1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những yếu tố tâm lý tác động đến sự gần gũi trong gia đình giữa cha mẹ và con cái

34 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 491,48 KB

Cấu trúc

  • I. GI Ớ I THI Ệ U CH Ủ ĐỀ (8)
    • 1. Lý do ch ọ n ch ủ đề (8)
    • 2. M ụ c tiêu và ph ạ m vi (9)
    • 3. Phương pháp nghiên cứ u (9)
      • 3.1 Phương pháp định lượ ng (10)
      • 3.2 Phương pháp đị nh tính (10)
      • 3.3 B ả ng câu h ỏ i (10)
  • II. KHÁI NI Ệ M VÀ LÝ THUY ẾT CƠ B䄃ऀ N (11)
    • 1. Khái ni ệm gia đình (11)
    • 2. C á c m ố i quan h ệ , tr á ch nhi ệ m v 愃 vai tr 漃 c ủ a c á c th 愃nh viên trong gia đì nh (11)
    • 3. Th á p nhu c ầ u c á nhân trong gia đì nh (12)
    • 4. Các lý thuy ế t v ề s ự g ần gũi trong gia đì nh (12)
    • 5. Các y ế u t ố tâm lý h ọ c ảnh hưởng đế n s ự g ần gũi gia đình (13)
      • 5.1 Y ế u t ố bên trong gia đình (13)
      • 5.2 Y ế u t ố bên ngoài x 愃̀ h ộ i (15)
  • III. NH Ữ NG Y Ế U T Ố TÂM LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾ N S Ự G ẦN GŨI TRONG GIA ĐÌNH GIỮ A CHA M Ẹ VÀ CON CÁI (16)
    • 1. Phân lo ạ i các y ế u t ố ảnh hưởng đế n s ự g ần gũi giữ a cha m ẹ và con cái (16)
    • 2. Y ế u t ố liên quan đế n giao ti ế p v ề tình c ảm gia đình (17)
      • 2.1 S ự tin tưở ng, th ấ u hi ऀ u (17)
      • 2.2 Tình yêu thương (19)
      • 2.3 Không đượ c l ắng nghe, không đượ c tôn tr ọ ng (20)
      • 2.4 M ố i quan h ệ hòa h ợ p gi ữ a cha và m ẹ (21)
    • 3. Các y ế u t ố liên quan đế n s ự khác bi ệt v愃 xung độ t gi ữ a các thành viên trong gia đình (22)
      • 3.1 Áp đặt tư tưở ng (22)
      • 3.2 Xung độ t v ề quan điऀm v愃 tư tưở ng s ố ng (23)
      • 3.3 S ự ki ऀ m soát c ủ a cha m ẹ và tính thi ếu độ c l ậ p c ủ a con cái (24)
    • 4. Y ế u t ố liên quan đế n áp l ự c t ừ xã h ội tác độ ng lên các thành viên (25)
      • 4.1 Áp l ự c v ề h ọ c t ậ p và b ệ nh thành tích (25)
  • IV. CHI ẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP THÚC ĐẨ Y S Ự G ẦN GŨI GIA ĐÌNH 20 1. Các phương pháp xây dựng môi trường l愃m tăng sự g ần gũi gia đình (27)
    • 1.1 Dành nhi ề u th ờ i gian cho nhau (27)
    • 1.2 Đi du lị ch cùng nhau (28)
    • 1.3 Luôn l ắ ng nghe và th ấ u hi ऀ u (28)
    • 2.1 Tâm lý h ọ c cá nhân (29)
    • 2.2 Tâm lý h ọc gia đình (30)
  • V. K Ế T LU Ậ N (31)
    • 1. K ế t lu ậ n (31)
    • 2. H ạ n ch ế c ủ a nghiên c ứ u (32)
    • 3. Hướ ng phát tri ऀn trong tương lai (32)

Nội dung

Và nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn đến hơn 500 bạn sinh viên của trường đại học Văn Lang đã giúp nhóm hoàn thành được nội dung của phần tiểu luận này Gia đình là một cơ sở vững chắc của xã

GI Ớ I THI Ệ U CH Ủ ĐỀ

Lý do ch ọ n ch ủ đề

Tâm lý gia đình từ lâu đã trở thành chủ đề nóng và được bàn tán rất nhiều, đã có rất nhiều vụ việc không hay xảy ra chỉ vì những ảnh hưởng trong sự giáo dục của cha mẹ đến với con cái, con cái từ khi sinh ra và lớn lên mỗi con người chúng ta đều có những cột mốc thay đổi về tâm sinh lý đặt biệt là độ tuổi dậy thì, lúc này chúng có rất nhiều suy nghĩ, tâm lý thay đổi vì thế nên nhóm chúng tôi muốn nghiên cứu giai đoạn dậy thì của con cái sẽ như thế nào, những biến đổi về tâm sinh lý và đó là lý do lớn nhất để chúng tôi chọn đề tài này không chỉ nhằm ở việc khai thác, đào sâu những khía cạnh còn bị khuất lấp mà còn để làm rõ và nhằm khuyến cáo cũng như giáo dục cho thế hệ

3 sau này hiểu được tầm quan trọng của việc thấu hiểu và cách truyền đạt giữa những người thân trong gia đình với nhau Chúng ta có thể biết việc giáo dục con cái không chỉ riêng ở nhà trường, mà gia đình chính là những người cha người mẹ là những thầy cô đầu tiên dạy cho con cái biết được đâu là đúng đâu là sai Vì vậy, chúng ta hay chính những người cha người mẹ cần phải làm gì để không ảnh hưởng đến tư duy, tâm lý cũng như nhận thức của đối phương về những vấn đề được đề cập đến, nghiên cứu trong lĩnh vực này giúp ta hiểu rõ các yếu tố tác động đến mối quan hệ này, từ những yếu tố gia đình, xã hội cho đến yếu tố cá nhân Việc hiểu rõ về những ảnh hưởng tâm lý trong gia đình có thể giúp cha mẹ nhận biết và hiểu rõ tâm lý của con cái và ngược lại và từ đó biết cách để xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh và ổn định Đồng thời, những kiến thức này cũng mang lại thông tin quan trọng cho các chuyên gia trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến con cái và gia đình Đề tài “Những ảnh hưởng tâm lý về sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái” là một dấu mốc sẽ đánh dấu cho sự phát triển về tư duy giáo dục hiện tại cho thế hệ sau này về một môi trường gia đình lành mạnh, để trẻ em có thể phát triển toàn diện và xã hội cầu tiếng một cách bền vững thì gia đình phải là nơi giáo dục tâm lý cho lẫn nhau đầu tiên Sau khi hiểu được những biến đổi đó cha mẹ có thể đưa ra những phương pháp giải quyết tốt nhất cho con cái của mình.

M ụ c tiêu và ph ạ m vi

Mục tiêu của tiểu luận này là tìm hiểu các yếu tố tâm lý học gia đình mà ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ Nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố như giao tiếp, sự hiểu biết, sự đồng thuận, những khác biệt về thế hệ, và những tác động của chúng đối với mối quan hệgia đình Mục tiêu cũng làm rõ lý do tại sao con cái và cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung và tạo ra các giải pháp để cải thiện tình hình này b) Ph ạ m vi

Tiểu luận này sẽ tập trung vào các bạn sinh viên tại trường Đại học Văn Lang vào mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ trong gia đình Nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố tâm lý học gia đình như sự hiểu biết, đồng thuận, giao tiếp, và mô hình hóa, và tác động của chúng đến sự gần gũi trong quan hệ Các nghiên cứu, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học gia đình cũng sẽ được tìm hiểu và áp dụng để cung cấp cái nhìn toàn diện về vấn đề này Tuy nhiên, tiểu luận sẽ không đi sâu vào các yếu tố khác như kinh tế, xã hội, hoặc văn hóa đặc thù của các gia đình.

Phương pháp nghiên cứ u

Nhằm để đạt được tốt mục tiêu nghiên cứu cho vấn đề “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái” thì nhóm chúng tôi dùng hai hình thức chính để thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp và phiếu khảo sát trực tuyến với hơn 500 bạn sinh viên tại trường Đại học Văn Lang tham gia Kết hợp với hai phương

4 pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu

3.1 Phương phápđịnh lượng Để có thể cân, đo và so sánh dữ liệu thì nhóm chúng tôi đã sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn, ghi chép và tập hợp số liệu và từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất

3.2 Phương phápđịnh tính Để tìm hiểu sâu hơn về những nguyên nhân cũng như yếu tốnào đã làm ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹhay quan điểm của mỗi người về tầm quan trọng của sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ Nhóm tiến hành phỏng vấn riêng với một số nhóm bạn

Các câu hỏi mà nhóm Cloudy sử dụng để tiến hành khảo sát bao gồm những câu hỏi sau đây :

1 Bạn cảm thấy mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ của mình có gần gũi hay không?

2 Theo bạn, tình cảm và sự gần gũi và sự hiểu biết trong mối quan hệ gia đình có quan trọng không?

3 Bạn cảm thấy có khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến hoặc mong muốn của mình cho cha mẹ không?

4 Bạn có cảm thấy gặp khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung với cha mẹ của mình không Bạn cảm thấy thế nào?

5 Theo bạn, sự tin tưởng và sự thấu hiểu có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mối quan hệ gần gũi không?

6 Bạn nghĩ rằng sự khác biệt trong quan điểm và giá trị gia đình có thể tạo ra sự khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung không

7 Bạn nghĩ rằng những yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ?

8 Bạn cho rằng yếu tố giao tiếp có ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ không? Vì sao?

9 Theo bạn, có những giải pháp nào để con cái và cha mẹ tìm được tiếng nói chung và xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn?

10 Bạn đã từng cảm thấy bị thiếu sự ủng hộ, cổ vũ, an ủi từ cha mẹ không? Điều đó có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ không?

11 Bạn nghĩ gì về sự đồng thuận giữa con cái và cha mẹ Đó có ảnh hưởng đến sự gần gũi không? Vì sao?

KHÁI NI Ệ M VÀ LÝ THUY ẾT CƠ B䄃ऀ N

Khái ni ệm gia đình

Gia đình là một nhóm con người có quan hệ họ hàng, sống chung trong một không gian và thường chia sẻ các liên kết tình cảm, trách nhiệm và mục tiêu chung Gia đình có thể bao gồm bố, mẹ, con cái, anh chịem, ông bà và các thành viên khác như cháu, chú, cô, dì, anh chị họ và người thân quan trọng khác

Các gia đình được hình thành thông qua hôn nhân, sinh con, chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi Không chỉ là một nhóm người sống chung mà còn là một môi trường xã hội và văn hóa quan trọng Gia đình còn giúp định hình nhận thức, giáo dục và giá trị của các thành viên Nó cung cấp cho mỗi cá nhân một nơi để thuận tiện hòa nhập xã hội và học hỏi các vai trò xã hội, quy tắc và giới hạn

Tóm lại gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm – sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định [1]

C á c m ố i quan h ệ , tr á ch nhi ệ m v 愃 vai tr 漃 c ủ a c á c th 愃nh viên trong gia đì nh

Các thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường gia đình vui vẻ và hạnh phúc

Trong đó bố mẹ có trách nhiệm cung cấp cho con cái những điều cần thiết để phát triển và khám phá thế giới Bố mẹđóng vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng và hướng dẫn con cái trong quá trình lớn lên Là người tạo ra một môi trường yên bình và ổn định cho con cái, đồng thời đồng cảm và hỗ trợ khi có khó khăn Mối quan hệ này dựa trên tình yêu, lòng bao dung và sự tương tác hàng ngày

Ngược lại con cái cũng có trách nhiệm thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ những đều dạy của bố mẹ, đồng thời phát triển các kỹ năng xã hội và tự lập Chịu trách nhiệm trong việc học tập và phát triển bản thân, cung cấp nỗ lực và tận hưởng cơ hội học tập và trải nghiệm Thể hiện tình yêu và quan tâm đến bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình

Không những thế trong mối quan hệ anh chị em phải hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động hàng ngày Có trách nhiệm xây dựng tình cảm và các mối quan hệ tốt đẹp với nhau, tôn trọng và chia sẻ cùng nhau

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Th á p nhu c ầ u c á nhân trong gia đì nh

Dựa vào tháp nhu cầu cá nhân của Maslow ta có thể phân tích ra tháp nhu cầu của cá nhân trong gia đình

+ Nhu cầu về sinh lý : Là các yếu tố cơ bản để duy trì sự sống, bao gồm thức ăn, nước uống, giấc ngủ và sinh sản Trong gia đình, nhu cầu này được đáp ứng bằng cách cung cấp thực phẩm, nước uống, một ngôi nhà ấm áp để ngủ và quan tâm đến sức khỏe của mỗi thành viên

+ Nhu cầu an toàn : Thể hiện cảm giác an tâm và an toàn khi sinh sống trong một gia đình về mặt vật chất và tinh thần Có sự bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên

+ Nhu cầu mối quan hệ, tình cảm : Liên quan đến sự gắn kết và quan hệ xã hội với các thành viên khác trong gia đình Nó bao gồm tình yêu, sự quan tâm, tương tác và sự hỗ trợ tình cảm Trong gia đình, nhu cầu này được đáp ứng bằng cách tạo ra một môi trường gia đình yêu thương, gắn kết và tạo ra cơ hội giao tiếp và tương tác lẫn nhau

+ Nhu cầu được kính trọng : Là được công nhận, đánh giá và thừa nhận về các thành tựu và khả năng cá nhân Gia đình phải có sự khích lệ và thừa nhận sự thành công, đóng góp của từng thành viên trong gia đình

+ Nhu cầu thể hiện bản thân : Là việc phát triển bản thân, đạt được mục tiêu và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống Gia đình tạo cơ hội cho các thành viên phát triển, khám phá sở thích và đam mê cá nhân, và thể hiện bản thân qua các hoạt động và thành tựu cá nhân.

Các lý thuy ế t v ề s ự g ần gũi trong gia đì nh

Sự gần gũi là một trong những mối quan hệ sâu sắc trong gia đình, nó thể hiện sự gắn kết, tin tưởng, và chia sẻ một tình cảm sâu sắc và đáng tin cậy với nhau Ta có thể thấy sự gần gũi trong gia đình là một trong những nhu cầu quan trọng của con người b Đặc điऀm v愃 vai tr漃 của sự gần gũi trong gia đình

Theo như tháp nhu cầu Maslow về nhu cầu của mỗi cá nhân thì sự gần gũi trong gia đình nằm ở tầng ba nhu cầu về tình cảm

Các biểu hiện, đặc điểm để nhận dạng nhu cầu tình cảm về sự gần gũi này là có khung thời gian và không gian sinh hoạt chung Như ăn tối, xem phim, du lịch, hoặc tham gia các hoạt động gia đình khác để tăng cường gắn kết và sự gần gũi Giữa bố mẹ và con cái tồn tại mối quan hệ thiêng liêng và duy nhất Đó là mối quan hệ nuôi dưỡng sự trưởng thành, nuôi dưỡng năng lực và thúc đẩy sự phát triển cho con trẻ trong tương lai, giúp cho con cái hoàn thiện về thể chất và tinh thần cũng như sự hòa nhập vào xã hội

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Sự gần gũi giữa bố mẹ và con cái thể hiện sự kết nối, tình yêu, và quan tâm giữa hai bên Nó đặc trưng bởi việc tạo ra một môi trường ấm áp, an toàn và yên tĩnh cho con cái Sự gần gũi còn trao cho trẻ sự yêu thương và quan tâm, giúp xây dựng lòng tự tin và tạo nên một cơ sở tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Sự gần gũi và mối quan hệ bố mẹ - con cái có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Một môi trường gia đình gần gũi, hỗ trợ và yêu thương giúp trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng, phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường sự tự tin và sự độc lập

Nó cũng giúp trẻ hình thành một hệ giá trị, đạo đức và ý thức xã hội.

Các y ế u t ố tâm lý h ọ c ảnh hưởng đế n s ự g ần gũi gia đình

5.1 Yếu tốbên trong gia đình

5.1.1 Y ế u t ố v ề nhu c ầu cá nhân trong gia đình

Sự gần gũi gia đình là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, và các yếu tố tâm lý học có thểảnh hưởng đến mức độ gần gũi tuỳ theo mỗi gia đình

Một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng sự gần gũi gia đình là tình cảm và kết nối giữa các thành viên Khi mọi người cảm nhận được sự yêu thương, chấp nhận và tôn trọng từ nhau, mối quan hệ gia đình trở nên chặt chẽ và ấm áp hơn Sự quan tâm và sự chia sẻ tình cảm tạo nên một cầu nối vững chắc giữa các thành viên, tạo ra sự gần gũi và sự kết nối sâu sắc

An toàn và tin tưởng lẫn nhau cũng là đều quan trọng trong sự gần gũi gia đình Khi mọi người trong gia đình cảm thấy an toàn và tin tưởng lẫn nhau, họ sẵn lòng mở lòng và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên Điều này tạo ra một môi trường không đánh giá và chấp nhận tình cảm của mỗi thành viên, tạo điều kiện cho sự tự do và sự phát triển cá nhân

Sự hiểu biết và thấu hiểu giữa các thành viên gia đình cũng rất quan trọng Khi mọi người trong gia đình có khả năng lắng nghe và hiểu nhau, họ tạo ra một môi trường tương tác tích cực và tạo niềm tin và sự đồng cảm Việc thấu hiểu nhau giúp các thành viên cảm nhận được sự hỗ trợ và sự quan tâm, tạo nên một mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn

Giải quyết xung đột một cách lành mạnh và xây dựng cũng là một yếu tố tâm lý học quan trọng ảnh hưởng đến sự gần gũi gia đình Khi các thành viên gia đình biết cách thương lượng, lắng nghe và tìm giải pháp chung cho các xung đột, sự gần gũi gia đình được xây dựng và duy trì Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và sẵn lòng thay đổi, nhưng nó giúp gia đình tiến bộ và hình thành một môi trường hòa hợp và gần gũi

Cuối cùng, sự hỗ trợ và sự chăm sóc là yếu tố tâm lý học cuối cùng ảnh hưởng đến sự gần gũi gia đình Khi mọi người trong gia đình thể hiện sự quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, sự gần gũi gia đình được thể hiện và mọi người cảm nhận được

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

8 sự yêu thương và quan tâm Sự hỗ trợ và chăm sóc này tạo ra một môi trường ủng hộ và quan tâm, giúp mọi người cảm thấy an toàn và yên bình

5.1.2 Các yêu t ố ph ụ thu ộ c vào m ức độ g ắ n bó qua t ừng quá trình trưở ng thành

Vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái được chúng tôi xem xét dưới các góc độ khác nhau: sinh lý, tâm lý, xã hội và tài chính Cha mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của trẻ Theo quan điểm cổ điển, vai trò cơ bản của cha mẹ đó là nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, rèn luyện kỹ cương cho trẻ, quản lý công việc nhà và cung cấp tài chính đầy đủ cho gia đình Theo quan điểm mới, cha mẹ lấy trẻ làm trọng tâm và hướng đến sự trưởng thành và phát triển tối ưu cho trẻ, giúp trẻ có sự trưởng thành thể chất, tinh thần, xã hội và cảm xúc phù hợp

Các m ức độ g ắ n bó gi ữ a cha m ẹ và con cái theo t ừ ng quá trình Ở đây chúng tôi đang t ổ ng quát l ại các giai đoạ n

Trong giai đoạn này, sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển và an toàn của trẻ Con cái thường có một mức độ gắn bó mạnh mẽ với cha mẹ trong giai đoạn sơ sinh, do nhu cầu chăm sóc và giao tiếp cơ bản Việc tạo ra một môi trường ổn định, sự chăm sóc, và sự gần gũi từ phía cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một mối quan hệ gắn bó an toàn và phù hợp cho trẻ

Khi trẻ lớn lên và tiếp xúc với thế giới xung quanh, mức độ gắn bó có thể thay đổi Trẻ ở giai đoạn này thường phát triển khả năng độc lập hơn và tìm kiếm sự độc lập từ phía cha mẹ Tuy nhiên, trẻ vẫn còn phụ thuộc và gắn bó nhiều với cha mẹ điều này có thể biểu hiện qua việc chia sẻ những thành tựu và trải nghiệm với cha mẹ, tìm kiếm sự hỗ trợ và sự gần gũi trong các hoạt động gia đình

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ bắt đầu phát triển sự độc lập, tìm kiếm cá nhân hóa và khám phá bản thân Mức độ gắn bó có thể trở nên phức tạp hơn do sự thay đổi nhanh chóng về thể chất, tâm lý và xã hội Trẻ có thể có nhu cầu đối mặt với những thách thức mới và tìm kiếm sự hỗ trợ, lắng nghe và khám phá đường hướng từ cha mẹ Một mối quan hệ gắn bó đáng tin cậy và không áp đặt có thể giúp trẻ đi qua giai đoạn này một cách khỏe mạnh và tự tin hơn

Trong giai đoạn này, mức độ gắn bó giữa con cái và cha mẹ có thể tiếp tục thay đổi Trẻ trưởng thành và phát triển độc lập hơn, xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

9 và cộng đồng Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của cha mẹ vẫn còn quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ, tư vấn và sự ủng hộ trong các quyết định lớn và thay đổi trong cuộc sống

Cần lưu ý rằng mức độ gắn bó giữa con cái và cha mẹ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng gia đình và cá nhân Sự gắn bó có thểđược thể hiện qua sự giao tiếp, sựchăm sóc, sự hỗ trợ tình cảm và sự hiểu biết lẫn nhau

Sau khi đã tổng quát hóa các giai đoạn chúng tôi nhận thấy rằng khi còn nhỏ, con cái có sự gắn bó lệ thuộc nhiều vào cha mẹ, nhưng khi con bước vào giai đoạn dậy thì, ở đứa trẻ bắt đầu có sự phức tạp hơn về tâm lý và sự thay đổi mức độ gắn bó với cha mẹ

NH Ữ NG Y Ế U T Ố TÂM LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾ N S Ự G ẦN GŨI TRONG GIA ĐÌNH GIỮ A CHA M Ẹ VÀ CON CÁI

Phân lo ạ i các y ế u t ố ảnh hưởng đế n s ự g ần gũi giữ a cha m ẹ và con cái

Sau khi tiến hành thực hiện khảo sát với 500 sinh viên thuộc các khoa đa ngành tại trường đại học Văn Lang Và phỏng vấn riêng các cá nhân Thì đây là những yếu tố được coi là có tác động mạnh mẽ đến sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái được các bạn đưa ra nhiều nhất Các câu trả lời sẽ được sắp xếp theo mức độ (tần suất) trả lời của các bạn Và được tổng hợp từ nhiều câu hỏi khác nhau

1) Sự tin tưởng, thấu hiểu – 491 câu trả lời

2) Tình yêu thương – 478 câu trả lời

3) Áp đặt tư tưởng – 457 câu trả lời

4) Khoảng cách thế hệ - 412 câu trả lời

5) Không lắng nghe – 398 câu trả lời

6) Mối quan hệ hoà hợp giữa cha và mẹ - 340 câu trả lời

7) Do áp lực công việc của cha và mẹ - 289 câu trả lời

8) Xung đột về quan điểm và giá trị - 265 câu trả lời

9) Cảm giác bị kiểm soát và thiếu độc lập – 190 câu trả lời

10) Không tôn trọng - 87 câu trả lởi

11) Áp lực về học tập và thành tích – 40 câu trả lời

12) Sự thay đổi, xuất hiện về tâm lý và hành vi mới – 21 câu trả lời

Biểu Đồ Thể Hiện Tần Suất Các Câu Trả Lời

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

10 Để dễ dàng hơn cho việc phân tích các ảnh hưởng của những yếu tố này, chúng tôi sẽ phân loại các yếu tố thành các nhóm nhỏ, để tiện cho việc theo dõi Đồng thời khiến cho bài tiểu luận chặt chẽ, logic hơn

Nhóm 1 : Y ế u t ố liên quan đế n giao ti ế p và tình c ảm gia đình, bao gồ m

1 Sự tin tưởng, thấu hiểu

3 Không được lắng nghe, không được tôn trọng

4.Mối quan hệ hòa hợp giữa cha và mẹ

Nhóm 2 : Y ế u t ố liên quan đế n s ự khác bi ệt và xung độ t gi ữ a các thành viên trong gia đình

6 Xung đột về quan điểm và tư tưởng sống

7 Sự kiểm soát của cha mẹ và tính thiếu độc lập của con cái

Nhóm 3 : Y ế u t ố liên quan đế n áp l ự c t ừ xã h ội tác độ ng lên các thành viên

9 Áp lực về học tập và bệnh thành tích

10 Áp lực công việc của cha và mẹ

11 Sự thay đổi về tâm lý của đứa trẻ trong giai đoạn dậy thì Yếu tố tâm lý là một yếu tố đặc biệt được nhóm xem xét Tuy nhiên rất khó để tách biệt yếu tố tâm lý để phân tích, vì không có sựtương quan trong các vấn đề mà nhóm đề cập Vậy nên yếu tố này sẽ được nhóm phân tích, lồng ghép vào các “nhóm yếu tố” trên.

Y ế u t ố liên quan đế n giao ti ế p v ề tình c ảm gia đình

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kiersten L M Latham và các đồng nghiệp (2019) đã chứng minh rằng sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng tình cảm thân thiết và gần gũi trong mối quan hệ gia đình Trong nghiên cứu này, các gia đình đã tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến mức độ tin tưởng và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Kết quả cho thấy rằng gia đình có mức độ tin tưởng cao hơn thường có mối quan hệ gần gũi và thân thiết hơn với nhau

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Sự tin tưởng và thấu hiểu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, ấm áp và hạnh phúc giữa cha mẹ và con cái Những yếu tố này tạo ra một môi trường tôn trọng, hỗ trợ và cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho sự gắn kết tình cảm trong gia đình

Trong giai đoạn dậy thì, đứa trẻ có xu hướng tìm kiếm sự độc lập và vượt mình ra khỏi vòng tròn an toàn trong vòng tay của cha mẹ Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự biến đổi về mặt tâm lý cũng như cảm xúc của đứa trẻ Nếu trong giai đoạn này cha mẹ tin tưởng vào khả năng của con mình, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu Dám để cho con mình đối diện với khó khăn và thử thách Đứa trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và an toàn, bạn trẻ cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc thể hiện và chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của mình cho cha mẹ

Tuy nhiên, nếu cha mẹ thiếu tin tưởng và kiऀm soát con quá nhiều, đứa trẻ có thể cảm thấy bị gò bó, chèn ép về sự tự do của mình Khiến các bạn chỉ muốn thoát ra khỏi vòng tay của cha mẹ Và những đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu sự tin tưởng và cảm thông sẽ có xu hướng tự ti, không có niềm tin vào chính mình Bên cạnh đó cũng có cảm giác bị bỏ rơi và không được cha mẹ quan tâm Niềm tin và sự thấu hiểu không chỉ giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thở nên gần gũi, gắn bó, mà còn là nền móng cơ bản vững chắc cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc Một đứa trẻ được lớn lên trong gia đình có được sự tin tưởng và thấu hiểu từ cha mẹ sẽ có những đặc điểm sau

Tích cực hơn : đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tốt có xu hướng phát triển tích cực hơn về mặt tâm lý Họ thường cảm thấy tự tin, cởi mở, giỏi giao tiếp, ít khi cảm thấy lo lắng Sự ủng hộ và lắng nghe từ cha mẹ giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn và có thể thoải mái phát triển Độc lập hơn: Đứa trẻ được khích lệ và ủng hộ trong môi trường tốt có xu hướng phát triển tự tin và khả năng tự quản lý tốt hơn Họ học cách đối mặt với khó khăn và giải quyết vấn đề một cách tích cực và tự tin

Có thऀ dễ dàng kết nối, tạo dựng mốt quan hệ với những người xung quanh: Nếu bạn trẻ là người thường xuyên mở lòng, chia sẻ tâm sự với cha mẹ thì thường là người có khả năng giao tiếp và kết nối với người khác một cách rất tốt Đứa trẻ có thể dễ dàng tạo được tình bạn và hòa đồng với người khác

Th愃nh công hơn trong học tập và công việc: Môi trường gia đình tốt và sự hỗ trợ từ ba mẹ giúp đứa trẻ phát triển kỹ năng học tập và phát triển cá nhân tốt hơn Điều này có thể dẫn đến thành công hơn trong học tập và trong công việc sau này

Khảnăng xửlý xung đột và không sợ thất bại

Sức khỏe tốt hơn : Họ có xu hướng có lối sống tích cực hơn và ít gặp các vấn đề sức khỏe tâm lý và tình cảm

Mối quan hệgia đình bền vững: Sự tin tưởng và thấu hiểu trong gia đình tạo ra mối quan hệ gia đình bền vững và gắn kết Đứa trẻ có thể phát triển tình yêu và sự quan tâm sâu sắc đối với cha mẹ và anh chị em Môi trường gia đình tốt với sự tin tưởng và thấu

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

12 hiểu từ cha mẹ giúp đứa trẻ phát triển tích cực hơn về mặt tâm lý, độc lập hơn, có khả năng kết nối và tạo dựng mối quan hệ tốt với người khác, thành công hơn trong học tập và công việc, có khả năng xử lý xung đột và không sợ thất bại, sức khỏe tốt hơn và mối quan hệ gia đình bền vững Đây cũng chính là câu trả lời nhiều nhất nhóm nhận được khi tiến hành khảo sát Với 419 người đồng tình và cho rằng đây là một yếu tố cực kì quan trọng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là một trong những loại tình yêu vô điều kiện và thiêng liêng Đặc biệt trong nền văn hóa Á Đông và trong gia đình Việt Nam Tình yêu thương thể hiện qua việc dành thời gian, chăm sóc và quan tâm đến con cái Cha mẹ thể hiện tình yêu thương bằng cách thể hiện sự quan tâm và lắng nghe những câu chuyện, cảm xúc, và tâm tư của con cái Họ chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ con cái trong mọi hoàn cảnh Tình yêu thương có thể được thể hiện bằng những món quà, lời chúc mừng Tuy nhiên, tình yêu thương không chỉ giới hạn ở những vật chất mà còn bao gồm sự quan tâm và tận tâm từ trái tim Đây cũng là một trong số những yếu tố quan trọng, dựa trên 500 người được khảo sát, chúng tôi nhận về được hơn 478 câu trả lời cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến mối quan hệ cha mẹ và con cái

Mặc dù tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái là một bản năng thiêng liêng và vô điều kiện, nhưng cũng chính vì điều đó, vì quá yêu thương con, bảo bọc quá mức đến nỗi can thiệp quá mức vào cuộc sống và quyết định của con cái Khiến con cái phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, mà quên mất đi hành trình tìm tòi và khám phá bản thân mình

Tôi xin phép đưa ra một ví dụ rất điển hình, đó là việc chọn trường đại học Không khó để bắt gặp được những câu trả lời khi phỏng vấn các bạn sinh viên đại học năm 2, năm

3, thậm chí là những người đi làm như “mình lựa chọn con đường này vì bố mẹ của mình, mình không muốn làm họ thất vọng” Và hằng năm, có tới hàng chục bài báo như thế Tuy rằng họ biết được đó là lựa chọn không phù hợp, nhưng vẫn cắn răng chịu đựng để cha mẹ được vui lòng, họ nghĩ đó là sự hiếu thảo tình yêu thương dành cho cha mẹ Khi đi trên con đường đó, một số thành công, một số thì không Họ sẽ quay lại trách móc cha mẹ Để rồi ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Những trường hợp này xảy ra rất nhiều từ trước tới nay

Sự yêu thương không đều giữa các con cũng có thể gây ra sự ghen tị và tranh cãi trong gia đình Tại đại học Cornell, trong một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học với 671 người con và với 274 bà mẹ ở độ tuổi từ 60 đến 74 tuổi là cha mẹ của những đứa trẻ Kết quả thu được có thống kế như sau: khoảng 70% các bà mẹ có thể dễ dàng chọn được một đứa trẻ mà họ cảm thấy thân cận và gần gũi nhất Đồng thời có khoảng 15% những đứa trẻ được phỏng vấn chia sẻ rằng chính bản thân họ đã từng cảm thấy bị phân biệt đối xử bởi mẹ của mình

Khi cha mẹ đối xử không công bằng và ưu ái hơn các anh chị em khác, điều này cũng có thể làm nảy sinh sự ganh tỵ và căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình Tình

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

13 yêu thương không đều đặn cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng và sự phát triển tâm lý của con cái

Các y ế u t ố liên quan đế n s ự khác bi ệt v愃 xung độ t gi ữ a các thành viên trong gia đình

Trong gia đình , xã hội sự gần gũi giữa các thành viên với nhau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, bên cạnh sự gần gũi đó còn có sự khác biệt và xung đột giữa các thành viên với nhau Chúng tôi đã nhìn thấy được điều đó, tiến hành khảo sát 500 bạn sinh viên Văn Lang và chúng tôi đã chắt lọc được 4 yếu tố mà các bạn cho rằng nó liên quan đến sự khác biệt và xung đột giữa các thành viên trong gia đình

- Thông qua cuộc khảo sát đã cho thấy rằng đến 90% các bạn điều cho việc áp đặt tư tưởng có liên quan đến sự khác biệt và xung đột, hơn nữa là ảnh hưởng đến mối quan hệ gần gũi các thành viên trong gia đình Vậy áp đặt tư tưởng là gì và tại sao lại được mọi người quan tâm nhiều đến vậy? Áp đặt tư tưởng là việc ép buộc hoặc cố gắng thuyết phục người khác chấp nhận theo ý kiến, quan điểm của bản thân mà không tôn trọng ý kiến, quan niệm của người khác

- Sự áp đặt tư tưởng của bố mẹ với con cái trong gia đình là việc các bậc phụ huynh ép buộc con cái phải chấp thuận và tuân theo ý kiến, quan điểm và những quy định mà họ đã đặt ra mà không cần xem xét hay quan tâm đến nhu cầu của con cái

Các d ấ u hi ệ u nh ậ n bi ế t s ự áp đặ t c ủ a cha m ẹ đố i v ớ i con cái trong m ố i quan h ệ :

+ Sử dụng lời nói, hành động bắt buộc con cái phải tuân theo

+ Ngăn cấm các hoạt động, sở thích của con nếu không được sự tán thành từ cha mẹ

+ So sánh con mình với những đứa trẻ khác và lấy kết quả so sánh đó áp đặt lên con mình

+ Không tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con

S ự áp đặt tư tưở ng cha m ẹ xu ấ t phát t ừ nguyên nhân sau :

+ Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là từ những kinh nghiệm bản thân, so sánh bây giờ những gì họ đã trải qua trong quá khứ, mong muốn con mình có được thứ tốt đẹp nhất

+ Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái còn do quan niệm của xã hội Áp đặ t c ủ a cha m ẹ đố i v ớ i con cái trong t ừng giai đoạ n:

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

+ Đối với giai đoạn sơ sinh và giai đoạn từ 6 tuổi : trong giai đoạn này con cái thường sẽ có mức độ gần gũi với cha mẹ do nhu cầu chăm sóc và giao tiếp cơ bản Vì vậy, áp đặt từ cha mẹ sẽ có thể giúp trẻ có những quy định và giới hạn rõ ràng trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định hơn Bên cạnh đó, cũng giúp cha mẹ quản lý được thời gian và tài nguyên của mình một cách hiệu quả, từ đó giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng hơn Mức độ áp đặt của bố mẹ trong giai đoạn này thường cao hơn so với các giai đoạn phát triển khác, vì trẻ còn rất nhỏ và cần được chăm sóc đặc biệt

+ Đối với giai đoạn dậy thì – trưởng thành : trẻ bắt đầu phát triển và có sự thay đổi lớn về thế chất, tâm lý và xã hội Tự do suy nghĩ và đưa ra quyết định, lựa chọn độc lập cho riêng mình, đặc biệt là trong việc lựa chọn nghề nghiệp, quan điểm và phong cách sống Giai đoạn này các bạn trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều với môi trường, bạn bè , xã hội và ở đứa trẻ bắt đầu có sự phức tạp hơn về tâm lý và sự thay đổi mức độ gắn bó với cha mẹ Hầu hết các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái bắt đầu nảy sinh trong giai đoạn này Nếu cha mẹ và con cái không thể cùng nhau giải quyết mâu thuẫn trong giai đoạn dậy thì, trưởng thành có thể nó sẽ để lại một trong những tổn thương về mặt tâm lý nặng nề nhất đối với những đứa trẻ Chẳng hạn: gây áp lực, căng thẳng cho con cái : chính việc cha mẹ lúc nào cũng áp đặt con nên các con cảm thấy không được thoải mái, mất tự do và thu mình lại không thể hiện cá tính bản thân mình, trở nên rụt rè Điều nay dẫn đến sự căng thẳng và áp lực lên mối quan hệ trong gia đình Gây rạn nứt tình cảm gia đình và ảnh hưởng tiêu cực đến con cái : áp đặt tư tưởng này làm cho con cái cảm thấy mình đang bị chịu sự kiểm soát và thiếu tôn trọng từ cha mẹ Và khi, cha mẹ áp đặt tư tưởng lên con cái, con cái có thể không thể hiện được bản thân và kết nối với những người khác trong xã hội Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong quan hệ xã hội và giao tiếp

Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có nói “Đừng đem ước mơ của cha mẹáp đặt lên con trẻ” Câu nói này quả thật rất hay, hiện nay việc cha mẹ ép buộc con mình theo suy nghĩ , ý kiến và luôn cho rằng bản thân mình là đúng, những ý kiến hay quyết định của con mình là sai và không tôn trọng ý kiến đó Và cũng chính vì điều đó đã gây ra hậu quả tiêu cực dẫn đến sự gần gũi của cha mẹ và con cái

Quan sát thực tế đời sống hằng ngày cho thấy, nhiều trẻ không được sống với ước mơ của mình hoặc sống bằng sự “vay mượn” ước mơ của bố mẹ và những người xung quanh Không ít trẻ khi còn nhỏ có rất nhiều ước mơ nhưng theo thời gian, những ước mơ đó bị thu hẹp lại hoặc bị mất đi do môi trường sống và do những áp đặt chủ quan từ bố mẹ

3.2 Xung đột vềquan điऀm v愃 tư tưởng sống

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và cải tiến dẫn đến lỗi sống, quan điểm và tư tưởng ở mỗi thế hệ cũng sẽ có phần thay đổi, có thể có gia đình các thành viên sẽ thích nghi được sự thay đổi trong từng thế hệ, nhưng cũng có thể nhiều gia đình sẽ xảy ra xung đột về quan điểm và tư tưởng sống ấy Và chúng tôi đã ghi nhận được 265 câu trả

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

17 lời cho là yếu tố xung đột về quan điểm và tư tưởng sống có ảnh hưởng đến sự gần gũi của cha mẹ và con cái

- Xung đột về quan điểm và tư tưởng sống của cha mẹ và con cái có thể bắt nguồn từ do sự khác biệt vềquan điểm cách sống, giáo dục, cách giao tiếp Cha mẹ sẽ có các quy định, giáo dục, ý tưởng riêng cho mình và muốn con cái tuân theo những gì cha mẹ đã xây dựng nên, trong khi đó con cái lại đi theo ý tưởng, suy nghĩ, mong muốn khác của họ

Một số nguyên nhân - hệ quả phổ biến cho thấy sựxung đột quan điểm và tư tưởng ảnh hưởng đến sự gần gũi các thành viên :

Thiếu sự hiểu biết và giao tiếp: Nếu cha mẹ và con cái không có sự hiểu biết và giao tiếp tốt, họ có thể không thể hiểu hoặc đánh giá sai lẫn nhau, và không thể tìm ra những giải pháp chung để giải quyết các vấn đề Áp lực và căng thẳng trong cuộc sống: Nếu cha mẹvà con cái đều đang trải qua áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, họ có thể khó có thời gian và năng lượng để tìm hiểu và đồng cảm với nhau

Khác biệt về giá trị và niềm tin: Nếu cha mẹ và con cái có những giá trị và niềm tin khác nhau về một số vấn đề quan trọng, ví dụ như tôn giáo, chính trị, giới tính, tình dục, giáo dục, và nghề nghiệp, điều này có thể dẫn đến xung đột và không đồng tình với nhau

Khác biệt về kinh nghiệm và tuổi tác: Nếu cha mẹ và con cái có những kinh nghiệm khác nhau trong cuộc sống và ở các giai đoạn khác nhau của đời, bên cạnh đó còn sự khác biệt về cá tính và tính cách khác chẳng hạn nh: cha mẹ sẽ có cá tính đặc trung cho riêng mình, cũng như cách xử lý cảm xúc và tiếp cận cuộc sống sẽ khác so với các con

Ví dụ : một người cha mẹ có thể sẵn sàng đối mặt với rủi ro và thử thách trong khi con cái lại muốn tránh xa chúng

3.3 Sự kiऀm soát của cha mẹ và tính thiếu độc lập của con cái

Cùng với sự tiến ngày càng hiện đại, xã hội có nhiều thay đổi và vai trò của bố mẹ đối với con cái được xem là rất quan trọng trong việc định hình và phát triển nhân cách của trẻ Bố mẹ không chỉ đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng và chăm sóc con cái mà còn phải giúp đỡ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, tinh thần và thể chất

Sự kiểm soát của bố mẹ dành cho con cái có thể được hiểu như việc quản lý và hướng dẫn hành vi của trẻ Việc kiểm soát này giúp trẻ có được sự hỗ trợ và giám sát của bố mẹ trong quá trình phát triển, đồng thời giúp trẻ hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc, giới hạn và giá trị gia đình Một số hình thức kiểm soát phổ biến của bố mẹ dành cho con cái, chẳng hạn như: giám sát hoạt động hằng ngày của con, kiểm soát nội dung trên mạng và như hiện nay đối với các em nhỏ tiếp cận mạng xã hội rất sớm có thể ảnh

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Y ế u t ố liên quan đế n áp l ự c t ừ xã h ội tác độ ng lên các thành viên

4.1 Áp lực về học tập và bệnh thành tích

Vì sao học sinh ngày nay có quá nhiều áp lực? Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trên diễn đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái được giáo dục trong môi trường tốt nhất Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm để nắm vững kiến thức hay tham gia vào các khóa học kỹ năng để phát triển năng khiếu Điều này khiến các em không có thời gian nghỉngơi và luôn cảm thấy áp lực đè nặng lên bản thân Cho thấy, hiện nay các gia đình là một nguồn áp lực lớn đối với học sinh và sinh viên Và điển hình nhất của việc tạo áp lực cho con có thể kể đến câu so sánh “con nhà người ta”

Nguyên nhân gây ra tình tr ạ ng này: a Cạnh tranh vềthành tích, điểm số:

Khi mà điểm số được các bậc phụ huynh coi là tiêu chí để đánh giá thành tích học tập, học sinh và sinh viên có thể cảm thấy phải cạnh tranh để đạt được điểm số cao hơn so với các bạn đồng trang lứa dẫn đến căng thẳng và trở nên áp lực về việc học tập b Áp lực từnhà trường và gia đình:

Nhà trường, gia đình luôn đặt áp lực lên học sinh về vấn đề phải đạt thành tích cao Đặc biệt với một số gia đình, điểm số luôn là vấn đề được đề cập để đánh giá năng lực và sự ngoan ngoãn của con cái

Thực tế, năng lực của mỗi người là khác nhau nên việc thường xuyên so sánh con cái với bạn bè đồng trang lứa khiến trẻ luôn phải học tập với áp lực vô hình Áp lực khiến trẻ chăm chú và nỗ lực để đạt kết quả cao Tuy nhiên nếu gia đình không nhìn nhận sự cố gắng của trẻ mà thường xuyên trách móc và chì chiết, trẻ sẽ không tránh khỏi sự bi quan và chán nản c Sợ bản thân thua kém người khác:

Nhiều bạn trẻđặt nặng việc điểm số, thành tích lên bản thân sợ thua kém nhiều bạn khác và có thể bị cha mẹ đem so sánh với các bạn, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi

Một số bậc phụ huynh luôn đặt con mình vào một khuôn mẫu, bắt ép con mình phải giỏi cái này hoặc làm tốt cái kia dù cho bằng cách nào đi nữa Một lẽ tất nhiên rằng phụ huynh nào cũng muốn con mình có kết quả học tập tốt nhưng nếu đặt nặng quá rất có thể gây ra tác dụng ngược Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình Do đó, đã phần nào ảnh hưởng đến sự gần gũi của cha mẹ và con cái trong gia đình

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

CHI ẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP THÚC ĐẨ Y S Ự G ẦN GŨI GIA ĐÌNH 20 1 Các phương pháp xây dựng môi trường l愃m tăng sự g ần gũi gia đình

Dành nhi ề u th ờ i gian cho nhau

Cùng với sự phát triển hiện nay, chúng ta càng ít dành sự tương tác với nhau giữa các thành viên trong gia đình Trong một khảo sát của báo tuổi trẻ được thực hiện vào tháng 12/2021 với sự tham gia của sinh viên của các trường đại học ở TP.HCM đã chỉ ra thời gian dành cho MXH của GenZ chiếm 3,5 tiếng mỗi ngày và một số khác thì dành 8-12 tiếng sử dụng MXH mỗi ngày Và một khảo sát toàn cầu do hai tổ chức lớn chông bố vào tháng 1/2021 có nhắc đến khoảng 70% dân số Việt Nam đang dùng Internet qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau Với GenY thì dùng chủ yếu là Facebook, Youtube,… còn phần lớn GenZ sử dụng TikTok, Instagram,… những số liệu này hiện nay có thể thay đổi vì năm 2021 là năm mà Việt Nam phải đối mặt với những ngày giãn cách xã hội nghiêm ngặt

Như việc nói chuyện với nhau càng trở nên hiếm hoi mà mọi người lại không nhận ra lợi ích của nó Giao tiếp không chỉ tạo ra sự hiểu biết sâu hơn giữa cha mẹ và con cái, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề Trò chuyện, như một sợi dây vô hình, liên kết các thành viên trong gia đình với nhau Nếu một người khi còn nhỏ được nói chuyện thường nói chuyện với ba mẹ sẽ cảm nhận sự ấm áp, yêu thương, chăm sóc Và ngược lại khi còn nhỏ ít nói chuyện với ba mẹ sẽ cảm thấy lạc lõng, cô đơn từ đó sẽ hình thành khi lớn lên họ không gần gũi, tâm sự với gia đình hơn

Sau một ngày dài áp lực thì buổi tối là khoảng thời gian đẹp nhất mà các thành viên dành cho nhau như cùng nhau ăn cơm tối, cùng chia sẻ mọi việc với nhau, xem phim cùng nhau, ba mẹ chơi cùng con cái, đọc sách cho con nghe,… Những việc tưởng chừng đơn giản như thế nhưng lại có thể gắn kết gia đình chúng ta

Làm việc nhà cùng nhau là một lựa chọn không tồi Quan điểm truyền thống cho rằng việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ, nhưng thực tế là việc nhà là một trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong gia đình, không riêng gì phụ nữ Trong quá trình thực hiện các công việc nhà, các thành viên trong gia đình có cơ hội để trò chuyện và tạo kết nối với nhau Chỉ đơn giản là nấu ăn cùng nhau: người nấu ăn, người lặt rau, người dọn bàn, rửa chén mà các thành viên đều vui vẻ Tham gia vào việc làm việc nhà cùng nhau

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

21 sẽ giúp các thành viên trong gia đình nhận thức và đảm nhận trách nhiệm của mình, đồng thời cảm nhận được sự quan trọng của vai trò của mình trong gia đình

Ngày nay, công nghệ phát triển mọi người chỉ chú tâm vào điện thoại, thiết bị cá nhân mà thời gian dành cho gia đình ngày càng hẹp hơn Thay vì dành quá nhiều thời gian cho công việc, chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, nhằm tạo cơ hội để chúng ta thấu hiểu và yêu thương nhau sâu sắc hơn.

Đi du lị ch cùng nhau

Không phải tự nhiên mà trong những kỳ nghỉ mà các gia đình lại tổ chức đi du lịch cùng nhau Các hoạt động đi chơi không chỉgiúp gia đình giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả, mà còn tạo ra cảm giác vui vẻ và gắn kết hơn giữa cha mẹ và con cái Khi đi du lịch thì tinh thần sẽ trở nên tươi mới, tích cực hơn khi đó chúng ta có thể thoải mái tâm sự với nhau

Một điều là việc lên kế hoạch đi chơi hay bàn luận và lựa chọn địa điểm du lịch phù hợp cũng là một điều gắn kết chúng ta với gia đình của mình với nhau hơn Đơn giản hơn nữa là chúng ta chỉ việc cuối tuần đi chơi cùng nhau ở một nơi mà chưa đi hay quán quen mà gia đình thường ghé Hoặc là những chuyến cắm trại gần nhà Những việc này rất dễ dàng nhưng hiệu quả cho việc gắn kết các thành viên lại rất hiệu quả Các em nhỏ rất cần thời gian mà cha mẹ ở bên chúng Tìm hiểu một môi trường, khám phá một điều mới rất tốt cho sự phát triển chúng sau này.

Luôn l ắ ng nghe và th ấ u hi ऀ u

Mỗi người trong gia đình là một cá nhân độc lập, có tính cách và quan điểm riêng Nếu không có sự đồng thuận, tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau, tình cảm trong gia đình có thể trở nên mờ nhạt Tuy nhiên, điều quan trọng là gia đình cần phải tìm ra tiếng nói chung để xây dựng và duy trì một môi trường gần gũi và hòa hợp

Cha mẹ và con cái nên lắng nghe ý kiến của nhau Theo khảo sát của chúng tôi cho thấy việc truyền đạt ý kiến giữa cha mẹ và con cái khá khó khăn chiếm 17,4% và một số người gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến là 5,4% Một câu hỏi khác về việc tìm tiếng nói chung giữa ba mẹ và con cái thì có đến 18,8% thấy khá khó khăn, 6,7% thấy khó khăn và 33,9% cảm thấy tương đối Và một câu hỏi về sự khác biệt trong quan điểm và giá trị có thể tạo ra sự khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung không? Thì có đến 92,9% trả lời là có, chỉ có 7,1% là không Nên mỗi người điều có quan điểm riêng nên chúng ta cần lắng nghe nhau Không thể vì các bé còn nhỏ mà nghĩ chúng không thể đóng góp ý kiến vào chuyện gia đình Việc khuyến khích các em trong gia đình đóng góp ý kiến vào các quyết định và việc chung là một cách rèn luyện tư duy và phát triển kỹ năng quan trọng cho các em trong tương lai Cha mẹ có thể tạo điều kiện để các em thể hiện ý kiến của mình, khuyến khích sự thảo luận và trao đổi ý kiến trong gia đình Điều này sẽ giúp các em phát triển khả năng tự tin, sáng tạo và học hỏi cách tôn trọng

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

22 ý kiến của người khác Ngược lại thì các em cũng nghe ý kiến suy nghĩ của cha mẹ để hiểu nhau hơn

Bình đẳng, tôn trọng nhau là một điều rất quan trọng Chúng ta không nên có sự phân biệt quyền hành trong gia đình Trong gia đình, vợ và chồng có vai trò riêng biệt và quan trọng, và điều quan trọng là hai người phải cùng làm tốt vai trò đó và tạo sự hài hòa trong mối quan hệ Tương tự, cha mẹ và con cái cũng có vai trò và trách nhiệm khác nhau Cha mẹ cần hiểu rằng không nên áp đặt quá nhiều yêu cầu lên con cái mình, thay vào đó, họ nên hiểu và thông cảm cho con Cha mẹ có thể đóng vai trò như người tư vấn, hướng dẫn để giúp con tự quyết định và phát triển Động viên khuyến khích nhau Việc này tưởng chừng rất hơn giảng như theo khảo sát thì cha mẹ rất ít khi động viên con cái khi làm được việc tốt hay đạt được điểm cao Chúng ta luôn muốn khẳng định bản thân mình Con cái cũng muốn khẳng định mình trước cha mẹ chúng Nên tiếc gì một lời khen mà cha mẹ trao cho con khi con đạt được điểm cao trong học tập hay làm được một việc tốt Điều đó sẽ tạo thành một động lực cho con cái

Sự tin tưởng và thấu hiểu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên mối quan hệ gần gũi bằng chứng là khảo sát cho thấy đến 58,9% cho rằng rất quan trọng, 31,3% nói rằng nó quan trọng và tương đối quan trọng là 8% Chỉ 1,7% cho rằng ít quan trọng hơn Cho nên tạo sự tin tưởng và thấu hiểu là điều không thể thiếu trong mối quan hệ gia đình

2 Vai trò của tâm lý học cá nhân và tâm lý học gia đình trong việc xây dựng sự gần gũi gia đình

Tâm lý học cá nhân và tâm lý học gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự gần gũi gia đình Hãy xem xét vai trò cụ thể của mỗi lĩnh vực:

Tâm lý h ọ c cá nhân

Tâm lý học cá nhân tập trung vào nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của từng cá nhân Khi áp dụng vào gia đình, tâm lý học cá nhân giúp các thành viên gia đình hiểu rõ bản thân, nhận biết và quản lý cảm xúc, giải quyết xung đột và thúc đẩy sự phát triển cá nhân Bằng cách hiểu rõ bản thân và những nhu cầu của mình, mỗi thành viên gia đình có thể góp phần xây dựng một môi trường gia đình khỏe mạnh và gần gũi hơn

Tăngcường hiऀu biết bản thân: Tâm lý học cá nhân giúp mỗi thành viên gia đình hiểu rõ hơn về bản thân, nhận ra những nhu cầu, giá trị và mục tiêu cá nhân của mình Điều này giúp tạo ra sự tự nhận thức và tự chấp nhận, đồng thời cho phép thành viên gia đình biết cách tự quản lý và phát triển bản thân một cách lành mạnh Ngày nay, mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để có thể tìm hiểu về tâm lý của cha mẹ hoặc con cái nhằm trau dồi hiểu biết cho bản thân và làm gia tăng sự thấu hiểu lẫn nhau trong gia đình

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Quản lý cảm xúc: Tâm lý học cá nhân cung cấp công cụ và kỹ năng để nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc Khi mỗi thành viên gia đình có khả năng quản lý cảm xúc của mình, họ có thể tương tác một cách tích cực và làm việc với nhau một cách hiệu quả trong các tình huống khó khăn và xung đột Dựa và thống kê của khảo sát 500 sinh viên của trường Đại học Văn Lang, có 40.6% sinh viên cho rằng yếu tố áp lực công việc và 42% sinh viên đồng tình việc bạo lực gia đình gây nên sự xa cách trong mối quan hệ trong gia đình Thế nên trong mọi cuộc nói chuyện của gia đình, mỗi người nên hạ cái tôi của bản thân để có thể lắng nghe, thấu hiểu một cách dễ dàng hơn, không nên vì những chuyện bên ngoài như sựcăng thẳng trong công việc làm ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái

Phát triऀn cá nhân: Tâm lý học cá nhân hỗ trợ sự phát triển cá nhân của từng thành viên gia đình Nó tạo điều kiện để khám phá và khai thác tiềm năng, phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu cá nhân Khi mỗi thành viên gia đình có cơ hội phát triển cá nhân, sẽ tồn tại sự phát triển và sự gần gũi chung hơn trong gia đình.

Tâm lý h ọc gia đình

Tâm lý học gia đình tập trung vào mối quan hệ và tương tác giữa các thành viên trong gia đình Nó nghiên cứu cách các yếu tố tâm lý, xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến quan hệ gia đình và sự phát triển của nó Tâm lý học gia đình cung cấp các phương pháp và kỹ thuật đểtăng cường giao tiếp, giải quyết xung đột và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong gia đình Nó cũng giúp xác định và thúc đẩy những giá trị gia đình, thiết lập các nguyên tắc và quy tắc gia đình để tạo ra một môi trường ổn định và hỗ trợ cho sự gần gũi gia đình

Giao tiếp v愃 tương tác: Tâm lý học gia đình tập trung vào cải thiện giao tiếp và tương tác trong gia đình Nó cung cấp các kỹ thuật và kỹ năng để thành viên gia đình có thể hiểu và thấu hiểu lẫn nhau, nghe và phản hồi một cách tích cực Điều này tạo ra một môi trường giao tiếp mở và tạo cơ hội cho sự chia sẻ, sự thấu hiểu và sự tương tác tích cực Qua khảo sát từ 500 bạn sinh viên tại trường Đại học Văn Lang, có đến 92.9% các bạn sinh viên cho rằng sự khác biệt về quan điểm và giá trị gia đình có thể gây ra sự khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung trong gia đình Và chúng tôi thấy được sự dễ dàng trong việc truyền đạt ý kiến và mong muốn của bản thân với cha mẹ chỉ chiếm tỷ lệ là 43.8% Tức là phần lớn sinh viên còn lại cảm thấy việc chia sẻ nguyện vọng và ý kiến của bản thân còn hạn chế hoặc còn gặp nhiều khó khăn

Xây dựng quan hệ lành mạnh: Tâm lý học gia đình giúp xác định và giải quyết các xung đột, tạo ra các phương pháp giải quyết xung đột xây dựng và khả năng đàm phán

Nó hỗ trợ việc xây dựng một môi trường gia đình ủng hộ, nơi mỗi thành viên cảm thấy an toàn và yêu thương Tâm lý học gia đình cũng thúc đẩy mối quan hệ tương đồng, sự hỗ trợ và lòng tự trọng trong gia đình Mối quan hệ lành mạnh trong gia đình ở đây là mỗi người trong gia đình phải biết cách đặt bản thân mình vào con cái hoặc cha mẹđể có thể lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau Theo như thống kê của khảo sát từ 500 bạn sinh

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

24 viên, phần lớn yếu tố gây ảnh hưởng đến sự gần gũi của cha mẹ và con cái là do không tìm được tiếng nói chung, khoảng cách thế hệ lớn và sự áp đặt tư tưởng từ cha mẹ lên con cái, điển hình là câu nói của các bậc phụ huynh: “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”

Tạo ra giá trị gia đình: Tâm lý học gia đình giúp xác định và thiết lập các giá trị gia đình Nó tạo cơ sở cho việc đặt ra nguyên tắc và quy tắc gia đình, đồng thời tạo ra một hệ thống giá trị chung và mục tiêu chung Khi các thành viên gia đình chung tay xây dựng và tuân thủ các giá trị gia đình, sự gần gũi gia đình được thể hiện và gia đình trở nên vững mạnh hơn

Tổng quan, tâm lý học cá nhân và tâm lý học gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự gần gũi gia đình bằng cách giúp mỗi thành viên gia đình hiểu rõ bản thân, quản lý cảm xúc, phát triển cá nhân và tạo ra môi trường giao tiếp tích cực và quan hệ lành mạnh trong gia đình.

K Ế T LU Ậ N

K ế t lu ậ n

Gia đình là một “phần tử” cấu tạo nên xã hội, gia đình lành mạnh, tốt đẹp sẽ đóng góp những giá trị to lớn cho sư phát triển của xã hội Gia đình cũng chính là một trong ba lực lượng giáo dục hết sức quan trọng để hình thành nên nhân cách và trí tuệ cho con trẻ một cách toàn diện Nên việc đi tìm hiểu về tâm lý học gia đình là một lĩnh vực nghiên cứu đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thể hiện qua các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học như đề tài “Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay” của ThS Vũ Minh Thanh, đề tài nói về tầm quan trong của gia đình sẽ ảnh hưởng tới con người như thế nào trong sự phát triển của con người Hay qua “Tâm lý học gia đình” của Ngô Công Hoàn, xuất bản Trường đại học sư phạm Hà Nội I 1993 cung cấp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát và đi sâu vào các vấn đề cơ bản của tâm lý của một gia đình Qua các công trình nghiên cứu trên ta thấy được tầm quan trọng của các đề tài nghiên cứu về tâm lý học gia đình, đặc biệt khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, trong tiểu luận này, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố tâm lý học gia đình cũng như sự hiểu biết, đồng thuận, giao tiếp và mô hình hóa và tác động của chúng đến sự gần gũi trong mối quan hệ trong gia đình Việc mở rộng nghiên cứu về các khía cạnh khác sẽ làm cho nghiên cứu trở nên toàn diện hơn và giúp định hình một cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ gia đình và tâm lý con người nhưng trong đề tài này phạm vi nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực tâm lý học gia đình và không đi sâu vào các yếu tố kinh tế, xã hội, hoặc văn hóa đặc thù của gia đình

Bằng phương pháp khảo sát, chúng tôi đã khảo sát 500 sinh viên tại trường Đại học Văn Lang để tìm hiểu ý kiến và nhận định của họ về vấn đề nêu trên Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp kết quả của cuộc khảo sát chúng tôi thấy được, nếu con trẻ

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

25 được sống trong mối quan hệ gia đình tích cực với sự hiểu biết, thấu hiểu và tôn trọng giữa cha mẹ và con cái tạo nên một môi trường an lành và hỗ trợ cho sự phát triển của con người Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự tin tưởng, thấu hiểu và yêu thương cho con cái Chính sự thấu hiểu, khuyến khích dành cho con cái sẽ là nguồn “sức mạnh” cho sự phát triển toàn vẹn về nhân cách và trí tuệ của còn trẻ

Thông qua kết quả của cuộc khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy được nếu con trẻ sống trong môi trường gia đình không lành mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con trẻ Sự tồn tại của các yếu tố gây xung đột trong gia đình bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và thiếu giao tiếp giữa các thành viên gia đình trong một gia đình với nhau, cũng như sự khác biệt về giá trị và niềm tin, sự khác biệt về kinh nghiệm và tuổi tác hay còn gọi là sự khác biệt giữa các thể hệ với nhau Chính những xung đột này ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tạo ra không khí căng thẳng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

H ạ n ch ế c ủ a nghiên c ứ u

Bên cạnh đó đề tài vẫn còn một số hạn chế

Một, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi tâm lý học gia đình chứ không đi sâu với yếu tố xã hội, kinh tế và văn hóa đặc thù của gia đình Ví dụ một gia đình có điều kiện về kinh tế ở mức dư dả sẽ có một tâm lý thoái mái hơn xa với một gia đình có điều kiện kinh tế thấp Hay sự khác biết về văn hóa vùng miền giữa các thành viên trong gia đình Cuối cùng gia đình sống trong xã hội văn minh tích cực cũng sẽ khác với gia đình sống trong xã hội thiếu văn minh và tiêu cực Đây là những vấn đề mà đề tài hiện chưa khai thác và đi sâu vào tìm hiểu được

Hai, đối tượng khảo sát của đề tài hiện tại chỉ dừng lại ở 500 sinh viên tại trường Đại học Văn Lang, điều này khiến cho đề tài chưa bao quát được các kiểu gia đình và chưa thật sự phong phú về nguồn tư liệu khảo sát

Ba, các phương pháp nghiên cứu đề tài cũng chưa thật sự đa dạng chỉ dừng lại ở các phương pháp cơ bản như: khảo sát, định tính, định lượng, phân tích và tổng hợp.

Hướ ng phát tri ऀn trong tương lai

Hướng phát triển đề tài trong tương lai chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác tác động đến tâm lý của gia đình Thứ hai chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc thu thập khảo sát tại các trường đại học lân cận như Hutech, Hufi hoặc khu Đại học Quốc Gia để mở rộng nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài và cuối cùng chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp như: phỏng vấn ngắn, chọn mẫu không xác suất, phương pháp phỏng vấn sâu

Giải pháp cho vấn đề làm thế nào để xây dựng một môi trường gia đình tích cực, lành mạnh thì có rất nhiều cách và phường pháp khác nhau Nhưng nhìn chung, trước tiên

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

26 chúng ta cần nhìn nhận và đối diện với các xung đột và khác biệt cơ bản của các thế hệ trong gia đình theo một hướng xây dựng, tôn trọng và bình đẳng Bởi Tôn trọng, bình đẳng và thấu hiểu là chìa khóa để giữ cho mối quan hệ gia đình trở nên bền vững và hạnh phúc Cha mẹ cần dành thời gian lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của con cái, đồng thời con cái cũng cần học cách đồng cảm và chia sẻ với cha mẹ Trong việc xử lý xung đột, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con cái thể hiện quan điểm của mình một cách tự do và tôn trọng những lựa chọn của họ Điều này giúp con cái phát triển lòng tự tin và sẵn lòng chia sẻ và tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình khi cần thiết Song song với đó con cái trong các cuộc xung đột với cha mẹcũng cần có những thái độ phù hợp và bình tĩnh trước mọi tình huống

Nhìn chung, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của con người Sự an toàn, yêu thương và thấu hiểu trong gia đình đặt nền tảng vững chắc cho sự tự tin, lòng tự trọng và khả năng xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong cuộc sống Tôn trọng và hiểu biết là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ gia đình tích cực và bền vững Chỉ khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được kết chặt trên nền tảng của sự tin tưởng, tôn trọng, bình đẳng thì gia đình mới hạnh phúc và thực hiện được chức năng của gia đình

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày đăng: 10/04/2024, 06:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w