1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2013 - 2021

80 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 18,82 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG DEN RUI RO TIN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM NIEM YET TREN SAN

CHUNG KHOAN GIAI DOAN 2013 — 2021

Sinh vién thuc hién : Nguyễn Thi Thanh Ngoan

Mã sinh viên : 11193740

Lop chuyén nganh : Thống kê kinh tế 61B

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Mai Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin khang định rang đề tài “ Nghiên cứu các yếu to ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2013-2021” là đề tài do em thực hiện cùng với sự hỗ trợ của giảng

viên hướng dẫn — TS Phạm Thị Mai Anh Những thông tin, tài liệu tham khảo

mà em đã sử dụng trong chuyên dé đều trung thực và được ghi nguồn gốc rất rõ Em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường nếu không làm

đúng với lời cam đoan trên của mình.

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Ngoan

Trang 3

LOI CAM ON

Trong suốt bốn năm học tập tại Khoa Thống Kê nói riêng và Trường Dai học Kinh Tế Quốc Dân nói chung, có thể nói em đã học hỏi và tích lũy được rất nhiều kiến thức, kĩ năng và cả những kinh nghiệm có ích cho sau này Em tin rằng, những kiến thức em đã tiếp thu được trong quá trình học tập sẽ giúp em có được hành trang vững chắc trong tương lai Em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô đã luôn

quan tâm, giảng dạy nhiệt tình, luôn động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi dé em có thé hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt bốn năm qua Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - TS Phạm Thị Mai Anh đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2013-2021” Có thé trong quá trình thực hiện, bài nghiên cứu của em sẽ có những thiếu sót do khuôn khổ thời gian và lượng kiến thức của em còn hạn chế Vì vậy, em rất mong Thay Cô sẽ bổ sung, sửa chữa và góp ý dé chuyên dé tốt nghiệp của em có thé hoàn thiện một

cách trọn vẹn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LOI CAM ON

PHAN MO ĐẦU «se 0714307431 90941 9214 ppt 1 1 Lý do chọn đề tài - ¿22-565 2S2EEEEEEEEE2E12117171121121171711 2112111111 1x re 1

2 Mục tiêu nghiÊn CU ce eeescseceeceecsecsseeseeseesessecseesecseeseeseseaseaseeceaeesesaeeaeeaeenes 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ++Sx+S£+E£+E£+E££EeEEerxerxerxrrerrered 3

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - G5 E311 TH ng HT tt nưệt 34.1 Phương pháp phân tích định tinh - 5 52+ S33 +E+Eeeseerererrserrreske 44.2 Phương pháp phân tích định lượng 5 5-55 * + £+sseeeeereeeerres 4

5 Kết cau của chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 2 2+c++cxczeczrserxeei 5 CHƯƠNG 1: TONG QUAN LÝ THUYET VE CÁC YEU TO ANH HUONG DEN RỦI RO TÍN DUNG CUA NGAN HÀNG THUONG MẠI 6

1.1 Rui ro tin dung trong hoạt động kinh doanh cua ngân hang thương mai 6

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tin 507111177 6

1.1.2 Hệ quả của rủi ro tín ỤnØ - - c 2c 3321133 1111 111 111 1118111 rệt 71.1.3 Phân loại rủi ro tin Ụng - - - - - - + 33133 1111111 11 9 11 8 ng ng rệt 81.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín Ụng -. - + sscssskrseereeerrereeerreee 81.1.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dung - «+ ss si, 9

1.2 Các yếu té ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 11 1.2.1 Tổng quan những nghiên cứu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tin

dụng của ngân hang thương Tmậii - - - «+ E111 21 91 911191 911 91 kg ngư 11

1.2.1.1 Một số bài nghiên cứu về các yếu tố vi mô có anh hưởng đến rủi ro tín dung của ngân hang thương mai + + 3113313 EErvrererrrrerrerrkrree 12 1.2.1.2 Một số bài nghiên cứu về các yêu tố nội tại ngân hàng có ảnh hưởng đến

rủi ro tín dung của ngân hang thương Tmại - 5 + s+£+sesessersersrrs 13

1.2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu đề cập đến tác động đồng thời của các yếu tố

vi mô và yêu tô nội tại ngân hàng đên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương

1.2.2 Nhận xét chung về các bài nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng của các

ngân hàng thương THậi1 - - c1 1111911131131 911 9 1v ng ng t 16

Trang 5

1.2.3 Xác định và lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân i00 sgi 011-3113 5 17

1.2.3.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tin dụng của ngân hang thương

0 17

1.3 Xây dựng mô hình nghiên CỨU - + 2E + +4 1E k* vn nh tr 24

1.3.1 MG himh nghién CU oo 24

1.3.2 Giả thuyết của mô hình nghiên cứu - 2-2 2+s2+x+£x+£++zxzzszxeee 24 1.4 Phương pháp thống kê nghiên cứu các yếu té ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

của ngân hang thương TmậaI c1 E191 910 1 1h HH rưy 25

1.4.1 Phương pháp thống kê mô tả -.- 2 2 2 S£E£+E+2EE£EEtEEtzEezxerrxerxeee 26 1.4.2 Phương pháp dãy số thời gian 2 2 2 5x2E2E2EE£EEeEEerEerrrerkerkeee 26 1.4.3 Phương pháp hồi quy với dit liệu mảng 2-2-2 52+sz+£z+£szzxeez 26 1.4.3.1 Giới thiệu về đữ liệu 5 26 1.4.3.2 Trình tự các bước thực hiện phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng 27 1.5 Thu thập và xử lý số liệu -¿- + + ++£+E£+EE+EEtEEEEEEEEEEEerErrkrrrrerrervees 35

1.5.1 Mẫu nghiên cứu - + ©++++Y 2E HH ngưng gưe 35

1.5.2 Nguồn dit liệu - 2 + S2S2EE+EEEEEEEE211211271711211211111121 1 Extyyeg 36 KET LUẬN CHƯNG 2-2 s< s22 Ss£SssEssEssEsseEseEssrssesserserssrsee 37

CHUONG 2: PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN RỦI RO TÍN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM NIEM YET TREN

SAN CHUNG KHOAN GIAI DOAN 2013-2021 - «<< 38 2.1 Giới thiệu về dữ liệu NGNIEN CUU 01157 38 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên

sàn chứng khoán trong giai đoạn 2013-22 Ï - - 55 + ++vkeeeereseeerse 39

2.2.1 Đánh giá tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2013-2021 39 2.2.2 Phân tích biến động tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2013-2021 -:-: 42 2.2.3 Phân tích biến động các yêu tố ảnh hưởng đến rủi ro tin dung của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai trong đoạn

2013-2.3 Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán . : 46

Trang 6

2.3.1 Phân tích sự tương quan giữa các biễn 2-2 2 2 +xecxeExe£xerxerszxez 47 2.3.2 Xây dựng mô hình hồi quy phân tích các yếu tố anh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán 48 2.3.3 Lựa chọn mô hình phù hợp dé phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tin dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên san chứng khoán 50

2.3.4 Đánh giá sự phù hợp của mô hình REM - - 555255 + s+svreserss 51

2.3.5 Khắc phục các khuyết tat của mô hình REM -¿-5¿©55+¿ 53 2.4 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt

Nam niêm yét trên sàn chứng khoán + + 3+ E33 EEESeeersesereeseeeree 55

KET LUẬN CHƯNG 2 -2- se s22 ESsEEseEseESsExseEsersesesesserserssrsee 56 PHAN KET LUẬN 5° 5° 5£ 5£ s£SsESsESsESEseEsEEsEEsEssessEsesersersersersesse 57 1 Kết luận chung - 2-22 + 5E£SE£2EE+EEEEEEEEEEEE2E17171121121171 112111 57

2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo - 2-2 2 2+s+xe£kezxerxzrxrrszree 58

PHU LUỤC 2 6 G5 5E 595 9 04000008 00008.080.08 940.040.04.046098098090090 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa1 RRTD Rui ro tín dụng

