1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN TIEN MẠNH

TRONG LINH VUC DAT DAI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC (Dinh hướng ứng dung)

Hà Nội - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn

đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Mạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của các Thầy, Cô, cùng sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế.

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu cùng Quý Thay, Cô trường Dai học Luật Hà Nội, các Giáo su, Phó Giáo su, Tiến sĩ đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập

tại trường.

Chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội, thực hiện

quản lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương trình dao tạo một cach kip thời, tao điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này đúng tiến độ.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Dung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thiện luận văn.

Và lời cuối cùng, xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

Tac giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

2798)/9697 10000 |

CHƯƠNG | MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ PHAP LUAT VE GIẢI QUYET KHIEU NẠI TRONG LĨNH VUC ĐẤT ĐAI 8

1.1 Lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nai trong lĩnh vực đất đai 8

1.1.1 Khái niệm về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ác c net eerererere 8 1.1.2 Đặc điểm của khiếu nai trong lĩnh vực đất đai cccccnnrnrrererree 10 1.1.3 Khái niệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - II 1.1.4 Đặc điểm của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 12

1.1.5 Vai trò của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 13

1.2 Lý luận pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 15

1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 15

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 16

1.2.3 Phân loại các loại khiếu nại trong lĩnh vực đất đai các cctekerererrees 18 458887.9095i019)1c010101 57 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYET KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC DAT ĐAI ¿5:52 22x2212221211211211 2111k 22 2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat đai 22

2.1.1 Quy định về nguyên tắc giải quyết khiếu nại 25-52555522 23 2.1.2 Quy định về chủ thé thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 24

2.1.3 Quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nai 26

2.1.4 Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại - 2-5255 2+szsszse2 29 2.1.5 Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại - 2-5255 e2 34 2.1.6 Quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tt nhưng 43 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai 45

2.2.1 Thực tiễn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - - 2-5 5s+ec+Eczxerxcxez 45 2.2.2 Tình hình tiếp công dân, xử lý don thư và giải quyết khiếu nại 52

2.2.2 Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực h8 100 56

.418009/.90951019)Ic0 21 62 CHƯƠNG 3 MOT SỐ GIẢI PHÁP GOP PHAN HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VÀ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA THUC THI PHAP LUẬT GIẢI QUYET KHIEU NẠI TRONG LĨNH VUC DAT ĐAI 5- 5252 St2ESESEEEEE2ESEEEEEEEESEEEEEEEErkrkrrrrrree 63

Trang 6

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 3.1.1 Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại trên nền tảng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân - 2 + s2 +s+£z+szzsz e2 63 3.1.2 Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, thực hiện công bằng xã hội 64 3.1.3 Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống, 3.1.4 Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai theo hướng mở rộng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa - 2 2® 2 E+SE+E££E£EE£E£EE£EEEEEEEZEeEErErkrrsrree 64 3.2 Giải pháp hoàn thiện hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai c2ccxvc E2 11 1111121111111111211111111111111111111211111111111211111111121111111111211111111211x.xe 66

3.2.1 Ra soát, hệ thống hóa thường xuyên và sửa đổi, bố sung các văn bản quy phạm pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai ¿2-2 +c++E+xerzeererrees 66 3.2.2 Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, day mạnh công tác chi đạo, điều hành

việc giải quyết khiêu nai, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong

việc giải quyết khiẾu nại - - 2 2+ s+S£+E+SE+EE+E9EEEEEEEE121212112121212111 1E cxe 68 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh Vực đất Gai ccescccccsesscccccscsscecsscecescsscescecssseceessuseecessusessessuceesessnseeeessuseeressuseesesssueesessnueesesseseesessesess 68

3.3.1 Tổ chức tốt công tac tiếp công AM cece esessesesssscssesesssessessteneesees 68 3.3.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đâai - S522 E3 1 1EE1212712112121121111121111 11111111 te 70 3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về đất đai, khiếu nại -cs-cctt th th ng 71 3.3.4 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học pháp ly va công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật giải quyết khiếu nại - - 2S k+SSE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEE1E11111e 1e, 73 3.3.5 Tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại kéo dài, phức tạp, kiên quyết xử ly cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật giải quyết khiếu nai 74 3.3.6 Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tiếp công dân, giải quyết 3011871001057 -5 Ò 75 KET LUẬN CHƯNG 3 2-52 2+S£+E9EEEEE9E19E1511211211217171111111 1.1 re 76 KẾT LUAN wiccececcccscscsesescscsescscscscscscscsvsvavsvevsvessssusssssssasasssscssasacscscacscacacacacacavscavacavaves 77

Trang 7

PHAN MỞ DAU 1 Ly do chon dé tai

Đất dai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và là thành quả cách mang của cả dân tộc Việt nam Bat kỳ quốc gia nào, nếu biết quản lý, sử dung hợp ly đất đai thì nguồn tài nguyên này được bảo vệ va mang lại hiệu quả, lợi ích to lớn, thiết thực phục vụ cho mỗi con người và cả cộng đồng.

Dat đai có vai trò quan trọng như vậy nên Dang và Nhà nước ta giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề đất đai Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính sách pháp luật đất đai trở thành cơ sở pháp lý hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn lực đất đai dé phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phan theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt là Luật Dat dai năm 1987, Luật Dat đai năm 1993, Luật Dat dai năm 2003, mới đây nhất là Luật Dat dai năm 2013, hệ thống quy phạm pháp luật về đất đai đã từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong các thời kỳ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong quản lý, sử dụng đất đai Vì vậy, quản ly nhà nước bang pháp luật về đất đai ngày càng hoàn thiện đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay đang có những yếu kém như vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa có tính chiến lược lâu dài và ôn định hoặc thiếu tính khả thi; cơ chế quản lý về đất đai thiếu tính hiệu quả; cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn nhiều yếu kém Chính vi thé tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng diễn biến phức tạp Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo còn chưa kịp thời, thiếu hiệu quả Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngày càng có nhiều vụ tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai trên toàn quốc Theo số liệu thống kê, trong tông số các vụ khiếu nại được các cơ quan chức năng thụ lý, giải quyết trên cả nước có đên 70% sô vụ việc liên quan đên đât đai Khiêu nại là một trong những

Trang 8

quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 “Moi người có quyên khiếu nại, t6 cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên về những việc lam trải pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” Đây là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyên và lợi ich hợp pháp của mình.

Như vậy, khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, là biện pháp pháp lý dé công dân sử dụng bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm Thực hiện quyền khiếu nại là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia hoạt

động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,

công chức nhà nước Khiếu nại là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyén lực của bộ may nha nước, phan ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức Do đó công tác giải quyết khiếu nại không những có vai trò quan trọng trong quản ly nhà nước, mà còn thé hiện mối quan hệ bình đăng giữa nha nước và công dân Thông qua giải quyết khiếu nại, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật Qua việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân cũng là cơ sở thực tiễn để hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, ồn định tình hình chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Chính vì vậy, giải quyết khiếu nại của công dân là một van đề được Dang, nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm Trong những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,

tổ chức.

Theo thống kê của Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian gần đây giảm ở nhiều chỉ tiêu Số lượt công dân đến các cơ quan hành chính Nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giảm 11%, tổng số vụ việc thuộc thâm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước cũng giảm 25,6% Tuy nhiên, số đoàn đông người tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2016 và thực tế khiếu nại, tổ cáo vẫn còn diễn biến phức tạp, gay gắt Các vụ việc phức tạp, đông người chủ yêu thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có những vụ việc đã được nhiều cơ quan giải quyết nhưng

Trang 9

công dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại với thái độ bức xúc Chỉ riêng về khiếu nại, cả nước phát sinh 56.762 đơn khiếu nại, thì số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai chiếm 61,7%, về nha ở chiếm 11,7%

Từ thực tiễn trên cần thiết phải có những nghiên cứu về thực trạng pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai dé làm căn cứ hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đất đai trên cơ sở đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết ngày càng tốt hơn các vụ khiếu nại về đất đai trên địa bàn quản lý.

Xuất phát từ bối cảnh đó tôi đã chọn dé tài: "Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai” nhằm tìm kiếm những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở

Việt Nam hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Những vấn đề về pháp luật khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện Luật khiếu nại, đặc biệt là pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã được nhiều nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý và các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm Trong đó có các nghiên cứu tiêu biểu như:

- Thanh tra Chính phủ, Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội năm 2006;

- Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản

Chính trị - Hành chính, Hà Nội năm 2012;

- Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học;

- Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận

văn Thạc sĩ Luật học;

- Đỗ Văn Tuan (2013), "Tham quyên giải quyết khiếu nai đất dai của co quan hành chính nhà nước, thực tiễn tại Tỉnh Hưng Yên", Luận văn Thạc sĩ Hành chính

công;

Trang 10

- Nguyễn Ngọc Phi (2015), "Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện

Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc", Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công;

- Hồ Thị Minh (2015), "Thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hạ

Long, tinh Quảng Ninh", Luận văn Thạc sĩ Luật hoc;

- Nguyễn Thị Thái Anh (2015), "Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang", Luận văn Thạc sĩ Luật học;

- Phạm Quốc Cảnh (2016), "Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La", Luận văn Thạc sĩ Luật học;

- Trần Mạnh Hùng (2016), "Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc", Luận văn Thạc sĩ Luật học;

- Lê Duyên Hà (2017), "Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Luật

Một số tài liệu chuyên khảo, giáo trình phục vụ nghiên cứu và giảng dạy có đề

cập đến khiếu nại, tổ cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Doãn Hồng Nhung

(2014), "Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ; Phạm Hồng Thái (2003), “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; “Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất dai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai” của Thanh tra Chính phủ Một số nghiên cứu, đề tài khoa học về khiếu nại và giải quyết khiếu nại như: Dé tài khoa học cơ sở của Ngô Mạnh Toan (2005), “Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại hành chính”;; Các công trình nghiên cứu, trao đôi của các giảng viên và học viên trường Cán bộ Thanh tra như: “Nâng cao hiệu quả công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tổ cáo hành chính ở nước ta” của Trần Văn Long

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhưng da phần các nghiên cứu đều giới hạn trong một phạm vi địa phương cụ thé Với mong muốn của một người có những trải nghiệm thực tế về lĩnh vực này, băng những số liệu trực quan, những vụ việc điển hình mang tính hệ thống trên phạm vi quốc gia, tôi đã khai thác những van đề bat cập từ hệ thông pháp luật và cơ chế thực thi nhăm chỉ ra những góc khuất, những khoảng trống cần phải được lấp đầy nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp cho người sử dung đất, giữ

Trang 11

vững lòng tin của công chúng vào bộ máy Nhà nước, duy trì trật tự Ổn định và an toàn xã hội Do vậy, việc chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai” là một hướng nghiên cứu mới và có tính thực tiễn cao.

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn về giải quyết khiếu nại tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất

Đề thực hiện mục đích nói trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ

- Tiếp tục làm sáng tỏ thêm những van dé lý luận về giải quyết khiếu nai và pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; phát hiện, chỉ ra những bất

cập trong các quy định của pháp luật.

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật và nguyên nhân cụ thé của những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi pháp luật.

- Trên cơ sở những phân tích về những hạn chế của pháp luật dé đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai từ khi phát sinh khiếu nại cho đến khi Quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành.

- Dưới góc độ luật pháp, luận văn tập trung nghiên cứú những quy định của

pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, từ đó chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong các quy định của pháp luật về vấn đề này.

- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính tại một số địa phương.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, có phạm vi nghiên cứu là những

vấn đề lý luận và thực trạng về pháp luật khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, thực trạng

Trang 12

hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên phạm vi cả nước trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã sử dụng

các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của chủ

nghĩa Mác — Lê nin Đây là phương pháp xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thưc hiện đề tài.

- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một các phương pháp nghiên cứu cụ thê

như sau:

+ Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng trong chương khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

+ Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, hệ thống, tong hợp được sử dụng trong chương 2 khi nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về giải quyết khiếu nại và chỉ ra những tồn tại, vướng mắc cũng như nguyên nhân của những tồn

tại đó.

+ Phương pháp tong hop, phân tích, diễn giải được sử dụng trong chương 3 khi nghiên cứu các yêu cầu khi thực hiện giải quyết khiếu nại và giải pháp hoàn thiện pháp luât, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

6 Những điểm mới của luận văn Luận văn có những điểm mới sau:

Thứ nhất: đã tổng hợp, hệ thống các quy đinh của pháp luật về khiếu nại, giải

quyết khiếu nại và phân tích tìm ra những hạn chế, bất cập của Luật khiếu nại 201 1.

Thứ hai: phân tích thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tổ cáo dé tìm ra những hạn chế, bat cập trong thực tiễn giải quyết các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đồng thời tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế bat cập đó.

Thứ ba: trên cơ sở những đánh giá về hạn chế, bất cập trong những quy định của Luật khiếu nại 2011 và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất

đai tại một sô địa phương qua một sô vụ việc nôi trội, tôi sẽ đưa ra những đê xuât

Trang 13

chung nhăm hoàn thiện hệ thống pháp luật khiếu nại, tổ cáo đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 7 Cau trúc của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cầu của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận về giải quyết khiếu nại và pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Trang 14

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ PHAP LUAT VE GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VUC DAT DAI 1.1 Lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 1.1.1 Khái niệm về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Khiéu nại là một hiện tượng xã hội, do đó có nhiêu quan niệm và cách hiêukhác nhau về khiêu nại.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, “khiếu nại” được hiểu là “hắc mắc, dé nghị xem lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyên đã làm, đã chuẩn y”0),

Theo Từ dién Giải thích thuật ngữ Luật học thì “khiếu nại” là: Những đề nghị của công dân, cơ quan, tô chức với cơ quan nhà nước hoặc người có chức vụ về sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của họ; khiếu nại được thê hiện dưới hình thức viết hoặc trình bày miệng Nếu là khiếu nại viết thì đơn khiếu nại phải được ký bởi chính người có quyền hoặc lợi ích bị vi phạm hoặc người giám hộ

của người đó, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ (hoặc nơi công tác, hoc tap)”.

Như vậy, khiêu nại theo nghĩa chung nhât là việc cá nhân hay tô chức yêu câucơ quan, tô chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng, đã, đang hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyên, lợi ích chính đáng của họ.

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đãi được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên quan chặt chẽ và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việc thực hiện quyền khiếu nai sẽ là cơ sở dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân Chính vi vậy trên co sở Hiến pháp, đã có nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, đặc biệt là Luật Khiếu nại, Tổ cáo năm 1998 (được sửa đổi, bồ sung hai lan vào năm 2004 và 2005), Luật Khiéu nại

năm 2011.

! Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr 904.

? Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điên Giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, HàNội, tr 67.

Trang 15

Theo quy định của Luật Khiếu nại thì khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thâm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy khiếu nại quy định trong Luật Khiếu nại được hiểu là khiếu nại hành chính, đó là khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thâm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; khái niệm này chỉ giới hạn đối với những khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính nhà

Luật Dat đai năm 2013 quy định: "Người sử dung đất, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dung đất có quyên khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chỉnh về quản lý đất dai?®).

Như vậy, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một dạng khiếu nại hành chính, là việc "người sử dụng đất" khiếu nại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý đất đai hoặc của người có thâm quyền trong cơ quan quan lý đất đai khi thi hành công vụ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của "người sử dụng đất".

Chủ thé thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là "người sử dung đất" Theo quy định tại Điều 5 Luật Dat đai năm 2013, "người sử dụng đất" bao gồm: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyên quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này Các chủ thể nêu trên (gọi tắt là cá nhân, tổ chức) đều có quyền thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Về đối tượng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, là các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thâm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước Các quyết định

3 Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội, Khoản 1, Điều 204.

Trang 16

-10-hành chính được ban -10-hành trong các hoạt động được quy định tại Điều 25, Luật đất đai về nội dung quản lý nhà nước về đất đai gọi chung là các quyết định quản lý đất

dai; các hành vi được thực hiện trong những quá trình đó gọi là hành vi hành chính

về quản lý đất đai.

Từ những phân tích nói trên, có thé đi đến khái niệm khiếu nại trong lĩnh vực đất đai như sau:

Khiếu nại trong lĩnh vực dat dai là việc cá nhân, tô chức theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định dé nghị cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyén trong cơ quan nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất dai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của mình.

1.1.2 Đặc điểm của khiếu nại trong lĩnh vực đất dai

Khiêu nại trong lĩnh vực đât đai là một dạng đặc biệt của khiêu nại hành chính,nên bên cạnh những đặc điêm chung của khiêu nại hành chính, khiêu nai trong lĩnhvực đât đai còn mang những đặc điêm đặc trưng riêng khác với các khiêu nại thuộc

các lĩnh vực khác Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chủ thé của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là chủ thé của quyền quản lý và quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước, được Nhà nước cho phép nhận chuyền nhượng từ các chủ thê khác hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng Như vậy, chủ thể của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất.

Thứ hai, đỗi tượng khiếu nai là các quyết định hành chính, hành vi hành chính đều liên quan tới quản lý đất đai của nhà nước mang tính đặc thù, bao gồm: Quyết định giao đắt, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyên mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định về cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng dat;

Tứ ba, nội dung của khiếu nại trong lĩnh vực dat đai rất da dang va phức tap Hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng,

Trang 17

-11-phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử dụng khác nhau Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất lại biến động theo quy luật cung cau trên thị trường, nên việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền sử dụng đất) Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.

Thứ tư, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phát sinh gây hậu quả về nhiều mặt, như: mat 6n định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mat đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân người khiếu nại mà còn gây thiệt hại đến lợi

ích của Nhà nước và xã hội.

1.1.3 Khái niệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Trong lĩnh vực quản lý va sử dung dat, việc giải quyêt khiêu nại nhăm dambảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đât và giữa những người sử

dụng đất với nhau được thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai.

Luật khiếu nại 11 quy định: Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại" Như vậy, giải quyết khiếu nại bao gồm các công việc: xác minh dé làm rõ các tình tiết sự việc; kết luận về nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ khiếu nại của cơ quan, tô chức, cá nhân là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; căn cứ vào quy định của pháp luật xử lý từng vẫn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại từ đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại, chấm dứt quyết định hành chính, bị khiếu nại; quyết định việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại (néu có) hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể khác trong nội dung khiếu nại.

Là một dang của giải quyết khiếu nại hành chính: "Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat dai là việc cơ quan hành chính nhà nước, người đứng dau của cơ quan hành chính nhà nước xem xét, đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định

* Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, khoản 11 Điều 2.

Trang 18

-12-hành chính, -12-hành vi -12-hành chính trong quản lý đất dai bị khiếu nại thuộc thẩm quyên của mình nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại".

1.1.4 Đặc điểm của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai

Bản chất việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai Do đó đòi hỏi hoạt động này phải tuân thủ theo những nguyên tắc và trình tự thủ tục nhất định nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một hình thức giải quyết khiếu nại nói chung vì vậy, giải quyết khiếu nại trong

lĩnh vực dat đai mang các đặc diém của giải quyêt khiêu nại nói chung như sau:

Một là: giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Đó là hoạt động xem xét, giải quyết do người có thâm quyền (Chủ tịch Ủy ban nhân dân , thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường, thanh tra các cấp ) thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là quyết định hành chính (bằng văn bản), khi có hiệu lực pháp luật buộc các chủ thê có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện Trong trường hợp cần thiết, quyết định giải quyết khiếu nại được đảm bảo thực hiện thông qua việc cưỡng chế bởi các cơ quan có thầm

quyền Nếu vi phạm, tùy theo mức độ, có thé bị xử lý băng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hai là: giải quyết khiêu nại trong lĩnh vực đất đai phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Khiếu nại cấp dưới do cơ quan cấp trên giải quyết và đến một cấp nhất định thi cham dứt việc giải quyết, nêu người khiếu nai không đồng ý thì vụ việc được đưa ra tòa án dé giải quyết.

Ba là: phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản về giải quyết khiếu nại như minh bạch, công khai, nguyên tắc pháp chế Các nguyên tắc cơ bản là định hướng, những tư tưởng xuyên suốt quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của

cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Bốn là: giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là hoạt động áp dụng pháp

luật, do đó nó mang tính cá biệt, cụ thé Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được thực hiện và có hiệu lực đối với từng chủ thé, từng tinh huống, vu VIỆC cu

thé va chỉ có giá trị pháp lý đối với chủ thé xác định được nêu trong văn bản áp dung Nó không làm phát sinh quyên, nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thé khác.

Trang 19

-13-1.1.5 Vai trò của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai

Một là: Góp phan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất dai.

Pháp chế và ky luật nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động tích cực trong quá trình củng cô và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Pháp chế Xã hội chủ nghĩa là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự ton tại một trật tự pháp luật và ky luật, là sự tuân thủ và thực hiện đây đủ pháp luật trong tô chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đối với công dân và sự bảo đảm xử lý nghiêm minh, kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Kỷ luật nhà nước là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân

thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và hoàn thành nhiệm vụ được nhà

nước giao Củng cô ky luật nhà nước góp phan tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ngược lại, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện cần thiết để giữ vững kỷ luật nhà nước Pháp luật quy định nhiều hình thức dé bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà nước thông qua hoạt động giám sát của cơ quan quyên lực nhà nước, hoạt động kiểm tra của Dang; thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản ly nhà nước, của cơ quan kiểm sát, hoạt động giám sát của Mặt trận tô quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong đó có hoạt động khiếu nại của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Nhằm bảo đảm cho hoạt động khiếu nại của công dân, pháp luật ghi nhận quyền khiếu nại của công dân với vai trò là phương tiện giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quy định rõ quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai mà các chủ thé này phải tuân theo.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một trong nhiều phương thức đảm bảo các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được ban hành, thực hiện đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã bị xâm hại được khôi phục, hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước trở nên có hiệu quả, các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc hủy bỏ, cham dit kịp thời; từ đó phòng

ngừa các vi phạm pháp luật xảy ra từ phía những người thực thi công việc do Nhà

nước giao quyền Việc xem xét giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh

Trang 20

-14-vực đất đai là nội dung quan trọng và là một trong những biện pháp để pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại phát huy được vai trò trong đời sống xã hội; các quan hệ đất đai được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của nhà nước, của tập thé, xã hội và của người sử dụng đất, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân ngăn ngừa vi phạm pháp luật khác có thê xảy ra Như vậy, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nhà

nước góp phân nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Hai là: Góp phan nâng cao hiệu lực, hiệu quả quan ly nhà nước trong lĩnh vực đất dai.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai một mặt nhằm bảo đảm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất được thực hiện nghiêm chỉnh, phát hiện những sai sót, han chế, biết được năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên dé kip thời sửa chữa, uốn nắn Mặt khác, qua đó Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đã ban hành, qua đó có cơ sở thực tiễn dé hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai Ngoài ra, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn là phương thức bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý của nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước Thông qua quyền giám sát, quyền khiếu nại của mình, người sử dụng đất đã chuyên cho cơ quan nhà

nước những thông tin, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quan lý va

sử dụng đất đai, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của họ Qua đó, Nhà nước kiểm tra lại hoạt động của cơ quan, hành vi của công chức thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai,

xử ly đúng pháp luật những hành vi sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức, kip

thời xử lý hoặc chỉnh sửa những bắt hợp lý về chính sách, pháp luật đất đai, pháp luật

khiêu nại về dat đai nhăm nang cao hiệu lực, hiệu quả quản lý va sử dụng dat dai.

Việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là đối với khiếu nại đông người, vượt cấp, kéo dài có ý nghĩa ngăn ngừa tình huống phát sinh các “điểm am, điểm nóng” gây mat ôn định về an ninh nông thôn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời loại bỏ những cơ hội mà các thế lực thù địch lợi dụng dé chéng pha công cuộc đôi mới và phát triển theo định

hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Trang 21

-15-Ba là: Vai trò bảo vệ quyén và lợi ich hợp pháp của công dân trong lĩnh vực

quản lý nhà nước về đát đai.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là thực hiện sự đảm bảo của Nhà

nước đối với quyền khiếu nai của công dân, là thực hiện quyền dân chủ của công dân được Hiến pháp ghi nhận, là một hình thức của dân chủ xã hội chủ nghĩa dau tranh chống lại các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tô chức trong xã hội Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân Bảo đảm công bằng xã hội là mục tiêu của xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là phương tiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vừa là con đường bảo đảm sự công bằng xã hội Thực hiện quyền khiếu nại là một hình thức công dân thực hiện quyền dân chủ, tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân kịp thời, đúng pháp luật thé hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của Nhà nước trước công dân Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiệu quả, đúng chính sách pháp luật, hợp lòng dân sẽ củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền, vào chế độ, tích cực góp sức minh làm 6n định tình hình chính trị, bảo

đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo tiên đê cho sự phát triên kinh tê- xã hội.Bồn là: Góp phan củng cô niêm tin của nhán dan vào đường lôi, chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa dang, đúng pháp luật và chủ thé quản lý nhà nước sớm sửa chữa khắc phục những sai phạm, hạn chế trong quan lý dat đai, xử lý nghiêm minh những người có hành vi sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai tất yếu sẽ góp phần giảm bớt khiếu

nại kéo đài, vượt cấp, phát huy dân chủ, tạo lòng tin trong nhân dân Từ đó dân tin

Đảng, Nhà nước thực sự sắn bó, trọng dân, có trách nhiệm với nhân dân, lo cho dân và là của dân, do dân, vi dân Cơ sở đó củng có lòng tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm cho mỗi quan hệ giữa Dang, Nhà nước và nhân dân ngày càng gắn bó bên chặt và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy truyền thống, đạo lý của con người Việt Nam.

1.2 Lý luận pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat dai 1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Trang 22

-16-Pháp luật giữ vai trò quan trong, là phương tiện dé nhân dân phat huy quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế; là nhân tô bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực của nhân dân, thực hiện công băng xã hội Các quyền dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, trong đó có quyền khiếu nại về đất đai và các quy tắc thực hành các quyền này trên thực tế luôn được nhà nước thê chế hóa thành pháp luật.

Trước hết là kiểm soát việc thực hiện các quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính; thir hai là việc thực hiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thir ba, kiêm soát các vi phạm về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng dat; / tr là các vi phạm về thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thir năm vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất.

Pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về: đối tượng khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại,

người bị khiếu nại; nguyên tắc, phương thức thực hiện quyền khiếu nại của công dân,

tổ chức; thầm quyên, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của co quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, giám sát việc giải quyết khiếu nại; những bảo

đảm cho việc thực hiện quyên khiêu nại v.v.

Qua đó, có thé định nghĩa pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai như sau: Pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành theo trình tự, hình thức luật định, nhằm điều chỉnh các quan hệ phái sinh về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất dai, bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân tô chức, góp phan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất dai.

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai

Thứ nhất, pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai là bộ phận hop thành của pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính.

Pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai vừa thỏa mãn một số đặc điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính nói chung, vừa mang nét đặc thù của pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thể hiện trong các quy định về nguyên tắc giải quyết khiếu nại như nguyên tắc pháp chế trong việc tuân thủ hình thức và trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hay nguyên tắc

Trang 23

-17-khách quan xuất phát từ sự vận động -17-khách quan của đời sống xã hội, từ quyền con người được thừa nhận và bảo đảm Nguyên tắc đối thoại, nguyên tắc công khai minh bạch, nguyên tắc kịp thời xuất phát từ quyền tự nhiên, quyền dân chủ và nguyên tắc này hình thành nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại và còn thé hiện trong các quy định về thâm quyền giải quyết và trình tự thủ tục tiến hành việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Thứ hai, pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat dai vừa mang tinh

quy phạm hành chính, quy phạm thu tục và quy phạm chuyên mon.

Tính quy phạm hành chính được thê hiện chủ yếu trong các quy định về thâm quyên giải quyết mang tính thứ bậc, về mối quan hệ quản lý, mối quan hệ phối hợp

trong việc giải quyêt giữa cơ quan có thâm quyên với các cơ quan khác có liên quan.

Tính quy phạm thủ tục thể hiện trong các quy định về hình thức, trình tự, thủ

tục giải quyêt như thời hạn,thời hiệu, khiêu nại lân một và khiêu nại lân hai.

Tính quy phạm chuyên môn thé hiện qua tính chất chuyên sâu của nội dung quản lý nhà nước về đất đai như: Ban hành văn bản quản lý, sử dụng đất và tô chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, ban đồ hiện trang sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng dat; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê dat, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai

Thứ ba, nguôn pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat dai được ghi

nhận trong nhiêu văn bản có hiệu lực khác nhau

Hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thấm quyền Khi có khiếu nại phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành, quản lý hành chính nhà nước, thực hiện quyền hành pháp thì cơ quan hành chính nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh do chính hoạt động quản lý của mình gây ra Khi quyền khiếu nại hành chính của công dân được hình thành, khi đó cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, kết luận, phán quyết về phương

Trang 24

-18-diện pháp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại Dang chú ý là trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính cơ quan hành chính nhà nước phải căn cứ vào pháp luật, xem xét tính hợp lý, cân nhắc tình hình thực tiễn nơi xảy

ra vụ việc và yêu câu của công tác quản ly nhà nước đê giải quyết.

Chính vì vậy hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được quy định trực tiếp trong rất nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý cao như Hiến pháp, các đạo

Luật đất đai năm 2013, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương năm năm 2015, Luật cán bộ công chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, đối trợng điều chỉnh của pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat dai là các quan hệ giữa một bên là người khiếu nại với một bên là cá nhân, cơ quan, tô chức có thẩm quyên giải quyết khiếu nại trên cơ sở khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính về đất đai.

Khiếu nại về đất đai là một dạng khiếu nại hành chính, đây là quyền cơ bản của công dân, nó là nhu cầu tất yếu của thực tiễn đời sống, trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai; công dân có thể tự định đoạt quyền khiếu nại của mình đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền nhằm yêu cầu họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình về đất đai; đến lượt các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Thực hiện việc Giai quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên cơ sở đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính về đất đai bao gồm các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất Và hành vi hành chính về quản lý đất đai là hành vi của cán bộ, công chức Nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi trách nhiệm trong việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính.

1.2.3 Phân loại các loại khiếu nại trong lĩnh vực đất đai Thứ nhất, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Dé thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiễn hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển Tuy nhiên

Trang 25

-19-van dé bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi dat ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở Những trường hợp bi thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ dé mua nhà ở mới tại khu tái định cư Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn Tiền bồi thường dat nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyên nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyên nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp dé chuyên sang làm ngành nghé khác Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc băng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư Các quy định của pháp luật về đất dai dé giải quyết van dé tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo

Thứ hai, khiêu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyên sử dụng dat Đây là dạng khiếu nại rất phô biến hiện nay Dạng khiếu nại này phát sinh một phan từ sai sót của cơ quan có thâm quyền, như : Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích Có những trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng Các cơ quan có thâm quyên trong quá trình giải quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu gây khó khăn cho người sử dụng đất Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng

Thứ ba, khiêu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

Nội dung khiếu nại này có nhiều dạng Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Dat đai và Luật khiếu nại nên phat sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cô tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phat thì ngoan có

khiêu nại Bên cạnh đó cũng có phân trách nhiệm của các cơ quan có thâm quyên

Trang 26

- 20

-trong quá trình giải quyết, như : ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhằm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.

Thir tr, khiêu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ (Doi lại dat, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau, qua các cuộc điều chỉnh đã giao cho người khác sử dung; Doi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 — 1986; Doi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tập trung) + Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất.

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ.

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyền quyền sử dụng đất + Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính.

Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, bên cạnh những vị tri dọc theo trién sông, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng Các tranh chấp có thể diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm, nơi có nguồn lâm thé sản có giá trị lớn Khi Nhà nước tiến hành phân tách các đơn vi hành chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất

đai liên quan đên địa giới hành chính diễn ra ở nhiêu địa phương trên cả nước v.v

Kết luận chương 1

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật quy định, được nhà nước bảo đảm Khiếu nại về đất đai là một trong những phương tiện pháp lý hữu hiệu mà người sử dụng đất có thé sử dụng dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại

Trang 27

-21-về đất đai, người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước -21-về đất đai, giúp cho cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những hạn chế của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai, cũng như những bất cập trong chính sách, pháp luật và trong tô chức bộ máy của cơ quan quản lý đất đai, từ đó có biện pháp xử lý, kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước về dat dai.

Giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, đồng thời là một nội dung thuộc về hoạt động quản lý nhà nước Hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Thực hiện có hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dat đai, kip thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức, qua đó góp phần 6n định tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cô lòng tin của nhân

dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điêu hành của nhà nước.

Trang 28

-22-Chương 2

THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE GIẢI QUYẾT KHIEU NẠI TRONG LĨNH VỤC DAT DAI

2.1 Thực trang pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat đai

Ở Việt Nam hiện nay, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chưa được quy định trong một văn bản riêng biệt mà năm trong hệ thống các quy định về giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng Vì vậy, thực trạng pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được phản ánh thông qua thực trạng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quan tâm sâu sắc đến van đề xem xét và giải quyết khiếu nại của công dân bang cách ban hành các Sắc lệnh quy định, hướng dẫn khiếu nại như: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt; Sắc lệnh số 138b-SL ngày 18/12/1949 Đặc biệt, quyền khiếu nại của công dân Việt Nam được quy định rõ tại Hiến pháp năm 1959:

“Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyên khiếu nại bắt cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước Những khiếu nại và tô cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng Người bi thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyên được bồi

thường ”)

Qua nhiều lần, sửa đồi, b6 sung thì pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại đã dần hoàn thiện và phù hợp với tình hình thực tế Nội dung pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đại được đúc kết và thé hiện rõ trong Luật Khiếu nại 2011 và Luật Dat dai 2013 Bên cạnh đó, dé nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại của cơ quan, tô chức và công dân, những năm qua, Dang và Nha nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật đề cập tới công tác giải quyết khiếu nại, đồng thời coi việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần phát huy quyền dân chủ của nhân dân và thực hiện cải cách hành chính nhà nước Các hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được chia làm các nhóm như sau:

5 Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội, Điều 29.

Trang 29

~ FF «

2.1.1 Quy định về nguyên tac giải quyết khiếu nại

Đề đảm bảo cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng dat diễn ra phù hợp với ý chí của Nhà nước và nguyện vọng của người sử dụng đất Việc giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời đầy đủ các yêu cầu của đương sự theo đúng pháp luật Vì vậy, Luật Khiếu nại 2011 quy định rõ các nguyên tắc giải quyết khiếu nại Cụ thê:

Thứ nhất, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải được thực hiện theo quy định của pháp luật: nguyên tắc này đòi hỏi người khiếu nại phải thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật, không được lợi dụng quyền khiếu nai dé thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai của người có thẩm quyền cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, đúng thâm quyền, trình tự, thủ tục và việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực dat dai

phải có căn cứ pháp lý.

Nguyên tắc này đảm bảo cho việc xác lập hệ thống các quan hệ xã hội phát sinh trong qua trình giải quyết khiếu nại về đất đai trong một trật tự đã được pháp luật

định hướng.

Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo khách quan: đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết khiếu nại Các cơ quan nhà nước, người có thâm quyền trong cơ quan nhà nước quán triệt nguyên tắc này thì việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ đảm bảo tính chính xác, tạo thuận

lợi cho việc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, từ đó cũng hạn chế những sai

sót và tình trạng tiếp khiếu.

Thứ ba, việc giải quyết khiếu nai trong lĩnh vực đất đai phải dam bảo công khai: nguyên tắc này cũng nhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được chính xác, khách quan và minh bạch Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơquan có thẩm quyền, người có thâm quyền phải giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai công khai, tăng cường đối thoại giữa người khiếu nại với người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai Người khiếu nại biết được các khâu, các bước trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai Nguyên tắc công khai cũng giúp cho hạn chế tiêu cực trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng như hạn chế tình trạng quan liêu, chủ quan trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Trang 30

-24-Thứ tu, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất dai phải dam bảo dân chủ: nguyên tắc này đòi hỏi việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai người khiếu nại phải tăng cường đối thoại với người khiếu nại để lắng nghe thấu hiểu những yêu cầu của người khiếu nại, nội dung khiếu nại Qua đó, có giải pháp phù hợp dé giải

quyết đôi với từng vụ việc khiêu nai.

Thứ năm, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo kịp

thời: mặc dù Luật Khiếu nại quy định rõ thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực

đất đai Tuy nhiên, trước yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng như yêu cầu của từng vụ việc khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải xem xét giải quyết kịp thời, nhất là những quyết định hành chính có thê gây thiệt hại, khó có khả năng khắc phục thì người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải giải quyết ngay.

2.1.2 Quy định về chủ thể thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai Chủ thé thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là "người sử dung đất" Theo Luật Đất đai năm 2013, "người sử dụng đất" bao gồm: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyền quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1 Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, don vi vũ trang nhân dân, tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tô chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tô chức);

2 Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình,cá nhân);

3 Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tô dân phố và điểm dân cư

tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

5 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội Điều 4.

Trang 31

-25-4 Cơ sở tôn giáo gôm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thât, thánhđường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở củatô chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5 Tô chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gôm cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chứcnăng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tôchức thuộc Liên hợp quôc, cơ quan hoặc tô chức liên chính phủ, cơ quan đạidiện của tô chức liên chính phủ;

6 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luậtvề quôc tịch;

7 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn dau tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam ma nhà dau tư nước ngoài mua cổ phan, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư

Theo đó, các chủ thé nêu trên (gọi tắt là cá nhân, t6 chức) đều có quyền thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quan lý đất đai là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi

ích hợp pháp của mình.

Người khiếu nại trong lĩnh vực đất đất đai phải là người có năng lực hành vi và năng lực pháp luật đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện dé thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định Người khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thâm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nai Công dân có thé thực hiện quyền khiếu nại của mình thông qua các hình

thức theo quy định®`,

Bên cạnh đó, chủ thể của quyền khiếu nại còn chưa thống nhất trong Luật khiếu nại năm 2011 Theo khoản 1, 2 Điều 2 của Luật khiếu nại năm 2011 thì người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không được có quyền khiếu nại Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Khiếu nại năm

7 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội, Điều 5.

8 Quốc hội (2011), Luật Khiêu nại, Hà Nội.Điêu 8, Khoản 1 Điêu 12; Chính phủ (2012), Nghị định sô75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một sô điêu của Luật Khiêu nai, Hà Nội.

Trang 32

- 86

-2011: "Khiếu nại của cơ quan, tô chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác" thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền khiếu nại và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại năm 2011 Tuy nhiên, với quy định của khoản 1, 2 của Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện quyền hiến định này của

người nước ngoài.

2.1.3 Quy định về quyền, nghĩa vu của người khiếu nại, người bị khiếu nại Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có đặc điểm như khiếu nại hành chính, do vậy, người khiếu nại và người bị khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ tương tự người khiếu nại và người bị khiếu nại trong quy định của Luật Khiếu nại năm 201 1.

2.1.3.1 Quyển, nghĩa vụ của người khiếu nại Quyên của người khiếu nại:

- Tự mình khiếu nại

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại 6m dau, già yếu, có nhược điểm về thê chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha,

me, VO, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ đề thực hiện việc khiếu nại.

- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại dé bao vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập dé giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà

nước.

Trang 33

-27 Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan dang lưu giữ, quan ly thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, ké từ ngày có yêu cầu dé giao nộp cho người giải quyết khiếu

nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dung các biện pháp khan cấp dé

ngăn chặn hậu quả có thê xảy ra do việc thi hành quyêt định hành chính bị khiêu nại.- Đưa ra chứng cứ về việc khiêu nại và giải trình ý kiên của mình vê chứng cứđó.

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiêu nại, nhận quyêt định giảiquyét khiêu nai.

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật t6 tụng hành chính.)

- Rút khiếu nại.

Đề giải quyết một số hạn chế, bất cap, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong việc khiếu nại của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được sửa đôi, bé sung năm 2004, năm 2005, sau đây viết tắt là Luật Khiếu nại, tố cáo), Luật Khiếu nai năm 2011 quy định bổ sung người khiếu nại có thêm một số quyền, đó là: quyền được uỷ quyên cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư van về pháp luật hoặc uy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (nếu người khiếu nại là người trong diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật); quyền tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại điện hợp pháp tham gia đối thoại; quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập dé giải quyết khiếu nai, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; quyền được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, ké từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật

° Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, khoản 1, Điều 12.

Trang 34

- 28

-nhà nước và quyền được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dung các biện pháp khan cấp dé ngăn chặn hậu qua có thê xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính

bị khiêu nai.

Nghĩa vụ của người khiêu nại:

- Khiêu nại dén đúng người có thâm quyên giải quyết.

- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đăn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cap thông tin, tài

liệu đó.

- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật So với Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định bô sung thêm nghĩa vụ của người khiếu nại, đó là: đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nai.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thé, người khiếu nại còn thực hiện các quyền,

nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3.2 Quyên, nghĩa vụ của người bị khiếu nai Thứ nhất, người bị khiếu nại có các quyên sau đây:

- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập dé giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà

- Yêu cầu cá nhân, co quan, tô chức có liên quan đang lưu giữ, quản ly thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình

!9 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, khoản 2, Điều 12.

Trang 35

-29

-trong thời han 07 ngày, kê từ ngày có yêu cầu dé giao cho người giải quyết khiếu nại,

trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Chi tiết hơn Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định bố sung thêm các quyên của người bị khiếu nại như quyền được biết, doc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nai thu thập dé giải quyết khiếu

nai, trừ thông tin, tài liệu thuộc bi mật nhà nước; t!

Thứ hai, người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại điện hợp pháp tham gia đối

- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thâm quyên giải quyết khiếu nại.

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kế từ ngày có yêu cau.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp

- Sửa đôi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước.

- Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định bồ sung thêm nghĩa vụ của người bị khiếu nại.12

2.1.4 Quy định về thẩm quyền giải quyết khiéu nại

Thâm quyền giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng của pháp luật khiếu

nại vì nó xác định ai là người có thâm quyên giải quyêt khiêu nai và giải quyêt đôi

!! Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, khoản 1, Điều 13.

2 Quốc hội (2011), Luật Khiêu nại, Hà Nội, khoản 2, Điêu 13.

Trang 36

-30-với những loại khiếu nại nào Việc quy định thâm quyền giải quyết khiếu nại một cách rành mach và khoa học sẽ giúp tránh việc dun day, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, đồng thời tránh được sự chồng chéo, tạo thuận lợi cho cả người dân và cơ quan nhà nước có thâm quyền qua đó nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính Nghiên cứu quy định pháp luật về khiếu nại từ trước tới nay cho thay thấm quyên giải quyết khiếu nại hành chính được quy định khác nhau qua các giai đoạn, thậm chí trong một số thời điểm, người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà

nước cũng có thâm quyền giải quyêt khiêu nại.

Việc xác định thâm quyền giải quyết khiếu nại trước hết phải bảo đảm các yêu cầu của việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính, đồng thời phải phù hợp với nguyên tắc tô chức bộ máy nhà nước ta, phù hợp với quy định về phân cấp trong quản

lý nhà nước và đặc biệt là phải bao đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của việc giải

quyết khiếu nại Việc xác định thâm quyền trong Luật khiếu nại cũng phải xác định được trách nhiệm của nền hành chính trong việc xử lý vướng mắc phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tức là việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trước hết phải do người có quyết định, hành vi đó xem xét, xử lý (trong trường hợp người khiếu nại lựa chọn con đường giải quyết tại các cơ quan hành chính nhà nước), đồng thời đảm bảo quyền tự do, dân chủ trong việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân.

Luật khiếu nại không quy định trực tiếp về nguyên tắc xác định thâm quyền giải quyết khiếu nại, tuy nhiên căn cứ vào các quy định về thâm quyên giải quyết, có thé khái quát nguyên tắc xác định thâm quyền như sau:

- Người có thâm quyên giải quyết khiếu nại lần đầu là người đã ra quyết định hành chính bị khiếu nại hoặc người đứng đầu cơ quan có hành vi hành chính bị khiếu

- Người có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Thâm quyền giải quyết khiếu nại của các co quan hành chính nhà nước Thâm quyên giải quyết khiếu nại được quy định tại Luật khiếu nại năm 2011, cụ thé như sau):

!3 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, Điều 17 đến Điều 26.

Trang 37

-31 Chủ tịch Uy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thi tran va Thủ trưởng co quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

- Chủ tịch UBND cấp huyện có thầm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành

chính của mình, của cán bộ, công chức do minh quan lý trực tiêp.

- Giám đốc sở và cấp tương đương có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thâm

quyên giải quyêt khiêu nại giữa các cơ quan, đơn vi thuộc phạm vi quan lý của mình.- Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc

Chính phủ có thâm quyên giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành

vi hành chính của minh, cua cán bộ, công chức do mình quan lý trực tiép.

- Bộ trưởng có thấm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định

hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý

trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết khiếu

Trang 38

-32-nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thâm quyên quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thâm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan,

đơn vi thuộc phạm vi quan lý của minh.

- Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thâm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tinh).

Thâm quyền của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại

Theo quy định của Luật khiếu nại, trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu

nại cho thấy, nội dung vụ việc thường rất đa dạng và phức tạp, cần phải có quá trình

thâm tra, xác minh trước khi đưa ra quyết định giải quyết Các cơ quan thanh tra đóng vai trò quan trọng trong quá trình này Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm:

- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thâm quyền của Thủ trưởng

cơ quan quản lý nhà nước cùng câp khi được giao.

- Giúp thủ trưởng co quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các co quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ich của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thâm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý

đôi với người vi phạm.)

Luật khiếu nại quy định Tổng Thanh tra Chính phủ có thâm quyên:

'4 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, khoản 2, Điều 24.

!5 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội, Điều 25.

Trang 39

~ 33 =

- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, co quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tô chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thâm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi

Trong quy định thâm quyên giải quyết khiếu nại cũng còn bat cập Khoản 6, Điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: "Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền giải quyết khiếu nại" Bên cạnh đó, Luật Khiếu

nại năm 2011 cũng quy định:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ich hợp pháp của mình thi người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc

cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại

Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chínht”),

Những quy định này không phù hợp và có sự mâu thuẫn với thâm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011 bởi thâm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về co quan, tô chức Bên cạnh đó, theo quy định của Luật khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thâm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp Do đó, nếu như phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính, càng không phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật Tuy nhiên, với quy định không rõ ràng như khoản | Điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì trong nhiều trường hợp người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại lòng vòng, không đúng người có thâm quyền giải quyết và mất quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết.

'6 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nai, Hà Nội, Điều 24.

! Quốc hội (2011), Luật Khiéu nại, Hà Nội, Khoản 1 Điêu 7.

Trang 40

-34-2.1.5 Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nai 2.1.5.1 Tiếp nhận đơn thư khiếu nại

Trong trường hợp người khiếu nại không khởi kiện vụ việc ra Tòa án hành chính mà lựa chọn khiếu nại theo con đường hành chính thì các cơ quan hành chính có thâm quyên có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư khiếu nại băng hình thức tiếp dân trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Tiếp công dân là việc cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật Tiếp công dân 2013, đón tiếp dé lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị, phan ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Việc tiếp công dân nhằm tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thâm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính dé xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận việc giải quyết tố cáo, quyết định xử lý tố cáo và trả lời cho công dân biết theo đúng thời gian pháp luật quy định; đồng thời, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật, góp phần tuyên truyền pháp luật về khiếu nại cho công dân.

2.1.5.2 Giải quyết đơn thư khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính được thực hiện qua hai

cấp, cụ thể như sau:

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lan dau: a) Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu

- Nghiên cứu và xem xét thụ lý khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thâm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại, người có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại

'8 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nai, Hà Nội, Điều 27.

Ngày đăng: 14/04/2024, 00:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w