1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các hoạt động logistics tại công ty tnhh nước giải khát coca cola việt nam

17 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 458,79 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-🙥🙥🙥🙥🙥🙥🙥 -PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG

LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚCGIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp

1.1 Lịch sử hình thành

1.1.1.Coca-Cola trên thế giới 1.1.2 Coca-Cola tại Việt Nam 1.2 Chiến lược kinh doanh

1.2.1 Chiến lược đa thị trường nội địa 1.2.2 Chiến lược toàn cầu hóa

1.2.3 Chiến lược xuyên quốc gia 1.3 Đặc điểm sản phẩm

1.4 Các hoạt động kinh doanh 1.4.1 Hoạt động đầu vào 1.4.2 Hoạt động sản xuất 1.4.3 Hoạt động đầu ra

1.4.4 Marketing và thương hiệu

Chương 2: Doanh nghiệp Coca-Cola và hoạt động logistics

2.1 Tổng quan về hoạt động logistics 2.1.1 Mục tiêu logistics

2.1.2 Chiến lược logistics

2.2 Phân tích các hoạt động logistics tại doanh nghiệp 2.2.1 Dịch vụ khách hàng

2.2.2 Hệ thống thông tin 2.2.3 Quản lý dự trữ 2.2.4 Quản lý vận tải

2.2.5 Quản trị cung ứng và mua hàng 2.2.6 Quản trị kho và đóng gói

Chương 3: Đánh giá hoạt động logistics của Coca-Cola

3.1 Đánh giá hoạt động logistics

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu để giúp nền kinh tế giữa các quốc gia phát triển Để đáp ứng được nhu cầu này, việc thực hiện vận chuyển, dự trữ các nguồn tài nguyên một cách tối ưu trong DN là điều kiện tiên quyết để kinh doanh hiệu quả Vì vậy mà logistics càng trở nên quan trọng với các DN lớn, các công ty đa quốc gia - luôn phải đối diện với bài toán về nguồn cung nguyên vật liệu, dự trữ và sản xuất tại đâu để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường nước ngoài Điều này vô cùng quan trọng khi ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của DN, việc tối ưu hóa chi phí giúp giảm bớt giá thành, tăng ưu thế cạnh tranh và cung ứng hàng hóa kịp thời tới các điểm bán lẻ

Không nhiều DN có thể làm bài toán này hiệu quả, có thể kể đến tập đoàn Coca-Cola Có lịch sử hình thành từ lâu, cùng với việc hoạt động tại nhiều thị trường khác nhau, Coca-Cola vẫn vượt qua được những khó khăn tiềm năng và luôn phân phối một lượng lớn nước giải khát ở những thị trường họ tham gia

Hiện nay Coca-Cola Việt Nam (một phần của Tập đoàn Coca-Cola) là một trong những công ty nổi tiếng và thành công nhất trong ngành công nghiệp đồ uống Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận chuyển hàng hóa, đảm bảo sự liên kết hiệu quả giữa các khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ Với sự mở rộng và phát triển không ngừng, Coca-Cola Việt Nam đã xây dựng một hệ thống logistics vững mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đồ uống Việt Nam.

Vì vậy, nhóm 4 xin lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động logistics của Coca-Cola Việt Nam để hiểu biết rõ hơn bí mật đằng sau thành công của công ty thông qua hoạt động tìm hiểu chi tiết về hoạt động logistics của Coca-Cola Việt Nam, bao gồm quy trình vận chuyển, quản lý kho bãi, quản lý đơn đặt hàng và các hệ thống liên kết khác Nhóm sẽ phân tích các yếu tố quan trọng trong hoạt động logistics và đánh giá hiệu quả của chúng, đồng thời nêu ra các hạn chế mà công ty còn có trong việc quản lý và điều hành hệ thống này.

Hy vọng rằng bài thảo luận này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về hoạt động logistics của Coca-Cola Việt Nam và mang lại cái nhìn sâu hơn về cách công ty này đã xây dựng và quản lý hệ thống logistics để đạt được thành công trong ngành công nghiệp đồ uống.

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Lịch sử hình thành

1.1.1.Coca-Cola trên thế giới

Công ty Cola được thành lập năm 1886 tại Wilmington, Delaware Hiện nay Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới, được xem là một biểu tượng của nước Mỹ và gần 200 nước trên thế giới.

Hiện Coca-Cola theo đuổi sứ mệnh đổi mới thế giới và tạo nên sự khác biệt Với tầm nhìn tạo ra các thương hiệu và sự lựa chọn đồ uống mà mọi người yêu thích từ đó giúp họ sảng khoái về thể chất và tinh thần Đồng thời công ty đang xây dựng một môi trường doanh nghiệp bền vững, thị trường phong phú hơn, hướng đến việc bảo vệ môi trường

Giá trị cốt lõi của Coca-Cola bao gồm khả năng lãnh đạo, hợp tác, chính trực, đam mê, phẩm chất, tính đa dạng và trách nhiệm Nhờ nền tảng văn hóa mạnh mẽ và các giá trị cốt lõi giúp Coca-Cola tiếp tục phát triển, vươn lên dẫn đầu ngành hàng nước giải khát trên toàn cầu.

1.1.2 Coca-Cola tại Việt Nam

Lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960, nhưng tháng 1/2001 Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam được chính thức thành lập sau khi sáp nhập 3 doanh nghiệp Coca-Cola tại Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam Hiện Coca-Cola Việt Nam có các nhà máy đặt tại TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 2.000 công việc trực tiếp và gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 8 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.

1.2 Chiến lược kinh doanh

1.2.1 Chiến lược đa thị trường nội địa

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola trong giai đoạn đầu là chiến lược đa thị trường nội địa Đây là chiến lược hướng đến việc tối đa hóa đáp ứng nhu cầu địa phương bằng việc nghiên cứu, tùy biến sản phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị nội địa và chiến lược marketing để phù hợp với yêu cầu quốc gia đó.

1.2.2 Chiến lược toàn cầu hóa

Với khẩu hiệu: “Think global, act global”, Coca-Cola đã trở thành một công ty toàn cầu, tập trung các hoạt động quản lý, marketing và thương hiệu cốt lõi tại các trụ sở công ty ở Atlanta và mua cổ phần sở hữu của các công ty đóng chai nước ngoài Chiến lược toàn cầu hóa giúp Coca-Cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm năng đồng thời quản lý được chất lượng sản phẩm và tạo được thương hiệu bền vững, từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh, dần dần giành thị phần.

1.2.3 Chiến lược xuyên quốc gia

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Coca-Cola là chiến lược xuyên quốc gia - sự kết hợp giữa chiến lược toàn cầu hóa và chiến lược thị trường nội địa Để đáp ứng nhóm áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương, Coca-Cola xem xét và hướng dẫn việc phát triển và tiếp thị sản phẩm địa phương, nhưng tiếp nhận niềm tin rằng chiến lược, bao gồm giá cả, dịch vụ sản phẩm và thông điệp tiếp thị, cần được thay đổi từ thị trường này đến thị trường khác để phù hợp với các điều

kiện địa phương Điều này đã xây dựng một hình ảnh của một thương hiệu được xác định cũng

như hiểu rõ thực tiễn địa phương mà cho phép họ tạo ra và nắm lấy sự khác biệt văn hóa.

Trang 5

1.3 Đặc điểm sản phẩm

Tại Việt Nam, sản phẩm của Coca-Cola đa dạng bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có gas, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Các dòng sản phẩm của Coca-Cola tại Việt Nam không thể không nhắc tới là Coca-Coca-Cola, Coca-Coca-Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius.

Về bao bì và kiểu dáng sản phẩm, mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo Bao bì chai coca gồm có nhiều dung tích khác nhau: lon 330ml, chai Pet 1.5L, đặc biệt là chai nhựa 390ml mới ra mắt với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã, thành công trong việc thu hút một số lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.

1.4 Các hoạt động kinh doanh

Coca-Cola nỗ lực không ngừng trong việc tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, khai thác các hoạt động trong chuỗi giá trị như R&D, hoạt động sản xuất hay nhân lực, trong hoạt động kinh doanh.

1.4.1 Hoạt động đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào luôn là một khâu vô cùng quan trọng để một công ty có thể đảm bảo quá trình sản xuất đạt chất lượng.

1.4.2 Hoạt động sản xuất

Địa điểm sản xuất của Coca-Cola ở 3 nhà máy Coca-Cola được đặt tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng có quy mô lớn cùng quy trình khép kín Từ năm 2013 đến nay, ngoài việc liên tiếp đầu tư hệ thống máy móc, các dây chuyền sản xuất, Coca-Cola còn bắt tay vào xây dựng mô hình “Nhà máy thông minh”, sử dụng năng lượng xanh và tích hợp công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, số hóa và đồng bộ cơ sở dữ liệu cùng hệ thống cảm biến thông minh kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng, tạo quy trình sản xuất khép kín, được tự động hóa và điều khiển bằng robot Chu trình linh hoạt này có thể cho ra 50,000 chai một giờ.

1.4.3 Hoạt động đầu ra

Sau quá trình pha chế, sản phẩm sẽ được đóng gói tại chỗ và vận chuyển đến các điểm phân phối tại địa phương và các vùng lân cận, thông qua các đại lí, quán cà phê, nước giải khát, nhà hàng,…

1.4.4 Marketing và thương hiệu

Marketing là một thế mạnh lớn của Coca-Cola khi luôn tạo cảm giác mới lạ nhưng quen thuộc cho người dùng Các chiến dịch quảng cáo với khoản chi ưu tiên thông qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, poster, các hoạt động và trò chơi đã mang lại thành công lớn với hình ảnh Coca-Cola được biết đến rộng rãi toàn thế giới.

Trang 6

CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP COCA-COLA VÀ HOẠT ĐỘNGLOGISTICS

2.1 Tổng quan về hoạt động logistics

Mô hình logistics tại Coca-Cola Việt Nam

Coca-Cola là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực FMCG ở trên thị trường quốc tế Họ hoạt động trên cơ sở tối ưu hóa kinh tế trên quy mô, vậy nên khi kinh doanh trên phạm vi lớn, tối ưu hóa chi phí công tác logistics là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Để hiện thực hóa, một mô hình chung khái quát hoạt động logistics cho thấy một góc nhìn toàn cảnh, giúp Coca-Cola đánh giá được khâu nào có thể tự làm, khâu nào nên thuê ngoài, đồng thời xem xét khâu nào đang chiếm nhiều chi phí và có thể đưa ra các phương án thay thế Mô hình bắt đầu với:

a Tập trung vật liệu thô và các vật liệu khác:

Coca-Cola chú trọng tập trung vào nguồn cung ứng địa phương để tiết kiệm thời gian vận chuyển và chi phí nguyên vật liệu Họ quy định rõ ràng về tiêu chí nguyên vật liệu nhà cung ứng phải tuân theo Ví dụ, các đối tác địa phương chỉ có thể chọn loại đường được phép sử dụng Như ở Mỹ sử dụng siro ngô, ở Châu Âu sử dụng đường củ cải, còn ở châu Á thì dùng đường mía Tại Việt Nam, Coca-Cola lựa chọn phần lớn nhà cung cấp nội địa (chiếm 91%) để có thể giảm chi phí và tiêu chuẩn hóa khâu sản xuất.

Với lợi thế là công ty lớn cùng lượng sản xuất khổng lồ, giá các nguyên vật liệu thô Coca-Cola mua được từ các đối tác rẻ hơn tới 1/4 so với những công ty khác Trừ những loại nước không đường như Coca Zero, đường chiếm từ 60%-70% giá thành sản phẩm, lợi thế về giá giúp DN tiết kiệm rất nhiều chi phí Coca-Cola cũng tập trung vào việc giảm lượng đường trong các sản phẩm, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu chi phí đầu vào nguyên liệu của sản phẩm

b Hoạt động sản xuất:

Coca-Cola Việt Nam sản xuất các sản phẩm của mình tại ba nhà máy đặt tại khu vực trung tâm kinh tế của ba miền Việt Nam như đã đề cập ở chương 1.

c Đại lý phân phối:

3 trung tâm phân phối chính thuộc quyền sở hữu của Coca-Cola Việt Nam, được đặt gần nhà máy sản xuất để đảm bảo phân phối và phục vụ cho thị trường cả nước.

Trang 7

d Vận chuyển và Phân phối:

Sản phẩm của Coca-Cola phân phối tới những nhà bán lẻ như siêu thị hay tạp hóa và những địa điểm kinh doanh loại sản phẩm này dưới hình thức sản phẩm bổ trợ (như nhà hàng, trung tâm giải trí…).

e Sản phẩm tới người tiêu dùng:

Với điểm mạnh đáp ứng đa dạng mà không giới hạn đối tượng khách hàng, sản phẩm của

Coca-Cola được tập trung phân phối ở nhiều kênh khác nhau.

2.1.1 Mục tiêu logistics

a Mục tiêu chi phí

Chi phí mua và dự trữ: Quản lý tồn kho tối thiểu, tối ưu hóa tồn kho để giảm thiểu lãng phí và chi phí lưu trữ Điều này đòi hỏi áp dụng các phương pháp quản lý tồn kho như Just-In-Time (JIT) nhằm đảm bảo rằng sản phẩm chỉ được sản xuất và gửi đến khi có nhu cầu thực sự.

Chi phí kho bãi và vận tải:

- Cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quy trình vận chuyển để giảm thiểu chi phí vận chuyển như tối ưu hóa lộ trình, sự phân bố hàng hóa trên phương tiện vận tải, sử dụng các phương tiện vận chuyển hiệu quả, và đảm bảo sự linh hoạt trong việc quản lý dòng hàng để tránh chậm trễ và chi phí không cần thiết

- Quản lý và kiểm soát chi phí giao hàng, bao gồm chi phí xăng dầu, lương nhân viên vận chuyển, bảo trì phương tiện, và các chi phí liên quan khác

b Mục tiêu dịch vụ

Sự sẵn có của hàng hóa:

- Coca-Cola Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đối tác sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu, và nhà phân phối để đảm bảo rằng nguyên liệu và sản phẩm được cung cấp đúng lúc và đủ số lượng, từ đó đảm bảo được kế hoạch sản xuất của mình diễn ra đúng tiến độ.

- Coca-Cola Việt Nam lập kế hoạch sản xuất dựa trên dữ liệu từ dự báo nhu cầu và sự tiêu thụ trước đó để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đủ theo yêu cầu khách hàng.

Hiệu suất nghiệp vụ:

- Độ chính xác đơn hàng: Đánh giá mức độ chính xác trong việc đóng gói, gắn nhãn và giao hàng đúng đơn hàng của khách hàng

- Hiệu quả chi phí: Đo lường chi phí tổng cộng trong việc quản lý và vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và chi phí lưu kho.

- Chất lượng dịch vụ khách hàng: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng dựa trên dịch vụ logistics, bao gồm cả sự chuyên nghiệp của nhân viên và thời gian giao hàng.

=> Coca-Cola Việt Nam đối diện với các thách thức và cơ hội đa dạng trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và phát triển

Trong việc thiết lập mục tiêu, công ty thường phải cân nhắc giữa việc tối ưu hóa chi phí và cung cấp dịch vụ chất lượng Nhận thấy năng lực cốt lõi không phải là logistics nên Coca-Cola Việt Nam muốn tối thiểu hóa chi phí, dù vẫn tập trung vào mục tiêu dịch vụ, thông qua các động thái:

- Tối ưu hóa quy trình nội bộ: Đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất để tối ưu hóa chi phí nội bộ như xây dựng quy trình sản xuất và vận chuyển hiệu quả hơn.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Chú trọng và thực hiện đơn đặt hàng của mình đúng và đầy đủ, xây dựng mối quan hệ dài hạn thông qua xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp bằng các chính sách ưu đãi hơn chú trọng doanh số hiện tại.

Trang 8

2.1.2 Chiến lược logistics

Chiến lược giảm vốn đầu tư

Hướng đến quản lý kho đúng cách, tối ưu hóa cấu trúc kho để giảm bớt diện tích kho và tối đa hóa việc lưu trữ, đồng thời áp dụng chiến lược quản lý tồn kho cùng kỹ thuật Just-In-Time để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và lưu trữ tối thiểu, giảm thiểu tồn kho không cần thiết

Coca-Cola cũng hướng tới việc thuê ngoài các dịch vụ kho bãi, vận tải từ các đối tác ngoại vi nhiều hơn nhằm tối ưu hóa chi phí hạ tầng Đối với kho riêng của mình, Coca-Cola thường đặt gần các thị trường tiêu thụ chính để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.

2.2 Phân tích các hoạt động logistics tại doanh nghiệp

2.2.1 Dịch vụ khách hàng

Trong bản “Quy tắc đạo đức doanh thương cho nhà cung cấp của hãng Coca-Cola” có ghi

rõ “Hãng quý trọng nhất mối quan hệ hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng.

Phải đối xử với các đối tác này theo cách chúng ta mong muốn được đối xử Luôn đối xử côngbằng với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng, tôn trọng và đối đãi với họ một cáchtrung thực:

- Không tham gia vào các hoạt động không công bằng, lừa dối hoặc sai trái

- Luôn mô tả sản phẩm của hãng một cách trung thực và thẳng thắn.”

Để tạo nên dịch vụ khách hàng hiệu quả nhất, Coca-Cola chú trọng vào dịch vụ khách hàng theo giai đoạn trong quá trình giao dịch với các dịch vụ trước, trong và sau khi bán.

- Trước khi bán: Tập trung các dịch vụ giới thiệu sản phẩm, quảng cáo chào hàng, chuẩn bị hàng hóa, bao bì để tạo ra nhu cầu trên thị trường, kích thích trung gian mua hàng.

- Trong khi bán: Tập trung các hoạt động trao đổi sản phẩm với khách hàng, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn các loại nước uống phù hợp với nhu cầu, thanh toán tiền hàng, đóng gói hàng hóa cẩn thận và lựa chọn phương tiện vận chuyển, bốc xếp, giao nhận, - Sau khi bán: Các dịch vụ hậu mãi bao gồm dịch vụ lắp đặt, sắp xếp hàng hóa tại nơi khách

yêu cầu, hướng dẫn, tư vấn lợi ích và thời gian sử dụng sản phẩm hiệu quả,

=> Dịch vụ khách hàng là cầu nối quan trọng giúp việc cung ứng sản phẩm của Coca-Cola diễn ra trơn tru và thuận lợi hơn, đảm bảo sự thuận lợi của đơn đặt hàng, khách hàng quan tâm tới các nhà cung cấp thân thiện Nó đóng vai trò quan trọng trong thỏa mãn nhu cầu khách hàng, phát triển và duy trì lòng tin của khách hàng.

2.2.2 Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin logistics hiện nay của Coca-Cola được phát triển theo phương thức và quy trình hiệu quả, giúp đưa ra các quyết định logistics về số lượng và quy mô, về hoạt động mua và dự trữ đơn hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển và đơn vị vận tải phù hợp.

Để quản lý hiệu quả kênh phân phối trên thị trường Coca-Cola đã và đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise

Resource Planning - ERP), ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer

Relationship Management - CRM) và hệ thống truy xuất và lưu trữ tự động ASRS.

Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP)

Đây là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối ở khu vực trong và ngoài nước có thể kết nối thông tin với trung tâm Thông tin thu thập và quản lý thông tin bán hàng được tập trung, giúp Coca-Cola đưa ra cách xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn Chẳng hạn như khi thùng

Trang 9

Coca-Cola được xuất ra khỏi nhà máy tại Ngọc Hồi, Hà Nội thì việc bán thùng Coca đó ngay lập tức được cập nhật vào hệ thống máy chủ tạo đại bản doanh của Coca-Cola tại Atlanta, Mỹ

Vì vậy, khi sử dụng hệ thống ERP giúp hỗ trợ nhân viên nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng thông tin chia sẻ trên toàn hệ thống.

Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng - Customer RelationshipManagement (CRM)

Ứng dụng tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng ưa chuộng hoặc đang yêu thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau Công ty sẽ đưa thông tin về chủng loại sản phẩm, trọng lượng, kích cỡ, giá cả, thanh toán, chiết khấu, cho các trung gian phân phối cũng như người tiêu dùng cuối cùng Sau đó, công ty cũng sẽ nhận lại những thông tin phản hồi từ phía các thành viên kênh còn lại để phát huy hay tìm ra và khắc phục những điểm yếu của mình Hệ thống thông tin có thể truyền từ thành viên này đến thành viên kế cận (Coca-Cola đến nhà bán buôn) hoặc đến thành viên kế cận khác (Coca-Cola đến người tiêu dùng cuối cùng, ).

Đây là một giải pháp tiếp cận hiệu quả từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối phù hợp

Hệ thống truy xuất và lưu trữ tự động ASRS

Với hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot này, công ty có kho hàng tự động, tính toán, luân chuyển hàng hóa chính xác gần 30.000 kệ hàng trong kho Hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy trình khoa học, giúp tăng khả năng lưu trữ trong khi bị giới hạn diện tích khai thác ASRS giúp trang bị các phương tiện để xử lý liền mạch thành phẩm và định vị chúng với độ chính xác chi tiết ở mọi địa điểm, từ khi thành phẩm được sản xuất đến khi giao hàng tại cửa hàng được chỉ định

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, Coca-Cola đã quản lý hiệu quả các kênh phân phối sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ, kiến thức cho nhân viên, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng

2.2.3 Quản lý dự trữ

Coca-Cola hướng tới quản lý tồn kho tối thiểu để giảm thiểu chi phí dự trữ, áp dụng các phương pháp quản lý tồn kho JIT để tối ưu hóa quy trình sản xuất mà không bị lãng phí nguyên vật liệu.

Để đảm bảo cho quá trình dự trữ được diễn ra ổn định, Coca-Cola đề ra các điều cần lưu ýkhi tiến hành lưu kho, làm hàng:

- Thủ kho có trách nhiệm hướng dẫn việc kiểm soát và sắp xếp việc xếp dỡ hàng hóa trong kho

- Thủ kho cần đảm bảo rằng cách thức xếp dỡ và công cụ sử dụng là phù hợp và không ảnh hưởng đến các hàng hóa được xếp dỡ

- Chi thủ kho mới có quyền dịch chuyển hàng hóa trong kho hay đưa hàng hóa vào kho - Trước khi nhập hàng, kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp - Công nhân xếp dỡ phải tiến hành xếp hàng theo đúng sơ đồ xếp hàng

- Hàng hóa trong lúc di chuyển, xếp dỡ phải di chuyển nhẹ nhàng để tránh đổ vỡ, va chạm làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

- Hàng hóa sau khi xuất xong cần được sắp xếp gọn hàng, tạo không gian để cho hàng hóa khác

Trang 10

- Hàng xếp theo quy tắc nhập trước - xuất trước (FIFO: First in - First out): Khi xếp vào nên để ở khu vực gần cửa để tiện cho việc xuất hàng

- Hàng hóa xếp hợp lý sao cho dễ tìm, dễ lấy hàng, an toàn, không làm đồ hay rơi hàng

2.2.4 Quản lý vận tải

Có 3 trung tâm phân phối chính thuộc quyền sở hữu của Coca-Cola Việt Nam, được đặt gần 3 nhà máy sản xuất để đảm bảo phân phối và phục vụ cho các thị trường toàn quốc Họ là các doanh nghiệp Việt Nam do sự thông thạo về thị trường và mối quan hệ rộng với các nhà bán lẻ, đảm bảo việc phân phối đến mọi khu vực.

- Miền Bắc: Công ty TNHH Nguồn Sống Việt (453 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Nhà phân phối nước giải khát Coca-Cola Vân Vân (76 Trung Văn, Thanh Xuân, Hà Nội), …

- Miền Trung: Nhà phân phối nước giải khát Coca-Cola Thiên Chấn Hưng (651, Nguyễn Tất Thành, Xuân Hà, Thanh Khê, TP Đà Nẵng), Nhà phân phối Coca-Cola Phúc Thiên Trang (Nguyễn Văn Linh, Hòa Thuận Tây, Hải Châu, TP Đà Nẵng),…

- Miền Nam: Nhà phân phối Đặng Khôi (59 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP HCM), Văn phòng Hoàng Cò (37 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Q Bình Thạnh),…

Thông qua thống kê hàng ngày, các hoạt động vận tải hàng hóa trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola được tối ưu và điều chỉnh liên tục theo thời gian thực Các xe tải giao hàng của công ty (được lắp thiết bị theo dõi hành trình GPS) sẽ giao các sản phẩm tới các điểm phân phối ngay trong vòng 48 giờ, giảm thiểu thời gian đưa sản phẩm tới KH Tuyến đường giao hàng cũng được tối ưu hóa, chia các lệnh giao hàng để né khung giờ cao điểm, giảm chi phí nhiên liệu.

Đối với phân phối gián tiếp, Coca-Cola dùng mạng lưới vận tải: vận chuyển đáp ứng nhanh thông qua nhiều kênh trung gian (tailored network) tăng mức độ đáp ứng và giảm chi phí logistics

Đối với kênh trực tiếp, Coca-Cola vận chuyển trực tiếp đến các hệ thống bán hàng tự động hoặc sử dụng một kênh trung gian vận chuyển để giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng như giaohangtietkiem, giaohangnhanh, một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng đến khách hàng

2.2.5 Quản trị cung ứng và mua hàng

Với các doanh nghiệp chế biến, quản trị cung ứng và mua hàng là hoạt động không thể thiếu trong chuỗi logistics, giúp công ty luôn duy trì kinh doanh hiệu quả Tương tự, trong quá trình logistics, hoạt động cung ứng và mua hàng của Coca-Cola được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và có quy trình, cách thức rõ ràng

❖ Mục tiêu trong quản trị cung ứng và mua hàng

Trong quản trị cung ứng và mua hàng, các mục tiêu trong chiến lược mua cần được đặt ra trước khi thực hiện mua Các mục tiêu này phải luôn hài hòa với mục tiêu tổng thể của hoạt động logistics:

- Cắt giảm chi phí: Là việc được ưu tiên hàng đầu khi Coca-Cola luôn đảm bảo các lần thu

mua với số lượng đủ lớn từ các nhà cung cấp hợp tác lâu năm.

- Phát triển quan hệ: Chú trọng vào việc phát triển quan hệ với các nhà cung cấp được lựa

chọn gắt gao, tạo thành chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả cùng nhau Ngoài ra, Coca-Cola dự trù các nhà cung ứng dự bị, đưa họ tham gia tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, giúp hoạt động chuỗi logistics không bị chậm trễ.

- Cải tiến và đảm bảo chất lượng cung cấp: Nguyên liệu đầu vào là khởi nguồn của hoạt

động kinh doanh nên việc thu mua hàng hóa và xây dựng đối tác lâu dài cần được chú trọng để luôn đảm bảo nguồn cung ra thị trường, tiến tới dần cải tiến chất lượng sản phẩm.

Ngày đăng: 12/04/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w