1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Tâm lý học đại cương - Trường Đại học Luật Hà Nội. Đặng Thanh Nga chủ biên, Phan Kiều Hạnh

244 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương
Tác giả PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA, THS. PHAN KIỀU HẠNH, TS. BÙI KIM CHI, TS. CHU VĂN ĐỨC, TS. CHU LIÊN ANH, THS. DƯƠNG THỊ LOAN, THS. PHAN CÔNG LUẬN
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 89,04 MB

Nội dung

quan tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập.Những thành tựu của sinh vật học và sinh lý học cho thấy rõcon người đã sinh ra từ hệ thống thống nhất của thế giới muônl

Trang 1

_ GIÁOTRÌNH

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

1254-2019/CXBIPH/10-12/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giao trình

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

HÀ NỘI - 2019

Trang 4

| TS CHU LIÊN ANH | Chương II

| TS CHU LIÊN ANH | và Chương IV

ThS DƯƠNG THỊ LOAN

PGS.TS ĐẶNG THANH NGA Chương V

ThS PHAN CÔNG LUẬN Chương VI

TS CHU VĂN ĐỨC Chương VII

ThS DƯƠNG THỊ LOAN và Chương VIII

TS BÙI KIM CHI

Trang 5

CHƯƠNG I

TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

Lúc con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất cũng là lúc họcũng bắt đầu đặt câu hỏi về các hiện tâm lý

Tâm lý là gì? Phải nghiên cứu tâm lý như thế nào? là nhữngvấn đề khó khăn nhất đối với tri thức con người Tâm lý là vậtchất hay linh hồn thuần tuý? Nếu là vật chất sao ta không nhìnthấy, sờ thấy? Nếu là linh hồn thuần tuý sao có thê sai khiến đượcbắp thịt cử động và con người hành động? Theo thế giới quankhác nhau mà người ta cũng giải thích những vấn đề này (tâm lý

là gi) một cách khác nhau.

1.1 Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại

- Nhà triết học Trung Hoa Không Tử (551 đến 479 tr CN) nóiđến chữ "tâm" của con người là "nhân, lễ, trí, dũng" Về sau học

trò của Không Tử nêu thành "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín"

- Nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Socrates (469-399 tr.CN) có câunói nổi tiếng: "Hãy tự biết mình" và “Sống mà không suy tư thì

không đáng sống” Đây là một định hướng có ý nghĩa rất lớn đốivới sự phát triển của khoa học tâm lý ở chỗ, lần đầu tiên trong lịch

sử phát triển của triết học và tâm lý học đã có quan điểm cho rằng,

Trang 6

con người có thể và cần phải tự hiểu biết về chính bản thân mình.

- Nhà triết học duy tâm cô đại Plato (427 - 347 tr CN) coi

“thế giới ý niệm” là nguồn gốc của vạn vật, do linh hồn nhập vàocon người Ông cho rằng tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau.Tâm hồn trí tuệ năm trong đầu chỉ có ở giai cấp chủ nô; tâm hồn

dũng cảm năm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc; tâm hồn khátvọng nằm ở bụng và có ở tầng lớp nô lệ

- Aristotle (384-322 tr CN) là người đầu tiên “bàn về tâm hồn”.Ong cho rằng, tâm hồn gắn liền với thé xác và có 3 loại tâm hồn:+ Tâm hồn dinh dưỡng đảm bảo chức năng tăng trưởng, hấp

thụ dinh dưỡng, và sinh sản;

+ Tâm hồn cảm giác, đảm nhận chức năng cảm thụ, vận động;

+ Tâm hồn suy nghĩ đảm nhận chức năng lý giải, lập luận;Theo ông, các loài thực vật chỉ có tâm hồn dinh dưỡng Còncác loài động vật có cả tâm hồn dinh dưỡng và tâm hồn cảm giác.Chỉ có con người mới có cả ba loại tâm hồn

- Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn làquan điểm của các nhà triết học duy vật cho rang, tâm ly cũng làmột thứ vật chất do vật khác sinh ra như:

+ Talet (khoảng 624 - 547 tr.CN) cho răng, tâm lý do nước

sinh ra;

+ Hêraclit (khoảng 540 - 480 tr CN) cho rằng, tâm ly do lửa

sinh ra;

+ Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN) cho rang, tâm lý do

nguyên tử sinh ra;

Nhưng thời đó, khoa học tự nhiên cũng như chủ nghĩa duy vật

Trang 7

còn thô sơ, người ta chưa thé giải thích được những hoạt động

tâm lý phức tạp như tư duy, ý thức, tính cách của con người Do

đó, trong suốt thời cô đại và thời trung cô, quan niệm duy tâm vềtâm lý vẫn còn thống trị

1.2 Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở

về trước

Từ thế ky XVII trở đi, các ngành khoa học tự nhiên, cơ học,

hình học, vật lý, hoá học phát triển mạnh, thuyết “linh hồn” bắt

đầu lung lay Người ta đặt ra câu hỏi: phải chăng chính ngay bảnthân con người chịu tác động từ bên ngoài có thể sinh ra tâm lý, ýthức? Do khoa học kỹ thuật phát triển, con người có điều kiện để

quan sát hành vi của mình.

Nhà triết học và bác học người Pháp R.Descartes (1596 1650) là người đầu tiên dùng khái niệm “phản xạ” dé cắt nghĩa một

-cách duy vật những hành động đơn giản của động vật và con người.

Sơ đồ phản xạ đó diễn ra như sau: sự vật bên ngoài tác độngvào các giác quan gây ra luồng kích thích thần kinh và hệ thầnkinh đáp lại bang một cử động bắp thịt

Theo ông, chỉ có thế giới khách quan là có tâm lý (có kích

thích thì có phản ứng) Còn những hành động chủ định có ý thức

của con người theo R.Descartes thì vẫn do linh hồn mà ông gọi là

“lý tính tối cao” điều khiến

Ông là tác giả của mệnh dé trứ danh “tôi tư duy là tôi ton tai”;

tư duy - thông hiéu, mong muốn, tinh than, ý thức

- Nhà triết học người Anh J.Locke (1632 - 1704) là người đặt

ra “tâm lý học kinh nghiệm” Tuy nhiên, ông lại chia kinh nghiệm

ra làm hai loại:

Trang 8

+ Kính nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào cái giác quan gây ra;

+ Kinh nghiệm bên trong thì vẫn sinh ra từ cái “ý thức bên

trong” tự hoạt động, tự nó thúc đầy và tự nó mới biết được nó.Tóm lại, cả R.Descartes và J.Locke có tiễn bộ trong việc giảithích hiện tượng tâm lý, nhưng đều không triệt để vì cả hai đều

đại diện cho phái “nh nguyên luận” cho rằng, vật chất và tâm hồn

là hai thực thể song song tồn tại

- Thế ky XVII - XVIII - XIX cuộc dau tranh giữa chủ nghĩa

duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật

+ Các nhà triết học duy tâm chủ nghĩa G.Berkeley

(1685-1753) cho răng thế giới không có thực, thế giới chỉ là "phức hợp

các cảm giác chủ quan" của con người Và D.Hume(1711-1776)

coi thế giới chỉ là những kinh nghiệm "kinh nghiệm chủ quan".Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Ông cho rằng con ngườikhông thé biết Vì thế người ta vẫn coi Hume thuộc vào phái batkhả tri Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thé hiện ở

"ý niệm tuyệt đối" của G.Hegel (1770 —1831)

+ Nhà triết học duy vật B.Spinoza (1632-1667) coi tất cả vậtchất đều có tư duy

1.3 Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập

Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, cùng với sinh vật học và các khoa

học khác, sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não có những

bước phát triển quan trọng Sinh lý học và hình thái học hệ thầnkinh đã tìm ra những hoạt động riêng biệt của dây thần kinh cảmgiác, các vùng ở não điều khiển sự vận động của thân thể Vật lý

học đã giải thích rõ ràng hiện tượng tâm lý đơn giản là cảm giác

băng cách tìm ra quy luật kích thích sự vật bên ngoài đối với giác

Trang 9

quan tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập.Những thành tựu của sinh vật học và sinh lý học cho thấy rõcon người đã sinh ra từ hệ thống thống nhất của thế giới muônloài và xét về tính chất thì con người cũng là một cá thé sinh vật.Điều đó càng thúc đây việc dùng các phương pháp của sinh vật

học và sinh lý học để nghiên cứu tâm lý Nhiều tài liệu khoa học

đã chứng minh mối quan hệ giữa những hiện tượng tâm lý với

hoạt động của não và của cơ thé nói chung Khoa học tự nhiên đãgóp phần tích cực vào sự hình thành và phát triển khoa học vềtinh thần Dựa vào những tài liệu khoa học đó, người ta bắt đầu

nghiên cứu tỉ mỉ tâm lý ở động vật, tâm lý các bộ tộc sơ khai, tâm

lý trẻ em, tâm lý những người trí tuệ chậm phát triển

Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn được đặt ra là hiện tượng tâm lý

vốn là hiện tượng tỉnh thần, không mang một năng lượng vật lýnào vì sao lại có khả năng gây ra một kết quả vật chất như một cửchỉ, một thái độ, một hành động, một biến đổi trạng thái cơ thể?

Rõ ràng, phương pháp sinh lý học không thé dùng để giải thích

những hiện tượng nay mà chỉ có thé dùng để nghiên cứu một số

hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm giác.

Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách ra khỏi triết học thành một

khoa học riêng với tính cách là khoa học thực nghiệm, chủ trương dùng phương pháp thực nghiệm và mô tả của vật lý học và sinh lý

học để nghiên cứu những hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm

giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, thói quen Năm 1879, W.Wundt

(1832-1920) nhà tâm lý học lập ra phòng thí nghiệm tâm lý đầutiên trên thế giới tại thành phố Leipzig nước Đức Ông quan tâmnghiên cứu các khối cau trúc của trí tuệ Chính thức định nghĩatâm lý học là bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức Ông xây

Trang 10

dựng một mô hình nhận thức được mệnh danh là lý thuyết kếtcấu Lý thuyết kết cau chú trọng đến các yếu tô căn bản làm nền

tảng cho tư duy, ý thức, tình cảm, và các trạng thái cùng các hoạt động tâm lý khác Cũng cùng thời gian đó, W.James đã lập một

phòng thí nghiệm ở thành phố Canbridge thuộc tiểu bangMasschusetts nước Mỹ Sau này, nhiều nước khác như Nga, Anh,

kích thích của môi trường bên ngoài theo công thức S — R (Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản ứng) Với công thức nay,

J.Watson đã đưa ra một quan điểm tiễn bộ trong tâm lý học, đó

là coi hành vi do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thé quan sát,

và nghiên cứu được một cách khách quan Nhưng thuyết hành vi

đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đồng nhất

hành vi của con người với hành vi của động vật, hành vi chỉ là

những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng lại kích thích, giúp cơthê thích nghi với môi trường xung quanh Thuyết hành vi đãhoàn toàn phủ nhận vai trò chủ đạo của hệ thần kinh cấp cao,

tính tích cực cua tâm ly, ý thức con người như là hình thức đặc

biệt của việc điều chỉnh hành vi, và phủ nhận một van dé cơban, đó là con người là một thực thể xã hội

Trang 11

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, những người đại diện chochủ nghĩa hành vi mới vẫn tiếp tục theo đuôi trường phái hành vi

cô điển của J.Watson, trong đó có C.L.Hull (1884 — 1952),E.C.Tolman (1886 - 1959), B.F.Skinner (1904 -1990) đã có gắng

bổ sung thêm vào công thức cô điển S - R một số biến số trunggian O như: nhu cầu, kinh nghiệm sống của con người, hoặc hành

vi tạo tác “operant” nhằm đáp ứng lại những kích thích Nhưng về

cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn không thoát khỏi luận điểm có

từ thời J.Watson.

1.4.2 Phan tâm hoc

Thuyết phan tâm hoc do S Freud (1856-1939), bác sĩ người

áo đề xướng Ông cho rằng, các hiện tượng rỗi loạn tâm lý của

con người là do hiện tượng vô thức chỉ phối Vô thức là phạm trùchủ yếu trong đời sống tâm lý con người Ông đưa ra cấu trúc 3thành phan về nhân cách: cái nó, cái tôi va cái siêu tôi Cái nó baogồm tất cả những cái gì con người có được từ khi mới sinh ra: ăn

uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quyết

định toàn bộ đời sống tâm lý con người, cái nó hoạt động theonguyên tắc thoả mãn Cái tôi là cái trung gian giữa cái nó và cái

bên ngoài Cái tôi — con người thường ngày, con người có ý thức.

Cái tôi có nhiệm vụ kiểm soát được những vận động theo ý mình,bảo đảm sự tổn tại Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực.Cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi trong

quá trình phát triển, kìm hãm sự thoả mãn của cái tôi, đó là “cái

tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới được và hoạt động theo

nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép

Toàn bộ cuộc sống con người là sự mâu thuẫn liên tục giữa bakhối đó, khối này chèn ép khối kia Nhưng nổi bật nhất là cái nó

Trang 12

và cái siêu tôi (bản năng chèn ép, muốn khống chế ý thức; ngượclại ý thức muốn chèn ép, khống chế vô thức) Freud cho rằng sở

đĩ dục vọng bị đè nén là do tiêu chuẩn xã hội không cho phép nó

được thoả mãn, nên nhiều khi bản năng dục vọng bị hạn chế Tuy

nhiên, nó không thé tự động mất đi mà vẫn tiếp tục hoạt động dé

cô tim sự thoả mãn

Dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh tâm thần, Freud cho răng

bản chất của con người là do sự thoả mãn tính dục Do đó, mọihành vi của con người do ban năng dục vọng chi phối, điều hành

Theo Freud, xu hướng của bản năng tình dục đã có ở trẻ con ngay từ lúc mới lọt lòng Cho nên, con trai thì thích mẹ hơn và

ghen với bó, con gái thì thích cha hơn và ghen với mẹ Những hammuốn đó có tinh chat tự nhiên, di truyền trong tâm lý con người.Thuyết phân tâm học của S.Freud đã chống lại nền tâm lý họcduy tâm chủ quan dé xây dựng một nén tâm lý khách quan Nhưng

do quá nhắn mạnh đến cái bản năng vô thức trong con người, Freud

đã không thấy được một bản chất trong ý thức của con người,không thấy được bản chất xã hội, lịch sử của các hiện tượng tâm lýngười và đồng nhất tâm lý của con người với tâm lý của động vật.1.4.3 Tâm lý học Gestalt (tâm lý học cau trúc)

Trường phái tâm lý học Gestalt do các nhà tâm lý học Đức là M.Wertheimer (1880-1943), K.Koffka (1886-1941), W Kohler (1887-1967) lap ra.

