Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

128 9 0
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN CHƯƠNG TRÌNH ETEP

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG (Bồi dưỡng đại trà)

MÔ ĐUN SỐ 8

PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘIĐỂ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC

Thái Nguyên, năm 2021

Trang 2

NHÓM BIÊN SOẠN TÀI LIỆU VÀ CỘNG TÁC VIÊN

1 TS Nguyễn Thị Ngọc, Trường ĐHSP - ĐHTN Trưởng nhóm 2 TS Hà Thị Kim Linh, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên chính 3 TS Nguyễn Thị Thu Hằng, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 4 TS Vũ Thị Thủy, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 5 Th.S Lê Hồng Sơn, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 6 Th.S Nguyễn Ngọc Hiếu, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 7 Th.S Đặng Thị Phương Thảo, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 8 Th.S Đồng Thị Thanh, Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 9 PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh, Đại học Sư phạm Hà Nội Thành viên 10 PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Trường Đại học Vinh Thành viên

Trang 4

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN 1

II YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN 1

III NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN 2

IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG 2

V TÀI LIỆU ĐỌC 16

1 Khái quát vai trò, lợi ích của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hộitrong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học; Trách nhiệm củagiáo viên 18

1.1 Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu họctrong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 18

1.1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 18

1.1.2 Khái niệm, mục tiêu của giáo dục giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 21

1.1.3 Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .22 1.1.3.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 22

1.1.3.2 Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 26

1.1.3.3 Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 31

1.1.4 Đặc điểm của giáo dục giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 33

1.2 Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh tiểu học 36

1.2.1 Đảm bảo tính mục đích 36

1.2.2 Đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động phối hợp 37

1.2.3 Đảm bảo tính dân chủ 37

1.2.4 Đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa giáo dục 38

1.2.5 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền 38

1.3 Vai trò và lợi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáodục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 40

1.4 Trách nhiệm của giáo viên trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xãhội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 45

1.4.1 Tư vấn và hỗ trợ cán bộ quản lí nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống từ đầu năm học 45

iii

Trang 5

1.4.2 Nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục tiểu học để xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 46 1.4.3 Tuyên truyền, làm cầu nối giữa phụ huynh học sinh và nhà trường 46 1.4.4 Huy động gia đình và các tổ chức xã hội tham gia công tác xã hội hoá, cùng nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 47

2 Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện các chủ đềgiáo dục đạo đức, lối sống 482.1 Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh tiểu học 48

2.1.1 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức, thái độ và hành vi đối với bản thân cho học sinh tiểu học 49 2.1.2 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức, thái độ và hành vi trong quan hệ đối với người khác cho học sinh tiểu học 52 2.1.3 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đối với môi trường cho học sinh tiểu học 56

2.2 Căn cứ xác định các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống và nội dung phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện chủ đề 58

2.2.1 Căn cứ xác định chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 58 2.2.1.1 Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học để xác định chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống 59 2.2.1.2 Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, gia đình học sinh và địa phương 66 2.2.2 Nội dung các chủ đề để phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học 67

3 Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiệnchủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học 703.1 Kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh trong trường tiểu học 70

3.1.1 Căn cứ xây dựng kế hoạch hành động giữa giáo viên, gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học 70 3.1.1.1 Căn cứ pháp lý 71

Trang 6

3.1.1.2 Căn cứ thực tiễn giáo dục 73

3.1.1.3 Căn cứ vào đặc thù của giáo dục tiểu học 73

3.1.2 Xác định mục tiêu của kế hoạch phối hợp giữa GV, gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 74

3.1.3 Nội dung kế hoạch phối hợp 75

3.1.3.1 Kế hoạch phối hợp giữa GV và gia đình trong xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 75

3.1.3.2 Kế hoạch phối hợp giữa GV và gia đình trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 79

3.2 Thiết lập kênh thông tin giữa giáo viên và gia đình về giáo dục đạo đức, lốisống cho học sinh tiểu học 85

3.2.1 Nội dung các kênh thông tin trao đổi hai chiều giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 87

3.2.1.1 Định hướng chung về nội dung thông tin trao đổi 2 chiều 87

3.2.1.2 Nội dung thông tin cụ thể 89

3.2.2 Các hình thức trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 7

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN

Mô đun 8 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dụcđạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học”, là một trong chín mô đun bồi dưỡng thực

hiện triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng yêu cầu về năng lực phối hợp gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh ở trường tiểu học.

Mô đun này được biên soạn dành cho giáo viên Tiểu học để trở thành lực lượng cốt cán triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn tiếp theo triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Mô đun này gồm các nội dung cơ bản, quan trọng trong định hướng nhận thức và hoạt động của giáo viên: 1) Vai trò, lợi ích của phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học; 2) Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học; 3) Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học.

Mô đun được biên soạn theo phương pháp dạy học kết hợp (blended learning), trong đó có 3 ngày tập huấn theo phương thức giáp mặt (face to face) với tiếp cận tương tác, chú trọng hoạt động, trải nghiệm và định hướng sản phẩm của người học Ngoài ra tài liệu còn được sử dụng cho học viên tự học trên mạng LMS trước khi tham gia tập huấn trực tiếp.

Tài liệu mô đun được biên soạn dành cho hai đối tượng sử dụng là người hướng dẫn (facilitator) và người tham gia bồi dưỡng (participant)

II YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN

Xác định được vai trò, lợi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học; Trách nhiệm của giáo viên.

Xây dựng được kế hoạch phối hợp để thực hiện được các chủ đề giáo dục gắn với gia đình, cộng đồng để tăng cường sự hiểu biết và sử dụng giá trị lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của chủ đề cho học sinh.

Trang 8

Thiết lập được kênh thông tin giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

III NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN

Nội dung 1 Khái quát vai trò, lợi ích của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học; Trách nhiệm của giáo viên

Nội dung 2 Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống

Nội dung 3 Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học.

IV KỊCH BẢN BỒI DƯỠNG

Nội dung 1 Khái quát vai trò, lợi ích của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trườngvà xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học; Tráchnhiệm của giáo viên

Yêu cầu cần đạt: Học viên cần đạt được các yêu cầu sau

- Phân tích được khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và đặc điểm của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay.

- Phân tích được vai trò của các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- - Phân tích được lợi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong

giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- - Phân tích được trách nhiệm của giáo viên trong thực hiện phối hợp giữa nhà

trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

Hoạt động 1 Tìm hiểu những vấn đề chung về giáo dục đạo đức, lối sống cho họcsinh tiểu học; trách nhiệm của giáo viên về vấn đề này

a) Kết quả cần đạt:

+ Phân tích được khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và đặc điểm của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay

+ Phân tích được vai trò của các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh + Phân tích được lợi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong

Trang 9

giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

+ Phân tích được trách nhiệm của giáo viên trong thực hiện phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

b) Nhiệm vụ của học viên:

Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu tài liệu text (Mục 1.3; 1.4 trong Nội dung 1) Nhiệm vụ 2 Xem video

Nhiệm vụ 3 Hoàn thành phiếu học tập 1,2

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành bài tập và câu hỏi ôn tập cuối nội dung 1

c) Tài liệu, học liệu

1 Tài liệu mục 1.3; 1.4 2 Phiếu học tập số 1,2

3 Video phỏng vấn GV và chuyên gia về vai trò và lợi ích của việc phối hợp các lực lượng trong GD đạo đức, lối sống.

d) Đánh giá:

- Đánh giá kết quả theo phiếu học tập số 1,2 - Hoàn thành bài tập và câu hỏi ôn tập cuối ND1

Nội dung 2 Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiệncác chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống

Yêu cầu cần đạt: Học viên cần đạt được các yêu cầu sau.

- Phân tích, đánh giá được căn cứ xác định chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống và nội

dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và nội dung các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

- Xây dựng được các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống thể hiện sự phối hợp các lực lượng giáo dục ở trường tiểu học.

Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đểthực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống

a) Kết quả cần đạt: Học viên phân tích, đánh giá được căn cứ xác định chủ đề giáo

dục đạo đức, lối sống và nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và nội dung các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

b) Nhiệm vụ của học viên:

- Nhiệm vụ 1 Học viên nghiên cứu tài liệu nội dung 2 - Nhiệm vụ 2 Hoàn thành Phiếu học tập số 3,4

Trang 10

- Nhiệm vụ 3 Hoàn thành câu hỏi, bài tập ôn tập cuối ND2

c) Tài liệu, học liệu

1 Tài liệu mục 2.1 2 Phiếu học tập số 3,4

d) Đánh giá

- Đánh giá kết quả học tập theo Phiếu học tập số 3,4 - Hoàn thành bài tập và câu hỏi ôn tập cuối ND2

Hoạt động 3 Thực hành xác định chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống thể hiện sựphối hợp các lực lượng giáo dục ở trường tiểu học

a) Kết quả cần đạt:

- Học viên xây dựng được các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống thể hiện sự phối hợp các lực lượng giáo dục ở trường tiểu học.

b) Nhiệm vụ của học viên:

- Nhiệm vụ 1 Học viên thảo luận với đồng nghiêp dựa trên các căn cứ để xây dựng chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống thể hiện sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

- Nhiệm vụ 2: Tập thiết kế chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống của cá nhân

- Nhiệm vụ 3 Nhận xét, trao đổi với đồng nghiệp trong nhà trường để hoàn thành chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống đã thiết kế

c) Tài liệu, học liệu

1 Tài liệu text mục 2.2.

d) Đánh giá

- Đánh giá qua sản phẩm là bản thiết kế xây dựng chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống của giáo viên.

Nội dung 3 Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đìnhđể thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu họcYêu cầu cần đạt: Học viên cần đạt được các yêu cầu sau.

- Trình bày được các căn cứ để xây dựng kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học - Phân tích được những căn cứ khác xuất phát từ thực tiễn thực hiện công tác phối hợp để giáo dục học sinh (nếu có).

- Phân tích được mục tiêu và cấu trúc của bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

Trang 11

- Phân tích được nội dung cơ bản của kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

- Thiết kế được bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học (kế hoạch phối hợp trong dạy học và trong thực hiện chủ đề giáo dục).

- - Phân tích được nội dung kênh thông tin và các hình thức trao đổi thông tin hai

chiều giữa giáo viên và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Đề xuất được hình thức trao đổi thông tin thích hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Hoạt động 4 Tìm hiểu căn cứ xây dựng, mục tiêu, nội dung cơ bản của kếhoạch hành động giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lốisống cho học sinh ở trường tiểu học

a) Kết quả cần đạt:

- Trình bày được các căn cứ để xây dựng kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học - Phân tích được những căn cứ khác xuất phát từ thực tiễn thực hiện công tác phối hợp để giáo dục học sinh (nếu có) Phân tích được mục tiêu và cấu trúc của bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

- Phân tích được nội dung cơ bản của kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

b) Nhiệm vụ của học viên:

Nhiệm vụ 1 Đọc và phân tích nội dung trong tài liệu text (Nội dung 3)

Nhiệm vụ 2 Thảo luận với đồng nghiệp để đánh giá kế hoạch minh hoạ trong tài liệu

Nhiệm vụ 3 Tự đánh giá và so sánh với kế hoạch phối hợp các lực lượng mà bản thân đã làm trong thực tiễn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

c) Tài liệu, học liệu

1 Tài liệu mục 3.1 2 Phiếu học tập số 5,6.

d) Đánh giá

- Đánh giá qua phiếu học tập số 5,6

Hoạt động 5 Thực hành xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình

Trang 12

và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

a) Kết quả cần đạt: Học viên thiết kế được bản kế hoạch phối hợp giữa nhà

trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học (kế hoạch phối hợp trong dạy học và trong thực hiện chủ đề giáo dục).

b) Nhiệm vụ của học viên:

- Nhiệm vụ 1 Thực hành thiết kế kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại một trường tiểu học cụ thể (kế hoạch phối hợp trong dạy học và trong thực hiện chủ đề giáo dục).

- Nhiệm vụ 2 Trao đổi với đồng nghiệp về bản kế hoạch thiết kế mà GV đã xây dựng.

- Nhiệm vụ 3 Tham gia góp ý kiến cho kế hoạch của các GV khác

c) Tài liệu, học liệu

1 Tài liệu mục 3.1

d) Đánh giá

- Đánh giá bản thiết kế kế hoạch phối hợp thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học của GV

Hoạt động 6 Tìm hiểu nội dung kênh thông tin và các hình thức trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

a) Kết quả cần đạt:

- - Học viên phân tích được nội dung kênh thông tin và các hình thức trao đổi thông

tin hai chiều giữa giáo viên và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Đề xuất được hình thức trao đổi thông tin thích hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

b) Nhiệm vụ của học viên:

Nhiệm vụ 1 Đọc và phân tích nội dung trong tài liệu text (Nội dung 3) Nhiệm vụ 2: Xem video phỏng vấn GV và PHHS về kênh thông tin

Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm để xác định nội dung kênh thông tin và các hình thức trao đổi thông tin 2 chiều theo phiếu học tập số 7

Nhiệm vụ 4: Đại diện các nhóm báo cáo; Đại diện các nhóm nhận xét về kết quả báo cáo.

c) Tài liệu, học liệu

1 Tài liệu mục 3.2

Trang 13

2 Video phỏng vấn GV và PHHS về kênh thông tin 3 Phiếu học tập số 7

d) Đánh giá

- Đánh giá kết quả học tập theo Phiếu học tập số 7

Trang 14

V TÀI LIỆU ĐỌCNội dung chi tiết

1 Khái quát vai trò, lợi ích của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hộitrong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học; Trách nhiệmcủa giáo viên

1.1 Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay.

1.2 Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

1.3 Vai trò và lơi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

1.4 Trách nhiệm của giáo viên trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2 Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện các chủ

đề giáo dục đạo đức, lối sống

2.1 Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

2.2 Căn cứ xác định các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống và nội dung phối

hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện chủ đề

3 Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thựchiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học

3.1 Kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học.

3.2 Thiết lập kênh thông tin giữa giáo viên và gia đình về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Hướng dẫn làm bài tập: Học viên phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm ở mức đạt

- Hoàn thành bài tập và câu hỏi ôn tập sau mỗi phần nội dung - Hoàn thành được bài tập cuối khoá

Trang 15

Nội dung 1

1 Khái quát vai trò, lợi ích của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hộitrong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học; Trách nhiệmcủa giáo viên

1.1 Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu họctrong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

a) Đặc điểm về hoạt động nhận thức

Hầu hết học sinh tiểu học đều sớm hình thành nhu cầu và khả năng nhận thức thế giới: mức độ, tính chất và phạm vi hoạt động nhận thức của các em được bộc lộ ở những mặt sau.