2 NHTM Ngân hàng thương mại

3 NHNN Ngân hàng nhà nước 4 TMCP Thương mại cô phan

5 HOSE Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM6 HNX Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

7 UPCOM Sàn Giao dịch Chứng khoán công ty đại chúng

8 BDS Bat động san

9 VAMC Công ty quan lý tai sản của các tô chức tin dụng Việt

10 POLS Mô hình hồi quy thông thường Pool - OLS

11 FEM Mô hình tác động cô định

12 REM Mô hình tác động ngau nhiên

13 GLS Phương pháp ước lượng bình quân tối thiểu tong quát 14 NPL Ty lệ nợ xâu

15 GGDP Tăng trưởng kinh tế

16 INF Lam phat

17 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên von chủ sở hữu

18 SIZE Quy mô ngân hàng

19 LDR Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

20 ESI Tăng trưởng thị trường bất động sản 21 INR Lãi suất danh nghĩa

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương

Bảng 1.2: Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh RRTD và các nhân tổ ảnh hưởng tới RRTD của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán 2 25 x+s+£s+£++£zzs+2 23 Bang 1.3: Tổng hợp 15 NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán 35 Bang 2.1: Thống kê mô tả các biẾn ¿- ¿5£ E+EE+EE+EE2EE£E£EEeEEeEEerkersrreee 38 Bảng 2.2: Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn 2013-2021 40 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành Ngân hàng và tốc độ tăng

GDP ở Việt Nam giai đoạn 2013-2021 5 3+ + *+EE+vEveeeeerrerrrerrrrrre 41

Bảng 2.4: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai

si 82060/20/200Ẻ010Ẻ0ẼẺ.®e.nì 42

Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu của các yếu tố phản ánh RRTD của NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2013-2021 -¿c5¿©s+¿ 44 Bảng 2.6: Kết quả phân tích sự tương quan -: 2 5¿22x2z++zx+zzxeszxez 47 Bang 2.7: Kết quả hồi quy mô hình POLS - 2-2 2 2+ +E+£++£s+£++£zzse2 48 Bảng 2.8: Kết quả hồi quy mô hình FEM - 2: 2 2 5¿2x2z++zx+zzxe+zxez 49 Bảng 2.9: Kết quả hồi quy mô hình REM 2-2 2 2 +Ee£E+£EzEzE+zreee 50 Bang 2.10: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến -2- 5555522 52 Bang 2.11: Kết quả khắc phục khuyết tật mô hình ¿5-5-5 2522522 53

Trang 9

DANH MỤC BIEU DO

Hình 2.1: Biéu đồ thé hiện tổng dư nợ tín dụng ở Việt Nam trong giai đoạn

2013-Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành Ngân hàng và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2013-2021 -«++-<++<++ 42 Hình 2.3: Biểu dé thé hiện tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2013-22 Ì +25 + + *+++v+eeEeeerreerrerrerree 43 Hình 2.4: Biểu đồ phản ánh biến động của RRTD và các nhân tổ ảnh hưởng trong

8s )i020061/20 2N 46

Trang 10

PHAN MỞ DAU 1 Lý do chọn đề tài

Có thé thay, tốc độ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là những điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam Việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều triển vọng mới cho nước ta,

đặc biệt là cho thị trường tài chính nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng Tuy

nhiên, điều đó cũng đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam rất nhiều thách thức Thực tế cho thấy, so với các ngân hàng ở nước ngoài thì hầu hết các ngân

hàng thương mại Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực quản lý tài chính cũng như

trình độ công nghệ còn hạn chế Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, đưới sức ép của tiến trình hội nhập, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là những rủi ro về tín dụng Bởi tín dụng là mảng hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các ngân hàng thương mai và đây cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn đối với các ngân hàng.

Rui ro tín dụng luôn luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng và là loại rủi ro đem lại hậu quả khó lường nhất đối với các ngân hàng Bởi, nó trực tiếp ảnh hưởng đến các khoản về tài chính, làm giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, nghiêm trọng hơn là có thé de dọa đến sự tồn tại của các ngân hàng Vì vậy mà các ngân hàng thương mại cần đặc biệt chú trọng tới những vấn đề liên quan tới rủi ro tín dụng Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiễn trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao trình độ công nghệ, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn Và nếu những vấn đề về rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt thì có thé dẫn đến sự đồ vỡ của ngân hàng thương mại, thậm chí có khả năng lan tỏa thành khủng hoảng hệ thống ngân hàng Từ đó, rủi ro tín dụng cũng trở thành một chủ đề nóng và luôn dành được sự ưu tiên hàng đầu của

các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Mặt khác, mặc dù trong thời gian gần đây tỷ trọng thu ngoài lãi và cơ cau các nguồn thu đã được nâng cao và mở rộng hơn đối với các ngân hàng thương

mại Tuy nhiên, với đặc thù trung gian tài chính trong hoạt động kinh doanh thì có

lẽ cho vay van là lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của các ngân hàng và rủi ro tín dụng luôn đóng vai trò chi phối “sức khoé” và hoạt động của ngân hàng Song, dưới góc độ của môi một quôc gia thì việc kiêm soát rủi ro tín dụng ở mức phù

Trang 11

hợp sẽ ho trợ rat nhiêu trong việc tăng trưởng kinh tê và dưới góc độ của môi một

ngân hàng sẽ giúp họ đạt được nguồn lợi nhuận tốt.

Như vậy, trong bối cảnh cho vay luôn là kênh hoạt động chủ yếu của ngân hàng và nén kinh tế đất nước, đồng thời đặt ra những yêu cầu về một cơ chế quản lý tín dụng thống nhất, rõ ràng và minh bạch thì ta thấy việc xác định và đo lường các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hang thương mại Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là phù hợp với thực tiễn phát triển kinh doanh và quản lý nhà nước như hiện nay.

Từ những lý do trên, tác giả xin được chọn đề tài “ Nghién cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2013-2021” dé nghiên cứu và tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng

khoán nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mức độ tác động của những yếu tố đến rủi ro tín dung của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2013-2021, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.

Mục tiêu cụ thể

Mot là, xác định khái niệm rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu đo lường rủi ro tindụng của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hai là, tổng quan các nghiên cứu để xác định va lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Ba là, phan tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hang thương

mại Việt Nam niêm yết trên sản chứng khoán giai đoạn 2013-2021.

Bon là, xây dựng mô hình đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trang 12

Cuối cùng là, đê xuât một sô ý kiên nhăm khắc phục và hạn chê rủi ro tíndụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yet trên san chứng khoán và toàn

hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của chuyên đê là rủi ro tín dụng và các yêu tô ảnhhưởng đên rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sànchứng khoán.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của 15 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên ba sàn chứng khoán lớn là HOSE (Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM), HNX (Sàn Giao dich Chứng khoán Hà Nội) và UPCOM (Sàn Giao dịch Chứng khoán công ty đại chúng UPCOM) Cụ thé là các ngân hàng sau: Ngân

hàng TMCP Đầu Tư & Phát triển Việt Nam (BID), Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG), Ngân

hàng TMCP Quân đội (MBB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB),

Ngân hàng TMCP Phát trién Thành phố Hồ Chí Minh (HDB) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn — Hà Nội (SHB), Ngân hang

TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB), Ngân hàng TMCP Sai Gòn Thương Tín(STB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB).

Pham vi về thời gian: Chuyên đề thu thập dữ liệu trong 9 năm (từ năm 2013 đến năm 2021) Đây là khoảng thời gian nền kinh tế đang dần phục hồi và bắt đầu

tăng trưởng trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 Mặt khác, giai

đoạn này bao gồm cả thời gian xảy ra đại dịch toàn cầu Covid-19, do vậy có thể nghiên cứu được day đủ tác động của các yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng Hơn nữa, thoi kỳ nay cũng đảm bảo dữ liệu có tinh đồng bộ, đầy đủ và độ tin cậy cao.

4 Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp nghiên cứu được tác giả vận dụng trong chuyên đề đó là

phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng.

Trang 13

4.1 Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp phân tích định tính được tác giả vận dụng thông qua cácphương pháp sau:

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Được vận dụng trong chương 1 dé tìm hiểu về các mô hình lý thuyết, từ đó tông hợp và lựa chọn cơ sở lý thuyết phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp này cũng được vận dung trong chương 1 nhằm hệ thống hóa các lý thuyết như khái niệm các nhân tố nghiên cứu từ đó tạo cơ sở cho chủ dé

nghiên cứu.

4.2 Phương pháp phân tích định lượng

Các phương pháp phân tích định lượng được tác giả vận dụng trong chuyêndé đó là:

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng nhằm cung cấp và tong hợp những thông tin tổng quan nhất về bộ dữ liệu thu thập được thông qua nhiều cách khác nhau

như bảng biểu, đồ thị và tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn

nhất, giá trị nhỏ nhất, từ đó có cái nhìn tổng quát về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Phương pháp dãy số thời gian

Phương pháp dãy số thời gian được vận dụng đề phân tích, đánh giá thực trạng của của rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên

sàn chứng khoán và so sánh trên dữ liệu theo thời gian.

Phương pháp phân tích hồi quy với dit liệu mang

Tác giả vận dụng phân tích hồi quy với dữ liệu mảng thông qua các mô hình sau: Mô hình hồi quy Pool - OLS thông thường (POLS), mô hình tác động cố định

(FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và sử dụng phương pháp ước lượng

bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) dé khắc phục các khuyết tật của mô hình, từ đó có thê xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trang 14

Sau đó kết quả của mô hình được kiểm định và so sánh đề tìm ra mô hình phù hợp nhất, thông qua các kiểm định: kiểm định F-test, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch Pagan Lagrangian và kiểm định các giả thuyết hồi quy với dữ

liệu mảng (kiểm định các khuyết tật).

5 Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, thì chuyên đề tốt nghiệp được chia thành hai chương như sau:

Chương 1: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2013-2021.

Trang 15

CHUONG 1: TONG QUAN LÝ THUYÉT VE CÁC YEU TO ANH

HUONG DEN RUI RO TIN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Rui ro tín dung trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Có thê nói, hoạt động tín dụng được coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng và là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, trong hoạt động tin dụng có thé xảy ra rất nhiều rủi ro như những rủi ro về

tín dụng Vậy rủi ro tín dụng là gì?

Trên thực tế, ta có thê thấy rằng có rất nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng, cụ thê như:

Theo định nghĩa của tác gia Timothy W.Koch (2006) thì “Rui ro tin dụng

là sự thay đồi tiềm ẩn của mức lương thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán tré hạn”.

Theo định nghĩa của tác gia Anthony Sauders (2007) thì “Rui ro tín dụng là

khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tin dụng cho một khách hàng, nghĩa là luỗng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện

cả về số lượng và thời hạn”.

Hay theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rui ro tín dung là ton thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tin dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phân

hoặc toàn bộ nghĩa vụ cua mình theo cam kết".

Dựa trên tất cả các định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng nêu trên thì ta có thé hiểu ban chất của rủi ro tín dụng là một trong các loại rủi ro lớn nhất và

thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nó xảy ra khi bên

đi vay không thực hiện được trong một giao dịch nào đó Có thể thấy, rủi ro tin

dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái và biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Song, chúng luôn tiềm ân trong suốt quá trình trước, trong và sau khi

cho vay, biểu hiện cụ thé ra bên ngoài là khoản vay không thu hồi được, nợ quá

hạn, nợ khó đòi,

Như vậy, trên cơ sở bản chất của rủi ro tín dụng, chuyên đề rút ra khái niệm

sau: “Rui ro tín dụng (RRTD) là rui ro phát sinh do khách hàng vay không thực

hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách

Trang 16

hang chậm trả nợ, trả nợ không day đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản sốc và lãi vay, gây ra những ton thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM)” Day là khái niệm sử dụng xuyên

suốt trong chuyên đề này.

1.1.2 Hệ quả của rủi ro tín dụng

RRTD luôn gan liền và tiềm ân trong hoạt động cấp tin dụng của các ngân hang Đây là loại rủi ro không thé tránh khỏi và có thé xảy ra bat cứ lúc nào RRTD luôn là một mối đe dọa lớn đối với cá nhân khách hàng, bản thân mỗi ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung Ta có thé ké đến một số hệ quả của RRTD như sau:

Đối với khách hàng:

Có thé thấy, gánh nặng và áp lực của người di vay sẽ càng tăng lên khi những khoản nợ không được trả gốc và lãi đúng thời hạn Do đó, trong điều kiện thị trường sử dụng vốn vay bat lợi thì khách hàng có thê phải chịu phí phat và sự giám sát chặt chẽ hơn của ngân hàng Bên cạnh đó, nếu RRTD ngày càng gia tăng, các ngân hàng sẽ càng phải thắt chặt quy trình tín dụng, điều đó khiến cho thủ tục cấp vốn càng thêm phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn, hệ quả là khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn hơn so với trước đây.

Đối với ngân hàng:

RRTD không chỉ làm cho tô chức ngân hàng bị mắt cơ hội nhận được tiền lãi mà còn ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận và vốn tự có của các ngân hàng Ngân hang có thé sẽ mat khả năng thanh toán, dẫn đến thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thậm chí là phá sản nếu như tình trạng này trở nên nghiêm trọng Bên cạnh đó, NHNN có thê đưa các ngân hàng vào diện bị kiểm soát đặc biệt nếu các ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu quá lớn Điều đó khiến cho uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút và gây ra thiệt hại vô hình nghiêm trọng mà không thé lường được giá trị đối với ngân hàng Mặt khác, các ngân hàng sẽ phải tốn nhiều khoản chi phí dé có thé xử lý nếu như nợ xấu phát sinh Đặc biệt là ngân hàng sẽ mat đi chi phí cơ hội cho những khoản vay mới Từ đó, dẫn đến giảm hiệu quả chi phí đồng thời làm

giảm khả năng sinh lời của mỗi ngân hàng.

Đối với nên kinh tế đất nước:

Có thé thấy, khách hàng sẽ có tâm lý hoang mang khi ngân hàng xảy ra RRTD, do đó họ sẽ nhanh chóng di rút tiền khiến cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gap khó khăn Và nếu ngân hàng phá sản sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuat,

Trang 17

kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến suy thoái nền kinh tế nói chung Chính vì vậy, có thể coi RRTD là một trong những tác nhân gây nên một cơn khủng hoảng tài chính, có thé lan tỏa ra cả khu vực và Thế giới Như vậy, ta thay rằng đối với các chính sách tiền tệ và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì RRTD có sự tác động rất lớn Thế nên, ngân hàng cần phải kiểm soát RRTD kip thời và nhanh chóng để tránh gây nên “phan ứng day chuyên”, đồng thời thoát khỏi mối đe dọa đến sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng và nên kinh tế đất nước.

1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng

- Dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được chia thành hai loại,đó là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

Rui ro giao dịch: Đây là loại rủi ro thường xảy ra do những hạn chế trong quá trình giao dich và thầm định khoản vay, dẫn tới việc đánh giá thông tin khách

hàng không hiệu quả, quá trình theo dõi khoản vay trở nên lỏng lẻo Rui ro giao

dịch được chia làm ba loại là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. Rui ro danh mục: Rui ro này phát sinh từ danh mục cho vay, thể hiện ở từng nhóm khách hàng cho vay Rủi ro danh mục bao gồm hai loại là rủi ro nội

tại và rủi ro tập trung.

- Căn cứ vào tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thì rủi

ro tín dụng sẽ được chia thành ba loại:

Rui ro do không trả nợ đúng hạn: Khi phat sinh một hợp đồng tin dụng, khách hàng phải cam kết với ngân hàng về số tiền thanh toán cùng thời gian hoản trả nợ gốc Nếu đến thời hạn thanh toán mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được

khoản nợ đã cho vay thì sẽ xảy ra rủi ro không hoàn trả đúng nợ.

Rui ro do mat khả năng chỉ trả: Rui ro này xảy ra khi khách hàng không còn khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ thanh lý tài sản dam bảo của khách hang dé thu hồi khoản nợ.

Rui ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Đây là rủi ro xảy ra

dưới nhiều hình thức và xuất hiện ở nhiều lĩnh vực như bất động sản, hoạt động cho vay giữa các ngân hàng và các hoạt động mang tính chất tín dụng như tín dụng thuê mua, cam kết, bảo lãnh

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Có thé nói, các chỉ tiêu đánh giá RRTD của các NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó trực tiếp phản ánh RRTD của NHNN Có ba chỉ tiêu cơ bản

Trang 18

phản ánh trực tiếp RRTD của các NHTM là nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi

ro tín dụng.

Nợ qua han: Nợ quá hạn phat sinh trong trường hợp khách hàng không có

khả năng trả được một phần hay toàn bộ khoản vay cho ngân hàng khi đã đến thời hạn trả nợ theo cam kết Phụ thuộc vào thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xem xét là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ cần chú ý hay là nợ có khả năng mat vốn, Nếu ngân hang có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn, nghĩa là ngân hàng đó đang ở mức rủi ro cao.

Nợ xấu: Nợ xau được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ đúng thời hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng (thời gian quá

hạn trên 90 ngày thi sẽ bi coi là nợ xấu) Dựa trên thời gian quá hạn và khả năng

trả nợ của khách hàng, nợ xấu được chia thành 3 nhóm là nợ đưới chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mat vốn (nhóm 5) Bên cạnh đó, chỉ tiêu

nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của các NHTM, do vậy

mà đây được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh RRTD đang ở mức cao.

Dự phòng rủi ro tín dung: Day là khoản được trích lập và hạch toán vào

chi phí hoạt động với mục đích dự phòng cho những tốn thất có thé xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết Dự phòng rủi ro tín dụng được tính dựa trên số dư nợ gốc của khách hàng và gồm có hai loại là đự phòng cụ thê và dự phòng chung.

1.1.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dung

Có thé thấy, RRTD rat đa dang và nó liên quan đến toàn bộ quá trình tín dụng của ngân hàng Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều nguyên nhân gây ra RRTD, có thé kề đến như là rủi ro thị trường, rủi ro từ phía khách hang, do môi trường, hay là những rủi ro từ phía ngân hang mang yếu tố kỹ thuật và yếu tố con người Tuy nhiên, theo đánh giá chung nhất thì nguyên nhân gây ra RRTD được chia làm

hai nhóm sau:

* Nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng

Nguyên nhân do chính sách tín dụng của ngân hàng: Khi thị trường tín

dụng đang phát triển nhanh chóng thì việc người đi vay lợi dụng các khe hở chính sách dé thực hiện hành vi gian lận sẽ càng gia tăng và nếu các chính sách tin dụng chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả sẽ dẫn đến hậu qua là người dùng có thé dé

dàng lách luật Do đó, ngân hàng có nguy cơ phát sinh RRTD cao hơn.

Trang 19

Do sự yếu kém của cán bộ, nhân viên tín dụng: Việc cán bộ không đủ năng lực, trình độ và có những thiếu sót trong quá trình quản lý, kiểm soát tín dụng sẽ dẫn đến tình trạng cấp vốn cho các dự án không đạt hiệu quả Mặt khác khi nhân viên không có nghiệp vụ vững vàng sẽ dé dang mắc phải những sai lầm trong quá trình thâm định khoản vay Như vậy, sự yếu kém của cán bộ, nhân viên tín dụng

sẽ làm tăng khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng.

Không chăm sóc và thiểu sự giám sát, quản lý khách hàng sau khoản vay: Thứ nhất, việc chăm sóc khách hàng sau khoản vay sẽ giúp ngân hàng biết được nguồn vốn có được khách hàng sử dụng đúng với mục đích ban đầu hay không Đồng thời có thé dé dang phát hiện các rủi ro phát sinh, kịp thời ngăn chặn và

hạn chế xảy ra tốn thất cho ngân hàng Thứ hai, dựa vào việc giám sát và quản lý sau cho vay mà các cán bộ tín dụng có thể kiểm soát cũng như nắm bắt các vấn đề từ phía khách hàng tốt hơn, từ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những

nguy cơ tiêm ân đôi với các ngân hàng.

Su hợp tác giữa trung tâm thông tin tin dụng và ngân hàng chưa thực sự

hoàn chỉnh: Nhìn chung, hiện nay hệ thống trung tâm thông tin tín dụng của các ngân hàng chưa thực sự hoàn hảo Vì thế mà thông tin khách hàng không thường xuyên được cập nhật, bên cạnh đó hoạt động vẫn còn rời rạc và chưa thé hiện sự

gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng.

* Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, có thê kê đên một sônguyên nhân khách quan gây ra RRTD như sau:

- Ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường kinh tế:

Chu kỳ phát triển kinh tế: Có thé thay, khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ôn định thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ càng tăng cao, do đó hạn chế khả năng xảy ra rủi ro Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái và không ồn định thì các hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều van dé và có nguy co phát sinh rủi ro cao.

Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc té: Trên thực tế, quá trình hội nhập vô hình chung đã tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt khiến các ngân hàng có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm sẽ dé dàng rơi vào tình trạng thua lỗ khiến cho các ngân hang bi đào thải, dan đến nợ xấu tăng cao và phát sinh nhiều

TỦI rO.

10

Trang 20

- Tác động của các yếu tố từ môi trường pháp lý:

Luật và các văn bản liên quan không dong bộ và có nhiêu kế hở: Trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam vẫn chưa thể hiện được tính đồng bộ và có nhiều “lỗ hổng” trong áp dụng thi hành luật pháp khiến các ngân hang

dễ dàng lách luật, do đó làm tăng khả năng phát sinh rủi ro.

Mô hình tổ chức thanh tra ngân hàng chưa phát huy hết chức năng và còn mang nặng tính hình thức: Có thé nói, hoạt động kiém tra, giám sát của NHNN diễn ra tương đối thụ động và chưa phát triển hoàn thiện, chính vì thế mà rất nhiều vấn đề phải đến khi đã xảy ra và mang lại hậu quả nặng nề mới được cảnh báo, can thiệp và giải quyết.

- Nguyên nhân từ khách hàng vay, bao gồm:

Sw dụng vốn sai mục đích và không có thiện chi trả nợ: Một số khách hàng có xu hướng không muốn thanh toán tất cả các khoản vay khiến ngân hàng chịu nhiều ton thất và phải đối mặt với nhiều van dé trong quá trình thu hồi nợ Bên cạnh đó, nhiều khách hang sau khi được giải ngân gói vay đã sử dụng dé phục vu cho các kế hoạch nằm ngoải mục đích và không theo cam kết, dẫn đến các rủi ro về tài chính đối với ngân hàng.

Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, các phương án kinh doanh sẽ đối mặt với thất bại nếu ngân hàng không có khả năng quản lý hoạch định chiến lược tốt Từ đó, dẫn đến tình trạng phá sản và hậu quả là mất khả năng

thanh toán nợ.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu, thiếu sự minh bạch, rõ ràng: Đề có thé dé dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, các báo các tài chính của doanh nghiệp thường sẽ được “nhoi” doanh thu va lợi nhuận cao hơn so với thực tế Do vậy, các ngân hàng sẽ tiềm ân nhiều rủi ro hơn nếu báo cáo tài chính trong hồ sơ vay von của các doanh nghiệp chưa được xác thực.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Tổng quan những nghiên cứu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Có thể thấy, rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên Thế giới và ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu về vấn đề RRTD Chính vì vậy, để xác định các yêu tô ảnh hưởng đến RRTD, chuyên đề thực hiện tổng quan các kết quả nghiên

11

Trang 21

cứu về RRTD đã được công bố Trên cơ sở đó, chuyên đề sẽ thực hiện xác định và lựa chọn ra các yếu tô chính có ảnh hưởng đến RRTD dé đưa vào mô hình phân tích thực tế.

1.2.1.1 Một sô bài nghiên cứu về các yêu tô vĩ mô có ảnh hưởng dén rủi ro tindụng của ngân hàng thương mại

Fofack (2005), nghiên cứu về các yêu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM ở vùng tiểu bang Châu Phi Sahara trong năm 1990 thông qua phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất (OLS) Các yếu tô được tác giả nghiên cứu đó là tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đoái thực, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ tiêu nợ xấu đề phản ánh RRTD Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các yêu tố vĩ mô được nghiên cứu đều có tác động đến RRTD Trong đó, tác giả nhận ra có hai yếu tổ mang tính quyết định đó là tăng trưởng GDP và lãi suất thực Cu thé, tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều lên tỷ lệ

nợ xấu và lãi suất thay đôi có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ xấu Ngoài ra, tỷ lệ

lạm phát và suy thoái kinh tế kéo dài cũng làm tăng tỷ lệ nợ xấu.

Kester Guy va Shane Lowe (2011), nghiên cửu về van dé nợ xấu của các ngân hàng tại Barbados trong giai đoạn 1996 - 2010 Tác giả đã chỉ ra rằng việc mở rộng kinh tế cùng với sự tăng trưởng GDP sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm Lãi suất có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ nợ xấu, nguyên nhân là khi nền kinh tế tăng trưởng đồng thời mạng lưới hoạt động tín dụng cũng được mở rộng, làm cho lãi suất trong hệ thống ngân hàng có xu hướng di chuyên lên cùng lúc.

Festic et al (2011), nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và các biến kinh tế vĩ mô tại 5 nước thành viên mới của EU là Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuani Thông qua đữ liệu mảng, kết quả cho thay khi hoạt động kinh tế giảm, tăng trưởng tín dụng và tài chính thiếu sự giám sát và quản lý chặt chẽ sẽ

dẫn đến sự suy giảm trong việc xử lý nợ xấu.

Castro (2013), nghiên cứu sự quyết định của các yếu tố vĩ mô đến RRTD tại 5 ngân hàng châu Âu, bao gồm Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ý Các yếu tố vĩ mô được tác giả nghiên cứu đó là tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cô phiếu, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng và tỷ giá hối đoái thực Thông qua phương pháp ước lượng thời điểm (GMM), tác giả nhận thay răng, tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cổ phiếu có tác động nghịch chiều đến RRTD Các yếu tố tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực đến

12

Trang 22

RRTD Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm ra tỷ giá hối đoái có anh hưởng đến RRTD nhưng chưa thực sự rõ ràng Ngoài ra, tác giả nhận thấy, cuộc khủng hoảng tài

chính cũng có ảnh hưởng đến RRTD.

Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), nghiên cứu về các yêu tố tác động đến RRTD của NHTM trong nên kinh tế thị trường (đại diện là Pháp), so với một nên kinh tế dya trên ngân hàng (đại diện là Đức) trong giai đoạn 2005-2011 Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Dynamic Panel Data (dữ liệu bang động) nhằm kiểm tra tác động của các nhân tố đến RRTD Tác giả sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để phản ánh RRTD của các NHTM Kết quả nghiên cứu chỉ ra răng, tất cả các yêu tố vĩ mô được nghiên cứu đều tác động đến tỷ lệ nợ xấu của cả hai nền kinh tế, ngoại trừ tỷ lệ lạm phát Nguyên nhân có thê là do cả hai nền kinh tế nghiên cứu đều thuộc khu vực đồng tiền chung Euro.

1.2.1.2 Một số bài nghiên cứu về các yếu tố nội tại ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Godlewski (2004), nghiên cứu ảnh hưởng của hai yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng là tỷ suất lợi nhuận trên tong tài sản (ROA) và vốn ngân hàng đến RRTD

của các NHTM Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong bài là ước

lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) Kết quả cho thấy, vốn ngân hàng và tỷ số ROA có tác động tiêu cực đến RRTD của các ngân hàng.

Garcia-Marco và M Dolores Robles Fernandez (2008), nghiên cứu ảnh

hưởng của các yếu tố nội tại ngân hàng đến RRTD trong điều kiện xảy ra cuộc

khủng hoảng tài chính Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là ước lượng

thời điểm (GMM) Các nhân tố được tác giả nghiên cứu là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (đòn bẩy tài chính), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Kết quả cho thấy, tỷ số ROE và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động tích cực đến RRTD của các NHTM.

Andriani, Wiryono (2015), nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến

RRTD trong giai đoạn 2002-2013 tại các ngân hàng ở Indonesia Mục đích của

nghiên cứu là đo lường mức độ tác động của các yếu tổ nội tại ngân hàng đến RRTD Trong mô hình nghiên cứu tác giả sử dụng biến tỷ lệ nợ xấu làm đại diện

cho RRTD Đặc biệt trong bài nghiên cứu, tác giả cũng chỉ ra rằng, phương pháp

ước lượng GLS sẽ phù hợp hơn ước lượng OLS khi có những thay đổi trong phương sai phần dư.

13

Trang 23

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiéu (2015), đề cập đến các yêu tố tác động đến RRTD của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013 Mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định nhóm yếu tố nội tại ngân hàng ảnh hưởng đến RRTD Bang cách vận dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS), tác giả cho thấy, các yêu tô tăng trưởng tín dụng, dư nợ trên vốn huy động và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cho vay đều tác động đến RRTD Dựa vào đó, tác giả cũng đưa ra một số dé xuất dé các nhà quản lý ngân hàng có thé nhận diện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại ngân hàng đến RRTD Song, điều đó cũng giúp họ kiêm soát tốt hơn những tác động tiêu cực từ việc day mạnh hoạt động cho vay.

1.2.1.3 Tông quan các nghiên cứu dé cập đên tác động đông thời của các yêutô vĩ mô và yêu to nội tại ngân hàng đên rủi ro tín dụng của các ngân hang

thương mại

Louzis et al (2012), đề cập đến các yêu tố vĩ mô và yếu tô nội tại ngân hàng có tác động đến RRTD đối với các NHTM ở Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009 Trong mô hình nghiên cứu, tác gia sử dung biến tỷ lệ nợ xấu đề đại điện cho RRTD.

Thông qua đữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data) và vận dụng phương pháp

ước lượng thời điểm (GMM), tác giả chỉ ra răng RRTD chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất Về các yếu tố nội tại ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ số ROE và ROA có tác động ngược chiêu lên tỷ lệ nợ xấu Ngoài ra, chỉ số kém hiệu quả chi phí hoạt

động có tác động tích cực lên tỷ lệ nợ xấu.

Ahlem Selma Messai (2013), nghiên cứu các yêu tô vĩ mô và nội tại ngân hàng có ảnh hưởng đến RRTD của 85 ngân hàng thuộc ba nước: Italia, Hy Lạp và

Tây Ban Nha trong giai đoạn 2004-2008 Có thể nói, đây đều là các quốc gia chịu

ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 Vận dung dir liệu

mang và sử dụng chỉ tiêu nợ xấu dé phản ánh RRTD của các ngân hàng, tác giả đã cho rằng tăng trưởng kinh tế và tỷ số ROA có tác động tiêu cực lên tỷ lệ nợ xấu.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và dự phòng tổn thất cho ngân hàng có

ảnh hưởng tích cực với tỷ lệ nợ xấu Còn lại tăng trưởng tín dụng không ảnh hưởng đến mức độ nợ xấu.

Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015), nghiên cứu mối quan hệ giữa các yêu tô vĩ mô và nội tại ngân hàng với RRTD của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng biến tỷ lệ nợ xâu đại điện cho RRTD Với phương pháp tông hợp dữ liệu nợ xấu từ 26 NHTM

14

Trang 24

Việt Nam trong giai đoạn trên, thông qua các phương pháp phân tích định tính và

định lượng, tác giả đã kết luận rang tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với RRTD Tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của năm hiện tại Chỉ số ROE có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, bởi khi lợi nhuận kém sẽ phản ánh chất lượng quản lý không tốt, từ đó dẫn đến tỷ

lệ nợ xấu tăng cao Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra răng, các ngân hàng có quy mô lớn thường có nguy cơ xuất hiện RRTD cao hơn những ngân hàng

có quy mô vừa và nhỏ.

Đồ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của 10 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011 Bài nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để phản ánh RRTD của các NHTM Việt Nam Với phương pháp ước lượng hồi quy OLS (Pooled), kết quả nghiên cứu cho thay các yêu tố vĩ mô là lạm phát và tăng trưởng GDP có ảnh hưởng lớn đến RRTD Tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng cũng có tác động đáng kế đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao có thể chưa làm tăng tỷ lệ nợ xấu ngay mà sẽ có một độ trễ sau một năm Các yếu tố quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động tích cực lên tỷ lệ nợ xấu.

Ngoài ra, tác giả nhận thấy, khi ngân hàng có mức nợ xấu hiện tại cao sẽ dẫn tới

tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm tiếp theo.

Tehulu và cộng sự (2014) nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng đến RRTD tại

10 NHTM Nhà nước và tư nhân ở Ethiopia trong giai đoạn 2007-2011 Thông quadữ liệu mảng và vận dụng phương pháp phân tích định lượng với mô hình tác động

ngẫu nhiên (REM) và ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), tác giả nhận thấy tăng trưởng tín dụng, quy mô của ngân hàng có ý nghĩa về mặt thống kê và có tác động ngược chiều đến RRTD Mặt khác, các yếu tố kém hiệu quả chi phí hoạt động và ROE có tác động tích cực đến RRTD của các ngân hàng Ngoài ra, tác giả tìm ra mối tương quan âm giữa lợi nhuận, an toàn vốn và thanh khoản ngân hàng nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Lê Bá Trực (2018) nghiên cứu sự tác động của các yêu tô vĩ mô và nội tại ngân hàng đến quản lý RRTD tại 31 NHTM ở Việt Nam Thông qua phương pháp ước lượng GMM với dữ liệu mảng không cân bằng, tác giả cho thay RRTD của các NHTM chịu sự tác động của tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nỗ thị trường bất động sản Tác giả cũng nhận thấy, việc biến động tăng tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến RRTD và mạng lưới hoạt động mở rộng cũng làm tăng khả

năng RRTD tại các ngân hàng Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng có tác động ngược

15

Trang 25

chiều đến RRTD Trong quá trình tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng RRTD

chung cao sẽ do đó hạn chê tư tưởng mạo hiém rủi ro của những nhà quan lý.

1.2.2 Nhận xét chung về các bài nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại

Về đổi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của các bài nghiên cứu trên là RRTD và các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM thuộc hai nhóm yếu tố nội tại ngân hàng và

nhóm yêu tô vĩ mô Cụ thê là:

- Nhóm yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (đòn bẩy tài chính), lãi suất cho vay, kém hiệu quả chỉ phí hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động, dự phòng tốn thất khoản vay, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập

hoạt động cho vay.

- Nhóm yếu tô vĩ mô bao gồm: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng thị trường bất động sản, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng tín dụng, chỉ số giá cô phiếu.

Về phạm vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu của các bài nghiên cứu đều rất cụ thể, rõ rang và mang tính bao quát cao Nhìn chung, hầu hết công trình nghiên cứu đều đã thực hiện hệ thống mô tả, phân tích về RRTD trong hoạt động của các NHTM nói chung Tùy thuộc vào thực trạng RRTD tại từng NHTM cụ thể mà các tác giả sẽ nghiên cứu về những tồn tại, hạn chế riêng và từ đó có thể đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giảm thiểu RRTD tại các NHTM.

Vẻ phương pháp nghiên cứu

Qua quá trình lược khảo, các phương pháp được sử dung phô biến trong hầu hết các bài nghiên cứu trước đây có thé kê đến như phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất (OLS), phương pháp ước lượng thời điểm (GMM), phương

pháp Dynamic Panel Data (dữ liệu bảng động), sử dụng mô hình tác động ngẫu

nhiên và phương pháp ước lượng bình phương tối thiêu tông quát (GLS) Tóm lại, các nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống và khoa học như phương pháp tổng hợp, thống kê tài liệu thứ cấp, các phương pháp phân

tích định tinh và định lượng với dtr liệu mảng nhằm làm rõ tác động của các yếu tố đến RRTD.

16

Trang 26

Về kết quả nghiên cứu

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có thê thấy kết

quả nghiên cứu là một trong những nguồn tài liệu giúp độc giả có cái nhìn tông thé và khách quan hơn về RRTD tại các NHTM Đặc biệt là khi một số công trình khoa học đã tiếp cận cả về lý luận và thực tiễn theo chiều hướng đo lường định lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến RRTD Đây cũng được xem là một trong những căn cứ khoa học vững chắc, từ đó có thê đề ra một số giải pháp, khuyến nghị đối với các NHTM của Việt Nam và trên Thế giới.

Như vậy, đây là cơ sở dé tác giả tong hợp và xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến RRTD của NHTMở phần sau.

1.2.3 Xác định và lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân

hàng thương mại

1.2.3.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng

thương mại

Dựa trên cơ sở khảo lược và tông quát những nghiên cứu trước đây, có thé kết luận rằng RRTD của các NHTM nói chung sẽ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yêu tố chính, đó là nhóm yếu tố vi mô và nhóm yếu tổ nội tại ngân hang Các yếu tố được tác gia tổng hợp như bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng

thương mại

An vấn tế a Chiều

Tên yêu tô ảnh a os , „

STT - Nghiên cứu Phương pháp hướng

Trang 27

thiểu tông quát

Ty lệ nợ trên Garcia — Marco và | Phương pháp ước

tổng tài sản (đòn | M Dolores Robles | lượng thời điểm (+) bây tài chính) Fernandez (2008) | (GMM)

Lãi suất cho vay | Louzis et al (2010) | phương pháp ước (+) lượng thời điểm

Phương pháp ước

Fofack (2005) lượng bình quân (-)

nho nhat (OLS) Sử dụng dữ liệubảng động và

ee Louzis et al (2010) | phương pháp ước (+)Kém hiéu qua Và ack

lượng thời điêm

Tỷ suất lợi Louzis et al (2010) | phương pháp ước (-)

nhuận trên vốn lượng thời điểm

chủ sở hữu (GMM)

18

Trang 28

Nguyễn Thị NgọcPhương pháp ước

Tỷ lệ dư nợ trên A4 * l ` Có tác

F ˆ Diệp và Nguyên lượng bình quân ˆ

vôn huy động ca HÀ - độngMinh Kiêu (2015) | nhỏ nhat (OLS)

Ty lệ chỉ phí a =ˆ ` Nguyên ThịNgọc | Phương pháp ước =.

hoạt động trên oan * ` ` Có tác

` Diệp và Nguyên lượng bình quân

-thu nhập hoạt và TT động

` Minh Kiêu (2015) | nhỏ nhat (OLS)

động cho vay

Dự phòng tô Phương pháp ướ

prong ton Ahlem Selma ns P “P `

that cho ngan | lượng bình quân (+)

pa ke age gen Chưa rõ

Ty giá hôi doai Castro (2013) lượng thời điêm l

19

Trang 29

Nguồn: Tổng hop của tác giả Như vậy, dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trên và căn cứ vào thực tế nguồn số liệu ở Việt Nam, trong phần sau của chuyên đề tốt nghiệp, tác giả sẽ lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng tới RRTD của NHTM Việt Nam dé đưa vào mô

hình phân tích.

20

Trang 30

1.2.3.2 Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán

Có thé thấy, mỗi tác giả sẽ nghiên cứu ở những nền kinh tế khác nhau, do vậy, RRTD sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Một số yếu tô sẽ có ý nghĩa riêng đối với nền kinh tế đó Nhưng ngược lại, một số yếu tổ lại có tác động đến hầu hết các nền kinh tế, chăng hạn như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ chọn ra các yếu tố tác động đến RRTD tại hầu hết các nền kinh tế dé tiến hành nghiên cứu trên nguồn số liệu đã thu thập được ở Việt Nam Cụ thể, nhóm yêu tố vĩ mô ảnh hưởng đến RRTD của NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán được tác giả lựa chọn sẽ gồm có: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng thị trường bat động sản Và nhóm yếu tố nội tại ngân hàng sẽ gồm: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng và tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động.

* Nhóm yêu tô nội tại ngân hàng có anh hưởng đến rii ro tín dụng của

ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Đây được coi là một tỷ số tài chính, dùng dé đo lường khả năng sinh lời bằng việc sử dụng nguồn lực từ vốn chủ sở hữu Chỉ số này được tính băng lợi nhuận sau thuế chia vốn chủ sở hữu Khi tỷ số ROE cao nghĩa là thu nhập ròng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt và có thê tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn dựa trên việc sử dụng vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao khi

đó vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với thu nhập ròng nên rat dé phát sinh rủi ro.

Tỷ lệ du nợ trên vốn huy động (LDR): Dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của mỗi ngân hàng Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

quá lớn hoặc quá nhỏ đều thể hiện hoạt động sử dụng vốn và huy động vốn của ngân hàng không tốt, nguyên nhân là khi chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng càng thấp Ngược lại, khi chỉ tiêu này quá nhỏ sẽ phản ánh tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả của ngân hàng.

* Nhóm yếu tổ vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro tin dụng của ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán

Quy mô ngân hàng (SIZE): Có thé định nghĩa quy mô ngân hàng chính là giá trị thị trường của ngân hàng Có thé coi đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát huy tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh

21

Trang 31

đồng thời cải thiện hiệu quả tài chính Đây cũng là chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các NHTM.

Tăng trưởng kinh tế (GGDP): Là sự gia tăng của tong sản phẩm quốc nội (GDP) hay quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân đầu người trong một khoảng thời gian nhất định Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế chính là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế Dé đo lường tăng trưởng kinh tế ta có thé dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm trong một giai đoạn Có thé thấy, tăng trưởng

kinh tế luôn là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu đối với mỗi một quốc gia Song, đây cũng được coi là một vấn đề cốt lõi để phát triển nền kinh tế, là thước đo tình hình kinh tế của mỗi quốc gia.

Lam phát (INF): Có thé thay, đây là một trong những yếu tố vĩ mô có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Lạm phát chính là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến đồng tiền liên tục bị mất giá.

Chỉ tiêu này thường được tính toán dựa trên tỷ lệ lạm phát dự tính Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự tính thì tức là người đi vay, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ được lợi Ngược lại, người cho vay, người gửi tiết kiệm và người lao động nhận một số tiền lương cô định chưa được điều chỉnh theo lạm phát sẽ phải chịu thiệt.

Tăng trưởng thị trường bat động sản (ESI): Trên thực tế, có thé thay rằng, bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nên kinh tế quốc dân, nó có mối liên hệ trực tiếp với các thị trường tài chính khác như thị trường tiền tệ, thị trường lao động Chính vì thế mà kinh doanh và đầu tư bất động sản cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng thu ngân sách và chiếm tỷ trọng đáng ké trong tổng sản phâm quốc nội của mỗi một quốc gia Mặt khác, bất động sản thường là tài sản có giá trị lớn, do đó thị trường

này luôn dành được rât nhiêu sự quan tâm từ các nhà đâu tư trong và ngoài nước.

Lãi suất danh nghĩa (INR): Lãi suất danh nghĩa chính là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của tiền sau một thời gian nhất định (khi chưa tính đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền trong khoảng thời gian đó) Nói cách khác, lãi suất thực đã bao gồm lạm phát chính là lãi suất danh nghĩa Đây cũng là mức lãi suất ứng với tiền lãi khách hàng thu về khi gửi tiết kiệm hoặc phải trả khi khách hàng vay vốn Chỉ tiêu

này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD được lựa chon đưa vào mô hình đã được liệt kê gồm có 7 nhân tố Tuy nhiên, dé xây dựng mô hình nghiên cứu,

22

Trang 32

cần xác định rõ chỉ tiêu nào phan ánh RRTD (đóng vai trò là biến phụ thuộc trong

mô hình phân tích)?

Có thé thấy, trong ba chỉ tiêu phản ánh RRTD thì nợ xấu được coi là chỉ tiêu đánh giá quan trọng và trực quan nhất, phản ánh RRTD ở mức cao nhất Bởi

nó phan ánh một cách rõ nét RRTD của ngân hang thông qua việc đánh giá cả thờihạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay Có lẽ vì vậy mà, chỉ

tiêu nợ xấu được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dung dé phản ánh RRTD, tiêu biểu là nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015); Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015); Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013); Louzis et al.

(2012); Fofack (2005).

Như vậy, cùng với kết quả tổng quan các nghiên cứu ở trên và dựa trên thực tế nguồn dữ liệu trong nước, chuyên đề sử dụng chỉ tiêu nợ xấu (ty lệ nợ xấu là biến phụ thuộc trong mô hình phân tích) để phản ánh RRTD của các NHTM niêm

yết trên sàn chứng khoán.

Bang 1.2: Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh RRTD và các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Nhóm yếu tô nội tại ngân hàng

1L | Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (-) 2 | Ty lệ dư nợ trên vốn huy động LDR (+)

Quy mô ngân hàng SIZE (-)

Nhóm yếu to vĩ mô

4_ | Lam phát INF (+)

5 | Tăng trưởng kinh tê GGDP (-) 6 | Tăng trưởng thị trường bat động san ESI (+) 7 | Lãi suât danh nghĩa INR (+)

Nguồn: Tong hợp của tác giả

23

Trang 33

1.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu

1.3.1 Mô hình nghiên cứu

Như vậy, kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã lựa chọn ty lệ nợ xấu làm biến phụ thuộc, đại diện cho RRTD của NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trong đó, biến độc lập là những nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của các ngân hàng Cu thé, các biến thuộc nhóm yêu tố nội tại ngân hàng được chọn gồm có: ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và các biến thuộc nhóm yếu tô vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế, lạm phat, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng thị trường bất động sản Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích định lượng (phương pháp

thống kê mô tả, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu mảng) đề tiến hành nghiên cứu và phân tích mối liên hệ giữa các biến trong

mô hình nghiên cứu.

Qua quá trình học tập lý thuyết cũng như tham khảo mô hình nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trước, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu có dạng

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SIZE: Quy mô ngân hàng

LDR: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

ESI: Tăng trưởng thị trường bất động sản INR: Lãi suất danh nghĩa

1.3.2 Giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả đê xuât một sô giả thuyêt nghiên cứunhư sau:

24

Trang 34

Giả thuyết 1: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 2: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến RRTD cua NHTM Việt

Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 3: Lạm phát có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 4: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt

Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 5: Tăng trưởng thị trường bắt động sản có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 6: Tỷ lệ dự nợ trên vốn huy động có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 7: Lãi suất danh nghĩa có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt

Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiêm định lại với dữ liệu phân tích thực tế của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán trong chương 2 của chuyên đề tốt nghiệp.

1.4 Phương pháp thống kê nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến rủi ro tín

dụng của ngân hàng thương mại

Có thé thấy, dé lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu ta cần đảm bảo được tính chính xác và đạt hiệu quả cao trong quá trình phân tích Như vậy, trước tiên các phương pháp phân tích được chọn cần phải đáp

ứng được các nguyên tac sau đây:

Thứ nhát, dé có thê xác định được nhiệm vụ cụ thê của phân tích thông kê,tìm hiêu những tài liệu cân thiét nhăm vận dụng cho các chỉ tiêu cân xem xét, tính

toán va đưa ra kêt luận thì ta phải dựa vào mục đích nghiên cứu của dé tài, nhiệm

vụ, đặc điêm, tính chât của hiện tượng nghiên cứu và môi liên hệ giữa chúng.

Thứ hai, các phương pháp cần có mối liên hệ với nhau, trước khi phân tích ta cần lựa chọn và đánh giá tài liệu thật chính xác Từ đó mới có thể lựa chọn ra phương pháp phân tích phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

Thứ ba, cần phải hiểu và thực hiện được các phương pháp đó đồng thời

cũng cân đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu của chuyên đê.

25

Trang 35

1.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này cho phép mô tả các đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu, từ đó

có thể cung cấp những thông tin tổng quát nhất về bộ dữ liệu Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp thu thập dữ liệu, mô tả và trình bày dữ liệu thông qua bảng

và đồ thị, tính toán các đặc trưng cua dữ liệu như: giá tri lớn nhất, giá trị nhỏ nhất,

giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, mốt, trung Vi

Trong chuyên dé, tác giả sử dung các giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn đề mô tả các đặc trưng cơ bản của RRTD Bên cạnh đó, tác giả sử dụng bảng và đồ thị dạng cột và đường dé tông hop, trình bày dữ liệu về RRTD và các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD.

Như vậy, tác giả vận dụng phương pháp thống kê mô tả trong chuyên đề nhằm tạo cái nhìn tổng quan nhất về RRTD và các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam niêm yét trên sàn chứng khoán nói riêng và toàn bộ hệ thống

1.4.2 Phương pháp dãy số thời gian

Phương pháp dãy số thời gian là phương pháp phân tích số liệu thống kê về các quá trình đã diễn ra và được ghi chép theo các khoảng thời gian nối tiếp nhau Nói cách khác, phương pháp này là cơ sở dé thực hiện nghiên cứu sự biến động mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian Việc phân tích dãy số thời gian cho phép các đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian, đồng thời thấy được tính quy luật của sự biến động đó.

Trong chuyên đề này, tác giả vận dụng phương pháp dãy số thời gian nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và sự biến động của RRTD tại các NHTM Việt Nam

niêm yết trên sàn chứng khoán qua các năm (từ năm 2013 đến năm 2021) 1.4.3 Phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng

1.4.3.1 Giới thiệu về dữ liệu mảng

Dữ liệu mảng bao gồm hai loại là đữ liệu chéo theo không gian và dữ liệu

theo chuỗi thời gian Trong đó, đơn vị chéo theo không gian được khảo sát theo

thời gian Có thể thấy, quá trình phân tích diễn ra thuận lợi hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu mảng Bên cạnh đó, dữ liệu mảng còn có có thể phân tích được sự

biến động của các nhóm đối tượng theo thời gian, đặc biệt là phân tích sự khác biệt

giữa các nhóm đối tượng khác nhau trong trường hợp muốn quan sát.

26

Trang 36

Dữ liệu mảng có ba mô hình hồi quy phổ biến là mô hình Pool - OLS thông thường (POLS), mô hình tác động có định (FEM) va mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Cấu trúc của dữ liệu mảng bao gồm: dữ liệu mảng cân bằng (đầy đủ thông tin) và đữ liệu mảng không cân bằng (thiếu thông tin) Trong đó:

- Dữ liệu mảng cân bằng là dit liệu mà tat cả các đối tượng có các điểm thời

gian như nhau.

- Dữ liệu mảng không cân bằng là đữ liệu mà các đối tượng có các điểm

thời gian khác nhau.

Bên cạnh đó, ta có thê đê cập đên một sô ưu điêm của dữ liệu mảng như

Thứ nhất, dữ liệu mảng có thé mô hình hóa cả đặc tính riêng và chung của một nhóm như là quốc gia, công ty,

Thứ hai, với cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu mang sé làm cho dữ liệu của các bài nghiên cứu “chứa nhiễu thông tin hữu ích hon, tính bién thiên nhiều hon, it hiện tượng da cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiễu bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.”

Thứ ba, dữ liệu mảng có thê phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo không thé quan sát được.

Thứ tu, dữ liệu mảng giúp cho các nhà nghiên cứu có thê nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp hơn và xử lý tốt hơn đối với các hiện tượng như lợi thế về kinh tế theo quy mô và thay đổi công nghệ so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi

thời gian.

Thứ năm, khi các nhà nghiên cứu gộp các cá nhân hay các doanh nghiệp

theo những biến số có mức tổng hợp cao thì dữ liệu mảng cũng có thé giảm đến

mức thấp nhất hiện tượng chệch có thé xay ra.

Nhìn chung, việc van dung dữ liệu mang sé giúp cho bài nghiên cứu trở nên

đa dạng và phong phú đặc biệt là sẽ thuận lợi hon so với việc chỉ sử dụng dữ liệu

chéo hay dữ liệu thời gian.

1.4.3.2 Trình tự các bước thực hiện phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng

Bước 1: Phân tích tương quan

Vận dụng phương pháp phân tích tương quan nhằm chỉ ra mối liên hệ tương

quan giữa các chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu Dựa vào kêt quả ma trận tương

27

Trang 37

quan đầu tiên sẽ đánh giá được sơ bộ mối liên hệ giữa các biến và sự chặt chẽ của mối liên hệ giữa các biến được đánh giá thông qua hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan Trong đó, hệ số tương quan Pearson là chỉ số tốt nhất dé đo lường mối quan hệ giữa các biến được quan tâm Điều kiện để hệ số tương quan Pearson (r) có ý nghĩa là giá trị sig giữa các biến phải nhỏ hơn 0.05 và sẽ nhận giá trị trong

khoảng (-1,1).

-r< 0: Nghia là có sự tương quan nghịch giữa các biến -r=0: Nghĩa là các biến không có sự tương quan.

-r>0: Nghĩa là giữa hai biến có sự tương quan thuận.

-r = 1: Thể hiện việc tương quan thuận tuyệt đối giữa các biến.

-r=-1: Thể hiện giữa hai biến có mối tương quan nghịch tuyệt đối Các bước trong quá trình phân tích sẽ bao gồm:

- Phân tích định tính kết hợp cùng phương pháp phân tô dé xác định được

bản chât và xu thê của môi quan hệ.

- Thông qua tính toán các tham sô của mô hình hôi quy đê đưa ra môi liên

hệ tương quan.

Bước 2: Xây dựng mô hình phân tích

- Mô hình hồi quy Pool - OLS thông thường (POLS)

Đối với mô hình hồi quy POLS, dữ liệu của từng biến được xếp chồng lên

nhau (bỏ qua khía cạnh không gian và thời gian)

Xét trong mối quan hệ kinh tế có biến phụ thuộc Y và hai biến quan sát được là X1, X2 cùng với một hoặc nhiều biến không quan sát được Dữ liệu mảng bao gồm N (đối tượng) và T (thời điểm), do vậy ta sẽ được NxT quan sát Mô hình hồi quy Pool — OLS có dạng như sau:

Yit=Bo+ + BiXuc + BaXai + ui (với ï=1,2, ,N và t = 1,2, ,T)

Trong đó:

Yiu là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t Xi: là giá trị của X¡ cho đối tượng i ở thời điểm t Xi là giá trị của X2 cho đối tượng i ở thời điểm t

uit: Sai sô theo không gian và thời gian

28

Trang 38

Do có các ràng buộc chặt chẽ về các đơn vị chéo (tham số tự do và hệ số hồi quy của các biến X là như nhau đối với tat cả các đối tượng nghiên cứu) nên khi thực hiện hồi quy thì mô hình này sẽ có hạn chế Ngoài ra, giá trị Durbin Waston kiểm định tự tương quan của mô hình cũng khá thấp, do vậy mô hình

thường xảy ra hiện tượng này.

Thông thường, do dạng mô hình đơn giản, thông tin cung cấp chưa đầy đủ và có thể bị hạn chế do ràng buộc chặt vì thế mà trong phân tích dữ liệu mảng mô hình POLS sẽ không được đánh giá cao Do vậy, mô hình tác động có định (FEM)

và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) đã được đưa vào sử dụng.

- Mô hình tác động cô định (FEM)

Mô hình tác động có định (FEM) là một mô hình thống kê trong đó tham sỐ của mô hình là các đại lượng cố định hoặc không ngẫu nhiên, với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt và các đặc điểm này có ảnh hưởng đến các biến độc lập, nghĩa là có sự tương quan giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến độc lập Thông qua đó, có thể kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt không đổi theo thời gian ra khỏi các biến độc lập để ước lượng và đo lường những ảnh hưởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc Các ảnh hưởng này sẽ được tổng hợp trong tham số tự do của mô hình.

Cũng xét theo mối quan hệ kinh tế với biến phụ thuộc Y và 2 biến độc lập

là X; và Xa Chúng ta có dữ liệu mảng cho Y, X¡, và Xa, trong đó có N-đối tượng và T-thời điểm Mô hình hồi quy FEM có dạng như sau:

Yit = Boi + BrX1it + + + BaXai + uit (với 1=1,2, ,N và t = 1,2, ,T)

Trong đó:

Y¡: là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t Xi¡: là giá trị của Xi cho đối tượng i ở thời điểm t Xi! là giá trị của X2 cho đối tượng i ở thời điểm t uit! sai số theo không gian và thời gian

Do tách riêng những ảnh hưởng không thay đổi theo thời gian nên mô hình FEM không thé có các biến độc lập không thay đối theo thời gian như vùng miền,

giới tính,

29

Trang 39

- Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) còn được gọi là mô hình các thành

phần sai số (ECM) Giống như mô hình FEM, đây cũng là một mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình là các biến ngẫu nhiên (không cố định) Đây là loại mô hình tuyến tính phân cấp, với giả định rằng dữ liệu đang được phân tích được rút ra từ một hệ thong phân cấp của các “quan thể” khác nhau có sự khác biệt liên quan đến hệ thống phân cấp đó Trong mô hình REM, biến phụ thuộc sẽ chịu sự ảnh hưởng nếu có sự khác biệt giữa các đơn vị Ngoài ra, mô hình này còn là

một trường hợp đặc biệt của mô hình hỗn hợp.

Cũng xét trong mối quan hệ kinh tế giống mô hình FEM, mô hình hồi quy

REM sẽ có dạng như sau:

Yit = Boi + BìX + ñ2X2i + tí = Bo + BiXuc + P2X2i + Sie + Vit

= Bo + BiXiit + BoXoit + wit (voii=1, 2, , N và t= 1, 2, , T)

Trong đó:

Y¡: Giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t Xi¡: Giá trị của Xị cho đối tượng i ở thời điểm t Xa¡: Giá trị của Xa cho đối tượng i ở thời điểm t

sit: Sai số theo không gian không thé quan sát trực tiếp được uit! Sai số theo cả không gian và thời gian

Wit = €it + ui¿ Sai số của mô hình

Bước 3: Kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp

Ở bước này, ta sẽ so sánh ba mô hình POLS, FEM, REM nhằm lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất Đề lựa chọn mô hình, ta dựa trên các kiểm định sau:

Kiểm định F — test

Dé lựa chon mô hình phù hop giữa POLS va FEM, ta sử dung kiểm định F trong mô hình FEM Với cặp giả thuyết:

Ho: Mô hình không có hiệu ứng cố định (lựa chon mô hình POLS) Hi: Mô hình có hiệu ứng cố định (lựa chọn mô hình FEM)

30

Trang 40

Nếu p_value < 0.05 thì bác bỏ Ho và kết luận mô hình có hiệu ứng có định,

nghĩa là chọn mô hình FEM Nếu p_value > 0.05 thì chưa đủ cơ sở bác bỏ Ho, kết

luận mô hình được chon là mô hình POLS.

Kiểm định Breusch Pagan Lagrangian

Đối với ước lượng tác động ngẫu nhiên, phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch Pagan Lagrangian được sử dụng dé kiểm chứng tính phù hợp của ước lượng (Baltagi, 2008) Vận dụng kiểm định này nhằm xác định

tính hiệu quả trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến của mô hình REM và POLS, dựa trên giả định Ho: Phuong sai sai số không đổi (do phương sai là nguyên

nhân tạo nên sự khác biệt giữa hai mô hình POLS và REM).

Với cặp giả thuyết:

Ho: Phương sai sai số không đổi Hi: Phương sai sai số thay đôi

Nếu p_value < 0.05 thì bác bỏ Ho, khi đó ta kết luận là mô hình REM phù hop hơn dé ước lượng và giải thích mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Nếu p_value > 0.05 thì chưa đủ cơ sở bác bỏ Ho, kết luận mô hình

POLS phù hợp hơn.

Kiêm định Hausman

Kiểm định Hausman là sự kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A Hausman Sử dụng

kiểm định Hausman dé lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM nham xem xét

tính phù hợp của hai mô hình, dựa trên giả định Ho: không có sự tương quan giữa

biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên e¡ (do tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa mô hình FEM va REM) Với cặp giả thuyết:

Ho: Không có sự tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên ¢;,, lựa

chọn mô hình REM

Hi: Có sự tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên ¢;,, lựa chọn

mô hình FEM.

Nếu p_value < 0.05 thì bác bỏ Ho và kết luận rằng mô hình FEM phù hợp dé sử dụng Ngược lại nếu p_value > 0.05 thì chưa đủ cơ sở bác bỏ Ho và kết luận

mô hình REM sẽ phù hợp hơn.

31

Ngày đăng: 11/04/2024, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN