1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thống kê kinh doanh nhóm 6 phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh acecook giai đoạn 2020 2022

48 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để khắc phục thiếu sót, tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm tận dụng mọi khả nă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

  

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: THỐNG KÊ KINH DOANHĐỀ TÀI:

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty TNHH Acecook giai đoạn 2020

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STTHọ và tênChức vụCông việc được giaoĐánh giá

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(lần 1) Học phần: Thống kê kinh doanh

Giảng viên: Đặng Văn Lương

Thành viên tham gia: 9/9 2 Nội dung thảo luận

- Các thành viên đưa ra ý kiến và chỉnh sửa dàn ý, tổng hợp nội dung - Phân chia nhiệm vụ, giao hạn công việc cho cả nhóm

3 Đánh giá kết quả cuộc họp

Các thành viên tham gia đầy đủ, hăng hái góp ý.

Ngày 11 tháng 10 năm 2023 Nhóm trưởng

Minh Hồ Nhật Minh

Trang 4

Học phần: Thống kê kinh doanh

Giảng viên: Đặng Văn Lương

Thành viên tham gia: 9/9 2 Nội dung thảo luận

- Các thành viên đưa ra ý kiến, nhận xét về nội dung bài thảo luận - Tổng hợp nội dung bài thảo luận

3 Đánh giá kết quả cuộc họp

Các thành viên tham gia đầy đủ, hăng hái góp ý.

Ngày 22 tháng 10 năm 2023 Nhóm trưởng

Minh Hồ Nhật Minh

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(lần 3) Học phần: Thống kê kinh doanh

Giảng viên: Đặng Văn Lương

Thành viên tham gia: 9/9 2 Nội dung thảo luận

Các thành viên tham gia để thuyết trình thử 3 Đánh giá kết quả cuộc họp

Các thành viên tham gia đầy đủ, hăng hái góp

Nhóm trưởng Minh Hồ Nhật Minh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 8

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 8

1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh 8

1.1 Một số khái niệm cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh 8

1.2 Ý nghĩa 10

2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 2.1 Giá trị sản xuất (GO - Gross Output) 10

2.2 Giá trị gia tăng của doanh nghiệp (VA - Value Added) 13

2.3 Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (NVA - Net Value Added) 14

2.4 Doanh thu 15

2.5 Lãi (hay lợi nhuận) kinh doanh của doanh nghiệp (M) 16

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ACECOOK TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2022 16

1 Khái quát chung về công ty ACECOOK 16

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 16

1.2 Ngành nghề kinh doanh 19

1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty 19

1.4 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 19

2 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty ACECOOK trong giai đoạn 2020-2022 .20 2.1.Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty ACECOOK trong giai đoạn

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ACECOOK 39

1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 39

2 Giải pháp 40

3 Kiến nghị 41

KẾT LUẬN 43

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh, kinh doanh hiệu quả Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, máy móc thiết bị Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên cân nhắc, tính toán và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và nắm được các nhân tố ảnh hưởng mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau Vì thế chỉ có tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp các doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc kết quả kinh doanh của mình Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và những tiềm năng chưa sử dụng Đồng thời qua việc phân tích các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng Từ đó có thể đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để khắc phục thiếu sót, tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm tận dụng mọi khả năng tiềm tàng vào quá trình sẳn xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nên em chọn nội dung: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Acecook giai đoạn 2020-2022”.

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1 Một số khái niệm cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm và các loại hoạt động sản xuất kinh doanh

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản

phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.

- Các loại hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hoạt động sản xuất chính: Là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng cao nhất của một đơn vị sản xuất.

Hoạt động sản xuất phụ: Là các hoạt động của một đơn vị sản xuất được thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dôi thừa của hoạt động chính để sản xuất ra các sản phẩm phụ.

Hoạt động sản xuất hỗ trợ: Là hoạt động sản xuất để tự đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất chính và hoạt động sản xuất phụ.

1.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm

- Kết quả SXKD của doanh nghiệp là các sản phẩm (vật chất hoặc dịch vụ) hữu ích của hoạt động sản xuất, kinh doanh do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng xã hội Được xác định là kết quả sản xuất của một đơn vị khi thỏa mãn 2 điều kiện:

Nó là sản phẩm hữu ích.

Là kết quả do lao động của đơn vị đó làm ra và có thể tính toán được trong một thời gian cụ thể.

Trang 9

1.1.2.2 Các dạng biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh

a Căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm, bao gồm:

Thành phẩm: Là sản phẩm đã trải qua toàn bộ các khâu của quy trình sản xuất của đơn vị;

đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định; đã được tiến hành kiểm tra chất lượng và đã hoặc đang làm thủ tục nhập kho

Bán thành phẩm: Là sản phẩm đã được hoàn thành ở một số khâu của quy trình sản xuất

nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng Bán thành phẩm có thể đem đi tiêu thụ được.

Tại chế phẩm: Là sản phẩm đã được hoàn thành ở một số khâu của quy trình sản xuất

nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó Nó không đem đi tiêu thụ được

Sản phẩm sản xuất dở dang: Gồm toàn bộ bán thành phẩm, tại chế phẩm có tại thời điểm

nghiên cứu.

b Căn cứ vào mục đích của hoạt động sản xuất, bao gồm:

Sản phẩm chính: Là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất.Sản phẩm phụ: Là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất.Sản phẩm song đôi: Là 2 hoặc nhiều sản phẩm cùng thu được với sản phẩm chính trong

một quy trình sản xuất.

1.1.2.3 Phân loại

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trang 10

Kết quả hoạt động tài chính: số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí thuê hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động khác: số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2 Ý nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất (tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro) Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất Việc tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách khó học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của DN có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ DN, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế… để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kế toán, tài chính, chính sách thuế…

2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

2.1 Giá trị sản xuất (GO - Gross Output).

- Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết

quả hoạt động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định.

a Ý nghĩa của chỉ tiêu GO:

Trang 11

Dùng để tính GDP (Tổng sản phẩm trong nước – Domestic Product), GNI (Thu nhập quốc dân – Gross National Income) của vùng hoặc cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

Để tính VA (Giá trị gia tăng – Value Added), NVA (Giá trị gia tăng thuần – Net Value Added) của doanh nghiệp theo phương pháp sản xuất.

Làm cơ sở để tính tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b Phạm vi tính toán chỉ tiêu GO

Xét về mặt sản xuất, doanh nghiệp giống như nền kinh tế quốc dân thu nhỏ Do đó, GO của doanh nghiệp là tổng hợp GO của các lĩnh vực (ngành) sản xuất mà doanh nghiệp tiến hành Ở Việt Nam hiện nay người ta chia nền kinh tế quốc dân ra 21 ngành kinh tế cấp 1:

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 2 Công nghiệp khai thác mỏ;

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo;

c Phương pháp xác định giá trị sản xuất của doanh nghiệp.

* Cách thứ nhất, căn cứ vào kết quả của quá trình tạo ra thành quả lao động: 5

𝑖=1 a•i

a1- Giá trị thành phẩm đã sản xuất được trong kỳ a2- Giá trị bán thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ.

a3- Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ a4- Giá trị các công việc dịch vụ của ngành làm cho bên ngoài.

a5- Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định có người điều khiển đi kèm.

- Để tính giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp cần phải tính giá trị sản xuất của GO

Trang 12

từng loại hoạt động (từng ngành kinh tế) rồi cộng lại.

- Mỗi ngành có thể có sự khác nhau tùy theo tính chất đặc thù của ngành đó.

Trang 13

* Cách thứ hai, căn cứ vào thông tin thu thập được từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và các sổ sách kế toán liên quan: GO của DN là tổng của 9 khoản mục sau:

GO = ∑1 a•i

a1 - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất chính; a2 - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất phụ; a3 - Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm;

a4- Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ thành phẩm tồn kho;

a5 - Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ sản phẩm sản xuất dở dang, công cụ mô hình tự chế; a6 - Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ giá trị hàng hóa gửi bán chưa thu được tiền; a7 - Giá trị sản phẩm được tính theo quy định đặc biệt;

a8 - Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định có người điều khiển đi kèm; a9 - Giá trị sản phẩm dịch vụ làm thuê cho bên ngoài đã hoàn thành trong

Trang 14

Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ

Trang 15

Trong tính toán thực tế hiện nay, ở các doanh nghiệp thường sử dụng giá sử dụng cuối cùng với hai mục đích:

- Để phản ánh kết quả thực tế sản xuất kinh doanh, xác định mức lỗ, lãi của doanh nghiệp, tính GO theo giá hiện hành của giá sử dụng cuối cùng.

- Để so sánh biến động về kết quả sản xuất kinh doanh, loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả, phải tính GO theo giá so sánh của giá sử dụng cuối cùng.

* Nhược điểm của chỉ tiêu GO:

2.2 Giá trị gia tăng của doanh nghiệp (VA - Value Added)

- Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả hữu ích của lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm).

Trang 16

a Ý nghĩa của chỉ tiêu VA:

Trên giác độ vĩ mô, chỉ tiêu VA là cơ sở để tính GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa), GNI (Gross National Income – tổng thu nhập quốc gia).

Là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng (VAT).

b Phương pháp tính chỉ tiêu VA:

Phương pháp sản xuất:

Giá trị gia tăng (VA) = Giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IC).

Chi phí trung gian của doanh nghiệp (IC - Intermediational Cost)

- Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao gồm

toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ không vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tương ứng với thời gian tính GO và VA).

- Phương pháp tính GO và VA:

Giá trị gia tăng (VA) = Thu nhập lần đầu của người lao động (V) + Thu nhập lầnđầu của doanh nghiệp (kể cả kế hoạch và phí nộp chính phủ) (M) + Khấu hao tài sảncố định (C1).

2.3 Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (NVA - Net Value Added)

Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

a Ý nghĩa của chỉ tiêu NVA

- Dùng để tính tổng thu nhập nội địa thuần (NGDP) và tổng thu nhập quốc gia thuần (NNI)

- Tính cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp;

- Tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 17

b Phương pháp tính NVA

Phương pháp sản xuất:

NVA = GO – IC – Khấu hao TSCĐ = GO – IC – C1= VA – C1

Phương pháp phân phối:

NVA = Thu nhập lần đầu của người lao động + Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp= V + M

2.4 Doanh thu

- Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng

hóa và thực hiện các dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế hoặc có thể thu được trong kỳ

nhờ bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình ở kỳ nghiên cứu Về nội dung, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:

Doanh thu thu được do hàng hóa tiêu thụ kỳ trước nhưng kỳ này (kỳ tính toán) mới thu được tiền;

Sản phẩm đã hoàn thành ở các kỳ trước nhưng tiêu thụ (thu được tiền) ở kỳ tính toán;

Sản phẩm sản xuất và bán được (đã thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán) ở kỳ tính toán (gồm thành phẩm, bán thành phẩm, phụ phế phẩm thực tế đã bán) Nó bao gồm sản phẩm do chính cơ sở sản xuất ra hoặc sản phẩm gia công chế biến ở cơ sở khác nhưng nguyên vật liệu do chính cơ sở cung cấp;

Doanh thu thuần = Tổng DT bán hàng – Các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ - Thuế các loại (ngoại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp), Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Giá trị hàng bán bị trả lại

- Doanh thu thuần hoạt động tài chính

Trang 18

- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh

Tổng doanh thu thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp 2.5 Lãi (hay lợi nhuận) kinh doanh của doanh nghiệp (M)

- Lãi kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư mà doanh nghiệp thu

được từ các hoạt động kinh doanh Lãi kinh doanh được xác định bằng công thức sau:

Lãi (lỗ) kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - chi phí kinh doanh

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận thuần về hoạt động SX-KD

Tổng lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận thuần trước thuế và lãi vay Lợi nhuận thuần sau thuế

Theo cách tính toán của SNA:

Lãi thuần trước thuế = GO (giá hiện hành) - IC (giá hiện hành) -Thu nhập củangười sản xuất (V) - Thuế sx và thuế sản phẩm - Khấu hao TSCĐ (C )1

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ACECOOK TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2022

1 Khái quát chung về công ty ACECOOK

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam là công ty chuyên cung cấp thực phẩm đóng gói được thành lập vào năm 1993, chính thức đi vào hoạt động năm 1995 Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Acecook đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Việt Nam

Trang 19

và được đông đảo người tiêu dùng tin dùng Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam với 70% thị phần thuộc về Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food Trong đó, Acecook Việt Nam vẫn luôn dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước.

- Ngày 15/12/1993: Thành lập công ty Liên doanh Vifon – Acecook.Thành lập công ty Liên doanh Vifon – Acecook với vốn đầu tư 4 triệu USD.Thành phần liên doanh gồm có Công ty kỹ nghệ thực phẩm sản xuất mì ăn liền Vifon Việt Nam VIFON 40% và công ty Acecook thuộc tập đoàn thương mại tài chính Marubeni của Nhật Bản 60%.

- Ngày 7/7/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên ra thị trường Acecook bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, đó là sản phẩm mì gói và phở cao cấp được phục vụ cho thị trường phía Nam Thời điểm đó, công ty chỉ có khoảng 100 thành viên.

- Ngày 28/2/1996: Thành lập chi nhánh phân phối tại Cần Thơ, đồng thời tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ Chi nhánh phân phối đầu tiên ở Cần Thơ được thành lập, chịu trách nhiệm bán hàng cho toàn bộ các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long Đồng thời công ty bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ, doanh số xuất khẩu được ghi nhận là 0,15 triệu USD.

- Ngày 6/9/1997: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội phục vụ toàn bộ thị trường phía Bắc.

- Năm 1999: Lần đầu tiên Acecook được trao danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt - Năm 2000: Sản phẩm mì tôm Hảo Hảo ra đời Sản phẩm mì tôm Hảo Hảo ra đời

đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Acecook Đây được cho là một thương hiệu đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền Hiện nay Acecook đã có thêm 6 hương vị mì Hảo Hảo ngoài vị ‘tôm chua cay” truyền thống.

Trang 20

- Năm 2003: Công ty thành công trên cả hai lĩnh vực kinh doanh trong nước, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu Điều này được minh chứng rõ nhất quả việc bùng nổ doanh số năm 2003 với gần 800 tỷ đồng (~ 675 triệu gói) Ngày 4/3/2003 thành lập thêm một nhà máy tại tỉnh Bình Dương, hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam Đến cuối năm 2003, doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị trường mì ăn liền toàn quốc với tổng số lượng lên đến 700 đại lý trải dài khắp cả nước.

- Năm 2004: Công ty liên doanh Vifon – Acecook chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn từ Nhật Bản Trong 6 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao Acecook vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng “huân chương lao động hạng 3” danh giá.

- Năm 2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam và vinh dự được làm thành viên chính thức của Hiệp hội mì ăn liền thế giới

- Năm 2010: Công ty đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng Đây là phần cao quý cho những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kinh tế - xã hội trong suốt 15 năm.

- Năm 2012:

Xếp hạng thứ 81 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Xếp hạng thứ 100 trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam.

Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Công thương” Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN”.

- Năm 2015: Acecook thay đổi nhận diện thương hiệu để phù hợp hơn với chiến lược toàn cầu hóa.

- Năm 2018: Mì gói Hảo Hảo được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 đến năm 2018).

- Năm 2020: 10 năm liền từ 2010-2020, hơn 20 tỷ gói mì đã được tiêu thụ, có mặt

Trang 21

tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, … trên tất cả 63 tỉnh thành cả nước Việt Nam và xuất khẩu đến 40 quốc gia

Trang 22

1.2 Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh: Đồ ăn nhanh, mì ăn liền, phở, miến, bún, …

Với sản phẩm chủ lực là mì ăn liền, Acecook hiện nay đang sở hữu 25 loại mì ăn liền khác nhau: Hảo Hảo, Mì nấu MaxKay, Mì Siukay, Mì Udon, Mì ly Modern, Handy Hảo Hảo

1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty

Chuyên môn hóa cao: Công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm ăn liền, bao gồm mì ăn liền, phở ăn liền, gia vị, nước sốt, nước giải khát,

Chất lượng sản phẩm cao: Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, sử dụng nguyên liệu an toàn, quy trình sản xuất hiện đại và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

Đa dạng hóa sản phẩm: Công ty luôn nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Mạng lưới phân phối rộng khắp: Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Trong những năm qua, công ty Acecook đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

1.4 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty

Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh Nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng, mức tăng trưởng hàng năm đạt 85% Công ty đã xây dựng được một hệ thống hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối rộng khắp cả nước Ở bất cứ nơi đâu người tiêu dùng đều có thể tìm thấy những sản phẩm của Acecook Việt Nam, với mật độ bao phủ thị trường trên 95% điểm bán lẻ toàn quốc, xuất khẩu đi hơn 46 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, …

Trang 23

- Một số thành tích đạt được: Công ty đã được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế, bao gồm:

Thương hiệu quốc gia Việt Nam Top 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Doanh nghiệp xanh Việt Nam

2 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty ACECOOK trong giai đoạn2020-2022

2.1 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty ACECOOK trong giai đoạn 2020-2022

2.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ACECOOk từ năm 2020 - 2022.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Trang 24

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

20 3,096,617 3,220,005

Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.15 36,302 37,982 Chi phí tài chính 22 VI.16 232,646 234,065 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 232,646 234,065 Chi phí bán hàng 24 1,262,031 1,326,642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 859,321 862,343 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 778,921 834,937

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 757,750 805,727 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.18 151,550 161,145

-Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60 606,200 644,582

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 11,347 13,411

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w