+ Trong hoạt động học tập, vui chơi và lao động, các quá trình cảm giác về hiện thực bên ngoài đã có sự phát triển khá nhanh Những cảm giác thu được đã trở thành “vật liệu” để xây dựng những tri thức mới Tuy nhiên, ở độ tuổi này, năng lực cảm giác của học sinh tiểu học chưa hoàn thiện.

+ Tri giác của học sinh tiểu học phát triển khá nhanh; đặc biệt là tri giác những thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng Tri giác không chủ định chiếm ưu thế Ở giai đoạn đầu lứa tuổi, các em còn tri giác phiến diện, chưa đầy đủ, càng về cuối độ tuổi, tri giác của các em ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn, một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự vật, hiện tượng nhanh, chính xác và đầy đủ Ở độ tuổi này các em dễ thích nghi với tín hiệu I và phương pháp giảng dạy trực quan của thầy cô giáo.

Trang 16

Điều này đồng nghĩa với việc để tạo lập, rèn luyện các hành vi đạo đức và lối sống có văn hoá cho học sinh GV và cha mẹ học sinh phải tạo ra được môi trường với các tình huống cụ thể để các em tri giác và nhìn nhận được sự vật trong thực tiễn để ghi nhớ và hình dung được rõ ràng hơn tình huống để vận dụng có hiệu quả.

+ Ở học sinh tiểu học, cả hai loại ghi nhớ đều phát triển Sự phát triển chú ý của học sinh tiểu học được thể hiện rõ rệt ở các loại chú ý, trong đó chú ý không chủ định vẫn còn chiếm ưu thế, chú ý có chủ định đang phát triển Ví dụ như học sinh không thể tập trung ngồi im nghe giảng trong thời gian dài vì vậy giáo viên và cha mẹ học sinh cần chú ý về yêu cầu lập thói quen, lối sống tốt cần phải dựa vào đặc điểm của học sinh cho phù hợp.

+ Trí tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển hơn so với tuổi mẫu giáo, tuy vậy, tưởng tượng của các em còn mang tính chất tản mạn, ít có tổ chức, phải gần đến cuối độ tuổi thì tưởng tượng mới gần hiện thực hơn

+ Tính chất của hoạt động học tập trong giai đoạn này đã thúc đẩy tư duy của học sinh tiểu học phát triển nhanh chóng Ở đầu độ tuổi, hình thức tư duy chủ yếu của các em là tư duy trực quan, tư duy cụ thể, về cuối độ tuổi, tư duy của học sinh tiểu học chuyển dần sang hình thức tư duy hình tượng và tư duy trừu tượng Đặc điểm chủ yếu trong sự phát triển tư duy của lứa tuổi này là tư duy mang màu sắc cảm xúc Trong học tập, bước đầu các em đã vận dụng được các thao tác tư duy để hình thành khái niệm, ở một số em, khả năng trừu tượng hoá và khái quát hoá đạt đến mức độ sâu sắc và đúng đắn Các em có thể giải quyết được những tình huống hoặc những bài toán tư duy khá phức tạp Tuy nhiên, vẫn còn những em chưa thể tự mình suy nghĩ logic mà phải dựa vào người lớn.

Nhìn chung, hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học đang được hình thành và phát triển về các mặt, bước đầu các em được khám phá, tìm kiếm và lĩnh hội các tri thức khoa học Bởi thế, người lớn cần phải có những biện pháp tích cực, hiệu quả để giúp các em hình thành, phát triển trí tuệ và nhân cách.

b) Đặc điểm về nhân cách của học sinh tiểu học

Đời sống tình cảm của học sinh tiểu học: Ở độ tuổi này, đời sống tình cảm đã trở thành vấn đề cơ bản và nổi bật nhất trong bộ mặt tâm lý của các em, tình cảm là nhân lõi quan trọng trong đời sống tâm lý và nhân cách của học sinh tiểu học Đặc

Trang 17

điểm bao trùm trong đời sống tình cảm của học sinh tiểu học là rất giàu cảm xúc và sống bằng cảm xúc, các em rất dễ xúc động trước các tác động của thế giới, các em thường thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ, khóc cười rất hồn nhiên, khả năng tự kiềm chế của học sinh tiểu học còn yếu Đây là tuổi dễ cười, dễ khóc: “Ròn cười, tươi khóc” Càng về cuối độ tuổi thì khả năng tự kiềm chế của các em càng cao hơn Tình cảm của các em có nội dung phong phú, đa dạng và ngày càng ổn định hơn.

Nhìn chung, tình cảm của học sinh tiểu học nhiều khi còn biểu hiện mức độ chưa bền vững, các em hay thay đổi tâm trạng, dễ xúc động, các mức độ và các loại xúc cảm biểu hiện nhanh, dễ thay đổi, dễ vui mừng hoặc dễ lo sợ, sự nảy sinh xúc cảm và tình cảm của học sinh tiểu học thường gắn với những tình huống cụ thể trong hoạt động của các em Ở độ tuổi này, các loại tình cảm cao cấp đang được hình thành và phát triển, đặc biệt là tình cảm đạo đức và tình cảm trí tuệ

Học sinh tiểu học rất thích đọc truyện, đặc biệt là những truyện khoa học, văn nghệ có tính chất ly kỳ, các em hay tò mò tìm hiểu sự vật hiện tượng xung quanh và những mối quan hệ quanh mình để nhận thức thế giới Tình cảm thẩm mĩ cũng phát triển nhanh chóng, các em yêu mến cái đẹp trong thiên nhiên, ở con người, yêu thế giới cỏ cây động vật, các em thích nhạc hoạ, ca hát Tình cảm đạo đức của học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển, học sinh biết kính trọng ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo Ở độ tuổi này, uy tín của thầy cô có ảnh hưởng lớn đối với các em.

Tình bạn của các em đang hình thành và phát triển mạnh, tuy nhiên tình bạn của học sinh tiểu học còn mang tính cảm tính, mức độ tình cảm chưa bền vững, các em rất dễ thân nhau cũng như rất dễ giận nhau Một số tình cảm rộng lớn khác như tình yêu tổ quốc, yêu lao động, tinh thần tự hào dân tộc, tình cảm quốc tế, lòng căm thù giặc sâu sắc… ngày càng được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học Ví dụ như học sinh không thể tập trung ngồi im nghe giảng trong thời gian dài vì vậy giáo viên và cha mẹ học sinh cần chú ý về yêu cầu lập thói quen, lối sống tốt cần phải dựa vào đặc điểm của học sinh cho phù hợp.

