TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)
SVTH: Nguyễn Thị Hồng MSSV: 0954030234
Ngành: Tài chính – Ngân hàng GVHD: ThS Võ Minh Long
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài những nỗ lực và cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo Chương trình Đào tạo đặc biệt, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; đặc biệt, em xin cảm
ơn Thầy Võ Minh Long đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phú Lâm đã tạo cơ hội cho em được thực tập tại đơn vị, đặc biệt là các Anh Chị trong phòng Tín dụng đã giúp đỡ, hướng dẫn em một cách nhiệt tình, giúp em tìm hiểu những kiến thức thực tế trong tín dụng, cách vận dụng linh hoạt dựa trên vốn kiến thức đã được trang bị khi còn ngồi trên ghế giảng đường Từ đó, tạo nền tảng cho công việc của em sau này
Ngoài ra, sự động viên, khuyến khích của gia đình và bạn bè cũng là động lực để
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt đẹp
Trong quá trình thực tập, bản thân em đã cố gắng nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra của đề tài Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến của các Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị trong Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PDG Phú Lâm, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe, hạnh phúc
và thành công trong cuộc sống
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AO Cán bộ Phục vụ Khách hàng tại Chi nhánh và Phòng Giao dịch
CA Cán bộ Hỗ trợ tín dụng tại Chi nhánh
CIC Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CO Cán bộ xử lý Tín dụng tại CPC
CPC Trung tâm xét duyệt tín dụng tập trung
CSO Cán bộ Hỗ trợ tín dụng tại CPC
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
RRT Hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng điện tử của VPBank
RSM Mô hình chấm điểm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân T24 Hệ thống phần mềm ngân hàng T24
VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 TỔNG QUAN 1
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 3
2.1 TÍN DỤNG 3
2.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4
2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
2.2.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng 4
2.2.3 Chức năng tín dụng ngân hàng 5
2.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 6
2.2.5 Các hình thức cấp tín dụng 6
2.3 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN 8
2.3.1 Khái niệm cho vay KHCN 8
2.3.2 Đặc điểm cho vay KHCN 8
2.3.3 Các hình thức cho vay KHCN 9
2.3.4 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN 9
2.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động cho vay KHCN 10
2.3.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN 12
CHƯƠNG 3.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) 14
3.1 TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 14
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 14
Trang 63.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng 16
3.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động và nhân sự của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 17
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây (2010 – 2012) 21
3.2 CÁC SẢN PHẨM CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 22
3.2.1 Cho vay mua ô tô cá nhân 23
3.2.2 Cho vay sửa chữa, xây dựng nhà 23
3.2.3 Cho vay hỗ trợ tài chính du học 24
3.2.4 Cho vay hộ kinh doanh 24
3.2.5 Cho vay mua nhà cá nhân 25
3.2.6 Cho vay cầm cố GTCG do VPBank phát hành 25
3.2.7 Thấu chi tiêu dùng 26
3.2.8 Cho vay cá nhân tiêu dùng có TSBĐ 26
3.2.9 Cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp 26
3.2.10 Tín chấp cán bộ nhân viên và cấp quản lý 26
3.2.11 Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế 27
3.3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 27
3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 30
3.4.1 Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân 30
3.4.2 Tình hình DS cho vay KHCN 35
3.4.3 Tình hình DS thu nợ KHCN 38
3.4.4 Tình hình dư nợ cho vay KHCN 41
3.4.5 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN 43
3.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY KHCN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 45
3.5.1 Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động 45
3.5.2 Nợ quá hạn cá nhân/ Dư nợ cá nhân 45
3.5.3 Vòng quay vốn tín dụng 45
Trang 73.5.4 Dư nợ cá nhân/ Tổng dư nợ 46
3.6 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 46
3.6.1 Những tồn tại 46
3.6.2 Nguyên nhân 47
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) 49
4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 49
4.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai gần 49
4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN trong tương lai gần 50
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 50
4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 53
4.3.1 Đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 53
4.3.2 Đối với ngân hàng Nhà Nước 53
KẾT LUẬN 55
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank 2010 – 2012 21
Bảng 3.2 Tổng nguồn vốn huy động của VPBank 2010 – 2012 28
Bảng 3.3 Tình hình DS cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 35
Bảng 3.4 Tình hình DS thu nợ KHCN của VPBank 2010 – 2012 38
Bảng 3.5 Tình hình dƣ nợ cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 41
Bảng 3.6 Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 44
Bảng 3.7 Thực trạng cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 45
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1 Quy trình tín dụng 3
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động VPBank 18
Biểu đồ 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank 2010 – 2012 22
Biểu đồ 3.2 Tình hình huy động vốn của VPBank 2010 – 2012 28
Biểu đồ 3.3 Tình hình huy động vốn theo hình thức của VPBank 2010 – 2012 29
Biểu đồ 3.4 Tình hình huy động vốn theo thời hạn của VPBank 2010 – 2012 29
Sơ đồ 3.2 Quy trình cho vay KHCN của VPBank 31
Biểu đồ 3.5 Tình hình DS cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 36
Biểu đồ 3.6 Tình hình DS cho vay KHCN theo thời hạn của VPBank 2010 – 2012 36
Biểu đồ 3.7 Tình hình DS cho vay KHCN theo mục đích sử dụng VPBank 2010 – 2012 37
Biểu đồ 3.8 Tình hình DS thu nợ KHCN của VPBank 2010 – 2012 39
Biểu đồ 3.9 Tình hình DS thu nợ KHCN theo thời hạn của VPBank 2010 – 2012 39
Biểu đồ 3.10 Tình hình DS thu nợ KHCN theo mục đích sử dụng VPBank 2010 – 2012 40
Biểu đồ 3.11 Tình hình dƣ nợ cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 41
Biểu đồ 3.12 Tình hình dƣ nợ KHCN theo thời hạn của VPBank 2010 – 2012 42
Biểu đồ 3.13 Tình hình dƣ nợ KHCN theo mục đích sử dụng VPBank 2010 – 2012
42
Biểu đồ 3.14 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN của VPBank 2010 – 2012 44
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 TỔNG QUAN
11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO), mở ra quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ của đất nước, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Từ đây, nền kinh
tế nước ta mở ra một trang sách mới, một giai đoạn mới với những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính, là tổ chức quan trọng hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn theo phương thức gián tiếp; điều tiết giữa tích lũy và tiêu dùng, góp phần bình ổn giá và kiểm soát lạm phát Hiện nay, nền kinh tế ngày càng năng động thì sự luân chuyển vốn của xã hội ngày càng cấp thiết
Ngoài việc thực hiện huy động vốn và các nghiệp vụ khác, hoạt động cấp tín dụng cũng góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước, cung ứng vốn kịp thời cho sự hoạt động của các ngành nghề, các tổ chức xã hội …
Thực tế cho thấy, không chỉ có các doanh nghiệp, các tổ chức cần vay vốn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà người dân cũng cần có thêm một nguồn vốn đúng lúc và chi phí phù hợp để trang trải cho những nhu cầu cải thiện cuộc sống: sửa chữa và mua nhà, sắm đồ dùng gia đình, … Hay có những cá nhân muốn kinh doanh thì sẽ có những khoản vốn để đầu tư sản xuất hoặc mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Từ đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, mang lại lợi thế cho nền kinh tế của đất nước
Nắm bắt được nhu cầu của thực tiễn cũng như tầm quan trọng của tín dụng cá nhân, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức giới thiệu và ngày càng củng cố, hoàn thiện bộ sản phẩm tín dụng cá nhân, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng; đồng thời, hướng đến chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của VPBank
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với dân số Việt Nam trên 86 triệu người cùng với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì phân khúc KHCN là một phân khúc rộng lớn và tiềm năng cho các NHTM khai thác Do đó, hiện nay, hầu hết các NHTM đều đã và đang
mở rộng thị trường qua mảng bán lẻ để phục vụ nhu cầu của các KHCN Điều này làm cho sự cạnh tranh trong phân khúc thị trường này càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, đòi hỏi các NHTM không ngừng hoàn thiện và nâng cấp bộ sản phẩm tín dụng cá nhân để có thể tối đa hóa nhu cầu của người dân
Trang 11Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của tín dụng cá nhân trong sự phát triển chung của toàn ngân hàng, cũng như xuất phát từ những thực tế từ thị trường cho vay KHCN hiện nay, cùng với thực trạng tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phú Lâm, kết hợp với kiến thức đã học tập và nghiên
cứu tại trường, em đã chọn đề tài “Thực trạng cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình,
với mong muốn tìm hiểu thực trạng cho vay KHCN của VPBank để đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, góp phần phát triển mảng KHCN tại ngân hàng
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu, phân tích hoạt động cho vay KHCN giai đoạn 2010 – 2012 để thấy được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của VPBank Từ đó, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng Qua đó, đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng số liệu báo cáo thường niên và báo cáo nội bộ của VPBank trong 3 năm
2010, 2011, 2012 từ đơn vị thực tập Từ đó, trao đổi với nhân viên ngân hàng và các phương pháp thu thập, phân tích số liệu theo chiều ngang, chiều dọc, phương pháp so sánh để đánh giá và đưa ra những nhận xét và kết luận
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do số liệu PGD không đủ và được sự giúp đỡ của các Anh (Chị) phòng Tín dụng nên em chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giai đoạn 2010 – 2012
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần kết luận, khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay KHCN
Chương 3: Phân tích thực trạng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Chương 4: Giải pháp – kiến nghị về thực trạng cho vay KHCN tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Trang 12CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.1 TÍN DỤNG
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì quan hệ tín dụng ngày càng đa dạng
và phong phú, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình phân phối của tài chính đạt hiệu quả
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội Nếu xét từ góc độ quan hệ kinh tế ở tầm vi mô thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai chủ thể kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ và mức lãi cụ thể Nếu xét từ góc độ quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô thì tín dụng là
sự vận động các nguồn vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu
Từ “Tín dụng” (Credit trong tiếng Anh hay Crédit trong tiếng Pháp) được sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Creditium” có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm Ở đây muốn nhấn mạnh về niềm tin của người cho vay đối với người đi vay Người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn giá trị tín dụng (cả gốc và lãi) Nói cách khác, để quan hệ tín dụng tồn tại đòi hỏi phải tạo lập được niềm tin và đây là cơ sở quan trọng cho quan hệ tín dụng hình thành
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau:
“Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định và với một khoản chi phí nhất định” (PGS.TS Sử Đình Thành – TS Vũ Thị Minh Hằng, 2008, trang 49)
Sơ đồ 2.1 Quy trình tín dụng
Từ khái niệm và sơ đồ tín dụng trên, ta thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định Người đi vay chỉ được quyền sử dụng, không được quyền sở hữu số vốn vay ấy nên họ có trách nhiệm phải hoàn trả lại vốn vay khi đến hạn đã thỏa thuận Sự hoàn trả này không chỉ là lượng giá trị vốn gốc ban đầu mà còn thêm một phần giá trị gia tăng dưới dạng lợi tức tín dụng Ở đây, quá trình vận động mạng tính chất hoàn trả của tín
Vốn
Vốn + lãi