Điều kiện xác định và ghi nhận doanh thu bán hàng
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng như sau:
“- Doanh nghiệp đã chuyền giao phan lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng:
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời năm điều kiện trên.”
Bên cạnh những điều kiện được qui định trên, cũng theo Chuẩn mực kê toán sô 14 thì để ghi nhận doanh thu bán hàng chính xác và hợp pháp cần lưu ý thêm những điều sau:
“Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ich gan liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyền giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyền giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua.
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không năm trong các điều khoản bảo hành thông thường;
- Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó;
- Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
- Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chăn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không.
Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gan liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chăn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyên tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không).Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chỉ phí, bao gồm cả chỉ phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chỉ phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện ghi nhận doanh thu.”
Từ Chuan mực kê toán số 14 để xác định đúng những khoản doanh thu đủ điều kiện ghi nhận cần quan tâm tới một số van dé sau :
“Một là, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được;
Hai là, doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định băng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khâu thanh toán, giảm giá hang bán và giá trị hang bán bị trả lại;
Ba là, đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định băng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai;
Bốn là, khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu;
Năm là, khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi dé lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dich tạo ra doanh thu.
Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.”
Trên đây là những cở sở quan trọng mang tính chuẩn mực để KTV căn cứ vào đó nhằm đưa ra những đánh giá răng doanh nghiệp có tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chính sách kế toán trong việc lưu giữ chứng từ, ghi chép sé sách lập và trình bày BCTC đối với chỉ tiêu doanh thu ban hang và khoản phải thu khách hàng.
Ngoài ra việc ghi nhận doanh thu bán hàng còn liên quan tới nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp gắn với các doanh thu thực hiện này Đó là các đối tượng mà KTV phải đưa ra ý kiến khi kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền trong BCTC doanh nghiệp.
Phương thức tiếp cận kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền và mối
với kiêm toán các Chu trinh khác ;
1.1.5.1 Phương thức tiép cận kiêm toán Chu trình Ban hang - Thu tiên Đôi với kiêm toán tài chính thi có hai cách cơ ban đê phân chia đôi tượng kiểm toán thành các phần hành kiểm toán: Phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình Từ đó, cách tiếp cận kiểm toán cũng phân thành hai phương pháp: Kiểm toán theo khoản mục và kiểm toán theo chu trình.
Kiểm toán theo khoản mục là cách phân chia công việc kiểm toán máy móc theo từng nhóm khoản mục riêng biệt Cách phân chia này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện nhưng bị hạn chế do sự tách biệt những khoản mục có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Các khoản mục này nằm ở các vị trí khác nhau trên các bảng khai tài chính như: Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, doanh thu và các khoản phải thu,
Kiểm toán theo chu trình là cách phân chia công việc kiểm toán một cách thông dụng căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục Phương thức kiêm toán này tỏ ra có ưu việt hơn hăn so với kiêm toán theo khoản mục do thu gom được các đầu mối của các liên hệ Tuy nhiên, tính hiệu quả của kiểm toán theo chu trình chỉ phát huy đầy đủ khi quy mô và tính phức tap của mỗi yếu tố trong chu trình không quá lớn Mặt khác cũng có những khoản có tính độc lập tương đối và bản thân nó đã chứa đựng những nghiệp vụ đa dạng và phong phú như: Hàng tồn kho, tiền mặt
Trên cơ sở đó, trong Khoá luận Em nghiên cứu phương thức kiểm toán theo chu trình đối với Chu trình Bán hàng - Thu tiền do Công ty Com.pt thực hiện.
Tiên lương và nhân viên
Huy động và hoàn trả von
Chu trình Bán hàng - Thu tiền được xem là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chu trình này không những đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân chu trình mà còn phản ảnh toàn bộ kết quả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với quá trình hoạt động của các chu trình khác (nêu trong Sơ đồ trên) Chính vì thế khi kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền phải kết hợp chặt chẽ với kiểm toán chu trình khác, như: Chu trình hàng tồn kho, vốn bằng tién,
1.2 Kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền của Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chức năng cơ bản của Chu trình Bán hàng - Thu tiền
Chu trình Bán hàng - Thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng - tiền (giữa khách thể kiểm toán với khách hàng của họ) Nó là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Cần phải xem xét chức năng cơ bản của chu trình này trên cơ sở đặc điêm hoạt động của các mô hình hoạt động khác nhau, như đó là Công ty thương mai bán buôn, bán lẻ hoặc Công ty sản xuất và thương mại,
Có thé cụ thé hóa Chu trình Bán hàng - Thu tiền thành các chức năng chủ yếu, như: xử lý đơn đặt hàng của người mua, xét duyệt bán chịu, chuyên giao hàng hóa, lập
Hóa đơn bán hang, xử ly và ghi số các khoản về doanh thu và về thu tiền, xóa số các khoản phải thu không thu được, lập dự phòng cho nợ phải thu khó đòi.
Xử lý đơn đặt hàng của người mua Đơn đặt hàng của người mua có thể là: Đơn đặt hàng, Phiếu yêu cầu mua hàng, yêu cầu qua thư, hợp đồng mua - bán hàng; thông qua những thủ tục trên người bán có thể xem xét để đưa ra quyết định bán quá Phiếu tiêu thụ và lập Hóa đơn bán hàng.
Do bán hàng gắn liền với thu tiền trong cùng một khái niệm “tiêu thụ” cho nên trong quyết định bán cần xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ lô hàng Quyết định này có thể được biểu hiện trong hợp đồng, thể hiện chính sách ưu đãi của doanh nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi Nhiều doanh nghiệp bỏ qua chức năng có thể dẫn đến phát sinh các khoản phải thu khó đòi, thậm chí thất thu do khách hang mat khả năng thanh toán.
Sau khi hang hóa, san phẩm được duyệt bán thi khâu van chuyên hàng hóa, sản phẩm đến người mua là điểm bắt đầu của chu trình (đặc biệt với các Công ty bán buôn) Đây thường là điểm chấp nhận được ghi số bán hàng Chứng từ vận chuyền cũng được lập vào lúc giao hàng.
Gửi Hóa đơn bán hàng tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hang
Hóa đơn bán hàng được lập thành 3 liên: liên đầu được gửi cho khách hàng, các liên sau được lưu lại ghi số và theo dõi thu tiền Hóa đơn bán hàng là chứng chỉ ghi rõ mẫu mã, số lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa gồm cả giá gốc hàng hóa, chỉ phí vận chuyền, bảo hiểm và các yếu tố khác theo Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế
Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khau, Hóa đơn bán hàng đóng vai trò vừa là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán của từng thương vụ, vừa là căn cứ ghi số Nhật ky bán hàng và theo déi các khoản phải thu khách hàng.
Xử lý và ghi số các khoản thu tiền
Sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng và ghi số kế toán Các nghiệp vụ này cần thực hiện tiếp chức năng thu tiền đối với các khoản trả ngay và khoản phải thu khách hàng.
Xử lý và ghi số hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán Khi người mua không thỏa mãn về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa dẫn đến việc hàng mua bị trả lại Trường hợp này người bán có thể nhận lại hàng hoặc bớt giá, người bán phải lập bảng ghi nhớ hoặc có thư báo Có hoặc Hóa đơn chứng minh cho việc ghi giảm các khoản phải thu khách hàng Trên cơ sở đó ghi đầy đủ và kịp thời vào Nhật ký bán hàng và các giảm giá hàng bán đồng thời ghi vào số phụ.
Xử lý và xóa số khoản phải thu khách hàng không thu được
Trường hợp những khoản phải thu khách hang quá han, doanh nghiệp không có khả năng thu hồi được Sau khi xử lý khoản phải thu khách hàng quá hạn theo thâm quyền, doanh nghiệp cần xem xét xóa số khoản phải thu đó.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2009 về “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tôn kho, tôn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trinh xây lắp tại doanh nghiệp ” Trong đó quy định về
Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
“ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tinh trạng phá sản hoặc đang lam thủ tục giải thể; người nợ mat tích, bỏ tron, dang bị các cơ quan pháp luật truy to, giam giữ, xét xử hoặc dang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức ton thất không thu hôi được để trích lập dự phòng |
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp
10 tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chỉ tiết dé làm căn cứ hạch toán vào chỉ phí quản lý của doanh nghiệp ”
1.2.2 Mục tiêu kiếm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày
06/12/2012 của Bộ Tài chính) theo đoạn 11:
“Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thuc hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là:
- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thé, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhằm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu Báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình Bay báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;
Căn cứ của kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền
Cơ sở dé kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền của bất kì một khách hàng nào, KTV cần phải căn cứ những tài liệu khách hàng cung cấp phản ánh tình hình hoạt động trong năm cần kiểm toán như:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân kế toán, Sổ cái và Sổ kê toán chỉ tiết của các Tài khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu, Tài khoản phải thu khách hàng ;
Các phê chuẩn về giá bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán; cùng các quy chế, luật định của Nhà nước;
Các Hóa đơn, giấy tờ như: vận don, Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn giá trị gia tang, Phiếu nhập kho Đối với hàng hóa nhập khẩu thì cần có tờ khai hải quan;
Các chứng từ gốc như: Hợp đồng kinh tế kí kết về bán hàng hóa, đơn đặt hàng;
Các giấy tờ liên quan đến thanh lý hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng hóa, bảng đối chiếu tình hình thanh toán với khách hàng:
Các Hóa đơn chứng từ liên quan đến việc thanh toán như: Giấy báo có của ngân hàng cùng ban chỉ tiết đối chiếu, các chứng từ thu tiền, :
Ngoài ra KTV còn căn cứ vào số liệu được kiểm toán năm trước để làm căn cứ đối chiếu Kiểm toán thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước hoặc tìm hiểu xin ý kiến của KTV tiên nhiệm để tham chiếu cho việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản
13 trong cuộc kiểm toán năm nay.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền
Đối với khoản mục doanh thu bán hang và khoản mục phải thu của khách hang; các mục tiêu kiểm toán được xác định chủ yếu là tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác, tính phân loại và trình bày Từ cơ sở đó KTV bắt đầu phân tích căn cứ hệ thống KSNB để xác định ra mức rủi ro tương ứng Căn cứ vào kết quả đánh giá trên KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bên cạnh đó thực hiện các thử nghiệm cơ bản thích hợp đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát nội bộ liên quan đến kiểm toán doanh
Thứ nhất, về vẫn dé rủi ro tiềm tang Một là, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trên số sách cao hơn thực tế Trên thực tế trường hợp này rất hay thường xuyên xảy ra, nguyên nhân có thể là:
Kế toán nghiệp vụ kém không nhận thức được đầy đủ bản chất của việc ghi nhận doanh thu;
Kế toán có tình phản ảnh những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu. Điều này làm cho số doanh thu phản ánh trên số sách báo cáo cao hơn doanh thu trên các chứng từ kế toán.
Trường hợp người mua ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa xuất hàng bán hoặc thủ tục Hóa đơn chưa hoàn thiện, doanh nghiệp vẫn chưa chuyền giao hết rủi ro của hang hóa, sản phẩm cho người mua hoặc người mua chưa chấp nhận thanh toan, trong khi đó doanh nghiệp lại ghi nhận các khoản ứng trước đó vào doanh thu tiêu thụ trong kì Nhiều nghiệp vụ xử lý sai như thế sẽ làm cho tổng số doanh thu tiêu thụ không chính xác, cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán.
Hai là, doanh thu phản ảnh trên số sách thấp hơn so với thực tế
Trường hợp này doanh nghiệp chưa hạch toán kịp thời vào Tài khoản
14 doanh thu những khoản thu đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu như qui định của
Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp Doanh thu thấp hơn so với thực tế cũng có thể do kế toán ghi thiếu, ghi sót doanh thu thực tế Điều này là nguyên nhân của sự sai lệch giữa doanh thu trên số sách, báo cáo tài chính thấp hơn so với doanh thu trên thực tế.
Doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, số hàng hóa, sản phẩm cung cấp đó đã được người mua chấp nhận thanh toán, người mua đã trả tiền nhưng doanh nghiệp không hạch toán vào kỳ kế toán hiện hành;
Doanh nghiệp tính toán và ghi số sai đã làm doanh thu giảm so với số liệu thực tế trong kỳ kế toán.
Ba là, doanh thu biến động theo thị hiếu thị trường Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, hàng hóa theo thị hiếu, xu hướng thời trang thường có doanh thu mang tính biến động cao Tùy vào từng sản phẩm hang hóa cung cấp ra cho thi trường cộng với yếu tố thị hiếu mà doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp có thé tăng đột biến hoặc có sự giảm đi đáng kể Chúng ta thường thấy trong các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm, hàng hóa như: May mặc, mỹ phẩm, thời trang
Ngoài ra các yếu tố như thời tiết, mùa vụ còn có thể ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng và doanh số bán ra của doanh nghiệp.
Bốn là, doanh thu bị ảnh hưởng bởi kế toán phản ảnh không đúng các khoản giảm trừ
Một số hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp chất lượng kém bị trả lại ở kỳ này, kế toán lại phản ánh vào kì sau;
Trong hoạt động chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán có sự thông đồng, quen biết của nhân viên kế toán với người mua nhăm chia nhau hoa héng, khién cho sự ghi nhận các khoản giảm trừ này không chính xác ảnh hưởng tới chỉ tiêu doanh thu trong Báo cáo tài chính.
Thứ hai, về vẫn đề rủi ro kiểm soát nội bộ
Một là, bán cho khách hàng không có thật
Trường hợp doanh nghiệp bán cho khách hang “ma”, không có thật nhằm khai tăng doanh thu mà các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế nhưng không phát hiện ra được.
Hai là, hàng hóa được chuyền đi khác với Hóa đơn bán hàng/ đơn đặt hàng Quá trình từ sản xuất, nhập kho và giao hàng cho bộ phận vận chuyển không được kiểm soát nghiêm ngặt làm cho số lượng hàng hóa thực tế được chuyển đi khác với trên số sách và chứng từ Hậu quả là hàng có thé thiếu hoặc thừa so với
Hóa đơn bán hàng/ đơn đặt hàng làm ảnh hưởng tới sự phản ảnh vào số sách và uy tín của doanh nghiệp.
Ba là, hàng hóa được giao nhưng doanh thu và các khoản phải thu không được ghỉ nhận
Do có sự thiếu sót mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện ra giữa việc kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo bán hàng, danh sách Hóa đơn bán hàng và báo cáo của bộ phận sản xuất nên số liệu được phản ảnh không chính xác.
Bon là, nhận tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhưng không được ghi nhận hoặc ghỉ nhận không chính xác
Kế toán chịu trách nhiệm về thu tiền của khách hàng trả ghi nhận thiếu chính xác, thậm chí không ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hệ thống kiểm soát nội bộ tiến hành kiểm tra đối chiếu hàng tháng nhưng bỏ sót hoặc không phát hiện ra.
1.3 Quy trình kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền
Quy trình kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền được thực hiện thông qua các bước như: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, theo các mục tiêu đã được KTV xác định.
Biểu 1.1: Tổng hợp quy trình kiểm toán chung
Chuẩn bị lập kế hoạch Thư hen hoặc hop dong
Lập kế hoạch kiêm toán
Giảm mức - đánh giá rủi ro kiêm soát kê hoạch 2
Thực hiện các cuộc khảo sát kiêm toán
Thực hiện cuộc khảo sát chính thức về nghiệp vụ Đánh giá khả năng sai số trên các BCTC
Thực hiện kiêm toán không biết
Thực hiện các thể thức phân tích
Thực hiện khảo sát các khoản mục chính
Thực hiện khảo sát bé sung các chỉ tiết ĐẠI HỌC K.T.Q.D
PHÒNG LUẬN ÁN - TƯLIÊU oF Ok
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho Chu trình Bán hàng - Thu tiền
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chỉ phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán KTV có thé thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị, KTV có thể theo dõi, đánh giá công việc kiểm toán đã thực hiện, phối hợp với nhau và phối hợp với các bộ phận có liên quan như: Bộ phận kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của cuộc kiểm toán Ngoài ra căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập KTV Có thé kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Việc lập kế hoạch cho kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền được tiến hành theo trình tự: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán, thu thập thông tin cơ sở, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, thực hiện thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho Chu trình Bán hàng - Thu tiền nằm trong giai đoạn lập kế hoạch chung đối với đối với toàn bộ cuộc kiểm toán, KTV sau khi thu thập thông tin nhằm đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, lựa chọn và sắp xếp đội ngũ KTV thực hiện, ký kết hợp đồng kiểm toán, cùng với đó tìm hiểu về hoạt động kinh doanh cũng như các nghĩa vụ pháp lý của khách thé kiểm toán KTV tiến hành các bước lập kế hoạch đặc thù với Chu trình Bán hàng - Thu tiền như: Tìm hiểu về khách hàng, quy trình ghi nhận doanh thu, kiểm soát nội bộ với doanh thu, đánh giá rủi ro, thiết kế chương trình kiểm toán.
Tìm hiểu về khách hàng
KTV tiến hành thu thấp các thông tin cơ bản về khách hàng,sau khi thu thập các thông tin cơ sở, KTV tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ đối với các thông tin thu thập được Qua thủ tục phân tích sơ bộ, KTV có được những hiểu biết ban đầu về các chỉ tiêu tài chính cũng như những biến động của chúng, thấy được xu hướng biến động nói chung của hoạt động Bán hàng - Thu tiền của khách thể kiểm toán Dữ liệu KTV sử dụng để phân tích sơ bộ thường là dữ liệu năm.
18 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, đánh giá KSNB
Trên cơ sở các hiểu biết nhất định về khách thể kiểm toán, KTV thực hiện đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Việc đánh giá tính trọng yếu được KTV tiến hành thông qua các bước bao gồm ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, phân bé ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính Chu trình Bán hàng - Thu tiền là một chu trình quan trong, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, do đó, thường được đánh giá là trọng yếu và được phân bé mức trọng yếu thấp nhằm giảm rủi ro kiểm toán. Đánh giá rủi ro được KTV cân nhắc đối với các loại rủi ro khác nhau. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán mong muốn, phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ người sử dụng tin tưởng vào báo cáo tài chính, khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố Ngoài ra, KTV còn đánh giá các loại rủi ro khác như rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Các kiểm soát trong Chu trình Bán hàng - Thu tiền là các thủ tục được thiết kế nhằm đảm bảo sự đúng dan, nhịp nhàng của các nghiệp vụ diễn ra, dam bảo hiệu quả của công việc bán hàng - thu tiền cũng như ghi số kế toán KTV đánh giá tính hiệu quả của các kiểm soát này kết hợp với đánh giá các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra đánh giá chung về rủi ro trong đơn vi.
Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chỉ tiết về công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần thu thập và sử dụng Chương trình kiểm toán bao gồm thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cở bản và thử nghiệm trực tiếp số dư, được thiết kế căn cứ các đánh giá, các nhận định về tính trọng yếu va rủi ro của KTV.
Chương trình kiểm toán được KTV thiết kế với Chu trình Bán hàng - Thu tiền cũng bao gồm ba loại thử nghiệm ké trên Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế nhằm kiểm tra tính liên tục, hiệu quả của các kiểm soát với Chu trình Bán hàng - Thu tiền, căn cứ các yếu tố kiểm soát KTV đã xác định được trong đơn vị Thủ tục
19 phân tích được thiết kế cụ thể với từng mô hình phân tích khác nhau cho khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng như kiểm tra tính hợp lý của doanh thu, phân tích sự biến động của doanh thu và các khoản phải thu khách hàng, sự biến động của các tỷ suất, Các thử nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế căn cứ đánh giá của KTV về rủi ro với Chu trình Bán hàng - Thu tiền của doanh nghiệp.
Khi hoàn thành quá trình lập kế hoạch, KTV đã phác thảo được những công việc cần hoàn thành đối với cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền nói riêng Đó là cơ sở giúp KTV thực hiện tat cả các công việc của mình đạt được các mục tiêu của cuộc kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Chu trình Bán
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán đã lập, KTV thực hiện kế hoạch kiểm toán, sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán có hiệu lực. KTV tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền Đối với Chu trình Bán hàng - Thu tiền, KTV khi thực hiện thủ tục phân tích cần trải qua các bước như phát triển một mô hình, xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vu, ước tinh giá trị và so sánh với giá trị ghi sd, phân tích nguyên nhân chênh lệch và xem xét những phát hiện qua kiểm toán.
Trước hết, KTV cần lựa chọn và phát triển mô hình phân tích cho phù hợp, trong đó có thể kết hợp các biến tài chính và phi tài chính Việc lựa chọn các biến của mô hình phân tích phải căn cứ mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích cũng như nguồn thông tin về các dữ liệu Thông thường, những số dư đã được kiểm toán năm trước được sử dụng như là một biến số của mô hình để tăng thêm tính độc lập cũng như chính xác Các biến số được sử dụng trong khi thực hiện thủ tục phân tích đối với Chu trình Bán hàng - Thu tiền có thể là doanh thu, giá vốn hàng bán, các khoản phải thu khách hàng KTV có thể sử dụng những thông tin chi tiết hơn để xây dựng mô hình phân tích nhằm thu được những đánh giá cụ thé hon, ví dụ như sử dụng dữ liệu doanh thu của từng sản phẩm, dịch vụ hay giá vốn của từng sản phẩm, dịch vụ
Các dữ liệu sử dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích, nó quyết định kết quả phân tích có chính xác hay không, vì vậy, KTV cần kiểm tra tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính cũng như nghiệp vụ Đối với Chu trình Bán hàng - Thu tiền, KTV thường sử dụng dữ liệu của cuộc kiểm toán năm trước như là một biến số để so sánh, cũng như kết hợp với các thông tin được kiểm chứng từ bên thứ ba như khách hàng, các đối tác của doanh nghiệp dé tiễn hành phân tích.
Trên cơ sở mô hình đã xác định và những thông tin đã được thu thập, KTV ước tính giá trị của chỉ tiêu phân tích và so sánh với giá trị ghi số của chỉ tiêu này.
KTV khi ước tính và so sánh cần chú ý đến tính chất của dữ liệu được sử dụng để tăng thêm độ tin cậy cho kết quả phân tích cũng như chú ý đến những biến động tắt yếu và biến động bat thường của nó. Đối với Chu trình Bán hàng - Thu tiền, KTV có thể sử dụng một số chỉ tiêu so sánh như sau:
So sánh tổng doanh thu, doanh thu từng loại hàng hoá của kỳ này với kỳ trước;
So sánh tỷ lệ lãi g6p của từng loại sản phẩm năm nay với năm trước;
So sánh doanh thu của từng loại sản phẩm hàng hoá từng tháng năm nay với cùng kỳ năm trước;
So sánh số dư các khoản phải thu khách hàng năm nay với năm trước;
So sánh số ngày một vòng quay các khoản phải thu khách hàng năm nay với năm trước.
Sau khi đã có kết quả so sánh, KTV phân tích nguyên nhân chênh lệch, những chênh lệch này có thể phát sinh do dữ liệu sử dụng có chứa sai sót hoặc do chính quá trình ước tính, do đó, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân từ chính nhân viên của khách thể kiểm toán, nếu không có được lời giải thích thoả đáng thì can xem xét lại giả định và những dit liệu được sử dụng Nếu vẫn còn chênh lệch không thé giải thích thì cần tăng cường các thủ tục kiểm tra chỉ tiết số liệu.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chỉ tiết trong kiểm toán Chu trình Bán hàng
Kiểm tra chỉ tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của thử nghiệm độ tin cậy thuộc thử nghiệm trực tiếp số dư để kiểm tra từng khoản mục
21 hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ KTV sử dụng các kỹ thuật như so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét lại chứng từ và số sách áp dụng đối với mẫu chọn Việc kiểm tra chỉ tiết cũng hướng đến các mục tiêu kiểm toán đã được xác định, được tiến hành lần lượt với nghiệp vụ bán hàng và thu tiền. Đối với nghiệp vụ bán hàng KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiết nhằm thoả mãn các mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau:
Thứ nhát, các nghiệp vụ bán hàng được ghi số là có thật, KTV đối chiếu Sổ cái Tài khoản doanh thu bán hàng với Nhật ký bán hàng, hoá đơn, vận đơn và đơn đặt hàng Bên cạnh đó, KTV đối chiếu giữa Số cái Tài khoản giá vốn hàng bán và
Số kế toán chỉ tiết hàng tồn kho cùng Phiếu xuất kho, đối chiếu bút toán bán hàng với lệnh bán chịu và hóa đơn vận chuyền, gửi thư xác nhận cho khách hàng có giá trị giao dịch lớn hoặc thường xuyên.
Thứ hai, tat cả các nghiệp vụ bán hàng đều được ghi số đầy đủ Để tìm kiếm bang chứng cho mục tiêu này, KTV đối chiếu Nhật ký bán hàng và Sé cái Tài khoản doanh thu, đối chiếu đơn đặt hàng với hoá đơn Đồng thời, KTV đối chiếu bảng cân đối Bán hàng - Thu tiền với hoá đơn và số trên Nhật ký bán hàng, đối chiếu Phiếu xuất kho với Số chỉ tiết hàng tồn kho và Số cái Tài khoản giá vốn hàng bán.
Thứ ba, các nghiệp vụ bán hàng được phân loại và trình bày đúng Đối với mục tiêu này, KTV so sánh các bút toán trên Nhật ký bán hàng với nội dung kinh tế trên chứng từ hoá đơn.
Thit tw, các nghiệp vụ bán hàng thực hiện với những hang hoá thuộc quyền của đơn vị, KTV có thể gửi thư xác nhận cho bên giao Đại lý, đối chiếu Hoá đơn bán hàng với Số chỉ tiết hàng tồn kho nhận Đại lý và hợp đồng Đại lý.
Thự năm, các nghiệp vụ bán hàng được tính giá đúng, KTV tiến hành kiểm tra hợp đồng kinh tế đã được ký kết, đơn đặt hàng cũng như đối chiếu hoá đơn với bảng giá hay quy chế về giá của đơn vị.