cac tội phạm nói chung

(Nguôn: TANDTC) Từ bảng số liệu và biéu đồ trên, ta thấy được số vụ và số người bị xét xử về tội cướp tài sản chiếm tỷ lệ không cao trong tông số vụ và và tổng số người bị xét xử về các tội phạm nói chung Trong cả giai 2013 — 2017, số vụ cướp tài sản đưa ra xét xử chỉ chiêm khoảng 2,8% tông sô vụ các tội phạm nói chung bị đưa ra xét xử, với tông sô

Trang 20

đoạn 2013 — 2017 với mức độ của tội cướp tải sản trên toàn quốc và trên địa bàn một số thành phó lớn, như thành phố Hỗ Chí Minh và Hải Phòng thông qua so sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội.

Trước tiên, cần xác định chỉ số tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội.“C#ỉ số

tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ bién của tội phạm trong dân cư” Vẫn

đề này được xác định trên cơ sở sé vụ phạm tội cướp tải sản và người phạm tội cướp

tài sản đã bị đưa ra xét xử hàng năm và tính theo tỷ lệ trên 100.000 dân.

Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017

Năm | Sốvụ | Số người| Số dân | Chỉ số tội phạm |Chỉ số người phạm tội

(Nguon: TAND thành pho Hà Nội, TANDTC, TCTK) Từ bang số liệu trên ta thấy chi số tội phạm và chi số người phạm tội cướp tai sản trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2013 — 2017 là tương đối cao Trong giai đoạn nghiên cứu thì chỉ số tội phạm là 2,5 và chỉ số người phạm tội là 5,8 (có nghĩa là cứ 100.000 dân thì có khoảng hơn 2 vụ phạm tội cướp tai sản và khoảng hơn 5 ngườiphạm tội cướp tài sản).

Đề đánh giá được thực trạng của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta có thê so sánh chỉ sô tội phạm và chỉ sô người phạm tội cướp tài sản trên địa* Dương Tuyết Miên (2013), 76i phạm học đương đại, NXB Chính trị-Hành chính, Hà Nội, tr.185.

Trang 21

bàn thành phố Hà Nội với chỉ số tương ứng ở một số thành phố tương đồng khác như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và chỉ số tội phạm trên cả nước giai đoạn 2013 — 2017 Dưới đây là bảng chỉ số tội phạm, chỉ sỐ người phạm tội của tội cướp tài sản trên địa bàn thành pho Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc trong giai đoạn 2013-2017.

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc giai

đoạn 2013 — 2017.

Giai đoạn Hà Nội Hải Phòng Tp Hồ Chí Minh | Toàn quốc

“M3- [ENisi[ Chisổ |Chisốtội Chisd | Chisổ| Chisd | Chisố |Chisổ

2017 tội phạm| người phạm người |tộiphạm| người tội |người

phạm tội phạm tội phạm tội | phạm | phạmtội

TB 2,5 5,8 1,7 3,3 2,0 4,6 1,5 3,5

(Nguon: TAND thành pho Hà Nội, TANDTC; Tổng cục Thông kê) Từ Bảng số liệu 1.5 trên, ta có biéu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội cướp tài sản

trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh

và toàn quốc giai đoạn 2013 — 2017.

Trang 22

Nhin vao bang số liệu và biểu đồ ta có thé rút ra mức độ phổ biến của tội Cướp tải sản trong dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội trong sự so sánh với chỉ số tội phạm va chỉ số người phạm tội của tội cướp tai sản ở thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chi Minh và toàn quốc trong 05 năm (2013 - 2017) như sau: Mức độ phô biến của tội cướp tai sản trong dân cư ở thành phố Hà Nội cao hon ở thành phố Hải Phòng, thành

phố Hồ Chí Minh và toàn quốc, cụ thể: Chỉ số tội phạm và chỉ SỐ người phạm tội của

tội cướp tai sản ở Hà Nội là 2,5 và 5,8; thành phố Hải Phòng là 1,7 va 3,3; thành phố Hồ Chí Minh là 2 và 4,6 và toàn quốc là 1,5 và 3,5.

1.1.1.2 Về tội phạm an

“Tôi phạm ẩn là các tội phạm đã thực té xảy ra nhưng không được thể hiện trong thong kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được

đưa vào thong kê tội phạm”.

Như vậy, để đánh giá chính xác, đầy đủ thực trạng của tội cướp tài sản trên địa ban thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 đòi hỏi ngoài việc xem xét thực trạng của tội phạm rõ được xác định qua các số liệu thống kê tội phạm đã bị xét xử thì phải đánh

giá đến cả mức độ an của tội phạm này Trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả

đã phân tích và đưa ra đánh giá mức độ ân của tội cướp tài sản trong giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể như sau:

Bảng 1.6: Số vụ, số người phạm tội bị khởi tố, xét xử sơ thâm về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017 (Nguôn: VKSND thành phô Ha Nội) 7 Trường Đại học Luật Ha Nội (2012), Gido trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 103.

Trang 23

Từ bảng số liệu trên, ta thấy trong giai đoạn 2013 - 2017, các Cơ quan cảnh sát điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành khởi tố 968 vụ án với 2141 người về tội cướp tài sản Tuy nhiên, số vụ án và số người phạm tội được đưa ra xét xử chỉ là 914 vụ với 2087 người phạm tội Tức là số vụ án và số người phạm tội được đưa ra xét xử chỉ đạt 94,4% về vu và 97,5% về người trong tong số vụ án và tổng số người phạm tội bị khởi tố Do vậy, sẽ có tới 5,6% số vụ và 2,5% số người thực hiện hành vi cướp tài sản bị phát hiện nhưng không bị đưa ra xét xử nên không được đưa vào thống kê tội

Hơn nữa qua quá trình công tác thực tế tại đơn vị, tác giả còn nhận thấy có nhiều vụ cướp tài sản xảy ra nhưng sau khi tiến hành xác minh ở giai đoạn tin báo, tố giác về tội phạm thì lại bị tạm dừng giải quyết vì một số lý do như: Không có nhân chứng chứng kiến trực tiếp, nạn nhân hoặc người tố giác sau khi trình báo hay tố giác không hợp tác với cơ quan điều tra Những vụ việc này không được khởi tố nên không có trong số liệu thống kê án khởi tố Như vậy, ta thấy trong giai đoạn 2013 — 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ an về số vụ phạm tội cướp tai sản là không

dưới 5,6% và tỷ lệ ân về số người phạm tội cướp tài sản là không dưới 2,5%.

Qua đây ta thấy do đặc thù của tội phạm cướp tài sản là loại tội phạm rất nghiêm

trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên thường khó che giấu, mức độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng lan truyền thông tin nhanh nên ty lệ an là tương đối thấp Mức độ ân của tội

phạm cướp tài sản là do ngoài số vụ tồn đọng chưa được Tòa án đưa ra xét xử thì còn có một số trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ điều tra do đã hết thời hạn điều tra mà không xác định được bị can, đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can do người

thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết Bên cạnh đó, cũng phải kế đến những trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng người dân không trình báo hay bị tạm dừng trong giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm.

Việc phát hiện tội phạm ẩn có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản nói riêng và tội phạm nói chung Mặc dù số liệu về tội phạm ẩn của tội cướp tài sản chỉ mang tính tương đối nhưng thông qua những số liệu này cùng với số liệu về tội phạm rõ đã cho chúng ta thấy rõ hơn “bức tranh” của thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017.

Trang 24

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 —2017

Thực trạng của tội phạm xét về tính chat “J2 đặc điểm thứ hai của thực trạng của tội phạm Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội

phạm "6 “Co cấu và tinh chat của toi phạm có quan hệ chặt ché với nhau Trong do, cơ

cấu tội phạm là yếu tổ phản ánh tinh chất của tội phạm Qua cơ cau của tội phạm theo

tiêu thức nhất định có thé rút ra được nhận xét về tinh chất của tội phạm"”.

“Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, moi tương quan giữa nhân to bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm theo tiêu thức (tiêu chí) nhất định trong

khoảng thời gian và trên địa bàn nhất định”Ẻ.

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu 109 bản án hình sự sơ thấm xét xử về tội Cướp tài sản (được lựa chọn ngẫu nhiên) trong thời gian 5 năm (2013 — 2017) và số liệu thống kê của Tòa án, cơ cấu của tội cướp tài sản được xác định theo những tiêu thức

- Cơ cấu theo loại tội phạm

Theo quy định tại Điều 133 và quy định tại khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999 thì

tội cướp tài sản là loại tội phạm rất nghiêm trọng trở lên Qua việc nghiên cứu 109 ban án HSST với 317 người phạm tội bị xét xử về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.7: Cơ cau của tội cướp tài sản theo loại tội phạm Tổng Tội rất Tội đặc biệt

nghiêm trọng nghiém trong317 người phạm tội 314 3

Tỷ lệ % 99% 1%

(Nguôn: 109 bản án HSST) Từ bảng số liệu trên, ta có thé minh họa bang biéu đỗ sau:

a Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Toi phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 117.4 Nguyễn Ngọc Hoa (2006), Tôi phạm và cau thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.223.8 Dương Tuyét Mién (2013), 7ôi phạm hoc đương đại, NXB Chính trị-Hành chính, Hà Nội, tr.189.

Trang 25

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta thấy tội cướp tài sản ở Hà Nội

thuộc loại tội rất nghiêm trọng chiếm tuyệt đối với 99%, còn đặc biết nghiêm trọng chỉ

chiếm 1% Như vậy, tội phạm cướp tài sản trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội có tính chất nguy hiểm phổ biến là rất nghiêm trọng.

- Cơ cầu theo loại và mức hình phạt đã áp dụng

Từ nguồn thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tối cao, ta có bảng số liệu chỉ tiết về cơ cấu tội cướp tài sản theo loại và mức hình phạt đã áp dụng đối với người phạm tội cướp tai sản giai đoạn 2013— 2017 như sau:

Bảng 1.8: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo loại và mức hình phạt áp dụng

Trang 26

Từ bảng sô liệu trên ta có biêu đô minh họa sau:

Biểu đồ 1.5: Cơ cau của tội cướp tài sản theo loại và mức hình phạt đã áp dụng

Qua Bảng số liệu 1.8 và Biểu d6 1.5 cho ta thấy: Trong cả giai đoạn từ năm

2013 đến năm 2017, loại hình phạt đã áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản chiếm ưu thé tuyệt đối là hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ chiếm 99,9%, còn loại hình phạt tù chung thân và tử hình chỉ chiếm tỷ lệ có 0,1% Trong loại hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phat tù trên 03 năm đến 07 năm chiếm ty lệ đa số 43,5%, tiếp đến là mức hình phạt tù đến 03 năm chiếm tỷ lệ là 31%, mức hình phạt tù trên 07 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ thấp hơn là 24,8% và cuối cùng là mức hình phạt tù trên 15 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 0,6%.

- Cơ cầu của toi cướp tài san theo hình thức phạm lội:

Qua khảo sát 109 bản án HSST tội cướp tài sản trên địa bản thành phố Hà Nội trong thời gian 5 năm (2013 — 2017), ta có bảng số liệu như sau:

Bảng 1.9: Cơ cấu của cướp tài sản theo hình thức phạm tội

Trang 27

Qua Bảng số liệu 1.9 và Biéu đỗ 1.6 trên thì ta có thé thấy, số vụ phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện dưới hình thức đồng phạm và riêng lẻ có sự chênh lệch khá lớn Đa SỐ các vụ phạm tội thực hiện dưới hình thức đồng

phạm, có 72 vụ chiếm tới 66%, còn số vụ phạm tội thực hiện dưới hình thức phạm tội đơn lẻ là 37 vụ, chỉ chiếm 34% Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao,

trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành

phố Hà Nội xét xử 914 vụ cướp tài sản với 2087 người phạm tội, trung bình một năm

xét xử 183 vụ với 417 người phạm tội; trung bình 01 vụ cướp tài sản có 2,3 người phạm tội Điều này cho thấy tính chất nguy hiểm, phức tạp của các vụ cướp tài sản, xu

hướng những năm gan đây thì số vụ cướp tai sản xảy ra dưới hình thức đồng phạm ngày càng tăng Đối với hình thức phạm tội riêng lẻ chiếm tỷ lệ là 34% cũng cho thấy mức độ liều lĩnh của người phạm tội.

- Cơ cấu của tội cướp tài sản theo dạng hành vi khách quan

Qua nghiên cứu 109 bản án HSST vẻ tội cướp tài sản trên dia bàn thành phố Hà Nội cho ta có bảng số liệu thống kê sau:

Bang 1.10: Cơ cau của tội cướp tài sản theo dạng hành vi khách quan Tổng số Dùng vũ lực De dọa dung vũ lực ngay tức khắc

109 vụ 88 21Tỷ lệ % 80,7% 19,3%

(Nguôn: 109 bản án HSST)

Trang 28

Từ bảng sô liệu trên ta có thê minh họa băng biêu đô như sau:

Biểu đồ 1.7: Cơ cau của tội cướp tài sản theo dạng hành vi khách quan.

Như vậy, qua Bảng số liệu 1.10 và Biéu đô 1.7 cho thay các vụ cướp tài sản trên

địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện dưới dạng hành vi dùng vũ lực là phổ biến

chiếm tới 80,7% Còn số vụ thực hiện dưới hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chỉ chiếm 19,3%.

- Cơ cấu của lội cướp tài sản theo đặc điểm có hay không sử dụng công cu,phương tiện thực hiện tội phạm.

Qua việc đánh giá 109 bản án HSST về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho ta được bảng thống kê như sau:

Bang 1.11: Cơ cau của tội cướp tài sản theo đặc điểm có hay không sử dụng công

cụ, phương tiện phạm tội

Tổng số Có sử dụng công cụ, phương tiện Không sử dụng

Trang 29

Từ bang số liệu trên ta có thé minh họa bang biểu dé như sau:

Biểu đồ 1.8: Cơ cau của tội cướp tài sản theo đặc điểm có hay không sử dụng công

cụ, phương tiện phạm tội Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy được rằng đa số người phạm tội

cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, có 92 vụ chiếm tỷ lệ tới 84,4% Có 17 vụ phạm tội mà người phạm tội không sử dụng công cụ, phương tiện (chỉ dùng chân, tay) để thực hiện hành vi cướp

tài sản chiếm tỷ lệ 15,6% Trong tổng số 92 vụ có sử dụng công cụ, phương tiện để

thực hiện hành vi phạm tội thi ta thấy người phạm tội chủ yếu sử dụng các loại vũ khí thô sơ như: Dao, kiếm, tuýp sắt (chiếm 57,6%) Tiếp đến là những vật có sẵn trong tự nhiên như: Gạch, đá, gậy gỗ (chiếm 33,7%) Còn lại là các loại vũ khí, phương tiện khác như: Rìu, búa, bình xịt hơi cay, dùi cui điện chiếm 8,7%.

- Cơ cầu của tội cướp tài sản theo thời gian phạm tội

Qua thống kê về thời gian thực hiện tội phạm từ việc nghiên cứu 109 bản án HSST về tội cướp tai sản trên địa ban thành phố Hà Nội, ta có bảng số liệu như sau:

Bang 1.12: Cơ cau của tội cướp tài sản theo thời gian phạm tội Tổng số Từ 6 giờ Từ 18 giờ Từ 23 giờ

đến trước 18 giờ đến trước 23 giờ | đến trước 06 giờ 109vụ = 100% 26 vu = 23,8% 73 vụ = 67% 10 vu=9,2%

(Nguôn: 109 ban án HSST) Qua bảng số liệu trên ta có thé minh hoa bằng biéu đồ như sau:

Trang 30

Biểu đồ 1.9: Cơ cau của tội cướp tài sản theo thời gian phạm tội

9.2% 23.8%

ø Từ 06 giờ đến trước 18 giờ

ø Từ 18 giờ đến trước 23 giờmT 23 giờ đến trước 06 giờ

(Nguôn: 109 bản án HSST) Như vậy, qua 109 ban án HSST về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: Khoảng thời gian tội cướp tài sản diễn ra nhiều nhất là từ 1§ giờ đến trước 23 giờ, chiếm ty lệ là 67% bởi lúc này là thời gian tối dẫn đến việc thực hiện cướp tài sản dé dàng hơn Tiếp đến là khoảng thời gian từ 06 giờ đến trước 18 giờ, chiếm tỷ lệ là 23,8% Cuối cùng là trong thời gian từ 23 giờ đến trước 06 giờ, chiếm tỷ lệ là 9,2 %.

- Cơ cấu của toi cướp tài sản theo mức độ hậu quả về thể chất

Qua nghiên cứu 109 bản án HSST về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho ta bảng số liệu như sau:

Bang 1.13: Cơ cau của tội cướp tài sản theo mức độ hậu quả về thể chất Tổng số vụ | Không có thương tích | Tỷ lệ thương tật đến | Tỷ lệ thương tật

Trang 31

Qua bảng số liệu và biéu đồ trên cho thấy, đa số các vụ phạm tội cướp tài sản

trên địa ban thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 — 2017 đều gây tôn hại cho sức

khỏe của người khác (chiếm 80,7%), trong đó mức độ tý lệ thương tật đến 11% chiếm 78,9%, còn mức độ tỷ lệ thương tật trên 11% chiếm 1,8% Số vụ cướp tài sản không

gây hậu quả về thé chất (không có thương tích) là 21 vụ chiếm 19,3% Bởi lẽ như vậy là do đa phần các vụ cướp tài sản đều được thực hiện bởi hành vi dùng vũ lực dé tấn công nạn nhân và việc nhiều vụ phạm tội người phạm tội có sử dụng công cụ, phương tiện (trong đó có nhiều loại vũ khí, phương tiện như: Dao, kiếm, tuýp sắt, gậy gỗ ) để thực hiện hành vi phạm tội nên gây tôn hại cho sức khỏe của người khác là điều khó tránh khỏi.

- Cơ cẩu của tội cướp tài sản theo loại tài sản bị chiếm đoạt

Qua khảo sát 109 bản án HSST về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017, ta có bảng số liệu như sau:

Bang 1.14: Cơ cau của tội cướp tài sản theo loại tài sản bị chiếm đoạt Tổng Tiền Điện thoại Xe máy Tài sản khác

Trang 32

Biểu đồ 1.11 Cơ cau của tội cướp tài sản theo loại tai sản bị chiếm đoạt Từ Bảng số liệu 1.14 và Biểu đồ 1.11, chúng ta thấy răng tài sản chiếm đoạt trong các vụ cướp tài sản là tương đối đa dạng Tuy nhiên, qua thống kê có thê thấy thường thì những loại tài sản gọn nhẹ, dé vận chuyền, dễ tiêu thụ, dé cất giấu như tiền (chiếm 48%), điện thoại di động (chiếm 29%) được chú ý nhiều hơn Ngoài các tai sản

trên thì xe máy cũng là tài sản được các đối tượng cướp tài sản chiếm đoạt nhiều

(chiếm 16%), cuối cùng là các loại tai sản khác (chiếm 7%) - Cơ cầu của toi cướp tài sản theo động cơ phạm tội

Qua nghiên cứu 109 bản án HSST về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà

Nội, cho ta bảng thống kê số liệu như sau:

Bang 1.15: Cơ cau của tội cướp tài sản theo động cơ phạm tội

Tông sôMuôn có tiên ăn

chơi, tiêu xài

Muôn có tiên mua

Trang 33

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội cướp tài sản theo động cơ phạm tội = Muốn có tiền ăn chơi, tiêu Qua Bảng số liệu 1.15 và Biểu đồ 1.12, có thể thấy được rằng các vụ phạm tội cướp tải sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, động cơ chủ yếu dẫn đến việc phạm tội do do người phạm tội muốn có tiền để ăn chơi, tiêu xài cá nhân chiếm 70%; tiếp đến là muốn có tiền để mua ma túy, đánh bạc chiếm 20%; cuối cùng là các động cơ khác như: Nợ nan, chơi điện tử chiếm 10%.

- Cơ cầu của tội cướp tài sản theo mot số đặc điềm nhân thân người phạm toi + Về giới tính, độ tuổi:

Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án cho ta bảng số liệu sau.

Bảng 1.16: Cơ cau về giới tính và độ tuổi của người phạm tội cướp tài sản Tổng số người Giới tính Độ tuôi

phạm tội Nam Nữ | Từđủ1l4 |Từ đủ 16 đến| Từ đủ 18 | Trên

đến dưới | dưới 18 tuổi |dén 30 tuổi 30 tuổi 16 tuổi

2087 2046 41 11 124 384 1568Tỷ lệ % 98% 2% 0,5% 5,9% 18,3% 75,1%

(Nguôn: TANDTC)

Trang 34

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu về giới tính của người phạm tội cướp tài sản

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đỗ về giới tính và độ tuổi của người phạm tội cướp tài sản, cho thấy về đặc điểm giới tính người phạm tội trong giai đoạn 2013 — 2017 trên địa bàn thành pho Hà Nội, số người phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ cao, có tới 2.046 người phạm tội, chiếm 98%; số người phạm tội là nữ giới chỉ có 4l người, chiếm 2% Sở dĩ có đặc điểm này là bởi lẽ đặc thù của loại tội phạm này là sử dụng bạo lực dé tan công nạn nhân nên nam giới thích hợp hơn, còn nữ giới thường chi là đồng

phạm trong các vụ cướp tai sản với vai trò là người xúi giuc, người giup sức Tuy

Trang 35

nhiên, cũng có những vụ án mà đối tượng nữ là người cầm đầu hoặc một mình gây án, nhưng số này rất thấp.

Về độ tuổi thì số người phạm tội trên 30 tuổi chiếm da số, có tới 1.568 người, chiếm 75,1%; số người phạm tội từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi là 384 người, chiếm 18,3%, đây là hai nhóm tuổi nằm trong độ tudi lao động: tiếp đến là số người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuôi là 124 người, chiếm 5,9%; cuối cùng là số người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuôi chỉ chiếm một phan rất nhỏ là 11 người, chiếm 0,5% Như vậy, đa số người phạm tội cướp tài sản đều là những người trong độ tudi trưởng thành và đều trong độ tuổi lao động.

+ Về đặc điểm phạm tội lan dau hay tái phạm, tai phạm nguy hiểm:

Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án cho ta bảng số liệu sau:

Bảng 1.17: Cơ cau theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Tổng số người Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm phạm tội nguy hiểm 2087 = 100% 2038 = 97,7% 49= 2,3%

(Nguồn: TANDTC) Qua bảng số liệu trên ta có biểu đồ minh họa như sau:

Biểu đồ 1.15: Cơ cau theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm

Trang 36

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy được: Trong giai đoạn 2013 — 2017 trên địa bàn thành pho Hà Nội, số người phạm tội cướp tài sản chủ yếu thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, chiếm tỷ lệ 97,7% Còn số người phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm tỷ lệ không đáng ké là 2,3%.

+ Vé trình độ văn hóa, nghề nghiệp của người phạm tội cướp tài sản:

Từ việc nghiên cứu 109 bản án HSST với 317 người phạm tội cướp tai sản cho ta bảng số liệu như sau:

Bảng 1.18: Cơ cau theo trình độ văn hóa, nghề nghiệp của người phạm tội cướp tài sản

Trình độ văn hóa Nghề nghiệp

Không | Cap TH Cấp Cấp Không Nghệ Có nghệ | Học biết THCS | THPT | nghề nghiệp nghiệp sinh Từ bảng sô liệu trên ta có thê minh họa băng biêu đô như sau:

Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tội

Trang 37

Qua bang số liệu và biểu đồ trên cho thấy người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 — 2017, có trình độ văn hóa cấp THCS chiếm đa số là 54%, sau đó đến cấp tiêu học chiếm 33%, cấp THPT chiếm tỷ lệ là 11,8%, cuối cùng là không biết chữ chiếm 1,2% Các số liệu này cho thấy số người phạm tội cướp tai sản trên dia bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 — 2017 có trình độ văn hóa không cao.

Biểu đồ 1.17: Cơ cau theo nghề nghiệp của người phạm tội cướp tài sản Qua bang số liệu và biểu dé, có thé dé dàng nhận thấy số người phạm tội cướp tài sản không có nghề nghiệp và nghề nghiệp không ổn định (lao động tự do) chiếm đa số với 87%, còn tỷ lệ người phạm tội có nghề nghiệp ổn định chiếm 10,7%, số người phạm tội là học sinh chiếm tỉ lệ 1,9% Vấn đề đặt ra ở đây là người phạm tội cướp tài sản không chỉ là những người không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không 6n định mà

còn cả những người có nghề nghiệp ôn định.

+ Về hoàn cảnh gia đình

Qua nghiên cứu 109 vụ án với 317 người phạm tội bị xét xử sơ thâm về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phó Hà Nội, tác giả thay có 63 người phạm tội có hoàn cảnh gia đình phức tạp như: Vợ chồng ly hôn, không có bố, mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết, hay bố, mẹ đi tù chiếm 20%.

- Cơ cầu theo đặc điểm nghiện ma túy hay không nghiện ma túy

Từ việc nghiên cứu 109 bản án HSST với 317 người phạm tội cướp tai sản trên

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017, ta có bảng sau:

Trang 38

Bang 1.19: Cơ cau theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người phạm tội Tong số người phạm tội Nghiện ma túy Không nghiện ma túy

3 17 người phạm tội 46 194Tỷ lệ % 14,5% 85,5%

(Nguôn: 109 bản án HSST) Qua Bảng số liệu 1.19 nêu trên ta có biểu đồ minh họa như sau:

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy của người Qua bảng số liệu và biểu đỗ trên cho thấy số người nghiện ma túy phạm tội

cướp tài sản chiếm tỷ lệ 14,5% Tuy so với tổng thế trong cơ cấu thì đây là một con số không cao nhưng rất đáng kể, phần nào giải thích được nguyên nhân từ phía người

phạm tội.

- Cơ cấu của tội cướp tài sản theo mot số đặc điểm của nạn nhân

Qua khảo sát 109 bản án HSST xét xử về tội cướp tài sản, có tổng số 124 người

là nạn nhân của tội cướp tài sản, ta có bảng sau:

Bang 1.20 Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và mối quan hệ của nạn nhân với người

phạm tội

Tong số Giới tính Độ tuôi Mối quan hệ Nam Nữ Dưới I8 | Trên 1§ | Quenbiết |Không quen 124 84 40 13 111 46 78Ty lệ % 67,7% | 32,2% 10% 90% 37% 63%

(Nguon: 109 ban án HSST)

Trang 39

+ Về giới tính: Trong tông số 214 nạn nhân thì có tới 84 nạn nhân là nam giới chiếm 67,7%, còn lại 40 nạn nhân là nữ chiếm 32,2% Như vậy, tuy nạn nhân của tội cướp tài sản đa số là nam giới nhưng số nạn nhân là nữ giới cũng không hè nhỏ.

+ Về độ tuôi: Số lượng nạn nhân trên 18 tuôi chiếm đa số (chiếm 90%), số còn

lại nạn nhân dưới 18 tuổi chiếm 10%.

+ Về mối quan hệ với người phạm tội: Trong 214 nạn nhân tội cướp tài sản được nghiên cứu thì có tới 78 nạn nhân là không quen biết với người phạm tội chiếm 63% Như vậy, đa phần nạn nhân và người phạm tội trong các vụ cướp tài sản là không quen biết nhau Tuy nhiên, số nạn nhân quen biết với người phạm tội cũng chiếm tới 37%.

Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu tình huống trở thành nan nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phó Hà Nội.

Bảng 1.21 Cơ cau theo tình huống trở thành nạn nhân của tội cướp tài sản Tổng số nạn| Lái xe ôm, taxi bị Do vay, Đi, ngồi ở nơi vắng | Tình huống

nhân điều đến nơi vắng | mượn tiền vẻ vào buổi tối khác 124 16 29 71 8Ty lệ % 13% 23% 57% 6%

( Nguôn: 109 ban án HSST) Qua bảng số liệu có thé thay, trong tổng số 214 nạn nhân của tội cướp tài sản thì có 71 người trở thành nạn nhân của tội cướp do đi, ngồi ở nơi vắng vẻ vào buổi tối

chiếm 57%; 29 người trở thành nạn nhân của tội cướp tải sản do có vay, mượn tiền của

từ “tín dụng đen” sau đó các đối tượng đến đòi tiền, chiếm 23%; 16 người trở thành nạn nhân do bị điều đến nơi vắng chiếm 13% (những người này đều là những người lái xe ôm hoặc lái xe taxi); 8 người trở thành nạn nhân do những tình huống khác chiếm 6%.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017, ta có thể rút ra một số đặc trưng về tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

- Tội cướp trên địa bàn Hà Nội đa số tập trung vào loại tội rất nghiêm trọng chiếm tỉ lệ 99% tông các loại tội phạm.

Trang 40

- Mức hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản chiếm đa số là mức hình phạt tù trên 03 năm đến 07 năm chiếm tỷ lệ 43,5%.

- Số vụ cướp có sử dụng công cu, phương tiện phạm tội chiếm tỉ lệ 84,4% - Số vụ cướp tài sản đưới hình thức đồng phạm là cao với tỉ lệ 66%.

- Thời gian thực hiện tội phạm xảy ra vào khoảng từ 18h đến 23h chiếm tỉ lệ cao với 67%.

- Dạng hành vi khách quan mà người phạm tội thực hiện là dùng vũ lực chiếm tỉ lệ 80,7%.

- Động cơ phạm tội chủ yếu đó là để có tiền tiêu xài cá nhân chiếm 70%.

- Tội phạm cướp tài sản phần lớn là do nam giới thực hiện chiếm tuyệt đại đa số với 98% và độ tuổi người phạm tội từ trên 18 tudi trở lên chiếm 93,4%.

- Người phạm tội cướp tài sản chủ yếu thuộc trường hợp phạm tội lần đầu chiếm

- Người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là người không có nghề nghiệp và là lao động tự do (có thu nhập không 6n định) chiếm 87%.

- Nạn nhân của tội phạm là nam giới chiếm 67,7%

- Nạn nhân với người phạm tội có mối quan hệ quen biết chiếm tỉ lệ đáng ké với 37%.

1.2 Diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 — 2017.

“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xéf về mức độ và

về tinh chất theo thời gian trong don vị không gian xác định ”” O đây được hiểu là “Sw

thay đổi thực trạng (đặc điểm định lượng và đặc điểm định tính) của tội phạm (tội

phạm nói chung, nhóm tội phạm hoặc toi phạm cu thé) theo thời gian trong don vị thời

gian va don vị không gian nhất định ”'” Phân tích diễn biến của tội cướp tài sản cho

Ọ Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Gido trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr I20.'° Nguyễn Ngọc Hoà (2006), 7ổi phạm và cau thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.226.

Ngày đăng: 14/04/2024, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN