1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bằng ví dụ minh họa cụ thể trong thực tiễn, anh chị hãy nêu những dạng bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội việt nam hiện nay

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Từ đó làm rõ về thực trạng bất bình đẳng giáo dục đang hiện hữu trong xã hội Việt Nam hiện nay với những ví dụ minh họa cụ thể.3.. Bất bình đẳng xã hội1.1 Khái niệmHiểu theo cách đơn giả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETING

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:

Bằng ví dụ minh họa cụ thể trong thực tiễn, Anh/chị hãynêu những dạng bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội ViệtNam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Minh TiếnMã lớp học phần: 2309RLCP0421

Nhóm: 04

Hà Nội, tháng 3 năm 2023.

0

Trang 2

CHƯƠNG II: BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM - THỰC TRẠNGVÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU 8

1 Thực trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay 8

1.1 Bất bình đẳng về thu nhập và tài sản 8

1.2 Bất bình đẳng trong giáo dục 8

1.3 Bất bình đẳng về giới tính 8

1.4 Bất bình đẳng về sức khỏe 8

2 Những biểu hiện thực tế bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay 8

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội 10

4 Thực trạng và ý nghĩa việc nghiên cứu bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục ở Việt Nam 10

PHẦN KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Cơ quan giáo dục Liên Hợp Quốc cho biết trong một báo cáo vào ngày 23/6 rằng gần 260 triệu trẻ em không được đến trường vào năm 2018 do nghèo đói và sự bất bình đẳng giáo dục đang ngày càng trầm trọng do sự bùng phát của Covid-19 Vấn đề bất bình đẳng giáo dục không chỉ ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trên thế giới mà còn tác động trực tiếp đến Việt Nam trong những năm gần đây.

Ở nước ta hiện nay, tuy đã có sự phát triển về chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giáo viên tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng giáo dục vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Từ hai nguồn số liệu VLSS93 và VLSS98, thông qua phép đo lường IEO theo nguồn gốc gia đình giàu nghèo đã cho biết xu hướng chung của bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam là càng học lên cao thì bất bình đẳng về giáo dục càng lớn và bất bình đẳng ở cấp đại học là lớn nhất Đồng thời khi xem xét bất bình đẳng về giáo dục được thể hiện qua chỉ số Gini chi tiêu cho giáo dục ta lại thấy xu hướng chung của bất bình đẳng về giáo dục là không giảm có thể thấy khuynh hướng ngày càng tăng theo thời gian Chúng ta luôn nói rằng giáo dục là một trong những công cụ hữu hiệu và quan trọng nhất để thoát nghèo, nhưng nền giáo dục đại học hiện nay đang gây khó khăn cho học sinh nghèo vào học Khi lựa chọn đề tài này, nhóm mong muốn có thể đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề nhức nhối vẫn luôn thường trực để chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng này.

2 Mục đích nghiên cứu

Trình bày khái quát về bất bình đẳng xã hội nói chung Từ đó làm rõ về thực trạng bất bình đẳng giáo dục đang hiện hữu trong xã hội Việt Nam hiện nay với những ví dụ minh họa cụ thể.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được đề cập ở đây sẽ bao gồm những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cùng các giáo viên, giảng viên đang công tác giảng dạy ở khắp mọi vùng miền trên cả nước.

4 Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục được nhóm tập trung nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây.

2

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 1 Bất bình đẳng xã hội

1.1 Khái niệm

Hiểu theo cách đơn giản nhất, bất bình đẳng là sự chênh lệch và khoảng cách trong tiếp cận và lợi ích về các mặt đời sống giữa các cá nhân, các gia đình, giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia và giữa các quốc gia.

Bất bình đẳng xã hội là sự bất bình đẳng, thiếu công bằng, sự bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội.

1.2 Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội.

1.2.1 Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân

Bất bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi - đây là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng, bất bình đẳng luôn hiện diện bởi sự khác biệt nhân cách giữa những cá nhân Nếu có một xã hội mở và nếu con người khác nhau về tài năng và nhu cầu thì điều đó sẽ hàm ý rằng bất bình đẳng là không thể tránh được Đó là một thực tế của xã hội.

“ Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng

sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân

— Cauthen.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritstốt (384–322 TCN) cho rằng có những khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân; thực tế, vẫn còn tồn tại những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng.

“ Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ ”

— Aristotle

“ Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo”

3

Trang 5

ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.

— Goldberg.

1.2.2 Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế

Một số nhà xã hội học khác đã cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi; nhưng họ lý luận nguyên nhân của nó là do xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác Khả năng thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất Do vậy trong những điều kiện đó, không thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có nguy hiểm cho xã hội.

Có quan điểm cho rằng bất bình đẳng chủ yếu là do cấu trúc của hệ thống xã hội gây ra chứ không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân.

“ Nguồn gốc của bất bình đẳng liên quan tới sở hữu tư nhân về của cải Những

đặc điểm về kinh tế, chính trị và thị trường lao động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các cá nhân

— Rousseau.

1.2.3 Quan điểm của Karl Marx

Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế và coi đó là nền tảng của cơ cấu giai cấp Theo Marx, mối quan hệ giai cấp là chìa khóa của mọi vấn đề trong đời sống xã hội Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp.

1.2.4 Quan điểm của Max Weber

Khác với Marx, nhà xã hội học Max Weber (1864-1920) không coi mọi cấu trúc xã hội, đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp Đẳng cấp phụ thuộc vào những khác nhau đặc biệt về địa vị trên nền tảng nghi thức tôn giáo Werber nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất; Ví dụ, trường hợp giàu có nhưng không có học vấn hay giáo dục để nắm địa vị cao trong xã hội; ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị Weber cho rằng đây là một vấn đề phân tích về mặt lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của bất bình đẳng xã hội.

Quan điểm của Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở kinh tế của giai cấp Theo Weber, nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp.

1.3 Phân loại

4

Trang 6

1.3.1 Bất bình đẳng giới tính

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về điều kiện, cơ hội phát triển năng lựa của mình cho sự phát triển của cộng đồng – xã hội Sự phân biệt đối

xử giữa nam giới và nữ giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ, những quan niệm xã hội về thân phận người phụ nữ là tài sản của người đàn ông hay mọi quyền lực thuộc về đàn ông đã khiến cho xã hội nảy sinh sự bất công.

Từ xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong định kiến giới đã hình thành nên tính gia trưởng của nam giới, suy nghĩ về sự quan trọng và sức mạnh của đàn ông khiến cho họ tăng thêm cho mình uy quyền ngoài xã hội và uy lực trong gia đình khi đối xử với phụ nữ.

Đội tuyển bóng đá nữ Canada dù đang trong giai đoạn chuẩn bị cho vòng chung kết World Cup nữ 2023 diễn ra tại Úc và New Zealand vào ngày 20-7 sắp tới đã dứt khoát bày tỏ ý định sẽ không tham gia buổi hội quân cho kỳ World Cup lần này diễn ra vào tháng tới vì các vấn đề về bất bình đẳng tiền lương và các hỗ trợ khác

Nữ tiền đạo Janine Beckie của đội tuyển Canada cho biết cô đã chứng kiến nhiều sự phân biệt “kinh khủng” giữa bóng đá nam và bóng đá nữ Cô lấy ví dụ cho sự bất bình đẳng như việc nhân sự của đội bóng đá nam Canada đông gấp đôi nhân sự của bóng đá nữ “Chúng tôi đã thi đấu một cách mù quáng mà không hề biết liên đoàn có thể hỗ trợ chúng tôi đến mức nào cho đến khi chứng kiến các hỗ trợ của họ cho đội nam”, đội trưởng lâu năm của tuyển nữ Canada Christine Sinclair nói với Reuters 15 cầu thủ của đội tuyển nữ Tây Ban Nha cũng đã từ chối lên tuyển để bày tỏ sự phản đối với huấn luyện viên Jorge Vilda.

1.3.2 Bất bình đẳng về tuổi tác (Ageism)

Ageism được hiểu là Chủ nghĩa tuổi tác, hay chính xác hơn là phân biệt tuổi tác Cụ thể, Ageism là thuật ngữ chỉ sự đối xử không công bằng với một người dựa trên tuổi tác của họ Tại nơi làm việc, điều này có thể xảy ra dưới hình thức một người nào đó bị tước mất cơ hội đi đào tạo, thăng tiến hoặc buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động sớm.

 Có bốn kiểu phân biệt tuổi tác chính:

1 Phân biệt đối xử trực tiếp: Xảy ra khi một người bị đối xử tệ hơn một số nhân viên khác trong cùng một hoàn cảnh chỉ vì tuổi tác của họ.

2 Phân biệt đối xử gián tiếp: Xảy ra khi nhà tuyển dụng có một phương thức hoạt động khiến những người ở một nhóm tuổi cụ thể gặp bất lợi khi làm việc

3 Quấy rối: Xảy ra khi ai đó bị sỉ nhục, xúc phạm hoặc giảm/ thay đổi chức vụ công việc vì tuổi tác của họ.

4 Nạn nhân hóa: Xảy ra khi ai đó bị đối xử tệ bạc vì họ khiếu nại về việc bị phân biệt tuổi tác

5

Trang 7

Một ví dụ "kinh điển" khi nói về Ageism ở Mỹ là trải nghiệm của Brian Reid - một trong những người tiên phong, sáng lập ra Alta Vista (một trong những công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới) Ông đã bị sa thải khỏi vai trò kỹ sư của Google vào năm 2004 sau khi bị nhận xét là không còn phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, chậm chạp vì đã quá già Lúc đó ông Reid ở đầu những năm 50 tuổi Ông đã quyết định đệ đơn kiện Google vì Ageism ra tòa Kết quả là Tòa án Tối cao California đã đưa ra phán quyết có lợi cho ông, lưu ý rằng những lời nhận xét sai lệch thể bị coi là bằng chứng của sự phân biệt tuổi tác.

1.3.3 Bất bình đẳng kinh tế

Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập Các vấn đề bất bình đẳng kinh tế liên quan đến công bằng, bình đẳng về kết quả, bình đẳng về cơ hội, và tuổi thọ.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì đây là loại bất bình đẳng quan trọng nhất trong mọi xã hội Cơ sở bất bình đẳng về thu nhập trước hết bắt nguồn từ sự phân biệt về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và các tài sản có thể sinh ra thu nhập Bất bình đẳng về thu nhập nói riêng hay về kinh tế nói chung được xem là cội nguồn của sự phân chia về giai cấp trong xã hội.

Đại dịch Covid - 19 chính là nhân tố gần nhất nới rộng khoảng cách giàu - nghèo, khác hẳn với nhiều cuộc đại khủng hoảng Tại các nước phát triển, chính quyền đưa ra những khoản tiền trợ cấp khổng lồ để bảo vệ doanh nghiệp, duy trì thu nhập, tránh nghèo đói bùng phát, nhưng bên hưởng lợi phần lớn là những người giàu Điều này làm cho bất bình đẳng tăng mạnh hơn.

Sự phục hồi kinh tế tại Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển khác đang bị đe dọa bởi các vấn đề đã tồn tại trước đại dịch, được phản ánh qua sự phục hồi theo hình chữ K đối với các nhóm thu nhập thấp và cao Dịch Covid -19 được coi là tác nhân thúc đẩy gia

6

Trang 8

tăng mức độ bất bình đẳng về kinh tế lẫn y tế Những người giàu có không chỉ giữ được công việc với mức lương cao mà còn được hưởng lợi từ thị trường chứng khoán và giá nhà tăng Năm 2020, các tỷ phú đã kiếm thêm được hơn 3 nghìn tỷ USD, nhờ giá bất động sản và cổ phiếu tăng Hơn 10% dân số giàu nhất thế giới sở hữu hơn ba phần tư tài sản của nhân loại, trong lúc 50% dân cư thế giới, gồm những người nghèo nhất, sở hữu 2%.

1.3.4 Bất bình đẳng tiếng nói, cơ hội

Các quốc gia có mức bất bình đẳng thu nhập cao thường có đặc điểm là có mức phân biệt đối xử và bất bình đẳng cơ hội lớn hơn Ở Việt Nam ất bình đẳng về kinh tế, b

mới chỉ là một mặt của vấn đề, bất bình đẳng về tiếng nói và cơ hội là điều đáng lo ngại hơn, đặc biệt đối với người nghèo và người ở vùng nông thôn Cơ hội cho đầu tư vào học tập của các nhóm thu nhập thấp hơn giảm sút, điều đó cũng có nghĩa tương lai họ càng không có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể tham gia vào thị trường lao động mang lại thu nhập cao hơn Tương tự, họ ít có cơ hội đầu tư phát triển về thể chất và tinh thần, thông qua chế độ dinh dưỡng tốt và các hoạt động thể thao giải trí, cũng làm giảm khả năng phát triển vốn con người của nhóm này Nhóm người nghèo nhất bị lề hóa trong khi lợi ích tập trung vào nhóm giàu Hàng triệu người dân tộc thiểu số, nông dân quy mô nhỏ, người nhập cư, lao động phi chính thức và phụ nữ có nhiều khả năng bị nghèo hóa, khó tiếp cận các dịch vụ công, tham gia vào quá trình ra quyết định và bị phân biệt đối xử.

Dù Hiến pháp Việt Nam nêu rõ việc đảm bảo công bằng xã hội cho mọi công dân Chính phủ đã ghi nhận vấn đề khoảng cách giàu – nghèo tăng lên, và đã ban hành một loạt các chính sách giảm nghèo mạnh mẽ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo và xã “đặc biệt khó khăn”; đảm bảo không phân biệt đối xử với mọi công dân tuy nhiên hiệu quả thực hiện chính sách còn hạn chế, nhiều người thiệt thòi đang bị kỳ thị, khiến họ không được hưởng một số chính sách và dịch vụ Thường các phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục, dân tộc, tôn giáo, hay tình trạng khuyết tật Một khảo sát toàn quốc cho thấy những người tình dục đồng tính, lưỡng tính, người chuyển giới, người mắc HIV, người nhập cư và dân tộc thiểu số chịu phân biệt đối xử nhiều nhất “Dù Việt Nam đã xóa bỏ thành công tình trạng nghèo cùng cực và đói ở tất cả các vùng trừ một số vùng sâu, vùng xa, nhưng lại có những mối quan ngại phổ biến về tình trạng gia tăng bất bình đẳng về cơ hội và kết quả Cần có những nghiên cứu mới nhằm hiểu rõ hơn các nguồn tạo ra bất bình đẳng khác nhau, và quan trọng hơn nhằm hiểu rõ vai trò của chính sách công trong giải quyết tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng” (WB, 2012).

7

Trang 9

CHƯƠNG II: BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM -THỰC TRẠNG VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU 1 Thực trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay

Thực trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay là một vấn đề phức tạp và đa dạng, được phản ánh qua nhiều khía cạnh khác nhau.

1.1 Bất bình đẳng về thu nhập và tài sản

Sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các tầng lớp trong xã hội Việt Nam ngày càng lớn Các thành phần giàu có tập trung ở các trung tâm đô thị và nông thôn phát triển, trong khi đó, người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chỉ số Gini của Việt Nam (đo lường mức độ bất bình đẳng) đã tăng từ 0,35 năm 1993 lên đến 0,38 năm 2018 1.2 Bất bình đẳng trong giáo dục

Thực tế cho thấy, sự bất bình đẳng về giáo dục còn thể hiện ở sự chênh lệch về số lượng và chất lượng (phương thức giáo dục cũ không khuyến khích được sự tương tác, đầu tư vào giáo án giảng dạy còn chưa đúng mức, cơ sở vật chất…) các loại trường học giữa các địa phương Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, khoảng cách từ nơi ở đến trường học còn xa, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực giáo dục ở các trường học tại nơi này còn rất thiếu thốn

Tình trạng bất bình đẳng về giáo dục còn khá phổ biến về tỉ lệ biết đọc, biết viết và trình độ học vấn giữa các vùng miền, giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, giáo dục ở khu vực nông thôn còn tụt hậu so với khu vực thành thị.

1.3 Bất bình đẳng về giới tính

Phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như việc làm, giáo dục và chính trị Chỉ số phát triển giới tính của Việt Nam (Gender Development Index - GDI) là 0,970 năm 2019, chỉ thấp hơn mức trung bình thế giới 0,021 điểm 1.4 Bất bình đẳng về sức khỏe

Sự tồn tại của bất bình đẳng sức khỏe có nghĩa là con người không được hưởng các quyền đối với các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần Tình trạng kinh tế - xã hội thấp hơn có liên quan đến tình trạng sức khỏe thấp: người dân ở khu vực nông thôn thường là nhóm dân số già, có nhiều người trong số họ mắc bệnh tiểu đường hay huyết áp cao, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hạn chế Những yếu tố bao gồm: thiếu hụt thu nhập, thiếu việc làm, giáo dục, thiếu hụt kỹ năng và đào tạo, thiếu hụt sức khỏe và khuyết tật, tội phạm và các rào cản về nhà ở và dịch vụ cũng như thiếu hụt môi trường sống, tất cả đã góp phần vào sự bất bình đẳng về sức khỏe.

2 Những biểu hiện thực tế bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam ngày nay

2.1 Biểu hiện thực tế của bất bình đẳng mang tính tự nhiên

Bất bình đẳng mang tính tự nhiên trong xã hội Việt Nam ngày nay có thể được thể hiện qua những biểu hiện sau:

8

Trang 10

2.1.1 Bất bình đẳng trong phân bố tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam là một quốc gia có diện tích đất hẹp, nhưng lại có đa dạng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, rừng, khoáng sản Tuy nhiên, sự phân bố tài nguyên này lại không đồng đều trên toàn quốc, với một số khu vực có nhiều tài nguyên hơn so với các khu vực khác.

2.1.2 Bất bình đẳng trong khả năng chống chịu với thiên tai: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của thiên tai nặng nề nhất trên thế giới Tuy nhiên, khả năng chống chịu của các vùng địa lý khác nhau trong nước lại không đồng đều, với một số vùng bị tổn thất nặng nề hơn so với các vùng khác.

2.1.3 Bất bình đẳng trong khả năng sử dụng các nguồn năng lượng: Việt Nam có đa dạng các nguồn năng lượng như dầu khí, than đá, điện gió, năng lượng mặt trời Tuy nhiên, sự phân bố và khả năng sử dụng các nguồn này lại không đồng đều giữa các vùng khác nhau, với một số vùng có khả năng sử dụng các nguồn này tốt hơn so với các vùng khác.

Tất cả các biểu hiện trên đều cho thấy bất bình đẳng mang tính tự nhiên vẫn là một vấn đề cần được quan tâm trong xã hội Việt Nam, và đòi hỏi các giải pháp chính sách phù hợp để giảm thiểu bất bình đẳng này và đảm bảo sự bền vững của phát triển kinh tế và xã hội.

2.2 Biểu hiện thực tế của bất bình đẳng mang tính xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, bất bình đẳng mang tính xã hội có nhiều biểu hiện, trong đó có thể kể đến:

2.2.1 Bất bình đẳng về thu nhập và tài nguyên: Khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội là rất lớn, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn Ngoài ra, cũng có sự chênh lệch về tài nguyên như đất đai, tài chính, vốn đầu tư giữa các tầng lớp khác nhau.

2.2.2 Bất bình đẳng trong giáo dục: Khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các cơ hội giáo dục giữa các tầng lớp khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, gây ra sự chênh lệch trong khả năng phát triển và thăng tiến của các cá nhân và tầng lớp này 2.2.3 Bất bình đẳng về sức khỏe: Các tầng lớp khác nhau đối mặt với sự chênh lệch trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, như cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ y tế gây ra sự chênh lệch trong sức khỏe và tuổi thọ của các tầng lớp khác nhau 2.2.4 Bất bình đẳng về tư cách công dân: Có sự chênh lệch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các tầng lớp trong xã hội, chẳng hạn như quyền bầu cử, quyền tập hợp, quyền tự do ngôn luận

2.2.5 Bất bình đẳng địa lý: Các khu vực khác nhau trong đất nước đối mặt với sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, khả năng tiếp cận thông tin và kỹ thuật, cơ hội việc làm và phát triển kinh tế, gây ra sự chênh lệch trong sự phát triển của các vùng.

Tất cả các biểu hiện trên đều cho thấy bất bình đẳng mang tính xã hội vẫn là một vấn đề cần được giải quyết trong xã hội Việt Nam để đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững.

9

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:35

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w