Mở đầuBài thảo luận về các tình huống có sự hiểu lầm và xung đột trong văn hoá giao tiếp và công việc giữa các cá nhân đến từ nền văn hoá khác nhau của Ấn Độ và Mỹ, chúng ta đặt ra câu h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Tiếng anh
-BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI Phân tích các tình huống có sự hiểu lầm/xung đột về văn hoá giao tiếp và công việc giữa các cá nhân đến từ nền văn
hoá khác nhau
Môn: Quản trị đa văn hoá
Trang 2MỤC LỤC
I Mở đầu 4
II Luận giải tình huống 5
1 Xung đột thứ nhất: 5
1.1 Tình huống 5
1.2 Lý thuyết 6
1.3 Giải pháp 7
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 8
2 Xung đột thứ hai 8
2.1 Tình huống 8
2.2 Lý thuyết 9
2.3 Giải pháp 10
2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 11
3 Xung đột thứ ba 12
3.1 Tình huống 12
3.2 Lý thuyết 13
3.3 Giải pháp 14
3.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 16
III Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 3I Mở đầu
Bài thảo luận về các tình huống có sự hiểu lầm và xung đột trong văn hoá giao tiếp
và công việc giữa các cá nhân đến từ nền văn hoá khác nhau của Ấn Độ và Mỹ, chúng
ta đặt ra câu hỏi về sự đa dạng văn hóa trong thế giới ngày nay Việc giao tiếp và hợp tác trong cuộc sống đã trở thành một thách thức lớn, và hiểu biết về cách các văn hoá khác nhau tác động đến cách làm việc và giao tiếp trong cuộc sống là một phần quan trọng để đảm bảo sự thành công và hiệu quả
Ấn Độ và Mỹ, hai quốc gia có nền văn hóa đa dạng, là những ví dụ tiêu biểu cho
sự khác biệt trong cách tiếp cận công việc và giao tiếp Mặc dù cả hai đều là nền kinh
tế phát triển, cách họ tiếp cận công việc và quản lý mối quan hệ tương tác có sự khác biệt đáng kể Chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích một số tình huống cụ thể trong bài thảo luận này để thấy rằng sự hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh khi các nguyên tắc và giá trị văn hóa của Ấn Độ và Mỹ xung đột với nhau
Chúng ta sẽ xem xét những ví dụ thực tế về việc làm việc và ứng xử trong môi trường đa dạng này và cách chúng ta có thể học hỏi từ những tình huống này để cải thiện sự hiểu biết và hợp tác giữa các nền văn hóa khác nhau trong công việc và cuộc sống hàng ngày
Trang 4II Luận giải tình huống
1 Xung đột thứ nhất:
1.1 Tình huống
a Tình huống 1
Bối cảnh 1 (Gia đình Ấn Độ): Trong tình huống này, trong bữa cơm, Con 1 tỏ ra
buồn khi đến giờ cơm chưa được ăn luôn mà phải chờ bố (trụ cột gia đình) về để ăn cơm và cả hai con phải chờ bố ăn miếng đầu tiên trước khi bắt đầu ăn Tình huống này thể hiện sự tồn tại của khoảng cách quyền lực cao (Power Distance) trong văn hoá gia đình Ấn Độ Người lớn tuổi, đặc biệt là bố mẹ, có quyền quyết định cao, và con cái phải tuân theo
Bối cảnh 2 (Gia đình Mỹ): Trong bữa cơm gia đình, có thể thấy các thành viên
trong gia đình không cần phải kiêng dè hay chờ đợi người lớn tuổi mà có thể thoải mái ngồi vào bữa cơm để thưởng thức và trò chuyện cùng nhau Con cái được khuyến khích tự quyết định và tự quản lý việc ăn, và không có quy tắc cụ thể về việc phải chờ