Đặc điểm về ý chí và tính cách của học sinh tiểu học: Những phẩm chất ý chí của học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định Ở học sinh tiểu học, đặc điểm nổi bật nhất của ý chí là tính độc lập phát triển chưa cao; các em thường phải dựa vào ý kiến của người lớn trong gia đình và thầy cô giáo Ở học sinh

Trang 18

tiểu học năng lực tự chủ đã được hình thành nhưng còn yếu, tính tự phát còn bộc lộ rõ, các em hay dao động giữa cái đúng và cái sai nên dễ vi phạm kỷ luật, ở một số em còn biểu hiện tính thất thường và bướng bỉnh Do đó, ở nhà trường, cần tổ chức các hoạt động để rèn luyện ý chí cho các em; người lớn cần giáo dục cho các em tính độc lập, tự chủ, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm cao trong mọi công việc cho các em

Về tính cách, học sinh tiểu học rất hiếu động, hay bắt chước: Các em biết biểu lộ thái độ đối với xã hội và người khác, ở nhiều em, tính thật thà và dũng cảm được thể hiện rõ Nhìn chung, tính cách của học sinh tiểu học đang được hình thành trong mọi hoạt động: học tập, lao động, vui chơi và cả những hoạt động xã hội khác, tính cách của các em chưa ổn định, một số em còn hay gây gổ, khó bảo.

Đặc điểm về hứng thú và ước mơ của học sinh tiểu học: Hứng thú và ước mơ của học sinh tiểu học đang phát triển, do tưởng tượng phát triển nên các em hứng thú với nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, hứng thú của các em ít bền vững, dễ thay đổi, về cuối độ tuổi, hứng thú học tập dần thay thế cho hứng thú vui chơi của các em Học sinh tiểu học hứng thú đồng đều với mọi môn học; các em rất thích đọc sách, lao động, xem phim, nghe kể chuyện cổ tích và chơi thể thao Học sinh tiểu học có nhiều mơ ước, tuy nhiên mơ ước của các em còn xa rời thực tế.

1.1.2 Khái niệm, mục tiêu của giáo dục giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh tiểu học

Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học 2018, nhà trường tiểu học phải triển khai đồng thời các nhiệm vụ giáo dục: Giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ, thể chất… Trong đó giáo dục đạo đức, lối sống giữ vị trí vai trò quan trọng có tác dụng làm nền tảng để tiến hành các nhiệm vụ giáo dục khác Bởi phương châm giáo dục là lấy đức làm gốc để phát triển năng lực và tài năng cho con người, học sinh chỉ có thể phát triển toàn diện dựa trên một nền tảng đạo đức tốt.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường, giáo viên nhằm hình thành ở học sinh ý thức, thái độ, hành vi đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; trên cơ sở đó hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất đạo đức chủ

Trang 19

yếu, năng lực chung và năng lực cốt lõi, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của trẻ em trong các mối quan hệ.

Giáo dục lối sống là một trong những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học nhằm hình thành lối sống tiết kiệm, có trách nhiệm với bản thân, công việc và trách nhiệm với người khác, biết chia sẻ, hợp tác được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi chuẩn mực, có văn hóa.

Mục tiêu của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là hướng tới hình thành ở học sinh những kiến thức về các chuẩn mực đạo đức, lối sống đã được xã hội thừa nhận và cần tuân theo, hình thành quan điểm, tình cảm và niềm tin về việc thực hiện các chuẩn mực từ đó rèn luyện các hành vi đạo đức và lối sống phù hợp với chuẩn mực xã hội Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống gắn liền với các phẩm chất, năng lực chung và năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định đó là hình thành ở học sinh tiểu học:

Năm phẩm chất cơ bản: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ; trách nhiệm Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Các năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất

1.1.3 Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đứccho học sinh tiểu học

1.1.3.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Để thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của người công dân trong tương lai cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên và nhà trường tiểu học phải thực hiện tốt 3 nội dung giáo dục đạo đức, lối sống sau đây:

Hình 1.1: Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học

Trang 20

Nội dung 1: Giáo dục học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, lối sống cần hình thành, giúp các em hiểu ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó đối với cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời giúp học sinh nhận diện được các quy tắc hành vi cần tiến hành để thực hiện các chuẩn mực đạo đức, lối sống ở học sinh Cụ thể là giúp học sinh nhận thức được:

(i) Thế nào là yêu nước; Thế nào là nhân ái? Thế nào là trung thực? Thế nào là chăm chỉ, trách nhiệm? Thế nào là lối sống văn minh, văn hóa?

(ii) Một con người có lòng yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, có lối sống văn minh, văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và đất nước?

(iii) Đối với học sinh tiểu học cần học tập, rèn luyện và làm gì để thể hiện lòng yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, thể hiện lối sống văn minh, văn hóa?

Nội dung 2: Giáo dục học sinh có quan điểm, thái độ tích cực trước các chuẩn mực đạo đức, lối sống cần tập luyện, rèn luyện, có quan điểm rõ ràng trước những hành vi tiêu cực đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức, lối sống biết phân biệt cái thiện cái ác, cái chăm, cái lười; tốt với xấu…, tích cực đấu tranh phê phán các hành vi không chuẩn mực, không phù hợp với lối sống văn minh.

Nội dung 3: Tổ chức tập luyện, rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức, lối sống cho học sinh nhằm thực hiện tốt các mối quan hệ của học sinh với chính mình; học sinh với thầy cô, bạn bè và nhà trường; quan hệ giữa học sinh với cha mẹ và những người xung quanh; quan hệ giữa học sinh với môi trường tự nhiên và cộng

Giáo dục học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, lối sống cần hình thành, giúp các em hiểu ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó đối với cá nhân, gia đình và xã hội

Giáo dục học sinh có quan điểm, thái độ tích cực trước các chuẩn mực đạo đức, lối sống cần tập luyện, rèn luyện, có quan điểm rõ ràng trước những hành vi tiêu cực đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức, lối sống

Tổ chức tập luyện, rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức, lối sống cho học sinh nhằm thực hiện tốt các mối quan hệ của học sinh

Trang 21

đồng… Để hướng tới một kết quả tốt đẹp nhất đó là hình thành được ở học sinh các phẩm chất yêu nước, trung thực, chăm chỉ; trách nhiệm; tự trọng và các năng lực chung, năng lực cốt lõi.

Bảng 1.1 Ví dụ về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu

Trang 22

Tại sao phải sẻ chia với người

Bản chất của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là quá trình tổ chức các loại hình hoạt động và giao lưu nhằm chuyển hóa một cách tự giác

Trang 23

yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, lối sống thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen đạo đức, lối sống của học sinh phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lối sống trong mối quan hệ của học sinh với bản thân, người khác, cộng đồng và với môi trường tự nhiên… Do đó giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học không thể chỉ thực hiện thông qua lời nói mà phải giáo dục bằng chính trải nghiệm và các mối quan hệ nhiều mặt của học sinh Thông qua môi trường trải nghiệm học sinh có cơ hội bày tỏ thái độ, quan điểm của mình trước các vấn đề của cuộc sống đồng thời tập luyện, rèn luyện được các kỹ năng, hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức và lối sống văn minh.

Muốn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả, nhà trường và giáo viên cần tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động và các mối quan hệ nhiều mặt cho học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh với những người xung quanh và những công việc mà học sinh phải hoàn thành, những tình huống đòi hỏi học sinh phải xử lý dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có đã được trang bị.

