1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ
Tác giả Chưa rõ tác giả
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Bài tập lớn về đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ là một nghiên cứu sâu sắc về phẩm chất văn hóa độc đáo của khu vực Nam Bộ Việt Nam. Đề tài này đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ lưỡng về lịch sử, truyền thống, đặc điểm văn hóa, nghệ thuật và cuộc sống hàng ngày của người dân ở vùng này. Nhóm nghiên cứu cần tiến hành trao đổi thông tin, tìm hiểu và phân tích một cách toàn diện để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng Nam Bộ. Các phương pháp nghiên cứu có thể bao gồm khảo sát, phỏng vấn, thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy. Kết quả của bài tập lớn này không chỉ là việc trình bày một cách cặn kẽ về văn hóa vùng Nam Bộ, mà còn là việc thể hiện sự tôn trọng và yêu thương đối với nền văn hoá đa dạng của đất nước Việt Nam.

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG NAM BỘ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam

TP Hồ Chí Minh - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3

NỘI DUNG 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm Văn hoá 4

1.2 Lịch sử 5

1.3 Điều kiện tự nhiên 7

1.4 Dân số và sự phân bố dân cư 9

1.5 Văn hoá vật chất 11

Chương 2: DI TÍCH VÀ DANH THẮNG 14

2.1 Di tích lịch sử 14

2.1.1 Khu di tích Đồng Khởi 14

2.1.2 Căn cứ Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định tại Bến Tre 15

2.2 Di tích tôn giáo – tín ngưỡng 17

2.3 Danh lam thắng cảnh 19

2.3.1 Chợ Bến Thành 19

2.3.2 Vườn Quốc gia Tràm Chim 19

2.3.3 Địa đạo Củ Chi 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

sử

Vùng đất Nam Bộ được biết đến là vùng đất của sự bình dị, của những con người chân đất, nhiệt tình Nơi đây còn có những nét đặc trưng văn hoá và các di tích lịch sử tiêu biểu như: Bến Nhà Rồng, nhà tù Côn Đảo, dinh Độc Lập, khu di tích Óc Eo - Ba Thê,… các danh thắng như núi Sập, đảo ngọc Phú Quốc, chợ nổi Cái Răng…, và một đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ là những món ăn đậm chất dân dã: Chuột đồng xào sả ớt, lẩu mắm Cần Thơ, bánh pía Sóc Trăng., thu hút nhiều

du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến và hiểu rõ về vùng đất bình dị, dễ mến này

Vì vậy, tôi chọn đề tài này, hi vọng người dân nắm bắt rõ văn hoá truyền thống, góp phần nâng cao ý thức trong việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, nhất là thế hệ trẻ hiện nay ở quê hương mình góp phần vào bảo tồn các giá trị nghệ thuật văn hoá của Nam Bộ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu một cách khái quát về vùng văn hoá Nam Bộ ở nhiều khía cạnh khác nhau như là văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng,… Từ đó, làm tăng lên sự hiểu biết về vùng văn hoá Nam Bộ cho người dân trong và ngoài nước Việt Nam

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những đặc trưng văn hoá của vùng

văn hoá Nam Bộ

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vụ nghiên cứu là các tỉnh thuộc địa bàn của Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và thanh phố Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, văn

hóa vật chất và văn hóa tinh thần của vùng văn hóa Nam Bộ

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các nguồn thông tin và phương thức thu nhập, tìm hiểu thông tin từ Internet, sách báo

7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Giới thiệu và phát triển những đặc trưng của vùng văn hoá Nam

Bộ, nâng cao tri thức và tầm hiểu biết của người dân đến vùng đất bình

dị, thân thương, gần gũi

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm văn hoá

Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm Trong Chi Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hoá: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ Quan hổ nhân văn di hoá thành thiên hạ Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-6 trước công nguyên), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người – văn trị giáo hoá Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm đấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết) Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Anh có từ culture chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp

Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa ‘canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỉ XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản

lí, canh tác nông nghiệp

Thực ra, văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoác cả nhân loại Như vậy, vàn minh khác với văn hóa ở ba điểm : Thứ nhất, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chi là một

Trang 6

lát cất đồng đại Thứ hai, trong khi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần thì vän minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kỹ thuật Thứ

ba, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang ttính siêu dân tộc – quốc tế Ví dụ nền văn minh tin học hay văn minh hậu công nghiệp và văn hóa Việt Nam, văn hóa Nhật Bản, văn hoá Trung Quốc Mặc dù giữa văn hóa và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó

là do con người sáng tạo ra

1.2 Lịch sử

Nam Bộ trước đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp Năm 1623 chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và

để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế và mở một dinh điền ở Mô Xoài Vua Chân Lap đã chấp thuận đề nghị này Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn

Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17 Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ

Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Định Tường và Hà Tiên

Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ

Tháng 12 năm 1845 ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan)

và Miên (Campuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam Năm sau, triều Nguyễn và Xiêm lại ký một Hiệp ước có nhắc lại điều đó Đây là Hiệp ước mà sau này Cao Miên

Trang 7

cũng tham gia Như vậy muộn nhất là đến năm 1845 các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có cả Campuchia đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam

Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam

Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp

Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp

Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung

Kỳ

Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương Năm 1933, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp

Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ

Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập Sau khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch

Trang 8

Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc

Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định:

"Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"

Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam

1.3 Điều kiện tự nhiên

Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc

và Tây Bắc giáp Campuchia và phía đông bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (miền Trung, Trung Bộ)

Đông Nam Bộ có độ cao từ 0 - 986m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm

Trang 9

diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km

Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới Có một số núi thấp ở khu vực miền tây tỉnh An Giang, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia

Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km² Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp,

độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu

ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long

Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đông nam Bộ như núi Bà

Rá (Bình Phước) cao 736 m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839 m, núi Bao Quan (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 529 m, núi Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 461 m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986 m - nóc nhà của Miền Đông và Nam Bộ Khu vực phía tây có dãy Thất Sơn (An Giang) với núi Cấm cao 716 m - nóc nhà của Miền Tây và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang)

1.3.2 Khí hậu

Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian

Trang 10

bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng

từ 80 - 82% Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng

12 tới tháng 4 Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc

Bộ Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 – 1325 mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạn kiệt, đặc biệt là sông Mê Kông Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi

1.4 Dân số và sự phân bố dân cư

Trong thời kỳ Phù Nam cường thịnh có nhiều nước nhỏ thuần phục với tư cách là những thuộc quốc hoặc chư hầu, trong đó có Chân Lạp Thời kỳ đó Chân Lạp gọi phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam

Bộ là “Thuỷ Chân Lạp” Đây là một vùng đồng bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, dân cư thưa thớt Theo thời gian, cộng đồng dân

cư ở đây ngày một nhiều Ngoài những người bản địa đã có mặt từ trước

là những lưu dân từ nơi khác đến gồm có người Khmer, người Việt, Hoa, Chăm…

Trang 11

Người Khmer: Sau khi Chân Lạp chiếm Phù Nam cho đến thế kỷ

XV, người Khmer từ nhiều nơi theo dòng Cửu Long về vùng đất Nam

Bộ để tránh hoạ diệt tộc của vua chúa cầm quyền lúc đó và sự xâm lược, chiến tranh tàn phá của Xiêm La (Thái Lan ngày nay) Người Khmer phần lớn sinh sống ở trên vùng đất cao Theo thống kê của một học giả người Pháp, đến giữa thế kỷ XIX, dân số Khmer ở Nam Bộ có 146.718 người

Hiện nay đồng bào Khmer sống tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 1,3 triệu người, nhiều nhất ở tỉnh Sóc Trăng (khoảng 400.000 người), tỉnh Trà Vinh 320.000 người, Kiên Giang 204.000 người, An Giang 85.000 người, Bạc Liêu trên 60.000 người, Thành phố Cần Thơ 20.000 người, Hậu Giang 22.000 người, Cà Mau 24.000 người, Vĩnh Long 21.000 người, các tỉnh còn lại có bà con Khmer sinh sống Người Việt: Ngoài những cư dân đã có mặt trước đó, từ cuối thế kỷ XVI, nhất là thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã di chuyển vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp và người Việt đã nhanh chóng trở thành bộ phận cư dân chủ đạo trong công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ Hiện nay cư dân Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất (93%) dân số toàn vùng, gần 28 triệu người, phân bố đều khắp tại các tỉnh, thành phố ở Nam Bộ

Người Chăm: ở Đồng bằng sông Cửu Long không nhiều, có khoảng 14.000 người Năm 1834 thủ trấn phủ An Giang là Lê Đại Cương xét thấy con đường bộ từ Quang Hoá trở lên giáp sông lớn, phần nhiều là đất

bỏ hoang, có thể trồng cây được, đã tâu lên vua Minh Mạng xin cho những người dân Chăm xiêu giạt được lưu lại tại đó mà cày cấy

Người Hoa: Vào nửa sau thế kỷ XVII có những đợt di dân lớn từ miền Nam Trung Hoa đến Nam Bộ do những biến động sau khi Mãn

Trang 12

Thanh đánh bại nhà Minh Hiện tại số người Hoa chủ yếu sống tập trung

ở Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 400.000 người) và các tỉnh ĐBSCL Ngoài 4 tộc người Việt, Khmer, Chăm, Hoa còn có các tộc người Tày, Ngái, Mnông, Xtiêng, Mường nhưng số lượng không nhiều

Trong quá trình phát triển, cộng đồng dân cư ở Nam Bộ đã gắn bó đoàn kết với nhau cùng khai khẩn đất đai, lao động sản xuất, chế ngự thiên tai, thú dữ để sinh tồn Đến khi triều đình nhà Nguyễn thiết lập bộ máy hành chính quản lí vùng đất Nam Bộ thì toàn bộ cư dân ở đây sống trong luật pháp triều đình nhà Nguyễn Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đánh chiếm Nam Bộ, đồng bào Nam Bộ đã đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược Từ ngày có Đảng lãnh đạo, người dân Nam Bộ một lòng theo Đảng, đoàn kết bên nhau vượt lên mọi gian khổ, hy sinh, cùng nhân dân cả nước tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ đánh bại 2 đế quốc là Pháp và Mỹ và giành lại hoà bình độc lập thống nhất cho

Tổ quốc cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc

1.5 Văn hoá vật chất

1.5.1 Nhà ở

Người dân Nam Bộ đã tận dụng các sản vật tự nhiên làm vật liệu xây dựng cho ngôi nhà của mình Ở Nam Bộ có ít bão tố, nhiều kênh rạch, con người phải dồn sự chăm chút cho ghe xuồng và vườn tược nên nhà của khá tạm bợ Một ít cây làm cột, làm keo, một ít lá dứa vừa lợp mái, vừa thưng vách là đã có một ngôi nhà ấm cúng Nhà ở của người Nam Bộ có ba loại chính: nhà đất cắt dọc theo ven lộ, nhà sàn cắt dọc theo kênh rạch, và nhà nổi trên sông nước

1.5.2 Trang phục

Người nông dân Nam Bộ xưa thường mặc áo bà ba đen đi đồng bởi

nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ hai

Ngày đăng: 12/04/2024, 13:15

w