ai đó trước khi bắt đầu ăn Tình huống này thể hiện sự tồn tại khoảng cách quyền lực thấp trong văn hoá Mỹ
b Tình huống 2
Gia đình Ấn Độ (Bối cảnh 1): Xung đột giữa bố và con gái xuất phát từ khía
cạnh khoảng cách quyền lực Bố muốn quyết định cho con gái (Quỳnh) về việc hẹn hò
và kết hôn dựa trên truyền thống gia đình và quyền lực của người lớn tuổi Con gái phản đối và muốn lùi lịch gặp mặt và mong muốn hoàn thành việc học đại học trước Tuy nhiên, anh trai của Quỳnh lại cho rằng Quỳnh phận là con gái thì nên nghe theo sự sắp xếp của người lớn tuổi trong gia đình và cuối cùng Quỳnh vẫn buộc phải nghe theo lời bố để sắp xếp lịch gặp mặt Điều này thể hiện xung đột giữa quyền lực gia đình và quyền lựa chọn cá nhân
Trang 5Gia đình Mỹ (Bối cảnh 2): Trong gia đình Mỹ, không có xung đột rõ ràng về
việc hẹn hò vì mọi người có quyền tự quyết định về cuộc sống cá nhân Thậm chí bố
mẹ của Quang và Quỳnh còn ủng hộ quyết định của con trai và con gái về việc tập trung vào việc học và muốn hoàn thành đại học trước khi xem xét vấn đề hẹn hò Không có sự xung đột về quyền tự do cá nhân trong gia đình Mỹ
1.2 Lý thuyết
Hofstede's Power Distance (Khoảng cách quyền lực): Lý thuyết này giải thích xung đột giữa gia đình Ấn Độ và gia đình Mỹ Theo nghiên cứu của Hofstede, khoảng cách quyền lực đo lường mức độ mà quyền lực và quyết định được tập trung hoặc phân tán trong một xã hội Trong gia đình Ấn Độ, có sự tập trung của quyền lực và quyết định ở bố và người lớn tuổi, dẫn đến xung đột với quyền lựa chọn cá nhân của con cái Trong gia đình Mỹ, quyền lực và quyết định được phân tán, không tạo ra xung đột và cho phép quyền tự quyết định cá nhân
Cụ thể về nước Mỹ (Khoảng cách quyền lực thấp: 40 điểm)
Khoảng cách quyền lực ở Mỹ thấp hơn so với Ấn Độ Điều này có nghĩa rằng trong xã hội Mỹ, mức độ đồng nhất và tư duy độc lập được khuyến khích Người Mỹ thường coi trọng giá trị cá nhân và quyền lực được phân phối đều trong xã hội Có một
tư duy mở cửa và trao quyền cho người dân, bất kể tầng lớp xã hội hoặc vị thế xã hội của họ Các quyết định được đưa ra dựa trên sự công bằng và đánh giá theo khả năng
cá nhân
Ấn Độ (Khoảng cách quyền lực cao: 77 điểm)
Ấn Độ có khoảng cách quyền lực cao hơn so với Mỹ Điều này có nghĩa rằng quyền lực thường tập trung ở một số người hoặc tầng lớp xã hội nhất định, và có mức
độ tôn trọng đối với sự chấp nhận của quyền lực cao hơn Xã hội Ấn Độ có nền văn hóa cổ đại và phức tạp với sự tôn trọng đối với tuổi tác, gia đình, và chức vụ xã hội
Sự khác biệt về khoảng cách quyền lực giữa Mỹ và Ấn Độ có thể tạo ra sự hiểu biết và quyết định khác nhau trong cả hai nước Mỹ thường thúc đẩy sự đa dạng, sự
Trang 6minh bạch và quyền lực được phân phối đều trong xã hội Trong khi Ấn Độ thường coi trọng sự tôn trọng đối với người lãnh đạo và tuân theo các giá trị truyền thống
1.3 Giải pháp
Gia đình Ấn Độ
Tình huống 1: Gia đình có thể áp dụng những giải pháp sau để khắc phục xung đột
Sự hiểu biết và trao đổi văn hóa: Gia đình có thể cùng nhau thảo luận và hiểu về
mô hình văn hóa của cả hai phía Sự thấu hiểu sẽ giúp giảm hiểu lầm và xung đột giữa bố mẹ và con cái
Đa dạng hoá và sáng tạo: Đồng thời có thể tạo ra các phong cách gia đình riêng biệt, kết hợp tính cá nhân và tập thể, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo ra sự hài hòa
Sự linh hoạt và thỏa thuận: Gia đình có thể đưa ra các quy tắc cụ thể mà cả hai phía đều đồng tình và tuân theo, giúp tạo ra môi trường gia đình thích hợp cho mọi người
Tình huống 2: Để giải quyết xung đột, gia đình có thể cần thảo luận và hiểu lẫn nhau
hơn về quan điểm và giá trị của mỗi bên Con gái có thể cố gắng thuyết phục bố hiểu
rõ hơn về tầm quan trọng của việc hoàn thành học vấn và thời gian cho sự nghiệp Bố cũng có thể cân nhắc và linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến cuộc đời cá nhân của con cái
Hòa giải và thảo luận gia đình: Các thành viên trong gia đình có thể họp mặt và thảo luận về những thay đổi trong cách họ xử lý xung đột và quyền lực
Khuyến khích giao tiếp mở cửa: Giúp các thế hệ hiểu rõ hơn về quan điểm và giá trị của nhau để tạo ra sự thông cảm và hiểu biết sâu hơn Thúc đẩy việc chia sẻ cảm xúc và thông tin một cách mở cửa giữa các thành viên gia đình
Xây dựng sự quan tâm: Đảm bảo rằng mọi người trong gia đình đều cảm thấy được quan tâm và lắng nghe khi họ nói
Giáo dục về quyền lực trong gia đình: Đào tạo thành viên gia đình về cách quyền lực hoạt động và làm thế nào để cân bằng quyền lực trong gia đình
Gia đình Mỹ:
Ở cả 2 tình huống gia đình đã giải quyết xung đột mà gia đình Ấn Độ vướng phải bằng cách tôn trọng quyền lựa chọn cá nhân và ủng hộ sự phát triển cá nhân của
Trang 7con trai và con gái Gia đình có thể tiếp tục duy trì sự giao tiếp mở cửa và ủng hộ quyết định của con trai và con gái về cuộc sống và sự nghiệp cá nhân
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Để hỗ trợ luận cứ khoa học cho tình huống này, nhóm chúng tôi tham khảo các nghiên cứu về xung đột văn hóa và quyền lực trong:
Gia đình Ấn Độ:
1) "Cultural Differences in Conflict Styles and Resolutions" bởi Shyam Sundar, 2019
- Nghiên cứu này phân tích cách ứng xử trong xung đột gia đình Ấn Độ và nhấn mạnh vai trò của quyền lực và truyền thống văn hoá
2) "Interpersonal Conflicts in Indian Families" bởi Meera Joshi, 2017 - Nghiên cứu này đi sâu vào các nguyên nhân và cách giải quyết xung đột trong gia đình Ấn Độ, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa các thế hệ
3) "Cultural Aspects of Conflict Resolution in India" bởi A Sharma, 2016 - Nghiên cứu này xem xét cách văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến cách giải quyết xung đột và cách quyền lực được thể hiện trong gia đình
Gia đình Mỹ:
1) "Family Communication Patterns and Conflict: An Analysis of Parent-Child Interaction" bởi Mary Barber, 2018 - Nghiên cứu này tập trung vào các mẫu giao tiếp trong gia đình Mỹ và cách chúng có thể tạo ra hoặc giảm thiểu xung đột
2) "The Role of Family Communication Patterns and Family Functioning in Identity Development" bởi Amanda Smith, 2017 - Nghiên cứu này xem xét cách giao tiếp trong gia đình có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của trẻ
2 Xung đột thứ hai
2.1 Tình huống
a Tình huống 1
Tình huống này đưa ra một sự xung đột văn hoá giữa Ấn Độ và Mỹ về quan niệm
về việc bày tỏ ý kiến và sở thích cá nhân
Bối cảnh 1 (Gia đình Ấn Độ): Ở tình huống này, cả gia đình có xu hướng đưa ra
quyết định mua sắm dựa trên lợi ích chung Họ quan tâm đến sự hài lòng của mọi
Trang 8người trong gia đình và thậm chí cả người ngoại Ví dụ, việc không mua tôm do bố dị ứng với nó hoặc không mua thịt lợn do ông nội không ưa thích là để đảm bảo tất cả
người tham gia bữa tối đều cảm thấy thoải mái và hài lòng
Bối cảnh 2 (Gia đình Mỹ): Ngược lại, ở gia đình mỹ việc quyết định được đưa ra
sau khi các thành viên gia đình đã thảo luận và đạt được sự đồng thuận Con trẻ đã gọi điện thoại để hỏi ý kiến của mẹ và em gái trước khi đưa ra quyết định mua sắm Điều này phản ánh tính tích hợp và sự tham gia của mọi người trong quyết định mua sắm
b Tình huống 2
Minh họa sự khác biệt trong văn hoá và quyết định gia đình giữa Ấn Độ và Mỹ khi đứa con quyết định chọn ngành học và trường đại học Dưới đây là giải thích về sự khác biệt văn hóa cụ thể là một trong những khía cạnh văn hóa của Hofstede: chủ nghĩa cá nhân và tập thể Giữa hai bối cảnh này, sự khác biệt về quyền tự do cá nhân,
ưu tiên gia đình, và sự kiểm soát của người lớn là rất rõ ràng
Bối cảnh 1 (Gia đình Ấn Độ): Ưu tiên gia đình và truyền thống: Gia đình Ấn Độ
thường đặt ưu tiên lớn vào gia đình và truyền thống Quyết định mua sắm dựa trên lợi ích của gia đình và tuân theo các giá trị gia đình truyền thống Trong bối cảnh này, bố
mẹ và anh trai đã đưa ra quyết định cho con gái về việc theo nghề Y theo truyền thống gia đình Có sự kiểm soát của người lớn
Bối cảnh 2 (Gia đình Mỹ): Quyền tự do cá nhân và tôn trọng ý kiến: Ở Mỹ, cá
nhân thường được tôn trọng và có quyền tự do trong việc đưa ra quyết định về nghề nghiệp Trong bối cảnh này, con trai có quyền tự do chọn con đường nghệ thuật mà anh muốn và có thể nói lên ý kiến của mình Gia đình Mỹ thường khuyến khích con cái theo đuổi đam mê và ước mơ cá nhân
2.2 Lý thuyết
Lý thuyết về khía cạnh văn hoá của Hofstede: Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể giải thích cho tình huống xung đột giữa gia đình Ấn Độ và gia đình Mỹ ở trên Theo nghiên cứu của Hofstede, Ấn Độ đạt 24 điểm trên khía cạnh Chủ nghĩa cá nhân/ tập thể( Individualism), đây là một con số thấp hơn nhiều so với Mỹ Điểm số này thể hiện rằng Ấn Độ là quốc gia có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể Người Ấn luôn làm việc và sinh sống theo sự đồng thuận của số đông, mọi người biểu quyết và đưa ra ý kiến chung và coi trọng việc duy trì sự cân bằng và đoàn kết trong cộng đồng Xã hội
Trang 9Ấn Độ thường coi trọng gia đình, cộng đồng, và truyền thống hơn là quyền cá nhân.
Sự kiểm soát xã hội và áp lực từ gia đình có thể đặt ra giới hạn đối với quyền tự do cá nhân và quyết định
Ngược lại với Mỹ, với điểm số là 60 thì đây là một quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân đây là một con số khá cao và cao hơn nhiều so với Ấn Độ Xã hội Mỹ thường đặt trọng tâm lớn vào quyền cá nhân, tự do lựa chọn, và độc lập cá nhân Cá nhân có quyền quyết định về cuộc sống của họ và thường được khuyến khích thể hiện ý kiến riêng Các cá nhân thường đặt mục tiêu riêng, và thành công cá nhân được coi trọng hơn thành công của cộng đồng
2.3 Giải pháp
Gia đình Ấn Độ
Tình huống 1:
Gia đình Ấn Độ có thể tổ chức cuộc họp để thảo luận về quyết định mua sắm Điều này sẽ giúp các thành viên hiểu rõ lẫn nhau và tìm ra sự đồng thuận Để mỗi thành viên trong gia đình có cơ hội thể hiện ý kiến của họ và được lắng nghe Có thể tạo ra sự thấu hiểu giữa các thành viên gia đình để đảm bảo cảm giác lắng nghe
và sự đồng thuận Con có thể thuyết phục mẹ bằng cách trình bày lợi ích của việc mua tôm hoặc tạo ra một phương án khái quát có lợi cho cả gia đình
Người mẹ có thể tìm kiếm món ăn có lợi ích cho toàn gia đình, nhưng đồng thời cũng cân nhắc đến sở thích cá nhân của mỗi thành viên Điều này có thể đòi hỏi việc thảo luận và đưa ra sự linh hoạt trong quyết định
Tình huống 2:
Tìm kiếm sự thấu hiểu và sự đồng cảm : Cả hai bên có thể cố gắng hiểu và đồng cảm với nhau để tạo ra sự thấu hiểu và sự hòa hợp Gia đình Ấn Độ nên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con để thấu hiểu nguyện vọng và sở thích của con Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp là yếu tố quan trọng để giải quyết xung đột Cả hai bên cần lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách rõ ràng và tôn trọng đối phương
Gia đình Mỹ
Trang 10Tình huống 1:
Gia đình Mỹ thể hiện quyền tự do lựa chọn của từng thành viên và việc gọi điện để xác nhận lựa chọn có thể giúp đảm bảo rằng mọi người đều được hỏi ý kiến và tôn trọng
Tình huống 2:
Tìm kiếm sự cân nhắc và linh hoạt: Con cái có thể theo đuổi đam mê của mình mà không bị bố mẹ ngăn cản Tuy nhiên, đây là quyết định cuộc đời cho nên con cái cũng nên nghe theo lời góp ý của bố mẹ để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn
2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Những bài báo khoa học/ bài tạp chí/ sách tham khảo đã sử dụng để làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng tình huống thực tế trên
1) Solomon, M R (2019) Consumer Behavior: Buying, Having, and Being (12th ed.) Pearson
Nghiên cứu này đề cập đến các chủ đề liên quan đến cách người tiêu dùng ra quyết định mua sắm, tạo ra và duy trì các sản phẩm và dịch vụ, và tương tác với thương hiệu
2) Nisar, T M., & Whitehead, C J (2016) An exploration of Indian consumers' value perceptions and behavioral intentions Journal of Consumer Marketing, 33(5), 357-367
Nghiên cứu này tập trung vào người tiêu dùng ở Ấn Độ và mục tiêu là hiểu sâu hơn về cách họ đánh giá giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua
3) Maheswaran, D., & Shavitt, S (2000) Issues and new directions in global consumer psychology In D J Paulson & Y Ben-Porath (Eds.), Integrating and Evaluating the Cognitive-Behavioral Tradition (pp 659-672) Springer
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cách tiêu dùng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau khác nhau trong cách họ đánh giá sản phẩm, quyết định mua sắm và phản ứng với quảng cáo và tiếp thị