1.1.3.2 Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểuhọc

Có nhiều cách phân loại phương pháp giáo dục thành các nhóm phương pháp khác nhau, tài liệu này phân chia các các phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học thành 3 nhóm phương pháp giáo dục:

Hình 1.2: Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học

Trang 24

Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống

i) Nhóm phương pháp giáo dục hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho học sinh:

Hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực đạo đức, lối sống là một quá trình phức tạp lâu dài Nó được bắt đầu từ việc học sinh học các quy tắc hành vi, các chuẩn mực đạo đức, lối sống Đến hình thành một hệ thống các quan điểm và niềm tin về các chuẩn mực đó Ý thức cá nhân về các chuẩn mực đạo đức, lối sống là một thể thống nhất giữa tri thức hiểu biết của cá nhân về các chuẩn mực đạo đức, lối sống với niềm tin cá nhân về việc thực hiện các chuẩn mực đó

Chức năng của nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực đạo đức gồm các chức năng sau đây: Đưa lý luận vào ý thức của học sinh (lý luận đạo đức, lối sống, pháp luật, thẩm mỹ ) Khái quát những kinh nghiệm, những hành vi, sự ứng xử của bản thân học sinh.

Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân là phải làm cho học sinh biết tự mình phân tích và tổng kết những kinh nghiệm ứng xử của bản thân, cũng như của những người xung quanh, biết tự ý thức, tự đánh giá, biết bảo vệ những quan điểm, niềm tin, nguyên tắc mà mình đã từng xây dựng Nhóm phương pháp này còn có chức năng cụ thể hoá những chuẩn mực và khái nhiệm đạo đức để học sinh có thể tiếp thu được, tạo hứng thú để học sinh tham gia tập luyện, thể nghiệm hành vi và thói quen đạo đức, lối sống Nhóm phương pháp này gồm các

Trang 25

phương pháp: Phương pháp đàm thoại; Phương pháp giảng giải; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp nêu gương.

Đàm thoại là phương pháp trò truyện giữa giáo viên với học sinh về các chủ đề có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức về các chuẩn mực đạo đức lòng yêu nước, lòng nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm bằng hệ thống câu hỏi chuẩn bị trước Nhà trường có thể tổ chức cho giáo viên đàm thoại trực tiếp với học sinh hoặc mời chuyên gia giỏi từ ngoài trường tham gia đàm thoại với học sinh Theo chủ đề Ví dụ: Giáo viên tổ chức đàm thoại với học sinh về chủ đề “Lòng nhân ái” thông qua buổi hoạt động giáo dục sau tiết 7, trong quá trình sinh hoạt giáo viên có thể nêu lên hàng loại các câu hỏi và tổ chức trò truyện cùng học sinh để học sinh hiểu thế nào là lòng nhân ái và thể hiện lòng nhân ái như thế nào trong các mối quan hệ, các câu hỏi giáo viên có thể nêu lên để trò chuyện cùng học sinh là:

Thế nào là lòng nhân ái? Tầm quan trọng của lòng nhân ái? Những hành vi thể hiện của lòng nhân ái?

Những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện lòng nhân ái? Hành vi vào thể hiện không có lòng nhân ái?

Chép bài giúp bạn khi bạn ốm phải nghỉ học; Giúp bạn chăm sóc em nhỏ nhà khi bạn có hoàn cảnh khó khăn; Hỗ trợ bạn khi bạn không có đủ dụng cụ học tập; dắt cụ già qua đường khi đường; ủng hộ đồng bào lũ lụt; tham gia chương trình chung tay tết vì người nghèo Đố kỵ với bạn; phân biệt đối xử với bạn vì gia đình bạn nghèo khó; Không cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu đồ dùng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn; thờ ơ trước những người cần được giúp đỡ…

Lưu ý giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật tích cực để kích thích học sinh tự nêu câu hỏi để cùng nhau thảo luận trả lời.

Cuối cùng giáo viên phải đi đến kết luận: Lòng nhân ái là thể hiện tình yêu thương con người, sự sẻ chia, sự cảm thông, độ lượng, yêu cái thiện, đấu tranh loại bỏ cái ác, tôn trọng sự khác biệt cá nhân… trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người ở mọi mối quan hệ xã hội.

Phương pháp kể chyện là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục đạo đức,

Trang 26

lối sống cho học sinh Kể chuyện có vai trò vô cùng quan trọng nó góp phần hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm tích cực và niềm tin đúng đắn ở học sinh thông qua nội dung kể chuyện giúp học sinh học tập những gương tốt, tránh những gương phản diện, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực nhận xét, năng lực phê phán, năng lực đánh giá hành vi và thái độ của người khác và của chính bản thân mình.

Giảng giải là phương pháp giáo dục trong đó giáo viên dùng lời nói để giải thích, chứng minh các chuẩn mực đạo đức, lối sống đã được quy định, nhằm giúp cho học sinh hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, lối sống đó Ví dụ giáo viên có thể giảng giải cho học sinh làm gì để thể hiện lòng yêu nước? Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? Thế nào là tính trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm trong học tập, trong lao động, trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh và với chính bản thân mình? Giảng giải có vai trò rất quan trọng nhằm giúp học sinh có cơ hội lĩnh hội một cách tự giác các chuẩn mực đạo đức, lối sống trên cơ sở đó hình thành tình cảm và niềm tin đối với các chuẩn mực đó.

Nêu gương là phương pháp giáo viên dùng những tấm gương sáng của cá nhân hoặc tập thể để kích thích học sinh học tập và làm theo Bên cạnh đó giáo viên và cha mẹ cũng có thể sử dụng những gương xấu - gương phản diện để giúp học sinh phân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự Thực hiện nêu gương thầy, cô và cha mẹ phải là gương tốt về học tập, lao động, thái độ, ứng xử văn hóa, chuẩn mực để học sinh học tập làm theo.

ii) Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kỹ năng hành vi

Bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu cho học sinh, nhằm giúp các em chuyển hoá một cách tự giác những yêu cầu về việc thực thiện các chuẩn mực đạo đức, lối sống thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của học sinh.

Thông qua việc tổ chức hoạt động giúp học sinh hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực đạo đức, lối sống hình thành tình cảm niềm tin tích cực đối với các chuẩn mực, đặc biệt là hình thành hành vi và thói quen phù hợp với các chuẩn mực đó Thông qua việc tổ chức hoạt động và giao lưu, giúp học sinh chuyển hoá ý thức, niềm tin thành hành vi và thói quen phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, lối sống.

Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp sau: Phương pháp giao việc;

Trang 27

Phương pháp luyện tập; Phương pháp rèn luyện; Phương pháp đóng vai; Phương pháp dự án giáo dục.

Phương pháp giao việc là phương pháp lôi cuốn học sinh vào hoạt động đa dạng phong phú với những công việc nhất định có ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp học sinh ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của những công việc được giao từ đó các em có thái độ tích cực đối với những công việc đó Đồng thời thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ được giao học sinh tập luyện, rèn luyện để hình thành thái độ, hành vi, thói quen đạo đức, lối sống Ở trường giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, giao nhiệm vụ vệ sinh trường lớp; giao nhiệm vụ giữ gìn cảnh quan lớp học, nhà trường… Tại gia đình cha mẹ giao nhiệm vụ tự học, tự phục vụ bản thân, vệ sinh nhà cửa, nấu cơm, chăm sóc cây cảnh…

Phương pháp tập luyện là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hoạt động nhất định, nhằm biến những hành động đó thành hành vi và thói quen ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, lối sống Tập luyện thói quen học đúng giờ, ngủ đúng giờ; không làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học; không ăn quà vặt trong lớp; nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ của người khác; nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác; tự làm lấy việc của mình…

Phương pháp rèn luyện là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thể nghiệm ý thức, tình cảm, niềm tin của mình về các chuẩn mực đạo đức, lối sống trong các tình huống đa dạng của cuộc sống Qua đó hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, lối sống đã được quy định Rèn luyện ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ thầy cô và cha mẹ đã giao.

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh phối hợp với học sinh để thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, thông qua hoạt động đóng vai giúp học sinh bày tỏ thái độ, quan điểm của mình và tập luyện, rèn kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lối sống Trong dạy học đạo đức, hoạt động trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai để trải nghiệm thông qua tình huống mô phỏng nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm là phương pháp giáo viên thiết kế các chủ đề thảo luận hoặc hình thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm và thu

Trang 28

hút học sinh tham gia, thông qua các hoạt động đó giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh như nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm đồng thời giáo dục cho các em phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề…

Phương pháp dự án giáo dục là phương pháp giáo viên thiết kế các dự án trải nghiệm và thu hút học sinh tham gia, thông qua các dự án đó giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm tập luyện, rèn luyện các phẩm chất nhân cách và năng lực cá nhân: Nhà trường và giáo viên có thể thiết kế các dự án xây dựng mô hình lớp học nông trại; dự án chăm sóc di tích lịch sử và bảo vệ cảnh quan môi trường quê em…

iii) Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh

Nhóm phương pháp này nhằm đánh giá hành vi của học sinh, đồng thời kích thích, thúc đẩy, điều chỉnh hay kìm hãm hành vi ứng xử của học sinh, củng cố và phát triển kết quả của hai nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân và tổ chức hoạt động hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội Nhóm phương pháp này gồm phương pháp thi đua, khen thưởng, trách phạt, giáo dục kỷ luật tích cực.

Phương pháp thi đua là phương pháp giáo viên sử dụng phong trào thi đua làm phương thức kích thích khuynh hướng tự khẳng định ở mỗi học sinh, thúc đẩy các em đua tài, gắng sức, hăng hái vươn lên hàng đầu, lôi cuốn người khác cùng tiến lên giành được những thành tích cá nhân và tập thể cao nhất Là phương pháp giáo viên tạo ra “phong trào” thi đua trong học tập, trong rèn luyện đạo đức, tác phong để rèn luyện nền nếp, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Khen thưởng là phương pháp giáo viên biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử của học sinh Thông qua phương pháp khen thưởng giúp học sinh tự khẳng định hành vi tốt của mình, củng cố và phát triển được niềm tin về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến những hành vi tốt mà học sinh đã thực hiện Trong dạy học để kích thức động cơ, hứng thú học tập của học sinh, giáo viên thường xuyên dùng phương pháp khen thưởng để khích lệ học sinh tích cực xây dựng bài, hoàn thành nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động nhóm, tham gia hoạt động trải nghiệm Trong hoạt động giáo dục, giáo viên sử dụng phương pháp khen thưởng để kích thức học sinh nói lời hay, làm việc tốt.

Phương pháp trách phạt là phương pháp giáo viên biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của học sinh so với các chuẩn mực xã hội đã định Thông qua phương pháp trách phạt nhắc nhở những học sinh khác không

Trang 29

vi phạm các chuẩn mực xã hội, không rơi vào những hành vi sai trái như những học sinh đã bị trách phạt.

Phương pháp “giáo dục kỷ luật tích cực” là phương pháp giáo viên vận dụng, sử dụng nhóm phương pháp giáo dục phản ánh quan điểm giáo dục tích cực, mô hình giáo dục học sinh trong và bằng hoạt động của học sinh, thông qua đó giáo viên giúp học sinh thay đổi, điều chỉnh hành vi, hình thành, phát triển hành vi mới hoặc phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra Tính mục đích của phương pháp “giáo dục kỷ luật tích cực” trong trường học là: Thay đổi hành vi và thói quen chưa tốt đã hình thành ở học sinh; Kích thích điều chỉnh hành vi đã hình thành ở học sinh nhằm đạt chuẩn về hành vi theo yêu cầu giáo dục; Hình thành hành vi và thói quen mới theo yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội; Phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh và loại bỏ trừng phạt học sinh trong nhà trường.

1.1.3.3 Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học có thể thực hiện thông qua các

hình thức như: tổ chức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm; tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và hoạt động tự giáo dục của học sinh, trong đó hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh là hình thức quan trọng nhất, vì vậy tất cả các hình thức tổ chức giáo dục của nhà trường, gia đình và cộng đồng đều phải hướng tới hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh Các hình thức GD bao gồm:

Hình 1.3: Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học

Trang 30

Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học là hình thức thuận lợi nhất vì dạy học là con đường cơ bản, quan trọng nhất trong nhà trường để giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách học sinh Dạy học thực hiện ba nhiệm vụ đó là hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và trí thông minh sáng tạo; giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh, cụ thể là giúp học sinh hình thành được 5 phẩm chất chủ yếu đó là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Dạy học là hoạt động chủ yếu, chiếm nhiều thời gian nhất trong nhà trường, là con đường thuận lợi nhất có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức, lối sống cho học sinh.

Hoạt động trải nghiệm là hình thức tổ chức giáo dục thuận lợi giúp học sinh tiểu học chuyển hóa nhận thức thành thái độ và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, lối sống trong quan hệ của học sinh với bản thân, công việc, với gia đình, cộng đồng, thầy cô và những người xung quanh Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tập luyện, rèn luyện các kỹ năng hành vi thể hiện các phẩm chất nhân cách của học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục 2018 đã xác định bởi kỹ năng hành vi không hình thành qua lời nói mà nó chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng chính hoạt động của người học Hình thức tổ chức hoạt động

Trang 31

lao động là hình thức tổ chức giáo dục giúp học sinh trải nghiệm, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, thông qua đó giáo dục tình yêu lao động, tính trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ với người khác, giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù, trung thực cho học sinh v.v.

Hoạt động xã hội là hình thức tổ chức hoạt động giúp học sinh trải nghiệm các mối quan hệ xã hội các vấn đề xã hội cần giải quyết để tiến tới một xã hội tốt đẹp trong mối quan hệ tương thân, tương ái, thông qua hoạt động xã hội học sinh được rèn luyện các phẩm chất nhân cách tinh thần yêu nước, dân tộc, lòng nhân ái; tính trách nhiệm, đức tính chăm chỉ v.v.

Sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức hoạt động giúp học sinh trải nghiệm tự hoàn thiện bản thân, phát triển các phẩm chất cá nhân, năng lực giao tiếp, hợp tác, hình thành các phẩm nhân cách: lòng nhân ái, tính tập thể, tính trung thực, tính trách nhiệm và đức tính chăm chỉ v.v Thông qua sinh hoạt tập thể học sinh hiểu rõ hơn về trách nhiệm đối với bản thân và trách nhiệm đối với người khác, với quê hương, đất nước, rèn luyện các năng lực và phẩm chất cần thiết của người công dân.

Hình thức tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh ở trường, ở gia đình và ngoài cộng đồng là hình thức ảnh hưởng có tính chất quyết định kết quả của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống của nhà trường Do đó những tác động giáo dục của nhà trường, thầy cô, tác động giáo dục của gia đình, tác động giáo dục của các lực lượng xã hội phải đi đến hình thành được ở học sinh tính tự giác, tích cực, tự tập luyện, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống ở học sinh Giáo viên cần phát huy sự chủ động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện, tăng cường môi trường trải nghiệm để học sinh có cơ hội thể hiện tính tự giác, tích cực tập luyện, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo các chuẩn mực

1.1.4 Đặc điểm của giáo dục giáo dục đạo đức, lối sống chohọc sinh tiểu học

Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục Do đó quá trình này mang những đặc điểm chung của quá trình giáo dục và có những đặc điểm đặc trưng của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học có một số đặc điểm được khái quát như sau:

Trang 32

Hình 1.4: Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học

(1) Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thống nhất với quá trình dạy học, hoạt động trải nghiệm và tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không tồn tại độc lập mà nó luôn gắn liền với quá trình dạy học các môn học văn hóa, gắn liền với hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể và hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh trong nhà trường tiểu học Vì vậy mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được tích hợp trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và đặc biệt là hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh…

Kết quả giáo dục đạo đức, lối sống chỉ đạt hiệu quả cao khi học sinh tự giác, tích cực, tự giáo dục, tự rèn luyện Vì vậy giáo viên và các lực lượng giáo dục tăng cường phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh trong hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức, lối sống trong các loại hình hoạt động.

(2) Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học diễn ra với những tác động phức hợp từ nhiều phía

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố đan xem nhau bao gồm cả tác động tự giác mang tính tích cực của giáo dục nhà trường và tác động vừa mang tính tự giác, vừa mang tính tự phát từ phía gia đình và xã hội Vì vậy sự cần thiết phải phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thống nhất với quá trình dạy học, hoạt động trải nghiệm và tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học diễn ra với những tác động phức hợp từ nhiều phía

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính lâu dài

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học mang tính đồng tâm

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học mang tính cá biệt

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục

Trang 33

hội nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực tới quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngăn chặn và vô hiệu hóa những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh để tạo môi trường giáo dục thống nhất, đồng thuận an toàn và hạnh phúc cho học sinh được phát triển Tùy theo từng địa phương vùng miền, nhà trường, giáo viên cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục những truyền thống tốt đẹp của đất nước, địa phương nhưng đồng thời cũng giúp học sinh biết loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu đang tồn tại trong cộng đồng như tập tục mê tín dị đoan, tảo hôn v.v.

(3) Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính lâu dài

Khác với quá trình dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính lâu dài đòi hỏi phải có thời gian tập luyện, rèn luyện mới có kết quả Một phẩm chất nhân cách của học sinh không thể dạy trong một tiết học, một chủ đề giáo dục hay trong một tuần, một tháng mà phải tập luyện, rèn luyện, củng cố thường xuyên trong một thời gian dài mới Điều này đòi hỏi GV phải tiến hành các tác động giáo dục thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, vì vậy GV phải có sự phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục của gia đình và xã hội để giáo dục học sinh.

(4) Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học mang tính đồng tâm

Cùng một nội dung giáo dục về đạo đức, lối sống được thực hiện ở nhiều cấp học và nhiều khối lớp theo đường xoáy ốc với yêu cầu ngày càng nâng cao, ví dụ cùng là giáo dục phẩm chất yêu nước nhưng đối với học sinh tiểu học đối với học sinh lớp 1, lớp 2 là: Yêu cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình, yêu thầy cô, bạn bè, yêu trường, yêu lớp; đối với học sinh lớp 4, lớp 5 thì phẩm chất đó được nâng cao hơn ngoài những yêu cầu trên học sinh phải có lòng yêu quê hương, làng xóm, khu phố; yêu các giá trị truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc, biết giữ gìn, bảo vệ môi trường quê em…

(5) Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học mang tính cá biệt

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học phụ thuộc vào ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, cá tính của mỗi học sinh Mỗi học sinh có khả năng nhận thức và cá tính khác nhau các em sẽ tiếp nhận những tác động giáo dục khác nhau từ nhà trường, gia đình, và cộng đồng xã hội Vì vậy GV trong nhà trường và cha mẹ học sinh cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý, cá tính của học sinh để lựa chọn cách tác động giáo dục cho phù hợp và chấp nhận những kết quả giáo dục đa dạng đạt được ở

Trang 34

học sinh.

(6) Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính hệ thống, tính kế tiếp,

tính liên tục

Tính hệ thống thể hiện đảm bảo một nội dung giáo dục được thực hiện trong các hoạt động giáo dục khác nhau như hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, tự giáo dục của học sinh nhưng đều hướng tới thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh đó là các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm Tính hệ thống còn thể hiện sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trong từng hoạt động triển khai giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và đặc biệt hơn là thống nhất giữa các lực lượng nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học v.v.

Tính kế tiếp đòi hỏi những kết quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở lớp trước làm cơ sở nền tảng cho hoạt động giáo dục ở lớp sau và ngược lại những hoạt động giáo dục ở lớp sau phải kế thừa và phát huy những thành quả đã triển khai giáo dục học sinh ở lớp trước

Tính liên tục của hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống đòi hỏi quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở nhà trường, gia đình và cộng đồng nhằm củng cố những phẩm chất đạo đức, lối sống đã hình thành ở học sinh một cách bền vững.

1.2 Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh tiểu học

Để thực hiện phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Hình 1.5: Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường, Gia đình, Xã hội trong giáodục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học

Trang 35

1.2.1 Đảm bảo tính mục đích

Mục đích của hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, huy động tối đa nguồn lực để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhằm thực hiện hiện có hiệu quả mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 đã đề ra vì vậy tất cả các hoạt động phối hợp đều phải lấy mục đích trên để thực hiện và quán triệt trong nội dung, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp.

Giáo viên phải quán triệt mục đích trên đến cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong trường; các lực lượng giáo dục ngoài trường để mọi thành viên nhận thức đúng về mục đích phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Đồng thời GV phải thể hiện được sự quán triệt mục đích trên trong các nội dung và hình thức hoạt động giáo dục được thực hiện Loại trừ những hoạt động phối hợp phục vụ mưu lợi cá nhân hoặc sử dụng sai mục đích không phục vụ mục đích giáo dục học sinh.

1.2.2 Đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động phối hợp

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần tuân thủ những quy định của Luật giáo dục, Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh và sự phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Ngoài ra hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần tuân thủ những quy định của Thông tư 55 về hoạt

1 Đảm bảo tính mục đích

2 Đảm bảo tính pháp chế

3 Đảm bảo tính dân chủ

4 Đảm bảo nguyên tắc xã hội hoá GD

5 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền

Trang 36

động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự phối hợp giữa Nhà trường với Ban đại diện và cha mẹ học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần tuân thủ những quy định của Thông tư 28 về Điều lệ trường tiểu học về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và trách nhiệm của từng lực lượng.

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần tuân thủ những quy định của Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường và một số văn bản khác.

1.2.3 Đảm bảo tính dân chủ

Đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đòi hỏi CBQL và GV trong nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học; cha mẹ học sinh cùng các lực lượng xã hội cùng tôn trọng quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên tham gia trong hoạt động phối hợp các lực lượng để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Khi tham gia hoạt động phối hợp giáo dục, nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng tôn trọng lợi ích của nhau nhưng hướng tới mục tiêu cao nhất là sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh Bởi sản phẩm cuối cùng cần đạt của quá trình giáo dục là sự hình thành nên nhân cách của những công dân tương lai của xã hội, của đất nước Việc tham gia hoạt động phối hợp giáo dục vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của các lực lượng tham gia giáo dục học sinh

1.2.4 Đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn dân tham gia công tác giáo dục đồng thời hướng tới xây dựng xã hội học tập, nghĩa là tất cả cá nhân và tập thể trong xã hội đều làm giáo dục, giáo dục lẫn nhau và tất cả các thành viên đều được giáo dục

Xã hội học tập đảm bảo được quyền lợi học tập của con người, đưa giáo dục trở thành một phần của không thể thiếu của nhân quyền Xã hội học tập hướng tới sự phát triển của nhân cách, tôn trọng quyền tự do của con người và những quyền cơ bản của con người, xã hội học tập giúp cho giáo dục trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người UNESCO đã bày tỏ rõ quan điểm về giáo dục trong thế kỷ 21 đó là mọi người đều được giáo dục và mọi người đều làm giáo dục.

Trang 37

Xã hội hóa giáo dục nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã hội với tư tưởng chung là phát triển giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục là một bước đột phá, bước tiến lớn trong ngành giáo dục, nó giúp giáo dục giải quyết được tình trạng thiếu hụt tài chính từ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu giáo dục Giảm bớt sự can thiệp của nhà nước đến việc giáo dục nhưng lại giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục của các nhà trường Quán triệt nguyên tắc trên trong hoạt động giáo dục đòi hỏi các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội cần nhận thức đúng quan điểm trên và tích cực tham gia phát triển giáo dục nhà trường và xây dựng xã hội học tập.

1.2.5 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền

Tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa vùng miền, địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tham gia giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và phát triển nhà trường ở các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và điều kiện của cha mẹ học sinh.

Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải phù hợp với trình độ dân trí, văn hóa vùng miền và văn hóa địa phương nơi trường đóng nhằm giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa địa phương và huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động phối hợp để giáo dục học sinh.

Bảng 1.2 Ví dụ về nguyên tắc phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho họcsinh tiểu học

Tình huống “Tại trường tiểu học nội trú của một tỉnh miền núi có hiện tượng học

sinh khi đến trường vẫn giữ thói quen sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân không khoa học và không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm Nguyên nhân của hiện tượng này do lối sống sinh hoạt của một bộ phân người dân vốn đã là thói quen sinh hoạt lâu đời”.

Đảm bảo các nguyên tắc phối hợp giáo dục lối sống văn minh, khoa học chohọc sinh trong tình huống:

Đảm bảo tính mục đích: GV huy động cha mẹ, tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu

được tác hại của việc sinh hoạt không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh từ đó có sự đồng nhất với nhà trường về các tác động giáo dục lối sôngs sinh hoạt khoa học, đảm bảo vệ

Trang 38

sinh, ăn thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Đảm bảo tính dân chủ: GV và cha mẹ học sinh cùng thống nhất phương án phối hợp

giáo dục học sinh khi ở trường và khi ở nhà về các thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp khoa học, đảm bảo vệ sinh

Đảm bảo phù hợp với thực tiễn vùng miền: Do vấn đề xuất phát từ thực tế lối sống

sinh hoạt của một số gia đình thuộc một số tỉnh miền núi, nên GV phải phân tích để cha mẹ học sinh hiểu những nguy hại của lối sống sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh và an toàn ảnh hưởng đến sự phát triển của con em; Hướng dẫn phụ huynh cách thiết kế hoạt động sống, sinh hoạt của gia đình đảm bảo mức độ phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình.

 Biện pháp giải quyết tình huống cụ thể của GV đảm bảo các nguyên tắc trên:

- Đối với học sinh: Tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ về tác hại của lối sống thiếu khoa

học và không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sinh hoạt, ăn uống cho học sinh trong nhà trường

- In phiếu nội quy sinh hoạt và học tập dán trong phòng học, phòng ở nội trú

- Tổ chức các hoạt động thực hành, rèn luyện thói quen sinh hoạt ngăn nắp, vệ sinh sạch

sẽ có kiểm tra, giám sát.

- Đối với cha mẹ học sinh: In và phát tài liệu hướng dẫn cha mẹ học sinh thu dọn, bố trí

lại không gian sống đảm bảo điều kiện sinh hoạt, ăn uống an toàn và khoa học hơn so với mức độ hiện tại.

- Báo cáo BGH nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Hội phụ

nữ xuống hỗ trợ từng gia đình có học sinh của nhà trường đang theo học để tuyên truyền và hướng dẫn cha mẹ học sinh bố trí không gian sống, sinh hoạt và học tập.

- Hướng dẫn phụ huynh đánh giá kết quả thực hiện lối sống sinh hoạt đảm bảo vệ sinh,

khoa học, an toàn khi học sinh ở nhà và phản hồi thông tin với GV.

1.3 Vai trò và lợi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đểgiáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

* Vai trò của sự phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức, lốisống cho học sinh tiểu học

Trang 39

Khi phân tích vai trò và lợi ích của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trước tiên phải phân tích vai trò của từng lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Nhà trường tiểu học là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học được quy định bởi Luật giáo dục và điều lệ nhà trường; Vai trò của nhà trường trong phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được quy định lại điều 89 Luật Giáo dục 2019.

Các hoạt động của nhà trường được tiến hành có mục đích, có kế hoạch, nội dung chương trình nhà trường được phê duyệt và được thực hiện bởi đội ngũ các nhà sư phạm Nhà trường tác động giáo dục tới học sinh thông qua các nội dung chương trình giáo dục cấp học, hoạt động giáo dục và cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường, thông qua truyền thống văn hóa của nhà trường và đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo theo trình độ chuẩn v.v Vì vậy giáo dục nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phối hợp giáo dục Vai trò của các lực lượng giáo dục được thể hiện qua hình sau:

Hình 1.6: Vai trò của sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lốisống cho HS tiểu học

Vai trò trách nhiệm của Trường tiểu học được quy định trong Thông tư

28/2020/Bộ Giáo dục - Đào tạo về Điều lệ trường tiểu học.

Trang 40

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, Hiệu trưởng là người chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện ký cam kết phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học Giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường Sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận trong nhà trường là điều kiện cơ bản đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Nhà trường là lực lượng trung gian kết nối giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã

hội, là môi trường xã hội vi mô Gia đình lành mạnh, có tiềm năng về kinh tế, có bầu không khí tâm lý tốt sẽ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia và sự trưởng thành của mỗi trẻ em Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân; là môi trường giáo dục đầu tiên đồng thời cũng là môi trường giáo dục suốt đời của mỗi con người, bảo đảm sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương, dòng họ và truyền thống gia đình Gia đình là một lực lượng giáo dục, một chủ thể giáo dục giữ vai trò quan trọng trong xã hội hóa nhân cách học sinh theo yêu cầu của xã hội Nhà trường là lực lượng trung gian kết nối giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được quy định tại Điều 90 và Điều 91 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019.

Các lực lượng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh

Vai trò, trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong phối hợp với nhà trường

để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được quy định tại Điều 93 Luật Giáo dục Việt Nam.

Các lực lượng xã hội tham gia phối hợp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh vô cùng phong phú và đa dạng như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Công an, Bộ đội… Mỗi lực lượng xã hội có một thế mạnh trong giáo dục đạo đức, lối sống

Ngày đăng: 14/04/2024, 06:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan