TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: Y HỌC GIA ĐÌNH
CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TĂNG
HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
Trang 3II CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH TRONG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN CƠ SỞ 7
1 Nguyên lý CSSK liên tục 9
1.1 Liên tục về thông tin 9
1.2 Liên tục về thời gian 10
1.3 Liên tục trong mối quan hệ giữa các cá nhân 11
2 Nguyên lý CSSK toàn diện 12
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp còn gọi là cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.[1]
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2019 có khoảng 1,13 tỷ người bị THA trên toàn thế giới và con số này được ước tính khoảng 1,56 tỷ vào năm 2025, tức tăng 430 triệu ca và 38% trong vòng 6 năm, trong đó ⅔ số ca bệnh thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
Tại Việt Nam, theo một điều tra vào năm 2007, THA là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm ở nam giới và thứ hai ở nữ giới.[2] Năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị
THA là một căn bệnh mạn tính âm thầm gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng trên tim mạch và cơ thể như suy tim, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết, nhồi máu cơ tim cấp…Mỗi năm trên thế giới có 17.5 triệu người chết do các bệnh về tim mạch, gấp 4 lần tổng số ca tử vong của HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi cộng lại Trong đó, bệnh nhân tử vong do THA và biến chứng của THA là hơn 7 triệu người đã cho thấy mức độ báo động
khiến THA được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng” Và cũng chính vì vậy, công tác theo dõi và dự phòng biến chứng của THA là cực kỳ quan trọng, mà hiệu quả quản lý của các tuyến y tế cơ sở là chìa khóa mang tính quyết định
Mặc dù là một bệnh lý có mức độ phổ biến cao và rất dễ để phát hiện chẩn đoán nhưng tỷ lệ THA vẫn liên tục tăng cho thấy việc quản lý và điều trị THA còn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý, đa số các trường hợp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc cho thấy, có 8,1 triệu người bị tăng huyết áp chưa kiểm soát
cũng cho thấy có tới trên 50% số người mắc THA không hề biết bản thân đang bị bệnh Nghiên cứu về thực trạng quản lý điều trị và kê đơn cho bệnh nhân tăng huyết áp tại trạm
Trang 5áp được phát hiện là 33,2% nhưng tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp được quản lý điều trị tại trạm y tế chỉ có 22,4% và số bệnh nhân được quản lý điều trị đạt mục tiêu điều trị là 51,6%.[6] Để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đã và đang rất nỗ lực tăng cường chuyển một số dịch vụ y tế về tuyến y tế xã để giúp người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng hơn tại cơ sở
Mô hình BSGĐ đã ra đời tại các nước phát triển từ những năm 1960 và chứng minh được hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở tuyến ban đầu có chất lượng và chi phí hợp lý, trong đó bao gồm cả THA Ở Việt Nam, mô hình BSGĐ đang rất được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở, đặc biệt trong công tác phát hiện và điều trị kịp thời THA Để áp dụng được mô hình này hiệu quả, chúng ta cần có những nguyên lý và quy định thống nhất chung
Chính vì vậy, tiểu luận này muốn đề cập tới: “Các nguyên lý cơ bản của Y học gia đình
trong công tác quản lý người bệnh Tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở.”
Trang 6I ĐẠI CƯƠNG
1 Khái niệm Y học gia đình và Bác sĩ gia đình
Theo Hiệp hội YHGĐ Mỹ (AAFP), “Y học gia đình là một chuyên ngành y học kết hợp giữa sinh học, y học lâm sàng và khoa học hành vi, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện, liên tục cho cá nhân và hộ gia đình ở tất cả các lứa tuổi, giới tính với tất cả các loại bệnh tật”[7]
Tổ chức BSGĐ Châu Âu nhấn mạnh: “Y học gia đình là một chuyên ngành khoa học có nội dung đào tạo và nghiên cứu cũng như nguyên lý và hoạt động lâm sàng đặc trưng riêng và là một chuyên ngành lâm sàng theo định hướng CSSKBĐ”[8]
Y học gia đình là một chuyên ngành y học lâm sàng (kết hợp chặt chẽ với sinh học và khoa học hành vi) theo định hướng CSSKBĐ Lĩnh vực này dựa trên 6 nguyên lý cơ
Việc nắm bắt và vận dụng thành thạo các nguyên lý trên sẽ giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người cao tuổi Không chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất, y học gia đình còn chú trọng đến sức khỏe tâm thần và xã hội của người bệnh
2 Quản lý người bệnh
Quản lý người bệnh là một quá trình bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức, điều phối và giám sát việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, từ lúc nhập viện đến khi xuất viện Mục tiêu của quản lý người bệnh là đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, an toàn cho người bệnh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực y tế
3 Tăng huyết áp
Trang 7Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương) Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ nhớt của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi)
Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất và gọi THA là khi huyết áp tâm thu (HATT) hay huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương (HATTr) hay huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg
3.2 Thực trạng hiện nay
Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam
3.2.1 Thực trạng chung
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong: Theo WHO, năm 2019, tăng huyết áp đã gây ra 10,4 triệu ca tử vong trên toàn cầu.[10]
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao: Theo WHO, năm 2019, ước tính có 1,28 tỷ người trưởng thành (từ 30 tuổi trở lên) mắc tăng huyết áp trên toàn cầu
Xu hướng gia tăng: WHO dự đoán số người mắc tăng huyết áp sẽ tăng lên 1,56 tỷ người vào năm 2025
3.2.2 Thực trạng ở Việt Nam
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao: Theo kết quả điều tra STEPS 2015, tỷ lệ người trưởng thành (từ 18-69 tuổi) mắc tăng huyết áp ở Việt Nam là 25,1%.[11]
Tỷ lệ kiểm soát huyết áp thấp: Theo WHO, chỉ có 13% người mắc tăng huyết áp ở Việt Nam có huyết áp được kiểm soát ở mức bình thường
Nguy cơ biến chứng cao: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận ở Việt Nam
3.3 Phân độ tăng huyết áp
Ngưỡng chẩn đoán bệnh huyết áp cao có thể dao động nhẹ tùy theo từng cách đo huyết áp khác nhau Tuy nhiên, dựa vào trị số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng
Trang 8quy trình được thực hiện bởi cán bộ y tế, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như
Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân cấp độ căn cứ theo mức dao động của huyết áp tâm thu
3.4 Phân loại
Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm 90-95% các trường hợp tăng huyết áp, nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng
Tăng huyết áp thứ phát: Chiếm 10% do các bệnh lý cụ thể như:
− Bệnh lý về thận: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, hẹp động mạch thận, − Bệnh lý nội tiết: u tủy thượng thận, cushing, cường giáp, cường aldosteron, − Bệnh lý tim mạch: hở van ĐMC, hẹp eo ĐMC,
− Khác: do thuốc, do nhiễm độc thai nghén, rối loạn thần kinh,
3.5 Biểu hiện
Trang 9Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài và hầu hết không có triệu chứng nên căn bệnh này còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" Đôi khi người bệnh có thể thấy đau đầu, đau ngực, khó thở khi có cơn tăng huyết áp Hoặc những triệu chứng của tổn thương cơ quan đích: nhìn mờ, đau ngực dữ dội, tiểu máu, liệt nửa người (đột quỵ não)…nhưng khi có những triệu chứng này tiên lượng thường không tốt
3.6 Biến chứng
Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến rất lặng lẽ với những triệu chứng mơ hồ hoặc không có biểu hiện gì cụ thể Chính vì vậy, nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp, chẳng hạn như người trung niên và cao tuổi, lao động nhiều hay thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nên chủ động theo dõi huyết áp của bản thân thường xuyên và đều đặn Nếu không kịp thời phát hiện tình trạng huyết áp cao để nghỉ ngơi hoặc uống thuốc hạ huyết áp, bệnh có nhiều nguy cơ dẫn đến tai biến nguy hiểm có thể kể đến như:
− Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim − Não bộ: Tai biến mạch máu não
− Thận: Suy thận − Mắt: Mù lòa
3.7 Chẩn đoán
Đo huyết áp: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình
Xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim,
3.8 Điều trị
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài
− Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch” − “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.[12]
Trang 10− Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu
− Về phía người bệnh, cần giảm cân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và tuân thủ phác đồ điều trị
3.9 Phòng ngừa
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, vì vậy để phòng ngừa mắc phải/làm nặng thêm tình trạng bệnh, người bệnh cần thực hiện các thay đổi trong lối sống:
− Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
II CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH TRONG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN CƠ SỞ
Để triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017, với mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trên cả nước theo nguyên lý YHGD Một trong những mục tiêu quan trọng được Bộ Y tế đề ra và thực hiện ngay từ tuyến cơ sở trở đi là quản lý người bệnh THA tại tuyến cơ sở theo các nguyên lý cơ bản của YHGS
Việc thực hiện quản lý người bệnh THA tại tuyến cơ sở được thực hiện bởi[22]: − Nhân viên y tế: Gồm nhân viên y tế thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (gọi chung là nhân viên y tế thông, bản) và nhân viên y tế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất mà không thành lập cơ sở khám, chữa bệnh
Trang 11− Các cơ sở y tế tuyến xã gồm: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức và Phòng khám bác sĩ gia đình
− Các cơ sở y tế tuyến huyện gồm: Trung tâm y tế huyện; Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, bệnh xá công an tỉnh; phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa
Nội dung thực hiện quản lý người bệnh THA tại tuyến cơ sở[22]
− Đối với nhân viên y tế cơ sở:
+ Thực hiện dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trong đó có bệnh THA thông qua truyền thông giáo dục sức khỏe; thay đổi hành vi lối sối và nâng cao sức khỏe
+ Phát hiện sớm người có nguy cơ mắc THA + Quản lý người mắc bệnh THA
− Đối với cơ sở ý tế tuyến xã: + Hoạt động dự phòng THA
+ Chẩn đoán, điều trị và quản lý người mắc bệnh THA + Quản lý thông tin người mắc bệnh THA
− Đối với cơ sở y tế tuyến huyện + Hoạt động dự phòng THA
+ Chẩn đoán, điều trị và quản lý người mắc bệnh THA + Quản lý thông tin người mắc bệnh THA
Mục tiêu trong kế hoạch quản lý THA theo nguyên lý YHGD tại các cơ sở y tế tuyến xã thực hiện trong giao đoạn 2018 – 2020[23]:
− Đến năm 2019, 100% trạm y tế được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý THA theo nguyên lý YHGD
− Đến năm 2020, ít nhất 70% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý THA theo nguyên lý YHGS
− Đến năm 2020, ít nhất 40% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp và đánh giá nguy cơ đái tháo đường
Trang 121 Nguyên lý CSSK liên tục
CSSK liên tục là nguyên tắc căn bản và đặc trưng nhất của y học gia đình CSSK liên tục được thể hiện ở 3 khía cạnh:
1.1 Liên tục về thông tin
− Thông tin được lưu trữ bằng hồ sơ quản lý sức khỏe
Hồ sơ quản lý sức khỏe của cá nhân có thể có từ việc khám sàng lọc ban đầu, tận dụng tất cả các nguồn thông tin khác sẵn có như hồ sơ bệnh án, sổ khám sức khỏe, sổ sách hoạt động chuyên môn từ các CSYT Tùy theo điều kiện điều kiện thực tế để quyết định hình thức, phương pháp thu thập thông tin sức khỏe phù hợp cho từng nhóm đối tượng.[13]
Các thông tin trong những lần đánh giá người bệnh THA như:
+ Nguyên nhân THA (nếu có) hay các yếu tố nguy cơ: Tuổi > 65, giới tính nam, tần số tim >80 lần/phút, thừa cân, ĐTĐ, Tăng LDL-C/Triglyceride, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, tiền sử gia đình tăng huyết áp, mãn kinh sơm, hút thuốc lá, …
+ Đánh giá các biến chứng và tổn thương trên cơ quan đích: Dày thành tâm thất, Suy tim, bệnh thận, bệnh gan, …
+ Đánh giá toàn diện tổng thể các yếu tố nguy cơ tim mạch hay các rối loạn khác: tiền sử bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi, rung nhĩ,…
Những thông tin đó đều đều cần được lưu trữ trong hồ sơ quản lý sức khỏe nhằm đưa ra chẩn đoán bệnh sớm, đưa ra hướng điều trị phù hợp, khởi trị sớm, nhanh chóng đạt huyết áp mục tiêu cũng như theo dõi việc điều trị tăng huyết áp để xem xét việc thay đổi mục tiêu điều trị, phương pháp xử trí hay không
− Thông tin trong hồ sơ sức khỏe được thu thập, cập nhật và sử dụng trong các lần người bệnh thăm khám và sử dụng dịch vụ y tế
Thông tin sức khỏe cá nhân và hộ gia đình sẽ được cập nhật, bổ sung định kỳ từ kết quả khám sức khỏe định kỳ, kết quả hoạt động chuyên môn của cơ sở y tế, hay bất cứ khi nào đối tượng có sử dụng dịch vụ y tế.[13]
Trang 13Trong các nguyên tắc của điều trị THA có việc điều trị liên tục, điều trị đúng, đủ hằng ngày, lâu dài và điều chỉnh liều định kỳ và cá thể hóa điều trị Để đảm bảo huyết áp mục tiêu thì điều cần thiết và vô cùng quan trọng là tuân theo nguyên tắc điều trị THA, việc cá thể hóa điều trị và điều chỉnh liều định kỳ,… rất cần đến việc cập nhật thông tin sử dụng dịch vụ CSSK, việc sử dụng thuốc từ đó mới có thể đánh giá chính xác tình hình đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị để có những sự thay đổi kịp thời và phù hợp hơn để nhanh chóng đạt đích điều trị THA, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch
− Thông tin được sử dụng một cách liên tục, thông suốt giữa các cơ sở CSSK Người bệnh khi đi khám có thể dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh được cung cấp cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác Khi ấy, bác sĩ có thể tìm được nhanh chóng các thông tin về sức khỏe của người bệnh, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, phát hiện và đưa ra phương hướng điều trị sớm và kịp thời; giảm bớt chi phí của mỗi người dân khi khám và chữa bệnh.[14]
Trong các trường hợp người bệnh thay đổi địa điểm sử dụng DVYT thì vẫn luôn đảm bảo thông tin về bệnh, về phương pháp điều trị tăng huyết áp,… và được bác sĩ tại CSYT mới biết và lại tiếp tục đánh giá, thay đổi, theo dõi hướng xử trí (nếu cần thiết) để mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân, hạn chế việc ngắt quãng, mất thông tin điều trị
1.2 Liên tục về thời gian
− CSSK liên tục theo vòng đời người và vòng đời gia đình
THA không thể điều trị khỏi dứt điểm mà chỉ giúp người bệnh đạt huyết áp mục tiêu, giảm tối đa các tổn thương thứ phát, giảm tỉ lệ tử vong, và giúp người bệnh sống chung với
Trang 14THA vậy nên, một trong các nguyên tắc điều trị THA là quản lý điều trị liên tục, điều trị đúng và đủ hằng ngày, lâu dài và điều chỉnh liều định kỳ cùng với tư vấn giáo dục người bệnh nhằm tăng cường tuần thủ và chung sống lâu dài với bệnh Sự thay đổi trong các giai đoạn của đời người và vòng gia đình đều có thể làm thay đổi tâm lý – nhận thức – điều kiện,… những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tính điều trị lâu dài của THA, vậy nên cần thiết theo dõi liên tục để theo dõi điều trị THA
− CSSK liên tục trong suốt giai đoạn bệnh sử, từ những triệu chứng đầu tiên cho đến giai đoạn phục hồi hay đạt mục tiêu điều trị
CSSK suốt giai đoạn bệnh sử, đặc biệt là từ những triệu chứng ban đầu cho phép BS phát hiện sớm và khởi trị THA sớm nhất có thể nhắm tránh các biến chứng tổn thương thứ phát trên cơ quan đích, sớm đạt được huyết áp mục tiêu cũng như mục tiêu điều trị THA Việc đảm bảo CSSK liên tục, xuyên suốt bệnh sử giúp BS quản lý tình hình bệnh tật tốt nhất
1.3 Liên tục trong mối quan hệ giữa các cá nhân
− Quan hệ thầy thuốc – người bệnh
Mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc tuân thủ điều trị của người bệnh, khi người bệnh được sự hỗ trợ , giúp đỡ, khuyến khích của bác sĩ và nhân viên y tế thì người bệnh sẽ tuân thủ điều trị nhiều hơn, cũng như việc tin tưởng người bệnh vào kế hoạch điều trị của bác sĩ cũng là một yếu tố then chốt giúp người bệnh đạt được HA mục tiêu nhanh chóng
Quan hệ thầy thuốc – người bệnh đảm bảo tình liên tục làm cho BS luôn cập nhật được những thông tin cần thiết trong bệnh sử của THA, bao gồm: yếu tố nguy cơ/ nguyên nhân, tình trạng HA hiện tại, các biến chứng trên cơ quan đích,… cũng như sự thay đổi tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa để duy trì mục tiêu và nguyên tắc điều trị THA sao cho thích hợp nhất với bệnh nhân
− Quan hệ thầy thuốc – gia đình người bệnh
Ngoài bệnh nhân, quan hệ thầy thuốc – gia đình người bệnh càng giúp người thầy thuốc có được những thông tin khách quan hơn về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc
Trang 15kinh tế có đáp ứng được với phác đồ điều trị hiện tại hay không? Phác đồ điều trị THA có phù hợp với thời gian sinh hoạt của người bệnh và có cần thay đổi những gì?…; đồng thời khi người bệnh thực hiện điều trị, theo dõi huyết áp tại nhà thì những thông tin cung cấp bởi gia đình người bệnh có tính khách quan nhất định giúp ích cho việc duy trì cập nhật thông tin bệnh trạng THA đến với BSGĐ
2 Nguyên lý CSSK toàn diện
− Lấy người bệnh làm trung tâm, xem xét người bệnh trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ
Bệnh nhân cần có quyền và trách nhiệm được tham gia tích và được thông tin đầy đủ việc tự chăm sóc để đạt được sức khoẻ tối đa về thể chất lẫn tinh thần Người thầy thuốc cần cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân và cho phép bệnh nhân có cơ hội tham gia vào việc tự chăm sóc và đạt được HA mục tiêu Việc người bệnh tự theo dõi huyết áp tại nhà mang lại ảnh hưởng tích cực đến điều trị tăng huyết áp và giảm thiểu các nguy cơ bệnh tim mạch Trong nghiên cứu của HOMED-BP, nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch trong vòng 5 năm đầu tiên là nhỏ hơn 1% nếu huyết áp tâm thu trong quá trình điều trị < 131.6 mmHg, trong khi con số ấy ở nhóm không được theo dõi là từ 41 - 47 % điều đó chứng tỏ rằng việc xem người bệnh là trung tâm và theo dõi huyết áp tại nhà làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.[15]
− Xem xét người bệnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội – theo mô hình tâm sinh lý xã hội
Coi người bệnh như một thể thống nhất, quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: Nhu cầu, giá trị và nguyện vọng của bệnh nhân; Yếu tố gia đình; Hệ thống hỗ trợ; Điều kiện sống; Sức khỏe tâm thần và nhận thức; Khả năng hoạt động chức năng; Các vấn đề sức khỏe và thể chất; Điều kiện tài chính; Vấn đề luật pháp;…
− Không chỉ đơn thuần là chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh mà là chẩn đoán cho người bệnh và điều trị/xử trí phù hợp với người bệnh – Cá thể hóa
Mỗi các nhân có các yếu tố nguy cơ THA, các tình trạng tổn thương cơ quan đích khác nhau, tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa khác nhau làm cho mục tiêu điều trị, khả năng duy trì điều trị, vấn đề thay đổi lối sống, tư vấn giáo dục việc theo dõi, chăm sóc,