1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế quốc tế (kinh tế vĩ mô)

5 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách vĩ mô phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau tác động của COVID-19
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 36,77 KB
File đính kèm Bai thu hoach Kinh te Quoc te.rar (34 KB)

Nội dung

Chính sách kinh tế vĩ mô là chính sách của Chính phủ được hoạch định và thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định sản lượng ở gần mức tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ở mức tự nhiên và cán cân thanh toán cân bằng. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: chính sách tài chính (chính sách tài khóa), chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thương mại, chính sách giá cả và thu nhập.

Trang 1

Học viên:

Bài thu hoạch môn Kinh tế quốc tế Câu hỏi 1(Kinh tế vĩ mô): Anh chị hãy đề xuất các chính sách vĩ mô (bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) để hồi phục nền kinh tế Việt Nam sau tác động tiêu cực về kinh tế do COVID -19 gây ra?

Chính sách kinh tế vĩ mô là chính sách của Chính phủ được hoạch định và thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định sản lượng ở gần mức tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ở mức tự nhiên và cán cân thanh toán cân bằng

Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: chính sách tài chính (chính sách tài khóa),

chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thương mại, chính sách giá

cả và thu nhập

Dịch COVID-19 ở Việt Nam đã được khống chế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân đang dần trở lại bình thường Các gói hỗ trợ nền kinh tế được triển khai và dần đi vào cuộc sống Tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu đi lên, nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn Thực tế cho thấy, dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Theo số liệu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 3,82% so với cùng kỳ năm

2019, mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây Một số chỉ tiêu vĩ mô có nguy

cơ bị tác động mạnh như: thu ngân sách nhà nước có thể giảm 145.000 tỷ đồng; xuất nhập khẩu, đầu tư của khu vực tư nhân và FDI giảm mạnh do “cầu” của thế giới giảm mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng thận trọng trong quyết định đầu tư và chuyển hướng đầu tư an toàn hơn Các số liệu này phản ánh bức tranh kinh tế ảm đạm dưới cú sốc của dịch bệnh

Ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg chỉ đạo các bộ, ngành nhanh chóng nghiên cứu và triển khai các giải pháp để vực dậy nền kinh tế nước nhà Trước hết, việc cần làm ngay là ổn định kinh tế vĩ mô vì sau dịch bệnh, một số vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô được đặt ra và công tác ổn định kinh tế vĩ

mô vẫn cần tiếp tục được đặt lên hàng đầu

Thời gian qua, các Bộ, Ngành đã liên tục đưa ra những giải pháp khác nhau, tương

hỗ nhau để giúp tháo gỡ những khó khăn kinh tế hiện nay, ví dụ như giảm lãi suất,

cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí dịch vụ, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi; gia hạn, giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp về thuế, tiền thuê đất; giảm giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ…, điều chỉnh chính sách phúc lợi xã hội (đảm bảo việc làm có thu nhập cho người lao động) Kể từ đầu tháng 5/2020, nền kinh tế nước ta đã dần hoạt động bình thường trở lại; và cùng với các gói hỗ trợ nền kinh tế đang được triển khai, thì khả năng tăng trưởng kinh tế đạt được khoảng

Trang 2

5% là rất cao Vấn đề là cần tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh và giám sát việc triển khai các gói hỗ trợ nền kinh tế nhằm đạt hiệu quả tốt nhất có thể

Bên cạnh đó, tôi nhận thấy cần có những đánh giá và điều chỉnh về các yếu tố vĩ

mô như sau:

- Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch đầu tư nửa cuối năm 2020 và cho

những năm tiếp theo: dựa trên đánh giá các tác động của dịch bệnh lên các

ngành, lĩnh vực, nền kinh tế đất nước, nghiên cứu và dự báo những xu thế,

cơ hội và xác định những động lực mới cho tăng trưởng làm cơ sở đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với những chuyển dịch, cấu trúc mới, như nhu cầu phát triển và chuyển đổi số, nhu cầu về lao động, xu

hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng Trong các tháng còn lại của năm 2020,

việc phục hồi các ngành nghề, lĩnh vực phát triển kinh tế do tác động tiêu

cực bởi dịch bệnh là cần thiết Đồng thời, tăng cường thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế đạt 5%

- Đẩy mạnh công nghệ số cho tất cả các ngành, lĩnh vực: Với các biện pháp

giãn cách xã hội được áp dụng nhằm ngăn chặn lây nhiễm, người sử dụng dịch vụ và cán bộ cơ quan nhà nước có thể truy cập và cung cấp các dịch vụ công thiết yếu bằng phương thức trực tuyến, để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và cán bộ cơ quan nhà nước COVID-19 cũng có thể coi là một hồi chuông cảnh tỉnhvới các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đảm bảo kinh doanh không bị gián đoạn trong thời đại hiện nay gần như là bất khả thi nếu không

có công nghệ phù hợp

- Điều chỉnh chính sách tài khóa (tài chính) nửa cuối năm 2020 và năm

2021:

 Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19

 Cần duy trì tỷ lệ lạm phát thấp Vì, mục tiêu đặt ra là dưới 4%, nhưng

có nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát lên cao như giá lương thực, thực phẩm, nhất là giá thịt lợn đang tăng rất mạnh và giá xăng dầu trên thế giới và trong nước cũng đang bắt đầu tăng

 Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới sự phát triển của doanh nghiệp, họ muốn thấy những doanh nghiệp lớn hơn niêm yết trên sàn và cũng muốn thấy việc đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam càng có nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa thì cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài càng nhiều Các nhà đầu tư nước ngoài muốn thị trường chứng khoán đa dạng hơn, có nhiều lựa chọn hơn, như

cổ phiếu viễn thông, điện, phân bón… thậm chí là y tế

2

Trang 3

- Điều chỉnh chính sách tiền tệ với tình hình mới:

 Các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ sớm phát hành nguồn tiền mới với tổng giá trị lên tới 6.000 tỷ đô la Mỹ, với phần lớn sẽ đổ vào thị trường vốn, với mục tiêu hỗ trợ kinh tế toàn cầu trong quá trình mở cửa trở lại sau dịch Chỉ cần một phần nhỏ trong số này cũng có thể giúp kinh tế Việt Nam mau chóng phục hồi và phát triển bền vững hơn trong tương lai Việt Nam sẽ làm thế nào để thị trường vốn Việt Nam trở nên hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp cận nguồn vốn khổng lồ này

 Các ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng tín dụng bằng việc thúc đẩy bảo lãnh cho doanh nghiệp

 Bội chi ngân sách, nợ công sau COVID-19 có thể sẽ tăng cao do nguồn thu ngân sách thu hẹp và chi ngân sách tăng mạnh Trước các cú sốc tiêu cực, bội chi ngân sách gia tăng là bình thường, nhưng vì thời kỳ trước đó, bội chi ngân sách và nợ công luôn ở mức cao, nên cú sốc COVID-19 càng làm cho các chỉ số kinh tế vĩ mô rơi vào tình trạng bất

ổn Vì thế, sau khi nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại, các gói hỗ trợ cần được rút dần, chỉ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động tiêu cực nhất, như vận tải, bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng, dệt may, da giày…

 Đối với giá xăng dầu hay lương thực, Chính phủ cần có biện pháp làm cho giá trong nước biến động đồng nhịp với giá thế giới Bên cạnh đó, cần thúc đẩy công tác kiểm tra, giám sát những hành vi găm hàng, đầu

cơ, tăng giá, trục lợi

 Đưa nợ xấu nằm trong vòng kiểm soát Thay vì nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu các ngân hàng thương mại đánh giá thận trọng rủi ro của các doanh nghiệp Nợ xấu ở mức cao là nút thắt cho nền kinh tế hoạt động bình thường, nên có thể chấp nhận nền kinh tế bắt đầu phục hồi chậm, nhưng vững chắc, còn hơn là phục hồi nhanh nhưng thiếu bền vững, để lại hệ luỵ cho thời gian sau này

- Nâng cao năng lực, sức cạnh tranh nhằm đón đầu các thời cơ, lợi thế, cơ

hội mới:

 Hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nước (gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI); không để bị lợi dụng thâu tóm, bởi nhà đầu tư ngoài nước Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, thoái vốn gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò đầu tàu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong việc hình thành các chuỗi giá trị, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ

Trang 4

và vừa Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng, tận dụng các

cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo việc làm cho người lao động

 Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có công nghệ cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết Tình hình đó, đòi hỏi chúng ta vừa phải tập trung ưu tiên phòng, chống dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế

- xã hội

Tham khảo:

https://vietnambiz.vn/chinh-sach-kinh-te-vi-mo-macroeconomic-policy-la-gi-20191224004521137

https://ncov.moh.gov.vn/-/ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-chu-truong-khac-phuc-tac-ong-cua-ai-dich-covid-19-e-phuc-hoi-va-phat-trien-nen-kinh-te

https://suckhoedoisong.vn/ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-chu-truong-khac-phuc-tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-de-phuc-hoi-va-phat-trien-nen-kinh-te-n175241.html

4

Ngày đăng: 12/04/2024, 00:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w