Xuất phát từ nghiên cứu tri giác với thuộc tinh co bản của tri

giác con người là tính trọn vẹn, tính trọn vẹn hay còn gọi là cầu

trúc, do đó gọi tâm ly học Gestan là tâm lý học cau trúc Tâm lýhọc Gestalt cho răng:

Trang 13

- Con người ta có cấu trúc trọn vẹn nên bao giờ cũng phảnánh có tính chất trọn vẹn.

- Trong tư duy, trong khi suy nghĩ có thể chưa nghĩ hết song

sẽ có lúc “bừng sáng” do cấu trúc Còn bừng sáng như thế nào thì

này, không có quan hệ gì với ngôn ngữ, với hiện thực khách quan,

với hoạt động thực tiễn của con người Đồng thời, các nhà tâm lýhọc Gestalt ít chú ý đến vai trò của kinh nghiệm ở con người

1.4.4 Tâm lý học nhân văn

Trường phái tâm lý học nhân văn do A.Maslow (1908 — 1970) và C.Rogers (1902-1987) sáng lập Các nhà tâm lý học

nhân văn cho rằng, con người bâm sinh là tốt, nếu được đặt

trong môi trường lành mạnh tự nhiên họ sẽ hoà hợp với những người khác Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hướng tự

thé hiện mình, khuynh hướng nay bam sinh nơi con người vàkhông ngừng thúc đây con người hướng tới hoạt động và các sựkiện giúp họ tự thể hiện mình

Theo Maslow, các nhu cầu của con người được sắp đặt theomột thứ bậc Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng

cơ bản và càng giống các nhu cầu của động vật Các nhu cầu

càng cao trong thứ bậc, chúng càng đặc trưng cho con người.

Trang 14

Ong đã đưa ra năm mức độ nhu câu cơ bản cua con người xép thứ tự từ thâp đên cao:

Nhu cầu tự thé hiện mìnhNhu cầu được tôn trọng, công nhận thành đạt

Nhu cầu được chấp nhậnNhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh lý

C Rogers cho rang, con người cần phải được yêu mến, kínhtrọng Nói chung, quan niệm của các nhà tâm lý học nhân văn vềbản tính con người khiến họ lạc quan đối với con người và tương

lai của con người.

1.4.5 Tâm lý học nhận thức

Đại diện cho tâm lý học nhận thức là J Piaget (1896 -1989) nhà tâm lý học người Thụy Sĩ và J Bruner nhà tâm lý học người Mỹ.

Họ coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình

J Piaget đưa ra lý thuyết “nhận thức luận di truyền” Ông chorằng, các khả năng tri thức phát triển dựa theo sự tăng trưởng sinhvật và kinh nghiệm Nhưng ở đây muốn nói đến sự phát triển hơn

là sự di truyền sinh vật

Theo Piaget có bốn giai đoạn phát triển tri thức sau đây:

- Giai đoạn cảm giác - vận động (mới sinh đên khoảng 2 tuôi).

Trang 15

- Giai đoạn tiền - thao tác (khoảng 2 đến 7 tuổi).

- Giai đoạn thao tác cụ thé (khoảng 7 đến 11 tuổi)

- Giai đoạn thao tác hình thức (khoảng 11 tudi trở di)

1.4.6 Tâm lý hoạt động

Trường phái tâm lý nay do các nhà tâm lý học Nga sáng lập

ra, như L X Vưgôtxki (1896-1934), X L Rubinstêin 1960), A N Leonchiev (1903-1979), A R Luria (1902-1977).

(1902-Dé xây dựng nền tâm ly hoạt động, các nhà tâm lý hoc Nga đãdựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc coi tâm lý là hoạt động:

- Nguyên tắc gián tiếp;

- Nguyên tắc lịch sử và nguồn gốc xã hội của các chức năng

tâm lý;

- Nguyên tắc tâm lý là chức năng của não

Dựa trên các nguyên tắc trên, trường phái tâm lý hoạt độngcho răng, tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào nãothông qua hoạt động Tâm lý con người mang tính chủ thể, có bảnchất xã hội, lịch sử Tâm lý người được hình thành, phát triển vàthé hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao tiếp của

con người trong xã hội.

2 BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

2.1 Định nghĩa hiện tượng tâm lý

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất hay dùng chữ “tâmly” dé khen hoặc chê nhau Vi dụ: “Anh A là người rất tâm lý”,hay “Anh làm như vậy chăng tâm lý tý nào” Như vậy chữ “tâmly” được dùng ở đây có nghĩa là họ có hiểu biết hay không về

Trang 16

lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, thái độ, tính nết của con người Đó là cách hiểu một cách thông thường Đời sốngtâm lý con người còn bao hàm nhiều hiện tượng tâm lý phong

phú, da dạng, phức tap từ cam giác,tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng

tượng đến tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin

Tất cả những hiện tượng tâm lý đó đều gắn với hoạt động củacon người Bất cứ một hoạt động nào của con người đều có tâm lý

và như vậy hiện tượng tâm lý có rất nhiều và chúng ta thường gọichúng là thế giới tâm lý của con người

Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tỉnh thần nảy ratrong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động,

hoạt động của con người.

Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt

động thân kinh và hoạt động nội tiết, được nay sinh bằng hoạtđộng sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ

xã hội.

2.2 Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não,

mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử

2.2.1 Tâm lý là sự phản anh hiên thực khách quan của não

Tâm lý con người không phải do thượng đế, do trời sinh ra,cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lý con

người là sự phản ánh hiện thực khách trong não.

Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang

vận động Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này

với hệ thông khác, kết quả đề lại dấu vết (hình ảnh) tác động của cả

hệ thong tac dong va hé thống chịu sự tác động Chăng hạn:

Trang 17

- Viên phan dùng để viết lên bang đen để lại vết phan lênbảng và ngược lại bang den làm mòn (dé lại vết) trên viên phan

(phản ánh cơ học);

- Mặt gương, mặt nước phản chiếu lại tia sáng (phản ánh vật lý);

- Hai hay nhiều hoá chất tác dụng lẫn nhau tạo thành một chất

khác (phản ánh hoá học);

- Cây xanh vươn về phía ánh sáng mặt trời (Phản ánh sinh học).Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp: từ phản ánh cơ,vật lý, hoá học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó

có phản ánh tâm lý.

Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt, nó không phải

là sự phản chiếu thụ động của chiếc gương soi d6i với sự vật,

hiện tượng mà phản ánh tâm lý vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp và mang tính tích cực.

Tâm lý là chức năng của não Không có não thì không có tâm

lý Não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh, ton tại của tâm ly Hoạtđộng của não là cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâmlý.Tất cả các quá trình tâm lý từ đơn giản đến phức tạp đều xuất

hiện trên cơ sở hoạt động của não.

Bộ não người chia thành hai phần: bán cầu não phải và báncầu não trái Não trái điều khiển phần bên phải cơ thé, ngược lạinão phải điều khiển phần bên trái cơ thể Mỗi bán cầu có vai tròhết sức khác nhau, đảm bảo những kỹ năng nhất định, mặc dùchúng có sự liên kết trao đổi chéo với nhau Bán cầu não trái xử

lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi

SỐ, sự kiện Bán cầu não phải đảm nhiệm những việc như âmnhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, cácquan hệ về không gian, kích thước

Trang 18

Cả hai bán cầu não đều quan trọng như nhau Do đó, cần phảibiết kết hợp sử dụng cả hai bán cầu não để đạt hiệu quả cao vềhọc thuật lẫn sáng tạo Trên thực tế, những người sử dụng hai báncầu não cân bằng nhau thì có xu hướng giải quyết cân băng mọivấn đề trong cuộc sống và sẽ học dễ dàng hơn, bởi vì họ biết lựachọn chế độ cần thiết nhất để đảm nhận việc học tập Hầu hết cáclĩnh vực như giáo dục, thương mại và khoa học đều có xu hướngthiên về não trái nhiều hơn Nếu những người hoạt động thuộccác lĩnh vực này mà trong cuộc sống không cố gang tham gianhững hoạt động cần đến não phải thì chính sự mắt cân băng đó

sẽ là nguyên nhân khiến họ bị stress, đồng thời tâm hồn của họ

cũng trở nên nghèo nàn.

Đề cân bằng hai bán cầu não, con người cần phái có các hoạtđộng như âm nhạc và thâm mỹ trong quá trình học, đồng thờiphải tích cực tự điều chỉnh bản thân Những điều này giúp chocon người có được xúc cảm tích cực, điều khiến cho bộ não của

họ làm việc hiệu quả hơn.

2.2.2 Tâm lỷ mang tinh chủ thể

Sự phản ánh tâm lý của con người khác với các hình thức

phản ánh cơ giới, sinh vật ở chỗ bao giờ nó cũng mang dấu vếtriêng của người phản ánh Đó chính là tính chủ thê của hiện tượngtâm ly Tính chủ thé trong sự phản ánh tâm lý biểu hiện ở chỗ:

- Cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thựckhách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình

ảnh tâm lý với những mức độ sắc thái khác nhau

- Khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thểduy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn

Trang 19

cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể khác nhau, có thé cho ta thấymức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thé ấy.

- Chính chủ thé mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm

nghiệm và thể hiện nó rõ nhất và thông qua các mức độ, sắc tháitâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhauđối với hiện thực

Do đâu mà tâm lý người này khác với tâm lý người kia về thếgiới? Sở di như vậy, là vì con người vừa là thực thé tự nhiên vừa

là thực thé xã hội

Về mặt tự nhiên, giữa các cá nhân khác nhau có sự khác nhau

về bộ óc, các giác quan

và mặt xã hội, giữa các cá nhân có sự khác nhau về hoàn

cảnh sống, giáo dục, giai cấp, nghề nghiệp, vốn kiến thức, thời đại

lịch sử, chế độ chính trị

Sự khác nhau về tự nhiên cùng với sự khác nhau về xã hội

làm cho sự phản ánh tâm lý của những con người khác nhau là khác nhau.

Khi chúng ta phản ánh hiện thực khách quan thì những tri

thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, lập trường, quan

điểm, cá phẩm chất đạo đức đều tham gia trong quá trình phảnánh Cho nên có thé nói cá nhân phản ánh hiện thực khách thông

qua “Lăng kính chủ quan của mình” Ví dụ: hai điều tra viên cùng

tham gia khám nghiệm hiện trường, nhưng do trình độ nhận thức,

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động điều tra

khác nhau nên dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá chứng

cứ và kết luận điều tra

Trang 20

2.2.3 Tâm lý con người mang bản chất xã hội lịch sử

Tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài độngvật bậc cao ở chỗ, tâm lý con người có bản chất xã hội và

mang tính lịch sử.

- lâm lý con người mang bản chất xã hội

Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội Nguồn

gốc của tâm lý là thế giới khách quan, nội dung của tâm lý chính

là các mối quan hệ xã hội Theo C Mác, bản chất con người là

“tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, chính các mối quan hệ xã hội

đã quyết định bản chất tâm lý con người

+ Tâm ly con người là sản pham của hoạt động và giao tiếp

của con người trong các mối quan hệ xã hội Chính vì thế con

người luôn luôn là con người lịch sử, con người xã hội Con

người bao giờ cũng phải sống trong xã hội nhất định, không cócon người nào ton tại ngoài xã hội và tách khỏi điều kiện sống xãhội Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử, loài người đã tíchluỹ được vô vàn kinh nghiệm và tri thức về mọi mặt của cuộcsông và truyền đạt lại từ thế hệ này sang thế hệ khác Cá nhânnắm kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến nó thành

kinh nghiệm của mình tức là tạo nên tâm lý cá nhân Do đó, ở loài

người bên cạnh sự di truyền sinh học còn có “di sản xã hội” tức là

khả năng truyền lại toàn bộ tâm lý đang phát triển của cả loài

người cho mỗi các nhân (Nhưng cơ chế di sản này còn phụ thuộcvào chế độ xã hội và trình độ phát triển của xã hội)

+ Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếpthu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạtđộng và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động và công

Trang 21

tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của

con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội cótính quyết định

- Tâm lý con người mang tính lịch sử

Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổicùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân và lịch sử dân tộc vàcộng đồng Tâm lý của mỗi con người luôn luôn vận động và pháttriển cùng với sự vân động và phát triển của xã hội

Tóm lại, tâm ly con người có nguồn gốc xã hội vì thế muốnhiểu tâm lý con người và cải tạo, giáo dục con người thì phảinghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xãhội mà người đó sống và hoạt động

3 CHỨC NĂNG CỦA TÂM LÝ

Về nguyên lý phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của hoạt độngtâm lý Muốn có tâm lý nhất thiêt phải có phản xạ có điều kiện.Descartes là người đầu tiên đưa ra khái niệm phản xạ nhưngông giải thích tư duy do linh hỗn tạo ra

LM.Xêtrênôv cho răng tat cả các hoạt động ý thức và vô thứcđều do phản xạ gây ra, hoạt động phản xạ có ba khâu: khâu dẫnvào, hoạt động của trung tâm thần kinh và khâu dẫn ra

Theo I.P.Pavlov hoạt động tâm lý là hoạt động phản xạ có

điều kiện và ông đã đưa ra quy luật phát triển của nó và sáng lập

ra học thuyết về phản xạ có điều kiện

Khoa học hiện đại đưa ra khâu thứ tư của hoạt động phản xạ,

đó là khâu liên hệ ngược Nhờ mối liên hệ ngược này mà phản

anh tâm lý cua con người được hoàn thiện và tinh vi hon.

