1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm sinh học THPT

148 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sáng kiến kinh nghiệm sinh học THPT
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 7,15 MB

Cấu trúc

  • I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến (3)
  • II. Mô tả giải pháp kĩ thuật (5)
    • II.1. Cơ sở lý luận (5)
      • II.1.1. Tổ chuyên môn (5)
      • II.1.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trườ ng trung h ọ c ph ổ thông (9)
    • II.2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến (11)
    • II.3. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến (13)
      • II.3.1. Công tác triển khai (13)
      • II.3.2. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học (14)
      • II.3.3. Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề (48)
  • III. Hiệu quả sáng kiến đem lại (83)
    • III.1 Hiệu quả kinh tế (84)
    • III.2. Hiệu quả về mặt xã hội (84)
      • III.2.1. Về kiến thức, kỹ năng và thái độ (84)
      • III.2.2. Về kết quả thực nghiệm (85)
      • III.2.3. Về đánh giá chung (88)
  • IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)
  • PHỤ LỤC (49)

Nội dung

Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm

2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đáng giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Đổi mới trong dạy học hướng đến kết quả học sinh đạt được phải đáp ứng được mục tiêu mà học sinh muốn hướng tới Cụ thể với học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT môn sinh là 1 trong 3 môn của bài thi tổ hợp KHTN, học sinh sẽ sử dụng điểm thi này để xét vào các trường đại học Do đó, giảng dạy thế nào để học sinh đạt được kết quả cao đáp ứng được các kỳ thi đó là vấn đề đặt ra với các lớp

12 học sinh học theo tổ hợp KHTN Kết quả của học sinh sẽ đạt được tốt nếu trong nhóm tổ chuyên môn có định hướng tốt và có các giải pháp hiệu quả. Để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cả bài mới và ôn tập học sinh đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài giảng chu đáo cẩn thận, đổi mới phương pháp giảng dạy Sự đổi mới phương pháp giảng dạy được mỗi giáo viên tự học qua sách vở tài liệu, tự học qua đồng nghiệp, xây dựng các chuyên đề học tập hiệu quả và một kênh học tập rất hữu ích đó là qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

Vấn đề đặt ra là phải đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn Nhưng đổi mới như thế nào? Trong trường học có rất nhiều hoạt động, song mục tiêu cuối cùng cũng chỉ muốn nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục là gì? Có nhiều khái niệm, nhưng khái niệm “chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục” khá tường minh và tổng quát Theo đó thì chất lượng một giờ học là mức độ đáp ứng mục tiêu của giờ học đó Như vậy, để đánh giá chất lượng giáo dục của một trường, chúng ta phải dựa trên kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, chứ không phải là kết quả xếp loại giờ dạy của giáo viên; đánh giá chất lượng của một giờ dạy phải đánh giá học sinh học được gì, làm được gì, chứ không phải đánh giá giáo viên dạy có đủ bước không, đảm bảo thời gian không…

Mặt khác, theo chương trình giáo dục hiện hành thì học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy và học, tức là mỗi học sinh đều phải là một nhân vật chính trong trường-cho dù trình độ, hoàn cảnh của em đó như thế nào Song, trên thực tế thì nhiều học sinh bị bỏ rơi và bị giáo viên đánh giá thấp Để thực hiện được quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên phải biết chấp nhận mọi học sinh để có cách dạy phù hợp Mà muốn làm được việc này thì biện pháp hữu hiệu nhất là theo dõi, phân tích quá trình học tập và kết quả học tập của các em.

Từ yêu cầu của thực tế cần đổi mới kết hợp với vi trí vai trò của bản thân là 1 tổ trưởng chuyên môn dạy môn Sinh học tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến:

“Nâng cao sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong đổi mới phương pháp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học ”

Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả của sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinhvà sinh hoạt tổ nhóm theo chuyên đề nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT

Sáng kiến kinh nghiệm này đã được tôi áp dụng năm học 2021 –2022 trong sinh hoạt chuyên môn giảng dạy bài mới, tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến này trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong năm học 2022 – 2023 Năm học 2022- 2023 tôi áp dụng chính vào đối tượng học sinh lớp 10 học chương trình GDPT 2018 và học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp chủ đề ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Mô tả giải pháp kĩ thuật

Cơ sở lý luận

II.1.1.1 Vị trí của tổ chuyên môn

Theo thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ cấu tổ chức của trường trung học được ghi trong điều

“Điều 9 Cơ cấu tổ chức của trường trung học

Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.”

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường trung học Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

II.1.1.2 Chức năng tổ chuyên môn

-Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học;

-Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

-Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.

- Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.

Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

II.1.1.3 Nhiệm vụ tổ chuyên môn

Theo thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, nhiệm vụ của tổ chuyên môn được ghi rõ trong điều 14

1 Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

2 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt. d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường. e)Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.”

II.1.1.4 Sinh hoạt tổ chuyên môn

Theo thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, sinh hoạt chuyên môn được ghi rõ trong điều 14

3.Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lan nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.”

- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.

-Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định

II.1.1.5 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn Trích Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hànhquy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS và Quy định vềtiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPTban hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo:

“Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định. a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học; b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.”

II.1.1.6 Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường

* Đối với Ban Giám hiệu:

- Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;

Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Hiện nay thực hiện theo yêu cầu của đổi mới các tổ nhóm chuyên môn đã có sự thay đổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn song về cơ bản đều là hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo lối truyền thống.

Theo khảo sát về hoạt động sinh hoạt chuyên môn như sau:

Bảng 1 Phiếu khảo sát về sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh (dành cho các tập thể tổ chuyên môn)

Cách thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

Thường xuyên thực hiện Ít khi thực hiện

Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào hoạt động của giáo viên

Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào hoạt động học của học sinh

-Kết quả khảo sát thực hiện tại các trường khác nhau kết quả thu được 65% số tổ nhóm được khảo sát chọn: Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào hoạt động của giáo viên

35% số tổ nhóm được khảo sát chọn: Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào hoạt động học của học sinh

Bảng 2: Phiếu khảo sát ôn thi tốt nghiệp theo chủ đề (dành cho cá nhân giáo viên)

Cách thức ôn thi theo chủ đề

Thực hiện Ít khi thực hiện

Tổ nhóm sinh hoạt chuyên môn thống nhất chuyên đề ôn tập chi tiết

Từng cá nhân ôn tập theo chủ đề mình xây dựng

Từng cá nhân ôn tập theo chủ đề mình xây dựng có tham khảo thêm của đồng nghiệp

-Kết quả khảo sát thực hiện tại các trường khác nhau kết quả thu được

52% số giáo viên được khảo sát chọn: Từng cá nhân ôn tập theo chủ đề mình xây dựng có tham khảo thêm của đồng nghiệp

10% số giáo viên được khảo sát chọn: Từng cá nhân ôn tập theo chủ đề mình xây dựng

38% số giáo viên được khảo sát chọn: Tổ nhóm sinh hoạt chuyên môn thống nhất chuyên đề ôn tập chi tiết

Trong thực tế sinh hoạt chuyên môn hiện nay, các tổ nhóm thường sinh hoạt triển khai các nội dung cần làm và nếu dự giờ thì nhận xét đánh giá hoạt động của giáo viên trên lớp thực hiện những hoạt động gì? Hiệu quả của hoạt động đó mà ít khi chú ý phân tích đánh giá hoạt động của học sinh do đó mà việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên định hướng phát triển năng lực học sinh rất hạn chế. Việc ôn thi cho học sinh lớp 12 các giáo viên tự xây dựng chuyên đề có tham khảo thêm các nguồn thông tin của đồng nghiệp hay trên internet mà chưa có sự thống nhất chung trong toàn tổ nhóm, tổ nhóm chưa sinh hoạt để xây dựng chuyên đề có hiệu quả cho ôn tập

Chính vì vậy cần đổi mới việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp phương pháp giảng dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy.

Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến

II.3.1 Công tác triển khai

Tổ chuyên môn tôi phụ trách là tổ ghép gồm 3 bộ môn Hóa, Sinh, Công nghệ. Với các thành viên trong tổ gồm môn Sinh 5 đồng chí, môn Hóa 6 đồng chí, môn Công nghệ 1 đồng chí

Sinh hoạt tổ hướng tới đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đạt hiệu quả cao Đầu năm học khi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn tôi đã xây dựng cụ thể nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cho cả tổ bao gồm bộ môn Hóa, bộ môn Sinh, bộ môn Công nghệ Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn là 1 trong 8 nhiệm vụ của tổ trong mỗi năm học (Phụ lục 1)

II.3.2 Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh(theo nghiên cứu bài học)

II.3.2.1 Khái niệm sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh làhoạt động sinh hoạt chuyên môn ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ học, xếp loại mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn, đặc biệt đối với những học sinh có khó khăn về học Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm phương pháp dạy học phù hợp, tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học.

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lý/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

-Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, giáo viên dạy minh họa và người dự giờ cùng nhau tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.

-Quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt chú ý tới những học sinh còn yếu hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập, không bỏ rơi bất cứ học sinh nào…

-Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng tạo của mình Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình.

-Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình đã được thống nhất, quy định.

II.3.2.3 Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

Sinh hoạt chuyên môn truyền thống

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

-Đánh giá, xếp loại giờ dạy

- Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên

-Thống nhất cách dạy để các giáo viên cùng thực hiện.

- Tìm giải pháp để nâng cao kết quả học tập của học sinh

-Tập trung vào hoạt động học của học sinh

- Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng

- Một giáo viên thiết kế và dạy minh họa.

- Thực hiện theo đúng nội dung, quy trình, các bước thiết kế theo quy định.

- giáo viên dạy minh họa thiết kế bài học với sự góp ý của đồng nghiệp.

-Dựa vào trình độ của học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp, quy trình cho phù hợp.

Dạy minh hoạ - Dự giờ

-Dạy theo nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa.

- Thực hiện tiến trình giờ học theo đúng quy trình.

-Điều chỉnh các ngữ liệu dạy học phù hợp với nhu cầu học của học sinh.

- Thực hiện tiến trình giờ học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh.

-Ngồi cuối lớp học, quan sát cử chỉ việc làm của giáo viên, ghi chép, quan sát cử chỉ, việc làm của giáo viên.

-Tập trung xem xét giáo viên dạycóđúng cácquyđịnhkhông.

- Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ học

-Đứng xung quanh lớp học quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của họcsinh.

- Tập trung quan sát học sinh học thế nào.

-Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh đưa ra các biện pháp khắc phục.

Thảo luận về giờ dạy

- Dựa trên tiêu chí có sẵn, đánh giá xếp loại giờ dạy.

-Tập trung nhận xét phân tích hoạt động của giáo viên.

- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính mổ xẻ, chỉ trích, chủ quan.

- Người chủ trì xếp loại giờ dạy, thống nhất cách dạy cho tất cả giáo viên

- Dựa trên kết quả học tập của học sinh rút kinh nghiệm.

-Tập trung phân tích việc học của học sinh, đưa ra minh chứng cụ thể.

- Mọi người cùng phát hiện vấn đề học của học sinh, tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

- Người chủ trì tóm tắt các vấn đề thảo luận, gợi ý các nội dung cần suy ngẫm để mỗi giáo viên tự rút ra bài học.

Sơ đồ tóm tắt sự khác nhau của sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

II.3.2.4 Các bước thực hiện của một buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

Bước 1:Thảo luận và chuẩn bị nội dung bài dạy minh họa

-Bài dạy minh họa được giáo viên đăng ký tiết dạy minh họa chuẩn bị giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị nội dung bài dạy, không lệ thuộc một cách máy móc vào quy trình, các bước dạy trong sách giáo khoa hay sách giáo viên giáo viên có thể điều chỉnh mục tiêu bài học, thay đổi nội dung/ngữ liệu trong sách giáo khoa, điều chỉnh thời lượng, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học, đồ

Sinh hoạt chuyên môn truyền thống Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh

Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên Tập trung vào hoạt động học của từng học sinh

Quan sát hoạt động của giáo viên để bắt lỗi

Góp ý mang tính chất phê bình, đánh giá giáo viên

Thống nhất cách làm chung cho tât cả giáo viên

Quan sát học sinh để tìm những hiểu khó khăn trong quá trình học của học sinh nhau tìm Cùng nguyên nhân và giải pháp để cải thiện chất lượng học của học sinh

Mỗi giáo viên tự rút ra bài học cho mình để áp dụng cho phù hợp với các lớp học khác nhau dùng dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có khó khăn về học.

-Các hoạt động học tập vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học, nhưng tạo cơ hội cho tất cả mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập từ đó cải thiện được kết quả học tập của học sinh.

-Giáo viên chuẩn bị bài dạy minh họa có thể trao đổi ý tưởng, nội dung bài dạy của mình với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng của tiết dạy minh họa Các nội dung trao đổi thường được tập trung vào:

+ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? (Hình thành kiến thức mới hay ôn tập, luyện tập, thực hành, ) ;

+ Cách giới thiệu bài học này như thế nào? (Vào bài học trực tiếp hay gián tiếp? Làm thếnào để vào bài học tự nhiên nhất);

+ Có sửdụng tình huống có vấn đề đểgiới thiệu bài học này không? (Tình huống như thế nào? Dựkiến cách giải quyết vấn đềra sao? );

+ Việc sửdụng các phương pháp dạy học vàcác phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quảcao?

Hiệu quả sáng kiến đem lại

Hiệu quả kinh tế

Tôi không tính được hiệu quả kinh tế mà sáng kiến của tôi đem lại Tuy nhiên ý tưởng của tôi nếu áp dụng thì không phải tốn kém về tài chính.

Hiệu quả về mặt xã hội

III.2.1 Về kiến thức, kỹ năng và thái độ

-Học sinh trong các giờ tiết thao giảng sinh hoạt chuyên môn học tập tích cực sôi nổi hơn, sự tiếp nhận hợp tác với giáo viên thông qua các phương pháp kĩ thuật hiệu quả hơn Song quan phân tích hoạt động học của học sinh các thày cô nhận thấy được những điểm yếu của học sinh mà lớp mình giảng dạy đã và có thể mắc phải để từ đó kịp thời điều chỉnh uốn nắn cho các con một cách hiệu quả

-Giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh là hoạt động cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế giáo án, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ về bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh) Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh, không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh học, không học; hứng thú,chưa hứng thú… Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập Cách làm này sẽ tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ Đồng thời, góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.

-Với học sinh ôn thi tốt nghiệp lớp 12 sẽ tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức một cách chủ động thông qua phần hướng dẫn cụ thể cho từng dạng bài, biết vận dụng để làm các bài tập Sinh học, biết cách sử lý giải quyết các dạng câu hỏi mới lạ trong các câu hỏi ôn tập cũng như trong đề thi

III.2.2 Về kết quả thực nghiệm

Khi thực hiện triển khai sinh hoạt ở tổ nhóm chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học ở học sinh tôi đã thực hiện khảo sát trên đối tượng là giáo viên và học sinh

Bảng 1 Khảo sát ý kiến của giáo viên

Câu hỏi Câu trả lời Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác

1 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng truyền thống?

2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo huóng phân tích hoạt động học của học sinh?

3 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh giáo viên thực hiện được đổi mới phương pháp thuận lợi?

4 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh giúp phát triển đượcnăng lực của học sinh?

5 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh khi thực hiện khó khăn hơn, bài giảng xây dựng cầu kì hơn?

6 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh càn chú trọng cách thức tổ chức giờ dạy và phân tích hoạt động của học sinh trên lớp

7 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh có thể áp dụng được cho mọi buổi sinh hoạt tổ nhóm

Kết quả thu được khi điều tra phiếu này trên đối tượng giáo viên trong trường

Bảng 2 Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên

Câu hỏi Câu trả lời Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác

1 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng truyền thống?

2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh?

3 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh giáo viên thực hiện được đổi mới phương pháp thuận lợi?

4 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh giúp phát triển được năng lực của học sinh?

5 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh khi thực hiện khó khăn hơn, bài giảng xây dựng cầu kì hơn?

6 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh cần chú trọng cách

90% 10% thức tổ chức giờ dạy và phân tích hoạt động của học sinh trên lớp theo từng hoạt động

7 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh có thể áp dụng được cho mọi buổi sinh hoạt tổ nhóm

Bảng 3 Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với giờ học

Câu hỏi Câu trả lời

Không hứng thú Trong giờ học khi các thày cô tổ chức nhiều hoạt động để các em tham gia thì các em cảm nhận về tiết học như thế nào?

Trong quá trình hoạt động các em được thày cô hướng dẫn chỉ cụ thể nội dung đã làm được và chưa làm được thì các em cảm nhận thế nào về tiết học?

Em có hứng thú với các giờ dạy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để học sinh được hoạt động không?

Theo em các bạn khác có hứng thú và hợp tác với giáo viên trong các giờ học không?

Kết quả thu được khi điều tra phiếu này trên đối tượng học sinh của lớp 10

Bảng 4 Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với giờ học

Câu hỏi Câu trả lời

Trong giờ học khi các thày cô tổ chức nhiều hoạt động để các em tham gia thì các em cảm nhận về tiết học như thế nào?

Trong quá trình hoạt động các em được thày cô hướng dẫn chỉ cụ thể nội dung đã làm được và chưa làm được thì các em cảm nhận thế nào về tiết học?

Em có hứng thú với các giờ dạy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để học sinh được hoạt động không?

Theo em các bạn khác có hứng thú và hợp tác với giáo viên trong các giờ học không?

III.2.3 Về đánh giá chung

Sáng kiến đã được áp dụng tại cơ quan đơn vị và đã thể hiện hiệu quả của việc đổi mới phương thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn Đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tự tin hơn, không bị áp lực thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn ngoài theo hướng trên thì sinh hoạt chuyên đề cũng giúp cho các đồng nghiệp trong tổ nhóm cùng nhau xây dựng chuyên và giảng dạy chuyên đề hiệu quả đảm bảo học sinh hứng thú với chuyên đề năm bắt được chuyên đề hiệu quả nhất đây là cách đổi mới sinh hoạt chuyên môn để thực hiện đổi mới phương pháp kỹ thuật giảng dạy.

1 Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn

2 Thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

3 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

4 Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường

THPT(theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT).

5 Nguồn thông tin trên internet

6 Sách giáo khoa sinh học 11-nhà xuất bản giáo dục

7 Các đề thi minh họa, đề thi chính thức thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD

8 Sản phẩm tập huấn chuyên môn, tập huấn ôn thi tốt nghiệp tỉnh Nam Định

PHỤ LỤC Phụ lục 1 Trích kế hoạch giáo dục của tổ về nhiệm vụ nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

3 Nhiệm vụ 3: Đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.

Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đều đặn theo lịch nhà trường đã bố trí sinh hoạt 2 tiết/ tuần.

Sinh hoạt chuyên môn với khối lớp 10,11 tập trung theo hướng nghiên của bài học (phân tích hoạt động học của học sinh) mỗi nhóm thực hiện 2 bài sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở mỗi kỳ

Sinh hoạt chuyên môn với khối 12 tập chung sinh hoạt theo chủ đề ôn thi tốt nghiệp mỗi nhóm có ít nhất 2/3 số chuyên đề ôn thi tốt nghiệp được thảo luận, xây dựng trong sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề thực hiện chủ yếu trong học kỳ 2

100% giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh

Sinh hoạt tổ nhóm xây dựng các kế hoạch đầu năm được đưa ra thống nhất chi tiết trong toàn tổ có phân công cụ thể các công việc Cá nhân các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch của cá nhân và thực hiện theo các kế hoạch đã xây dựng Tổ trưởng kiểm tra giám sát và đôn đốc Đảm bảo chất lượng nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn: về nội dung, cách thức tổ chức

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:18

w