Thông qua việc tìm kiếm, thu thập dữ liệu từ các nguồn, cũng như việc khảo sát những người trẻ đang sinh sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM, chúng tôi nhận thấy đa số giới t
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Đặt vấn đề
Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là nguồn gốc của những xúc cảm khác, mà nó còn là thứ tình cảm sẽ đi theo con người đến suốt cuộc đời Nó chính là một phần không thể thiếu trong bất kì gia đình nào, đặc biệt là với các gia đình theo văn hóa Á Đông Để nói về sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, có lẽ không còn từ nào miêu tả đúng hơn ngoài hai chữ “kì diệu” và “thiêng liêng”
Tình cảm gia đình là thứ đầu tiên ta cảm nhận được ngay sau khi sinh ra, và nó chính là tiền đề giúp con người ta phát triển những thứ tình cảm sau này Nhưng để có được sự đẹp đẽ vốn có ấy lại không hề đơn giản Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự giao tiếp, cách ứng xử luôn là điều khiến bất kỳ gia đình nào cũng phải đau đầu
Sự nhạt nhòa khi thiếu vắng những lời yêu thương, cử chỉ thân mật thể hiện tình cảm đôi khi sẽ khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên xa cách, không còn thân thiết như trước và kéo theo đó là những hệ lụy không mấy tích cực
Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu những nguyên do, những yếu tố rào cản khiến giới trẻ ít thể hiện tình cảm với cha mẹ là thực sự cần thiết để cải thiện mối quan hệ giữa giới trẻ và cha mẹ, giúp họ thêm gắn bó và trân quý lẫn nhau.
Mục tiêu nghiên cứu
Dự án mong muốn hướng tới việc:
Tìm hiểu sự quan tâm của giới trẻ về việc thể hiện tình cảm và đo lường mức độ thường xuyên thể hiện tình cảm với cha mẹ của giới trẻ
Tìm hiểu, phân tích cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ
Mức độ ảnh hưởng của việc thường xuyên thể hiện tình cảm đến mối quan hệ giữa giới trẻ và cha mẹ họ
Nghiên cứu các rào cản khiến một bộ phận giới trẻ tránh né việc thể hiện tình cảm với cha mẹ, từ đó đề ra các giải pháp giúp cho giới trẻ thêm mở lòng, mạnh dạn thể hiện tình yêu và chia sẻ những trăn trở của mình với bố mẹ nhiều hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Online trên nền tảng Google Forms
Số lượng: 205 đối tượng khảo sát
Phạm vi: TP.HCM Đối tượng nghiên cứu và khảo sát: Giới trẻ (độ tuổi từ 16 đến 30)
Các giả thuyết của dự án
Giả thuyết 1: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện tình cảm đối với cha ít hơn đối với mẹ là 35%
Giả thuyết 2: Trên địa bàn TP.HCM, tỉ lệ giới trẻ cho rằng khi còn nhỏ họ thể hiện tình cảm với cha nhiều hơn ở hiện tại
Giả thuyết 3: Trên địa bàn TP.HCM tỉ lệ giới trẻ cho rằng họ đều hay thể hiện tình cảm với mẹ dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại chiếm ít nhất 40%
Giả thuyết 4: Tỉ lệ giới trẻ trên địa bàn TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp lực, bất công gặp phải với mẹ nhiều hơn với cha
Giả thuyết 5: Ở địa bàn TP.HCM, trong nhóm đối tượng Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện tình cảm, tỉ lệ giới trẻ có mối quan hệ Không thân thiết hoặc Rất không thân thiết với cha nhiều hơn là với mẹ
Giả thuyết 6: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM từng gặp mâu thuẫn với cha mẹ chủ động chọn cách dùng những hành động thể hiện tình cảm để giảng hòa chiếm 20%
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các khái niệm của dự án
Trước khi đến với phần nghiên cứu về các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm với bố mẹ, nhóm tác giả sẽ làm rõ một số thuật ngữ sau đây:
“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức không còn “ấu trĩ” như trẻ con nhưng cũng chưa đủ chín chắn của một người trưởng thành, chín muồi về mọi phương diện Giới trẻ là tập hợp những người đang trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện để có một nhận thức đúng đắn và tương thích với đại đa số trong cộng đồng
“Rào cản” là một trạng thái hoặc tình huống mà khi con người gặp phải, sẽ làm giảm sự tiến bộ hoặc khả năng hoàn thành một việc gì đó Rào cản có thể là những thách thức về mặt tâm lý, thể chất, kinh tế, xã hội, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà khiến con người cảm thấy khó khăn để vượt qua hoặc tiếp cận mục tiêu của mình
Với mỗi người, rào cản có thể là khác nhau và có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như công việc, học tập, tình yêu, gia đình, sức khỏe, v.v… Rào cản có thể là một thử thách lớn đối với giới trẻ, nhưng cũng có thể là một cơ hội để họ vượt qua giới hạn của mình, phát triển kỹ năng mới và sống tích cực
1.3 Thế nào là “Thể hiện tình cảm”?
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2016), “Thể hiện là làm cho thấy rõ nội dung trừu tượng nào đó bằng hình thức cụ thể” “Tình cảm” được định nghĩa là “sự yêu mến, gắn bó giữa người với người” Theo từ điển Oxford Learner’s
“Love is a very strong feeling of liking and caring for somebody/something, especially a member of your family” tạm dịch “Tình cảm là cảm xúc yêu thương, quý mến mạnh mẽ đối với con người hoặc sự vật nào đó, đặc biệt là các thành viên trong gia đình”
Vậy từ các khái niệm nêu trên, tác giả có thể hiểu “thể hiện tình cảm” là “làm cho người khác thấy rõ tình yêu thương quý mến của một người đối với người khác thông qua những hành động cụ thể”
Các khái niệm thống kê
Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể
Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch
Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu
Là quá trình dùng toán thống kê để kiểm định dữ liệu thống kê mô tả, xem dữ liệu có ý nghĩa thống kê hay không bằng cách chứng minh các giả thuyết xảy ra Những giả thuyết đặt ra về tham số tổng thể được gọi là giả thuyết thống kê, có thể được quá trình kiểm định giả thuyết kết luận là sai hay đúng Mục đích của thống kê suy diễn là tìm ra bản chất đặc trưng hoặc quy luật của nội dung nghiên cứu theo quy luật “số lớn”
2.2 Định nghĩa các loại thang đo được sử dụng
Thang đo danh nghĩa là loại thang đo dựa trên sự phân loại và đặt tên cho các đối tượng Biểu hiện của dữ liệu không thể hiện sự hơn kém và khác biệt về thứ bậc
Thang đo thứ bậc dùng cho dữ liệu thuộc tính, cũng dùng các con số danh nghĩa nhưng chúng được sắp xếp theo các thứ bậc hơi kém Thang đo thứ bậc là thang đo danh nghĩa nhưng không phải thang đo danh nghĩa nào cũng là thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc thường được dùng để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích
Thang đó khoảng là loại thang đo định lượng chứa các thuộc tính giá trị của dữ liệu danh nghĩa được sắp xếp theo một thứ tự nhất định với các khoảng cách bằng nhau và cho phép so sánh sự khác biệt giữa các thứ tự đó
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sinh viên chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp lấy mẫu Phi ngẫu nhiên Nhóm tiến hành lập bảng câu hỏi và khảo sát 205 đối tượng được xem là “giới trẻ” trên địa bàn TP.HCM với hình thức trực tuyến trên nền tảng Google Form
2.2 Các thang đo để xử lý số liệu
STT Câu hỏi Thang đo
1 Nơi sinh sống và làm việc Danh nghĩa
3 Bạn đang sống cùng với? Danh nghĩa
4 Bao lâu bạn về thăm cha mẹ một lần? Thứ bậc
5 Mức độ thân thiết giữa bạn và cha mẹ? Thứ bậc
6 Bạn có thường xuyên thể hiện tình cảm cha mẹ không? Thứ bậc
7 Khi còn nhỏ và hiện tại, đâu là lúc bạn hay thể hiện tình cảm với cha/mẹ hơn? Danh nghĩa
8 Khi xa nhà, bạn có hay nhớ về cha mẹ không? Thứ bậc
9 Bạn thuộc kiểu người thể hiện tình cảm qua? Danh nghĩa
10 Bạn từng chọn những cách nào để thể hiện tình cảm với cha/mẹ? Danh nghĩa
11 Bạn sẽ đặc biệt thể hiện tình cảm với cha/mẹ vào những dịp gì? Danh nghĩa
12 Cha/mẹ phản ứng ra sao khi bạn thể hiện tình cảm với họ? Thứ bậc
13 Bạn có cảm thấy thoải mái sau khi thể hiện tình cảm với cha mẹ không? Thứ bậc
14 Bạn có hay trò chuyện, tâm sự với cha/mẹ không? Thứ bậc
15 Mức độ sẵn lòng chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân của bạn với cha/mẹ? Thứ bậc
16 Mức độ sẵn lòng chia sẻ những áp lực cuộc sống mà bạn gặp phải với cha/mẹ Thứ bậc
Khi có mâu thuẫn, bạn đã từng cố gắng giảng hòa hay cải thiện mối quan hệ với cha mẹ thông qua việc thể hiện tình cảm hay chưa?
18 Bạn giảng hòa sau khi có mâu thuẫn với cha mẹ bằng cách nào? Danh nghĩa
19 Tại sao bạn lại không chủ động giảng hòa với cha/mẹ sau khi mâu thuẫn? Danh nghĩa
20 Mối quan hệ của bạn và cha mẹ đã thay đổi như thế nào sau sự cố gắng đó? Danh nghĩa
21 Mối quan hệ của bạn và cha mẹ đã thay đổi như thế nào sau sự cố gắng đó? Thứ bậc
22 Đâu là rào cản có thể ngăn cách bạn thể hiện tình cảm, ngày càng rời xa cha mẹ? (Các nguyên nhân chủ quan – Các nguyên nhân khách quan)
23 Bạn đã từng làm gì để khắc phục những rào cản đã nêu? Danh nghĩa
24 Bạn muốn cha mẹ thay đổi điều gì để mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt hơn Danh nghĩa
26 Công việc hiện tại Danh nghĩa
27 Bạn đang? (Tình trạng hôn nhân) Danh nghĩa
2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi tiến hành khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu, nhóm đã tiến hành xử lí và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả (trình bày bằng bảng biểu, đồ thị, các đại lượng số…) và suy diễn thống kê (ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết) để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của việc thường xuyên thể hiện tình cảm đến mối quan hệ
8 giữa con cái và cha mẹ, chỉ ra các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ…
2.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Để tổng hợp và phân tích đối với toàn bộ tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi đã áp dụng phương pháp này Bởi nó giúp cho việc tổng hợp và hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước trở nên hiệu quả và hữu ích
Học sinh Sinh viên Đã đi làm