Trang 22

Mỗi hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành Tâm

lý biéu hiện ở ba chức năng sau:

- Chức năng định hướng cho hành vi, hoạt động, ở đây muốn

nói tới việc xác định động cơ, mục đích của hoạt động.

- Chức năng điều khiển là đôn đốc hoạt động theo mục đích

chung đã dự định.

- Chức năng điều chỉnh là uốn nắn các hoạt động cho phù hợpvới mục tiêu đã xác định và với điều kiện hoàn cảnh thực tế.Nhờ các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh màtâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với điều kiện kháchquan mà còn nhận thức, cải tạo thế giới Đồng thời, thông qua quátrình này con người có thể nhận thức và cải tạo chính bản thân

4 PHAN LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

Dựa trên những những tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách

phân loại hiện tượng tâm lý.

- Căn cứ theo thời gian và vi trí ton tại của các hiện tượng tâm

lý trong nhân cách, người ta chia các hiện tượng tâm lý thành ba loại chính còn gọi là 3 phạm trù tâm lý: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân.

Quá trình tâm lý là hiện tượng tâm lý có nảy sinh, có diễn

biến và có kết thúc nhăm biến những tác động bên ngoài thànhhình ảnh tâm lý Ví dụ: muốn có hình ảnh về một quả chanh phải

có quá trình tri giác nhìn thấy sắc da chanh, ngửi thấy mùi chanh,nếm thấy vị chua

Quá trình tâm lý chia ra làm ba loại: quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng); quá trình xúc cảm; quá trình ý chí - hành động, ngôn ngữ.

Trang 23

Trạng thai tam lý là những hiện tượng tâm lý luôn luôn di

kèm theo các hiện tượng tâm lý khác, nó giữ vai trò làm nền choquá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý diễn biến hoặc biểu hiện ramột cách nhất định Ví dụ: con người bao giờ cũng ở trong mộttrạng thái tâm lý nhất định, nói cách khác bao giờ đời sống tâm

lý cũng diễn ra trong một trạng thái nào đó như chú ý tập trung

hay lơ đãng phân tán, tích cực hoạt bát hay mệt mỏi, u mê, thắcmắc, băn khoăn hay hồ hởi, thoải mái, chan chừ do dự hay quyết

tâm say sưa.

Thuộc tính tâm lý cá nhán là những hiện tượng tâm lý được

lặp đi lặp lại một cách thường xuyên trong những điều kiện nhấtđịnh (điều kiện sống và hoạt động) và trở thành 6n định đặc trưng

cho mỗi người, loại người, phân biệt người này với người khác

Các thuộc tính tâm lý cá nhân bao gồm xu hướng, tính cách, khíchất, năng lực

- Dựa trên sự ý thức của con người về hiện tượng tâm lý,

người ta phân thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức; các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.

Chúng ta chỉ biết về những hiện tượng tâm lý có ý thức (được

nhận thức, hay tự giác) Còn những hiện tượng tâm lý chưa được

ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức được về nó, hoặcdưới ý thức, chưa kịp ý thức Một số tác giả phương tây còn chianhững hiện tượng tâm lý chưa ý thức thành 2 mức độ: tiềm thức

là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý thức, thỉnhthoảng trong những hoàn cảnh nhất định có thể được ý thức

“chiếu rọi” tới, và vô thức là lĩnh vực nằm ngoài ý thức, rất khó

“lọt vào” ý thức.

Trang 24

- Người ra, còn có thé chia các hiện tượng tâm lý thành hailoại: hiện tượng tâm lý sống động (thé hiện trong hành vi và hoạtđộng); hiện tượng tâm lý tiềm tàng (tích dong trong các sản pham

của hoạt động).

5 DOI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CUA TAM

LÝ HỌC

5.1 Đối tượng của tâm lý học

Thuật ngữ tâm lý học bắt nguồn từ hai từ trong tiếng la tỉnh:

“Psyche” là “linh hồn”, “tinh thần” và “logos” là “học thuyết” “khoa

học” Từ xa xưa, con người đã hiểu “tâm lý học” (Psychologie) làkhoa học về linh hồn

Trải qua các giai đoạn phát triển, tâm lý học trở thành một

ngành khoa học độc lập nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đóng

vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, trong mối

quan hệ gitra con người với con người.

Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lýkhác nhau trong đời sống của con người, các quy luật và các cơchế hoạt động tâm lý của con người

5.2 Nhiệm vụ của tâm lý học

Tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu các yếu tô khách quan và chủ quan hình thành

các hiện tượng tâm ly;

- Nghiên cứu cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý;

- Mô tả để nhận diện các hiện tượng tâm lý khác nhau trongđời sống con người;

- Tìm ra mối quan hệ, tác động qua lại giữa các hiện tượng

tâm lý khác nhau trong đời sống con người;

Trang 25

- Phát hiện các quy luật hình thành, vận hành và phát triển

tâm lý;

- Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động

cua con người.

6 CAC NGUYEN TAC VA PHUONG PHAP NGHIEN CUUCUA TAM LY HOC

6.1 Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học6.1.1 Nguyên tắc khách quan

Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý một cách khách quan có nghĩa là không được thêm bớt một cái gì vào hiện tượng đó mà

phải nghiên cứu nó như nó vẫn có trong thực tế

6.1.2 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Nguyên tắc này khăng định mọi hiện tượng tâm lý người đều

có nguồn gốc là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội,

lịch sử vào bộ não con người, thông qua lăng kính chủ quan của con người Các tác động từ bên ngoài vào con người đóng vai trò

quyết định thông qua các điều kiện bên trong

6.1.3 Nguyên tắc phái triển

Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình hình thành, vận động,phát triển và biến đổi chứ không phải là những cái gì cỗ định, batbiến Do đó, phải nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng tâm lýtrong sự vận động, phát triển, biến đổi, sự tác động của các hiệntượng tâm lý với nhau, cũng như các thành phần tạo thành chúng.6.1.4 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với

hành động

Thông qua hoạt động, tâm lý, ý thức, nhân cách được nảy

Trang 26

sinh, hình thành và phát triển Đồng thời, tâm lý, ý thức, nhâncách được biểu hiện trong hoạt động và là cái điều hành hoạt

động Tâm lý, ý thức, nhân cách và hoạt động của con người là

thống nhất với nhau Do đó, phải nghiên cứu tâm lý con ngườithông qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ.6.1.5 Nguyên tắc tiếp cận nhân cách

Khi nghiên cứu tâm lý con người, phải tiếp cận với từng conngười cụ thé với toàn bộ các phâm chất tâm lý của người đó, chứ

không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung.

6.2 Những phương pháp cơ bản của tâm lý học

6.2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là quá trình tri giác các hiện tượng tâm

lý có tô chức, có chủ định, có mục đích rõ rệt

Đối tượng quan sát là những biểu hiện bên ngoài của tâm lý

(hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng điệu, quan hệ với

người khác ) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên bìnhthường của người ta Trên cơ sở đó, có thể kết luận về những quá

trình tâm lý bên trong.

Có thể quan sát toàn diện hay có trọng điểm Quan sát toàndiện tiễn hành theo chương trình, kế hoạch và có hệ thống trongmột thời gian nhất định, thường dùng khi cần kết luận về một vấn

đề tư tưởng hay một thuộc tính tâm lý nhất định Quan sát cótrọng điểm thì chỉ tập trung vào một sé sự việc và hiện tượng cóliên quan trực tiếp đến vấn đề định nghiên cứu mà bỏ qua những

mặt khác Ví dụ: chỉ quan sát năng lực chú ý, bỏ qua các mặt trí nhớ, tư duy

Trang 27

Trong quan sát có thé trực tiếp tiếp xúc với đối tượng hoặcgián tiếp (qua người khác hoặc qua tài liệu) như qua kết quả họctập hoặc qua sản phẩm lao động.

6.2.2 Phương pháp đàm thoại

Đó là cách đặt ra những câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trảlời của họ dé trao đôi, hỏi thêm, nhằm thu nhập những thông tin

về van đề cần nghiên cứu

Đàm thoại trong một không khí thân mật chân thành, tin cậy,

thoải mái, không gò bó, giữ kẽ và giả tạo Có thể khiến người ta

“cởi mở cõi lòng” Qua đàm thoại có thể hiểu được tâm trạng,cảm xúc, tính cách, khí chất, hứng thú và năng lực của con người

Có thê đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ sự liên quan củađối tượng với điều cần biết Có thé hỏi thang hay hỏi đường vòng

dé đạt đến van dé cần biết

Muốn đàm thoại thu được tai liệu tốt nên:

- Xác định rõ mục đích yêu cầu nghiên cứu tâm lý qua đàmthoại dé di đúng phương hướng nghiên cứu, tránh lan man;

- Trước khi đàm thoại, nên tìm hiểu đặc điểm tâm lý của đối tượng;

- Phải chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chỗ cần tìm hiểu;

- Tránh lối đặt câu hỏi sẵn kiểu vấn đáp, tránh những câu hỏi

có thê dẫn đối tượng đến chỗ trả lời máy móc có hoặc không;

- Làm cho câu chuyện mang sắc thái tranh luận khi cần thiết

6.2.3 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp mà trong đó nhà

nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tượng mà mình cần

Trang 28

nghiên cứu sau khi đã tạo ra điều kiện cần thiết loại trừ yếu tô

ngẫu nhiên

Phương pháp thực nghiệm bao gồm thực nghiệm tự nhiên và

thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm dựa vào điều kiệnhoạt động bình thường của đối tượng nghiên cứu, lợi dụngngay hoàn cảnh sinh hoạt, học tập, công tác để thực hiện

chương trình đã xác định.

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là thực nghiệm mà nhà

nghiên cứu tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triểnmột hiện tượng tâm lý nào đó dé nghiên cứu Chủ yếu là dựa vào

các dụng cụ thí nghiệm và máy móc đặc biệt Ví dụ: dùng dòng

điện tâm đồ dé biết được sự thay đôi của xúc cảm

6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của con ngườiQua nghiên cứu sản phẩm hoạt động, nhà nghiên cứu có thểbiết được mức độ hiểu một vấn dé, cách suy nghĩ, xúc cảm, kỹ

năng, kỹ xảo, tài nghệ, sở thích thậm chí cả tính nét, quan diém

của người đó.

6.2.5 Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra chomột số lớn đối tượng nghiên cứu nham thu thập ý kiến chủ quancủa họ về một vấn đề nào đó Có thể trả lời viết nhưng cũng cóthê trả lời miệng và có người ghi lại

Có thé điều tra dé thăm dò chung hoặc điều tra chuyên dé đisâu vào một số khía cạnh Câu hỏi dùng dé điều tra có thé là cầuhỏi đóng, tức là có nhiều đáp án dé đối tượng chọn câu trả lời;cũng có thé là câu hỏi mở dé họ tự do trả lời

Trang 29

Dùng phương pháp này có thể trong một thời gian ngắn thuthập được ý kiến của rất nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan.Ngoài ra, còn những phương pháp bồ trợ như phỏng van, toánxác suất thống kê

Muốn nghiên cứu một van dé tâm ly một cach khoa học,khách quan, chính xác cần phải:

- Sử dụng các phương pháp thích hợp với vấn đề nghiên cứu(tuỳ theo ưu điểm cũng như hạn chế của mỗi phương pháp)

- Sử dụng nhiều phương pháp dé bồ sung cho nhau

6.2.6 Phương pháp trắc nghiệm (Test)

Test là một hệ thống biện pháp được chuẩn hoá về kỹ thuật,được quy định nội dung và cách làm nhằm chan đoán tâm lý.Trong tâm lý học đã có một hệ thống test về nhận thức, năng

lực, nhân cách, như:

- Test trí tuệ của Bine — Xi mông.

- Test trí tuệ của Raven.

- Test nhân cách của H Eysenk giúp ta tìm hiểu tính cách của

con người.

6.2.7 Phương pháp nghiên cứu truờng hợp điển hình (Case study)Ngược lại với phương pháp điều tra trong đó người ta tìmhiểu nhiều người, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

là phương pháp tìm hiểu sâu rộng một cá nhân hoặc một nhóm ít

người Theo phương pháp này, người nghiên cứu phải thực hiện

một trắc nghiệm tâm lý, trong đó người nghiên cứu sử dụng một

loạt câu hỏi được soạn thao cân thận dé tìm hiểu sâu sắc cá tinhcủa đối tượng nghiên cứu

Trang 30

7 VỊ TRÍ CỦA TÂM LÝ HỌC VÀ CÁC LĨNH VỰC CỦATÂM LÝ HỌC

7.1 Vị trí của tâm lý học

Tâm lý học là một trong những khoa học về con người

Những quy luật tâm lý tìm ra được là do sự đóng góp của các khoa học xã hội và các khoa học tự nhiên.

Tâm lý học là một khoa học trung gian nằm giữa khoa học xã

hội và khoa học tự nhiên (vì tâm lý nghiên cứu con người mà con

người về bản chất là một thực thể xã hội nên tâm lý học có tínhchất của một khoa học xã hội, về mặt giải phẫu sinh lý học là mộtthực thể tự nhiên do vật chất cấu thành, nên tâm lý học có tínhchất của một khoa học tự nhiên)

7.2 Các lĩnh vực của tâm lý học

Ngày nay, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu nhiều mặt tronghoạt động của đời sống con người và nhiều lĩnh vực của cácngành nghề khác nhau trong xã hội Trên cơ sở đó, mà nhiềungành khoa học tâm lý khác nhau được xây dựng và phát triển

Đó là các chuyên ngành:

Tâm lý học sư phạm nghiên cứu các quy luật tâm lý trong

huấn luyện và giáo dục, chủ yếu cho các trường phố thông

Tâm lý học lao động nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trongcác loại hoạt động lao động nhằm hợp lý hoá quá trình lao động

và dao tạo day nghề

Tâm lý học kỹ sư nghiên cứu lĩnh vực tác động lẫn nhau giữa

con người va kỹ thuật mới nham làm cho kỹ thuật hiện đại thích

ứng với năng lực tâm lý của con người, thích ứng với kỹ thuật

ngày càng phát triển

Trang 31

Tâm lý học thể thao nghiên cứu các đặc điểm tâm lý tronghoạt động thể thao.

Tâm lý học y học nghiên cứu tâm lý người bệnh và những rối

loạn các quá trình tâm lý do bệnh tật hoặc những nguyên nhân tạm thời gây ra.

Tâm lý học quan ly là một khoa học tông hợp sử dụng các kiến

thức tâm lý, đó là các quy luật của hoạt động tâm lý con người, sử

dụng đến các quy luật tâm lý xã hội và sử dụng các tư liệu, cácngành sư phạm học dùng để giáo dục và trang bị những kiến thức

về tâm lý cho những cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý

Tam lý học pháp ly nghiên cứu các hiện tượng tâm ly và quy

luật tâm lý xuất hiện trong những dạng hoạt động của cá nhân mànhững dạng hoạt động này được điều chỉnh bởi các quy phạm

pháp luật.

Tâm lý học tu pháp nghiên cứu những đặc điểm phát triển và biéu

hiện của các hiện tượng tâm lý có liên quan với hoạt động tư pháp Tam lý học tội phạm nghiên cứu tâm lý của người phạm tội,

cơ chế tâm lý của việc thực hiện hành vi phạm tội do một cá nhân

hay một nhóm người, những khía cạnh tâm lý của lỗi và trách

nhiệm pháp lý.

Còn có nhiều ngành tâm lý học chuyên biệt khác như: tâm lýhọc lứa tuôi, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học vũ trụ, tâm lý học

quân sự, tâm ly học xã hdi

Nhung tâm lý đại cương vẫn là xương sông, trụ cột, nó khôngthể thiếu được trong việc nghiên cứu tâm lý học Vì tâm lý đại

cương nghiên cứu những quy luật chung của sự hình thành, phát

triển và hoạt động của tâm ly con người

Trang 32

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP,ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Trình bày sơ lược lịch sử tâm lý học.

2 Bản chất hiện tượng tâm lý của con người? Nêu cách phân

loại hiện tượng tâm lý.

3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học

4 Trình bày các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của

tâm lý học.

Trang 33

CHƯƠNG II

Ý THỨC VÀ VÔ THỨC

1 Y THUC

1.1 Khai niém y thire

Y thức là năng lực hiểu được các tri thức về thé giới kháchquan mà con người tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giớichủ quan trong chính bản thân mình nhờ đó con người có thể cảitạo thé giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình

Các Mác cho rang, ý thức chang qua là vật chất được chuyên

vào não va cai tạo lại trong não mà thôi.

Ý thức phản ánh những sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế

giới khách quan chứ không phải là cái gì siêu nhiên từ không

trung nhập vào đầu chúng ta

Các quá trình nhận thức mang lại cho ta hiểu biết về thực tạikhách quan Ý thức là năng lực hiểu được các hiểu biết ấy Vì thé

đôi khi người ta coi ý thức là “phản ánh” của “phản ánh”, hay ý

thức là “tri thức” về “tri thức”

Như vậy, các hình ảnh tâm lý lại trở thành đối tượng của phản

ánh tâm lý Do đó có khi nói ý thức là phản ánh của phản ánh, con người ở đây tựa như có sự phân đôi:

Trang 34

Một phần làm nhiệm vụ tạo ra những hình ảnh tâm lý phản

ánh thực tại khách quan (quá trình nhận thức).

Phần khác làm nhiệm vụ phản ánh lại những hình ảnh đãđược hình thành ở phan bên kia, cho nên có thé gọi ý thức là “cặp

mắt thứ hai” soi roi vào các ảnh do “cặp mắt thứ nhất” chụp được

Ý thức còn là sự nhận thức về thế giới chủ quan trong chính

bản thân mình Đó là khả năng con người phân tích, đánh giá

được thế giới tâm lý của mình, biết mình là người như thế nào,hành vi của mình đúng hay sai, mình cần phải làm gì Trường

hợp này được gọi là tự ý thức.

1.2 Đặc điểm của ý thức

- Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người

về thé giới Trong ý thức có các đặc điểm như tính mục đích, tinh

kế hoạch, tính có chủ định Nhờ đó con người có thể hình dung ra

trước mục đích mà mình sẽ đạt được sau một hành động, hoạt

động; dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả của nó, làm cho

hành vi mang tính có chủ định.

- Ý thức thể hiện thái độ của con người đổi với thé giới ýthức của con người không chỉ nhận thức sâu sắc về thế giới màcòn thê hiện thái độ của nó đối với thế giới Các Mác và ăng ghencho rằng, ý thức ton tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đóđối với sự vật này hay sự vật khác; động vật không biết “tỏ tháiđộ” đối với sự vật nào cả

- Ý thức thé hiện chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vicủa con người Trên cơ sở nhận thức bản chất, khái quát về sựvật, hiện tượng, từ đó tỏ rõ thái độ đối với thế giới, ý thức điều

Trang 35

khiến, điều chỉnh hành vi con người dat tới mục đích đã đề ra.Khả năng tự ý thức thé hiện ở chỗ, con người không chỉ ýthức về thế giới mà ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự ýthức, có nghĩa là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái

độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.1.3 Cau trúc của ý thức

Ý thức bao gồm các mặt sau:

- Mặt nhận thức của y thức

Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu

đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp nhất của ý thức Quá trìnhnhận thức lý tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ýthức, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát

về thực tại khách quan Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức, làhạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quảcủa hoạt động và hoạch định kế hoạch cho hành vi, hoạt động

của con người trong cuộc sống Chang han, trong hoạt động

khám nghiệm hiện trường, bằng nhận thức cảm tính điều traviên tri giác được những dấu vết còn dé lại trên hiện trường nhưdấu vân tay, một vài sợi tóc, hay một vết máu Nhưng, bằng

nhận thức lý tính họ có thể hình dung ra vụ án có thể xảy ra như

thế nào thông qua những biện pháp nghiệp vụ Từ đó, tìm racách thức, con đường giải quyết vụ án một cách nhanh chóng,

chính xác, đúng pháp luật.

- Mặt thái độ của ý thức

Trên cơ sở nhận thức về thế giới khách quan, hay chính bản

Trang 36

thân mình con người tỏ thái độ đối với đối tượng nhận thức Mặt

này nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá

của chủ thê đối với thế gidi Chang hạn, cùng nhận thức, tiếp thunội dung một môn học như nhau, nhưng ở các sinh viên thể hiện

thái độ khác nhau như thích thú hay thờ ơ với môn học.

- Mặt hành động của ý thức

Ý thức điều khiến, điều chỉnh hoạt động của con người, làm

cho hoạt động của con người có ý thức Đó là quá trình con người

vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm; tỏ thái độ của mình đốivới thể giới khách quan và tác động trở lại thé giới khác quannhằm thích nghĩ; cải tạo thé giới và cải biến cả bản thân

Ngoài ra, còn một số quan điểm khác nhau về cấu trúc của ýthức Chăng hạn:

+ Sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh có thé có

được thông qua quá trình nhận thức;

+ Khả năng của con người có thể tách mình ra khỏi thế giới

xung quanh dé nhận thức mình (còn gọi là khả năng tự ý thức);

Trang 37

+ Khả năng xác định mục đích của hành động, vì vậy một hành động có mục đích rõ ràng được gọi là hành động có ý thức Nói cách khác, trong ý thức chứa đựng chương trình hóa hành động:

+ Khả năng thiết lập thái độ, quan hệ với những người

của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức ý thức của con

người bắt đầu hình thành từ nửa đầu năm thứ hai (song song vớiquá trình học nói) ý thức thê hiện trong ý chí, trong chú ý

Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức Tự ý thức bắtđầu hình thành từ tuổi lên ba (bắt đầu từ hiện tượng tự nhận ramình trong gương) nhưng trải qua suốt tuổi thiếu niên và thanhniên mới thành hình và định hình Thông thường tự ý thức biểu

hiện ở các mặt sau:

- Cá nhân tự nhận thức mình từ vẻ bên ngoài (đầu tóc, ănmặc, vóc dang cơ thé ) đến nội dung tâm hồn (cách cư xử, tínhtình, thái độ, thói quen, quan điểm, biểu định hướng giá trỊ ), đến

vị thé của mình trong gia đình, nhóm bạn bè, tập thể và các quan

hệ xã hội mà cá nhân thiết lập nên, hoặc tham gia vào;

- Cá nhân có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánhgiá, tự phê bình và yêu cầu cao đối với bản thân; tự điều chỉnh,điều khiển hành vi theo mục đích tự giác mà mình đã đề ra;

- Cá nhân có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình tự

Trang 38

kiềm chế, tự thúc đây, tự đôn đốc và kiểm tra mình trong hoạtđộng và trong cuộc sống:

- Cá nhân có dự định về đường đời của mình: có mẫu người lýtưởng, có lý tưởng xã hội, có chí hướng phấn đấu cho bản thântrong hoạt động và trong cuộc sống

1.4.2 Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

Trong quan hệ giao tiếp và hoạt động ý thức của cá nhân sẽ

phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tậpthé Ví dụ: ý thức về gia đình, ý thức về dong họ ý thức dân tộc, ýthức nghề nghiệp Trong cuộc sống khi con người hành động,hoạt động với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, mỗi con người cóthê thêm sức mạnh tinh thần mới mà người đó chưa bao giờ có

được khi người đó chỉ hoạt động với ý thức cá nhân riêng lẻ.

Tóm lại, các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫnnhau, chuyền hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dang vàsức mạnh của ý thức ý thức thống nhất với hoạt động Hìnhthành, phát triển và thể hiện trong hoạt động, ý thức chỉ đạo điều

khiển hoạt động, làm cho hoạt động có ý thức

1.5 Quá trình hình thành và phát triển ý thức

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn khang định rang động vật

không có ý thức, chỉ có con người mới có ý thức Mặt khác, trẻ sơ sinh cũng chưa có ý thức, nó chỉ hình thành sau đó trong quá trình

sinh trưởng của trẻ Như vậy ở đây, chúng ta cần xem xét sự hìnhthành và phát triển của ý thức từ hai góc độ: góc độ loài, tức là

trong quá trình xuất hiện, phát triển của xã hội loài người và góc

độ cá nhân - trong cuộc đời của mỗi con người

Trang 39

1.5.1 Sự hình thành và phát triển ý thức trong quá trình xuấthiện, phát triển của xã hội loài người

Ở góc độ nay chúng ta cần trả lời hai câu hỏi: thi? nhát, tại sao

ý thức lai chỉ có ở con người mà không có ở động vật?; thir hai, ý

thức đã xuất hiện và phát triển ở loài người như thé nào?

Liên quan đến câu hỏi thứ nhất, các nhà khoa học cho rằng

động vật không có ý thức, chỉ có con người mới có ý thức bởi vì

động vật không có tiền đề để ý thức xuất hiện, còn con người lại

có tiền đề này, có khả năng này, đó chính là bộ não người Theosinh lý học thần kinh, não người trưởng thành do hàng tỷ tế bàothần kinh tạo thành, trung bình nặng khoảng 1,36kg, là dạng vậtchất có tổ chức cao, tinh vi và hoàn thiện nhất, không có bộ nãocủa một loài động vật nào khác sánh được với não người vềphương diện này Đây chính là tiền đề để con người đạt tới nhữnghình thức phản ánh hiện thực cao mà động vật không thé dat tới, ythức là một trong số những hình thức nay, hon nữa còn là hìnhthức phản ánh hiện thực cao nhất

Tuy nhiên, sự xuất hiện của con người với bộ não tinh vi, vớinăng lực đạt đến những hình thức phản ánh tâm lý cao cấp như

tình cảm và ý thức không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của

một quá trình phát triển lâu dài hàng triệu năm Và ở đây, lao

động cùng ngôn ngữ có vai trò đặc biệt Lao động, từ những hình

thức đơn giản nhất như săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọtcủa con người nguyên thuỷ cách đây hàng vạn năm, cho đếnnhững hình thức lao động có tính gián tiếp cao, sử dụng những

công cụ hiện đại như ngày nay, đều là quá trình con người tác

Trang 40

động vào các đối tượng trong thế giới xung quanh, biến đổi chúng

nhằm phục vụ con người Trong lao động, con người buộc thế

giới bộc lộ những đặc điểm vốn có của nó, do đó nhận thức thếgiới đầy đủ hơn, sâu sắc hơn Lao động còn đòi hỏi con ngườiphải sáng tạo ra công cụ lao động, phải giải quyết những tình

huống đa dạng nảy sinh Tất cả những điều này đều có tác dụng

kích thích sự phát triển của não, kích thích năng lực phản ánh củanão Mặt khác, lao động đòi hỏi con người phải trao đổi thông tin

để có sự phối hợp với nhau một cách hiệu quả Do vậy, từ những

âm thanh nguyên thuỷ hoang dã của loài thú ở vượn người, ngôn

ngữ (đầu tiên là tiếng nói, sau là chữ viết) dần dần xuất hiện ở conngười nguyên thuỷ Sự xuất hiện ngôn ngữ không những tạo điềukiện cho loại tư duy gián tiếp, tư duy trừu tượng phát triển, màcòn giúp con người nguyên thuỷ tích luỹ, trao đổi kinh nghiệm

một cách dễ dàng và hiệu quả Nói cách khác, năng lực phản ánh

thế giới, năng lực ý thức càng được nâng cao

Như vậy, sự xuất hiện và phát triển ý thức ở loài người vừa cótiền đề tự nhiên vừa có tiền đề xã hội Tiền đề tự nhiên của ý thức

là não người, còn tiền đề xã hội là lao động và ngôn ngữ

1.5.2 Sự hình thành và phát triển ý thức trong cuộc đờimoi người

Sự hình thành và phát triển ý thức ở mỗi người (ý thức cá

nhân) là một quá trình phức tạp và không tách rời sự hình thành,

phát triển tâm lý cá nhân, bởi ý thức, dù là hình thức phản ánhtâm lý cao nhất, cũng chỉ là một trong những hình thức phản ánh

tâm lý mà thôi Hiện nay, trong tâm lý học tồn tại nhiều lý

Ngày đăng: 12/04/2024, 23:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN