Tại thị trường Việt Nam, tác giả cũng đã phân tích quá trình sản xuất cao su thiên nhiên suốt hơn 3 thập niên từ năm 1960 tới năm 1990 đồng thời kêu gọi Việt Nam “đừng để lỡ vận, tụt hậu
Trang 1ĐẶNG THÁI HÀ
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẶNG THÁI HÀ
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI,
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Đặng Thái Hà
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP 7
1.1.1 Khái niệm cây công nghiệp 7
1.1.2 Khái niệm phát triển cây công nghiệp 7
1.1.3 Vai trò, đặc điểm của cây cao su 8
1.1.4 Khái niệm phát triển cây cao su 15
1.1.5 Ý nghĩa của phát triển sản xuất cây cao su 16
1.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 17
1.2.1 Gia tăng diện tích và sản lượng cây cao su 17
1.2.2 Gia tăng về năng suất và chất lượng sản phẩm cây cao su 18
1.2.3 Huy động và sử dụng nguồn lực phát triển cao su 19
1.2.4 Trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất cao su 20
1.2.5 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su 22
1.2.6 Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất 25
1.2.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phát triển cây cao su 26
Trang 61.2.8 Hiệu quả tài chính của cây cao su 27
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU 27
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 27
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32
1.3.3 Các chính sách của nhà nước, địa phương đối với phát triển cây cao su 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 40
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN NGỌC HỒI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 40
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 40
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN NGỌC HỒI TRONG THỜI GIAN QUA 48
2.2.1 Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất cây cao su 48
2.2.2 Thực trạng tổ chức sản xuất cao su 61
2.2.3 Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su 64
2.2.4 Kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế - xã hội
Trang 7CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 75
3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 75
3.1.1 Nhu cầu về sản phẩm cây cao su 75
3.1.2 Chiến lược, định hướng phát triển cây cao su của t nh Kon Tum 80
3.1.3 Định hướng phát triển cây cao su của huyện Ngọc Hồi 83
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN NGỌC HỒI 85
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su 85
3.2.2 Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất cao su 87
3.2.3 Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất cây cao su 94
3.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su 97
3.2.5 Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su 100
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 102
KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu
1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam 23 2.1 Tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng 43 2.2 Diện tích cây lâu năm phân theo loại cây chủ yếu 50 2.3 Sản lượng cao su qua các năm của huyện Ngọc Hồi 51 2.4 Năng suất cao su qua các năm của huyện Ngọc Hồi 51 2.5 Các loại hình tổ chức sản xuất cao su trên địa bàn huyện 61 2.6 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu cao su của huyện Ngọc
3.1 Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên các nước hàng đầu 78
3.3 Dự báo lao động trong các ngành kinh tế 89
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu
2.2 Biểu đồ dân số và giới tính của huyện Ngọc Hồi 52
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên cây cao su được nhiều nước có điều kiện kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển Vào khoảng cuối năm 1840, hạt cao su được lấy từ lưu vực sông Amazon gửi sang Anh để ươm và cuối cùng được đưa sang Nam Á để trồng Ngày nay, Châu Á là nơi sản xuất chủ yếu với sản lượng cao su và xuất khẩu chiếm khoảng 98% sản lượng thế giới Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, tính đến cuối năm 2014 Việt Nam xếp thứ 3 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới với thị phần khoảng 7,9% (đứng sau Thái Lan (35,8%) và Indonesia (26,1%) theo IRSG) Từ 751,7 ngàn tấn năm 2010 lên 971,84 ngàn tấn năm 2015 Năm 2016, sản lượng cao su xuất khẩu ước đạt 1 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,45 tỷ đô la Mỹ Ngành cao su đã, đang và sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của một số t nh trong cả nước vì nó có ý nghĩa quan trọng không ch đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế xã hội Những năm gần đây, ngành cao su đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của T nh Kon Tum, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, giải quyết việc làm cho một lượng lớn dân cư, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách thông qua xuất khẩu
Ngọc Hồi là một huyện biên giới nằm phía Tây của t nh Kon Tum có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, có tiềm năng quỹ đất to lớn cho phép phát triển mạnh cây cao su Trong những năm qua, theo chủ trương,
Trang 11định hướng phát triển kinh tế của t nh, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân cũng như thay đổi diện mạo nơi đây Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện bước đầu đã đạt được những thắng lợi quan trọng, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su, không đạt hiệu quả kinh tế cao nhất như mong muốn Do vậy việc phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện là một định hướng mang tính chiến lược và cấp thiết cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện, xuất phát từ thực tế địa phương và nhận thức được tầm quan trọng trong việc
phát triển cây cao su trên địa bàn, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triển
cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cây cao su - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại Huyện Ngọc Hồi, T nh Kon Tum giai đoạn 2011 đến 2015
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi trong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phát triển sản xuất cây cao su - Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Huyện Ngọc Hồi, T nh Kon Tum
+ Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong giai đoạn 2011-2015, Các giải pháp định hướng đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu báo cáo, thống kê để phân tích các yếu tố nguồn lực, đánh giá tình hình phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cao su, làm rõ những vấn đề có tính quy
Trang 12luật, những nhận xét đánh giá đúng đắn Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệu điều tra đồng thời hệ thống ch tiêu cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu có liên quan đến đề tài, số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương Các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các báo cáo kế hoạch của huyện, xã được thu thập từ các cơ quan chính quyền và cơ quan chức năng như phòng Kinh tế - Nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, và các loại sách báo, mạng Internet
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển cây cao su
Chương 2: Thực trạng phát triển cây cao su Huyện Ngọc Hồi, t nh Kon
Tum
Chương 3: Giải pháp phát triển cây cao su Huyện Ngọc Hồi, t nh Kon
Tum
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phát triển cây công nghiệp dài ngày nói chung và phát triển cây cao su nói riêng được các nhà nghiên cứu của Việt Nam và các nước đang phát triển hết sức quan tâm Để thực hiện được đề tài này, ngoài những tài liệu và số liệu thu thập từ các công ty cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, t nh Kon Tum, tác giả đã tham khảo giáo trình, các website, sách tham khảo và luận văn trước đó
Lê Văn Bình (1997, 2004), Quy trình kỹ thuật cây cao su, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh Tác giả đã nêu lên quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống – trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản, quản lý vườn cao su kiến thiết cơ bản; những quy định chung về khai thác mủ, tổ chức
Trang 13khai thác mủ, chăm sóc vườn cây kinh doanh và quản lý vườn cây kinh doanh Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật như những loại sâu bệnh chính và cỏ trên cây cao su và biện pháp xử lý; cách sử dụng, bảo quản thuốc và an toàn trong công tác bảo vệ thực vật
Tôn Thất Trình (2000), Trồng cao su thiên nhiên, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh Tác phẩm đã giới thiệu khá rõ về phương thức sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tác giả cũng ch ra những tiềm năng phát triển của cao su thiên nhiên – hay còn gọi là vàng trắng là rất lớn Cao su thiên nhiên được sử dụng trên toàn thế giới để làm thành các chất dính, đai dây chuyền máy, các linh kiện tế bào và bột nổi, các ổ quay cầu, các đồ điện và đặc biệt là làm lốp xe ô tô, máy bay, Tại thị trường Việt Nam, tác giả cũng đã phân tích quá trình sản xuất cao su thiên nhiên suốt hơn 3 thập niên từ năm 1960 tới năm 1990 đồng thời kêu gọi Việt Nam “đừng để lỡ vận, tụt hậu lần thứ hai” thông qua việc phát triển trồng cao su, áp dụng lề lối khai thác mới ở những sinh thái cao su biên tế để Việt Nam mau đạt diện tích trồng cao su lớn, có thể sánh ngang với các nước khác trên thế giới Riêng phần phương thức canh tác tại Việt Nam đặc biệt là vùng Tây Nguyên rất đáng quan tâm, tác giả đã ch ra những đặc thù và những lưu ý khi sản xuất tại đây cho dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức như khó khăn về nguồn nước, truyền thống canh tác cũ và việc mở rộng quá mức sản xuất cũng như không gắn với phát triển rừng tự nhiên khiến sản lượng và năng suất
bị hạn chế
Trần Ngọc Thuận, Phan Thành Dũng (2012, 2014), Quy trình kỹ thuật cây cao su, quy trình kỹ thuật cây cao su bổ sung, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tác giả nêu rõ quy trình kỹ thuật cần thực hiện trồng và chăm sóc cao su từ giai đoạn KTCB đến giai đoạn kinh doanh Những công đoạn cần phải thực hiện để cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt nhất Hướng dẫn
Trang 14chi tiết về kỹ thuật chăm sóc và khai thác cao su kinh doanh nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích
- Nguyễn Quang Hoà , phân tích ngành hàng cao su trên địa bàn t nh Kon Tum, luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội đã phân tích và đánh giá khá rõ về thực trạng phát triển ngành cao su trên địa bàn t nh Kon tum
- Báo cáo phân tích ngành cao su Việt Nam của Công ty cổ phần chứng khoán MB (Trung tâm nghiên cứu MBS, tháng 4/2014), đánh giá về tình hình sản xuất, tiêu thụ, triển vọng của ngành cao su thế giới, đánh giá tổng quan về ngành cao su Việt Nam, các nhận định về phương hướng phát triển và các doanh nghiệp trong ngành Báo cáo này đã vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp theo một trình tự hợp lý để đưa ra kết luận sâu sắc, là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của ngành cao su, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh cao su tại Việt Nam
Báo cáo chuyên đề về ngành cao su Việt Nam đánh giá tổng quan từ năm 2010 đến tháng 01/2017, của Tập đoàn cao su Việt Nam Trong đó phân tích đầy đủ về tình hình sản xuất, thị trường của ngành cao su Việt Nam và thế giới; các chính sách của nhà nước tác động đến ngành, thị trường trong nước và quốc tế, cơ hội và thách thức của ngành cao su Việt Nam Báo cáo này cũng đã đề cập tới hoạt động kinh doanh của ngành cao su Việt Nam không ch dừng lại ở việc so sánh các ch tiêu có sẵn trên các báo cáo kế toán và thống kê, mà đi sâu vào xem xét, nghiên cứu cấu trúc, tính ra các ch tiêu cần thiết và cần vận dụng cùng lúc nhiều phương pháp thích hợp để đánh giá đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận phù hợp với thực tế hiện tại của cây cao su tại Việt Nam
Trang 15Ủy ban nhân dân t nh Kon Tum phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cao su cao su giai đoạn 2008-2015 t nh Kon Tum; trong đó phân tích tổng quan tài liệu, phân tích cơ sở khoa học hình thành dự án phát triển cao su cao su giai đoạn 2008-2015 t nh Kon Tum, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội làm cơ sở cho dự án phát triển cây cao su của t nh giai đoạn 2008-2015, đánh giá thích nghi đất đai làm cơ sở khoa học cho đề xuất dự án phát triển cao su, phương án chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su Chính vì vậy, Thường vụ T nh ủy, Thường trực Ủy ban Nhân dân t nh Kon Tum đã có quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 27 tháng 06 năm 2007 về “Điều ch nh quy hoạch phát triển một số cây hàng hóa chủ yếu trên địa bàn t nh Kon Tum đến năm 2010 có tính đến 2015” Trong đó có cây cao su Bởi cao su là một trong những cây công nghiệp dài ngày đạt cả 3 tiêu chuẩn về phát triển bền vững “đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm ổn định và bảo vệ được môi trường” Mặt khác có thị trường tiêu thụ sản phẩm mang tính chất chiến lược lâu dài
Huyện Ngọc Hồi có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, trong đó phát triển cây cao su được xác định là cây trồng chủ lực bên cạnh các cây trồng như cà phê, hồ tiêu Sự phát triển cây cao su trên địa bàn huyện đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; bảo vệ an ninh quốc phòng Có thể nói, cây cao su đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn Huyện Tuy nhiên,
hiện nay chưa hề có nghiên cứu nào về vấn đề :“PHÁT TRIỂN CÂY CAO
SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM” Vì vậy,
tác giả quyết định lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm cây công nghiệp
Dựa vào công dụng của sản phẩm nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác nhau mà người ta chia nông nghiệp theo nghĩa hẹp thành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ Trong ngành trồng trọt cũng dựa vào tiêu chí đó người ta chia thành sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp Cây công nghiệp là những cây trồng mà sản phẩm của nó được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp Cây cao su, cây cà phê, cây mía, đậu tương, dầu gai, là những cây công nghiệp Trong các cây công nghiệp lại căn cứ vào thời gian ngắn hay dài của chu kỳ kinh doanh mà Tổng cục Thống kê chia thành cây công nghiệp lâu
năm hay cây hàng năm
1.1.2 Khái niệm phát triển cây công nghiệp
Phát triển cây công nghiệp là quá trình vận động đi lên không ngừng theo hướng hoàn thiện hơn của hoạt động sản xuất cây công nghiệp về mọi
mặt Đó là sự vận động lớn lên về quy mô sản xuất như phát triển cả về quy
mô xuất (diện tích sản xuất, sản lượng, giá trị sản lượng sản xuất), nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực; nâng cao về chất lượng cây trồng (chất lượng giống, sản phẩm, năng suất, hiệu quả kinh tế), hoàn thiện tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định và cuối cùng đóng góp ngày càng lớn vào sản
lượng và GDP chung của nền kinh tế Sự phát triển ở đây đi liền với sự bảo đảm ổn dịnh việc làm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cộng đồng dân cư ở đó Đồng thời quá trình này bảo đảm chất lượng môi trường tự nhiên, sống của dân cư góp phần cho sản xuất phát triển
Trang 171.1.3 Vai trò, đặc điểm của cây cao su
a Đặc điểm kỹ thuật của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon, thân cao khoảng 25 mét, rễ ăn sâu để giữ vững thân hấp thu chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt, lá thuộc dạng lá kép mỗi năm rụng một lần Được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 - 571 cây/ha và chu kỳ sống được giới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB)
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây.Đây là khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây cao su đạt 50 cm (đo cách mặt đất 1m) Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD)
Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên 70% tổng số cây có vành thân đạt từ 50 cm và độ dày vỏ cây mở cạo phải đạt từ 6mm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 - 30 năm Trong giai đoạn này cây cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB.Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và ổn định Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm
Trang 18giảm năng suất mủ cao su
- Đặc tính của mủ cao su:
Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su Mủ nước là một dung dịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ theo giống cây Thành phần chủ yếu là nước từ 570%, protein 2-3%, acid béo và dẫn xuất 1-2%, glucid và heterosid khoảng 1%, khoáng chất 0,3-0,7% Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 (khi DRC = 25%)
Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt Frey - Wyssling chứa trong một dung dịch gọi là mủ thanh Mủ thanh có cấu tạo gồm nước có hoà tan nhiều chất muối khoáng, acid, đường, muối hữu cơ, kích thích tố, sắc tố, enzym, có PH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp Kết quả theo dõi cho thấy mủ nước thu được vào buổi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro là 300%, 100% và 50% so với mủ nước buổi sáng
- Điều kiện để cây cao su phát triển
Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng Các yêu cầu đó là:
+ Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng
bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280C (nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa) Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ-5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-280
C
Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ,
Trang 19chảy mủ hàng loạt, đ nh sinh trưởng bị khô và cây chết Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết
+ Lượng mưa, độ ẩm: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng
mưa từ 1.500 - 2.000 mm nước/năm; số ngày mưa thích hợp là 100-150 ngày/năm Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1.800 - 2.200 mm nước/năm Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng Các trận mưa lớn kéo dài nhất là các trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ, sản lượng mủ giảm và đồng thời làm tăng khả năng lây lan, phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su
Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời độ ẩm không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác
+ Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây
thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được
+ Giờ chiếu sáng, sương mù:
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700 giờ/năm
Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm
Trang 20bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng
+ Đất đai
Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được Cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra
Cây cao su thích hợp với các vùng đất gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m
+ Độ cao
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp: Dưới 200 m, càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ
thấp và gió mạnh
+ Độ dốc
Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8% Với độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất, đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc
- Các loại bệnh
Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất 20% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mất
Trang 2115% sản lượng
Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biến như bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc dẫn đến các loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng loại bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận
Ở huyện Ngọc Hồi, trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều loại bệnh: loét sọc mặt cạo và nứt vỏ xì mủ (khoảng 1- 2% số cây trên 1 ha), bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá mùa mưa chiếm diện tích lớn đã làm giảm đi năng suất và sản lượng mủ cao su một cách đáng kể
- Kỹ thuật khai thác mủ
Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏ kinh tế của cây cao su Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến cho chất dịch đang chứa trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một sản phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su
Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tìm các biện pháp cạo mủ hợp lý nhằm đảm bảo chẳng những thu được mức sản lượng tối đa tại thời điểm khai thác mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho cây để có thể khai thác đủ niên hạn kinh tế của cây Cho đến nay, việc cạo mủ cao su là một công tác được lặp lại hầu như suốt năm theo một định kỳ nhất định ( 2 - 3 ngày/lần) và kéo dài từ 20 - 30 năm
Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:
+ Tiêu chuẩn cây cạo
Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch (mở cạo) khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải
Trang 22đạt từ 6 mm trở lên Lô cao su KTCB có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ
+Thời vụ cạo mủ cao su trong năm
Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào các tháng 3 - 4 và tháng 10 Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 - 4 (cạo úp cả năm), tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 (cạo úp 5 tháng/năm)
Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tuỳ theo dòng vô tính, nền đất trồng ( đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu Vì vậy vườn cây nào rụng lá trước thì cho ngh trước.Ngh cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim, cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định.Vườn cây nào có tán lá ổn định trước thì cho cạo trước
- Độ sâu cạo mủ: cạo cách tượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả 2 miệng
ngửa và úp Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm
- Tiêu chuẩn đường cạo: đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng
máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng
- Giờ cạo mủ: tuỳ theo điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ
khi nhìn thấy rõ đường cạo Mùa mưa chờ vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo.Nếu đến 11 - 12 giờ trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho ngh cạo
b Vai trò của cây cao su
Cây cao su từ khi trở thành hàng hóa, công dụng của nó ngày càng được mở rộng Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới.Với vai trò quan trọng hàng đầu có hơn 50.000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày
Việc phát triển sản xuất cây cao su còn cho phép khai thác những lợi thế về đất đai, khí hậu của các vùng qua đó hình thành vùng chuyên canh lớn
Trang 23qua đó hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn Việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung này sẽ tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho phép tập trung các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn nhất định thúc đẩy công nghiệp hóa Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp góp phần phân bố sức sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn và tạo thuận lợi cho điều ch nh quy hoạch bố trí phát triển các ngành công nghiệp chế biến Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Vì thế, ngoài việc tận dụng những diện tích đất cằn cỗi, quá trình trồng, chăm sóc, khai thác đối với cây cao su là một quá trình đem đến nhiều lợi ích cho người dân sống trong vùng trồng, đó là giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương ổn định Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Cây cao su khi phát triển không ch cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên mà còn tận dụng nguồn lao động đang dư thừa hiện nay, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động Nhiều địa phương coi phát triển cây cao su là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu
Về giá trị thương mại cao su thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp xăm lốp Giá cao su xuất khẩu bình quân tăng liên tục đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ… Ngoài sản phẩm chính là mủ, nguồn gỗ từ việc chặt bỏ cây cao su già cỗi để trồng mới là một
Trang 24nguồn thu đáng kể, hàng năm các công ty chế biến gỗ cao su thu về hàng trăm tỷ đồng
Ngọc Hồi nằm về phía Bắc của t nh Kon Tum, cách trung tâm t nh lỵ Kon Tum 60 km, phần lớn diện tích lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trường Sơn, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với t nh Kon Tum Phía Tây tiếp giáp với t nh Attapư - Lào, t nh Ranatakiri - Campuchia, nối với Thái Lan qua hành lang Đông - Tây Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Các thế lực thù địch lợi dụng địa bàn phức tạp để xuyên tạc, kích động dân chúng gây mất ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng Vì vậy, việc phát triển sản xuất cao su ở địa bàn Ngọc Hồi còn mang ý nghĩa đảm bảo an ninh quốc phòng, chống các hiện tượng xâm lấn biên giới, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trái phép, truyền đạo kích động đồng bào bạo loạn và ngăn chặn bọn phản động vượt biên trái phép
1.1.4 Khái niệm phát triển cây cao su
Phát triển cây cao su là một phần của phát triển nông nghiệp, đồng thời phát triển cây cao su có thể được hiểu đồng nghĩa với việc phát triển sản xuất cây cao su.Từ quan điểm chung về phát triển kinh tế và các mô hình lý thuyết phát triển nông nghiệp có thể thấy phát triển cao su là quá trình vận động đi lên không ngừng theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn của hoạt động sản xuất cao su về mọi mặt, cả về phân bổ khai thác nguồn lực, tổ chức sản xuất, năng suất để sản lượng có thể gia tăng và duy trì ở mức tiềm năng Đó là là sự
vận động lớn lên về quy mô sản xuất cây cao su như phát triển cả về số lượng
cây cao su (quy mô sản xuất diện tích, sản lượng), gia tăng huy động và sử
dụng tốt các nguồn lực; phát triển về chất lượng cây cao su (chất lượng giống, sản phẩm, năng suất, hiệu quả kinh tế), hoàn thiện tổ chức sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm ổn định và cuối cùng để sản lượng hay giá trị sản lượng ngày càng cao đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng và GDP chung của nền
Trang 25kinh tế
Nội dung phát triển cây cao su bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất lượng
- Sự phát triển về mặt lượng trong sản xuất cao su là việc làm gia tăng khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia tăng sản hượng hàng hóa cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ điều đó được thực hiện thông qua sự gia tăng các yếu tố đầu vào như: gia tăng quy mô diện tắch cây trồng (thông qua khai hoang, phục hóa)
Sự phát triển sản xuất cao su về mặt chất là nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất cao su và gia tăng sự đóng góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phương Sự phát triển ở đây đi liền với sự bảo đảm ổn định việc làm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cộng đồng dân cư ở đó Đồng thời quá trình này bảo đảm chất lượng môi trường tự nhiên, sống của dân cư góp phần cho sản xuất phát triển
1.1.5 Ý nghĩa của phát triển sản xuất cây cao su
Cao su loài cây có lịch sử gắn bó với mảnh đất Việt Nam khá lâu, cây cao su phát triển mạnh ở phắa Nam và hiện đang được phát triển ra phắa Bắc trong những năm gần đây Mủ cao su được vắ như là Ộvàng trắngỢ, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Cây cao su phát triển đến đâu sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đến đó
Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc cho hàng trăm nghìn héc ta rừng đã bị thiêu rụi tàn phá dưới bàn tay con người, nó tiêu hủy đi các khắ thải công nghiệp đang ùn ùn từ các nhà máy, để sản sinh ra khắ ôxi cho chúng ta được hắt thở không khắ trong lành, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần
Trang 26tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Cùng với sự mở rộng quy mô và diện tích của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn có cây cao su đứng chân thì cơ sở hạ tầng của địa phương như đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học, khu giải trí… cũng được xây dựng và phát triển đến đó, tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thu hút lao động cho các vùng sâu, các xã đặc biệt khó khăn, vùng cận biên giới, vùng định cư của các dân tộc ít người, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh tại các vùng biên giới
1.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 1.2.1 Gia tăng diện tích và sản lƣợng cây cao su
Gia tăng diện tích cây cao su phải huy động và sử dụng quỹ đất hiện có của địa phương một cách hợp lý trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt Tuy nhiên khả năng này có giới hạn do quỹ đất bị hạn chế Vì vậy người ta phải thực hiện gia tăng quỹ đất thông qua việc khai hoang, phục hóa, khi khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa Công tác khai hoang càng đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém
Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạng các diện tích đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập hoặc úng nước Cần chống xói mòn đối với diện tích đất trồng cao su vì trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi Do đó cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức
Trang 27Các tiêu chí phản ảnh sự gia tăng sản lượng và diện tích: + Diện tích tăng thêm và tỷ lệ tăng diện tích trồng cao su; + Số lượng và mức tăng nhà sản xuất cao su;
+ Sản lượng và mức tăng sản lượng cao su;
+ Giá trị sản lượng và mức tăng giá trị sản lượng cao su;
+ Diện tích đất được quy hoạch tăng thêm cho sản xuất cao su
1.2.2 Gia tăng về năng suất và chất lƣợng sản phẩm cây cao su
Nếu phát triển về số lượng ch có tính chất nhất thời nhằm khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nhân tố sản xuất khác sẵn có Tuy nhiên những yếu tố sản xuất này không phải vô tận để khai thác phát triển nên khó có thể phát triển mãi theo con đường này Phát triển cây cao su phải tập trung nâng cao năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm cao su sẽ cho phép giải quyết những khó khăn này
Nâng cao năng suất cây cao su là quá trình không ngừng áp dụng kỹ thuật và công nghệ để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng sản xuất và cho sản phẩm ngày càng tăng về năng suất và bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm tốt nhất đáp ứng được nhu cầu thị trường Nâng cao NS cây cao su phải bắt đầu từ khâu giống trên cơ sở không ngừng áp dụng công nghệ sinh học để cải tạo giống cũ tạo ra những giống mới có thỏa mãn những tiêu chuẩn sản phẩm, chịu đựng được môi trường ngày càng biển đổi Để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng và có năng suất cao trên không gian đã quy hoạch phát triển cây trồng này
Tiếp đó nâng cao NS cao su đòi hỏi không ngừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ trong trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm Trong tất cả các khâu của sản xuất đều phải đầu tư rất lớn về mọi mặt từ tài chính, kỹ thuật, công nghệ và lao động Hiện nay trình độ kỹ thuật và công nghệ trong các khâu này của Việt Nam chưa cao
Trang 28do đó hạn chế rất nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm Ch riêng kỹ thuật chăm sóc như bón phân đúng thời điểm chu kỳ của cây cũng rất khó khăn vì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng, đặc tính cây cao su từng vùng … đòi hỏi người sản xuất vừa phải có kiến thức lẫn tích lũy kinh nghiệm thì mới tiến hành tốt Hay quy trình thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch cũng đỏi hỏi chấp hành nghiêm những quy định kỹ thuật mới bảo đảm tuổi thọ của cây và chu kỳ thu hoạch sau này mà không phải người sản xuất nào cũng năm vững nhất là các cơ sở sản xuất cao su tiểu điền của các hộ dân và người đồng bào
Các tiêu chí phản ảnh sự phát triển về chất lượng cây cao su + Năng suất và tỷ lệ tăng năng suất sản phẩm cao su;
+ Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất; + Tỷ lệ các khâu sản xuất áp dụng kỹ thuật mới
1.2.3 Huy động và sử dụng nguồn lực phát triển cao su
Muốn gia tăng về quy mô sản lượng cũng như năng suất và chất lượng cây cao su phải bắt đầu tư khâu huy động và sử dụng nguồn lực cho sự phát triển
Gia tăng nguồn nhân lực bao gồm cả về số lượng và chất lượng Trong đó, gia tăng về chất lượng đóng vai trò quyết định Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất cao su vì cây cao su là cây trồng lâu năm đòi hỏi phải có đủ nguồn lao động am hiểu về khoa học kỹ thuật Cây cao su đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt Nếu người sản có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cao su sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý thì cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao,
Trang 29chất lượng tốt Ngược lại, người sản xuất có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất cây cao su sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp
Tuy nhiên, lao động của các nông hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế Để phát triển sản xuất cây cao su yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới Cần thường xuyên có các khoá tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc để bà con áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả
Ngoài nguồn lực con người thì nguồn vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng, kể cả muốn xây dựng nguồn lực con người mà không có vốn thì cũng không thể thực hiện được, thiếu vốn cây cao su sẽ chậm lớn, sản lượng mủ ít Mặt khác do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian đầu tư ban đầu (Kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm ( từ 7 - 8 năm) cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triển khai đúng quy trình Vì thế Nhà nước cần phải có các chương trình hỗ trợ vốn cho người trồng cao su
Các tiêu chí phản ảnh huy động và sử dụng nguồn lực - Số lao động tăng thêm trong sản xuất cao su;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên nghiệp trên tổng số lao động; - Mức và tỷ lệ tăng vốn đầu tư cho sản xuất cao su;
- Tỷ lệ cao su được sử dụng trong sản xuất công nghiệp nội địa
1.2.4 Trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất cao su
Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và chế biến cây cao su cho phép tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất đem lại nhiều giá
Trang 30trị gia tăng Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hao hụt trong sản xuất, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, kéo dài thời gian thu hoạch từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất Phát triển cao su còn đỏi hỏi mở rộng từ trồng trọt sang chế biến đặc biệt là chế biến sâu cho ra những sản phẩm cao su có hàm lượng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và khắt khe Ch có như vậy mới bảo đảm sự phát triển bền vững cây cao su Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong trồng trọt, thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hao hụt trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng cách đi trước đón đầu, nhập các dây truyền công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã để bắt kịp với xu hướng của thị trường, ưu tiên cho sản xuất những loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của thị trường Từng bước thay thế dần các dây chuyền chế biến mủ lạc hậu Phối hợp với các viện nghiên cứu, tham quan và học hỏi những mô hình, kỹ thuật canh tác có hiệu quả của các doanh nghiệp trong và ngoài t nh.Từng bước sử dụng cơ giới hóa thay thế cho lao động thủ công nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng cường công tác quản lý trong sản xuất, chế biến nhằm giảm hao hụt vật tư, nâng cao hiệu quả công việc
Hiện nay đang tồn tại song song các hình thức tổ chức sản xuất cây cao su như sau: Hộ sản xuất cao su, trang trại cao su, công ty cao su
- Hộ sản xuất cao su: Kinh tế nông hộ thực sự phát triển nhanh từ khi có chính sách giao quyền sử dụng đất đến hộ gia đình Nhà nước cần tạo ra cơ chế thích hợp nhằm thúc đẩy loại hình này phát triển và kết hợp với nhiều loại hình phi nông nghiệp để tạo ra các hình thức phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên và tập quán từng vùng, nhằm phát huy lợi thế của cộng đồng, hạn chế nhược điểm sản xuất nhỏ, manh mún của kinh tế hộ gia đình
Trang 31- Trang trại cao su: trong thực tế, trang trại đang đà phát triển, đây là chủ trương phát triển kinh tế đúng hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các trang trại gắn sản xuất với chế biến nông sản; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, để từng bước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội trên điạ bàn t nh Nâng doanh thu trên ha đất canh tác, đi đầu trong việc sử dụng đất đai có hiệu quả
- Công ty cao su: Trong những năm gần đây, việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên Hình thức này với ưu thế doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp có ưu thế trong công tác quản trị doanh nghiệp và khả năng huy động nguồn lực Chính vì vậy cho phép họ mở rộng sản xuất cao su trong nhiều lĩnh vực khác nhau Các công ty này còn làm tốt vai trò trung tâm để thu hút liên kết các đơn vị sản xuất như hộ gia đình và trang trại phát triển sản xuất Họ cũng trở thành người thực hiện nhiều dịch vụ cho các vệ tinh trong sản xuất Nhược điểm lớn nhất chính là trình độ quản trị không theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp
Các tiêu chí phản ánh
+ % diện tích sử dụng giống mới;
+ % thay thế và đổi mới thiết bị chế biến; + Tỷ lệ tăng năng suất;
+ Tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng số các cơ sở sản xuất cao su; + Tỷ lệ tăng thu nhập của người lao động sản xuất cao su
1.2.5 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su
Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để tiến hành sản xuất và tái sản xuất, quá trình sản xuất và tái sản xuất bao gồm ba khâu đó là sản xuất-> lưu thông->tiêu dùng Trong đó, mỗi khâu đảm nhận chức năng nhất định và có mối liên hệ mật thiết với nhau Muốn phát triển sản xuất ra khối lượng sản phẩm ngày
Trang 32càng nhiều thì đòi hỏi phải có thị trường tiêu thụ hết hàng hóa, vì vậy việc phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là điều tất yếu Phát triển thị trường giúp nhà sản xuất phát triển ổn định, tăng thị phần nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su là quá trình mở rộng quy mô khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản phẩm cây cao su trên thị trường Quá trình này cũng là quá trình chiếm lĩnh thị trường bảo đảm và tăng dần thị phần của các nhà sản xuất cao su bằng nhiều biện pháp khác nhau Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su đòi hỏi phải có được các sản phẩm cao su có chất lượng cao; phong phú về chủng loại; có giá cả cạnh tranh; làm tốt công tác marketing; xây dựng được thương hiệu và một hệ thống kênh thu mua, phân phối sản phẩm chuyên nghiệp và hiệu quả
Thông thường các kênh thu mua và phân phối ở Việt Nam tổ chức tự phát và rất đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp và tổ chức bài bản Mặc dù thị phần cao su nguyên liệu thô ở thị trường trong nước còn khiêm tốn so với thị trường xuất khẩu, nhưng nếu các công ty được đầu tư thích đáng hơn nữa thì tỷ trọng xuất khẩu cao su nguyên liệu thô sẽ giảm xuống do các sản phẩm của công nghiệp chế biến cao su phát triển và có khả năng xuất khẩu được
Bảng 1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam
Sản lượng xuất khẩu (ngàn tấn) 760 780 1.045 1.100 935,7 971,84 Giá trị xuất khẩu (tỷ đồng) 2,3 3,2 2,8 2,5 1,5 1,35
(Nguồn: website Tập đoàn CN Cao su Việt Nam và mạng Internet)
Cao su Việt Nam sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, với tỷ trọng 85-90% sản lượng tiêu thụ tại thị trường quốc tế Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam, kể từ khi lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và liên tục đạt trên dưới 1 tỷ USD
Trang 33cho đến năm 2009
Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 t USD (đạt 2,3 t USD) Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,5 tỷ USD So với năm 2012, tăng 5,2% về lượng nhưng về kim ngạch lại giảm 12,9% Năm 2014, xuất khẩu khoảng 935,7 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD Năm 2015, giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD tương đương 971,84 triệu tấn
Tuy giá cao su trong những năm qua có chiều hướng giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nhưng cao su vẫn được đánh giá là mặt hàng chủ lực của nước ta
Xuất khẩu cao su đứng vị trí thứ hai sau gạo trong số các mặt hàng nông sản và vị trí cây cao su ngày càng góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước Có thể nói, ngành cao su Việt Nam đang phát triển vững mạnh, có tiếng vang trên trường quốc tế và đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Thị phần sản lượng cao su của Việt Nam ch chiếm một số lượng nhỏ so với tổng sản lượng thế giới và thị phần đóng góp của Việt Nam cũng tăng dần theo chuỗi thời gian Năm 2005 sản lượng cao su của Việt Nam ch chiếm khoảng 6% tổng sản lượng thế giới, nhưng đến năm 2014 sản lượng cao su của Việt Nam chiếm khoảng 7,9% tổng sản lượng cao su tự nhiên sản xuất trên thế giới Năm 2015, sản lượng cao su của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng cao su của thế giới
Các tiêu chí phản ánh
- Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm cao su;
- Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm cao su trên thị trường
Trang 341.2.6 Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất
Có thể thấy những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung… Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương ổn định Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su
Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Việc phát triển các nông trường cao su, nhà máy chế biến mủ cao su đã thúc đẩy việc hình thành hàng loạt các thị trấn, thị tứ (trung tâm kinh tế - xã hội) tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi khó khăn qua đó đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, điều hoà dân cư trên phạm vi cả nước, thúc đẩy quá trình định canh định cư các dân tộc ít người, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương
Huyện Ngọc Hồi,có tổng diện tích tự nhiên là 824km2, gồm 7 xã và 1 thị trấn Bao gồm thị trấn Plei Kần và 7 xã là Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Kan, Đắk Nông, Đắk Xú, Bờ Y, Sa Loong, độ cao trung bình so với mặt biển từ 800 – 900 m
Huyện Ngọc Hồi giáp với huyện Đắk Glei ở phía Bắc, huyện Tu Mơ Rông ở phía Đông Bắc, huyện Đắc Tô ở hướng Đông Nam, huyện Sa Thầy ở hướng Nam, Lào và Campuchia ở hướng Tây với đường biên giới quốc gia hiện ít có dân sinh sống, do vậy đây là điểm tập kết của những người vượt biên trái phép từ các địa phương kéo về Các thế lực thù địch lợi dụng địa bàn phức tạp để xuyên tạc, kích động dân chúng gây mất ổn định
Trang 35về chính trị và quốc phòng an ninh Vì vậy, việc phát triển sản xuất cao su ở địa bàn Ngọc Hồi còn mang ý nghĩa giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương, ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép với vườn quốc gia Chu MomRay và đặc biệt hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, chống các hiện tượng xâm lấn biên giới, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trái phép, truyền đạo kích động đồng bào bạo loạn và ngăn chặn bọn phản động vượt biên trái phép.Yếu tố tổng giá trị sản xuất là hệ quả của các yếu tố trên kết hợp với yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su Sự phát triển về quy mô diện tích kết hợp với năng suất cao sẽ tạo ra sản lượng lớn Có sản lượng lớn kết hợp với chất lượng sản phẩm tốt và thị trường tiêu thụ tốt đương nhiên sẽ cho tổng giá trị sản xuất cao (xét trong điều kiện giá cả ổn định) Vì vậy để có được tổng giá trị sản xuất cao, ngoài việc làm tốt sản xuất tăng cao sản lượng, làm tốt khâu chế biến thì cần chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ
Ch tiêu phản ánh kết quả sản xuất và đóng góp của cây cao su: - Giá trị sản xuất cao su;
- Thu nhập của người lao động;
- Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây cao su trong tổng giá trị sản xuất của địa phương/hoặc trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp;
- Đóng góp của sản xuất cao su trong giải quyết việc làm; - Đóng góp của sản xuất cao su trong xóa đói giảm nghèo; - Đóng góp của sản xuất cao su vào ngân sách trên địa bàn;
1.2.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phát triển cây cao su
Bước quan trọng thứ nhất trong phân tích kinh tế là xác định đúng, đủ lợi ích và chi phí kinh tế của dự án Cây cao su là cây có giá trị kinh tế cao và là cây đa mục đích, vì vậy nếu phát triển tốt và đúng hướng, loại cây này sẽ không ch cho giá trị kinh tế, mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường
Trang 36+ Xác định lợi ích kinh tế của dự án trồng cao su + Xác định chi phí kinh tế của dự án trồng cao su
1.2.8 Hiệu quả tài chính của cây cao su
Đánh giá hiệu quả tài chính là nhìn nhận xem xét tính khả thi của dự án về mặt tài chính để đưa ra quyết định liệu có thực hiện dự án hay tài trợ cho dự án hay không Dự án có hiệu quả về mặt tài chính, thoả mãn kỳ vọng của chủ đầu tư về lợi nhuận, ngân lưu ròng đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ thì dự án mới khả thi về mặt tài chính Phân tích tài chính là xem xét những ngân lưu khác nhau trên các quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư và nhà tài trợ Dựa vào phân tích dòng tiền trong suốt vòng đời dự án để ước lượng và đánh giá ngân lưu mà dự án có thể tạo ra (ngân lưu vào) và ngân lưu dự án phải chi ra (ngân lưu ra) suốt vòng đời dự án
- Xác định lợi ích tài chính
Lợi ích tài chính của dự án đến từ doanh thu từ mủ cao su trong những năm khai thác và doanh thu từ thanh lý vườn cây cao su trong năm kết thúc
- Xác định chi phí tài chính
Chi phí tài chính bao gồm chi phí đầu tư và chi phí hoạt động của dự án
- Các ch tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Có rất nhiều tiêu chuẩn được dùng để đánh giá hiệu quả của dự án về mặt tài chính hiện được sử dụng là giá trị hiện tại ròng (NPV), suất sinh lợi nội tại (IRR), t số lợi ích- chi phí (B/C), tiêu chuẩn về thời gian hoàn vốn
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp Mỗi loại cây trồng, vật nuôi ch có thể sinh trưởng và phát triển trong
Trang 37những điều kiện tự nhiên nhất định
Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi Xuất phát từ bản chất, đặc điểm của cây cao su, nên ngành sản xuất này gắn bó mật thiết, chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Đất đai: Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng
cây cao su cũng như phát triển cơ sở hạ tầng đi kèm Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở để tiến hành trồng trọt cao su Không thể có sản xuất cao su nếu không có đất đai Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng
Đất đai không ch là môi trường sống mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như: N,P,K,Ca,Mg…) và các nguyên tố vi lượng Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, là môi trường sống của sinh vật và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Đất đai như là công cụ lao động, cho nên việc quản lý sử dụng hiệu quả đất đai sẽ làm tăng năng suất, thu nhập
Đặc điểm của đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không như các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn, hỏng đi còn đất đai nếu biết canh tác, sử dụng hợp lý thì sẽ tốt hơn Đất đai có giới hạn bởi không gian và thời gian Quỹ đất, trong đó có đất sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên khan hiếm nên phải sử dụng tiết kiệm, tránh tình trạng chuyển đất sản xuất lúa năng suất cao sang các mục đích khác Phải chú ý sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, có nghĩa là mọi diện tích đất đều được bố trí sử dụng phù hợp
Trang 38với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa giữ gìn bảo vệ độ phì nhiêu của đất
Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 - 700m
- Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ
hơn 8% Với độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất, đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng
Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến
- Độ sâu tầng đất: Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy
nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8-2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5-5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5-7,0
Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0-30cm) tối thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25% Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30-40% Ở các vùng khí hậu khô đất có t lệ sét từ 20-25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất
- Khí hậu nhiệt độ: Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ
cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu
Trang 39quả sản xuất nông nghiệp Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm Mỗi loại cây trồng, vật nuôi ch thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định (nghĩa là trong điều kiện đó cây trồng, vật nuôi mới có thể phát triển bình thường ) vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển thậm chí bị chết
Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280C (nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa) Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ-5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-280
C
Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đ nh sinh trưởng bị khô và cây chết Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết
- ượng mưa và độ ẩm: Cây cao su thường được trồng trong những
vùng có lượng mưa 1.800-2.500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100-150 ngày/năm
Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời độ ẩm không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng
Trang 40suất càng giảm
- Gió: Gió nhẹ 1- 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây
thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được
- Giờ chiếu sáng, sương mù: Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến
cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là
1.800- 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600- 1.700 giờ/năm
Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng
- Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số
cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4-5 tháng
- Khả năng chịu úng: Cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30-40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa
Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có: + Mật độ đông đặc tốt (đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao
+ Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh,