Khóa luận tốt nghiệp đại học đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh thừa thiên huế

15 0 0
Khóa luận tốt nghiệp đại học đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦACÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂNHÀNG NÔNG NG

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦACÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN PHÚ LỘC – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦACÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN PHÚ LỘC – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lớp: K46C - Kế Hoạch Đầu TưNiên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Trần Hữu Tuấn, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đây và Phòng tín dụng – kinh doanh cùng các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Ngân hàng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp số liệu cho em hoàn thành đề tài này.

Tuy vậy, do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Phòng tín dụng - kinh doanh nói riêng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Huế, tháng 5 năm 2016Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Khánh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

5 Bố cục của khóa luận 4

2

Trang 5

1.1.6.3 Các nhân tố thuộc về chủ thể 18

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân vay vốn 24

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN PHÚ LỘC – TỈNH THỪA

2.2 Tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện

2.2.3 Tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện

Trang 6

2.2.3.3 Số khách hàng vay vốn và mức vốn bình quân/khách hàng 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH

3.1.2 Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân vay vốn

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh

4

Trang 7

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng 68 3.2.1.2 Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD và

3.2.1.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi của các chương trình

3.2.1.6 Hỗ trợ kỹ thuật lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, phát triển các

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Bảng 3: Doanh số cho vay đối với các hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT

Bảng 4: Dư nợ cho vay đối với các hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện

Bảng 5: Số hộ vay vốn và mức vay bình quân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện

Bảng 6: Tình hình nợ xấu của các hộ nông dân vay vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNT

Bảng 7: Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nông dân của Chi nhánh NHNN

Bảng 9: Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của NHNN&PTNT cho các hộ

Bảng 10: Nhu cầu và mức độ đáp ứng về thời hạn vay của NHNN&PTNT cho các hộ

Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn vay phân theo lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra 57

Bảng 18: Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ thể sản xuất đến hiệu quả sử

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng Với vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trung chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi đến các đối tượng có nhu cầu về vốn SXKD và phục vụ đời sống Sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng đang gặp nhiều thách thức Và trong sự nghiệp đó, hoạt động của NHNN&PTNT có vai trò to lớn, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và toàn diện nông nghiệp, nông thôn Đối với một NHTM, hoạt động tín dụng càng có hiệu quả cao thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt càng cao, đồng thời tăng sự lưu thông vốn trong nền kinh tế.

Qua việc cung ứng nguồn vốn nhỏ lẻ đến từng hộ gia đình, Ngân hàng đã tạo điều kiện để các hộ phát triển các ngành nghề có lợi thế mở rộng quy mô sản xuất thâm canh các mặt hàng nông sản thiết yếu, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm bớt phần nào khó khăn, ổn định tình hình CT – XH ở nông thôn.

Trong những năm qua, với vai trò của mình NHNN&PTNT đã dần hoàn thiện từng bước để thực hiện nhiệm vụ, rót nguồn vốn về tận thôn, xã khuyến khích vay vốn để mở rộng ngành nghề có lợi thế ở từng địa phương như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và các ngành nghề khác Phần lớn các hộ đã sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu

quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu chính của đề tài

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay vốn tín dụng của các NHTM.

- Đánh giá thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân ở Chi nhánh

NHNN&PTNT huyện Phú Lộc.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cho vay vốn đối với hộ nông dân trong những năm tới.

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương

pháp phân tổ thống kê, phương pháp phân tích phương sai (ANOVA).

Kết quả đạt được

- Góp phần hệ thống hóa một số lý luận và thực thiễn về tín dụng nông nghiệp, nông thôn và hiệu quả cho vay vốn đối với các hộ nông dân.

- Có cái nhìn tổng quát về vai trò tín dụng Ngân hàng trong đời sống cũng như trong hoạt động SXKD của nông hộ.

- Tổng kết thực tiễn hoạt động cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như tình hình sử dụng vốn vay từ chi nhánh của nông hộ.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế trên địa bàn huyện.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng và Nhà nước đã luôn coi trọng vấn đề giải quyết về vốn để tạo việc làm, mở rộng sản xuất và tăng thêm thu nhập cho người lao động Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã có được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH - HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển Để bắt kịp với tiến trình kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO, cộng đồng kinh tế khu vực Asean và TTP thì phát triển toàn diện đất nước, rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế thành thị và nông nghiệp nông thôn là một vấn đề rất quan trọng Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 66,9% (Tổng cục thống kê, năm 2014) dân số sống ở nông thôn; hơn 46,3% (Tổng cục thống kê, năm 2014) lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; sản xuất hàng hoá chưa phát triển; đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình năng suất thấp; quy mô ruộng đất, vốn, tiềm lực còn nhỏ; việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác thì hộ sản xuất đều cần vốn tín dụng Ngân hàng - chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng đã từng bước mở rộng và hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ nông dân cho SXKD, mở rộng thêm ngành nghề, phát triển chăn nuôi trồng trọt, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả vốn cho Nhà nước, nâng cao đời sống của người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa người nông dân thoát khỏi nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp

Phú Lộc là huyện phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng Được sự ưu đãi về điều kiện đất đai và khí hậu cùng với những chính sách của Đảng và Nhà Nước, huyện Phú Lộc đã có những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và duy trì được tốc độ phát triển Năm 2014 thì huyện có nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch, trong đó đáng chú ý nhất là giá trị sản xuất đạt 11.584 tỷ đồng (vượt 2,4% so với kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người đạt 41,5 triệu đồng; sản lượng lương thực có hạt trên 37.000 tấn; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 5.800 tỷ đồng; thu ngân sách 251 tỷ đồng; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,01%; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,56% (Chi cục thống kê huyện Phú Lộc, năm 2015)

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, huyện cũng có những yếu kém như nền kinh tế phát triển chưa bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm; kết cấu hạ tầng tuy được tập trung đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, nhất là khu vực thị trấn và trung tâm cụm xã; văn hóa - xã hội phát triển chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế Theo kế hoạch 2016-2020, huyện Phú Lộc phấn đấu mức tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất kinh doanh 17-18%; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,5 triệu đồng; nâng cao hiệu quả sử dụng đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 4,5% (Chi cục thống kê huyện Phú Lộc, năm 2015) Ngoài ra, huyện cũng phải chú trọng công tác quy hoạch, từng ngành một phải có quy hoạch toàn diện, đồng thời làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án Thực hiện nghiên cứu, tập trung chuyển đổi tập quán sản xuất cho phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương để tăng năng suất, đồng thời chú trọng đầu ra NHNN&PTNT huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để họ mở rộng mô hình sản xuất Trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp đã góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà lên một bước đáng kể Tuy nhiên, hoạt động tín dụng như thế nào để an toàn và đạt được hiệu quả cao nhằm đáp ứng tốt phương hướng kế hoạch, mục tiêu phát triển của huyện và trên thực tế còn nhiều nội dung cần phải đặt ra Vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là việc rất quan trọng.

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Trang

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Xuất phát từ những thực tế nói trên, em đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

❖ Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nông dân và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân vay vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân.

❖ Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay vốn tín dụng của các NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân ở Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cho vay vốn đối với hộ nông dân của Chi nhánh trong những năm tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

❖ Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

❖ Đối tượng điều tra: các hộ nông dân có vay vốn tại Chi nhánh ❖ Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: tập trung nghiên cứu giai đoạn 2013 – 2015 - Về không gian: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4 Phương pháp nghiên cứu

Ngày đăng: 01/04/2024, 21:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan