1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam

110 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHU DINH LINH

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NỘI - 2018

Trang 2

CHU ĐÌNH LINH

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Định hướng nghiên cứu

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Chu Đình Linh

Trang 4

UBND Uy ban nhan dan

NN & PTNN Nông nghiệp va phat triển nông thôn DDSH Da dang sinh hoc

EC Uy ban Chau Au

FAO Tổ chức Luong thực va Nông nghiệp Liên Hợp Quốc IUU Các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có

báo cáo và không được quản lý

Trang 5

790/96) | I Tinh cấp thiết của đề tài -ccsct T TxEE E111 11 11111 xe | 2 Tong quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 25

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 5-52 esses esseseesesesteeeeeee 5

5 _ Ý nghĩa khoa học của đề tài -5- 2 s Set EEEEEEEExeErkrrrret 5 6 Kết cấu của Luận văn - 2 + tk 2E 1111112111111 xe 6 CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT BẢO VE MOI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN - 7

1.1 Lý luận về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản 7

1.2.1 Khai niém thúy sản và khai thác thủy sđH -«-<-<-<<ce<e« 71.2.2.Khái niệm bao vệ môi trường trong khai thác thủy sản 13 1.2 Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản 17 1.2.1.Khádi niệm pháp luật bao vệ môi trường trong khai thác thủy sản

CHƯƠNG 2:THUC TRANG PHÁP LUAT BAO VE MOI TRUONG TRONG KHAI THAC THUY SAN VA THUC TIEN THUC HIEN TAI

VIỆT NAM 2 5c 5< 2215221211221271712112112112112111111 11011111 re 29

2.1 Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản 29"HN h0 1quy Girth CHUN 0n n6 nố.ố.e 29 2.1.2.Các quy định về giấy phép khai thác thity sản - 5c ccccccsa 35

Trang 6

2.1.4.Các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong khai thúc tnuy SIH - nh key 39 2.1.5.Đánh giá quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác //1/281.7SE 000 h Ý 43

2.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong khai

Ki KHI SAU ao cnnn con: aanews cư nh ai eno Aan A tHENNG LARD IS 8089 1480.1404050 BATS RA ES BA ao

2.2.1.Những WU đÏỂNH S55 EEEE 1 EE1E1112 1211112111111 erre 55

2.2.2.Những bắt cập - 5c TT E12 12 1211211211211111 2111111 ee 61 2.2.3.Nguyên nhân bắt cập trong thực hiện pháp luật về bao vệ môtrường trong khai thác thủy sản - - - - HH HH TH net 67 CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA THUC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MOI TRƯỜNG

TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN 555-55ccc2ccccrrrsrrrsrrred 70 3.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai

TAC THUY SAM 2007757 70

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu qua thực hiện pháp luật về bảo vệ môi

trường trong khai thác thủy sảẳn - S11 SH re re 75 KẾT LUẬN - - 2 SE SE E21 1211218111111111111111111111 111111111111 re 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Nhiều năm trở lại đây, những van đề liên quan đến môi trường, đặc biệt

là môi trường nước đang được xã hội rất quan tâm bởi ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội và nguồn lợi thủy sản Thủy sản ngày nay chiếm một số lượng lớn về loài và có vai trò đặc biệt quan trọng tới phát triển kinh tế và cân

băng hệ sinh thái Việc khai thác thủy sản nói riêng và những hoạt động có liên quan đến thủy sản nói chung cần phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định

của pháp luật, theo nguyên tắc khai thác và “ phát triển bền vững” Việc bảo vệ môi trường nước trong khai thác thủy sản cũng chính là bảo vệ môi trường sống của thủy sản nói chung Tuy nhiên, thực tiễn lại cho thấy các hoạt động khai thác nhằm phục vụ lợi ích, lợi nhuận của con người vượt quá ngưỡng cho phép hoặc bằng những cách thức trái với quy định của pháp luật đang dần hủy

diệt nguồn lợi thủy sản và làm ô nhiễm nặng nề tới môi trường nước làvùng

sinh sống của thủy sản Những bắt cập trên cần phải được tìm ra nguyên nhân và giải quyết nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học Nguyên

nhân đầu tiên bắt nguôn từ chính những quy định của pháp luật đặt ra về việc

khai thác thủy sản còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức

thiết của xã hội.

Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy

sản, nhà nước ta đã ban hành, xây dựng các văn bản luật và văn bản dưới luật

mang tính đa dạng hóa về chuyên môn, có thé kế đến: Luật bảo vệ môi trường 2014 - văn bản luật điều chỉnh chung trong việc bảo vệ môi trường,Luật thủy sản 2003, Luật thủy sản 2017, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo

2015, Luật Đa dạng sinh học 2008; Các văn bản dưới luật như Nghị định của

Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trường:

Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 8

trong đó có bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản Đặc biệt, Luật thủy sản 2003 đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý thống nhất và toàn diện nhất để điều chỉnh hoạt động khai thác thủy sản tuân theo các quy định của pháp luật Tuy nhiên, cho đến nay, theo sự phát triển của xã hội, một số những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản đã bộc lộ những điểm chưa hợp lý, đặt ra các yêu cầu mới cần

thiết phải nghiên cứu, sửa đối dé phù hợp với tình hình phát triển của ngành

thủy sản hiện nay và môi trường sống của con người Trong bối cảnh đó, Luật

Thủy sản 2017 được Quốc hội thông qua ngày 21/1/2017 và có hiệu lực

1/1/2019 sẽ thay thế Luật Thủy sản 2003 Đạo luật này được kỳ vọng sẽ tạo ra

một khung pháp lý mới mẻ, thống nhất, khắc phục về cơ bản những tôn tại

của Luật Thủy sản 2003, Luật Bảo vệ đa dạng sinh học 2008 đồng thời đảm bảo thông nhất với các đạo luật chuyên ngành khác trong hoạt động khai thác

thủy sản và bảo vệ môi trường Vì chưa có hiệu lực, chưa đi vào thực tiễn, nên những van đề mà Luật Thủy sản 2017 đặt ra, trở thành “mảnh đất màu

mỡ” cho công tác nghiên cứu pháp luật, đặc biệt là nghiên cứu đối sánh những khác biệt của đạo luật này so với đạo luật thủy sản trước đó đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản Vì vậy tôi chọn đề tài

“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, đứng trước những van dé đặt ra trog cả lý luận và thực tiễn đòi hỏi cái nhìn sâu sắc và tổng quan hơn không chỉ riêng cá nhân, tổ chức nào mà là nhiệm vụ của đông đảo các tầng lớp trong xã hội Mặc dù đáp lại sự mong mỏi của xã hội và góp

phần hoàn hiện hệ thống pháp luật băng việc ban hành Luật Thủy sản 2003,

Luật Thủy sản 2017 điều chỉnh trực tiếp về vấn đề môi trường trong khai thác

Trang 9

hiện nay các nghiên cứu mới chỉ dừng ở môi trường nói chung hoặc môitrường nước nói chung chứ chưa di sâu vào việc phân tích và bình luận, đánh giá về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về bảo vệ môi

trường trong khai thác thủy sản Vì vậy, các công trình khoa học chuyên biệt —

góc nhìn từ lý luận đến thực tiễn công tác này còn ở mức khan hiếm và hạn

hẹp ĐI từ góc độ bảo vệ môi trường nói chung tới hoạt động khai thác thủy

sản trong việc bảo vệ môi trường nói riêng, đề tài đã tổng quan một số công trình nghiên cứu bao gồm: Luận văn “Pháp luật về bảo vệ môi trường biển” của Cao Võ Thanh Tùng: Luận văn “74c động của khai thác thủy sản đến môi trường và phương hướng hoạt động khai thác thủy sản thân thiện doi với môi trường ” của Tôn Nữ Mỹ Nga, Dé tài nghiên cứu khoa học “Pháp luật vé bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sinh — nhìn từ lý luận đến thực tiễn”,

Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế “Pháp luật về bảo vệ vung dat ngập nước ở Việt

Nam hiện nay” của Tạ Hà Nam, Nghiên cứu “Hiện trạng khai thác, nuôi

trong thủy sản ở Việt Nam và dé xuất phương pháp xử lý nước thải” của Trịnh Tuấn Ngọc — Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh bảo môi trường và

phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc, Luật văn Thạc sỹ Kinh tế “Phát triển bên vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Hoàng

Phương Bắc Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã tổng quan một số công trình nghiên cứu về suy thoái nguồn thủy sinh bao gồm: luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ và nhữung bài viết bình luận bat cập trong nhữung quy định

của luật thủy sản Tác giả nhận định bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản và một van dé có sức “nóng” cả trên phương diện thực tiễn và lý luận, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát huy nguồn lợi thủy sản.

Trang 10

+ Các quan điểm, luận điểm về thủy sản và khai thác thủy sản, bảo vệ

môi trường trong khai thác thủy sản Tù những quan điểm lí luận trên làm cơ sở nghiên cứu để tác giả phân tích và kế thừa, làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.

+ Hệ thống quy phạm pháp luật : Đề tài tập trung nghiên cứu các quy

định pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản như: Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật thủy sản 2003, Luật Thủy sản 2017, Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quan lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân

Việt Nam trên các vùng biên dé phát hiện ưu, nhược điểm của những quy

định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

+ Thực tiễn về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản: phân tích

thực tiễn thi hành các quy định nhằm nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan việc ban hành va thi hành những quy định trên và đưa ra thay đổi cho

phù hợp.

- Pham vi nghiên cứu của đề tài:

Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác thủy sản là một lĩnh vực

rộng, liên quan đến nhiều chuyên ngành Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả không nghiên cứu các vấn đề kinh tế, kỹ thuật về

bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản mà chỉ tập trung giải quyết van đề dưới góc độ pháp lý.

Về thời gian: nghiên cứu hệ thống quy phạm pháp luật từ khi ban hành

luật thủy sản 2003 đến nay.

Về không gian: tìm hiểu chủ yếu những quy định pháp luật Việt Nam

hiện hành, những vụ việc và bất cập ở một số địa phương của Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vẫn đề lý luận và thực tiên, nghiên cứu, đánh giá thực trạng của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai

Trang 11

Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản Thực trạng về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản ở Việt Nam hiện nay.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu các quy

phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản theo pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trên thực tiễn để nhận xét và vận dụng phù hợp với đời sống xã hội Ngoài ra, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp

thu thập số liệu, xử lí và đánh giá số liệu, phương pháp quan sát để tăng thêm thông tin khách quan và góc nhìn thực tiễn cho bài viết.

Các phương pháp nghiên cứu được thê hiện ở từng chương như sau: Cụ thé ở Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết từ đó đưa ra và làm rõ các khái niệm, nội

dung, nguyên tắc và vai trò của pháp luật xung quanh việc điều chỉnh đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản” Tiếp đến ở chương 2, tác giả tiếp cận với phương pháp phân tích các quy định của pháp

luật, phương pháp so sánh luật học, tổng hợp số liệu từ thực tiễn dé phục vụ cho việc tìm kiếm, bình luận và đánh giá nội hàm các quy định của pháp luật cùng với việc triển khai các quy định trên thực tế Cuối cùng ở Chương 3, bằng việc so sánh, tong hợp các bài viết của các chuyên gia, dựa trên cơ sở Chương 1 và Chương 2 dé đề xuất biện pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp

luật từ lý luận đến thực tiễn.

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Trang 12

nghiên cứu của tác giả có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tin cậy đối với những công trình nghiên cứu có liên quan trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu của dé tài Qua đó góp phần kiến nghị, sửa đổi những quy định

hiện nay trong hệ thống pháp luật về khai thác thủy sản.

6 Kết cau của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết

cau thành ba chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thắc

thủy sản và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Trang 13

TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THUY SAN 1.1 Lý luận về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản 1.I1.I Khái niệm thủy sản và khai thác thiy san

1.1.1.1 Khải niệm thủy sản

Có rất nhiều khái niệm về thủy sản, hiểu theo nghĩa thông thường thì

“thủy” có nghĩa là nước, “sản” có nghĩa là sản vật Thủy sản dùng để chỉ

những sản vật có nguồn gốc từ môi trường nước bao gồm cả thực vật và động vật Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Phương Bac', Thủy sản được định nghĩa “là một thuật ngữ chỉ chung về những nguôn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu

hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày ban trên thị trường ”.Từ định nghĩa của tác giả Hoàng Phương Bắc có thể thấy thủy sản và nguồn lợi thủy sản là hai khái niệm gắn liền, có quan hệ mật thiết với nhau.

Nguồn lợi thủy sản cũng có rất nhiều định nghĩa, theo lĩnh vực pháp lý,

nguồn lợi thủy sản được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật Thủy sản 2003:

“Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có gid

trị kinh té, khoa học dé phát triển nghệ khai thác thuỷ sản, bảo tôn và phát

triển nguôn lợi thuỷ sản” Còn theo các tác giả Đặng Quốc Anh, Tống Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Anh: “Nguồn lợi thủy sản bao gém: các loài cá, các loài nhuyễn thể, giáp xác, bò sát, xoang tràng, da gai các loài động vật có vú, san hô, lưỡng cư và thực vật thủy sinh được khai thác dé chế biến thực phẩm,

được pham, mỹ pham, thức ăn chăn nuôi, lam phân bón `.

‘Hoang Phương Bắc (2015), Phát triển bên vững ngành thủy sản tại dia bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạcsỹ Kinh tẾ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 12.

“Đặng Quốc Anh, Tống Thị Linh, Nguyễn Ngọc Anh (2016), Pháp luật về bảo vệ môi trường sống của cácloài thủy sinh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr 7.

Trang 14

có thể khang định, thủy san là các loài động, thực vat thủy sinh có giá tri kinh tế, khoa học được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch cung cấp cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi cũng như phục vụ cho

việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Thủy sản Việt Nam phong phú, đa dạng và có tầm quang trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, nó là tiền dé dé phát triển ngành thủy san

trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và góp phan rất lớn tới đa dạng sinh hoc tại Việt Nam Cũng chinh vì tam quan trọng như vậy, thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học và đời sống của con người.

Thứ nhất, vai trò đối với da dang sinh học:

Đa dạng sinh học là khái niệm chỉ sự phong phú của sinh vật, gồm đa

dạng về loài, đa dạng về gen và hệ sinh thái trong tự nhiên Đa dạng sinh học

có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam, mang lại rất nhiều giá trị kinh tế dù là trực tiếp hay gián

tiếp.““Những giá trị kinh tế trực tiếp có thé thấy như giá trị cho tiêu thụ và gid trị sử dụng cho sản xuất Còn về những giá trị kinh tế gián tiếp là khả năng sản xuất của hệ sinh thải, diéu hòa khí hậu, phân hủy các chất thải, những

mối quan hệ giữa các loài, nghỉ ngơi và du lịch sinh thải, giá trị giáo đục và

khoa học cũng như về quan trắc môi trường ”.

Nguồn lợi thủy sản Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực, xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.ˆChính vì vậy, thủy sản đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học Qua các công

“Hoàng Anh Vũ (2016), Bài giảng cơ sở Khoa học Môi trường, Trường Đại học Quảng Bình.

“Bộ Khoa học công nghệ (2013), Báo cáo tai Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ về

quỹ gen (giai đoạn 2001-2013 và định hướng đên 2020)

Trang 15

55 loài mực, 5 loài rùa, 21 loài rắn biển Ngoài ra còn có nhiều loài hải sản quý giá như bao ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô đỏ, Theo nghiên cứu, tong trữ lượng thủy sản của Việt Nam ước tính khoảng 3,075 triệu tan (số liệu điều tra giai đoạn 2011 — 2012 của Viện Nghiên cứu hải sản) Tổng sản lượng khai thác ở mức 1,7 đến 1,9 triệu tắn/năm Tính đến năm 2015, tổng sản lượng

khai thác đang ở mức 2,7 triệu tan/nam.°

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng biên Việt Nam có năng suất sinh

học tương đối cao, trong đó thủy sản chiếm số lượng lớn về loài, nguồn gen

da dạng, quý hiếm đã tạo nên sự đa dạng sinh thái trong hệ sinh thái của nước

Thứ hai, vai trò đối với đời sống của con người:

Thủy sản có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, cho môi trường tự nhiên và giá trị kinh tẾ, giá tri khoa học cũng như giá trị nội

sinh Biển va đại dương chiếm 70,8% bề mặt trái đất (361 triệu km? so với

510 triệu km”) Khoảng 10 — 12 triệu tan dam động vat được khai thác hàng

năm từ các sinh vật ở biển, chiếm gần 1/3 nhu cầu của loài người về nguồn đạm động vật Trên 1,5 tỉ người sống ở khu vực An Độ Dương va Thái Binh

Dương dùng các sản pham của biển làm nguồn cung cấp chat đạm chủ yếu ˆ Khoảng hơn 6 tỉ người trên trái đất hiện nay đang phải sống dựa vào

một diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, chỉ chiếm chừng 3% toàn bộ bề mặt hành tinh dé sinh sống Nguồn thủy sinh có vai trò quan trọng đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên, vừa là nguồn thức ăn cho các loài động, thực vật, vừa góp

phần quan trọng trong sự cân bằng sinh thái.

“Hội nghé cá Việt Nam (2007), Bách khoa Thủy sản, Nxb Nông nghiệp, tr.74

“Văn Hữu Tập (2015), Báo cáo nghiên cứu da dạng sinh học cho phát triển bền vứng năm 2015: Van dé ưu

tiên trong quan ly da dạng sinh học tại Việt Nam, tr.60

Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật môi trường, Nxb Công an nhân dan, Tr 275.

Trang 16

Nguồn lợi thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam Đặc biệt, trong những năm gần đây, phát triển nguồn thủy sản đã nhanh chóng đạt được mức sản lượng tăng trưởng nhảy vọt Phát triển nuôi trồng thủy sản nhăm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khâu, góp phan tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và an

ninh ven biển Xuất khâu thủy sản góp phan tăng thu ngân sách quốc gia rất

lớn Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cũng là đồng nghĩa với việc đảm bảo cuộc sống, công ăn việc làm cho cư dân và nham bảo vệ môi trường.

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cũng như những

gia tri ma đa dạng sinh học đem lại thế nhưng hiện tại van đề da dang sinh

học nhất là thủy sản dang đứng trước những thác thức lớn: dân số vùng ven biển và quá trình đô thị hóa ngày một gia tăng, số lượng tàu thuyền nhỏ tập trung khai thác quá mức ở vùng ven bờ cùng với việc sử dụng các phương

tiện, phương pháp đánh bắt có tính hủy diệt như chất nổ, hóa chất độc hại (xyanuya), xung điện, cường độ ánh sáng quá mạnh, các nghề te, xiép, đăng dẫn đến tình trạng suy giảm, cạn kiệt nguôn lợi, tan phá và làm suy

thoái môi trường sống của các loài thủy sản Muốn bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững môi trường, nguồn lợi cho chúng ta và cho các thé hệ mai sau, đòi hỏi tất cả mọi người, mọi tô chức xã hội phải có ý thức, trách nhiệm

chung, phải có những biện pháp quản lý ở mức tối ưu và có hiệu quả nguồn

tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

1.1.1.2 Khai niệm khai thác thủy sản

Theo từ điển tiếng Việt), “khai thác có nghĩa là tiến hành hoạt động dé thu lay những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên hay phát hiện và sử dung những cái có ích còn ân giâu hoặc chưa được tận dụng.”

Š*Viện ngôn ngữ học (2003), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Da Nang, Tr 125

Trang 17

Khai thác thủy sản có rất nhiều định nghĩa trong các bài giảng cũng như các luận văn và công trình nghiên cứu khoa học.Theo tác giả Nguyễn Văn Tư”,

“đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là một hoạt động của con người (như dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên” Còn theo tác giả Duong Tri Thao’, “khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiễu phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng là các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con

người vàxã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản” Tronglĩnh vực pháp lý, khái niệm khai thác thủy sản được quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật Thủy

sản 2003 “Khai thác thủy sản là việc khai thác nguôn lợi thủy sản trên biển, sông, hd, dam, phá và các vùng tự nhiên khác ”.

Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), Khoản 3 Điều 18, khai thác thủy sản được định nghĩa như

sau: “Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu can đánh bat nguôn lợi thủy sản ”

Như vậy, khai thác thủy sản có thé hiểu là hoạt động khai thác các

nguồn tài nguyên động, thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, nhằm cung cấp hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

Quá trình khai thác thủy sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con

người và tự nhiên vì mục đích của con người và đây là hoạt động chủ quan

của con người trong điều kiện các nguồn lợi thủy sản trong vùng nước tự nhiên tồn tại vận động theo các quy luật tự nhiên Do vậy, nếu quá trình khai thác này phù hợp với các quy luật tự nhiên thì sẽ có tác động tích cực, còn

ngược lại sẽ để lại hậu quả khôn lường.

“Nguyễn Văn Tu (2009), Bài giảng Thúy sản đại cương, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Duong Trí Thao (2008), Bài giảng Kinh tế Thúy sản, Đại học Nha Trang.

Trang 18

Khai thác thủy sản là một bộ phận cau thành nên hoạt động thủy sản, là một chuyên ngành sản xuất các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, được phẩm, mỹ phẩm và cung cấp thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ Nó được coi là một ngành nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia.Vai trò đó được thê hiện trên các khía cạnh:

Thứ nhất, Ngành khai thác thủy sản là ngành sản xuất vật chất cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của các hệ thống kinh tế thủy sản, là nguôn xuất

khẩu quan trọng Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần đưa ngành thủy sảnlên vị trí thứ 2, thứ 3 trong bản danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn

nhất đất nước và đưa Việt Nam trở thanh1 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng dau thé giới `

Thứ hai, Sản lượng khai thác thủy sản giữ vai tro quan trong trong dam bảo an ninh thực phẩm trong nước, đáp ứng một phan nhu câu xuất khẩu và tao diéu kiện cho ngành chế biến thủy sản phát triển.Cũng trong giai đoạn này, thủy sản cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu người dân Việt Nam Bình

quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng từ 39,31 — 42,86% tổng sản lượng

thực phẩm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia ?

Thứ ba, Khai thác thủy sản góp phan bảo đảm an ninh chủ quyền trên biển Những ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển chính là những “công dân biển”, song song với hoạt động đánh cá họ đang gián tiếp tham gia tuần tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phan giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông, góp phần ngăn chặn, hạn chế những tàu thuyên nước ngài xâm phạm vùng biên Việt Nam.

' 'http://thuysanvietnam.com.vn/ 10-sieu-cuong-thuy-san-article-11084.tsvn

Tran Thị Ngoc Quynh (2017), Nang cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại Lang chai xã Phước tinh

Bà Rịa Viing Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ba Ria — Vũng Tau, Tr 8.

Trang 19

Thứ tư, Hoạt động khai thác thường đóng vai trò chính về kinh tế khu vực ven biển, mang lại nhiễu lợi ích cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo Nhờ tăng trưởng, thủy sản đã đưa được 43 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển ra khỏi danh sách các xã nghèo ”

Thứ năm, Khai thác thủy sản thúc đẩy phân công lao động góp phần giải quyết vấn dé việc lam Bình quân giai đoạn 2001 — 2011, ngành thủy san giải quyết van dé đề việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó, lao động khai thác thủy sản khoảng 29,55%, lao động nuôi trồng thủy sản

40,52%, lao động chế biến thủy sản 19,38%, lao động hậu cần nghề cá

khoảng 10,55%).

Có thé thấy rằng, khai thác thủy sản có vai trò rất quan trong, mang lại

nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội nhưng vẫn đang tôn tại rất nhiều vấn đề nhức

nhối Như đã đề cập ở trên, nguồn lợi tự nhiên đang bị ảnh hưởng tram trong và khai thác thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên anh hưởng đó Nguôn lợi thủy sản, nhất là vùng biển ven bờ đã và đang bị khai

thác quá mức.Sản lượng những loài có giá trị đang dần cạn kiệt Không những

vậy, phương thức đánh bắt tận diệt cũng đang là mối nguy hại nghiêm trọng Đánh bắt xa bờ hướng tới phát triển bền vững lại không quá phát triển và không được ngư dân chú trọng Vì vậy, việc nâng cao khả năng quản lý đang

là nhu cầu bức bách, cần thiết lập các khu bảo tồn loài và sinh cảnh, kiểm soát đánh bắt bằng ngư lưới cụ phù hợp hay cắm đánh bắt vào thời kỳ sinh sản ở những vùng nhất định song song với khai thác xa bờ.

1.1.2 Khái niệm bao vệ môi trường trong khai thác thủy sản 1.1.2.1 Quan niệm về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Môi trường là nền tảng cơ bản để con người tồn tại và phát triển Tuy

nhiên, chúng ta vẫn đang tiếp tục có cách ứng xử “thiếu tôn trọng”, tự tay tàn

'*Trần Thị Ngọc Quỳnh (2017), Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại Làng chai xã Phước tinh

Bà Rịa Viing Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bà Rịa — Vũng Tau, Tr 10.

Trang 20

phá môi trường sống thông qua các hành vi có tác động tiêu cực Đây là

nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nghiêm trọng mà thế

giới phải đối mặt trong một thời gian dài cho tới tận ngày nay.Vì vậy, các biện pháp ngăn ngừa, xử lý hay làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường được các quốc gia liên tục thi hành nhằm bảo vệ môi trường sống Khái niệm bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu tới môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái; ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai

thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gan kết giữa phát triển kinh tế-xã hội và công tác bảo vệ môi trường,

đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Chỉ thị số 36/1998/CT-TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 cua Bộ Chính tri trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Bao vệ môi trường

là van dé song con của dat nước, của nhân loại, là nhiệm vu có tính xã hội

sâu sắc, gan liên với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước, với

cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thể giớ7” Mục

tiêu của công tác bảo vệ môi trường là “#găn ngừa ô nhiễm môi trường, phục

hồi và cải thiện môi trường ở các nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tôn da dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phan phát triển kinh tế-xã hội bên vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiễn hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”.

Từ khái niệm bảo vệ môi trường và khái niệm khai thác thủy sản, có thê

hiểu bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản /à guá trình bảo vệ môi

trường sông; sản lượng, chát lượng của các loài thủy sản và nguồn lợi mà

Trang 21

chúng mang lại khỏi các tác động tiêu cực từ các hoạt động đánh bắt hoặc hậu cân đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Tác giả quan niệm rang, nội dung hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản bao hàm hai nhiệm vụ: một là, bảo vệ môi trường sinh sống của thủy sản, bao gồm những vùng dia lý tự nhiên mà thủy sản phân bổ:vùng nước nội địa (sông, suối, đầm, phá, hồ, ao), vùng đất ngập nước va vùng biển Hai là, bảo vệ sự đang dạng loài, số lượng cá thé và chất lượng của từng loài

theo định hướng phát triển bền vững Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết, song song, tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau; bắt buộc phải

được thực hiện đồng thời và đồng bộ trong thực tiến.

Bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản cũng là một trong các nộidung của bảo vệ môi trường Vì vậy, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là hoạt động đảm bảo căn bằng sinh thái, khắc phục những hoạt động gây

ảnh hưởng xấu tới môi trường mà hoạt động khai thác thủy sản trực tiếp hay gián tiếp gây ra Và phát triển bền vững cũng có liên quan rất mật thiết tới bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.Đây là một điều kiện tiên quyết để quá trình phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện một cách lâu dài, bền vững, bởi

lẽ môi trường cung cấp các điều kiện, nguyên liệu cho quá trình phát triển

kinh tế-xã hội, nếu môi trường không được bảo vệ, bị khai thác sử dụng quá mức, lãng phí dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi

trường thì điều đó sẽ kìm hãm, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh

tế-xã hội ˆ

1.1.2.2 Các yêu cau đối với bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản Khai thác thủy sản là một hoạt động quan trọng mang lại nhiều lợi ích

kinh tế và có ảnh hưởng rat lớn tới phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản chỉ hiệu quả khi có thể kiểm soát được

“Dang Hoàng Son (2017) Quan điểm phát triển bên vững — con đường tat yếu để giải quyết mối quan hệ

kinh tê-xã hội và môi trường, Chuyên đê trong y yêu Hội thảo Khoa Học “Không đánh đôi môi trường laykinh tê - Nhìn dưới giác độ pháp lý”, Khoa Pháp luật kinh tê, Đại học Luật Hà Nội.

Trang 22

những tác động tiêu cực cho môi trường song song với những lợi ích mà nó

mang lại Chính vì vậy, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có vai trò rất quan trọng, là nhân tố chính kiểm soát những tác động tiêu cực của hoạt động thủy san gây ra cho môi trường, nó cần thỏa mãncác yêu cau sau:

Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản phải đảm bảo hài hòa những yêu cầu cơ bản về chất lượng sống cho con người và mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ bên vững môi trường Môi trường là không gian sống của con người, là nền tảng cơ bản dé phát triển kinh tế - xã hội, là nhân

tố ảnh hưởng tiên quyết đến sức khỏe và tính mạng con người Thế nhưng với công cuộc đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay thì nhân tô môi trường đang bị xem nhẹ và đang bị “đánh đổi” cho phát triển kinh tế khiến cho môi trường

sống ngày càng bị ô nhiễm, suy giảm do lượng chất thải từ các ngành công nghiệp nói chung và khai thác thủy sản nói riêng gây ra.

Thứ hai, bảo vệ da dạng sinh học thủy sản, giải quyết vấn dé thay đổi

trong thành phan hệ sinh thái của thủy sản Hiện nay van đề đa dạng sinh học

dang đứng trước những nguy cơ bị tổn hại rất lớn từ hoạt động khai thác thủy sản Tình trạng quá tải trong khai thác thủy sản tại khu vực ven bờ, khai thác

vì lợi nhuận cùng những phương thức đánh bắt tận diệt đã làm suy giảm rất

nhiều về số lượng cũng như chất lượng thủy sản Các loài thủy sản chưa biến

mat cũng đang phải đối mặt với tình trạng không thé phục hồi cũng như phục hồi rất chậm từ hiện trạng trên Hoạt động khai thác thủy sản còn ảnh hưởng

rất nhiều tới các rạn san hô Mà các rạn san hô lại là môi trường song, sinh

sản cũng như phat triển của nhiều loài thủy sản.Việc các ran san hô bi anh hưởng cũng góp phan dẫn đến thay đôi thành phan hệ sinh thái của thủy sản.

Thứ ba, phòng ngừa, khắc phục và cải thiện môi trường khỏi những tác

động tiêu cực cua hoạt động khai thác thủy san Trai qua một quá trình phat

triển lâu dài, hoạt động khai thác môi trường đã gây ra nhiều biến đổi tới môi trường, từ đa dạng sinh học tới ô nhiễm môi trường nước, không khí, là

Trang 23

những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt cho sự tôn tại và phát triển của mình Hoạt động thủy sản trong thực tiễn cũng gây ra rất nhiều

những tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc con người sử dụng các ngư cụ không phù hợp, phương thức đánh bắt tận diệt; sử dụng các chất độc trong khai thác, khai thác, đánh bắt thủy sản vượt quá số lượng cho phép khiến hệ sinh thái thủy sản đứng trước nguy cơ bị phá hủy, gây mat cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường sinh sống của các loài thủy sinh nói

chung Vì vậy, việc phòng ngừa, khắc phục và cải thiện, nâng cao chất lượng

của môi trường là một yêu cấp thiết hiện nay của công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản nói riêng.

1.2 Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản 1.2.1 Khai niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thity sản

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do

các cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành, để yêu cầu mọi chủ thể trong

xã hội phải tuân theo nhăm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội Pháp luật bao trùm và điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực trong xã hội, trong đó có cả môi

trường.Các tài liệu khoa học của Việt Nam hiện nay có đưa ra những định

nghĩa về Luật Môi trường Việt Nam khác nhau.

Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật hoc’ thì “Luật Môi trường (với

t cách là một ngành luật độc lap) la tập hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý diéu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thé trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến

một hoặc nhiều thành phần môi trường ” Theo Giáo trình Luật Môi trường °,

“Luật Môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gôm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một vài yếu to

“Truong Dai học Luật Hà Nội (2000), Tir điển giải thích từ ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Tr 28.Truong Dai học Luật Hà Nội (2014),Gido trinh Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dan, Tr40.

Trang 24

trên cơ sở kết hợp các phương pháp diéu chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người ”.

Pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là một bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trường Vì vậy, dựa trên các khái niệm về pháp luật môi trường có thê định nghĩa phát luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy

sản như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là một bộ

phận của pháp luật môi trường bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tiễn hành hoạt

động khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môi trường sông; sản lượng, chất lượng của các loài thủy sản và nguôn lợi mà chúng mang lại khỏi các tác động tiéu cực từ các hoạt động đánh bắt hoặc hậu cân đánh bắt nguôn lợi thủy san.

Với một hệ thống các văn bản đa dạng, các quy định trong việc bảo vệ

môi trường trong khai thác thủy sản đang dần được quan tâm, bảo vệ và trở thành một trong những vấn đề đáng chú ý nhất trong giai đoạn phát triển hội

nhập như hiện nay.

Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gan đây, trong hoạch định và

tổ chức xây dụng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể của từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản với luật chuyên ngành đã được xử ly một cách hai

hòa và ngày càng mang tính khả thi cao Đối tượng điều chỉnh của pháp luật

môi trường trong khai thác thủy sản là các quan hệ xã hội phát sinh có sự tác động gây tồn hại hoặc có nguy cơ gây tôn hại môi trường trong quá trình khai thác.

1.2.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản đều được thiết kế thống nhất trong cùng một hệ thống

pháp luật điều chỉnh Xuất phát từ thực tiễn những nội dung và yêu cầu của

Trang 25

hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, pháp luật về bảo vệ

môi trường trong khai thác thủy sản có cách tiếp cận linh hoạt, tập trung điều chỉnh các vấn đề cơ bản, đó là:

Thứ nhất, các quy phạm chung để duy trì và bao đảm nguồn lợi thủy sản.

Điều chỉnh vẫn đề này, pháp luật đặt ra những nguyên tắc chung trong

hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó, bao hàm van đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Từ những nguyên tắc chung trong hoạt động bảo vệ môi trường, Luật

Thủy sản 2003 và Luật thủy sản 2017 đã quy định những hành vi bị cam trong

hoạt động khai thác thủy sản có nguy cơ gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản; cụ thể, là ảnh hưởng đến trữ lượng thủy sản và tính đa dạng sinh học của các loài thủy sản Ở phương diện này, quy định của pháp luật sẽ hướng tới bảo vệ môi trường sinh sống của các loài thủy sản, giảm thiểu tối đa tác động

tiêu cực của hoạt động khai thác tới sự “tồn vong” của các loài thủy sản.

Thứ hai,cac quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản Trong nhóm quy định trên sẽ hương tới hai chủ thé chính: các nhân, t6 chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài Từ đó nhằm kiểm soát chỉ tiêu sản lượng khai

thác tùy theo từng khu vực địa phương sao cho hợp lý thông qua hạn ngạch

khai thác, hình thức phương tiện đánh bắt như tàu bè, ngư cụ Bên cạnh đó là kiểm soát nguồn cũng như chất lượng của thủy sản.

Thứ ba, các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản Bên cạnh những quy định bảo đảm hoạt động khai thác thủy sản phải gắn bó với tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy san, tính da dạng sinh

học còn nhắn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cảnh quan

thiên nhiên Cùng với đó, hoạt động khai thác thủy sản phải tuân theo chặt chẽnhữnng quy định bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật

Trang 26

Tài nguyên nước 2012 và một số những đạo luật chuyên ngành khác về môi trường “chuyên biệt” — nơi “cu trú” trực tiếp của thủy sản.

Thứ tư, các quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Đối với nội dung này, pháp luật quy định quy định vẻ hệ thống cơ quan,

tô chức có thâm quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt; nội dung cụ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra; pháp luật về các chế tài xử phạt hành chính,

hình sự để xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong khai

thác thủy sản.

Cơ quản quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản và các cơ quan nhà

nước, các cá nhân được nhà nước trao quyền trong quản lý khai thác thủy sản, bảo vệ môi trường có phát hiện, xử phạt, thanh tra kiểm tra để kiểm soát chặt

chẽ nhưng nguy cơ phát sinh trong vẫn đề bảo vệ môi trường trong khai thác

thủy sản.

Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là những hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc cá tô chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu nếu thực hiện các hành vi bị cắm theo pháp luật mà cụ thể ở đây là hành vi gây ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản Pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, t6 chức cơ quan nha nước

trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, bao gồm: trách niệm dân sự, hành chính và hình sự Tuy theo từng mức độ nguy hại của hành vi mà các chủ thé này gây ra mà sẽ có nhữung trách nhiệm tương ứng dé xử phat, bồi thường Đây là nhữnng quy định đặt ra nhăm để ran đe, trừng phạt với

những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nhằm giảm nguy cơ ô

nhiễm; bảo đảm công băng cũng như trật tự an toàn xã hội.

Có thể thấy, nội dung pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản ra đời nhăm mục đích bảo đảm quy trình chặt chẽ các hoạt động của cơ

Trang 27

quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ về khai thác nguồn lợi thủy san, bảo vệ

nguồn lợi thủy sản, giảm thiêu tác động xấu đến môi trường; kiểm soát việc

ngư dân khai thác bất hợp pháp; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; qua đó, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản để hướng tới bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường có ảnh hưởng tất nhiều tới pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.Các nguyên tắc chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản Nguyên tắc chính là tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng, ban hành, áp dụng pháp luật liên

quan trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như phù hợp với các Điều

ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia Vì vậy ngoài những nguyên tắc chung

của pháp luật bảo vệ môi trường thì pháp luật bảo vệ môi trường trong khai

thác thủy sản có những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản.

Có thé nói, đây là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, qua đó nhằm nhắn mạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội và mỗi cá nhân có liên quan đến khai thác thủy sản đều phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác thủy sản phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cũng như sức lực cho bảo vệ môi trường Tổ chức, cá nhân tham gia

hoạt động khai thác gây ô nhiễm, gây ra sự cố và suy thoái môi trường phải

khắc phục, bồi thường và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Trang 28

Những trách nhiệm được đặt ra trong lĩnh vực này bao gồm cả trách nhiệm hành chính, dân sự và hình sự, được quy định từ chính những hành vi đe dọa và làm ô nhiễm môi trường trong khai thác thủy sản Hơn hết, bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của toàn xã hội, nó được quy định dưới hình thức những văn bản pháp lý và được đảm bảo thực hiện băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Thứ hai, coi trọng tính phòng ngừa trong hoạt động khai thác thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, tác động trực tiếp đến sự bền vững của kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm an

ninh lương thực cũng như an ninh quốc phòng Chính vì vậy, chúng ta phải

bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.Hoạt động khai thác

thủy sản là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, song hoạt động này cũng tiêm ân những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời

sống con người.Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở

các vùng khai thác cũng là van dé cần giải quyết cấp bách Nguôn lợi thủy sản không phải là tài nguyên không tái tạo được nhưng với nhu cầu và hình thức

đánh bắt “quên ngày mai” của con người hiện nay, nguồn lợi thủy sản dang bị suy giảm đáng ké Sự suy giảm này gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến môi trường sống của con người Việc cải tạo những tác động xấu tới môi trường trong khai thác thủy sản cân rất nhiều sức người và

sức của, cũng như sẽ phải kéo dai trong một thời gian rất dài và thậm tri có

những trường hợp không thê nào khôi phục được.

Chính vì những lý do trên mà nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa được coi là một trong những nguyên tắc căn bản Việc ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường trong khai thác thủy sản cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc các chế tài khác Nguyên tắc này hướng

việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật vào sự ngăn chặn hành vi

các chủ thê thực viện có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong khai thác

Trang 29

thủy sản Các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong bảo vệ môi trường khai thắc

thủy sản rất đa dạng nhưng bản chất chính của các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là bằng việc kích thích lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích vốn là động lực của việc vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức tự giác của con người trongviệc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Thứ ba, dam bảo sự phát triển bên vững trong hoạt động khai thác thủy sản.

Có thé nói, mọi van đề về môi trường đều bắt nguồn từ hoạt động phát

triển kinh tế của con người Con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thê ngừng tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình Đó là quy luật tự

nhiên mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp

nhận sự phát triển, nhưng phải biết kiềm chế sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường Phát triển đương nhiên sẽ biến đôi

môi trường, nhưng cần phải điều tiết sao cho kinh tế-xã hội vẫn phát triển,

vừa đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho

con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải từ hoạt động của

con người hay nói một cách khác đó là phát triển bền vững.

Phát triển bền vững có các đặc điểm: “Sử dung dung cách nguôn tài

nguyên thiên nhiên mà không làm tốn hại hệ sinh thái và môi trường, tạo ra

các nguồn vật liệu và năng lượng mới, ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương, tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và chất lượng cuộc sống của người dân đều thay đổi theo hướng tích cực”.'"Và cũngtừ những đặc điêm này mà các vân đê môi trường trong khai thác thủy sản sẽ được giải quyết.

“Bộ Y tế (2006), Giáo trình Sức khỏe môi trường, Nxb Y học

Trang 30

Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản là một vấn dé quan trọng, giúp chúng ta cải thiện chất lượng môi trường, duy trì ở mức tốt hơn hoặc tối thiểu bang tiêu chuẩn cho phép, kiểm soát lượng xả thải không vượt quá khả năng tự xử lý Cũng như bền vững về tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo lượng sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng lượng khôi phục tái tạo.

Thứ tư, pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có moi liên hệ chặt chẽ với hoạt động bảo vệ chủ quyên an ninh quốc gia

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế, sự bùng nỗ dân số và sự suy kiệt của các nguồn tài nguyên trên toàn cầu là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những tranh chấp lãnh thé kéo dài giữa các quốc gia trên thé giới, trong đó có Việt Nam Một trong những tranh chấp gay gắt nhất, nóng bỏng nhất trong quan hệ quốc tế hiện nay là tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển.

Việt Nam là quốc gia có đường biến dài, có chủ quyên trên biển Đông

rộng lớn với tiềm năng phát triển kinh tế to lớn đã “vô tình” trở thành “miếng môi” cho những tham vọng bá quyền và tranh chấp của các nước lớn, đặc biệt

là với quốc gia láng giềng Trung Quốc vốn lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính, con người và lãnh thổ Suốt trong nhiều thập ky, Trung Quốc đã thực hiện các

hoạt động xâm lân ngang ngược, bat chấp luật pháp quốc tế tan công, gây han và chiếm lan hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - thuộc chủ quyền không thé tranh cãi của Việt Nam Điều này đã gây ra những tác động lớn về mọi

mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh cho nước ta theo chiều hướng tiêu cực Hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động kinh tế biên khác vì thế mà bị ảnh hưởng: sản lượng thủy sản cùng môi trường sinh thái bị đe dọa

trước những hoạt động đánh bắt trái phép, xây đảo nhân tạo của Trung

Quốc.

Trang 31

Trong hoàn cảnh đó, pháp luật về khai thác thủy sản phải lay nhiệm vụ gan voi bao vé chu quyén quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược Bởi lẽ, có bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, mới có cơ sở dé thực hiện các quyền tài pháp quốc gia trên biên, trong đó có quyền khai thác, đánh bat thủy hải sản; đồng thời bảo vệ môi trường biên hiệu quả.

Vì những lý do kế trên, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản và

bảo vệ chủ quyên biển đảo, bảo vệ quốc phòng an ninh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, gắn bó và hỗ trợ tương hỗ với nhau Bởi thế, pháp luật về bảo

vệ môi trường trong khai thác thủy sản ghi nhận nguyên tắc này như một nguyên tắc chiến lược, có tầm quan trọng lâu dài, thiết thực.

1.2.4 Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

La một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật bảo vệ

môi trường cũng có các vai trò của pháp luật nói chung và cũng có những vai

trò riêng của nó: pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi

trường: cơ sở pháp lý cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản

lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường: cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và

là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm soát những hành động có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường Hoạt động này kiểm soát những ảnh hưởng tiêu

cực tới môi trường trong hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có vai trò rất quan trọng và được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật quy định các quy tắc xử sự chuẩn mực cho con người khi tác động đến môi trường trong khai thác thủy sản.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ

quan nhà nước có thâm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hệ thống các quy phạm này tạo khuôn khổ cho hoạt động xã hội, chứa đựng

Trang 32

các quy tắc kiểm soát, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, pháp luậtgiữ vai trò đặc biệt quan trọng, chính con người trong quá trình khai thác thủy sản đã làm mat cân bang sinh thái, gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thé, xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Theo đó, các chủ thể này

bắt buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện những gì mà pháp luật quy định Chính tính quy tắc và bắt buộc chung này đã tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm cho các chủ thể thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường trong khai

thác thủy sản được thống nhất và đặc biệt giúp họ biết được mình được làm gì, cần phải làm gì và không được phép làm gì để có những hành vi bảo vệ môi trường phù hợp và hiệu quả nhất.

Pháp luật đã định hướng các hành vi của con người theo hướng có lợi

cho môi trường, dam bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi

trường, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường Có thé nói, pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình sử dụng, tác động tới môi trường.

Thứ hai, pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Trong thực tế các chủ thé khi tham gia hoạt động kinh tế - xã hội thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của môi trường, cộng đồng, bỏ qua nghĩa vụ phải thực hiện với môi trường và không tự giác

thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường.Các cá nhân, tô chức khai thác không thấy trước hoặc nhắm mắt bỏ qua tác hại từ hoạt động khai thác, do đó

luôn tìm cách lần tránh nghĩa vụ pháp lý với môi trường Khi đó, chế tài ma

Trang 33

pháp luật quy định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của chính

tô chức, cá nhân và lợi ích chung lâu dài của xã hội Các chế tài đó không chỉ là biện pháp trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo các chủ thể vi phạm mà còn răn đe các chủ thé khác dé ho tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường.

Thông qua việc quy định các chế tài này, pháp luật phần nào củng cố được vị thé, vai trò của mình trong sự nhiệp bảo vệ môi trường trong khai

thác thủy sản.Vấn dé ô nhiễm môi trường, suy giảm số lượng giống loài sẽ phân nào được giảm thiểu Hơn nữa, pháp luật quy định các chế tài không chỉ là biện pháp trừng phạt thích đáng đối với những chủ thê có hành vi vi phạm

pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản mà thông qua đó còn

nhằm ngăn ngừa sự tiếp tục vi phạm của họ và giáo dục ý thức tuân thủ pháp

luật của chính các chủ thé đó Từ đây, ý thức tôn trọng pháp luật bảo vệ môi

trường của con người sẽ ngày càng được nâng cao.

Kết luận chương 1

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên rất quan trọng trong phát triển kinh tế

- xã hội, cũng như nghiên cứu khoa học Mặc dù là tài nguyên có thể tái tạo nhưng sự tái tạo này cân tới thời gian để đảm bảo các “đời tài nguyên” tiếp

theo có thé vừa cung cấp vừa duy trì đủ cả chất và lượng của chúng Với nguyên liệu trực tiếp là nguồn lợi thủy sản có giá trị như vậy nên khai thác thủy sản là một trong những công nghiệp quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước Song song với những lợi ích kinh tế to lớn mà khai thác thủy sản đem lại thì van đề môi trường, đa dang sinh học và nguồn lợi thủy sản

cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ quá trình khai thác Chính vì vậy, van dé bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản cần xem xét một cách nghiêm túc, hạn

chê những yêu tô tiêu cực mà nó gây ra cho môi trường đê đảm bảo hoạt động

Trang 34

khai thác thủy sản có thê mang lại hiệu quả tốt nhất.Và một trong những công cụ để kiểm soát và điều chỉnh môi trường trong khai thác thủy sản hữu hiệu nhất đó chính là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Trang 35

CHƯƠNG 2:

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT BAO VỆ MOI TRƯỜNG TRONG KHAI

THAC THUY SAN VÀ THUC TIEN THUC HIEN TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trang pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sanThời gian tác giả thực hiện công trình nghiên cứu này cũng là thời gian

diễn ra sự thay đồi, “giao thoa” của hệ thông pháp luật về bảo vệ môi trường

trong khai thác thủy sản Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Thủy sản 2017

nhằm thay thế Luật Thủy sản 2003 nhưng chưa có hiệu lực (sẽ có hiệu lực từ

1/1/2019) tạo ra nhiều van đề cần nhìn nhận, đánh giá trong khuôn khổ pháp lý về van dé mà dé tài quan tâm, nghiên cứu.

Bởi vậy, tác giả chủ chốt sẽ tiến hành đánh giá song song, đồng thời ca

hai quy định của hai văn bản kể trên, cùng với các đạo luật chuyên ngành khác Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh những điểm mới của Luật Thủy sản 2017

so với những bất cập khuyết điểm đã bộc lộ trong suốt 15 năm thi hành của

Luật Thủy sản 2003 Từ đây, tác giả sẽ có điều kiện đưa ra những hướng hoàn

thiện tiếp theo cho Luật Thủy sản mới cũng như những biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật nhăm thích nghi, “đón đầu” quy định pháp luật sắp có

hiệu lực.

2.1.1 Cac quy định chung

Luật Bảo vệ môi trường 2014 ghi nhận những nguyên tắc chung nhất trong hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó, bao hàm van đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản Theo đó, hoạt động khai thác thủy sản phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xau đến môi trường: ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là hệ thống các loài thủy sản.

Trang 36

Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thủy sản, khai thác thủy sản

có trách nhiệm bảo vệ môi trường Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ

quan, tô chức, hộ gia đình và cá nhân Yêu cầu đặt ra đối với những chủ thê khai thác thủy sản là hành vi “ứng xử” hài hòa, phù hợp với môi trường; gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu chất thải; ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường; có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường Nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Luật Thủy sản 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định tập trung và trực tiếp nhất những vấn dé liên quan đến hoạt động thủy sản, trong

đó nhắn mạnh van dé bảo vệ nguồn lợi thủy sản Luật không cho phép hành vi khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cắm kê cả cắm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được chính phủ cho phép; khaithác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác

dé nuôi trồng: lan, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu

bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn; khai thác thuỷ sản ở khu vực cam, khu vực đang

trong thời gian cam; khai thác quá sản lượng cho phép.

Luật Thủy sản 2003 dành riêng chương III quy định về khai thác thủy sản Tại chương này, Luật Thủy sản 2003 tiếp tục nhắn mạnh đến những vấn dé: khu vực khai thác thủy sản, thời hạn khai thác, chủng loại kích cỡ thủy sản được khai thác sản lượng cũng như các ngư cụ phù hợp tạo nên nguyên tắc khai thác thủy sản đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và những nguyên tắc trong hoạt động thủy sản nói chung (Điều 11 Luật Thủy sản 2003).

Luật Thủy sản năm 2017 ra đời, tiếp tục kế thừa những nguyên tắc về

bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khai thác thủy sản của Luật Thủy sản năm

2003, có phan chi tiết, cụ thé hơn Khoản 2, điều 5 luật này quy định: “Khai

Trang 37

thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tải tạo và phát triển nguôn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguon loi thủy sản, không ảnh hưởng đến da dang sinh hoc ” Day là quy định hợp lý của Luật thủy sản mới, cho thấy tư duy tách bạch rõ ràng trong hoạt động khai thác thủy sản trước yêu cầu bảo vệ nguôn lợi thủy sản Từ quy định này, có thể hiểu, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khai thác thủy sản bao gồm hai vấn đề lớn: 1 Bảo vệ trữ lượng thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; 2.

Không làm ảnh hướng đến đa dạng sinh học Quy định này trùng khít với quan điểm lý luận mà tác giả đã trình bay tại chương 1.

Từ khía cạnh này, luật thủy sản 2017 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản có nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy

sản; cụ thé, là ảnh hưởng đến trữ lượng thủy sản và tính đa dạng sinh học của các loài thủy sản tại các khoản 1,2,3,4,5,6 điều 7 như sau:

“1 Hủy hoại nguon lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập

trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của

các loài thủy sản.

2 Can trở trai phép đường di cư tự nhiên của loài thủy san.

3 Lan, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo ton biển.

4 Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguon lợi thủy sản trong phân khu bảo

vệ nghiêm ngặt va phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tôn biển.

5 Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo ton biển, trừ trường hop bất khả

6 Khai thác thủy sản bat hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bat hợp pháp) ”

Nhóm quy định về bảo ton da dạng sinh hoc trong khai thác thủy

Trang 38

Pháp luật về thủy sản quy định các nội dung: quy hoạch bảo vệ và khai

thác nguồn lợi thủy sản; điều tra, đánh giá nguôn lợi thủy sản và môi trường

sống của thủy sản; bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản và đặc biệt coi trọng van đề thành lập các khu bảo ton riêng biệt phân bố theo môi trường sinh sống, di cư va phân bố của thủy sản dé có những phương thức quan lý phù

hợp Luật Thủy sản năm 2017 có những quy định rất rõ ràng và tách bạch về

việc thành lập các khu bảo tồn thủy sản gan với môi trường sinh sống của thủy sản: 1 Khu bao tồn biên; 2 Khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản; 3 Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; 4 Khu bảo tồn đất ngập nước.

Luật Bảo tồn đa dạng sinh học năm 2008 nghiêm câm các hành vi xâm hại đến sự phong phú của các hệ sinh thái trong tự nhiên; bảo vệ nghiêm ngặt

những loài thủy sản nguy cấp, quý, hiểm được ưu tiên bảo vệ Khoản 1, khoản

4 điều 7 Luật này quy định cắm:

“1 Săn bắt, đánh bat, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt của khu bảo tôn,trừ việc vì mục dich nghiên cứu khoa học; lấn chiếm dat dai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thải tự nhiên, nuôi trong

các loài ngoại lai xâm hại trong khu bao ton.

4 Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thu, vận

chuyển, mua, bản trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy, hiểm được wu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thu trái phép sản phẩm có nguôn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiém được ưu tiên bảo vệ ”

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; hiến lược bảo vệ môi trường; kết quả điều tra cơ bản về đa dạng sinh học,

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng và dự báo nhu câu khai thác, sử

dụng đa dạng sinh học luật quy định rõ ràng trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong vấn đề bảo tồn đa dạng

Trang 39

sinh học, bao gồm bảo tồn các giống loại thủy sản thông qua chế định lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và của từng địa phương Trong đó, xác định rõ các nội dung quan trọng: phương hướng, mục tiêu bảo ton; vị trí địa lý, diên tích để có cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động khai thác, hưởng lợi của các tô chức cá nhân.

Ngoài ra, việc thiết lập hệ thống các khu bảo tồn; lập danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nhằm xác định ranh giới của hoạt động khai thác nói chung và thủy sản nói riêng Vi phạm những “vùng cam”

này, là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính và hình sự đối với các tổ

chức, cá nhân vi phạm.

Thể chế những quy định của Luật Thủy sản, Luật Bảo tồn đa dạng sinh học 2008, các quy hoạch tổng thé mang tầm chiến lược với các mục tiêu quốc gia lần lượt được các cá nhân và cơ quan có thầm quyền phê duyệt Cu thé:

Một là, Ngày 01/03/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 47/2006/QĐ-TTg phê duyệt “ Dé án tổng thể vẻ điêu tra cơ bản và

quản ly tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tam nhìn đên năm 2020”

với mục tiêu xây dựng bộ dit liệu tổng thé, đầy đủ, tin cậy có hệ thống về hiện

trạng đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản Việt Nam là cơ sở khoa học và thực tiễn cho hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.

Hai là, Quyết định 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 13 tháng 10

năm 2008 phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến

năm 2020 được ban hành trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển ngành thuỷ sản và quy hoạch tông thé phát triển ngành thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch này hướng tới Công tác điều tra, nghiên cứu khoa học về nguồn lợi thủy sản,

đa dạng của hệ sinh thái thủy sinh các vùng nước nội địa phải được thực hiện

trước một bước, ưu tiên thực hiện tại những vùng nước có giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao

Trang 40

nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiểm, có giá trị cao, nhằm bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá bền vững, bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái thủy sinh của các vùng nước nội địa.

Ba là, Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với quan điểm: “ bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành thuỷ sản và góp phần quan trọng

trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái biển” hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống khu bảo tôn biên nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thuỷ sinh vật biển có giá tri kinh tế, khoa học; góp phân phát triển kinh tế biến, cải thiện

sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển.

Bon là, Quyết định số 45/QD-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ

tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thé bảo tồn đa dạng sinh học của

cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát :

bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp,

quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ

hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đây phát triển bền vững

đất nước và hướng tới năm 2030 tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có

tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, dam phá ven biển và iếp tục thành lập và đưa vào

hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.

Năm là, Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tong thé phát triển thủy sản

đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhân mạnh quy hoạch phát triển thủy sản trên

cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng, tiếp tục thực hiện tái cơ

câu ngành thủy sản cùng với quá trình hiện đại hóa nghê cá; hài hòa lợi ích

Ngày đăng: 13/04/2024, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN