QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐẤT NƯỚC TA HIỆN NAY

17 1 0
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐẤT NƯỚC TA HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

*********************

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀVẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰNGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐẤT NƯỚC TA

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG 1

CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI1 Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử 1

1.1 Quan điểm về con người trong triết học Phương Đông ….…1

1.2 Quan điểm về con người trong triết học Phương Tây ….1

2 Quan điểm triết học Mác-Lenin về con người … …2

2.1 Khái niệm về con người 2

2.2 Bản chất của con người 4

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐẤT NƯỚC TA

HIỆN NAY 5

1 Khái niệm về nguồn lực con người 5

2 Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7

3 Thực trạng và giải pháp trong việc xây dựng nguồn lực con người ở ViệtNam hiện nay 8

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xa xưa, vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học Những vấn đề như: Con người là gì? Con người được sinh ra từ đâu? Bản chất của con người là gì? Vai trò của con người đối với thế giới? Tất cả những vấn đề trên, về thực chất là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người -chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác đã kết luận: Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội Đặc biệt khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức mới, chứa đựng những tri thức mới Chính vì thế, con người và nguồn lực con người là yếu tố thiết yếu, có vai trò to lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia

Nhận ra được sự quan trọng của con người cũng như nguồn lực con người trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Quan điểm triết học Mác-Lenin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay Khi nghiên cứu đề tài này,

tôi mong muốn được tìm hiểu bản chất con người, vấn đề xây dựng nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vầ việc vận dụng nó vào nước ta hiện nay.

Với kiến thức Triết học và xã hội còn chưa hoàn thiện nên bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những sai sót, chính vì vậy rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn và thầy cô,

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON NGƯỜI1 Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử

1.1 Quan điểm về con người trong triết học Phương Đông

Trong triết học Trung Hoa cổ đại, vấn đề bản tính con người được quan tâm hàng đầu Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện, Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thiện Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người Từ sự khác nhau về quan niệm của các trường phái về bản chất con người đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính trị, đạo đức, xã hội.

Triết học Ấn Độ cổ đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người Phật giáo khẳng định bản tính vô ngã (không có cái tôi), vô thường (luôn thay đổi) và tính hướng thiện của con người Các trường phái khác đề cập nhiều tới con người tâm linh.

1.2 Quan điểm về con người trong triết học Phương Tây

Trong triết học phương Tây có hai khuynh hướng cơ bản là duy vật và duy tâm trong quan niệm về con người Các nhà duy vật từ cổ đại đã khẳng định bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong tự nhiên không có gì là thần bí Tiêu biểu là quan niệm duy vật theo tinh thần nguyên tử luận của Đêmôcrít về con người Ông cho nguyên tử là cơ sở để tạo nên thể xác và linh hồn con người.

Đến thời kỳ phục hưng và cận đại con người được đề cập một cách hiện thực hơn mặc dù còn mang tính cơ học Các nhà duy tâm thì ngược lại, chú trọng hoạt động lý tính của con người Họ coi con người là sản phẩm của những lực lượng siêu tự nhiên Ví dụ, như quan niệm của Platôn ở Hy Lạp cổ đại; của

Đêcáctơ thời cận đại; Hêghen trong triết học cổ điển đức, v.v Có thể nói, Phoiơbắc là nhà duy vật lỗi lạc trước Mác có quan điểm duy vật, tiến bộ về con người Không

Trang 5

phải ngẫu nhiên mà triết học của ông được gọi là triết học duy vật nhân bản Tuy nhiên, Phoiơbắc mới thấy con người có tính loài, con người sinh học, con người tự nhiên Ông chưa thấy con người xã hội, con người giai cấp, lịch sử Ông lại sai khi cho tình yêu là yếu tố quyết định con người.

Các nhà triết học phương Tây hiện đại cũng chú ý khai thác nhiều khía cạnh phi lý tính của con người như Phơrớt, triết học hiện sinh của J.Sactơrơ, v.v Nhìn chung các quan điểm triết học trước Mac và ngoài macxit còn có hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lí giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trìu tưởng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lí giải nhân sinh xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác -Lenin về con người

2 Quan điểm triết học Mác-Lenin về con người2.1 Khái niệm về con người

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên (sinh học) và cái xã hội Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên.

Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai góc độ sau đây:

Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự

nhiên Kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.

Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự

nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người” Do đó, những biến đổi của giới tự

Trang 6

nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên

Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các góc độ sau đây:

Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không

phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó Mác đã nhiều lần so sánh con người với những loài động vật có bản năng gần giống với con người Và ông đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người mới làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người biết lao động và tạo ra công cụ sản xuất Trong đó, nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất là nhân tố lao động Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.

Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự

tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà có sự biến đổi tương ứng Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển xã hội Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử

Trang 7

của chính nó Vì thế, nếu lý giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội của nó thì đều là phiến diện , không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

2.2 Bản chất của con người

Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về

Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu củacá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoànhững quan hệ xã hội".

Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.

Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó.

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mác - xit.

Trang 8

Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mac-Lenin về con người có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:

Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể

chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn,có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế xã hội của nó.

Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển cuả xã hội chính là năng lực

sáng tạo lịch sử của con người Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử

của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế-xã hội.

Tóm lại, kết luận rút ra là: Con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên,

là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với tự nhiên Sự tác động qua lại giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất con người

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐẤT NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Khái niệm về nguồn lực con người

Nguồn lực con người là những yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử

dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó.

Trang 9

Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể

những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

Nói tới nguồn lực con người là nói tới số lượng, chất lượng nguồn nhân lực:  Số lượng nguồn lực con người được xác định trên quy mô dân số, cơ

cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng, các miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chất lượng nguồn lực con người là một khái niệm tổng hợp bao gồm

những nét đặc trưng về thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, mức độ thành thạo trong công việc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, ý thức giai cấp, ý thức về trách nhiệm cá nhân với công việc, với gia đình và xã hội, giác ngộ và bản lĩnh chính trị, v.v và sự kết hợp các yếu tố đó Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn là quan trọng nhất, nó nói lên mức trưởng thành của con người, quy định phương pháp tư duy, nhân cách, lối sống của mỗi con người.

Số lượng và chất lượng nguồn lực con người có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế.

Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội.

Trang 10

2 Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển của các nước trên thế

giới Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh” Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật

Để xem xét vai trò của nguồn lực con người, cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chi phối của nó đến sự thành bại của công cuộc đổi mới đất nước, vai trò quyết định của con người được biểu hiện ở những điểm sau:

Trước hết, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,

khí hậu có vai trò rất lớn trong sự phát triển của một quốc gia Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động Chúng chỉ trở thành nhân tố “khởi động”, và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các nguồn lực khác là những đối tượng chịu sự cải tạo, khai thác của con người và nói đúng thì chúng đều phục vụ nhu cầu lợi ích của con người nếu con người biết cách tác động và chi phối Vì thế, trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất

Thứ hai: Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác.

Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới, phát triển không ngừng về chất trong con

Ngày đăng: 06/04/2024, 04:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan