Đề tài phân tích tâm lí an toàn lao động tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp

32 1 0
Đề tài phân tích tâm lí an toàn lao động tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô để chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho những bài thảo luận sau này.Xin trân tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBỘ MÔN TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH TÂM LÍ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI MỘT TỔCHỨC HOẶC DOANH NGHIỆP

NHÓM: 8

LỚP HP: 231_TMKT2311_03

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾGiảng viên: Nguyễn Ngọc Anh

HÀ NỘI, 2023-2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Về việc xét xết loại thảo luận nhóm)

I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ1 Thời gian và địa điểm

Hôm nay, vào lúc… giờ… phút… ngày … tháng… năm … Địa điểm: …

Họp xét xếp loại các thành viên trong nhóm làm các nội dung liên quan đến đề tài thảo luận “……….”.

Sau cuộc họp nhóm … thống nhất kết quả xếp loại như sau: 1 Nguyễn Văn A… xếp loại: …

2 Nguyễn Văn B… xếp loại… ….

Biên bản được lập 02 bản, 01 bản đóng kèm với nội dung thảo luận, 01 bản nhóm giữ Cuộc họp kết thúc và lúc… giờ, phút… cùng ngày.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thảo luận và hoàn thành bài báo cáo của mình, chúng em đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ từ rất nhiều người Và sau đây chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình.

Lời đầu tiên với tất cả sự chân thành, chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn đến cô Nguyễn Ngọc Anh, người cô đáng kính đã tận tâm hướng dẫn, cung cấp tài liệu và chỉ bảo chúng em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này một cách tốt nhất Trong quá trình học trên lớp, việc tiếp thu kiến thức cũng chưa sâu nên chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô để chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho những bài thảo luận sau này.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đã tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát để chúng tôi có được đầy đủ tài liệu làm nghiên cứu.

Và cuối cùng chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đên Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được tham gia buổi thuyết trình thảo luận - một hoạt động hết sức bổ ích giúp chúng em có thể tiếp xúc và học tập được những kiến thức mới một cách sâu sắc hơn.

4

Trang 5

1.2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 9

1.2.1 Mục đích của tiểu luận 9

1.2.2 Nhiệm vụ của tiểu luận 9

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 9

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 9

1.4 Phương pháp nghiên cứu 10

1.5 Kết cấu tiểu luận 10

1.5.1 Chương 1: Mở đầu 10

1.5.2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tâm lí học an toàn lao động 10

1.5.3 Chương 3: Thực trạng và nội dung nghiên cứu về an toàn lao động tạiCông ty cổ phần Than Vàng Danh 10

1.5.4 Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao về an toàn lao động tạicông ty 10

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÂM LÍ HỌC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 11

2.1.Vai trò của tâm lý học an toàn lao động: 11

2.2 Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động 11

2.2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân 11

2.2.2 Sự mất chú ý trong lao động 12

2.2.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động 13

2.2.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường 13

2.2.5 Kích thích tâm lý thái quá 13

Trang 6

2.2.6 Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ , máy móc thiết bị, dụng cụ

lao động và đối tượng lao động 13

2.3 Thời điểm xảy ra tai nạn 13

2.3.1 Yếu tố sinh lý 13

2.3.2 Yếu tố tâm lý 14

2.3.3 Một số trường hợp dễ gây tai nạn lao động 14

2.3.4 Thời điểm thường xảy ra tai nạn lao động 15

2.4 Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động 15

2.4.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kỉ luật lao động 15

2.4.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất,tổ chức lao động 15

2.4.3 Xây dựng hệ thống giám sát sản xuất có hiệu quả 15

2.4.4 Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề 16

2.4.5 Hoàn thiện quá trình công nghệ 16

2.4.6 Hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị và dụng cụ lao động 16

2.4.7 Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm sản xuất và bảo hộ lao động 16

Chương III: THỰC TRẠNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC AN TOÀNLAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH 17

3.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 17

3.1.1 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 17

3.1.2 Đặc điểm nguồn lực 18

3.2 Thực trạng doanh nghiệp 19

3.2.1 Kết quả doanh thu trong những năm gần đây: 19

3.2.2.Thực trạng về vấn đề an toàn lao động của công ty trong những năm gầnđây……… 20

3.3 Đánh giá chung về thực trạng công ty 21

3.3.1 Nguyên nhân đạt được thành tựu: 21

3.3.2 Nguyên nhân gây nên những rủi ro tai nạn lao động tại côngty……… …21

6

Trang 7

3.3.3 Phân tích ảnh hưởng tâm lí từ các sự cố lao động của công

Chương IV: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO VỀ AN TOÀN LAOĐỘNG TẠI CÔNG TY 25

4.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển chung của toàn doanh nghiệp 25

4.1.1 Điều kiện cơ sở vật chất 25

4.1.2 Tổ chức lao động 25

4.1.3.Tâm lý an toàn lao động 26

4.2 Phương hướng nhằm khắc phục và hoàn thiện về những rủi ro trong an toàn lao động tại công ty Than Vàng Danh 26

4.2.1 Giải pháp khắc phục an toàn lao động tại công ty Than Vàng Danh 26

4.2.2 Đánh giá tâm lý học khi áp dụng thành công của các biện pháp về an toànlao động tại doanh nghiệp 28

4.3 Kiến nghị về vấn đề an toàn lao động tại công ty 29

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

5 Thống kê tỷ lệ tai nạn lao động theo từng ngành nghề 20

LỜI MỞ ĐẦU

8

Trang 9

1.1 Lý do chọn đề tài

An toàn lao động là một vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tử vong, thương tật, và suy giảm sức khỏe Bên cạnh đó, an toàn lao động còn là vấn đề toàn cầu do đó tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra ở mọi ngành nghề, mọi quốc gia và toàn bộ các cấp độ kinh tế An toàn lao động gồm nhiều khía cạnh như: người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan nhà nước, và các tổ chức xã hội đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động.

Với những lý do trên, “An toàn lao động” là một đề tài thảo luận có ý nghĩa và bổ ích Thảo luận về an toàn lao động có thể giúp chúng ta nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn lao động, từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

1.2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận1.2.1 Mục đích của tiểu luận

Thảo luận về an toàn lao động giúp chúng ta đưa ra những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Đồng thời hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Tiếp đó, thảo luận về đề tài “An toàn lao động” nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động Điều đó còn giúp họ yên tâm làm việc, nâng cao chất lượng công việc, bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

Thảo luận về an toàn lao động là một hoạt động cần thiết để nâng cao nhận thức và hành động của con người trong việc phòng tránh các rủi ro trong lao động.

1.2.2 Nhiệm vụ của tiểu luận

Trước hết, nhóm thảo luận cần phân tích các nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Tiếp đó, đề xuất các biện pháp tránh những rủi ro trong lao động để nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động Cuối cùng tuyên truyền, giáo dục các quy định pháp luật về an toàn lao động, nâng cao nhận thức về an toàn lao động cùng với đó triển khai ý tưởng tổ chức các hoạt động thực tế về an toàn lao động.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin (CTCP Than Vàng Danh)

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận bao gồm:

Khái quát về an toàn lao động và những điều luật về an toàn lao động đã được ban hành Đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng, kết quả lao động và phân tích tâm lý người lao động tại công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin trong những năm gần đây.

Trang 10

Đề xuất các phương án khắc phục, các giải pháp nhằm hoàn thiện những vấn đề còn tồn đọng của công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin và đánh giá tâm lý của người lao động.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bước đầu tiên cần thực hiện là xác định vấn đề nghiên cứu cần được giải quyết Vấn đề nghiên cứu có thể liên quan đến các nguyên nhân gây tai nạn lao động, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, hoặc các quy định pháp luật về an toàn lao động

Bước thứ hai, lập kế hoạch nghiên cứu, sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, nhóm thảo luận cần lập kế hoạch nghiên cứu để xác định mục tiêu, phương pháp, và quy trình nghiên cứu

Tiếp đến nhóm thảo luận cần thu thập dữ liệu quan trọng để giải quyết vấn đề nghiên cứu Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan nhà nước, và các tổ chức xã hội

Bước thứ tư đó là phân tích dữ liệu để tìm ra các kết quả và xu hướng tâm lí của người lao động trong các vấn đề liên quan đến an toàn lao động.

Bước cuối cùng, kết luận và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

1.5 Kết cấu tiểu luận

1.5.1 Chương 1: Mở đầu

1.5.2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tâm lí học an toàn lao động

1.5.3 Chương 3: Thực trạng và nội dung nghiên cứu về an toàn lao động tại Công ty

Trang 11

NỘI DUNG

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÂM LÍ HỌC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG2.1 Vai trò của tâm lý học an toàn lao động:

Để hạn chế được các sự cố và tai nạn lao động, doanh nghiệp cần quan tâm đến quy chế kỉ luật lao động và các nội quy về an toàn lao động; các biểu hiện tâm lý bất bình thường của người lao động trong quá trình hoạt động hay là chất lượng của máy móc, thiết bị, dụng cụ, đối tượng lao động trong sản xuất.Từ đây, tâm lý học an toàn lao động sẽ giúp chúng ta có các giải pháp tác động hữu hiệu nhằm ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động xảy ra, có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp được thể hiện qua các điểm sau:

Giảm thiểu chi phí để khắc phục các sự cố và tai nạn lao động phát sinh ngoài ý muốn như chi phí sửa chữa thiết bị hạ tầng, chi phí hao tổn nguyên nhiên liệu, chi phí đình trệ sản xuất, chi phí đền bù thiệt hại vật chất-con người,

Bảo vệ được sức khỏe và tính mạng của người lao động, phòng tránh được hiện tượng không may xảy ra…

Tạo tâm lý yên tâm, ổn định cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Qua đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức tới công tác an toàn lao động bằng những giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm duy trì lợi ích và vai trò to lớn của tâm lý học an toàn lao động.

2.2 Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động

2.2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân:

a) Sự khác nhau về tâm lý giới tính: Nhà nghiên cứu Deborah Sheppard đã đưa ra lý thuyết khác biệt về bản sắc Nam- Nữ như sau :

Trang 12

Bảng 1: Lý thuyết khác biệt về Nam-Nữ của Sheppard (Nguồn:Sách giáo trình bộ môn tâm lý học lao động)

Đối với nam thường bộc lộ tính ganh đua, tính năng động lớn , tính tìm tòi sáng tạo , tính mạnh bạo Song nam cũng bộc lộ nhược điểm lớn như : luộm thuộm , nóng vội và thiếu tự tin, tinh kiên trì thấp.Đối với nữ giới có tính cách tốt như: cẩn thận , cần cù , ngăn nắp, có sức chịu đựng tâm lý cao, có tính kiên trì Nhưng nữ cũng bộc lộ nhược điểm : an phận trong lao động, không có tính ganh đua, thương yêu đùm bọc và dễ dãi với nhau.

b) Sự khác biệt về kinh nghiệm lao động : được biểu hiện là số lần lao động lặp lại

công việc được giao theo thời gian Mức độ lặp lại càng nhiều thì kinh nghiệm lao động càng nhiều bấy nhiêu Nó phụ thuộc vào hai yếu tố : tần suất làm lại và thời gian công tác.

c) Sự khác biệt về tuổi tác: Độ tuổi lao động càng cao, thì nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu hướng suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm với đời sống cao hơn.Độ tuổi lao động càng cao, con người càng cẩn thận và chắc chắn hơn trong hoạt dộng lao động.Độ tuổi lao động càng cao, thì các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác với đời sống càng cao.

d) Xu hướng nghề nghiệp khác nhau: Những người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những nười không thích nghề của mình hoặc hoàn toàn không hứng thú với công việc Những người yêu nghề, thích công việc thường có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và có chuyên tâm đến bồi dưỡng đào tạo trình độ có tay nghề của mình.

e) Vấn đề năng lực chuyên môn: Trong thực tế nó thể hiện ở trình độ lành nghề trong lao động và kinh nghiệm lao động Người lao động khi có sự am hiểu sâu và rộng về công nghệ chế tạo máy móc , kết cấu thiết bị, các đặc tính, dụng cụ thì có khả năng cao họ ngăn ngừa được các sự cố và tai nan xảy ra Mặt khác kinh nghiệm càng cao càng giảm nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động.

f) Sự khác biệt tính khí : Tính khí thể hiện ở mức độ, cường độ , sự cân bằng trong các phản xạ ở con người đối với môi trường bên ngoài Có 4 loại tính khí: tính khí nóng, tính khí hoạt, tính khí trầm, tính khí ưu tư.

g) Sự khác biệt về vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức: Các vị trí khác nhau có sự giám sát lẫn nhau Người có vị trí và vai trò cao trong tổ chức thường có ý thức trách nhiệm cao trong lao động nên khả năng xảy ra sự cố và tai nạn là thấp hơn Những người có vị trí thấp hơn thường ỷ lại, ý thức trách nhiệm không ổn định thường xảy ra sự cố và tai nạn cao hơn

2.2.2 Sự mất chú ý trong lao động

Sự mất chú ý trong lao động được biểu hiện qua các yếu tố có thể là do một tiếng động đột xuất lớn bất thường xả ra làm người lao động hướng chú ý của họ vào đó như là: tiếng đổ vỡ, tiếng nổ, tiếng động khác thường; các vật thể di động đến gần người lao động

12

Trang 13

làm cho họ cảm giác mất an toàn hoặc nguy hiểm với họ ; sự di chuyển của bóng vật thể vào khu vực sản xuất tạo nên những phản ứng đột ngột của người lao động; tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngờ hoặc có tác động vào sự chú ý của người lao động như tiếng loa gọi "anh chị em công nhân chú ý", tiếng bài hát, bản nhạc đang được ưa thích hay thậm chí hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp, tiếng nói kỳ lạ lôi cuốn sự chú ý của các cá nhân.

2.2.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động

Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh lý trong quá trình lao động Nó được thể hiện ở sự suy giảm khả năng làm việc và sự cố, tai nạn lao động có khả năng gia tăng,nổ bật như mệt mỏi toàn bộ, mệt mỏi bộ phận.

2.2.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường

Trong thực tế lao động, điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng sinh lý của con người, làm cho sai lệch các hoạt động lao động và dẫn đến sự cố và tai nạn lao động.

2.2.5 Kích thích tâm lý thái quá

Kích thích tâm lý thái quá thường được biểu hiện ở trạng thái hưng phấn quá mạnh hoặc tức giận quá lớn như : căng thẳng thần kinh do sự cố gia đình hoặc tập thể gây nên trạng thái tức giận quá thái, trạng thái nổi khùng…Những người lao động ở trạng thái trên sẽ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn rất lớn Do vậy, các nhà tổ chức lao động cần phải có các biện pháp khắc phục không để người lao động làm việc trong trạng thái tâm lý đó

2.2.6 Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ , máy móc thiết bị, dụng cụ lao động và đối tượng lao động

Đây là các yếu tố khách quan không phụ thuộc vào yếu tố tâm lý con người Những hiện tượng trên thường xảy ra do: Hỏng máy ,sự cố máy, sự cố dụng cụ lao động hoặc sự cố đối tượng lao động , công nghệ không chính xác.Từ đây, ta xây dựng các cách khắc phục như sửa chữa máy mọc thiết bị.Kiểm tra chất lượng dụng cụ và đối tượng lao động trươc khi dùng sản xuất.

2.3 Thời điểm xảy ra tai nạn

Trong tâm lý học lao động, thời điểm xảy ra tai nạn lao động được phân tích dựa trên hai yếu tố chính đó là yếu tố về sinh lý và yếu tố về tâm lý:

Về yếu tố sinh lý, mệt mỏi là một trong những yếu tố sinh lý quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tập trung, chú ý, phán đoán và đưa ra quyết định của người lao động Khi cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, người lao động sẽ dễ mắc sai lầm, dẫn đến tai nạn lao động Theo thống kê, tai nạn lao động thường xảy ra vào giờ thứ 3 trở đi, đạt cao điểm vào giờ thứ 4 và 6-7, lúc cơ thể đã thấm mệt.

Về yếu tố tâm lý, các yếu tố tâm lý như áp lực công việc, căng thẳng, lo âu, mâu thuẫn trong công việc và cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động Khi người lao động gặp phải những yếu tố tâm lý này thường họ sẽ dễ mất tập trung, suy giảm khả năng phán đoán và đưa ra quyết định, vì thế có khả năng sẽ dẫn đến tai nạn lao động

2.3.1 Yếu tố sinh lý

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan