1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạtđộng kinh doanh trước và trong đại dịchcovid 19 của các doanh nghiệp niêm yết tạiviệt nam

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu đề tài:Làm rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết tại Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19 như đặc điểm của công ty quy mô công t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI

VIỆT NAM.

OVERVIEW OF ECONOMIC PERFORMANCE OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM BEFORE AND

DURING COVID-19 PANDEMIC <512>

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 3/ Năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI

VIỆT NAM.

OVERVIEW OF ECONOMIC PERFORMANCE OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM BEFORE AND

DURING COVID-19 PANDEMIC <512>

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN NGỌC NHIỆM Khoa: ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT Các thành viên: LÊ TRẦN BẢO CHÂU

TRẦN NGÔ MỸ UYÊN

Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN BẢO CHÂU TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 3/ Năm 2022

Trang 3

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 Thông tin chung:

- Tên đề tài:

BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.

OVERVIEW OF ECONOMIC PERFORMANCE OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM BEFORE AND DURING COVID-19 PANDEMIC.

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nhiệm

Lớp: KT18DB01 Khoa: Đào tạo Đặc Biệt Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Bảo Châu

- Thành viên tham gia: + Lê Trần Bảo Châu

Lớp: KT18DB01 Khoa: Đào tạo Đặc Biệt Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4 + Trần Ngô Mỹ Uyên

Lớp: DH19KT02 Khoa: Kế toán- Kiểm toán Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 2 Mục tiêu đề tài:

Làm rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết tại Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19 như đặc điểm của công ty (quy mô công ty), chỉ số làm ảnh hưởng tới nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập hoạt động, vòng quay nợ phải thu, đòn bẩy tài chính), ngoài ra còn có các tác động trong đại dịch Covid (thời gian bùng phát).

Phân tích sự thuận hay nghịch trong tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Dựa trên cơ sở đó để đánh giá được mỗi nhân tố

Trang 4

khác nhau sẽ tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào tới hiệu quả hoạt động công ty trong mùa dịch này.

Đưa ra được những lý luận mang tính khoa học, để mang đến một nghiên cứu về những nhân tố trong COVID ảnh hưởng đến báo cáo tài chính các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm làm tiền đề để các doanh nghiệp nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung có chiến lược, chính sách phù hợp để khôi phục, cải thiện nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của trận đại dịch toàn cầu.

3 Tính mới và sáng tạo:

Trong đề tài nghiên cứu này, tính mới và sáng tạo được thể hiện như sau: - Đề tài hoàn toàn mới: Đề tài nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đến hiệu quả doanh nghiệp là hoàn toàn mới và còn khá mới mẻ tại Việt Nam Do năm 2020 là thời gian đại dịch COVID-19 mới bắt đầu hoành hành.

- Tính sáng tạo trong đề tài nghiên cứu này là góp phần hỗ trợ mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về sự tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó còn cho thấy góc nhìn sâu hơn về những vấn đề mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải vượt qua trong giai đoạn khó khăn này.

- Dựa trên quá trình nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các bài nghiên cứu sau có thêm ý tưởng để tiếp tục khai thác sâu hơn về đề tài này cũng như Chính phủ, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đưa ra các chính sách, biện pháp đúng đắn để nền kinh tế phục hồi và phát triển sau “cơn bão” COVID-19.

4 Kết quả nghiên cứu:

Dựa vào bộ mẫu đã thu thập là 679 công ty phi tài chính Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy đa biến và các kiểm định liên quan: kiểm định trung bình hai mẫu t-test đã cho ra kết quả như sau:

- Nhân tố đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA).

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Dự kiến bài nghiên cứu sẽ đóng góp: Về mặt khoa học:

Hướng nghiên cứu về nền kinh tế đang bị ảnh hưởng từ COVID-19 là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế đang quan tâm.

Nghiên cứu này góp phần làm rõ về các ảnh hưởng đáng kể mà “cơn bão” COVID tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng đơn vị công ty nói riêng Từ đây có thể đề xuất được các hướng nghiên cứu trong tương lai.

Về mặt thực tiễn:

Kết quả của bài nghiên cứu sẽ góp phần giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn và đặc biệt hơn là hiểu rõ về tình hình nền kinh tế hiện tại đang gặp khó khăn như thế nào.

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghirõtêntạp chínếucó)hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu

Trang 7

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phầnnàydongườihướngdẫn ghi):

Trang 8

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: NGUYỄN NGỌC NHIỆM Sinh ngày: 22 tháng 05 năm 2000 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa: Đào tạo Đặc Biệt

Địa chỉ liên hệ: 416 Lô H cư xá Thanh Đa, Phường 27 Quận Bình Thạnh, Tp HCM Điện thoại: 0914416156 Email: 1854040197nhiem@ou.edu.vn

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm

Trang 10

VIII LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của nhóm tôi, với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Th.S Nguyễn Bảo Châu Các số liệu và hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu trách nhiệm nếu phát hiện có bất kỳ gian dối nào trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Trang 11

IX LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Đào Tạo Đặc Biệt, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Nguyễn Bảo Châu đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện dự án này.

Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong quá trình học tập vừa qua để hoàn thành đề tài này Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

Ngoài ra em đặc biệt cảm ơn hai thành viên là Lê Trần Bảo Châu và Trần Ngô Mỹ Uyên đã hỗ trợ em hoàn thành đề tài này một cách tốt đẹp Thành tựu này sẽ không thể có được nếu không có sự đóng góp của họ.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ và khuyến khích em trong suốt những năm học tập và quá trình thực hiện nghiên cứu này.

Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài đề tài này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 12

X MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6

2.1 Cơ sở lý luận chung 6

2.1.1 Bối cảnh tác động đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu 6

2.1.2 Khủng hoảng kinh tế 7

2.1.3 Hiệu suất công ty 8

2.1.4 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 8

2.1.5 Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource- based theory) 9

2.1.6 Học thuyết năng lực động (Dynamic Competition Theory) 10

2.1.7 Lý thuyết lựa chọn duy lí (Rational choice theory) 11

2.2 Tổng quản nghiên cứu 11

Trang 13

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 11

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14

2.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 15

2.3.1 Đại dịch COVID-19 và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 15

2.3.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đối với các ngành 17

2.3.3 Tác động của đại dịch COVID-19 trong phạm vi khu vực 18

2.4 Mô hình nghiên cứu kỳ vọng 19

Tóm tắt chương 2 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Quy trình nghiên cứu 21

3.2 Mẫu nghiên cứu 22

3.3 Xây dựng thang đo thời gian PERIOD 23

3.3.1 Ca dương tính đầu tiên ở Việt Nam và nhà nước chính thức thừa nhận dịch bùng phát 23

3.3.2 Phương pháp đo lường PERIOD 24

3.4 Phân loại ngành trong nghiên cứu 24

3.5 Xây dựng thang đo về mức độ tác động của đại dịch (TREATED) 26

3.5.1 Thu thập thông tin dữ liệu về yếu tố Vùng “REGION” 26

3.5.2 Thu thập thông tin dữ liệu về yếu tố ngành “INDUSTRY” 28

3.5.3 Phương pháp đo lường TREATED 28

3.6 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 30

3.7 Xử lý mẫu nghiên cứu 30

3.8 Phương pháp phân tích nghiên cứu 34

Trang 14

4.3 Kết quả mô hình hồi quy 47

4.3.1 Giả thuyết H1 - Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh 47

4.3.2 Giả thuyết H2 - Tốc độ tăng trưởng đầu tư CNCA 52

4.3.3 Giả thuyết H3 - Doanh thu tăng trưởng 52

4.3.4 Giả thuyết H4 - Lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng cao 53

4.3.5 Giả thuyết H5 - Khu vực chịu sự nguy cơ cao 54

4.4 Giả thuyết nghiên cứu 54

Tóm tắt Chương 4 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Một số khuyến nghị 57

Trang 15

5.2.1 Đối với các doanh nghiệp 57

5.2.2 Đối với nhà nước 58

5.3 Hạn chế về mặt nghiên cứu 59

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Tư liệu tham khảo từ nguồn nước ngoài 61

Tư liệu tham khảo Việt Nam 67

Tư liệu tham khảo từ nguồn internet, báo mạng 70

VĂN BẢN PHÁP LUẬT 74

PHỤ LỤC 75

Phụ lục 1: GDP của các tỉnh, địa phương vùng năm 2020 75

Phụ lục 2: Tóm tắt đánh giá tác động đại dịch COVID-19 đối với các ngành kinh tế VN năm 2020 77

Phụ lục 3: Kiểm định trung bình 2 mẫu t-test Tài sản cố định từng ngành 80

Phụ lục 4: Kiểm định trung bình 2 mẫu t-test Doanh thu từng ngành 82

Phụ lục 5: Câu lệnh sử dụng trong bài 83

Phụ lục 6: Các bảng kết quả được dùng trong phần kết quả nghiên cứu 85

Trang 16

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả của các biến 36

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mô hình Hausman (4) 44

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định mô hình tác động cố định FEM (5) 45

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mô hình Hausman (5) 46

Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình hồi quy tác động của COVID-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp 49

Bảng 4.14: Tóm tắt mô hình hồi quy tác động của COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đối với các biến điều tiết, ngành nghề và khu vực 50

Bảng 4.15 : kết quả giả thuyết nghiên cứu 55

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả của biến phụ thuộc ROA 37

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mô hình tác động cố định FEM (1) 37

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mô hình Hausman (1) 38

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mô hình tác động cố định FEM (2) 39

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mô hình Hausman (2) 40

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mô hình tác động cố định FEM (3) 41

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mô hình Hausman (3) 42

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mô hình tác động cố định FEM (4) 43

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu kì vọng của nhóm 19

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 21

Trang 17

Hình 3.2: Hệ thống phân ngành tại Vietstock 25 Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế Châu Á 27 Hình 3.4: Mô hình các biến trong bài nghiên cứu 33 Hình 4.1: Biểu đồ theo dữ liệu tài chính của các công ty niêm yết của Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020 48

Trang 18

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chí Minh

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề

Đại dịch bệnh truyền nhiễm toàn cầu - “cơn bão” COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung (OECD, 2020) và Việt Nam nói riêng Chính phủ các nước đã thực hiện nhiều biện pháp như: đóng cửa, giãn cách xã hội để kiểm soát khả năng lây nhiễm nhanh chóng của dịch bệnh (Bapuji và cộng sự, 2020); (Brammer và cộng sự, 2020) Đại dịch này đã gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng - bức tranh “màu xám”, theo báo Nhân dân.

Trong bối cảnh hiện nay, COVID-19 đang tác động đến nền thương mại toàn thế giới Cuộc khủng hoảng này diễn ra ở cả mặt cung lẫn mặt cầu của các doanh nghiệp từ các nước đang phát triển Trên thế giới đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hoạt động kinh tế thông qua việc so sánh mức độ thay đổi tăng trưởng của GDP, xuất nhập khẩu và các ngành nghề khác trên thị trường (Olga Golubeva, 2021), (Sudipta Bose và cộng sự, 2021) Ngoài ra, tác động của đại dịch được thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường tài chính (Saleh F A Khatib và cộng sự, 2021) Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng sức khỏe đã làm phát sinh một số thách thức như gia tăng suy thoái kinh tế, mất việc làm, áp lực lạm phát cao, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng tỷ lệ tội phạm (Iwedi và cộng sự, 2020).

Tuy Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP luôn dương trong năm 2020 (World Bank, 2020), nhưng trước diễn biến phức tạp và mức độ tác động do COVID-19 gây ra (Nam, 2020) hầu hết các lĩnh vực cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó các ngành không thuộc nhu cầu thiết yếu buộc phải cắt giảm hoạt động Mặc dù các mặt hàng thiết yếu có doanh số tăng trưởng nhưng quá trình sản xuất, cung ứng lại gặp khó khăn Mới đây báo cáo đánh giá của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO, 2020) về tác động của đại dịch COVID-19 đối với chuỗi cung ứng cho thấy, các nhà máy và người lao động của 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực, trong đó Việt Nam đã giảm 70% trong nửa đầu năm 2020 Bên cạnh đó, theo Bạch Hồng Việt (2020), ngành vận tải, du lịch phản ánh rõ nét nhất về mức độ ảnh

Trang 20

hưởng của đại dịch COVID-19 chủ yếu là do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội Để ngăn chặn cú sốc kinh tế này, họ đưa ra những chính sách, biện pháp khắc phục khó khăn nhằm từng bước phục hồi, giữ vững, ổn định nền kinh tế.

Ngoài ra, Nguyễn Hoàng Nam (2021) cũng từng đề cập rằng hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp định lượng do còn khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu cũng như dữ liệu chưa đầy đủ về tình hình COVID-19 và các yếu tố kinh tế liên quan.

Việc kế thừa các bài nghiên cứu trước đây đã góp phần tạo thêm động lực để nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu này Dựa vào đó tác giả sẽ khai thác các số liệu, tìm hiểu sâu hơn về tình hình kinh tế của đất nước trước và trong đại dịch toàn cầu Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM” Thông qua nó, nhóm tác giả sẽ vẽ ra một bức tranh tổng quan và phản ánh nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm khó khăn bị “phủ xám” bởi những nhân tố nào trong dịch bệnh COVID-19 Từ đó góp phần giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan và là nguồn tài liệu quý giá cho các nghiên cứu sau này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu thứ nhất: Làm rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết tại Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19 như đặc điểm của công ty (quy mô công ty), chỉ số làm ảnh hưởng tới nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập hoạt động, vòng quay nợ phải thu, đòn bẩy tài chính), ngoài ra còn có các tác động trong đại dịch COVID-19 (thời gian bùng phát).

- Mục tiêu thứ hai: Phân tích sự thuận hay nghịch trong tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Dựa trên cơ sở đó để đánh giá được mỗi nhân tố khác nhau sẽ tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào tới hiệu quả hoạt động công ty trong mùa dịch này.

- Mục tiêu cuối cùng: Đưa ra được những lý luận mang tính khoa học, để mang đến một nghiên cứu về những nhân tố trong COVID ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Trang 21

các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm làm tiền đề để các doanh nghiệp nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung có chiến lược, chính sách phù hợp để khôi phục, cải thiện nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của trận đại dịch toàn cầu.

1.3 Đối tượng và phạm vi 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố của công ty niêm yết bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Dữ liệu thứ cấp từ năm 2018 tới 2020

Không gian: Các công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

1.4 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp dự kiến sử dụng: - Phương pháp thu thập số liệu

Là phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm.

Các nguồn sử dụng để thu thập số liệu như: Tìm kiếm thông tin trong sách liên quan, tìm kiếm trên internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học khác.

- Phương pháp định lượng

Là phương pháp tổng kết các kết quả nghiên cứu cụ thể bằng những con số, số liệu, kết quả chính xác được rút ra từ quá trình điều tra, chạy kết quả.

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan.

Trang 22

4 1.5 Ý nghĩa và ứng dụng

Dự kiến bài nghiên cứu này sẽ đóng góp một số mặt như sau: 1.5.1 Về mặt khoa học

Hướng nghiên cứu về nền kinh tế đang bị ảnh hưởng từ COVID-19 là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế đang quan tâm.

Nghiên cứu này góp phần làm rõ về các ảnh hưởng đáng kể mà “cơn bão” COVID tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng đơn vị công ty nói riêng Từ đây có thể đề xuất được các hướng nghiên cứu trong tương lai.

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả của bài nghiên cứu sẽ góp phần giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn và đặc biệt hơn là hiểu rõ về tình hình nền kinh tế hiện tại đang gặp khó khăn như thế nào.

Ngoài ra bài nghiên cứu còn giúp các nhà quản trị có cái nhìn bao quát hơn về tình hình doanh nghiệp từ đó đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả trong đại dịch này.

Bài nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản trị và các nghiên cứu sau này về các tác động của dịch bệnh hiện nay đến nền kinh tế.

1.6 Tín mới và sáng tạo

Trong đề tài nghiên cứu này, tính mới và sáng tạo được thể hiện như sau: - Đề tài hoàn toàn mới: Đề tài nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đến hiệu quả doanh nghiệp là hoàn toàn mới và còn khá mới mẻ tại Việt Nam Do năm 2020 là thời gian đại dịch COVID-19 mới bắt đầu hoành hành.

- Tính sáng tạo trong đề tài nghiên cứu này là góp phần hỗ trợ mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về sự tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó còn cho thấy góc nhìn sâu hơn về những vấn đề mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải vượt qua trong giai đoạn khó khăn này.

Trang 23

- Dựa trên quá trình nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các bài nghiên cứu sau có thêm ý tưởng để tiếp tục khai thác sâu hơn về đề tài này cũng như Chính phủ, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đưa ra các chính sách, biện pháp đúng đắn để nền kinh tế phục hồi và phát triển sau “cơn bão” COVID-19.

1.7 Bố cục của đề tài

Trong nghiên cứu này nhóm tác giả trình bày bài nghiên cứu thành 5 chương gồm 59 trang, 19 bảng, 6 hình:

+ Chương 1: Phần tổng quan đề tài

+ Chương 2: Cơ sở lý thuyết (Khái niệm, lý thuyết, các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đề xuất)

+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu (Quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu)

+ Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận + Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1 Cơ sở lý luận chung

2.1.1 Bối cảnh tác động đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu Ngày 11/3/2020, WHO đã chính thức tuyên bố rằng COVID-19 chính là đại dịch của toàn cầu Đại dịch đã đem đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, xã hội, kinh tế trên toàn thế giới Vào cuối tháng 12 năm 2019, cả thế giới nhận được thông báo từ tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) về một nhóm người mắc bệnh viêm phổi nặng Sau đó, nó đã lây lan nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của con người trên toàn cầu Tính đến ngày 12/8/2021, thế giới ghi nhận hơn 200.000.000 ca nhiễm, hơn 4.000.000 ca tử vong (WHO) Trước khi “cơn bão’’ COVID-19 hoành hành, trên thế giới đã từng trải qua nhiều cơn dịch khác, tiêu biểu là đại dịch Ebola và trận dịch hạch-cái chết đen đe dọa đến sự sống của loài người Ebola được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại một ngôi làng ở Congo, sau đó bùng phát chủ yếu ở các quốc gia Trung và Đông Phi rồi lan sang các nước Mỹ, Philippines, Ý (Wikipedia) Tính đến cuối tháng 12/2014, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 8000 người Bên cạnh đó, cơn “ác mộng’’ khác từng khiến nhân loại khiếp sợ chính là đại dịch hạch-cái chết đen xảy ra ở Châu Âu và Châu Á vào giai đoạn giữa thế kỷ XIV Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp và có hơn 60% dân số Châu Âu tử vong vào thời điểm đó, với tổng số dân từ 50 đến 80 triệu người (Diane Zahler, 2009) Tính đến thời điểm hiện tại, cái chết đen được xem là một trong những cơn dịch bệnh tàn khốc nhất lịch sử loài người (WHO) Các đại dịch trên không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, đại dịch COVID-19 đã bùng phát mạnh mẽ và tác động tới toàn bộ nền kinh tế trên thế giới theo nhiều cơ chế khác nhau cả về đường cung lẫn đường cầu (Chương và cộng sự, 2020) Tại Việt Nam, đại dịch tuy mới bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay nhưng đã gây ra tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đẩy nền kinh tế thế giới bị suy thoái (WB VCCI,2020) Các hoạt động kinh tế xã hội dường như bị trì hoãn, ngưng trệ do các chỉ thị phong tỏa, cách ly, hạn chế đi lại, phòng chữa bệnh Bên cạnh đó, quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 25

bị gián đoạn do thiếu hụt nguồn nhân lực đầu vào và “đóng băng” suy giảm đầu ra (Minh và Tiến, 2020) Mặc dù các mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn có doanh thu tăng trưởng nhưng quá trình sản xuất lại gặp rất nhiều khó khăn và đặt biệt là những ngành chuyên về cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng Ví dụ như sự tăng giá đột biến của các mặt hàng thiết yếu, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm, nhà hàng khách sạn phải đóng cửa, chuỗi cung ứng bị phá vỡ và nhiều hậu quả khác Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 80% doanh nghiệp phải chịu tổn thất nặng nề do đại dịch COVID-19 Theo dự đoán của IMF, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2020 giảm 4,4%; vào tháng 9/2020 OECD dự báo GDP toàn cầu 2020 giảm 4.5% Đối mặt với khủng hoảng, các công ty phải thay đổi chính sách hoạt động khác nhau để có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng này Các nhà nghiên cứu đã và đang đánh giá, tìm hiểu những tác động của đại dịch đến mọi lĩnh vực trên toàn cầu, nỗ lực đề ra những phương pháp, những thay đổi phù hợp nhất.

2.1.2 Khủng hoảng kinh tế

COVID-19 là cú sốc lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Theo Karl Marx, khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế Lý thuyết khủng hoảng kinh tế được Mác phân tích trong bối cảnh nền kinh tế đi từ sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Tương tự, Keynes (1936) lập luận rằng lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái Cuộc khủng hoảng đầu tiên trên thế giới xảy ra vào năm 1825, sau đó là đại suy thoái 1929-1933 của chủ nghĩa tư bản, cho đến 2007 là khủng hoảng tài chính ở Mỹ và hiện nay cuộc khủng hoảng đang làm tình hình kinh tế “ảm đạm” từ “bóng đen” COVID Bà Kristalina Georgieva cho biết thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi cuộc đại khủng hoảng xảy ra ở những năm 1930 Cuộc khủng hoảng này cũng làm ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam không ít.

Trang 26

8 2.1.3 Hiệu suất công ty

Hiệu suất công ty được dựa trên quan điểm kinh tế về tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức và quan điểm của các bên liên quan về đáp ứng nhu cầu của một nhóm hoặc các cá nhân bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của cùng một tổ chức, Aifuwa (2020) Vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, nó có khái niệm khác là khả năng của một tổ chức để đạt được các mục tiêu và mục tiêu đã đặt ra từ các nguồn lực hạn chế theo ý của mình và trong quá trình này, cũng đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, Isaiah và cộng sự (2015); Selvam (2016); Selvam và cộng sự (2016) Khái niệm hiệu suất công ty là một định nghĩa không cụ thể cho nên các nghiên cứu về quản trị công ty sử dụng biện pháp dựa trên thị trường hoặc các biện pháp về kế toán để đánh giá hiệu suất công ty Klein (1998), sử dụng lợi tức trên tài sản (ROA); mặt khác, Lo (2003), sử dụng lợi tức trên vốn chủ sở hữu (ROE) như một công cụ xác định hiệu suất hoạt động Chúng ta có thể đo lường hiệu suất hoạt động của một công ty thông qua tỷ lệ ROA cho thấy số tiền thu nhập đã tạo ra từ tài sản vốn đầu tư, Epps & Cereola (2008) Nhiều nhà nghiên cứu thường tập trung vào các thước đo lợi nhuận của hiệu suất tài chính (ví dụ: ROA và ROE) như một đại lượng cho hiệu quả hoạt động của các công ty Nhưng một phát hiện khác đã thay đổi, Kang và cộng sự (2009) nhận thấy rằng hội đồng quản trị với đa số là nữ giúp tăng khả năng giám sát, kiểm soát và hoạt động của các công ty một cách tích cực Trong quá khứ, nguyên nhân tăng trưởng về hiệu suất bao gồm tăng trưởng tài sản, tăng trưởng doanh thu ròng, tăng trưởng thu nhập, tăng trưởng thị phần và tăng trưởng nhân viên, Santos & Brito (2012).

2.1.4 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

Khả năng sinh lời đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty hoặc hiệu quả của công ty Tỷ số này có thể được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau như: Lợi nhuận gộp, ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) hoặc ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) Faris (2010), Andani và cộng sự (2012) cho rằng tài sản cố định hữu hình, khả năng sinh lời là một trong những đặc trưng không thể thiếu của doanh nghiệp Xét về mặt kế toán, theo Đức và Luân (2014), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường được sử dụng rộng rãi để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp Theo đó, các doanh nghiệp có tài sản cố định càng lớn thì càng bị sức ép tạo ra lợi nhuận càng nhiều để thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản, vì

Trang 27

vậy, sử dụng hành vi điều chỉnh lợi nhuận là tất yếu, Hoàng Minh và cộng sự (2018) ROA dùng đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty trong quá khứ (Rhamadana và Triyonowati, 2016) Tỷ lệ này sau đó được dự báo trong tương lai để xem khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty trong tương lai, Sunitha Devi và cộng sự, (2020).

Trong các bài nghiên cứu trước đây, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đã được sử dụng làm thước đo khả năng sinh lời điển hình là trong thời kỳ khó khăn này: Hermuningsih và cộng sự (2020), Devi và cộng sự (2020), Huayu Shen và cộng sự (2020), Sudipta Bose và cộng sự (2021) Bên cạnh đó tỷ số ROE cũng đã được sử dụng như một tiêu chí đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Abor (2005), Oliveira và cộng sự (2015), Amnim và các cộng sự (2021) Tuy nhiên theo Đức và Luân (2014) do ROE có liên quan đến chi phí trả lãi vay và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nên tỉ số này phù hợp cho phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính hơn là dự báo lợi nhuận trong tương lai, Devi và cộng sự, (2020).

Dựa vào các lập luận trên, theo quan điểm tác giả, lựa chọn chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là phù hợp cho việc nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế ở Việt Nam lúc bấy giờ.

2.1.5 Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource- based theory)

Quan điểm về nguồn lực (Resource-Based View) được Wernerfelt đề xuất vào năm 1984, đến năm 1991 Barney tiếp tục khai thác và sau đó Acedo, Barroso và Galan (2006) phát triển thành lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-Based Theory) Lý thuyết này cho rằng các nguồn lực vô hình, hữu hình có giá trị, khan hiếm, khó mô phỏng và không thể thay thế được sẽ giúp hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đạt mức tối ưu, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Theo Sun và cộng sự (2020), việc khai thác những lợi thế cạnh tranh cho sự phát triển dài hạn là rất quan trọng, bởi nó cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều tác động rủi ro về kinh tế Day và Wensley (1988), Prahalad và Hamel (1990) cũng chỉ ra rằng sự tồn tại của

Trang 28

doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tạo ra nguồn lực mới, cải tiến nền tảng tiềm lực và làm cho các tiềm lực khó bắt chước hơn để đạt được lợi thế cạnh tranh Ngoài ra, các nguồn lực như tài sản, kiến thức về công nghệ và khả năng của nguồn nhân lực trong việc quản lý doanh nghiệp qua những tình huống và điều kiện khác nhau cần được kiểm soát một cách hiệu quả để có thể đối mặt với khủng hoảng kinh tế, tài chính (Devi và cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, để vượt qua các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra chiến thuật đúng đắn, lợi nhuận thu về phải cao hơn rất nhiều so với chi phí Khi doanh nghiệp đạt được mục tiêu ấy, chứng tỏ họ có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các đối thủ (Barney và Clark, 2007) Những lập luận nghiên cứu trên chỉ ra nguồn lực càng mạnh và độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh, giữ vững vị thế của mình trong thị trường kinh tế dưới tác động của “cơn bão” COVID-19.

2.1.6 Học thuyết năng lực động (Dynamic Competition Theory)

Một cơ sở lý thuyết khác dựa trên học thuyết nguồn lực là lý thuyết năng lực động (Dynamic Competition Theory), được phát triển và mở rộng bởi Teece và cộng sự (1997), Eisenhardt và Martin (2000) Lý thuyết này chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp có khả năng tích hợp, định dạng và xây dựng lại các tiềm lực bên trong và bên ngoài để đáp ứng với yêu cầu của môi trường thì doanh nghiệp sẽ được lợi thế cạnh tranh và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Barreto (2010) cho rằng năng lực động giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, hình thành bởi việc nhận diện cơ hội và rủi ro, có thể tạo ra và duy trì lợi nhuận trong môi trường có sự thay đổi nhanh chóng Hơn thế nữa, theo Zhou và Li (2010), để tồn tại trong môi trường cạnh tranh thì doanh nghiệp cần khai thác và phát triển nguồn năng lực động Ngoài ra, Eisenhardt và Martin (2000) đề xuất rằng công ty có năng lực động sẽ đạt lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh - những người không có năng lực Qua những khái niệm và quan điểm trên, các doanh nghiệp cần đưa ra chính sách xây dựng, phát triển tiềm lực để thích nghi với môi trường bên ngoài, từ đó có thể nắm bắt cơ hội cạnh tranh bền vững trước diễn biến phức tạp của đại dịch.

Trang 29

2.1.7 Lý thuyết lựa chọn duy lí (Rational choice theory)

Ngoài ra, lý thuyết lựa chọn duy lí (Rational choice theory) tên gọi khác là lý thuyết lựa chọn hợp lý cũng đã được nhóm nghiên cứu đề cập đến trong bài Lý thuyết này được khai thác bởi Adam Smith, một nhà kinh tế học người Anh Nó giả định rằng các cá nhân luôn đưa ra quyết định mang tính thận trọng và hợp lý, nhờ vậy mà họ có thể đạt được lợi ích cá nhân và thỏa mãn nhu cầu, vì vậy họ luôn cố giảm thiểu thiệt hại đến mức tối ưu (Hope và cộng sự, 2020) Từ đây có thể hiểu các doanh nghiệp luôn cố gắng đưa ra những chiến lược, sự lựa chọn phù hợp với việc thay đổi của môi trường để tối đa hóa lợi nhuận của họ, nâng cao hiệu quả hoạt động Chẳng hạn như các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, họ được phép hoạt động trong thời kỳ dịch bệnh, vì vậy họ đã tận dụng lợi thế này để khai thác, phát triển sản phẩm có lợi đối với người tiêu dùng và thu về lợi nhuận cho họ Chính vì thế các doanh nghiệp này xem đại dịch COVID-19 là cơ hội để khai thác và gia tăng lợi thế (Amnim và cộng sự, 2021) Bên cạnh đó, Homans (1967) cho rằng lợi ích và nhu cầu chủ thể luôn là yếu tố khởi điểm cho mọi hành động, điều này giải thích vì sao doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp, lựa chọn tốt nhất đem lại lợi ích và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình Hiện tại, đại dịch COVID-19 đang là mối nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, vì vậy họ thường cân nhắc chiến lược nào phù hợp với mục tiêu mà họ đề ra, mang lại kết quả như mong đợi.

2.2 Tổng quản nghiên cứu

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới

Hiện nay trên thế giới đã và đang có không ít công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và ảnh hưởng của dịch bệnh Các nghiên cứu này sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau, đa phần là nghiên cứu ở phạm vi đa quốc gia và một số ít là nghiên cứu ở từng quốc gia Các nghiên cứu điển hình như sau:

Đầu tiên là phải nói đến đề tài “Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp” của Huayu Shen và cộng sự (2020) Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu tài chính của 18 ngành thuộc các công ty Trung Quốc niêm yết Bộ dữ liệu được chọn là quý đầu tiên từ năm 2014 đến năm 2020 làm mẫu nghiên cứu để điều tra

Trang 30

tác động của đại dịch đối với hoạt động của công ty Trong đó biến phụ thuộc là ROA đại diện cho tình trạng hoạt động của công ty; Period và Treated là biến giả để đánh giá “thời điểm bùng phát” và “mức độ tác động của đại dịch” Biến CNCA và REV là hai biến điều chỉnh Ngoài ra còn có các biến kiểm soát như SIZE, LEV, GROWTH, HF10, FCF và TR Bên cạnh đó, tác giả còn kiểm soát các hiệu ứng cố định trong ngành và hàng năm Kết quả chỉ ra rằng sự bùng phát COVID-19 có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các công ty Trung Quốc bằng cách giảm quy mô đầu tư và làm giảm tổng doanh thu, tỷ suất sinh lợi âm.

Kế thừa từ nghiên cứu trên, vào tháng 5 năm 2020, nghiên cứu của Mengyao và cộng sự quan sát về mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả tài chính thông qua tất cả các công ty niêm yết ngành năng lượng của Trung Quốc từ năm 2014 đến 2020 và mô hình DID được sử dụng để phân tích hồi quy Tác giả dự đoán rằng hiệu quả công ty trong quý đầu tiên của 2020 là thời kỳ bị ảnh hưởng do đại dịch bùng phát vào tháng giêng và tháng hai Tác giả sử dụng các chỉ số tương tự như bài nghiên cứu của Huayu Shen và cộng sự (2020) đã được đề cập ở trên Kết quả chứng minh rằng COVID-19 có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty thuộc ngành năng lượng Do việc thực hiện chính sách ngừng hoạt động và cách ly nhân sự, chi phí cố định cao của thiết bị máy móc và nhà máy không thể bù đắp được thu nhập, điều này cuối cùng đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành năng lượng.

Nghiên cứu Sunitha Devi và cộng sự (2020) cũng thực hiện nghiên cứu về tác động của dịch COVID đối với hoạt động tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được xử lý và thu thập từ báo cáo tài chính quý II năm 2019 và quý II quý năm 2020 của các công ty đó Tổng cộng có 463 công ty được chia theo tỷ lệ thành 9 ngành Dữ liệu đã được tác giả phân tích mô tả bằng phương pháp SPSS.25 để phân tích tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ suất lợi nhuận Dựa vào cuộc nghiên cứu tác giả rút ra được các kết luận sau: Thứ nhất, có sự gia tăng tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ hoạt động, nhưng giảm tỷ lệ thanh khoản và tỷ suất sinh lời của các công ty đại chúng trong thời gian Đại dịch COVID-19 Thứ hai, có một sự khác biệt đáng kể trong tỷ suất sinh lời và tỷ suất hoạt động công ty giữa trước và trong đại dịch COVID-19 Cuối cùng, lĩnh vực đã

Trang 31

trải qua tăng tỷ lệ thanh khoản, tỷ suất sinh lời, và tỷ lệ hoạt động là lĩnh vực hàng tiêu dùng, trong khi các lĩnh vực tài sản, bất động sản, xây dựng công trình, tài chính, thương mại, dịch vụ, và lĩnh vực đầu tư lại giảm thanh khoản tỷ suất và tỷ suất sinh lời Theo nghiên cứu gần đây của Khatib và cộng sự (2021) về tác động của quản trị doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp trong dịch COVID-19, nhóm tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu mẫu của 188 công ty được liệt kê trong thị trường chứng khoán Malaysia từ năm 2019 và 2020 để đánh giá sự liên kết này và tác động của COVID-19 Tác giả sử dụng biến hiệu quả hoạt động kinh doanh (FP) để xác định các nhân tố nào ảnh hưởng, và sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường để xác định Các hệ số đã được sử dụng để ước tính như: ROA, ROE, EBIT, các chỉ số về quản trị công ty, LEVERAGE, LIQUIDITY, DIVIDEND Kết quả thực nghiệm kiểm định tham số cho thấy đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả các đặc tính của công ty bao gồm hiệu quả hoạt động của công ty, cấu trúc quản trị công ty, mức cổ tức, tính thanh khoản và đòn bẩy Tuy nhiên sự khác biệt giữa ảnh hưởng của COVID trước và sau là không đáng kể.

Đầu tháng 3, 2021 tác giả Amnim và các cộng sự của mình cũng đã nghiên cứu về Tác động của Đại dịch COVID đối với tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ở Nigeria Tác giả sử dụng thiết kế so sánh nhân quả (Ex Post Facto Design) để so sánh tính thanh khoản và khả năng sinh lời của trước thời kỳ đại dịch (năm 2017-2018) và trong khoảng thời gian COVID bùng phát (năm 2019-2020) để kiểm tra Bộ dữ liệu là 10 công ty Hàng hóa Thiết yếu được trích dẫn thuộc Lĩnh vực Chăm sóc Sức khỏe và Lĩnh vực Hàng tiêu dùng của Sở Giao dịch Chứng khoán Nigeria (NSE) Theo phân tích cho thấy có sự chênh lệch dương đáng kể trong ROE của các công ty trước và trong Thời kỳ Đại dịch COVID-19 Chính vì vậy, tác giả đã kết luận rằng đại dịch có ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ở Nigeria.

Tiếp theo là nghiên cứu của Bose và cộng sự (2021) tìm hiểu về tác động COVID-19 và thay đổi giá trị doanh nghiệp, có sự liên kết được kiểm duyệt bởi hiệu suất bền vững Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu kế toán tài chính từ cơ sở dữ liệu Refunitiv Worldscope của hai năm 2019, 2020 với tổng số mẫu quan sát đã sàng lọc là 4,278 công ty từ 47 quốc gia Tác giả sử dụng biến giá trị trung bình (Tobin’s Q) để đo

Trang 32

giá trị của công ty và áp dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để ước tính các mô hình nghiên cứu Về mặt kinh tế, kết quả cho thấy các hệ số của quy mô công ty (SIZE), tính thanh khoản (LIQUIDITY), doanh thu tăng trưởng (GROWTH), hiệu quả quản trị (CGOV-PERF) có ý nghĩa tích cực Chứng tỏ rằng các công ty lớn hơn, có tính thanh khoản cao hơn, tăng trưởng cao hơn và hiệu quả quản trị công ty cao hơn sẽ được hưởng mức độ công ty giá trị công ty cao hơn Mặt khác, các hệ số cho DIVIDEND là âm và có ý nghĩa thống kê, chỉ ra rằng các công ty trả cổ tức có giá trị công ty thấp hơn Nhìn chung, bài nghiên cứu cho thấy rằng tác động của COVID-19 là liên quan đến sự sụt giảm giá trị doanh nghiệp.

Do sự bùng phát bất ngờ của COVID-19 cũng đã mang đến cho nhóm nghiên cứu của Guangchun Jin và cộng sự (2021) có cơ hội kiểm tra tác động của đại dịch này đối với các công ty công nghệ cao trong bối cảnh Trung Quốc dựa trên các thành phần của DuPont Mẫu dữ liệu của nhóm tác giả bao gồm 313 quan sát cho 116 công ty trên sàn chứng khoán Thượng Hải Các kết luận chính của bài báo này cho ra như sau: Đầu tiên, đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng nghiêm trọng và thảm khốc đến hiệu suất của các công ty công nghệ cao ngoại trừ chỉ số PM (tỷ suất lợi nhuận) Thứ hai, đầu tư cho R&D kiểm soát tích cực mối quan hệ giữa COVID-19 và ba chỉ số hiệu suất (tức là ROE, ROA và ATO), trong khi đầu tư cho R&D có vai trò kiểm duyệt tiêu cực với COVID-19 trên PM Cuối cùng tác giả đã chứng minh rằng việc đầu tư vào R&D có thể điều chỉnh được tác động tiêu cực của COVID-19 đối với hiệu quả hoạt động của công ty cũng như góp phần mở rộng quản lý, phát triển sản phẩm mới.

Những công trình nghiên cứu đề cập trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên nền kinh tế thế giới 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong quá trình tìm hiểu, chọn lọc tài liệu thực tiễn liên quan đề tài ở tình hình trong nước, song do còn hạn chế về mặt nghiên cứu (Nam, 2021) nên chưa có nhiều nghiên cứu đa dạng về ảnh hưởng của dịch bệnh đến các công ty phi tài chính.

Trang 33

Với số lượng bài nghiên cứu kế thừa từ thế giới và trong nước đã minh chứng cho việc những nhân tố thuộc công ty vừa có mối tương quan thuận biến vừa có mối tương quan nghịch biến với hiệu quả hoạt động kinh doanh Do đó, có thể dự đoán được COVID-19 cũng có sức ảnh hưởng đáng kể với bức tranh kinh tế Việt Nam.

2.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Đại dịch COVID-19 và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Sự bùng phát COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới Mặc dù có những thống kê cho thấy sự tăng trưởng trong thời gian đại dịch lây lan nhưng nhìn chung sự tăng trưởng đó rất thấp so với các năm trước COVID-19 bắt đầu lây lan rộng rãi trên toàn thế giới vào năm 2020, đòi hỏi chính phủ các nước phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn Hầu hết mọi công ty trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát COVID-19 ở một bằng cách này hay cách khác (Kraus và cộng sự, 2020) Trong đó biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trên toàn cầu Theo Nguyễn Thành Hiếu (2020) khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu từ quý I năm 2020, khi mà Trung Quốc rơi vào khủng hoảng vì dịch COVID-19, đây là nguồn cung lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, nên khi quốc gia này lâm vào khủng hoảng thì việc cung cấp nguyên liệu cho các khách hàng nước ngoài bị gián đoạn, điều này khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam gần như đình trệ trong thời gian qua vì thiếu hụt nguyên liệu Các doanh nghiệp ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng Hiệu suất của các công ty trong nhiều ngành khác nhau biến động mạnh, sau khi COVID-19 bùng phát hầu hết các công ty đều bị giảm sút hiệu suất, Fu và Shen (2020) Đại dịch bùng phát các doanh nghiệp phải đóng cửa dừng mọi hoạt động, từ sản xuất, dịch vụ, thương mại đều bị tác động Mọi việc đều đình trệ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Đa số các công ty lớn nhỏ trong cả nước buộc phải đóng cửa mọi hoạt động kinh doanh đều phải dừng lại Sự bùng phát COVID-19 là một thách thức vì cuộc khủng hoảng này có thể đại diện cho một những bất ổn mới đối với các công ty, Kraus và cộng sự (2020) Huayu Shen và cộng sự (2020), cũng có giả thuyết rằng đại dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty ở các khu vực bị ảnh

Trang 34

hưởng nghiêm trọng Hiệu quả hoạt động đã bị ảnh hưởng không nhỏ, một số doanh nghiệp nhỏ không thể kiểm soát được đã phải phá sản.

Tuy nhiên, cũng trong cuộc khủng hoảng kinh tế này một số doanh nghiệp đã vượt qua được mọi khó khăn và bức phá phát triển trong giai đoạn này Trong khi suy thoái kinh tế đã tác động tiêu cực đến nhiều doanh nghiệp, một số công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động và thậm chí còn phát triển thịnh vượng trong thời gian diễn ra COVID-19 đại dịch, Obrenovic và cộng sự (2020).

Trong bài nghiên cứu này, để có thể làm rõ được bức tranh nền kinh tế trước và trong dịch COVID-19 nhóm tác giả có đề xuất giả thuyết như sau:

H1: Đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt độngdoanhnghiệpởcácnơibịảnhhưởng nghiêmtrọng.

Bên cạnh giả thuyết H1 vừa được đề cập, nhóm nghiên cứu đã mở rộng vấn đề để thảo luận thêm về một số giả thuyết khác cho thấy mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đến các doanh nghiệp:

Tài sản cố định là một phần không thể thiếu trong việc tính giá thành sản phẩm để biết được công ty có đang sử dụng nguồn lực hiện có một cách hiệu quả hay không Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Li và Yang, 2015), điều này có nghĩa khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản cố định sẽ giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, từ đó doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển trong việc kinh doanh Trong giai đoạn COVID-19 đang hoành hành, Chang Liu (2020), Tao và Han (2021) đã cho thấy sự sụt giảm đáng kể của tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp so với những năm trước đây bởi điều kiện kinh tế và nhu cầu thị trường.

Ngược lại với những bài nghiên cứu trên, H Shen và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng COVID-19 có tác động tích cực đến việc đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp, cụ thể là khi doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều, sức ảnh hưởng từ COVID-19 đến hiệu quả kinh doanh càng giảm Từ những quan điểm lập luận trên, nhóm nghiên cứu đề xuất:

Trang 35

H2:Tỷ lệđầutưvào tàisảncố địnhgiảm đi,tácđộngtiêucựccủaCOVID-19 đốivớihiệuquả kinh doanhcủadoanhnghiệplàcàng rõràng.

Doanh thu của công ty là một trong những yếu tố chịu tác động của đại dịch COVID-19 nhiều nhất Theo lý thuyết lựa chọn duy lý, các doanh nghiệp luôn cố gắng đưa ra những chiến lược, cân nhắc các quyết định của mình sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường để tối đa hóa lợi nhuận của họ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tức doanh thu đạt được cao hơn rất nhiều so với chi phí họ đã bỏ ra (Barney và Clark, 2007) Một công ty có doanh thu cao nghĩa là họ đã có những chính sách, chiến lược hiệu quả, chất lượng đầu ra tốt Trước tình hình ảm đạm của dịch bệnh, đã có rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng về mặt doanh thu của mình Sadang (2020) cho rằng đại dịch khiến doanh thu thực tế và dự kiến có khả năng giảm do nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh Nghiên cứu của H Shen và cộng sự (2020) cũng đã chỉ ra rằng sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả công ty thể hiện qua việc giảm quy mô đầu tư và giảm tổng doanh thu, trong đó các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, dịch vụ ăn uống và vận tải Ngoài ra, Huynh và cộng sự (2021) đã nghiên cứu sự tổn thất doanh thu của ngành du lịch Việt Nam bởi dịch bệnh.

Mặt khác, Levy (2020) chỉ ra rằng các hạn chế từ virus corona đã làm tăng doanh thu của công ty thuộc lĩnh vực công nghệ và dược phẩm Tại Vương quốc Anh, AstraZeneca đã chỉ ra rằng COVID-19 có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu năm 2020 Dựa vào những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đề xuất:

H3:Đại dịchCOVID-19có mốitương quan ngược chiềuvớihoạtđộng của côngtynếudoanhthucủa doanhnghiệpgiảmđi.

2.3.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đối với các ngành

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về ngành nghề đã bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19, chẳng hạn như Donthu và Gustafsson (2020) cho rằng các ngành mang tính chất thỏa mãn tinh thần thụ hưởng và đòi hỏi sự hiện diện của khách hàng như dịch vụ khách sạn, du lịch và giải trí bị giảm sút về hiệu quả kinh doanh nghiêm trọng bởi nhu cầu của khách đối với các dịch vụ này khó tồn tại trong đại dịch Ngoài ra, Anayi và cộng sự (2021) đã chỉ ra các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giải trí, dịch vụ

Trang 36

nghỉ ngơi và ăn uống, xây dựng, vận chuyển và lưu trữ bị tác động nặng nề, gặp khó khăn về mặt hiệu quả kinh doanh Tại Việt Nam, các ngành chịu tác động tiêu cực cao bởi đại dịch COVID-19 bao gồm hàng không, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, hoạt động của các đại lý du lịch, giáo dục và đào tạo, các ngành dệt may, sản xuất các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô (Bạch Hồng Việt, 2020).

Mặt khác, Phạm Hồng Chương (2020) lại cho rằng vẫn có một số ngành có cơ hội phát triển tốt qua mùa dịch như nông sản, thực phẩm, dược phẩm Qua những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H4: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệpthuộccáclĩnhvựcchịu sựtácđộngcao.

2.3.3 Tác động của đại dịch COVID-19 trong phạm vi khu vực

Hiệu quả công ty còn bị ảnh hưởng bởi việc khu vực của công ty đó có bị tác động nghiêm trọng bởi dịch bệnh hay không Demirbag, Glaister và Sengupta (2019) cho rằng các doanh nghiệp ở khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thì chịu ảnh hưởng lớn hơn về mặt mức độ và tốc độ hoạt động so với các doanh nghiệp ở vùng có kinh tế tăng trưởng chậm Nghiên cứu của H.Shen và cộng sự (2020) cũng kết luận rằng những vùng bị tác động nhiều bởi dịch bệnh đều gặp ảnh hưởng xấu bởi những biện pháp, chính sách cách ly nghiêm ngặt làm hạn chế việc tiêu thụ và sản xuất, đây là tín hiệu tiêu cực cho nhà quản trị và các bên liên quan Nguyễn Thành Hiếu và cộng sự (2020) cũng đã tìm hiểu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở miền Bắc tại Việt Nam, kết quả cho thấy các doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu ra, tài chính, nguồn cung đứt gãy, nguồn nhân lực không ổn định, nhất là các doanh nghiệp thuộc thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, F.Zheng và cộng sự (2021) cho thấy những doanh nghiệp tại các vùng chịu nguy cơ cao thì khắc chế được sự tác động của dịch bệnh đến hiệu quả kinh doanh nhờ văn hóa doanh nghiệp Từ những quan điểm trên, nhóm nghiên cứu đề xuất:

H5: Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệpthuộccáckhuvựcchịu nguycơdịchbệnhcao.

Trang 37

19 2.4 Mô hình nghiên cứu kỳ vọng

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu kì vọng của nhóm

Nguồn:Tácgiảtổnghợp

Trang 38

20 Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã cung cấp các thông tin về khái niệm, khái quát, bối cảnh đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu Bên cạnh đó, nhóm cũng đã đề cập đến các cơ sở lý thuyết chung như lý thuyết dựa vào nguồn lực, lý thuyết lựa chọn duy lý, học thuyết năng lực động Về tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau góp phần vào bộ tư liệu cần thiết về “bức tranh nền kinh tế” trong giai đoạn khó khăn lúc bấy giờ, đây là vấn đề mới của xã hội hiện nay nên trong nước vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng này.

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó về những yếu tố trong đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đã đưa ra giả thuyết gồm 3 nhóm chính Một là đại dịch COVID-19 và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp gồm: đại dịch bùng phát ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở các nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đại dịch COVID-19 có mối tương quan đến hai biến điều tiết là tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và doanh thu của doanh nghiệp Hai là tác động của đại dịch COVID-19 đến các ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ba là tác động của đại dịch COVID-19 đến phạm vi khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu mà nhóm mong đợi.

Trang 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn:Tácgiảtổnghợp Quy trình thực hiện bài nghiên cứu của nhóm được khái quát qua 5 bước sau: Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học

Để quyết định được hướng nghiên cứu, bước đầu tiên cần thiết nhất là xác định đối tượng nghiên cứu Bước tiếp theo là thiết lập mục tiêu, phạm vi của bài nghiên cứu, từ đó bắt đầu đặt các câu hỏi xoay quanh vấn đề nghiên cứu và trả lời bằng những giả thuyết tương ứng.

Bước 2: Xác định giả thuyết chính và tìm phương pháp nghiên cứu

Hiểu và nắm rõ được vấn đề mình đang nghiên cứu là gì Từ đó đặt ra các câu hỏi trọng tâm về vấn đề nghiên cứu và tìm ra các câu trả lời dưới dạng giả thuyết Giả thuyết phải được đặt ra dựa trên những nghiên cứu khoa học trước kia của nhiều tác giả khác nhau Việc cuối cùng ở bước hai chính là xác định được phương pháp nghiên cứu cho đề tài dựa vào những giả thuyết đã được chọn để đưa vào bài, dẫn dắt đề tài đi đúng hướng trọng tâm vấn đề đang nghiên cứu.

Trang 40

22 Bước 3: Lập dàn ý bài nghiên cứu khoa học

Xác định rõ những nội dung nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu hay phân tích các biến Từ đó có được những ý tưởng về nội dung, dàn ý chính của bài nghiên cứu được sắp xếp và hoàn chỉnh Dàn ý nghiên cứu giúp kiểm soát được quá trình hình thành bài nghiên cứu một cách chủ động nhất, qua đó có thể đề ra được kế hoạch hành động cụ thể của đề tài.

Bước 4: Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu

Là bước quan trọng nhất khi nghiên cứu khoa học, sử dụng phần lớn thời gian thực hiện toàn đề tài Xác định rõ các biến dữ liệu cần thu nhập, tìm cách thu nhập dữ liệu phù hợp, hiệu quả Tiếp theo là sàng lọc các dữ liệu lỗi, các biến dữ liệu không có tính xác thực cao Sau khi có được bộ biến dữ liệu hoàn chỉnh, bắt đầu xử lý và phân tích cả về hệ thống và dữ liệu để đưa ra kết luận của giả thuyết được xác định ban đầu và đánh giá một cách khách quan.

Bước 5: Viết thành bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

Viết hoàn chỉnh toàn bộ nội dung đề tài theo dàn bài nghiên cứu được đặt ra ở bước 3 Bao quát lại toàn bộ nội dung nghiên cứu khoa học đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay chưa Xin ý kiến đánh giá từ người hướng dẫn trước khi gửi đề tài nghiên cứu khoa học đến các cá nhân, hội đồng thẩm định, tổ chức liên quan đến việc quản lý đề tài.

3.2 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập thủ công từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

Ngoài ra, có một số công ty thuộc nhóm ngành tài chính, bảo hiểm, chứng khoán có đặc thù riêng về hoạt động kinh doanh cũng như là báo cáo tài chính khác so với các ngành khác Cho nên mẫu dữ liệu thu thập được của nhóm tác giả không bao gồm các công ty này.

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w